Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc
Trang 1Lời mở đầu.
Du lịch – ngành công nghiệp không khói đang là ngành kinh tế được trú trọng ở tấtcác nước trên thế giới và ở Việt Nam – một đất nước có tiềm năng du lịch lớn, ngànhkinh tế phát triển với tốc độ chậm so với thế giới thì ngành du lịch càng được đầu tưphát triển hơn Du lịch phát triển kéo các ngành khách phát triển theo đặc biệt là ngànhgiao thông vận tải Hai ngành này có mối quan hệ mật thiết, chúng có thể cùng giúp đỡnhau phát triển hoạc kìm hãm sự phát triển của nhau.
Mục tiêu phấn đấu trong lâu dài là đưa đất nước ta thành một nước phát triển, hoànthành chỉ tiêu công nghiệp hóa – hiện đạ hóa đất nước Muốn làm được điều đó trướchết phải phát triển kinh tế những vùng miền còn gặp nhiều khó khăn như vùng núi TâyBắc, vùng Tây Nguyên hay các vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số… Vùngnúi Tây Bắc là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc khác nhau, điều kiện thiên nhiên nơiđây rất khó để phát triển kinh tế, từ lâu Tây Bắc đã biệt lập hẳn với thế giới bên ngoàido có địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc đi lại và giao lưu với các vùng kinh tếkhác Mặt khác, nơi đây có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Muốn du lịch pháttriển thuận tiện cần có những dự án đầu tư phát triển giao thông nơi đây Chính vì vậy
mà em đã chọn đề tài: “Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởngcủa nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc” Thông qua đề tài này, em muốn
tìm hiểu thêm về kinh tế Tây Bắc – những khó khăn mà nơi đây gặp phải khi phát triểnkinh tế, xóa đói giảm nghèo- và tìm ra phương hướng phát triển kinh tế ở Tây Bắc chohợp lý với điều kiện của vùng.
Du lịch, giao thông và kinh tế vùng có tác động mạnh mẽ đến nhau, du lịch kéotheo sự phát triển của giao thông và kinh tế vùng nhưng một trong hai yếu tố này cũngcó sức ảnh hưởng lớn đến du lịch, chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triểncủa du lịch Chung quy lại, mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèotại khu Tây Bắc Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa du lịch và giao thông để đưa kinhtế vùng phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn thày Phạm Trương Hoàng đã giúp đỡ em hoàn thành đềán môn học Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều sai sót, kính mongnhận được sự góp ý, nhận xét của thày để bài làm của em hoàn thành tốt hơn Em xinchân thành cảm ơn.
Trang 2Chương 1 Tổng quan về mối quan hệ tương tác giữa du lịch vàgiao thông vận tải, vai trò của chúng tới phát triển kinh tế vùng.
1.1 Mối quan hệ tương tác giữa du lịch và giao thông vận tải.
Không có hoạt động nào tồn tại mà không tác động hay chịu ảnh hưởng của cáchoạt động khác, các ngành khác nhau luôn có nhãng tác động qua lại lẫn nhau cùnggiúp đỡ nhau phát triển, thành công của ngành này tạo động lực cho ngành khác đi lênvà bên cạnh đó những khó khăn hạn chế của ngành này cũng có thể kìm hãm sự pháttriển của ngành khác Mối quan hệ tương tác đó là không thể tránh khỏi, tác động tiêucực và tích cực cùng tồn tại song hành với nhau Tuy nhiên, tùy từng ngành cụ thể màcó những tác động đó mạnh hay yếu, chịu ảnh hưởng ít hay nhiều từ các ngành khác.
Du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta, những nơi có tiềm năng dulịch đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp không khói này, đặcbiệt là các khu vực miền núi – nơi hoạt động kinh tế khó phát triển, thiên nhiên ưu đãicho nhiều tiềm năng du lịch lớn Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng đó, có sựđóng góp không nhỏ của người dân địa phương, các cơ sở vật chất hạ tầng cũng đượcnâng cấp cho phù hợp đặc biệt là vấn đề giao thông tại điểm du lịch.
Du lịch và giao thông từ lâu đã có mối quan hệ khăng khít, tác động hai chiều đếnnhau Mối quan hệ đó xuất phát từ đặc điểm của hai ngành có những nét tương đồng,phụ thuộc lẫn nhau, cái nọ giúp cái kia cùng phát triển Tại những nơi hoạt động du lịchphát triển thì hệ thống giao thông nơi đây cũng được trú trọng đầu tư hơn, những nơi cóhệ thống giao thông hoàn chỉnh càng tạo điều kiện giúp cho du lịch diễn ra thuận lợihơn.
Muốn du lịch phát triển bền vững cần có sự tham gia đóng góp của người dân địaphương, cần có những biện pháp tác động tới hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng tạiđiểm du lịch… Quan trọng hơn cả vẫn là phải cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện hệ thốnggiao thông giúp cho việc đi lại được thuận tiện hơn
Mối quan hệ hai mặt giữa du lịch và giao thông luôn được thể hiện rõ nét tại cácđịa bàn du lịch:
- Quan hệ tích cực: tại các địa bàn du lịch phát triển, hệ thống giao thông, cơ sở hạtầng luôn được đầu tư phát triển để có thể khai thác tốt tiềm năng du lịch vùng Mạnglười giao thông nơi đây vô cùng quan trọng đối với du lịch, giao thông tốt làm rút ngắnkhoảng cách về thời gian vận chuyển đi lại, tạo sự an toàn cho khách trong suốt cuộchành trình, để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách ngay từ những tiếp cận đầu tiên Đốivới mỗi loại hình du lịch khác nhau thì sự đóng góp của giao thông phát triển ở những
Trang 3khía cạnh khác nhau Cần đảm bảo phát triển hệ thống giao thông đường bộ để thuậntiện cho việc đi lại, hay để phục vụ cho các hoạt động như du lịch địa hình, đua xe kếthợp với du lịch tham quan; hay cần phải phát triển giao thông đường thủy để phục vụcác hoạt động du lịch gắn với song nước như đua thuyền, lướt ván…; hệ thống đườnghàng không được đầu tư để đón khách quốc tế tới các khu du lịch… Nói chung, du lịchphát triển tạo đà cho ngành giao thông phát triển theo, đường xá được tu sửa lại, xâydựng nhiều tuyến đường mới không chỉ có các tuyến đường quốc lộ mà ngay cả nhữngtuyến đường vào tận các bản làng cũng được làm mới.
- Quan hệ tiêu cực: tại nơi du lịch phát triển nhưng giao thông trì trệ hay tại nơigiao thông phát triển nhưng hoạt động du lịch nơi đây chưa được khai thác nhiều cũngkhông đem lại hiệu quả kinh tế cao Một ngành không phát triển thì nó sẽ kìm hãm sựphát triển của ngành kia Du lịch có tiềm năng nhưng giao thông đi lại rất khó khăn,đường xá tại điểm du lịch còn gồ ghề cũng hạn chế lượng khách du lịch, tiềm năng dulịch đó khi không được khai thác nó sẽ bị thui chột, lãng phí nguồn tài nguyên Mặtkhác, giao thông phát triển nhưng hoạt động du lịch nơi đó diễn ra dè dặt thể hiện sựkhông biết cách khai thác các điều kiện tự nhiên của địa phương, làm giảm tác dụngcủa các tuyến đường này.
Có thể nói giao thông và du lịch luôn có những tác động khăng khít hai chiều, cùnggiúp đỡ lẫn nhau để phát triển Đây là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, vai trò và tầmquan trọng của cả hai yếu tố này là ngang bằng nhau, không thể nói trong hai yếu tố đóyếu tố nào quan trọng hơn Chính quyền địa phương tại các nơi có tiềm năng du lịchcần quan tâm đồng thời tới cả hai vấn đề này mới có thể làm cho hoạt động du lịch diễnra thuận lợi được.
1.2 Ảnh hưởng đi kèm của phát triển du lịch và giao thông tới phát triển kinhtế vùng.
Du lịch và giao thông có tác động mạnh mẽ tới kinh tế vùng, nó giúp cho kinh tếvùng phát triển một cách nhanh chóng nếu vùng đó biết kết hợp hợp lý hai vấn đề trên.Tuy nhiên, nếu không biết khai thác, phát triển hợp lý thì chúng cũng có thể kìm hãmsự phát triển của kinh tế vùng.
1.2.1 Ảnh hưởng của du lịch tới phát triển kinh tế vùng.
Nơi đâu có hoạt động du lịch thì nơi đó kinh tế vùng phát triển nhanh chóng Dulịch đã tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập cho người dân vàgiải quyết được lượng lao động dư thừa, nhàn rỗi, tạo việc làm khi không phải trongthời gian sản xuất lương thực, thực phẩm Công việc du lịch ở đây là những công việcđã quen thuộc với người dân bản địa như tạo ra các sản phẩm đặc trưng của quê hương
Trang 4mình, duy trì các làng nghề truyền thống, giới thiệu cho du khách biết về lịch sử cũngnhư giá trị văn hóa của quê hương mình… Công việc này tạo niềm vui cho người dânkhi đã mang những giá trị văn hóa của địa phương mình giới thiệu cho mọi người biết,đó cũng là niềm tự hào của con người nơi đây Du lịch làm tăng thu nhập cho ngườidân làm cho kinh tế xã hội phát triển, tăng GDP cho xã hội, làm giảm tỷ lệ đói nghèotrong dân.
Không chỉ làm cho kinh tế phát triển, tạo ra công ăn việc làm cho người dân địaphương mà hoạt động du lịch còn giúp nâng cao trình độ dân trí, những hiểu biết về dulịch và nghiệp vụ du lịch cho người dân Để hoạt động du lịch diễn ra hiệu quả thì nhậnthức của người dân về du lịch càng phải cụ thể và chuyên sâu hơn, có vậy người dânmới biết vận dụng một cách hợp lý các kiềm thức của mình vào làm du lịch Hoạt độngdu lịch không chỉ đơn giản là xây dựng các khu du lịch dựa trên những gì thiên nhiênđã ban tặng, dựa trên những cái sẵn có của địa phương rồi giới thiệu cho mọi người biếtvề nó, không cần phải có sự quan tâm của các cấp, các ban ngành… mục tiêu của hoạtđộng du lịch phải là phát triển du lịch bền vững chính vì vậy yếu tố con người là mộtyếu tố rất quan trọng trong việc phát triển du lịch Chính sự chuyên nghiệp trong phongcách phục vụ, cách giao tiếp thân thiện, ý thức bảo vệ môi trường của người dân địaphương đã là cho điểm du lịch đó thêm hấp dẫn hơn Mặt khác, du lịch giúp kiện toànhệ thống quản lý ở địa phương để quản lý tốt hoạt động du lịch tại nơi đó, đề ra nhữngbiện pháp phát triển cụ thể đối với kinh tế xã hội cũng như đối với du lịch.
1.2.2 Ảnh hưởng của giao thông tới phát triển kinh tế vùng.
Giao thông là cầu nối giữa các vùng kinh tế với nhau, hệ thống giao thông có thuậnlợi thì hoạt động này mới diễn ra thường xuyên được Hệ thống giao thông phát triểnlàm cho kinh tế vùng phát triển đồng bộ hơn Đường bộ giúp cho việc đi lại của ngườidân dễ dàng hơn, giao lưu giữa các vùng kinh tế tốt hơn Đường thủy giúp cho việc vậnchuyển hàng hóa bằng đường thủy tốt hơn, các vùng có các nhánh sông lớn chảy quahay các vùng giáp với biển việc lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng Hoạt độnggiao lưu học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế giữa các vùng diễn ra đều đặn hơn…
Vai trò của giao thông tới phát triển kinh tế vùng rất to lớn, các vùng miền cần đầutư phát triển giao thông tạo điều kiện cho kinh tế phát triển thuận lợi Giao thông khôngchỉ có ý nghĩa về kinh tế mà nó còn có ý nghĩa cả về mặt an ninh quốc phòng giúp ổnđịnh xã hội Trượng trung lại những cái đó đều góp phần đưa kinh tế phát triển, nângcao đời sống của người dân.
1.2.3 Du lịch tác động tới kinh tế xã hội thông qua giao thông.
Trang 5Du lịch – giao thông – kinh tế vùng, 3 vấn đề đó luôn tác động mạnh mẽ đến nhau,mục tiêu cuối cùng của các hoạt động đó là làm cho kinh tế xã hội phát triển Sự pháttriển của giao thông là điều kiện làm tiền đề thúc đẩy hai hoạt động kia phát triển, cáctỉnh thành có du lịch phát triển luôn coi giao thông là vấn đề then chốt, đang cố gắng,nỗ lực đầu tư mọi nguồn lực để phát triển giao thông Giao thông phát triển giúp chohoạt động du lịch thuận lợi, mang lại thu nhập cho địa phương.
Trước hết, chúng làm cho kinh tế phát triển đồng đều và có sự vượt trội hơn ở cácvùng có giao thông và du lịch phát triển mạnh, giúp xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy cácngành kinh tế khác phát triển.
Nâng cao trình độ dân trí, giảm tỷ lệ mù chữ trong nhân dân – một nhân tố kìmhãm sự phát triển của kinh tế Ở các nước phát triển họ đánh giá sự phát triển của kinhtế thông qua tỷ lệ xóa mù chữ tại địa phương và đất nước đó.
Người dân được chăm sóc chu đáo hơn về mọi mặt, các cơ sở y tế được xây dựngnhiều, kiến thức về sức khoẻo của người dân được nâng cao.
Trang 6Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa du lịch và giao thôngvận tải ở Tây Bắc.
2.1 Giới thiệu chung về Tây Bắc.
Vùng Tây Bắc là khu vực miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chungđường biên giới với Lào và Trung Quốc Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộvà là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam ( 2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắcvà Vùng Đồng bằng sông Hồng) Tây Bắc bao gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, SơnLa, Hòa Bình Vùng Tây Bắc có diện tích 37.337 km2, chiếm khoảng 11.34% diện tíchcả nước Đây là vùng dân số thuộc loại thấp nhất, sau vùng Tây Nguyên.
Ở vào vị trí Tây Bắc nước ta, phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc có đườngbiên giới dài 310 km, phía Tây giáp Lào có đường biên giới dài 560 km, phía Đônggiáp với vùng Đông Bắc và một phần Đồng bằng sông Hồng, còn lại phía Nam tiếpgiáp với Bắc Trung Bộ Tây Bắc có ý nghĩa quan trọng trong việc giao lưu kinh tế dọcthung lũng sông Hồng với Đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh phía Tây Nam TrungQuốc và Thượng Lào Bên cạnh vị trí về kinh tế, vùng còn có ý nghĩa đặc biệt về quốcphòng.
2.1.1 Địa hình.
Đặc trưng nổi bật của vùng này là địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng LiênSơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ biên giới Việt Trung về đồng bằng.Đại bộ phận lãnh thổ của vùng thuộc lưu vực sông Đà Xen kẽ giữa các núi cao là sông,suối, thung lũng hẹp, làm cho đất đai bị chia cắt mạnh mún, hiếm có những dải đấtbằng rộng và liền nhau, gây ra trở ngại trong việc bố trí sản xuất, hình thành các vùngtập trung hàng hóa lớn Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ( giao thông, thủy lợi, xâydựng…) rất tốn kém nhưng hiệu quả phát huy thấp, việc giao lưu kinh tế, đi lại giữa cáchuyện, tỉnh trong vùng và ngoài vùng gặp rất nhiều khó khăn, nhiếu khi còn gây ra hậuquả nghiêm trọng, lũ quét, sụt đất… đã diễn ra trong mấy năm gần đây ở Lai Châu, SơnLa gây thiệt hại nhiều tỷ đồng tài sản của nhà nước và nhân dân Trải qua nhiều thời kì,Tây Bắc hầu như biệt lập với thế giới bên ngoài, là vùng đất chưa được nghiên cứu thậtđầy đủ và toàn diện.
2.1.2 Dân cư.
Về cơ bản Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với nhiềuđiệu múa xòa Thái là dân tộc có dân số lớn nhất trong vùng Ngoài ra, còn khoảng 20dân tộc khác như người Mường, H’Mông, Tày, Dao, Hà nhì…
Trang 7Đây là vùng đất rộng, người thưa, mật độ dân cư thấp, lại phân bố không đồng đều,có sự chênh lệch lớn giữa các vùng cao và vùng thấp, giữa thị xã, thị trấn và các vùngxa xôi, hẻo lánh.
Là vùng có nguồn lao động dồi dào nhưng cơ cấu lao động còn rất đơn giản, chủyếu là lao động nông nghiệp Sự phân công lao động chưa rõ rệt Cần có kế hoạch khaithác và sử dụng hợp lí nguồn lao động của vùng trong công cuộc phát triển kinh tế - xãhội ở vùng này.
Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và không đồng đều giữa các dân tộc và cáctiểu vùng, dân tộc Kinh, dân tộc Thái trình độ dân trí còn khá hơn .Số người được đàotạo là người dân tộc ít người còn quá ít, trình độ văn hóa giữa các vùng cũng khá chênhlệch, người Kinh hầu như không còn người mù chữ, số người có trình độ văn hóa cấpmột, cấp hai cũng tương đối nhiều Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức cao ( 3,1 %năm) Hiện nay còn 49,6% số người trong độ tuổi lao động còn mù chữ, số người đượcđào tạo ở trình độ cao đẳng và đại học so với cả nước chỉ chiếm 1.7%, đang là trở ngạilớn trong quá trình đổi mới và tiếp thu khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vàosản xuất và phát triển kinh tế xã hội vùng.
2.1.3 Khí hậu.
Khí hậu không đến mức khắc nghiệt như các vùng khác, nhưng cũng có những yếutố khí hậu bất thuận lợi như gió nóng, mưa đá vào mùa hè, sương muối, băng đá vàomùa đông ở thung lũng, núi cao, gây ra những hiệu quả xấu cho sản xuất và đời sống
Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ ío mùa Do nằm sâutrong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão biển Đông trong mùa hè và của gió mùaĐông Bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.
Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt Mùa hè với gió mùa Tây Nam, kéo dài từtháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều Mùa đông với gió mùa Đông Bắc,kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít mưa Các tháng 4và tháng 10 là những tháng giao thời giữa hai mùa.
2.1.4 Kinh tế.
Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp và đứng trước nhiều khó khăn Tuy mấy nămgần đây nền kinh tế của các tỉnh đã có khởi sắc, xuất hiện một số điển hình làm ăn khálà nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển của vùng, sản xuất nông lâm, công nghiệp vàdịch vụ phát triển, đời sống nhân dân có sự cải thiện, an ninh quốc phòng giữ vững.Tuy nhiên kinh tế Tây Bắc vẫn phát triển chậm so với các vùng trong cả nước, đangđứng trước nhiều khó khăn gay gắt.
Trang 8Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, tỷ trọng nông lâm nghiệp còn lớn (59%), côngnghiệp, xây dựng, dịch vụ chỉ chiếm có 27,9% Số lượng giá trị hàng hóa xuất ra khỏivùng còn ít, chủ yếu là xuất nguyên liệu, số lượng mặt hàng ít, sức cạnh tranh kém, sảnxuất nông – lâm tuy có tiển bộ nhưng vẫn lạc hậu so với những vùng khác, phươngthức canh tác nương rẫy, chọc lỗ bỏ hạt vẫn còn tồn tại trong một số các dân tộc, nênnăng suất nông nghiệp thấp, chỉ bằng 40 - 50% so với mức trung bình của cả nước.
Phân công lao động chưa có chuyển biến tích cực, ở các vùng nông thôn các ngànhthương mại dịch vụ chưa phát triển Nơi có cửa khẩu, việc lợi dụng phát huy còn yếu.Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoạt động yếu, du lịch tuy có tiềm năngnhưng chưa được phát huy đầy đủ Công tác giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội còn yếukém… đây đang là vấn đề nổi cộm cần quan tâm Đời sống nhân dân vùng sâu, xa, biêngiới còn gặp nhiều khó khăn, phân hóa giầu nghèo rõ rệt.
2.2 Du lịch Tây Bắc.
2.2.1 Tiềm năng du lịch Tây Bắc.
Tây Bắc là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử và nhiều dân tộc thiểu số sinh sống,là nơi ghi dấu quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Cảnh quan hùngvĩ và hệ sinh thái phong phú là yếu tố hấp dẫn, thu hút du khách Đây cũng là một vùngđất vừa hùng vĩ, thâm nghiêm; vừa quyến rũ, đầy tiềm ẩn giữa thiên nhiên xanh ngắt;vừa già (thuộc kỷ nguyên đại vô sinh từ 1.800 triệu năm trước) vừa trẻ (với vẹn nguyênvẻ hoang sơ) Tây Bắc từ thuở hồng hoang thiên nhiên đã để lại bao điều kỳ thú, chođến nay con người đã khai phá, đã hiểu nhiều điều, nhưng Tây Bắc vẫn mang trong nónhững bí ẩn mà khó ai có thể hiểu hết
Chính những yếu tố đó đã làm nên sức hấp dẫn của du lịch Tây Bắc, các loại hìnhdu lịch ở đây rất phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng phát triển Mỗi loại hình dulịch lại có những tiềm năng và thế mạnh riêng nhưng tượng trung lại nó đã làm nên nétđộc đáo của du lịch Tây Bắc.
2.2.1.1 Du lịch mạo hiểm.
Một lần lên Tây Bắc du khách sẽ không thể cưỡng lại sự cuốn hút của cảnh sắc trờimây cũng như những đặc trưng văn hóa và sự hiếu khách của con người nơi đây.Không chỉ sắc màu của các tộc người với nhiều phong tục lạ, mà còn là núi non trùngđiệp quấn quít mây bay Ai đã từng qua Tây Bắc dù chỉ một lần cũng thấy choáng ngợptrước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ còn nguyên sơ nơi đây Những rừng cây rậm rạphoang vu và kỳ ảo, những con suối vừa hiền hòa vừa dữ dội len lỏi giữa các khe đá,miên man qua năm tháng với khúc nhạc rừng bất tận
Trang 9Dù đi theo đường nào thì đến cửa ngõ của vùng Tây Bắc hai bên đường vẫn là núi,là đồi, là rừng già bạt ngàn Núi cao sừng sững, mạch núi kéo dài tận miền Trung Núicao tạo nên những con đèo dài cả chục cây số như Pha Đin, Lũng Lô, hay Ô Qui Hồ,Mộc Châu.
Núi non trùng điệp, những dãy núi cao có độ dốc lớn, những đoạn cua nguy hiểm,những cánh rừng bạt ngàn … là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịchmạo hiểm Các hoạt động của du lịch mạo hiểm nơi đây rất phong phú và đa dạng baogồm leo núi, đua xe đạp địa hình, đua mô tô, đua thuyền … và có một loại hình hiệnnay khá phát triển ở Tây Bắc đó là trekking- đây là hình thức du lịch đi bộ tại các địađiểm hiểm trở, chỉ có đường bộ
Sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc được thể hiện rõ nét qua cảnh sắc ở Hòa Bình.Thắng cảnh đặc trưng của Hòa Bình là núi mà ấn tượng lớn nhất về Hòa Bình cũng lànúi Núi kết dài thành dãy, núi chất cao thành ngọn, núi quây cả vùng đất Hòa Bình lạithành một thung lũng lớn và chia tách nó ra thành nhiều thung lũng nhỏ xinh Đi trongnhững thung lũng đó, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn thế nào là vẻ đẹp nguyên sơ vàkhoáng đạt của núi rừng Thiên nhiên đã ban tặng cho núi rừng Hòa Bình một hệ thốnghang động độc đáo gắn liền với những pho truyền thuyết dân gian được ấp ủ tự ngànđời Đằng sau những vòm đá, khối nhũ huyền ảo như chỉ có ở chốn bồng lai, nhữngquần thể thiên tạo này luôn ẩn chứa những giá trị tiềm tàng chờ được khơi gợi và chiêmngưỡng Động Đá Bạc (huyện Lương Sơn), động Nam Sơn (huyện Tân Lạc), động TiênPhi (thành phố Hòa Bình), hang Chiều (huyện Mai Châu), động Chùa tiên (Lạc Thuỷ)… có lẽ đã được kiến tạo từ thuở hồng hoang để bây giờ trở thành những điểm du lịchkhám phá hết sức bất ngờ và ấn tượng
2.2.1.2 Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Với địa hình chủ yếu là đồi núi, Tây Bắc có hệ sinh thái vô cùng phong phú vớinhững cánh rừng cây xanh ngát với nhiều loại gỗ quý hiếm, hệ động thực vật đa dạngtạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo Quá trình phát triển của lịch sử nơi đây đãtại nên nhiều hang động, nhiều suối nước nóng, thảm thực vật lâu năm … Đó là tiềmnăng để phát triển hai loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hai loại hình này rấtphát triển ở Tây Bắc, nó đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, tìmhiểu khám phá tự nhiên của khách du lịch.
Đến với Tây Bắc, điều đầu tiên tạo ấn tượng đặc biệt với khách du lịch đó là rừng.Rừng già, rừng tái sinh trải dài hút tầm nhìn Dân gian có câu “rừng vàng” quả là đúngvới rừng Tây Bắc Rừng có lim, sến mà gỗ cứng như sắt như thép, không sợ nắng mưa,hoặc ràng lá kim như thông, pơ mu gỗ thơm nồng nàn ngây ngất say, rồi rừng tre, rừng
Trang 10nứa… Rừng Tây Bắc còn là nơi trú ngụ của nhiều loài thú quí, gấu, hổ, hươu, nai…Theo những khảo sát gần đây, trong hệ núi Hoàng Liên có đến 16 loài thú được ghitrong sách đỏ thế giới có nguy cơ tuyệt chủng đang cần được bảo vệ
Giữa cảnh núi rừng thỉnh thoảng bắt gặp những đồng lúa rộng lớn như MườngThanh, Quang Huy hay những đồi chè bạt ngàn ở Nghĩa Lộ, Yên Bái, những đồng cỏnhởn nhơ đàn bò gặm cỏ như ở Mộc Châu…
Những du khách yêu thích du lịch sinh thái vùng cao sẽ có nhiều cơ hội ngắm nhìnnhững vẻ đẹp hoang sơ của những nhành phong lan rừng, những đỉnh núi cao mây vờn,những dòng suối nước trong veo và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dânbản xứ Hương vị thơm nồng của rượu cần hòa quyện cùng điệu xòe bên ánh lửa bậpbùng sẽ còn lưu giữ mãi trong lòng du khách Mùa xuân về, hoa ban nở trắng càng tôthêm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trên suốt cuộc hành trình về với Sơn La Hoa nởtrắng trời, trắng rừng, hoa xuống tận thung sâu, hoa trắng quanh ta Những cánh hoatrắng muốt mỏng manh, hương thơm không gay gắt, chỉ dịu nhẹ thoang thoảng tronggió xuân Người Mông, một dân tộc khá đông ở vùng Tây Bắc gọi hoa ban là hoa củangười già: người già nhìn hoa ban mà ngỡ mình trở về thời son trẻ, đang ở độ tuổithanh xuân của các cô gái mặc váy lanh trắng trẩy hội, hoặc xuống chợ cùng bạn tình
Thiên nhiên đã ban tặng cho Điện Biên một hệ sinh thái liên hoàn với những hồnước được bao quanh bởi các cánh rừng nguyên sinh Trong đó phải kể đến động PaThơm, suối nước khoáng Hua Pe, U Va, Mường Luân Đáng chú ý nhất là hồ PaKhoang với diện tích 600ha với một hệ thống các đảo nhỏ đã có quy hoạch U Va cónúi non trùng điệp, hồ U Va rộng trên 73.000m2 có suối khoáng nóng tự nhiên 76oc từtrong lòng đất trào lên dùng nước này để uống không cần đun sôi mà vẫn lành bụng,tắm nước khoáng khỏi ghẻ lở hắc lào, chữa được ngứa, chốc, sài cho trẻ em.
Đến với Hòa Bình, du khách sẽ được đến vùng Kim Bôi nổi tiếng, tại đây kháchtham gia một tua du lịch và nghỉ ngơi thú vị - tham quan khu rừng nguyên sinh Thượngtiến, và tắm suối nước nóng Sau một ngày đi rừng mệt mỏi, du khách trở về khu suốikhoáng Kim Bôi nghỉ ngơi và tắm nước khoáng nóng, ở đây có thể lui lại một thời gianđể điều trị bệnh bằng phương pháp tắm nước khoáng
Lai Châu là một tỉnh miền núi cao biên giới có tiềm năng du lịch tự nhiên rất phongphú và hấp dẫn, có nhiều thuận lợi phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ như dulịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh với rừng nguyên sinh Mường Tè dọc tuyến đầunguồn Sông Đà, các hang động tự nhiên: động Tiên Sơn Bình Lư – Tam Đường, suốinước nóng Vàng Bó (Phong Thổ), Pắc Ma (Mường Tè), thác nước Tắc Bình, caonguyên Sìn Hồ có khí hậu mát lạnh quanh năm.
Trang 11Mỗi tỉnh đều có những điều kiện riêng để phát triển hai loại hình du lịch sinh tháivà nghỉ dưỡng Cách khai thác khác nhau ở mỗi tỉnh đã tạo nên nét độc đáo riêng chodu lịch tỉnh đó Cần trú trọng phát triển loại hình du lịch này vì hiện nay nhu cầu nghỉngơi thư giãn, tìm hiểu thiên nhiên của con người ngày càng tăng cao Phát triển đượcloại hình du lịch này sẽ thu hút được một phần không nhỏ khách du lịch mang lại hiệuquả kinh tế cao.
2.2.1.3 Du lịch văn hóa.
Tây Bắc là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có nhữngbản sắc văn hóa riêng Những điệu múa xòe, nhà sàn của dân tộc, các lễ hội truyềnthống, các nét văn hóa đặc trưng, ẩm thực của dân tộc luôn thu hút sự chú ý của kháchmuốn tìm hiểu văn hóa địa phương đặc biệt là khách nước ngoài muốn tìm hiểu về nềnvăn hóa của các dân tộc thiểu số nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Người Thái, người Mông, người Dao, người Tày, người Mường… là những chủnhân ngàn đời của vùng Tây Bắc Mỗi dân tộc có nét riêng trong cuộc sống, nhưng tấtcả cũng có cái chung là cần cù, là sáng tạo Mỗi dân tộc đều góp một phần vào kho tàngvăn hoá hết sức phong phú, để lại một nền nghệ thuật với những bài ca, điệu múa vànhững huyền thoại, truyện thơ, trường ca đặc sắc Chỉ với “Xống chụ xôn xao” (Tiễndặn người yêu) – thiên tình sử dài cả ngàn câu của người Thái hoặc hơn hai vạn câutrong bản trường ca “Đẻ đất đẻ nước” - thiên thần thoại xen lẫn dã sử của người Mườngkể lại chuyện đất trời từ thuở hồng hoang khai thiên lập địa có thể thấy phần nào khotàng văn hóa vô cùng giàu có của các dân tộc Tây Bắc.
Không chỉ đắm mình trong cảnh sắc, du khách còn được ngỡ ngàng trước nhữngphong tục, lễ hội truyền thống của vùng núi quyến rũ này Những buổi hát đố chữ, hátBỏ bộ, những điệu sli, điệu lượn, giọng then ngọt ngào cùng tiếng sáo réo rắt mãi lànhững thanh âm không thể phai.
Một hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt của người Thái đó là múa xòe Múaxòe là một sinh hoạt văn hoá đặc sắc, một điệu múa phổ biến trong cộng đồng ngườiThái Tây Bắc Múa xòe còn có tên khác là "Xe khăm khen" (múa cầm tay) Múa xòebiểu hiện sự đoàn kết thân thiện gắn bó, có tính tập thể, dân chủ cao, nên mọi ngườiThái đều biết múa xòe và yêu thích nghệ thuật xòe của dân tộc Múa xòe là di sản vănhoá quý giá của người Thái có sức sống bền vững trong nhân dân Múa xòe là biểutượng tình yêu của dân tộc Thái, từ yêu cuộc sống lao động cần cù, đến tình yêu đôilứa, người Thái tổ chức múa xòe trong hội xuân, hội mùa, hội cưới…
Không chỉ có múa xòe, nét văn hóa của người Thái còn được thể hiện qua lối kiếntrúc độc đáo của nhà sàn Nhà sàn của người Thái là một công trình kiến trúc tài hoa,
Trang 12hòa đồng với thiên nhiên Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồntừ thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hóa đạt tới trình độ thẩm mỹ cao
Ngoài ra, khách còn được tìm hiểu về cách dệt thổ cẩm của các thiếu nữ ở đây.Ngủ lại đêm tại nhà sàn, khách du lịch được thưởng thức rất nhiều món ăn hấp dẫn,được dự những đêm sinh hoạt văn nghệ cồng chiêng, uống rượu cần Tất cả làm nênmột vẻ đẹp trong sáng đậm tình như một bức tranh sơn thủy, dân dã nguyên sơ của mộtnền văn hóa.
Văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo vùng Tây Bắc là một nhân tố hấp dẫndu khách như: xôi nếp dẻo thơm, món cơm lam trong ống tre non đốt trên than củi cómùi thơm đặc biệt; cá nướng; thịt khô; các món rau, măng đắng, nấm hương, nấm mối,rau sắng… Đến xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) - nơi có động Nam Sơn kháđộc đáo, chắc chắn du khách sẽ được thưởng thức món gà Nam Sơn vừa mềm vừangọt Theo Chủ tịch xã Nam Sơn Bùi Thanh Truyền: món gà Nam Sơn là một trong 3món ăn của Việt Nam góp mặt trong số 1.600 món ăn của 150 quốc gia được Tổ chứcTerra Madre (thuộc Bộ Nông nghiệp và rừng Italia) đưa vào cuốn sách nổi tiếng SlowFood Editore chuyên viết về các món ăn trên toàn thế giới Trong chuyến khảo sát cácđiểm du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức, nhiều doanh nghiệp lữ hành khẳng định bảnlàng dân tộc chính là tiềm năng du lịch độc đáo của các tỉnh Tây Bắc.
2.2.1.4 Du lịch lịch sử.
Trải qua hàng nghìn năm dựng và giữ nước, ở mỗi vùng trên đất nước Việt Nam tađều có các địa điểm gắn liền với các cuộc chiến đấu oanh liệt, các chiến thắng lừng lẫytrước mọi kẻ thù xâm lược Không chỉ có các di tích lịch sử đó, nơi đầy còn tìm thấynhiều hang động ghi lại vết tích của quá trình phát triển của loài người Tìm hiểu lịchsử dân tộc là tìm hiểu sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tìm hiểu về các ditích khảo cổ xưa để biết được đời sống, sinh hoạt của ông cha ta Du lịch lịch sử manglại sự hiểu biết về lịch sử dân tộc cho những du khách ham muốn tìm hiểu về nét vănhóa cổ xưa của đất nước và con người Việt Nam
Khi nhắc đến loại hình du lịch này, một địa danh không thể không nhắc tới đó làquần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ “ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nơiđây ghi dấu ấn lịch sử thời đại, niềm tự hào của dân tộc, có nền văn hóa mang đậm bảnsắc dân tộc vùng Tây Bắc Tại đây chúng ta sẽ đi thăm quần thể khu di tích như: HầmDe Castries, đồi A1, D1, khu sở chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng đồng thời đi thămmột số khu du lịch sinh thái tự nhiên Du lịch thăm lại chiến trường xưa là thế mạnhcủa Điện Biên và có ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch Việt Nam Nhà nước đang đầu
Trang 13tư hàng chục tỷ đồng trùng tu, tôn tạo 8 hạng mục trọng điểm của khu di tích lịch sửnày.
Đến với Hòa Bình, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người dân địaphương, được thưởng thức những món ăn dân tộc, du khách, các nhà nghiên cứu lịchsử, khảo cổ có thể quan tâm đến các địa chỉ như: Di tích hang muối (thị trấn Mườngkhến, huyện Tân lạc): Nơi cư trú của người nguyên thuỷ Di tích hang Khoài (huyệnMai châu): Niên đại kỹ nghệ cuội Việt Nam của người nguyên thuỷ Khu mộ cổ Đốngthếch (xã Vĩnh Đồng , huyện Kim Bôi): Là khu mộ cổ của dòng họ Đinh người Mường.Di tích hang Chùa có cảnh quan đẹp vơi nhiều áng thơ văn cổ khắc trên vách núi.
Nằm trong quần thể di tích cần bảo tồn trong lòng hồ thủy điện Sơn La, đáng chú ýnhất là bia Lê Lợi- dấu ấn một thời của nghĩa quân nhà Lê đi dẹp loạn, giữ yên bờ cõi-nằm trên vách núi dựng đứng ven sông Đà thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồcạnh dinh thực "vua Thái" Đèo Văn Long Sau khi thuỷ điện Sơn La tiến hành ngăndòng dâng nước, bia Lê Lợi sẽ nằm dưới có nước tới 10m Dự án di chuyển, tu bổ tôntạo di tích lịch sử bia Lê Lợi sẽ đưa di tích lịch sử này lên trên mực nước, song lạikhông quá xa vị trí cũ để giữ lại không gian, tôn trọng lịch sử Di dời đến địa điểm mới,song di tích lịch sử này vẫn nằm gần phế tích dinh thự "vua Thái" Đèo Văn Long làmột trong những di tích đang được ngành văn hoá xây dựng dự án tôn tạo trong quầnthể khu di tích lịch sử phát triển tua du lịch lòng hồ, tham quan đập thuỷ điện NậmNhùn trong tương lai.
Đến Sơn La, một địa chỉ bạn không thể bỏ qua là nhà ngục Sơn La - nơi hàngnghìn cán bộ cách mạng từng bị giam cầm và có tới gần 200 đồng chí lãnh đạo các cấpcủa VN đã trưởng thành từ đó Bảo tàng Sơn La sẽ cho bạn thấy những nét văn hoá đặcsắc của 14 dân tộc anh em sống ở Sơn La với hàng trăm di vật từ thời kỳ tiền sử, sơ sửđược tìm thấy tại địa phương Gần 1.000 bản sách được ghi chép bằng chữ Thái cổ ởnhiều thể loại (sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian ) và nhiều hiện vật của nghề thủcông mỹ nghệ truyển thống hiện vẫn còn lưu giữ.
Có thể khẳng định, vùng Tây Bắc của Tổ quốc là nơi hội tụ đầy đủ những điều kiệncần và đủ để trở thành tuyến du lịch quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch củađất nước Công việc quan trọng của chính quyền và người dân địa phương lúc này làphải cỏ những biện pháp để bảo tồn các gía trị văn hóa cũng như các giá trị lịch sử đó,khai thác có hiệu quả chúng để đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
2.2.2 Thực trạng du lịch ở Tây Bắc.
2.2.2.1 Xây dựng được nhiều tuyến, điểm du lịch hấp dẫn.
Trang 14Các tuyến, điểm du lịch là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch Chúng tạonên dấu ấn khó phai cho du lịch vùng, khi nhắc tới mỗi vùng khách du lịch luôn nhớ tớinhững tuyến, điểm du lịch để lại trong họ ấn tượng khó quên, những nơi làm thỏa mãntốt nhất nhu cầu du lịch của họ Chính vì vậy, các tỉnh đã tập trung xây dựng nhiềutuyến, điểm du lịch hấp dẫn, tạo dấu ấn tốt cho khách Dựa vào nguồn tài nguyên sẵncó của địa phương, các tuyến điểm du lịch này đã phát triển nhiều loại hình du lịchkhác nhau mang lại sự thuận tiện cho khách, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nghỉ ngơi giải trí,tìm hiểu khám phá và có thể tham gia nhiều loại hình du lịch khách nhau ngay tại mộtkhu du lịch.
Hơn 10 năm trở lại đây, du khách được biết thêm một tuyến du lịch mới của HoàBình - tuyến thuỷ điện và hồ Hoà Bình, đây là một vùng nước mênh mông có diện tíchtrên 100 km2 và hàng trăm đảo, bán đảo, những đỉnh núi, vách đá cheo leo trước kianay ngập nước trở thành các đảo nhỏ với thảm thực vật, chim muông, thú vật phongphú Khách có thể đi thăm hồ bằng tàu thuỷ, thuyền máy hoặc thuyền độc mộc để ghéhang Rết, động Hoa tiên, đền Bà Chúa Thác, đền Cô Cậu Cũng có thể bạn thăm mộtvài bản người Mường với mái nhà sàn nằm ngang sờn đồi, soi bóng suống hồ, hoặcthăm bản người Dao cheo leo ngang sườn núi Trong thời gian tới tại đây sẽ được đầutư, sẽ có những hoạt động giải trí hấp dẫn như bơi thuyền, đi mảng, câu cá, cắm trại….
Một điểm du lịch mang đậm dấu ấn trong lòng khách du lịch tại Hòa Bình là dulịch tại thung lũng Mai Châu Từ thị xã Hòa Bình đi thêm 60km nữa và vượt qua nhữngđèo dốc uốn lượn, mà cao nhất là dốc Cun dài hơn chục ki-lô-mét du khách bắt gặp mộtthung lũng Mai Châu tuyệt đẹp hiện ra dưới tầm mắt Thăm những bản làng của thunglũng-khách được ngắm nhìn màu xanh của cây trái, đồng lúa, nương dâu được hòamình vào thiên nhiên tươi mát Những ngôi nhà sàn với khoảng cách xa vời vừa phảiluôn rộng cửa mời đón khách tới tham quan
Điểm nhấn cho du lịch Lai Châu chính là Sa Pa Đây là một thị trấn nghỉ mát đẹpvà thơ mộng Ở ngay trung tâm thị trấn, xen giữa rừng đào thơ mộng và những rặngsamu xanh ngát là những biệt thự cổ kính xen cùng biệt thự hiện đại kiến trúc theo kiểuphương Tây khiến cho thị trấn mang nhiều dáng dấp của thành phố châu Âu Dọc theocác sườn đồi là những ngôi nhà xinh xắn với tường vôi, ngói đỏ, hình khối đa dạng ẩnhiện khi lên cao, lúc xuống dưới thấp dọc theo các trục lộ làm cho thị trấn càng trở nênthơ mộng Từ thị trấn Sa Pa nhìn sang phía tây là dãy Hoàng Liên Sơn xanh thẳm, bốnmùa sương giăng buổi sớm Nơi đây có đỉnh Phan-Xi-Păng cao 3.143 m rất hấp dẫnnhững ai mê leo núi Sa Pa còn có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc, cầu Mây,cổng Trời, rừng Trúc, hang động Tả Phìn Những ngày phiên chợ ở Sa Pa thật nhộn
Trang 15nhịp vào tối thứ 7 hàng tuần, chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từphương xa tới.
Du khách có thể được hàng ngàn những hiện vật văn hóa đa dạng các dân tộc SơnLa, thăm những khu làng, bản văn hóa khi đến với khu Bảo Tàng tỉnh Sơn La Trênnhững nếp nhà sàn truyền thống, du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản,hương vị mới lạ đậm đà, hấp dẫn như măng lay, cá nướng, cơm lam
Một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch đó là cao nguyên Mộc Châu Nơiđây có khí hậu ôn đới, trong lành, mát mẻ, cảnh quan thoáng đãng rất thích hợp để xâydựng các khu biệt thự và khu du lịch nghỉ cuối tuần cho nhân dân thủ đô Hà Nội và cáctỉnh đồng bằng Bắc Bộ.Ngoài du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, Mộc Châu có đủ điều kiệnđể phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, đặc trưng của một vùng cao nguyên.Các triền núi, đồng cỏ, đồi chè, vườn cây ăn quả, các khu trồng rau hoa xuất khẩu,nghiên cứu các khu rừng sinh thái, các hang động, thác nước…co thể đầu tư để biếnthành các điểm du lịch sinh thái, du lịch dưỡng bệnh với các suối khoáng nóng, cácthảo dược trồng trên cao nguyên … Du lịch cộng đồng nghiên cứu, thưởng thức vănhóa của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao …; thăm các nhà máy chế biếnchè xuất khẩu, các cơ sở chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, Khu nông nghiệp công nghệcao trồng rau, hoa xuất khẩu, … Du lịch thể thao - vui chơi giải trí như: leo núi, nhảydù trên đồng cỏ, đua mô tô, đua ngựa, du thuyền trên hồ, chơi golf, kết hợp thăm quancác di tích lịch sử trên địa bàn huyện Mộc Châu
2.2.2.2 Phát triển kỹ năng du lịch cho người dân địa phương.
Hiện tại, ở Tây Bắc trong cơ cấu kinh tế của vùng nông lâm nghiệp vẫn đứng hàngđầu nhưng về lâu dài Tây Bắc sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ trở thànhngành kinh tế mũi nhọn Để làm được điều đó không chỉ có sự tham gia đóng góp củachính quyền địa phương mà còn có sự đóng góp không nhỏ của người dân địa phươngđể tạo nên sức hấp dẫn riêng của du lịch Tây Bắc Người dân địa phương không chỉđược tỉnh, thành phố mở các lớp học về văn hóa, về các phương thức canh tác để pháttriển kinh tế mà họ còn được học về tài nguyên du lịch vùng, những giá trị văn hóa tiềmẩn, những nét thu hút khách du lịch ở Tây Bắc Họ được đào tạo cơ bản về chuyênmôn, nghiệp vụ du lịch sao cho hiệu quả nhất, để khai thác tối đa tiềm năng du lịchvùng và đem lại lợi nhuận cho địa phương và cho chính bản thân họ.Mặt khác, cũngcần đặc biệt chú ý tới đào tạo nghề cho người dân về trình độ quản lý du lịch, trình độchuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ Cần nâng cao nhận thức của người dân về tàinguyên du lịch lớn của Tây Bắc đồng thời giúp họ quảng bá các sản phẩm du lịch hiệncó.
Trang 16Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú nhưng phần lớn hoạt động du lịch nơiđây đều gắn liền với thiên nhiên, đều khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ dulịch Chính vì vậy công tác duy tu, sửa chữa và bảo vệ các nguồn tài nguyên vật chất vàphi vật chất này cần được trú trọng và đầu tư phát triển Hoạt động bảo vệ môi trườngđang được triển khai mạnh mẽ ngay trong các bản làng du lịch tại các tỉnh thuộc vùngTây Bắc Kể từ khi có hoạt động du lịch tại bản, người dân đã được hướng dẫn thựchiện nếp sống văn hóa, thu gom xử lý rác thải, đảm bảo môi trường xanh- sạch - đẹp,tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách trong nước và quốc tế về thăm bản
Mỗi loại hình du lịch lại có những đòi hỏi, yêu cầu riêng đối với điểm du lịch vàphong cách phục vụ của người dân nơi đó Các điểm du lịch có tạo được ấn tượng khóquên trong lòng du khách hay không phụ thuộc không nhỏ vào con người bản địa.Chính cách tiếp đón chu đáo, sự hòa đồng và phong cách phục vụ chuyên nghiệp đãmang lại hiệu quả cao và sự phát triển thuận lợi của hoạt động du lịch nơi đây.
Ðể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách, đội ngũ thuyết minh viên phải đượcthường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ Sở Thương mại - Du lịch Hòa Bình nênphối hợp các trường đào tạo du lịch tổ chức các lớp đào tạo thực hành ngắn hạn cho độingũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch ở địa phương, trước hết là nhân viênphục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng và thuyết minh viên tại các điểm du lịch củaHòa Bình.
Người dân địa phương được tào tạo cả về kỹ năng và nghiệp vụ du lịch, phongcách phục vụ chuyên nghiệp, mang đậm nét văn hóa dân tộc từ trang phục, cách ứngxử, … , ngành du lịch đã phối hợp các cấp chính quyền Tây Bắc giáo dục, nâng caonhận thức của người dân về du lịch và phát triển du lịch, trong đó có giáo dục ý thức vàxây dựng những kỹ năng du lịch tổ chức các hoạt động giao lưu với du khách, qua đótạo thói quen ứng xử và giao tiếp Khái niệm du lịch sẽ được xây dựng dần dần, mộtcách tự nhiên và sống động với đồng bào vùng cao Việc học hỏi mô hình các làng, bảndu lịch đã có cũng là một cách làm hiệu quả Đồng bào được làm quen với những kháiniệm về du lịch, được hướng dẫn các kỹ năng cơ bản giao tiếp với khách .
2.2.2.3 Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển.
Du khách đến với Tây Bắc ngày một tăng nhanh Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, lãngmạn của Tây Bắc là sức hút, sức hấp dẫn đối với khách Các bản làng dân tộc, cáctuyến điểm du lịch được hình thành và phát triển như các bản Mai Châu (Hòa Bình),Mộc Châu ( Sơn La), Sa Pa ( Lai Châu)… Cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch này luônđược địa phương tu sủa, nâng cấp nhưng vẫn bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thốngcủa dân tộc, địa phương đó.
Trang 17Tại các khu du lịch cơ sở vật chất luôn được đầu tư phát triển để phục vụ tốt nhấtnhững nhu cầu của khách Tại các điểm du lịch nghi dưỡng hay suối tắm nước nóngkhông chỉ có các trang thiết bị, phòng phục vụ cho hoạt đông này mà ngày nay tạo nơiđây còn được đầu tư khai thác nhiều loại hình du lịch khác nhau để tránh sự nhàm chánvà đơn độc Điện Biên đã đầu tư xây dựng tại U Va một khu du lịch với các dịch vụ: 10phòng tắm khoáng nóng, 12 phòng mát xa… Công ty đã xây dựng một bể bơi tiêuchuẩn quốc gia 320m2, một quần thể vui chơi gồm: sân cầu lông, sân ten nis, vườn giảikhát, khu nhà ăn, nhà nổi trên hồ, dịch vụ đua thuyền, câu cá trên hồ; bên cạnh còn cókhu huyền thoại (các nàng tiên tắm); bảo vệ và khoanh nuôi rừng đảm bảo môi trường,tạo cảnh quan khu vực hồ U Va ngày càng sạch đẹp Thời gian tới, đơn vị còn có dự ánđóng chai nước khoáng thiên nhiên U Va để phục vụ du khách.
Thời gian qua, Tây Bắc đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng phụcvụ phát triển du lịch Toàn vùng hiện có rất nhiều cơ sở lưu trú, trong đó nhiều kháchsạn đạt tiêu chuẩn được gắn “sao”, đảm bảo phục vụ khách du lịch Nhiều điểm du lịchsinh thái, bản làng văn hóa được đầu tư xây dựng thành nơi đón tiếp, đáp ứng nhu cầu
du khách Tuy vậy, tình trạng thiếu phòng cho khách, để đề phòng tình huống thiếu chỗ
ngủ, Tây Bắc đã khuyến khích hình thức "toàn dân tham gia làm du lịch !" Khuyếnkhích thực hiện chủ trương này, Tây Bắc đã hỗ trợ các bản văn hóa, mỗi hộ được nhận5 triệu đồng để xây dựng công trình vệ sinh ! Du khách sẽ ngủ trên nhà sàn theo kiểu ởkhu du lịch Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình Hiện nay, Tây Bắc đang gấp rút hoàntất các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho năm du lịch như : hệ thống đường xá trongthành phố, nâng cấp các khách sạn, các cbản làng du lịch, tổ chức các khoá huấn luyệnđào tạo cho các nhân viên phục vụ…
2.2.2.4 Khai thác tốt tiềm năng du lịch vùng.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tây Bắc vẻ đẹp tự nhiên vô cùng hấp dẫn, co núi nonhiểm trở, có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, có hệ sinh thái phong phú, có các khu suốinước nóng, có giá trị văn hóa lịch sử là niềm tự hào của dân tộc và điều đặc biệt hơn cảđó là nét văn hóa đăc trưng của đồng bào dân tộc thiểu sồ nơi đây từ phong tục tậpquán, các hoạt động trong sinh hoạt hang ngay, những món ăn dân dã… nhờ đó, TâyBắc phát triển rất nhiều loại hình du lịch Mỗi tỉnh đều có những biện pháp khai tháchiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh mình.
Trong những năm gần đây, Điện Biên đang dần trở thành một điểm nhấn trong bảnđồ du lịch Việt Nam Thành phố du lịch non trẻ đã mang lại cho du khách Việt Nam vàbạn bè quốc tế một cái nhìn mới về những tour du lịch tổng hợp: kết hợp giữa du lịch