Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển giao thông gắn với du lịch.

Một phần của tài liệu Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc (Trang 30 - 34)

lịch.

3.1. Một số biện pháp đã thực hiện ở Tây Bắc.

Hệ thống giao thông ở Tây Bắc còn yếu kém, tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn còn thấp so với các vùng khác. Tây Bắc coi phát triển hệ thống giao thông là then chốt, làm nền móng để đưa Tây Bắc thoát khỏi những khó khăn, đuổi kịp các vùng miền khác trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy mà Tây Bắc chủ trương phấn đấu từ nay đến năm 2010, hệ thông giao thông vận tải của vùng Tây Bắc cơ bản được xây dựng, cải tạo nâng cấp đúng tầm, góp phần vào việc hoàn thiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng.

Phát triển du lịch Tây Bắc với xoá đói giảm nghèo, để du lịch thật sự giúp thay đổi cuộc sống của người dân thì cần phải quan tâm tới một số vấn đề như: ý thức của người dân, sự hỗ trợ của các ngành liên quan, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư, định hướng, hướng dẫn của các cơ quan quản lý du lịch và sự phối hợp của các địa phương. Tây Bắc đã coi du lịch như một công cụ phát triển để đạt được nhiều mục tiêu: cải thiện các cơ hội tạo việc làm và thu nhập cho người nghèo, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, kiện toàn hệ thống quản lý địa phương, nâng cao nhận thức về môi trường và giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đã tạo cơ hội để người dân cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho du lịch thông qua các hoạt động hướng dẫn cụ thể như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đây là việc làm cần thiết vì khách đến Tây Bắc không chỉ để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp nhân văn mà còn thưởng thức những món ăn mang hương vị núi rừng và mua về những món quà lưu niệm. Điều đặc biệt làm du khách thích thú khi tới với Tây Bắc là có cơ hội sống chung với đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Họ trực tiếp cảm nhận được cuộc sống thật của người dân, để hiểu hơn về nét văn hóa đặc trưng của nơi đây.

Tây Bắc có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, hãng lữ hành tiêu thụ các sản phẩm do người dân địa phương làm ra. Điều này giúp người dân có công ăn việc làm ổn định, đồng thời tạo ra ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống mang bản sắc của dân tộc mình.

Xây dựng, mở rộng các tour du lịch gắn với nếp sống và công việc sản xuất hàng ngày của người dân. Loại hình này đang phát triển và được khách quốc tế rất ưa chuộng. Đây là mô hình phát triển du lịch cộng đồng khá hiệu quả hiện nay ở Việt Nam. Có các biện phấp hỗ trợ kinh tế cho người dân giúp họ xây dựng các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn để du khách có thể ở nhà dân nếu họ muốn tham gia vào cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Quan tâm tới đào tạo nghề cho người dân về trình độ quản lý du lịch, trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ. Cần nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên du lịch lớn của Tây Bắc đồng thời giúp họ quảng bá các sản phẩm du lịch hiện có. Ngành du lịch tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; phối hợp với các ban ngành đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức hội chợ du lịch, triển lãm thương mại; xúc tiến công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch Tây Bắc bằng nhiều hình thức, cấp độ khác nhau. Việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và các thiết chế phục vụ du lịch được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu của xã hội.Xây dựng nếp sống văn hóa trong nhân dân, kể từ khi có hoạt động du lịch tại bản, người dân đã được hướng dẫn thực hiện nếp sống văn hóa, thu gom xử lý rác thải,

đảm bảo môi trường xanh- sạch - đẹp. Các bản làng trích lại một phần thu nhập cho cộng đồng địa phương thực hiện công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, thu gom rác thải, mở các lớp đào tạo nâng cao nhận thức, gìn giữ các nét đẹp văn hóa phục vụ khách du lịch… Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành cần phối hợp nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường như các chương trình du lịch sinh thái, trekking, homestay, tham quan bản làng, trực tiếp thẩm nhận giá trị văn hóa bằng việc tham gia vào đời sống sinh hoạt thường ngày của cộng đồng địa phương...

Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch; tạo sản phẩm du lịch độc đáo mang thương hiệu Điện Biên; nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo, phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp; khuyến khích các nhà đầu tư vào địa bàn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển du lịch; tăng cường xúc tiến thương mại, du lịch ra nước ngoài; đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở để khai thác lợi thế cửa khẩu đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch; phố hợp với Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam nâng cấp sân bay Điện Biên Phủ và tổ chức đường bay quốc tế theo quyết định của Chính phủ; nghiên cứu phương án khai thác thế mạnh du lịch đường thủy tham quan lòng hồ khi Thủy điện Sơn La đưa vào sử dụng.

3.2. Một số kiến nghị.

Muốn kinh tế Tây Bắc phát triển tốt cần có sự góp sức của các ngành kinh tế khác và ý thức của người dân nơi đây. Trước hết cần thức đẩy hoạt động du lịch nơi đây, phải làm cho người dân thấy được những mặt tích cực mà du lịch đã đem lại cho đời sống của họ để họ cùng tham gia hoạt động du lịch với chính quyền địa phương, hướng dẫn họ cách bảo vệ các nguồn tài nguyên vật thể cũng như các tài nguyên phi vật thể.

Huy động nguồn vốn để phát triển giao thông thông qua các công ty du lịch có các chương trình du lịch đến Tây Bắc, sự đóng góp của họ không chỉ làm phát triển hệ thống giao thông nơi đây mà còn giúp chính bản thân họ trong việc đảm bảo an toàn của các chuyến du lịch, giao thông có thuận tiện thì hoạt động du lịch mới diễn ra suôn sẻ được. Huy động vốn của nhà nước, các hình thức vốn ODA, của các cơ quan đoàn thể quan tâm tới việc phát triển kinh tế tại vùng dân tộc thiểu số…. và một phần là từ chính những người dân địa phương – tuy số vốn này không lớn nhưng thể hiện trách nhiệm của họ đối với địa phương mình. Hoặc cũng có thể huy động vốn thông qua các chương trình ủng hộ, nối vòng tay lớn giúp đỡ đồng bào còn gặp khó khăn nhất là sau các đợt thiên tai gây thiệt hại lớn về người và của.Công việc huy động vốn phải diễn ra từ từ và trong thời gian dài.

Sử dụng số vốn đã huy động được có hiệu quả trong công viêc xây dựng, duy tu và bảo trì các đoạn đường giao thông, cần đầu tư thực hiện tại những đoạn giao thông quan

trọng trước, những đoạn chạy dọc Tây Bắc và có thể đến các khu du lịch một cách nhanh chóng như các tuyến quốc lộ chạy qua các tỉnh, các tuyến đường tránh ngập lụt để giảm thiểu những thiệt hại do lũ gây ra, nhanh chóng tu sửa các tuyến đường bị thiệt hại nặng sau lũ đặc biệt là quốc lộ 6 qua các tỉnh thành đều bị sạt lở gần hết, gây ách tắc giao thông nhiều ngày sau lũ… xây dựng các tuyến đường vào tận các bản, làng du lịch để ô tô có thể vào tận bản làng được. Quan tâm tới việc xây dựng các tuyến giao thông tại điểm du lịch, đây là công việc quan trọng cần được đầu tư lớn vì nó tác động trực tiếp tới giá trị cảm nhận của du khách đối với điểm du lịch, về chất lượng dichj vụ cũng như tình trạng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động du lịch. Các điểm du lịch đang hướng tới xây dựng và phát triển thành điển du lịch quốc gia thì vấn đề giao thông càng được quan tâm hàng đầu, chất lượng dịch vụ đảm bảo tốt nhất, có đầy đủ các loại hình du lịch để thỏa mãn cao nhất nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách.

Hình thành trong dân ý thức bảo vệ các công trình giao thông cả đường thủy cũng như đường bộ, đường hàng không để thu hút được nhiều khách quốc tế đến với Tây Bắc. Những điểm du lịch có giao thông đường thủy thuận lợi ( gần hai con sông, sông Đà và sông Mã) nên phát triển them giao thông đường thủy để khác phục khó khăn của giao thông đường bộ. Những nơi thuận tiện cho đường giao thông cần đầu tư thêm mạng lưới giao thông để tận dụng tốt tiềm lực này. Có thêm sân bay sẽ thuận tiện cho việc đi lại của khách nước ngoài muốn về tìm lại những kỷ niệm xưa hay muốn tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam.

Kết luận

Vấn đề phát triển giao thông – du lịch – kinh tế vùng đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Tây Bắc nói riêng và của đất nước ta nói chung. Để làm được điều này cần có sự góp sức của tất cả các đơn vị cũng như của nhân dân tại địa phương. Sự hợp sức đó làm nên sức mạnh thần kỳ đưa kinh tês vùng thoát khỏi tình trang khó khăn, hòa chung được với thực trạng kinh tế chung của đất nước.

Tây Bắc có tiềm năng du lịch rất lớn, cần có những biện pháp khai thác tiềm năng thích hợp, tránh tình trạng khai thác một cách cạn kiệt những tiềm năng đó hay để cho tiềm năng bỏ không, không khai thác được. Cần có mạng lưới giao thông phù hợp với địa hình đồi núi ở Tây Bắc, khai thác tốt hệ thống giao thông phục vụ cho du lịch và thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế vùng. Đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân để người dân tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của chính

quyền địa phương, làm giảm tỷ lệ đói nghèo của địa phương, sức khỏe của người dân được chăm sóc tốt hơn…. Làm cho dân địa phương thấy được những tác động tích cực của du lịch tới cuộc sống để họ tham gia hoạt động du lịch có hiệu quả, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho dân địa phương làm cho chất qượng dịch vụ được đảm bảo, quy trình phục vụ được thực hiện đúng đắn.

Một phần của tài liệu Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc (Trang 30 - 34)