Đánh giá tác động của du lịch tới phát triển kinh tế xã hội thông qua việc phát triển giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc (Trang 26 - 30)

phát triển giao thông vận tải.

Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia vì những đóng góp thiết thực trong tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân và tạo việc làm cho người dân. Nhiều quốc gia đã biết khai thác thế mạnh để góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân nhất là ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phát triển du lịch ở Tây Bắc của Việt Nam hiện cũng đang hướng vào mục tiêu trên. Có thể nói rằng, vấn đề con người, cơ sở hạ tầng, các điều kiện tự nhiên chính là những nhân tố cơ bản, quan trọng tác động trực tiếp tới việc khai thác những giá trị kinh tế từ du lịch.

Tây Bắc có địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở, xuất phát điểm của kinh thấp so với các vùng khác trong cả nước, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu nên việc phát triển kinh tế, thông thương với bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Để thức đẩy kinh tế phát triển, Tây Bắc đã tập trung nguồn lực, tận dụng những tài nguyên vật thể và phi vật thể vào hoạt động du lịch một cách có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho địa phương. Hoạt động du lịch này đã góp phần tích cực ào quá trình xóa đói giảm nghèo ở Tây Bắc.

Trước hết, hoạt động du lịch đã tạo công ăn, việc làm cho người dân địa phương, giải quyết được lượng lao đông thất nghiệp, lượng lao động nhàn rỗi. Du lịch về đến tận các bản làng vùng sâu, vùng xa đem đến cho con người nơi đây một công việc mới gắn chặt với nơi họ sinh ra và lớn lên, đó là hoạt động giới thiệu với khách du lịch nét đẹp của địa phương mình, những bản sắc văn hóa dân tộc từ ngàn xưa để lại, những gì mà thiên nhiên đã ưu đãi cho họ. Không chỉ được giới thiệu với khách du lịch về những giá trị lịch sử và giá trị văn hóa ở địa phương mình mà đây cũng là dịp để người dân được hiểu biết cặn kẽ về những giá trị đó. Không những thế, hoạt động du lịch cũng là cơ hội đưa những giá trị đó ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của bảng làng để đến với các vùng khác ở Việt Nam nói riêng và khắp các nước khác trên trái đất. Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc, của người dân địa phương khi nét đẹp văn hóa của dân tộc mình được thế giới biết đến.

Các hoạt động du lịch thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Những năm vừa qua, ngành Du lịch đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển du

lịch dịch vụ; giảm dần số hộ gia đình làm nông-lâm nghiệp. Để tăng thêm thu nhập, ngoài làm nông nghiệp, nhiều hộ gia đình còn tự làm thêm các sản phẩm hàng thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ phục vụ khách trong và ngoài nước. Công việc này không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà nó còn giúp gìn giữ được các làng nghề truyền thống của bản làng dân tộc. Các sản phẩm do chính bàn tay họ làm ra luôn đem lại cho khách sức thu hút lớn, từ những bàn tay nhỏ bé đó đã tạo ra những sản phẩm tinh sảo, những đường nét hoa văn độc đáo….

Chính việc tạo công việc cho người dân địa phương, đem lại thu nhập cho họ làm họ càng chuyên tâm tới việc phát triển kỹ năng nghề của bản thân. Các lớp học xóa mù chữ cho người dân được mở ra và duy trì đều đặn, ngay trong nhận thức của người dân họ cũng thấy được vai trò quan trọng của việc phát triển tri thức trong công cuộc phát triển kinh tế vùng, phát triển ngành du lịch – một ngành có tiềm năng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các tỉnh thành thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch, làm cho người dân hiểu rõ hơn về hoạt động du lịch, về các kỹ năng du lịch cơ bản để tạo được phong cách chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ khách. Trình độ dân trí cao cũng làm tăng mức sống lên một bậc, người dân nhận thức được rõ hơn về việc để phát triển kinh tế có hiệu quả thì cần thực hiện những biện pháp nào là tốt nhất. Nó không chỉ có ỹ nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ỹ nghĩa cả về xã hội, an ninh, quốc phòng, họ nhận biết được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng về mọi mặt, hạn chế tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng để chia rẽ nhà nước ta, công tác tuyên truyền vận động diễn ra hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Nhận thức về môi trường cũng được cải thiện rõ rệt, yếu tố môi trường tự nhiên đã được quan tâm hơn. Người dân được hướng dẫn thực hiện nếp sống văn hóa, thu gom xử lý rác thải, đảm bảo môi trường xanh- sạch - đẹp, tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách trong nước và quốc tế về thăm bản, nhiều nơi đã không còn tình trạng cỏ mọc che khuất tầm nhìn, các hiện vật di tích được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên tại một vài địa điểm ỹ thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, vẫn còn tồn tại tình trạng vứt rác thải bừa bãi. Do điểm xuất phát của kinh tế thấp nên công nghệ xử lý rác thải còn thiếu đồng bộ; nhận thức xã hội về du lịch và bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách đặt ra cho du lịch Tây Bắc để bảo vệ thiên nhiên và xây dựng thương hiệu Tây Bắc là điểm du lịch hấp dẫn, môi trường trong sạch không bị ô nhiễm.

Giữ gìn được những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc – những điểm luôn thu hút sự chú ý của khách du lịch khi đến với các bản làng dân tộc thiểu số. Những giá trị văn hóa đó đã tồn tại cùng dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là cái gắn kết các thành viên trong bản làng với nhau. Một số nét văn hóa đang được duy trì và bảo tồn như các lễ hội

truyền thống, các tập tục trong việc cưới xin, ma chay, các kiến trúc nhà sàn cổ xưa đang được trùng tu nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên trạng của chúng…. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tại một vài bản du lịch hoạt động này chỉ diễn ra khi có khách du lịch tới thăm quan, tìm hiểu. Tình trạng bê tông hóa nhà sàn ở các bản ven đô thị hoặc những nhà sàn bị dỡ đem bán ở nhiều bản trong vùng sâu đã và đang diễn ra. Bất cập đó là mặt trái của hoạt động du lịch được đào tạo và triển khai không hiệu quả. Một câu hỏi trong tiềm thức của những người quan tâm, nghiên cứu về những giá trị văn hóa đó đặt ra là nếu như không có hoạt động du lịch tại nơi đay thì những giá trị đó còn tồn tại được bao lâu? Giá trị văn

hóa, bản sắc dân tộc là cái cốt lõi hình thành nên phẩm chất của con người, chúng ta luôn tự hào về lịch sử dân tộc, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết … và luôn duy trì tinh thần đó tạo sự đoàn kết, sự tự tôn dân tộc với mong muốn xây dựng đất nước giấu mạnh.

Hoạt động du lịch trên địa bàn thúc đấy các ngành khác phát triển đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Hệ thống đường xá được nâng cấp để thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch và của người dân trong vùng. Điều này làm cho hoạt động kinh tế xã hội diễn ra thuận lợi hơn, việc giao thương giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng Tây Bắc với các vùng khác có điều kiện để phát triển hơn. Trước đây, Tây Bắc gần như là một lãnh địa khép kín, được bao bọc bởi rất nhiều đồi núi, hoạt động trao đổi hàng hóa giữa trong vùng và ngoài vùng là rất khó nhưng từ khi du lịch phát triển, mạng lưới giao thông được năng cấp hoạt động này đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việc đến các bản có kinh tế phát triển để học hỏi những kinh nghiệm làm giầu của họ, học hỏi kinh nghiệm của các bản làng du lịch trong việc tổ chức các hoạt động du lịch, biện pháp để khai thác triệt để tiềm năng du lịch địa phương,… diễn ra thường xuyên hơn. Việc học hỏi này giúp trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, thấy được thiếu sót sai lầm của các địa phương khác để tránh đi lại “vết xe đổ”, đây cũng là dịp để những người làm du lịch trao đổi những nhận thức, kinh nghiệm của mình giúp trau dồi kiến thức du lịch.

Du lịch đã có những tác động rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần cho bản làng Tây Bắc. Nhờ có du lịch các ngành khác phát triển, đời sống người dân được cải thiện, các giá trị văn hóa được bảo tồn, hoạt động trao đổi hàng hóa phát triển do hệ thống giao thông được nâng cấp. Tây Bắc trong những năm tới sẽ coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, sẽ tập trung mọi nguồn lực để đưa hoạt động du lịch nơi đây phát triển hơn nữa, giúp kinh tế xã hội phát triển, giảm tỷ lệ đói nghèo trong cộng đồng dân tộc Tây Bắc.

Hệ thống quản lý ở địa phương được phát triển một cách đồng bộ hơn, kiện toàn hơn. Hệ thống quản lý địa phương được kiện toàn để có những kế hoạch phát triển du lịch, giao thông cũng như kinh tế vùng một cách cụ thể, giải quyết các vấn đề nảy sinh

trong hoạt động du lịch. Chính quyền địa phương là cơ sở nòng cốt để phát triển các hoạt động du lịch tại địa bàn tỉnh, huyện.

Mặt khác du lịch cũng giúp quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Hoạt động du lịch ở Tây Bắc chủ yếu dựa vào thiên nhiên, muốn du lịch phát triển bền vững thì những giá trị tài nguyên đó cần được quản lý chặt chẽ, hạn chế sự mai một của truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số, hạn chế những tác động của con người hủy hoại tài nguyên thiên nhiên đó. Tài nguyên thiên nhiên không chỉ có ý nghĩa về du lịch mà đây còn là những tuyến rừng phòng hộ quan trọng, là khu bảo tồn thiên nhiên với hệ động thực vật phong phú trong đó có nhiều loại động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên nhân văn nơi đây là những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như các lễ hội, phong tục cưới xin, ma chay,… để giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá cũng như tài nguyên thiên nhiên du lịch cộng đồng dân cư ở gần những di tích, địa điểm du lịch đều tham gia vào làm công tác du lịch. Bởi vì, nếu người dân được hưởng lợi từ việc mở rộng du lịch thì họ sẽ có ý thức bảo vệ, giữ gìn các tài nguyên thiên nhiên.

Hệ thống giao thông phát triển có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung. Giao thông thuận tiện làm cho các tour du lịch đực mở rộng hơn tới các vùng sâu vùng xa, điều này cũng có nghĩa là kinh tế tại các vùng đó cũng được phát triển hơn, đời sống người dân bớt khó khăn hơn, mặt khác đây cũng là dịp để địa phương khai thác các gía trị mà thiên nhiên đã ban tặng cho địa phương mình. Tại những nơi có tiềm năng du lịch lớn, hệ thống giao thông luôn được trú trọng đầu tư để có thể khai thác được những tiềm năng đó. Giao thông và du lịch phát triển sẽ có tác động mạnh mẽ tới kinh tế vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương.

Có thể nói du lịch du lịch đã tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp; tăng cường mối giao lưu kinh tế, văn hóa vùng,; giúp cho người dân địa phương mở mang kiến thức, hợp tác phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhờ có du lịch mà trình độ dân trí của con người ngày càng được nâng cao để có được các hiểu biết cơ bản về tài nguyên du lịch ở địa phương mình, biết được các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch, hiểu được bản chất của hoạt động du lịch. Du lịch mang lại sự đổi mới về nhiều mặt trong đời sống người dân địa phương từ nhân thức, lối sống văn minh, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên. Đời sống được nâng cao là một yếu tố quan trọng,khích lệ người dân tham gia tích cực vào hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc (Trang 26 - 30)