nghiệp Việt Nam
Hiện nay Báo cáo tài chính là một trong các công cụ để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp .Vì vậy nó có vai trò rất quan trong không chỉ đối với doanh nghiệp mà nó con giúp cho các cá nhân , tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp có thể đánh giá được tinh hình sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp một cach đứng và chính xác
Việt Nam hiện nay đã gia nhập WTO, đây là một sự thay đổi to lớn đối với các doanh nghiệp của Viêt Nam . Để có thể thu hút đuợc các nguồn vốn lớn từ trong nước và quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có tình hình tài chính minh bạch, cung cấp đủ thông tin cho các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp.Hiện nay các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thường có một số vấn đề như sau:
Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu được đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng
nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị thụt giảm.
Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm đến những phủ thuật phù phép báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra ảo tưởng công ty đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, hậu quả sẽ khó lường. Lấy Enron làm ví dụ, chính kỳ vọng quá lớn của thị trường đã đẩy các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi gian lận tài chính. Sau khi bị phanh phui, giá trị của Enron nhanh chóng tụt xuống dưới mức 1 tỉ USD và kết thúc sau cùng là phá sản.
Đây là những thủ thuật hợp pháp, tuân thủ theo chuẩn mực kế tóan, mà các doanh nghiệp Mỹ thường sử dụng, song cũng không mấy xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam. Dưới đây là một trong những thủ thuật đó
1.1/ Phù phép thông qua các ước tính kế tóan
+Trong quy trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế tóan có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hóa các khỏan không đủ điều kiện…
Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế tóan thực chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận các kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận của năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế tóan cũng trở nên vô hiệu. Đến khi “khủng hỏang là điều khó tránh khỏi”.
1.2/Phù phép thông qua các giao dịch thực
Ngòai sử dụng các ước tính kế tóan, doanh nghiệp còn có thể phù phép lợi nhuận thông qua việc giàn xếp các giao dịch thực nhằm tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho công ty về lâu dài.
a/Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng. Một biện pháp mà các doanh nghiệp thường sử dụng để tăng lợi nhuận khi thấy có nguy cơ không đạt kế họach đặt ra là giảm giá bán hoặc nớ lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng gia bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng lợi nhuận trong quý IV/2007, một công ty sản xuất ôtô có thể công bố kế hoạch tăng giá bán từ quý I/2008, lập tức doanh thu quý IV/2007 sẽ tăng vọt. Hai biện pháp này cho phép công ty tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực chất công ty đã chuyển lợi nhuận của năm sau sang năm hiện tại. Mặt khác, tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
b/Cắt giảm chi phí hữu ích
Cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu bảo dưỡng thiết bị cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của công ty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với các việc hy sinh các khỏan lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.
c/Trì hõan thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khỏan đầu tư không hiệu quả.
Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc khóan đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đi kèm một khỏan lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu lợi nhuận trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hỏan sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty như lạm phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khỏan đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ.
d/Bán các khỏan đầu tư hiệu quả
Ngòai trì hõan thanh lý các khỏan đầu tư không hiệu quả, công ty có thể bán các khỏan đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm lợi nhuận cho năm hiện tại. Động thái này thường được ví như “gặt lúa non”.Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là công ty tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khỏan đầu tư này trong những năm tiếp theo.
Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất sản xuất tối ưu, tùy thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trừơng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy móc thiết bị phải làm việc quá mức, ảnh hưởng tiêu cực tối năng suất và độ bền. Ngòai ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.
Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế tóan hay các giao dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển lợi nhuận của các năm sau sang năm hiện tại. Điểm khác biệt là ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế tóan không làm thay đổi khả năng sinh lợi đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép lợi nhuận sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng sinh lợi của công ty trong dài hạn. Xét về mặt này, làm tăng lợi nhuận thông qua các ước tính kế tóan đựơc ưa chuộng hơn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế tóan không đủ sức doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm tóan viên. Do đó, doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng lợi nhuận. Kiểm tóan viên dù phát hiện thủ thuật này, nhưng vì nó tuân thủ các chuẩn mực kế tóan, nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại.
Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty. Xét trên phạm vi tòan xã
hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một công ty không chỉ ảnh hưởng đến riêng công ty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trừơng. Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của “overvaluation”, các doanh nghiệp cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa ngòai tầm kiểm soát.
Kết luận
Báo cáo tài chính là một phần rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Báo cáo tài chính nó phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ cho chúng ta biết được doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả hay thua lỗ, và từ các báo cáo tài chính này các nhà đầu tư sẽ quyết xem có nên đầu tư hay không. Hiện nay, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn có một số vấn đề cần khắc phục, chúng ta tim nguyên nhân để khắc phục những vấn
đề làm cho các báo cáo tài chính trở nên minh bạch, công khai theo đúng tính chất của nó.