1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện bến lức, tỉnh long an (tt)

26 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 430,47 KB

Nội dung

BLHS năm 2015 được ban hành, trong đó một trong những nội dung lớn được sửa đổi, bổ sung là hoàn thiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm sự phù hợp với

Trang 1

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN

Chuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ

Phản biện 1: ………

………

Phản biện 2: ………

………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những quan điểm xuyên suốt đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta là coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước

Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội đã gia tăng về số lượng và có chiều hướng diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho cộng đồng mà còn nhằm bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai

BLHS năm 2015 được ban hành, trong đó một trong những nội dung lớn được sửa đổi, bổ sung là hoàn thiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm sự phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường bảo vệ NCTN,

đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội được ghi nhận tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời bảo đảm sự phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và các chuẩn mực pháp lý quốc tế về tư pháp đối với NCTN

Thực tiễn những năm qua cho thấy quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn có nhiều bất cập, hạn chế do nhận thức và áp dụng không thống nhất các quy định của BLHS Do

đó việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận, phân tích các quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và đánh giá thực tiễn áp dụng trên một địa bàn cụ thể; qua đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện các quy

Trang 4

định pháp luật và nâng cao chất lượng quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

Vì vậy, học viên đã lựa chọn Đề tài “Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam

từ thực tiễn huyện Bến Lức, tỉnh Long An” làm luận văn thạc sỹ luật

học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Thời gian qua, việc nghiên cứu về hình phạt nói chung và quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội nói riêng ở nước ta đã

có một số công trình khoa học đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn

đề này Những công trình nghiên cứu này đã có những đóng góp mới

về lý thuyết góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, cũng như hoàn thiện lý luận về quyết định hình phạt, nhất là quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội Tuy nhiên, có công trình phạm vi nghiên cứu rộng, trong đó vấn đề quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội chỉ là một phần trong nội dung nghiên cứu nên chưa được phân tích sâu cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn; có những công trình nghiên cứu về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội nhưng

đã được tiến hành cách đây khá lâu nên giá trị lý luận và thực tiễn không cao Đặc biệt cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào được công bố về những nghiên cứu cụ thể, toàn diện về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Bến Lức nói riêng và tỉnh Long

An chung

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng của việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm

Trang 5

tội tại TAND huyện Bến Lức, tỉnh Long An Qua đó làm sáng tỏ những vướng, mắc hạn chế để đưa ra những yêu cầu và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Nghiên cứu và đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong phạm vi địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An giai đoạn từ năm

2011 đến năm 2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo vệ trẻ em, về chính sách hình

sự, đặc biệt là các quan điểm về cải tạo, giáo dục, phòng ngừa tội phạm đối với người dưới 18 tuổi, cũng như đường lối xử lý hình sự đối với đối tượng này

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu là: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn và tham khảo chuyên gia…

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Với kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và lý luận về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với những người nghiên cứu, học tập liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng

Trang 6

trong thực tiễn tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án khi giải quyết các vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm 03 chương như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Chương 2 Quy định về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn áp dụng tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Chương 3 Yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Trang 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH

HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 1.1 Lý luận về người dưới 18 tuổi phạm tội

1.1.1 Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội

Ở nước ta, người được coi là có nhận thức đầy đủ là người từ

18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi - hay còn gọi là NCTN là

“người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ” Điều này được ghi nhận trong Bộ luật dân sự,

Bộ luật lao động… Như vậy pháp luật Việt Nam thống nhất xác định tuổi thành niên là đủ 18 tuổi, người chưa đủ 18 tuổi là NCTN

BLHS năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ người dưới 18 tuổi thay cho thuật ngữ NCTN trong BLHS năm 1999, việc đổi mới này khiến việc xác định và áp dụng pháp luật đối với đối tượng này được

cụ thể, rõ ràng và đồng bộ hơn, nhưng về bản chất thì không thay đổi

Tại Điều 8 BLHS năm 1999 định nghĩa “Tội phạm là hành

vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý …” Điều 68

BLHS năm 1999 quy định: “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu TNHS theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”

Theo tác giả, có thể đưa ra khái niệm về người dưới 18 tuổi phạm tội như sau: “Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi không ở trong tình trạng không có năng lực TNHS, cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm tương ứng với từng độ tuổi”

Trang 8

1.1.2 Những đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội tác động đến quyết định hình phạt

- Đặc điểm về tâm sinh lý: Đây là độ tuổi chuyển giao từ giai

đoạn là trẻ em sang giai đoạn trưởng thành với nhiều thay đổi về tâm sinh lý Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất, tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi cũng có sự thay đổi lớn, họ thường cố gắng khẳng định sự trưởng thành, vai trò của bản thân đối với mọi người, trong khi chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm sống như người trưởng thành Người dưới 18 tuổi dễ bị người khác kích động, dụ dỗ

- Đặc điểm về khả năng giáo dục: Có thể nói người dưới 18

tuổi dễ tiếp thu sự giáo dục để trở thành người tốt hơn so với người

đã thành niên Nếu như sự thiếu chín chắn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống có thể dẫn người dưới 18 tuổi đến việc thực hiện xử sự phạm tội thì đồng thời cũng thể hiện tính chống đối xã hội của những người ở độ tuổi này khi thực hiện xử sự phạm tội thấp hơn so với người thành niên trong tình huống tương tự

- Chính sách của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Từ yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo và phân hóa TNHS, đặc biệt là nguyên tắc “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi” Vì vậy TNHS của

người dưới 18 tuổi phạm tội có những đặc thù riêng đó là: Có tính chất giảm nhẹ hơn so với người phạm tội đã thành niên; được tiến

Trang 9

Theo chúng tôi, “Quyết định hình phạt là một giai đoạn, một nội dung của áp dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc Tòa án đưa

ra biện pháp TNHS, lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) theo một thủ tục nhất định để

áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án kết tội”

Người dưới 18 tuổi là đối tượng đặc biệt, BLHS có một chương riêng về việc áp dụng đối với đối tượng này Do đó quyết định hình phạt đối với họ vừa có những đặc điểm của quyết định hình phạt nói chung vừa có những đặc điểm riêng khác Chúng ta có

thể coi “Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là việc Tòa án theo thủ tục tố tụng nhất định đưa ra biện pháp TNHS đối với người thực hiện tội phạm khi chưa đủ 18 tuổi trên cơ sở quy định pháp luật hình sự, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các đặc điểm nhân thân của người dưới 18 tuổi và những ưu tiên đặc biệt của pháp luật đối với họ”

1.2.2 Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi

1.2.2.1 Các nguyên tắc quyết định hình phạt chung

Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Khi áp

dụng hình phạt đối với người bị kết án Tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật hình sự Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng, vì có thể áp dụng các nguyên tắc khác của chế định quyết định hình phạt vào thực tiễn xét xử chỉ khi tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này Việc áp dụng hình phạt chỉ đối với người thực hiện hành vi phạm tội đã được quy định cụ thể trong luật Điều 2 BLHS

hiện hành nước ta ghi rõ: “Chỉ người nào phạm tội đã được luật hình

sự quy định mới phải chịu TNHS” Khi quyết định hình phạt Tòa án phải tuân theo trình tự và các điều kiện áp dụng các loại hình phạt cụ

Trang 10

thể và chỉ có thể tuyên những hình phạt được quy định trong luật

Thứ hai, nguyên tắc nhân đạo: Khi quyết định hình phạt Tòa

án phải cân nhắc lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của người phạm tội trong một tổng thể thống nhất biện chứng, hài hòa và hợp lý Điểm nổi bật của nguyên tắc nhân đạo khi quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ BLHS nước ta quy định các biện pháp miễn, giảm TNHS; hạn chế sự trừng trị, trong mọi trường hợp không cho phép Tòa án quyết định hình phạt quá mức cần thiết

Thứ ba, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt: Khi quyết định

hình phạt Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự

và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS để quyết định đối với

bị cáo một loại và mức hình phạt cụ thể

Thứ tư, nguyên tắc công bằng: Thể hiện ở chỗ, loại và mức

hình phạt do Tòa án tuyên phải tương xứng với tội phạm đã thực hiện và nhân thân người phạm tội Nghĩa là tội đã phạm càng nghiêm trọng và trong những điều kiện khác giống nhau, thì hình phạt càng nghiêm khắc và ngược lại Mọi người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm một cách bình đẳng trước pháp luật hình sự

1.2.2.2 Các nguyên tắc quyết định hình phạt đặc thù

Khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc quyết định hình phạt chung nêu trên còn phải tuân thủ một số nguyên tắc riêng đặc thù sau:

Môt là, nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt: TNHS nói chung và

hình phạt nói riêng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội giảm nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội Tuy nhiên mức độ giảm nhẹ hình phạt được xác định trong khuôn khổ luật định

Trang 11

Hai là, nguyên tắc coi trọng và đề cao mục tiêu giáo dục, cải tạo: Những người phạm tội đều có khả năng phục thiện thông qua

con đường giáo dục thích hợp Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì có khả năng cải tạo, phục thiện cao hơn vì nhân cách của họ đang trong quá trình hình thành, dễ cải biến nếu được giáo dục, giúp đỡ

Ba là, nguyên tắc không áp dụng hình phạt đặc biệt nghiêm khắc: Xuất phát từ hai nguyên tắc giảm nhẹ và coi trọng mục tiêu

giáo dục nên những hình phạt nghiêm khắc (tù chung thân, tử hình) không cho người dưới 18 tuổi phạm tội cơ hội được cải tạo, trở thành người lương thiện, tái hòa nhập công đồng phải được loại bỏ

Bốn là, nguyên tắc hạn chế việc cách ly NCTN phạm tội khỏi môi trường sống bình thường của họ: Người dưới 18 tuổi là những

người chưa có khả năng sinh sống độc lập mà còn lệ thuộc vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc, quan tâm của gia đình, nhà trường, cộng đồng

xã hội nơi họ sinh sống; Do vậy cần hạn chế tối đa việc áp dụng hình phạt cách ly họ khỏi môi trường sống bình thường

1.2.3 Các căn cứ quyết định hình phạt

1.2.3.1 Các căn cứ chung

- Thứ nhất, căn cứ vào các quy định của BLHS: Khi xét xử

Tòa án căn cứ vào các quy định Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS để quyết định hình phạt đúng đắn BLHS là căn cứ cơ bản

và thống nhất cho việc quyết định hình phạt và tuân thủ BLHS cũng chính là tuân thủ một trong những nguyên tắc quyết định hình phạt - nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Thứ hai, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội: Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội là

thuộc tính khách quan của một loại tội nhất định, được xác định bởi tổng thể các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm, trong đó quan trọng

Trang 12

nhất là ý nghĩa, tính chất, tầm quan trọng và giá trị của những quan

hệ xã hội bị hành vi phạm tội xâm hại, tức là khách thể của tội phạm

- Thứ ba, căn cứ vào nhân thân người phạm tội: Để hình

phạt đã tuyên tương xứng với hành vi phạm tội, phù hợp khả năng cải tạo, giáo dục của bị cáo cũng như hoàn cảnh của họ, khi quyết định hình phạt Tòa án phải căn cứ cả vào nhân thân người phạm tội

- Thứ tư, căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS: Tòa án phải tuân thủ quy định có tính nguyên tắc, các tình tiết

tăng nặng chỉ là những tình tiết đã được quy định rõ trong luật, còn các tình tiết giảm nhẹ có thể là những tình tiết được quy định trong luật, cũng có thể không được quy định cụ thể trong luật nhưng được Tòa án coi là tình tiết giảm nhẹ và phải nói rõ lý do và ghi rõ trong bản án

1.2.3.2 Các căn cứ đặc thù

Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, khi quyết định hình phạt Tòa án vừa phải tuân theo những căn cứ chung nêu trên vừa phải tuân theo các căn cứ đặc thù:

- Căn cứ vào nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội

- Căn cứ vào độ tuổi, tình trạng thể chất, tinh thần và mức

độ nhận thức hành vi của NCTN

- Căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện sống và điều kiện giáo dục của NCTN

Trang 13

Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI VÀ THỰC TIỄN

ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BẾN LỨC - TỈNH LONG AN 2.1 Quy định của BLHS về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

2.1.1 Quy định về mục đích hình phạt và các biện pháp TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

2.1.1.1 Mục đích hình phạt

Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được khi quy định và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Mục đích của hình phạt được quy định tại Điều 27

BLHS hiện hành: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”

Đối với hình phạt áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội, mục đích giáo dục luôn là mục đích chính trong các hình phạt áp

dụng đối với họ Điều 69 BLHS năm 1999 quy định “Việc xử lý NCTN phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội”

2.1.1.2 Các biện pháp TNHS áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

* Các biện pháp tư pháp

Theo quy định tại Điều 70 BLHS hiện hành, đối với NCTN phạm tội Tòa án có thể quyết định áp dụng một trong hai biện pháp

Ngày đăng: 15/11/2017, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w