Thực tế trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non còn nhiều vướng mắc, bất cập, thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin rất nhiều về những h
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ SEN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH TÙNG
Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN THÀNH VINH
Phản biện 2: TS TRƯƠNG XUÂN CỪ
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội
hồi 8 giờ 30 ngày 25 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, đó là điều tất yếu.Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi Đây là độ tuổi hết sức nhạy cảm, trẻ bị tác động mạnh mẽ
từ môi trường sống vì khả năng tự bảo vệ bản thân hạn chế Hầu hết thời gian trong ngày của trẻ là ở trường Mầm non, trẻ nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ
từ các cô, và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các hoạt động tại trường Mầm non Chính vì
vậy “Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non” là hết sức quan trọng
và cần thiết, là điều mà phụ huynh học sinh, cả xã hội và đặc biệt là những người làm công tác giáo dục mầm non cần quan tâm Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường Mầm non tốt có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
Thực tế trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non còn nhiều vướng mắc, bất cập, thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng
đã đưa tin rất nhiều về những hiện tượng tiêu cực, bạo hành trẻ, đối xử thiếu công bằng tôn trọng trẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chưa thực sự bảo đảm.Trong các trường Mầm non quận Hà Đông, công tác quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng trường Mầm non an toàn thân thiện, trẻ ngoan khỏe học đều gắn với các cuộc vận động do ngành giáo dục phát động Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề bất cập, trong đó nổi bật: Công tác theo dõi sức khoẻ; vấn đề quản lý chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng bữa ăn của trẻ; nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ với chế độ chăm sóc trẻ, chưa biết cách kết hợp giáo dục dinh dưỡng trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng có chủ đích Xuất phát từ những lý do trên với mục đích tìm ra các biện pháp quản lý tốt nhất, hữu hiệu nhất, giúp cho đội ngũ cán bộ quản
lý các trường Mầm non trên địa bàn thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trên địa bàn, cũng như
trong ngành giáo dục mầm non tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Quản lý hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy có các hướng nghiên cứu chính như: Hướng nghiên cứu lí luận về quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ Các nghiên cứu này chỉ ra các khái niệm, các nội dung quản lý, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non Hướng nghiên cứu thực tiễn về quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ Các nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu; phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non
Trang 4Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non quận
Hà Đông, Hà Nội đến nay chưa có nghiên cứu nào, vì vậy đây là vấn đề cần được nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non (các khái niệm, nọi dung giáo dục trẻ mầm non, hình thức giáo dục trẻ mầm non, các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non)
- Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non quận
Hà Đông, Hà Nội, thực trạng nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các mầm non quận Hà Đông, Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung:
Trọng tâm của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
- Giới hạn khách thể điều tra:
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trên các khách thể là lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Phòng giáo dục và đào quận Hà Đông, Hà Nội; Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội; Giáo viên mầm non các trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội, cụ thể như sau:
-Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách GDMN của Phòng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non: 50 người
-Giáo viên mầm non các trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội: 150 người
-Tổng số khách thể nghiên cứu của luận văn là: 200 người
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của hiệu trưởng và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non của
Trang 5giáo viên để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non quận Hà Đông
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: quản lí hoạt động giáo dục trẻ trong các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau - yếu tố chủ quan và khách quan Vì vậy, trong luận văn này, quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội của Hiệu trưởng tại các trường mầm non được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố Tuy nhiên, trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có yếu tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, có yếu tố tác động nhiều, có yếu tố tác động ít Việc xác định đúng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là điều cần thiết Vì vậy, trong nghiên cứu này, quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận
Hà Đông, Hà Nội của Hiệu trưởng tại các trường mầm non được xem xét trong mối quan hệ về nhiều mặt
Nguyên tắc phát triển: Khi nghiên cứu về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội của Hiệu trưởng tại các trường mầm non phải nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi, tương tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong quá trình quản lý và quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường Thấy được sự vận động, phát triển, biến đổi của quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội của Hiệu trưởng tại các trường mầm non ở thời gian hiện tại, quá khứ và dự báo tương lai phát triển
5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
- Phương pháp thống kê toán học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non (khái niệm, nội dung quản lý) cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố đến quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non và quan điểm về việc đề xuất các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu lý luận của của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non vào khoa học quản lý giáo dục
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non quận Hà Đông, Hà Nội Đặc biệt luận văn đã chỉ ra được thực trạng nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non (Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội; chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội; các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội; chỉ đạo huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hà
Trang 6Đông, Hà Nội; kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội) Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã nêu ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hà Đông,
Hà Nội Trong đó, tác giả đã phân tích khá chi tiết mục đích, ý nghĩa; nội dung; tổ chức thực hiện; điều kiện thực hiện biện pháp Các biện pháp này cũng được tác giả luận văn tìm hiểu mối liên hệ giữa các biện pháp, khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn là tài liệu tham khảo
bổ ích cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường mầm non
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non ở các trường mầm non công lập
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Quản lý
1.1.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là cách thức tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên chủ thể bị quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức và nhân lực, tài lực và vật lực, bằng năng lực và phẩm chất, uy tín của người quản lý (cơ quan quản lý) nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt được mục đích trong điều kiện môi trường luôn biến động
1.1.1.2 Chức năng của quản lý
Quản lý có 4 chức năng cơ bản sau:
Quản lý nhà trường là quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện
trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục là nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học, ) nhằm đưa các hoạt động đào tạo
và giáo dục của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục
1.1.3 Quản lý trường Mầm non
1.1.3.1 Trường Mầm non
Có thể hiểu Quản lý trường Mầm non là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ mầm non Quản lý trường Mầm non là sự tác động có chủ đích của hiệu trưởng trường Mầm non đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong trường Mầm non nhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo quy định
1.1.3.2 Chức năng của trường Mầm non
1 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên
2 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân
cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động
và được chính quyền địa phương hỗ trợ
3 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
Trang 81.1.3.3 Quản lý trường Mầm non
Trường Mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Quản lý trường Mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của Hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trên cơ sở huy động, sử dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của nhà trường, gia đình và xã hội
1.1.3.4 Mục tiêu quản lý trường Mầm non
Mục tiêu quản lý trường MN là chỉ đạo, điều hành, duy trì hoạt động của nhà trường theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động nhà trường nhằm đảm bảo hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn: Biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn Yêu quý anh, chị, em, bạn bè Thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp Ham hiểu biết, thích đi học,…
1.1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng trường Mầm non) tới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non, giúp trẻ chuẩn
bị tốt về thể lực sức khoẻ để đến trường tiểu học Đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo sự tin tưởng của xã hội, cha mẹ học sinh về nhà trường Mầm non, giúp Hiệu trưởng huy động được các nguồn lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt nhất
1.2 Chương trình giáo dục mầm non
1.2.1 Trường Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.1.1 Vị trí của trường Mầm non
Luật giáo dục 2005 khẳng định:[10] Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21); Mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (Điều 22)
1.2.1.2 Nhiệm vụ của trường Mầm non
Trường Mầm non có nhiệm vụ chính là: Tổ chức và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do
Bộ GD&ĐT ban hành Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
1.2.1.3 Yêu cầu về nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục mầm non
Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh
lý của trẻ em,Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non,
cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt dộng nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ giao tiếp, hướng dẫn cách thức đánh giá
sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non
Trang 91.2.1.4 Nội dung giáo dục mầm non
Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non được xác định theo chương trình giáo dục mầm non quy định tại chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)[3] bao gồm những nội dung sau:
* Nội dung chương trình giáo dục nhà trẻ:Phát triển thể chất;Phát triển nhận Phát triển ngôn ngữ; Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
thức;-* Nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo:Phát triển thể chất;Phát triển nhận thức; Phát triển ngôn ngữ;Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; Phát triển thẩm mĩ
1.3 Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
1.3.1 Năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
1.3.1.1 Năng lực của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường Mầm non là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động
và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của trường Mầm non
1.3.1.2 Năng lực của giáo viên
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1.3.2 Vai trò của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là một công tác trọng tâm trong trường Mầm non, phần lớn thời gian trong ngày trẻ ở trường mầm non, trẻ có được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt mới phát triển tốt và có một cơ thể khỏe mạnh để tiếp thu giáo dục
1.3.2.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
Hiệu trưởng trường Mầm non có nhiệm vụ quản lý nhà trường, quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vì vậy Hiệu trưởng đóng vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
1.3.2.2 Vai trò của giáo viên, nhân viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
-Giáo viên phải là người có kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, khéo léo xử lý tình huống trong mọi hoạt động đặc biệt là giờ ăn của trẻ
-Nhân viên trong trường Mầm non cũng vô cùng quan trọng không kém gì giáo viên Biết chọn các loại thực phẩm khác nhau phù hợp với độ tuổi của trẻ, cách chế biến làm sao để trẻ khi nhìn thấy đã có cảm giác ngon miệng và muốn ăn… Không những vậy mà nhân viên còn phải biết các chọn và chia thực phẩm theo đúng tỉ lệ quy định, phù hợp với từng độ tuổi
1.3.3 Nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non
- Lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
- Kiểm tra, đánh giá việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
1.3.4 Phương pháp, phương tiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
-Có nhiều phương pháp áp dụng trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng , dạy học nói chung và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói riêng Phương tiện là công
cụ hỗ trợ, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường, một số phương tiện chính là: Đồ dùng, phương tiện thực
Trang 10nghiệm; các thiết bị phục vụ chế biến thức ăn; các thiết bị y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
1.3.5 Hình thức tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non được thực hiện với các hình thức tổ chức
cụ thể như sau: Xây dựng thực đơn thay đổi phù hợp (theo mùa, theo độ tuổi, theo tình trạng sức khoẻ của trẻ, theo thực tế địa phương ): Tổ chức nấu ăn; tổ chức hoạt động ăn, ngủ; tổ chức hoạt động lao động; tổ chức hoạt động chơi; tổ chức hoạt động tham quan,
dã ngoại; tổ chức hoạt động khám sức khoẻ định kỳ; tổ chức hoạt động cân, đo, vào biểu
đồ tăng trưởng cho trẻ
1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
1.4.1 Mục tiêu của quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non, giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để đến trường tiểu học
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường
Mầm non
1.4.2.1 Lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
- Kế hoạch dài hạn - kế hoạch ngắn hạn
- Kế hoạch tổng thể - kế hoạch bộ phận
Kế hoạch tập thể - kế hoạch cá nhân
1.4.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
Nắm chắc năng lực của từng giáo viên, nhân viên trong nhà trường với từng mảng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Phân công phân nhiệm cho cán bộ, giáo viên một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ của cán bộ, giáo viên
1.4.2.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ,
Chỉ đạo công tác nuôi dưỡng:
Chỉ đạo xây dựng thực đơn hàng tuần phù hợp với từng
Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ
Chỉ đạo thực hiện phòng tránh dịch bệnh cho trẻ
Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ
Phối hợp với gia đình chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ MN
1.4.2.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
Kiểm tra định kỳ sức khoẻ trẻ em
Đánh giá sự phát triển của trẻ em
Chỉ đạo quản lý hồ sơ giáo viên, nhân viên, học sinh
1.4.3 Phương pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở trường Mầm non
1.4.3.1 Phương pháp Tâm lý - Giáo dục
- Hiệu trưởng trường Mầm non phải làm tốt công tác tư tưởng, công tác thuyết phục động viên giáo viên làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để họ nhận
Trang 11thức đúng về chức năng, nhiệm vụ, thực hiện có hiệu quả công việc đề ra
- Làm tốt công tác tư tưởng đối với giáo viên để giáo viên có động cơ, thái độ học tập đúng đắn trong từng hành động chăm sóc trẻ, nuôi dưỡng trẻ
1.4.3.2 Phương pháp tổ chức - hành chính
- Nhà trường cần xây dựng hệ thống các văn bản quy định về việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của giáo viên trong mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
1.4.3.3 Phương pháp kinh tế
- Phương pháp kinh tế kích thích giáo viên toàn tâm, toàn ý với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Để thực hiện có hiệu quả phương pháp kinh tế trong quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng được cơ chế chính sách trong nhà trường, xây dựng chế độ làm việc và bản mô tả công việc của giáo viên trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Tiểu kết chương 1
- Chương 1 đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, vai trò, nội dung, nhiệm vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên
cơ sở vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
- Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non của Hiệu trưởng phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu của quản lý: Lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡngvà giáo dục trẻ ở trường Mầm non, huy động mọi nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ, chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Trang 12Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về tình hình giáo dục mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
2.1.1 Khái quát về quận Hà Đông, Hà Nội
Theo Nghị quyết của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, ngày 29/5/2008, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về Thủ đô Hà Nội Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở toàn bộ 48,33 Km2
diện tích tự nhiên và trên 26 vạn người với 17 phường trực thuộc quận Hà Đông
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm
Hà Nội 11 km về phía Tây
2.1.2 Khái quát về giáo dục mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
- Năm học 2016 - 2017, tổng số trường Mầm non: 45 trường (34 công lập,
11 tư thục), 631 nhóm lớp, 20.237 học sinh và còn có trên 223 cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn quận
- Hiện tại quận Hà Đông, Hà Nội có 17 phường, với tổng số 45 trường Mầm non, trong đó có 34 trường Mầm non công lập và 11 trường Mầm non dân lập Phường ít nhất có 01 trường MN, phường nhiều nhất có 04 trường MN Tổng
số nhóm lớp 1168 trong đó có 418 nhóm trẻ và 750 lớp mẫu giáo Trong số 34 trường Mầm non toàn quận, số trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia tính đến cuối năm học 2016 – 2017 là: 16 trường, đạt tỷ lệ 47% tổng số trường MN trong quận, trong đó có 3 trường MN ngoài công lập được công nhận trường chuẩn quốc gia (trường MN Ban Mai, trường MN Hà Nội - Thăng Long, trường MN Thần Đồng)
2.2 Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông
Chất lượng giáo dục của nhiều trường Mầm non trong quận được ghi nhận rất tốt có nhiều thành tích cao trong thành phố, tuy nhiên vì quá tải về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên nhiều người chưa thực sự tâm huyết với nghề, một số cán
bộ quản lý thế hệ lớn tuổi còn hạn chế về công nghệ thông tin, ngại học tập, đổi mới nên gặp khó khăn trong công tác quản lý Hiện tại tổng số trường trên địa bàn quận là 34 trường mầm non công lập và 234 trường, lớp mầm non tư thục nên việc quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường là vấn đề gặp nhiều khó khăn, cần hết sức quan tâm Xuất phát từ những thực tế trên, cùng với cường độ làm việc của giáo viên cao, thu nhập lại ít ỏi làm cho lòng nhiệt tình giảm sút đang thực sự là thách thức cho bậc học mầm non Chính vì vậy quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đang gặp phải rất nhiều khó khăn
2.2.1 Nhận thức về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
Nhận thức về vai trò của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phù hợp Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý của 19 trường Mầm non quận Hà
Trang 13Đông, thành phố Hà Nội với câu hỏi đối với 150 giáo viên dạy ở các trường Mầm non quận Hà Đông về vai trò của chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non Kết quả thu được cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non quận Hà Đông về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khá đồng đều Vai trò của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng với sự phát triển thể chất của trẻ được 100% cán bộ quản lý đánh giá là rất quan trọng, vai trò của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng với việc hình thành các kỹ năng về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ được 92 % cán bộ quản
lý đánh giá rất quan trọng những vẫn còn 1 số cán bộ quản lý cho là không quan trọng
Đội ngũ giáo viên các trường Mầm non quận Hà Đông đã nhận thức được một số vai trò của giáo viên với công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: vai trò của giáo viên là người truyền đạt kiến thức, nội dung và cách thức thực hiện các kỹ năng cho trẻ được 92.% giáo viên đánh giá có vai trò rất quan trọng Nhưng ở nội dung giáo viên là người điều khiển, điều chỉnh quá trình hình thành các kỹ năng trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
có 34% giáo viên còn ít quan trọng Tuy nhiên bên cạnh đó một số giáo viên vẫn chưa nhận thức được vai trò của giáo viên như vai trò: lập kế hoạch, vai trò điều chỉnh, điều khiển quá trình hình thành kỹ năng cho trẻ, vai trò định hướng cho trẻ do vậy cần phải bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn , nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
2.2.2 Thực trạng năng lực của hiệu trưởng trường Mầm non trong quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Để nắm được thực trạng năng lực của hiệu trưởng các trường Mầm non trong quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chúng tôi đã tiến hành khảo sát 50 ban giám hiệu các trường Mầm non quận Hà Đông, thành phố Hà Nội với câu hỏi về việc tự đánh giá năng lực quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non Qua kết quả khảo sát ta thấy năng lực của hiệu trưởng các trường Mầm non quận
Hà Đông khá tốt ở các nhóm như: Nắm vững chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, Năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác quản lý hành chính trường học và lãnh đạo chỉ đạo Tuy nhiên các nhóm năng lực: Khả năng phát triển chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non, vận dụng vào thực tế
và nhóm năng lực tham mưu, dự báo còn chưa hiệu quả Đánh giá về năng lực phát triển chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non được 44% Điều này cũng chứng minh việc thụ động trong công tác tổ chức các chương trình, các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong trường MN, chưa có những ưu điểm nổi trội, hiệu quả rõ nét Trong khi đó chỉ có 18% ý kiến đánh về năng lực vận dụng thực tế ở mức yếu, ý kiến đánh giá về tham mưu, dự báo đánh giá ở mức trung bình có 12-14% Nội dung này cũng phần nào khẳng định công tác tham mưu trong hoạt động quản lý nhà trường còn nhiều hạn chế Do vậy đội ngũ Hiệu trưởng các trường mầm non Quận Hà Đông rất cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện
2.2.3 Thực trạng việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
Trong các trường Mầm non, để biết được thực trạng về việc thực hiện nội dung, hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non như thế nào thì phải dựa