Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục Đào tạo Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học khác Nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam Trong những năm gần đây, Phòng GD & ĐT Yên Mỹ đã xác định được vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn Huyện Yên Mỹ, đặc biệt là các trường mầm non tư thục là yêu cầu cần thiết Điều đó cho thấy sự quan tâm của cấp có thẩm quyền đối với loại hình giáo dục này Chính vì vậy, nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục Mầm non nói chung và đặc biệt đối với giáo dục mầm mon trên địa bàn huyện Yên Mỹ nói riêng là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý trong các trường mầm non chú trọng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non là trách nhiệm của các nhà quản lý mà quản lý trực tiếp là Hiệu trưởng Đó chính là lý do cho việc lựa chọn hướng nghiên cứu
đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” làm hướng nghiên cứu nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non nói riêng
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xác định các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non của huyện Yên Mỹ góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn Huyện
Trang 23 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Yên
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
5 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số hạn chế và thách thức nếu xác định được các biện pháp như nêu trong đề tài luận văn và thực hiện chúng đồng bộ thì sẽ nâng cao được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát tại 5 trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên , đó là: Trường mầm non Sơn
Ca, Trường mầm non Họa My, Trường mầm non Hoa Hồng, Trường mầm non Sao Khuê, Trường mầm non Mai Vàng
Các số liệu khảo sát thực trạng sử dụng trong nghiên cứu tính đến cuối tháng 9 năm 2016
Trang 37 Phương pháp nghiên cứu
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hóa, so sánh, tổng hợp các thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, cụ thể:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về quản lý giáo dục
- Các văn bản pháp quy như: Chỉ thị, Thông tư, Quy chế, Hướng dẫn của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non và quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non
- Các tài liệu nghiên cứu về quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục nói chung có liên quan đến nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm phân tích hiện trạng và xác định các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
7.3 Phương pháp sử dụng các phép toán học
Sử dụng các phép toán học trong việc phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định hướng các kết quả nghiên cứu
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1.Sơ lược nghiên cứu vấn đề
Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy phải có những con người có tài, có đức, mà nền móng đạo đức con người phải được nhen nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non, hay nói cách khác, trẻ mầm non phải được hình thành những bước đầu về nhân cách Đối với các trẻ lứa tuổi mẫu giáo, cần phải rèn cho trẻ một số thói quen hành vi tốt như giao tiếp mạnh dạn, lễ phép biết điều chỉnh hành vi của mình như vứt rác đúng nơi qui định, biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng, biết ăn uống hợp vệ sinh, biết lao động tự phục vụ Biết yêu thích cái đẹp, cái thiện , biết nhận xét và phê phán,
Theo tác giả Nguyễn Thị Hoài An, với việc nghiên cứu các biện pháp quản lý cơ sở Mầm non khẳng định, để đạt được mục tiêu Chăm sóc – Nuôi dưỡng và Giáo Dục, đòi hỏi người cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cần có kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra Trẻ phải được chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học trong một môi trường thật tốt để có thể phát triển toàn diện như: Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối, thực hiện được các vận động cơ bản, thích nghi được với môi trường sinh hoạt ở trường Mầm Non
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội trong đó diễn ra quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục
Trang 51.2.2 Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý là tổng thể những cách thức tiến hành của chủ thể quản
lý bằng những phương tiện khác nhau nhằm tác động đến khách thể bị quản lý
để giải quyết những vấn đề trong chuỗi hoạt động làm cho hệ đó vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đề ra
1.2.3 Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
Chăm sóc là sự chào đón nhiệt tình, là những hành động cần thiết phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người được chăm sóc theo cách mà
họ mong muốn Nuôi dưỡng là sự nuôi nấng và chăm sóc để tồn tại sức khỏe và phát triển Vấn đề quan trọng của nuôi dưỡng là phải thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đang phát triển
1.3 Những vấn đề cơ bản về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
1.3.1 Vị trí của trường mầm non
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dụcquốc dân Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1
1.3.2 Vai trò của việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục
và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với bậc học mầm non Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người
1.3.3 Nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Trong trường Mầm non, nội dung chương trình chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục Chương trình Giáo dục mầm non là căn
cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng giáo viên
Trang 6mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non có chất lượng
1.4 Đặc điểm của các trường mầm non ngoài công lập
- Trong những năm qua, với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục mầm non , chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng, mạng lưới trường lớp mầm non ngày càng phát triển rộng khắp trong cả nước Loại hình
cơ sở giáo dục mầm non NCL có xu thế phát triển
- Quản lý cơ sở giáo dục mầm non NCL hiện nay có những khó khăn và bất cập: Tình trạng không ổn định về số lượng, đặc biệt là chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non NCL; thêm vào đó, công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non NCL chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của loại hình cơ sở giáo dục mầm non này
- Công tác quản lý cơ sở giáo dục mầm non nói chung và quản lý cơ sở giáo dục mầm non NCL nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng trên thực tế vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức trên bình diện cả vĩ mô lẫn vi mô
- Một số cơ sở giáo dục mầm non NCL ở nước ta hiện nay, cũng như ở một số nước trên thế giới có mô hình quản lý có hiệu quả cần được đúc rút thành các bài học kinh nghiệm để áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục mầm non NCL nước ta
- Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục;
- Là điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức
độ ngày càng cao
Trang 71.5 Nội dung quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
1.5.1 Xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Lập kế hoạch là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu Muốn có được bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi phải thực hiện tốt chức năng dự báo
1.5.2 Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Quản lý việc tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đảm bảo các nội dung, thao tác chăm sóc, nuôi dưỡng của GV, NV đúng kỹ năng, phù hợp với yêu cầu độ tuổi, gắn hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng với hoạt động giáo dục toàn diện ở các lĩnh vực giáo dục
1.5.3 Chỉ đạo việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Quản lý công tác chỉ đạo việc chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng dẫn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cao hay thấp
1.5.4 Tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường mầm non
Trong quá trình quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ , cấp Sở có quyền và trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý của các phòng GD&ĐT, kiểm tra hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non và tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình
1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
1.6.1 Các yếu tố chủ quan
- Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý và thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
- Sự biến động phức tạp của bệnh dịch, giá cả thực phẩm trên thị trường
- Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ:
Trang 8Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong 2 yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Công tác xã hội hóa giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết đối với các nhà trường
1.6.2 Yếu tố khách quan
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Chế độ, chính sách đãi ngộ của thành phố, của ngành đối với cán bộ quản lý các cấp cũng như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của các cấp
- Sự am hiểu chuyên môn, thường xuyên cập nhật
- Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của gia đình và xã hội
Kết luận chương 1
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
với vai trò là cấp học nền tảng, việc chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi này có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo
Việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non đạt chất lượng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào công tác chỉ đạo , quản
lý của đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc , nuôi dưỡng trẻ , cán bộ quản lý các cấp cần nắm vững vai trò, trách nhiệm của cấp mình quản lý đối với nội dung
về công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, từ đó mới có thể triển khai chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ quản lý cấp trường thực hiện quản lý và triển khai hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
YÊN MỸ, HƯNG YÊN 2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non của huyện Yên Mỹ
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược xây dựng con người của đất nước Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mỹ đã đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển giáo dục Mầm non, điều này được thể hiện rõ qua : “Đề án nâng cao chất lượng GDMN huyện Yên Mỹ đến năm 2020” Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương, sự nỗ lực cố gắng của tập thể các nhà
trường, GDMN Yên Mỹ đã ngày một phát triển cả về số lượng và chất lượng 2.1.2 Tình hình giáo dục mầm non của huyện Yên Mỹ
- Về quy mô phát triển GDMN: Quy mô GDMN được phát triển mạnh ở các loại hình trường lớp đáp ứng được nhu cầu giáo dục của con em nhân dân trong huyện
2.1.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên
Hiện nay 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó trên chuẩn là 45 %) Trình
độ của giáo viên có sự phân hoá rõ ràng giữa các trường trong huyện Tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao
2.1.4 Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị
Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với huyện tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định Hàng năm huyện đều có sự quan tâm đầu tư
cơ sở vật chất cho các nhà trường, trang bị mua sắm thiết bị chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ theo hướng đồng bộ và hiện đại
Trang 102.1.5 Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Năm học 2015 - 2016, chất lượng giáo dục trẻ được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 5 - 8% Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ Toàn huyện có 17 trường công lập và 5 trường mầm non ngoài công lập với nhóm, lớp thực hiện theo chương trình GDMN mới
2.2 Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non của huyện Yên Mỹ
Với 118 phiếu hỏi (Phụ lục 1) dành cho các đối tượng trả lời thuộc 5 trường Mầm non ngoài công lập huyện Yên Mỹ, cụ thể như sau:
04 Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD & ĐT Huyện;
10 Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng;
104 GV và nhân viên của 5 trường Mầm non (Sơn Ca: 24; Họa Mi: 21; Hoa Hồng: 25; Sao Khuê: 18; Mai Vàng 16) trên địa bàn phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng hoạt động lập kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng
Bảng 2.1 Kết quả quản lí việc thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng
Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi
dưỡng dựa trên các văn bản quy định
của các cấp, nhiệm vụ trọng tâm của
ngành và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
theo lứa tuổi
45 38.2 68 57,6 5 4,2 0 0
Trang 112
Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi
dưỡng sát thực tế điều kiện của địa
phương
25 21,2 70 59,3 21 17,8 2 1,7
3
Kế hoạch đảm bảo tính cân đối cả
chăm sóc và nuôi dưỡng một cách toàn
diện và có trọng tâm, trọng điểm
37 31,4 78 66,1 3 2,5 0 0
4
Đảm bảo tính tập trung, dân chủ trong
quá trình xây dựng KH chăm sóc nuôi
dưỡng
18 15,3 57 48,2 35 29,7 8 6,8
5
Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng có cơ
cấu quản lý rõ ràng, phân công trách
nhiệm cụ thể nhân lực để thực hiện
12 10,2 68 57,6 25 21,2 13 11
6
Kế hoạch đảm bảo tính linh hoạt,
thường xuyên bổ sung, điều chỉnh khi
điều kiện môi trường thay đổi
35 29,7 68 57,6 15 12,7 0 0
7
Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch,
mọi thành viên có trách nhiệm thực
hiện, không tùy tiện thay đổi khi thực
hiện KH
21 17,8 85 72 12 10,2 0 0
Kết quả thu được từ bảng 2.1 cho thấy, đa số các ý kiến đều đánh giá các nội dung có liên quan đến thực hiện hoạt động lập kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng ở mức độ tốt và rất tốt, trong đó đặc biệt thể hiện ở các nội dung như: Đa
số các ý kiến đánh giá các nội dung từ 1 đến 7 đều nằm ở mức độ tốt và rất tốt Trong đó nội dung 3 về Kế hoạch đảm bảo tính cân đối cả chăm sóc và nuôi dưỡng một cách toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm được đánh giá khá cao thể hiện trong bảng kết quả không có ý kiến đánh giá không tốt, chỉ có 2,5% ý kiến đánh giá trung bình và với 97,5% ý kiến đánh giá là rất tốt và tốt
Trang 122.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng
Bảng 2.2 Kết quả tổ chức thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường
mầm non ngoài công lập
Phân công số lượng GV, NV/lớp
dựa trên số lượng trẻ và số trẻ ăn
bán trú theo điều lệ trường MN
25 21,2 68 57,6 23 19,5 2 1,7
3
Phân công GV, NV có tính kế
thừa về độ tuổi, hỗ trợ nhau
trong công việc
27 22,9 72 61 19 16,1 0 0
4
Đảm bảo phân công nhiệm vụ
cho GV, NV đúng chuyên môn
được đào tạo
21 17,8 63 53,3 32 27,2 2 1,7
5 GV, NV được phân công nhiệm
vụ ổn định trong cả năm học 11 9,3 56 47,5 51 43,2 0 0
6
Phân công nhiệm vụ cho GV,
NV xem xét cả yếu tố điều kiện,
hoàn cảnh cá nhân
15 12,7 73 61,9 25 21,2 5 4,2
7 Phân công GV, NV đảm bảo số
lượng đủ và đúng trách nhiệm 12 10,2 75 63,5 31 26,3 0 0 Kết quả thu được ở bảng 2.2 cho thấy việc sắp xếp, sử dụng nhân lực thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng được đa số các ý kiến đánh giá ở các mức độ từ khá trở lên thể hiện từ việc áp dụng thông tư về định biên kết hợp với bố trí sắp xếp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh và thời gian thực hiện