1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam

35 747 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo số liệu từ các bộ, các địa phương, đến nay cả nước có 2176 doanh nghiệp vốn Nhà nước, với tổng vốn gần 260 nghìn tỷ đồng. Từ nay đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hoá khoảng 1500 doanh nghiệp. Tính đến tháng 10 năm 2007 cả nước đã có hơn 108 tập đoàn và tổng công ty, gồm 8 tập đoàn kinh tế, 14 tổng công ty 91, 84 tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam. Cùng với hàng ngàn công ty cổ phần ngoài quốc doanh. Giả sử mỗi công ty, tập đoàn có từ 4-5 quản trị viên thì cả nước sẽ có vài chuc ngàn quản tri viên - những người nắm giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong công ty, quyết định sự phát triển và trường tồn của công ty. Vậy kể hoạch phải đào tạo họ như thế nào để đảm bảo tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đang là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài “Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam”. Dù cho đây là một đề tài ở tầm vĩ mô - rất rộng và khó. Nhưng em vẫn mong đóng góp được một phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Em xin chân thành cám ơn cô giáo Nguyễn Thu Thuỷ đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu nâng caonăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế đã trở nên cấpthiết hơn bao giờ hết Theo số liệu từ các bộ, các địa phương, đến nay

cả nước có 2176 doanh nghiệp vốn Nhà nước, với tổng vốn gần 260nghìn tỷ đồng Từ nay đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hoá khoảng 1500doanh nghiệp Tính đến tháng 10 năm 2007 cả nước đã có hơn 108 tậpđoàn và tổng công ty, gồm 8 tập đoàn kinh tế, 14 tổng công ty 91, 84tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng công ty thuộcTập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam Cùng với hàngngàn công ty cổ phần ngoài quốc doanh Giả sử mỗi công ty, tập đoàn

có từ 45 quản trị viên thì cả nước sẽ có vài chuc ngàn quản tri viên những người nắm giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong công ty, quyếtđịnh sự phát triển và trường tồn của công ty Vậy kể hoạch phải đào tạo

-họ như thế nào để đảm bảo tính cạnh tranh và sự phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp đang là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của toàn xãhội

Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài “Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam” Dù cho đây là một

đề tài ở tầm vĩ mô - rất rộng và khó Nhưng em vẫn mong đóng gópđược một phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp phát triển củađất nước

Trang 2

Em xin chân thành cám ơn cô giáo Nguyễn Thu Thuỷ đã giúp đỡ emhoàn thành đề án này.

NỘI DUNG

1 Tổng quan về nhà quản tri và nhà quản trị doanh nghiệp.

1.1 Khái niệm về nhà quản trị.

Tất cả các thành viên của tổ chức đều được chia làm 2 loại:

Loại I: Những người thừa hành là những người chịu trách nhiệm thựchiện 1 công việc 1 nhiệm vụ và không có quyền hoạch định chỉ huy haygiám sát hoạt động những người khác

Trang 3

Loại II: Là những người trách nhiệm hoạch định tổ chức chỉ huy giámsát hoạt động của những người khác họ chính là nhà quản trị Nhà quảntrị chính là những người tổ chức hoạt động quản trị.

Phân loại nhà quản trị :

Cấp 1: Các nhà quản trị cấp cao là những người chịu trách nhiệm

ra các quyết định chiến lược tổ chức thực hiện chiến lược duy trì sự tồntại và phát triển của tổ chức Chức danh là chủ tịch, phó chủ tịch, uỷviên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc,phó giám đốc

Cấp 2: Các nhà quản trị cấp trung gian là những người đưa ranhững quyết định chiến thuật, là những người có trách nhiệm tổ chứcthực hiện các kế hoạch chính sách của doanh nghiệp, phối hợp hoạtđộng của các cá nhân nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao Chức danh

là trưởng, phó trưởng phòng, quản đốc, chánh phó văn phòng…

Cấp 3: Cấp cơ sở là những người đưa ra các quyết định tàinguyên có nhiệm vụ hướng đẫn kiểm tra đôn đốc những người do mìnhphụ trách để hoàn thành nhiệm vụ được giao Chức danh là tổ trưởng,

tổ phó các tổ sản xuất, tổ làm hàng…

1.2 Nhà quản trị khác người điều hành, lãnh đạo ?

Trang 4

Lãnh đạo dùng để chỉ những nhà quản trị cao cấp, hẹp hơn là chỉnhững người đứng đầu tổ chức.

Doanh nhân là những người lấy kinh doanh làm mục đích cuộcsống luôn tìm kiếm các cơ hội kinh doanh là những người có phẩm chấtsẵn sàng chấp nhận rủi ro trên thị trường để khẳng định tài năng củamình

Ở Việt Nam, người ta ít nhắc đến vai trò của các nhà quản trị doanh nghiệp (là những người chủ thực sự của đồng vốn hoặc đại diện cho những người bỏ vốn để lo việc quản lý, giám sát công ty nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn) Người ta thường nhắc đến vai trò của các tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp (là những người điều hành công ty theo những mục tiêu ngắn hạn, nặng về tìm kiếm lợi nhuận cho công ty) Trong doanh nghiệp, nhà quản trị thường lẫn với người điều hành, có nghĩa là mục tiêu dài hạn thường lẫn với mục tiêu ngắn hạn Trong khi đó, người điều hành thường có dịp “ra lệnh” nhiều hơn, tiếp xúc với công chúng nhiều hơn, thành tích thường dễ được biết tới hơn nên nhà quản trị thường bị lấn sân, vai trò không phát huy lên được

Do có nhiều quan điểm khác nhau về lãnh đạo và quản trị nêncũng có nhiều quan điểm về nhà quản trị và người lãnh đạo Có quanđiểm coi lãnh đạo khác với quản trị và do đó quan niệm các nhà lãngđạo là những người đứng đầu doanh nghiệp và hoạt động ở tầm chiếnlược còn các nhà quản trị là những người điều hành hoạt động hàngngày của doanh nghiệp Hay có thể nói ví von rằng nhà quản trị thường

Trang 5

được xem như người lái tàu, còn nhà lãnh đạo là người vạch ra conđường cho tàu đi

Song cũng có nhiều nhà quản trị học không phân biệt giữa quản trị vàlãnh đạo vì cho rằng lãnh đạo là một loại hoạt động quản trị đặc biệt,hoạt động quản trị có tính chiến lược và thuộc nhiệm vụ của nhà quảntrị cấp cao

Tuy nhiên, người lãnh đạo ngoài khả năng định hướng và tiênliệu còn cần thêm khả năng thuyết phục, động viên cả tổ chức đi đúnghướng và viễn kiến của mình Thế nên, nhà lãnh đạo giỏi còn cần ngườiquản trị giỏi để điều hành tổ chức hướng tới mục tiêu đã định

1.3 Nghề quản trị doanh nghiệp.

Qua câu tục ngữ 'một người biết lo bằng cả kho người [biết] làm'

có thể thấy từ ngàn xưa, các cụ chúng ta đã nắm được cái cốt lõi củanghề quản trị Đấy là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống hàngngày, từ sinh hoạt gia đình và cộng đồng Người biết lo là người làmviệc bằng cái đầu của mình, suy nghĩ, lắng nghe, cân nhắc, tổ chức,hành động và ra các quyết định dứt khoát Nghề quản trị nói nôm na lànghề của những người biết lo, họ sống bằng sự biết lo của mình Rấttiếc trong thời gian dài, với kinh tế thuần nông, nặng về tự cung tự cấpnên phân công lao động ở nước ta chưa phát triển mạnh để có nhữngngười có thể sống bằng cái tài biết lo của mình, để hình thành nghề và

lý luận về quản trị như ở những nơi khác trên thế giới

Trang 6

Những người biết lo thời ấy đồng thời cũng là những người làm,chưa ai sống chỉ bằng cái nghề biết lo (trừ tầng lớp quan lại, là nhữngngười lẽ ra chỉ sống bằng cái tài biết lo của mình) Sự phân công laođộng đơn sơ ấy cũng đã là một bước tiến vì một xã hội có nhà nước(quan lại là người phải biết lo) và tuyệt đại bộ phận nhân dân làm việcvới một số người vừa biết lo và vừa làm việc (chân tay) trong các tổchức nhỏ như gia đình, làng xóm, đã là một sự tiến bộ lớn so với xã hộikhông có nhà nước Tuy nhiên, cái gì cũng có nhiều mặt, sự phân côngquan - dân cũng có những mặt tiêu cực, và đáng tiếc mãi cho đến nay,chúng ta vẫn chưa hiểu đúng sự phân công lao động xã hội, thường chỉthấy các mặt tiêu cực nên đã có các chủ trương hết sức phản khoa họcnhư chạy theo mục tiêu xóa bỏ nhà nước, hay chỉ coi lao động (chântay) là chân chính

Hoàn cảnh xã hội ấy, sự thiếu hiểu biết ấy đã khiến chúng takhông mấy chú ý đến nghề quản trị Những người làm nghề quản trịchân chính là những người lao động cật lực, lao tâm khổ tứ, nhưng lạirất dễ bị coi là kẻ “ăn bám”, “ngồi mát ăn bát vàng”, kẻ “bóc lột”, v.v

và người ta đã bao lần săn đuổi họ, thậm chí dư luận cũng chẳng hiểu

rõ vai trò của họ Thật không may cho đất nước chúng ta là đã cónhững người lãnh đạo ít hiểu biết, làm nghề quản trị mà không hiểutầm quan trọng của nó, không biết làm cho người dân hiểu rõ vai tròcủa nghề này mà lại kích nhân dân khinh miệt nghề ấy; quả thực họ làcác nhà quản trị tồi

Trang 7

Nhà quản trị thường được hiểu như người lãnh đạo, quản lý, điềuhành nếu họ làm những việc ấy như một kế sinh nhai trong một tổ chứcnào đó (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức philợi nhuận) Như vậy, nhà quản trị phải biết lo, nhưng người biết lo chưahẳn đã là nhà quản trị chuyên nghiệp (như chủ gia đình chẳng hạn)

Nghề quản trị doanh nghiệp thực sự nở rộ trong khoảng 100 nămqua và nhà lý luận lỗi lạc nhất về nghề này là học giả gốc Áo ông Peter

F Drucker (1909-2005) - người tôn vinh nghề quản trị

Các nhà quản trị biết lo về mục tiêu, sứ mệnh, các giá trị của tổchức của mình Họ phải xác định rõ sứ mệnh Sứ mệnh phải hướng tổchức tập trung vào hành động Nó xác định các chiến lược cụ thể cầnthiết để đạt các mục tiêu cốt yếu Nó tạo ra một tổ chức có kỷ luật.Riêng nó có thể ngăn chặn căn bệnh thoái hóa phổ biến nhất của các tổchức, đặc biệt ở các tổ chức lớn: vung các nguồn lực luôn hạn hẹp củamình vào những thứ “thú vị” hay có vẻ “có lời” hơn là tập trung chúngvào một số rất nhỏ các nỗ lực sinh lợi Sứ mệnh của một tổ chức nêntránh những tuyên bố to tát, hoành tráng, đầy những ý định tốt mà phảitập trung vào các mục tiêu có quan hệ mật thiết thật rõ ràng đối vớicông việc mà tổ chức sẽ thực hiện

Các nhà quản trị phải biết rõ các giả thiết của mình về thị trường,

về việc nhận dạng các khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, các giá trị

và cách ứng xử của họ, về công nghệ và động học của nó, về nhữngđiểm mạnh và điểm yếu của tổ chức Các giả thiết ấy là cái Peter

Drucker gọi là lý thuyết kinh doanh của một công ty Các giả thiết này

Trang 8

quy định ứng xử của tổ chức, xác định các quyết định của nó về phảilàm cái gì và không làm cái gì, và xác định cái gì được tổ chức coi làkết quả có ý nghĩa Các giả thiết có thể đúng hay sai, và kết quả kinhdoanh phụ thuộc rất nhiều vào các giả thuyết ấy và phải thường xuyên

rà soát lại chúng, nhất là khi có biến động hay khủng hoảng Người biết

lo là người có dũng khí vứt bỏ một lý thuyết đã lỗi thời và tạo ra lýthuyết mới

Công việc của nhà quản trị là hướng các nguồn lực và nỗ lực củadoanh nghiệp đến các cơ hội để đạt những kết quả đáng kể Nghe có vẻđơn giản nhưng trong thực tế, người ta thường không hướng tới các cơhội mà lại hướng vào các vấn đề, và nhiều khi vào các vấn đề dẫu cóthành công cũng không đóng góp mấy cho kết quả kinh tế đáng kể.Người biết lo là người hiểu được sự khác biệt giữa các việc đúng (cácviệc mang lại kết quả đáng kể) và làm việc một cách hiệu quả Thật vôích đi làm một cách hiệu quả những công việc không nên làm Làmhiệu quả một việc không đúng là vô nghĩa Tìm ra các việc đúng là hếtsức quan trọng Thế có nghĩa là nắm được các cơ hội, rồi khiến nhânviên của mình (người biết làm) thực hiện chúng một cách hiệu quả để

có kết quả đáng kể

Nhận ra các cơ hội để hướng các nguồn lực vào nhằm đạt kết quảđáng kể không phải là chuyện dễ làm Và không có các chỉ dẫn vạnnăng để làm việc đó Và thật may là không có các cẩm nang, thủ tục,thuật toán hay những cái tương tự để làm việc đó, vì nếu giả như có thểthì cái cốt lõi của nghề quản trị có thể được tự động hóa, chẳng còn chi

Trang 9

hứng thú và còn quan trọng hơn, sẽ chẳng còn có sự sáng tạo và đổimới! Tuy nhiên, dựa vào vào sứ mệnh, chiến lược và các giá trị đãđược xác định của tổ chức, sử dụng hữu hiệu thông tin về môi trường(thị trường, khách hàng, xã hội, v.v.) có thể nhận ra các cơ hội dựa trêncác nguyên lý khoa học (tất nhiên trực giác và sự am hiểu, nhạy béncủa nhà quản trị có vai trò lớn)

Nghề quản trị có thể học được thông qua đào tạo, rèn luyện vàhoạt động thực tiễn Năng lực bẩm sinh cũng có vai trò, nhưng nếukhông chăm chỉ học suốt đời thì cũng khó trở thành nhà quản trị hiệuquả Xã hội càng hiểu rõ vai trò của họ, nhà nước càng có chính sáchkhuyến khích họ phát triển, và bản thân họ càng hiểu rõ trách nhiệmcủa mình với doanh nghiệp, với cộng đồng và xã hội thì sự phát triểncủa đất nước càng nhanh, càng bền vững

Nghề quản trị là một nghề của vinh quang và căy đắng.

Thu nhập khổng lồ của các nhà quản trị hàng đầu không chỉ đơn thuần là chuyện riêng của các CEO mà còn phản ánh những xu hướng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp ngày nay Các CEO luôn có mức lương “mơ ước” của bất kỳ ai cùng với những địa vị đầy quyền uytrong những tập đoàn kinh tế đa quốc gia Có thể bất cứ ai cũng hy vọng một ngày được trở thành CEO “ giàu có và thế lực” như vậy

Vinh quang như vậy của các CEO thì hẳn ai cũng biết, nhưng đồng hành của với vinh quang của các CEO cũng là những “cay đắng” đáng buồn thì có lẽ ít người biết đến

Trong những tháng cuối năm 2003, tầng 12 một cao ốc ở trung tâm

Trang 10

Seoul, Hàn Quốc và tầng 56 của Khách sạn Aston ở thủ đô Jakarta, Indonesia đều chứng kiến hai số phận cùng phủ lên mình một “màn sương tang tóc” Hai nhà doanh nghiệp lừng danh, hai người đàn ông một thời là thần tượng của biết bao bạn trẻ, đã từ đây nhảy lầu tự vẫn Một người là Chung Mong Hun, chủ tịch tập đoàn Hyundai Asian, một trong những trụ cột của sức mạnh kinh tế Hàn Quốc và một người nữa

là Manimaren, chủ tịch Texmaco, tập đoàn dệt may lớn nhất Indonesia

Khi những “tấm ván thiên” đóng lại thì những gì là thực trong cuộc sống của hai nhà doanh nhân trên bắt đầu hiện ra Chỉ cách đấy ít giờ, ai ai khi nghĩ đến Chung Mong Hun và Manimaren là nghĩ đến quyền uy của những ông vua mới trị vì các “vương quốc kinh tế” hiện đại, kiêu hùng cùng vẻ mặt cao sang, những nụ cười lịch lãm,

Còn giờ đây, khi nhìn thấy những “thi thể” không vẹn toàn,

người đời hiểu thêm rằng thì ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp,

sự vinh quang tột đỉnh và nỗi bất hạnh tận cùng đôi khi chỉ cách nhau một làn sương mỏng

Điểm mặt các doanh nghiệp thế giới độ chục năm trở lại đây, không ít bài học cay đắng đã được rút ra từ trường hợp của nhiều doanhnhân đầy tham vọng cứ đi như bị ma ám vào bước đường cùng Đã có một giám đốc một công ty nổi tiếng nối hai cực điện 220V vào người rồi tự đóng cầu dao tự sát vì không chịu nổi những sức ép trách nhiệm

Có giám đốc khách sạn đã thắt cổ tự vẫn bởi những bất đồng trong tổ chức Có vị nữ tổng giám đốc giỏi giang, thành đạt bị nhồi máu cơ tim

và qua đời ngay sau một cuộc họp căng thẳng Năm 1994, Peter Smith,

Trang 11

chủ tịch hãng may Temaxco lớn nhất của Pháp khi đang trên đỉnh của vinh quang với cuộc đầu tư hàng trăm triệu USD, với hàng chục xưởng may và gần 100.000 công nhân, đã kể với bạn bè rằng mới đi xem tướng, “thầy” bảo cuối đời sẽ cực kỳ khốn khó, “chết không có chiếu

mà chôn” Tưởng là câu chuyện vui, thế mà chỉ chưa đầy chục năm sau, sự khắc nghiệt của thương trường đã biến điều đó thành sự thật Hãng Temaxco phá sản do có những gian lận về tài chính còn Peter Smith thì “ngồi bóc lịch” trong nhà giam

Loại trừ một số những kẻ rắp tâm lừa đảo phải dấn thân vào con đường tù tội, phần lớn các nhà quản trị doanh nghiệp bị khuynh gia bại sản bởi những rủi ro ngoài sự kiểm soát của mỗi cá nhân Có người đặt câu hỏi, một khi đã có tài sản cả chục triệu USD, nếu họ chỉ cần gửi tiền vào ngân hàng thì không những họ mà cả con cháu họ nữa, suốt đời sống trong nhung lụa, vinh hoa phú quý Vậy họ tiếp tục lao vào thương trường để làm gì rồi sau đó rất có thể là sự khổ nhục hoặc thậm chí là của “lưỡi hái tử thần”?

Từ lâu rồi, khoa học dã chứng minh rằng, hành vi của các doanh nhân tại một thời điểm nào đó thường được quyết định bởi nhu cầu mạnh nhất của họ Abraham Maslow, một nhà kinh tế học nổi tiếng đã đưa ra một hệ thống phân cấp khá thuyết phục về nhu cầu của doanh nhân Ông cho rằng, theo bản năng sinh tồn thì nhu cầu mạnh nhất của con người là nhu cầu sinh lý Khi chúng được thoả mãn, hoặc dù chưa được thoả mãn hoàn toàn, thì tiếp đó là nhu cầu về an toàn, rồi nữa là nhu cầu xã hội (giao tiếp), kế đến là nhu cầu được tôn trọng, cuối cùng

Trang 12

là nhu cầu tự khẳng định mình.Cứ thứ tự như vậy, một khi nhu cầu ở bậc trên được thoả mãn thì mối quan tâm chuyển sang nhu cầu ở bậc kếtiếp theo

Đến đây, có thể lý giải được tại sao các nhà doanh nghiệp “thừa

ăn thừa tiêu”, được xã hội tôn trọng mà vẫn chưa thỏa mãn, chính vì họmuốn tự khẳng định mình Cũng như một nhạc sỹ là phải chơi nhạc, một vị tướng thì phải cầm quân, một giáo sư thì phải lên bục giảng,

và như vậy, nhà doanh nghiệp phải luôn bước ra thương trường Sau nhiều thế kỷ lần mò, đến nay các quốc gia đã xác định được rằng nếu không có một đội ngũ doanh nghiệp hùng mạnh thì không thể có một đất nước hưng thịnh với một đội ngũ nhà quản trị doanh nghiệp tài ba

Và từ sự ra đi không thanh thản của nhiều nhà quản trị, mọi

người càng hiểu ra rằng, quản trị doanh nghiệp là một trong những nghề cực kỳ mạo hiểm, khắc nghiệt nhất và đôi khi cũng cực kỳ bạc bẽo Vì lẽ đó, chúng ta cũng nên tỏ lòng cảm phục những nhà quản trị doanh nghiệp bằng tài năng, phẩm giá của mình đã làm nên sự nghệp

và trụ vững thành công

Nghề quản trị có thể học được thông qua đào tạo, rèn luyện và hoạt động thực tiễn Năng lực bẩm sinh cũng có vai trò, nhưng nếu không chăm chỉ học suốt đời thì cũng khó trở thành nhà quản trị hiệu quả

Xã hội càng hiểu rõ vai trò của họ, nhà nước càng có chính sách khuyến khích họ phát triển, và bản thân họ càng hiểu rõ trách nhiệm

Trang 13

của mình với doanh nghiệp, với cộng đồng và xã hội thì sự phát triển của đất nước càng nhanh, càng bền vững.

1.4 Vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau Các vai trò này được chia thành ba nhóm:

a) Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người

trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức

Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viêncủa tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp

Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới

quyền trong tổ chức

Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân

viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhânviên

Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác để hoàn thành công

việc được giao cho đơn vị của họ

b) Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy

quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị

Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có

nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung

Trang 14

quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướngtới hoạt động của tổ chức

Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên

quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ

Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra

bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp

c) Vai trò quyết định:

Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị

tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng côngnghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng

Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm

xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chứcsớm trở lại ổn định

Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp

lý giúp đạt hiệu quả cao Các tài nguyên bao gồm con người,tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu

Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với

những đơn vị khác cũng như với bên ngoài

1.5 Kỹ năng hay các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp

cần có của nhà quản trị doanh nghiệp.

Trang 15

Kỹ năng kỹ thuật là những hiểu biết về thực hành theo qui trình

ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó Chẳng hạn, đó là kỹ nănghoạch định chiến lược kinh doanh, kỹ năng tổ chức hoạt độngmarketing, kỹ năng tổ chức lao động khoa học …

Kỹ năng kỹ thuật chỉ có thể và được hình thành thông qua học tập tạicác trường quản trị kinh doanh và sẽ được phát triển trong quá trìnhthực hành nhiệm vụ quản trị cụ thể

Kỹ năng quan hệ với con người chính là khả năng làm việc

cùng, hiểu và khuyến khích người khác trong quá trình hoạt động, xâydựng các mối quan hệ tố giữa người với người trong quá trình thực hiệncông việc Khả năng tạo ra bầu không khí lành mạnh tích cực trong tậpthể mà nhà quản trị làm việc, khả năng giao tiếp khả năng truyền đạt.Càng ngày, kỹ năng này càng được coi là đóng vai trò rất quan trọngđối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Kỹ năng quan hệ với con người chứa đựng yếu tố bẩm sinh, chịu ảnhhưởng nhiểu bởi nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của nhà quản trị

Kỹ năng nhận thức chiến lược là kỹ năng phân tích, nhạy cảm

trong dự báo về cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh để xâydựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn xảy ra với sự tận dụng tối

đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa

Kỹ năng nhận thức chiến lược không phải là kỹ thuật hoạch định chiếnlược mà là tầm nhìn, tính nhạy cảm và bản lãnh chiến lược chỉ có thểhình thành từ tri thức, nghệ thuật và bản lĩnh kinh doanh được nhà quản

Trang 16

trị hun đúc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản trị của mình Môitrường kinh doanh càng mở rộng và biến cố bao nhiêu, càng cần cácnhà quản trị có kỹ năng nhận thức chiến lược bấy nhiêu.

Yêu cầu vể kỹ năng quản trị ở từng cấp quản trị

NQT cấp cao Nhận thức chiến

lượcNQT cấp trung gian Kĩ năng quan hệ với người

khác

Mỗi nhà quản trị đều cần thiết phải có đủ các kỹ năng cơ bản: kỹnăng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với con người và kỹ năng nhận thứcchiến lược

Việc đòi hỏi cụ thể đối với mỗi nhà quản trị về các kỹ năng trên lại phụthuộc vào vị trí hoạt động của họ: nhà quản trị đang hoạt động ở cấpnào trong hệ thống bộ máy quản trị doanh nghiệp Có thể mô tả tính ưutiên của các kỹ năng đối với mỗi nhà quản trị: nhà quản trị cấpcao( lãnh đạo) cần được ưu tiên kỹ năng nhận thức chiến lược, nhàquản trị cấp trung gian cần được ưu tiên kỹ năng quan hệ với con người

và nhà quản trị cấp thừa hành cần được ưu tiên kỹ năng kỹ thuật

b) Các chuẩn mực cần có của nhà quản trị doanh nghiệp

Hiện có rất nhiều chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệpkhác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm thực tế của mỗi công ty, trình độ và

Trang 17

khả năng nhận thức của mỗi nhà quản trị Ở đây chúng ta sẽ xét đến 3quan điểm khác nhau về những chuẩn mực này Đó là quan điểm củacác nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, quan điểm của các nhà quảntrị thuộc 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật.

b.1 Quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam:

Theo Ông Trần Bá Trung - Giám đốc Công ty Tài chính Bưu điện: Nhàquản trị cần có Tâm, Trí và Đức

Hội đồng quản trị (HĐQT) là những đại diện tinh tú nhất, cónăng lực nhất, dành nhiều tâm trí nhất cho cổ đông, hay cho các chủ sởhữu HĐQT sẽ quyết định quyền và lợi ích của chủ sở hữu Bởi vậy,thành viên HĐQT chính là các nhà quản trị, họ cần phải đạt những tiêuchí nhất định, tôi tạm chia ra 3 tiêu chí: Tâm, Trí và Đức

Thứ nhất, nhà quản trị có tâm là người biết lo, biết nghĩ đến cái chung,đến lợi ích của cả cộng đồng, chứ không phải chỉ nghĩ đến lợi ích cánhân mình hay của một nhóm nhỏ các cá nhân Một công ty có thể chỉ

có 3-5 cổ đông, hoặc 100, thậm chí hàng nghìn cổ đông, trong đó có cổđông chi phối và cổ đông không chi phối Các cổ đông không chi phối

là những cổ đông nhỏ, ít tiền, nhưng chiếm tỷ lệ lớn trong xã hội và rấtphân tán Vậy làm sao để tập hợp họ lại với nhau? Chính là nhờ cái tâmcủa các thành viên HĐQT

Cái tâm ấy thể hiện trong những hành vi bình thường của nhà quản trị,thể hiện ở sự quan tâm đến lợi ích của số đông

Thứ hai, nhà quản trị phải có Trí, hay nói cách khác là có nănglực chi phối, năng lực quản trị, năng lực nói cho người khác nghe Để

Ngày đăng: 22/07/2013, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w