1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nâng cao dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp tại Việt Nam

10 828 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Quan hệ công chúng trong phim truyện nhựa VN hiện nay: Chương1: Quan hệ công chúng và công chúng của các bộ phim VN hiện nay (khái niệm, thực trạng) Chương2: Nghiên cứu công chúng của các bộ phim Để Mai Tính, Hotboy nổi loạn, Những nụ hôn rực rỡ, Bi ơi đừng sợ, Gái nhảy, Nụ hôn thần chết, Chuông reo là bắn. (công chúng ảnh hưởng gì tới nội dung, diễn viên của bộ phim; nhận thức của hãng phim về tầm quan trọng của xác định công chúng; hãng phim nccc ntn?) Chương 3: Hoạt động quan hệ công chúng của hãng phim khi cho ra mắt phim. (tổ chức sự kiện, quảng bá ra sao?) Chương 4: Những vấn đề đặt ra và giải pháp cho sự phát triển của quan hệ công chúng trong phim truyện nhựa VN. 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo nhiều nghiên cứu có uy tín, thế kỷ XXI sẽ là kỷ nguyên của toàn cầu hóa, trong đó thông tin đóng vai trò chiến lược, tác động đến hầu hết các lĩnh vực chủ yếu trong xã hội, từ kinh tế cho đến chính trị, văn hóa…Yếu tố cạnh tranh về mặt thông tin sẽ ngày càng gay gắt và trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Những thành tựu công nghệ mới như điện toán đám mây, vệ tinh liên lạc viễn thông, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, điện thoại di động kết nối internet…tất cả đang tạo nên những bước đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, việc các luồng thông tin tràn ngập khắp nơi với số lượng khổng lồ và khó kiểm chứng dễ gây ra tình trạng nhiễu loạn thông tin, từ đó gây ra những xáo trộn xã hội; các công ty có thể bị mất uy tín, lòng tin của nhà đầu tư, khách hàng có thể bị lung lay và các quyết định kinh doanh không còn chính xác. Ngoài ra, không phải tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nào cũng có bộ phận thông tin chuyên nghiệp có khả năng truyền đạt chính xác, đúng nơi, đúng chỗ, đúng liều lượng thông tin đến đúng đối tượng mục tiêu của mình để đạt được hiệu quả tâm lý hoặc hành động như mong đợi. Chính vì thế, các tổ chức, cơ quan, chính phủ và doanh nghiệp rất cần có sự can thiệp của hoạt động quản lý thông tin chuyên nghiệp. Đó cũng chính là cơ sở dẫn đến sự ra đời và phát triển của ngành Quan hệ công chúng, hay còn gọi là PR (Public Relations). Tại Việt Nam, ngành PR mới du nhập vào khoảng những năm 90 của thế kỷ XX đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường, song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ hội nhập. Bước vào thiên niên kỉ mới, tiến trình mở cửa được đẩy mạnh với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện này dẫn đến những thay đổi cơ bản trong xã hội và nền kinh tế Việt Nam. Đây là một cơ hội tốt, mảnh đất màu mỡ tiềm năng cho ngành PR phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, PR Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, mới chỉ tập trung ở một số mảng riêng lẻ như tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí…Trong khi một nền PR chuyên nghiệp chưa được hình thành thì đã xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như “ PR đen” tự tạo tai tiếng để được nổi tiếng, xây dựng quan hệ báo chí bằng cách mua chuộc nhà báo…Và một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh tổng thể ngành PR tại Việt Nam chính là các công ty PR (PR Agency). Hiện tại đang có rất nhiều các công ty được lập nên hoặc mở rộng thêm dịch vụ được coi là PR với các chức năng như: tổ chức lễ động thổ, khai trương…hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, thời vụ và thiếu trách nhiệm. Chính những hoạt động này đã gây ra những nhận thức rất sai lệch về ngành PR trong xã hội.Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao dịch vụ của các công ty PR tại Việt Nam là một đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao và rất cần thiết trong bối cảnh ngành PR tại Việt Nam hiện nay. Nhìn dưới góc độ của người nghiên cứu, tác giả nhận thấy nét nổi bật của ngành PR Việt Nam hiện nay là sự thiếu chuyên nghiệp. Mặc dù số lượng các công ty truyền thông tăng mạnh, nhưng số công ty cung cấp dịch vụ PR chuyên nghiệp còn rất khiêm tốn. Sự thiếu hụt một hệ thống cơ sở lý luận khoa học, một khung pháp lý và quy tắc ứng xử hay quy định về đạo đức nghề nghiệp đã khiến PR Việt Nam nói chung hay hoạt động của đại đa số công ty PR Việt Nam nói riêng thiếu một nền tảng vững chắc, cũng như chưa có định hướng phát triển, hoạt động, chất lượng dịch vụ cung cấp đúng đắn để được coi là một chuyên ngành thật sự. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động PR chuyên nghiệp là vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với các công ty PR nói riêng và toàn ngành PR nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Như đã đề cập ở trên, PR vẫn là một ngành khá mới mẻ tại Việt Nam, những nghiên cứu về PR và đặc biệt là chất lượng dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp nói riêng hay của ngành PR nói chung vẫn còn rất hạn chế. Một trong số ít những nghiên cứu về ngành PR nói chung dưới góc nhìn của PR phải kể đến 2 cuốn sách “PR Lý luận và ứng dụng” và cuốn “ngành PR tại Việt Nam” của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên. Trong chương 1 của cuốn sách “PR lý luận và ứng dụng” của PGS TS. Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2008, NXB Lao động và Xã hội đã đưa ra những lý luận chung về PR, so sánh PR với quảng cáo, marketing, dân vận và tuyên truyền. các lý thuyết về PR trong doanh nghiệp, vai trò của PR trong doanh nghiệp. Trong chương 6 “ Ngành PR và những vấn đề pháp luật ” đã đi sâu vào phân tích các hoạt động, dịch vụ PR cần phải tuân thủ pháp luật và đạo đức ra sao. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng được sử dụng trong khóa luận này. Trong phần I của cuốn sách “ Ngành PR tại Việt Nam ” của PGS TS.Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên),2010,NXB Lao động và Xã hội đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về ngành PR tại Việt Nam. Chương 1, 2, 3 lần lượt đưa ra những phân tích, đánh giá về sự hình thành, phát triển và xu hướng của ngành PR tại Việt Nam. Đặc biệt, trong chương 2 “ Khái quát diện mạo PR chuyên nghiệp tại Việt Nam” tác giả đã có riêng một phần giới thiệu về “ Các công ty PR chuyên nghiệp” với danh sách các công ty PR được nhiều người biết đến và đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các công ty PR Việt Nam so với các công ty PR nước ngoài. Tuy nhiên, do đây là một nghiên cứu chung nhất về ngành PR tại Việt Nam nên chỉ đề cập qua về các công ty PR chuyên nghiệp tại Việt Nam. Cuốn sách cũng cung cấp một số biểu đồ thống kê từ “ Khảo sát của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2007” liên quan đến lĩnh vực PR, đây thực sự là một trong những tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả khi thực hiện khóa luận này. Bên cạnh đó, cuốn “ Kỷ Yếu Hội Thảo - Quan hệ công chúng - Lý luận và thực tiễn ” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã tập hợp những bài viết, bài tham luận trong Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức cuối năm 2006 về chủ đề ngành Quan hệ công chúng - lý luận và thực tiễn Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thực tiễn và hệ thống lý luận một cách cơ bản của ngành PR tại Việt Nam trong khoảng năm năm trước đây. Chính nhờ những bài tham luận này, tác giả có thể nhìn thấy rõ hơn tiến trình phát triển của ngành PR tại Việt Nam nói chung cũng như những phát triển về dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp tại Việt Nam nói riêng. Khi nghiên cứu về chất lượng dịch vụ của các công ty PR nội địa, có một tài liệu tham khảo hữu ích là nghiên cứu khảo sát thị trường truyền thông của công ty FTA ( Công ty TNHH Nghiên cứu thị trường định hướng ). FTA đã thực hiện rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Truyền thông, PR và Quảng cáo tại Việt Nam. Hoạt động nghiên cứu này được FTA tiến hành cách đây 6 năm nhằm mục đích cung cấp cho các nhà tiếp thị, quảng cáo và PR những thông tin liên quan đến các xu hướng của ngành tại Việt Nam. Quá trình nghiên cứu này được thực hiện hàng năm thông qua việc gửi những phiếu khảo sát đến chuyên gia maketing của các công ty và tập đoàn đang hoạt động tại Việt Nam. Bảng khảo sát năm 2008 đã được FTA gửi tới 150 chuyên gia maketing cấp cao của các công ty và tập đoàn đang hoạt động tại Việt Nam, chủ yếu là tại thành phố Hồ Chí Minh, đã sử dụng các dịch vụ PR và quảng cáo trong suốt năm đó. Tuy nhiên, đây là khảo sát về ngành truyền thông nói chung nên với riêng lĩnh vực PR, nghiên cứu này chỉ cung cấp được những đánh giá cơ bản về sự nhận biết thương hiệu, công ty PR chuyên nghiệp được nhiều tổ chức biết đến nhất và một số tiêu chí mà các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đánh giá về các công ty PR như: Sự sáng tạo, tính linh hoạt, khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng, hiệu quả của các giải pháp truyền thông Khi nghiên cứu về chất lượng dịch vụ nói chung, có một số những nghiên cứu quan trọng không thể bỏ qua đó là nghiên cứu của Parasuraman & ctg ( 1988,1991). Parasuraman & ctg ( 1988, trang 17 ) đã đưa ra định nghĩa chất lượng dịch vụ cũng như đưa ra những nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ ( gọi là thang đo SERVQUAL ). Sau đó là thang đo SERVPERF được các tác giả Cronin & Taylor (1992) đưa ra dựa trên việc khắc phục những khó khăn khi sử dụng thang đo SERVQUAL cũng với 5 nhân tố của chất lượng dịch vụ: độ tin cậy, độ phản hồi, sự bảo đảm, sự cảm thông và tính hữu hình với 22 biến quan sát được sử dụng để đo lường 5 nhân tố kể trên. Tuy nhiên, với mỗi loại hình dịch vụ khác nhau, đặc biệt là dịch vụ PR có những đăc thù riêng của mình, tác giả đã tổng hợp và đối chiếu lý thuyết trên để sử dụng hợp lý trong khóa luận của mình. Ngoài những nghiên cứu trên, thì còn có một số bài viết và nghiên cứu khác về hoạt động của các công ty PR chuyên nghiệp mà tác giả có tham khảo như: Cuốn sách “ Bắt đầu hoạt động kinh doanh một công ty PR chuyên nghiệp” ( Start up your own Public Relations Bussiness – Your step by step guide to success ) của Entrepreneur Press và Jacquelyn Lynn, xuất bản năm 2009, 177 trang. Tác giả của cuốn sách đưa ra những loại hình của các công ty PR chuyên nghiệp hiện nay và các dịch vụ nên có của các công ty này. Cuốn sách cũng hướng dẫn những người có ý định mở công ty PR cần xác định những công việc cần làm từng bước một để vận hành tốt hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ thông tin thay đổi và tác động lớn đến xã hội như hiện nay, những chiến lược trong quá khứ đôi khi không phù hợp với hiện tại và những chiến lược hiện tại đôi khi chẳng phù hợp với tương lai. Thông qua cuốn sách, tác giả cho thấy một ngành công nghiệp PR tại các nước phát triển đang vận hành ra sao, và đây cũng là một bài học cho các công ty PR còn non trẻ tại Việt Nam. Cuốn sách “Quản lý một công ty PR để phát triển và sản sinh lợi nhuận” (Managing a Public Relations Firm for Growth and Profit) của A.C.Croft được tái bản lần thứ 2 năm 2006, 301 trang. Cuốn sách đưa ra quan điểm về một công ty PR chuyên nghiệp. Những quy tắc cần được thực hiện để phát triển tốt một công ty PR. Các hoạt động marketing, quản lý nhân lực, thời gian, các chiến lược với giới truyền thông, khách hàng để sản sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, cuốn sách đề cập nhiều đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh hơn là chất lượng dịch vụ PR chuyên nghiệp. Vì thế, tác giả chỉ chọn lọc những thông tin thực sự cần thiết để tham khảo. Bài viết “ Làm sao để sử dụng một công ty PR trong giai đoạn khởi động ”( How to use a PR Firm at start-ups) của Mark Suster đăng ngày 23 tháng 01 năm 2011 đã đưa ra rất nhiều luận điểm thuyết phục về việc tại sao cần sử dụng một công ty PR trợ giúp cho dù bạn có hiểu biết tốt về lĩnh vực truyền thông hay thậm chí có một phòng PR nội bộ. Tác giả cũng nhấn mạnh PR là quá một quá trình chứ không chỉ là một sự kiện đơn lẻ và cách thức để bạn hợp tác với một công ty PR hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở bài viết tham khảo, chỉ đưa ra các luận điểm có ví dụ minh họa, chưa đi sâu vào nghiên cứu và phân tích trường hợp điển hình. Từ lịch sử nghiên cứu có thể thấy vấn đề hoạt động của các công ty PR chuyên nghiệp đã nhận được sự quan tâm và là đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên những nghiên cứu về dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp tại Việt Nam dưới góc nhìn của một nhà hoạt động truyền thông thì vẫn chưa có. Chính vì thế, tác giả của khóa luận đã tiến hành hơn 10 cuộc phỏng vấn sâu với một số giám đốc của các công ty PR chuyên nghiệp và những người có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam, để từ đó có được cái nhìn khái quát hơn và là tư liệu sơ cấp quan trọng về đề tài khi bắt đầu thực hiện khóa luận này. ( Chi tiết xem thêm tại phần phụ lục đính kèm ) 3. Phạm vi nghiên cứu: 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp, phân tích các vấn đề. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tìm kiếm, thu thập, sử dụng tài liệu, dữ kiện có sẵn. - Phương pháp xã hội học: thống kê, lập bảng so sánh, xử lý các số liệu - Phương pháp tiếp cận theo lịch sử, phương pháp suy luận logic - Phương pháp thiết kế bảng hỏi. 5. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tiếng Anh: 1. A.C.Croft, 2006, Managing a Public Relations Firm for Growth and Profit 2. Alison Theaker, 2004, The public relations handbook. 3. Claude E Shannon & Warren Weaver, The Mathematical Theory of Communication, Board of Trustees of the University of Illinois, USA 4. Entrepreneur Press và Jacquelyn Lynn, 2009, Start up your own Public Relations Bussiness - Your step by step guide to success 5. Fraser P.Seitel, 2003, The Practice of Public Relations 6. Parasuraman,A.,L.L.Berry & V.A.Zeithaml Refinement and Resessement of the SERVQUAL scale, Journal of Retailing, 1991 7. Public Relations, Thames’s course outline for Diploma in 8. Mark Suster, 2011, How to use a PR Firm at start-ups 9. Sandra Cain, 2007, Key concepts in Public Relations 10.Tench, R.& Yeomans, L., 2006, Exploring Public Relations Tài liệu tiếng Việt: 1. PGS, TS Đinh Thúy Hằng ( chủ biên ), 2007, PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, NXB Lao động - Xã hội 2. PGS.TS Đinh Thúy Hằng ( chủ biên ), 2008, PR Lý luận và Ứng dụng, Alpha Books, NXB Lao động - Xã hội 3. PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng ( chủ biên ), 2010, Ngành PR tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội 4. Jefkins F., 2007, Phá vỡ bí ẩn PR, (Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thy biên dịch), NXB Tuổi Trẻ, TP HCM. 5. Kotler Philip,2009, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động - Xã Hội 6. PGS TS Tạ Ngọc Tấn, 2004, Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia. 7. Thomas L. Freedman,2005, Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Lao động - Xã Hội 8. Quan hệ công chúng, Lý luận và thực tiễn - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 9. Nghiên cứu điều tra thị trường sử dụng Internet của TNS thực hiện năm 2010 10. Nghiên cứu về sử dụng Internet tại Việt Nam do hiệp hội Quảng cáo Việt Nam thực hiện 2010 ( VAA) 11. Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngày 10 tháng 03 năm 2011 Tài liệu sử dụng trên trang website: 1. Website Le Bros: http://www.lebrothers.com/lebros_content.htm 2. Website T&A Ogilvy Việt Nam: http://www.ta-ogilvy.vn/vn/index.asp 3. Website VOInteractive: http://www.vo-ad.com/ 4. Website Wikipedia: http://vi.wikipedia.org 5. Website Adamzone: http://adamzone.vn/ 6. Website Nam – Man: http://www.nam-man.vn/ . triển về dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp tại Việt Nam nói riêng. Khi nghiên cứu về chất lượng dịch vụ của các công ty PR nội địa, có một tài liệu tham khảo hữu ích là nghiên cứu khảo. quan tâm và là đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên những nghiên cứu về dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp tại Việt Nam dưới góc nhìn của một nhà hoạt động. và xu hướng của ngành PR tại Việt Nam. Đặc biệt, trong chương 2 “ Khái quát diện mạo PR chuyên nghiệp tại Việt Nam tác giả đã có riêng một phần giới thiệu về “ Các công ty PR chuyên nghiệp với

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w