MỤC LỤC
Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng. Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định. Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao.
Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu. Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với bên ngoài.
Kỹ năng kỹ thuật chỉ có thể và được hình thành thông qua học tập tại các trường quản trị kinh doanh và sẽ được phát triển trong quá trình thực hành nhiệm vụ quản trị cụ thể. Kỹ năng quan hệ với con người chính là khả năng làm việc cùng, hiểu và khuyến khích người khác trong quá trình hoạt động, xây dựng các mối quan hệ tố giữa người với người trong quá trình thực hiện công việc. Kỹ năng nhận thức chiến lược là kỹ năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn xảy ra với sự tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa.
Kỹ năng nhận thức chiến lược không phải là kỹ thuật hoạch định chiến lược mà là tầm nhìn, tính nhạy cảm và bản lãnh chiến lược chỉ có thể hình thành từ tri thức, nghệ thuật và bản lĩnh kinh doanh được nhà quản. Việc đòi hỏi cụ thể đối với mỗi nhà quản trị về các kỹ năng trên lại phụ thuộc vào vị trí hoạt động của họ: nhà quản trị đang hoạt động ở cấp nào trong hệ thống bộ máy quản trị doanh nghiệp. Có thể mô tả tính ưu tiên của các kỹ năng đối với mỗi nhà quản trị: nhà quản trị cấp cao( lãnh đạo) cần được ưu tiên kỹ năng nhận thức chiến lược, nhà quản trị cấp trung gian cần được ưu tiên kỹ năng quan hệ với con người và nhà quản trị cấp thừa hành cần được ưu tiên kỹ năng kỹ thuật. b) Các chuẩn mực cần có của nhà quản trị doanh nghiệp.
Tránh tình trạng như ở HĐQT một số công ty, thành viên dự họp không đủ trình độ, lại không được quyền chi phối, không được quyết định, cần cho ý kiến về vấn đề gì thì lại phải chờ một thời gian để nhân viên nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, những tiêu chí này không nhất thiết phải có ngay, nhà quản trị có thể dần dần bổ sung và hoàn thiện trong quá trình hoạt động của. Có được giấy chứng nhận do Hội cấp nghĩa là nhà quản trị đó đã đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, để phán quyết các vấn đề của HĐQT và đủ điều kiện để mời người khác tham gia vào công ty và HĐQT.
Biết nghe quan điểm của mọi người, những người nhà quản trị cấp cao có thể khiến kế hoạch nhận được sự ủng hộ của các nhân viên thực thi chúng, một nhân tố cốt yếu cho thành công của các chương trình cải tiến chất lượng. Tại tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới, Toyota, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra, bởi chỉ có như vậy mới bảo đảm các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay và đầy đủ, từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của những lỗi lầm đó (trong các chính sách và các quy trình) nhằm sửa đổi cho phù hợp. Các nhà quản trị tại tập đoàn điện tử Sony, Nhật Bản, luôn chú trọng việc giúp các nhân viên phát triển kỹ năng diễn giải và trình bày về công việc của mình trước tập thể để họ có được những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.
Diễn tập là dịp lý tưởng để huấn luyện các kỹ năng cần thiết Các nhà quản trị và người trưởng nhóm giám sát thường có rất nhiều buổi thuyết trình và báo cáo và trong chương trình kiểm tra chất lượng thường phải có báo cáo về tiến độ thực hiện công việc. Trong thời gian giữ chức giám đốc điều hành tại Honda, Masao Nemoto luôn khuyến khích các nhà quản trị chú tâm đến việc diễn tập những buổi báo cáo và thuyết trình. Kiểm tra sẽ vô ích, trừ khi nhà quản trị cấp cao có hành động Với nguyên tắc này, nhà quản trị phải đề ra được các biện pháp giải quyết thật cụ thể khi cú một vấn đề đang cần theo dừi hoặc cần được báo cáo.
Nói một cách khác, nếu các nhân viên cảm nhận rằng nhà quản trị cấp cao quan tâm và sẵn sàng giải quyết vấn đề của họ, thì họ sẽ tích cực, lạc quan hơn việc thực thi nhiệm vụ được giao và sẽ có thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu chung mà nhà quản trị đề ra.
Từ thực tế ở trên đã phân tích và so sánh trình độ quản trị với Thái Lan ta có thể thấy được điểm mạnh và điểm yếu của các nhà quản trị nước ta. Điểm khác biệt giữa các nhà quản trị ở Bangkok và Việt Nam là các nhà quản trị ở Bangkok có điều kiện tiếp xúc với thị trường quốc tế nhiều hơn và có nhiều kinh nghiệm giao thương quốc tế hơn. Các nhà quản trị ở Bangkok có cách tiếp cận vấn đề từ công việc và lấy học tập để phục vụ công việc, họ thích tìm hiểu những cái mới và có tính sáng tạo.
Ngược lại, nhà quản trị Việt Nam thường học trước rồi áp dụng cho công việc sau và họ thích học cách giải quyết các vấn đề. - Cần phải nhìn nhận rằng, xuất phát điểm của chúng ta còn quá thấp so với quốc tế, trình độ quản trị của chúng ta còn yếu kém. Sinh viên 4- 5 năm tốt nghiệp đại học cũng chỉ làm việc với mức lương khoảng 3 triệu/ tháng, trong khi đó, nếu học viên qua lớp đào tạo 6 tháng, vượt qua kì thi và có chứng chỉ của CISCO ( Tập đoàn công nghệ mạng số 1 thế giới) lương đã lên.
Học viên Việt Nam học rất chăm, nhưng mới chỉ tập trung ghi chép những gì được học, được nghe giảng, họ ít đặt câu hỏi với giảng viên. Chẳng hạn trong bài giảng, khi chúng tôi đưa ra các ví dụ về Bắc Mỹ, không ai thắc mắc là: Trường hợp này ở doanh nghiệp Việt Nam như thế nào và phải giải quyết ra sao ?. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng đến công việc cụ thể, làm ngành nào thì tập trung vào ngành đấy, không đi sâu mở rộng vào lĩnh vực khác và cũng ít tìm hiểu xem thế giới như thế nào, hoạt động của mình như vậy liệu có phát triển kịp với thị trường thế giới hay không ?.
Nhà nước có những điều luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy viên Hội đồng quản trị công ty trên cơ sở tham khảo những thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty ở trong và ngoài nước để làm chuẩn mực, nguyên tắc tối thiểu cho các công ty ở Việt Nam. Thành lập Hội các nhà quản trị doanh nghiệp và Hội sẽ từng bước dự thảo, ban hành, xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực. Định kỳ biên soạn và xuất bản các cẩm nang và các sách báo, trang chuyên đề về nghề quản trị doanh nghiệp nhằm cập nhật những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mới nhất của thế giới và trong nước.
Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và trung hạn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho các ủy viên Hội đồng quản trị công ty CP, thành viên Hội đồng công ty TNHH và những người có triển vọng làm quản trị viên các công ty do các nhà quản trị nổi tiếng, các chuyên gia trong nước và nước ngoài giảng dạy. Họ có nhiều kinh nghiệm trong công việc và thấy cần thiết phải nâng cao các kỹ năng quản lý của mình, và họ thường tập trung nghiên cứu về kinh doanh quốc tế.