Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tha
Trang 1Mục Lục
Phần 1: Phần mở đầu 2
1 Lý do chọn đề tài: 2
2 Mục đích nghiên cứu: 3
3 Phạm vi nghiên cứu: 3
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
Phần 2: Cơ sở lý luận 3
1 Khái niệm Văn hoá giao thông 3
2 Tiêu chí của Văn hóa giao thông 6
2.1 Tiêu chí chung: 6
2.2 Tiêu chí cụ thể: 6
3 Hướng tiếp cận: 9
Phần 3: Hiện trạng – Chứng Minh – Bình luận: 11
I Hiện trạng giao thông hiện nay tại TP.HCM 11
II Chứng minh: 12
III Bình luận: 16
Phần 4: Kết luận và Kiến Nghị 17
I Kết Luận 17
II Kiến Nghị 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 2Phần 1: Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay toàn thế giới đang hướng đến xây dựng một cộng đồng văn minh văn hóa Là một thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường, ngày ngày chúng ta vẫn không ngừng tiếp thu những tri thức để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất và vốn văn hóa cho bản thân Văn hóa không đơn thuần chỉ hiểu là những kiến thức về văn học nghệ thuật, mà nó còn mang nội hàm rộng hơn rất nhiều Văn hóa có thể được hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người làm ra Và dĩ nhiên trong phạm trù văn hóa rộng rãi như thế có hàm chứa cả giao thông và văn hóa giao thông
Trong nhiều năm gần đây, an toàn giao thông là vấn đề quan trọng được cả xã hội quan tâm Đi khắp các nẻo đường, đâu đâu bạn cũng thấy các khẩu hiệu "an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà" như một lời nhắc nhở cũng như một lời cảnh báo đến tất cả những ai đang tham gia giao thông
Hàng năm tai nạn giao thông và số người bị chết và mang thương tật vì tai nạn giao thông là vô cùng to lớn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, song có lẽ ý thức và văn hóa của người tham gia giao thông còn hạn chế chính là nguyên nhân lớn để làm gia tăng số lượng cũng như "chất lượng" của các vụ tai nạn giao thông ở nước ta cao hơn so với các nước khu vực và trên thế giới
Để duy trì nếp văn hóa giao thông là công việc của toàn xã hội trong đó vai trò của giới trẻ như chúng ta là rất lớn Vậy tuổi trẻ chúng ta cần phải làm gì để tham gia giao thông có văn hóa? Phải làm gì để góp phần vào việc xây dựng văn hóa giao thông của đất nước Chính vì những điều này nên em quyết định chọn đề tài “Văn hóa giao thông của giới trẻ TP.HCM hiện nay”
Trang 32 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu hiện trạng giao thông đường bộ tại TPHCM, văn hóa giao thông của người dân và đặc biệt là giới trẻ thành hiện nay
3 Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Hiện nay
Không gian: Khu vực thành phố Hồ Chí Minh các quận Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu
******************************************************************
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm Văn hoá giao thông tất nhiên là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung Do vậy nó cũng phải được nhìn nhận ở khía cạnh vật thể và phi vật thể, ở việc thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau: có người bảo thực hiện tốt luật lệ giao thông là Văn hoá giao thông, có người lại bảo nội dung Văn hoá giao thông rộng hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người khác thì nói Văn hoá giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm
Trang 4tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống
và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông” Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật
Theo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện”
Theo TS Nguyễn Thị Hồng: Văn hoá giao thông hiểu theo nghĩa hẹp là cách ứng xử có văn hoá của mọi người khi tham gia giao thông Đó chính là sự tôn trọng
và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm
Theo TS Phạm Ngọc Trung: “ Văn hoá giao thông cần được hiểu là: sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo lập nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả” Khái
Trang 5niệm của TS Phạm Ngọc Trung đã nhấn mạnh đến sự ứng xử một cách có ý thức
và có trách nhiệm của mọi người trên bình diện xã hội chứ không phải chỉ nói đến ý thức tự giác của người trực tiếp tham gia giao thông Khái niệm này phản ánh được tính tự giác mang tính cá nhân và tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng xử có văn hoá của người tham gia giao thông
Theo GS.VS Hồ Sĩ Vịnh: “ Văn hoá giao thông là một thành tố của lối sống đô thị, của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị Khi ta nói người Hà Nội văn minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách công vụ hay khách du lịch là Văn hoá giao thông”
Như vậy, trong khái niệm văn hóa giao thông, văn hóa của người tham gia giao thông, việc chấp hành luật giao thông dù là một nội dung rất quan trọng chính yếu nhưng không thể coi là nội dung duy nhất và bao trùm như quan niệm phổ biến hiện nay
Cần đề cập đầy đủ và sâu sắc đến văn hóa của người quy hoạch, xây dựng các chính sách pháp luật về giao thông, hạ tầng giao thông, người sản xuất các phương tiện giao thông, người xây dựng các công trình giao thông, người điều hành và thực thi pháp luật giao thông…
Trên thực tế hiện nay, ở nước ta, tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các
đô thị lớn, tai nạn giao thông gia tăng gây thiệt hại lớn cho xã hội, làm ảnh hưởng nặng nề tới sự nghiệp đổi mới phát triển giao lưu hội nhập của đất nước không chỉ
do ý thức văn hóa, tinh thần thượng tôn pháp luật của người tham gia giao thông còn kém và bất cập, mà còn do sự yếu kém và bấp cập trong ý thức văn hóa của các
cơ quan quy hoạch về giao thông, của người xây dựng hạ tầng giao thông, người xây dựng, điều hành và thực thi chính sách pháp luật giao thông
Trang 6Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế
ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người
2 Tiêu chí của Văn hóa giao thông
2.1 Tiêu chí chung:
1 Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;
2 Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;
3 Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;
4 Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;
5 Đi đúng làn đường, phần đường quy định;
6 Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;
7 Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông;
8 Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;
9 Có ý thức văn hoá xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn
2.2 Tiêu chí cụ thể:
* Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông
- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông
Trang 7- Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan nhà nước thực hiện
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và
an toàn cho người tham gia giao thông
- Giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải phải đảm bảo các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông thông đến mọi người dân, phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, vùng miền
- Xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ tai nạn, sự cố giao thông
* Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia giao thông
- Thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự
- Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông
- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ
- Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ
Trang 8* Đối với người tham gia giao thông
- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông
- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định
- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông
- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp
- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông
- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông
- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông
- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông
* Đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông
- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ
- Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật
tự, an toàn giao thông
Trang 9- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông Không cổ vũ đua xe trái phép
* Đối với chủ phương tiện tham gia giao thông
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của chủ phương tiện trong việc khắc phục, giải quyết tai nạn giao thông
- Chủ động tổ chức, tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất của người lái xe
- Tự giác thực hiện việc sang tên, đổi chủ khi chuyển nhượng, mua bán phương tiện theo quy định của pháp luật
3 Hướng tiếp cận:
Để hiểu rõ hơn tôi xin chọn hướng tiếp cận theo thuyết chức năng - cấu trúc để nêu lên cơ sở lí luận Thuyết chức năng-cấu trúc được khởi xướng từ G.Spencer và E.Durkheim trong bối cảnh của xã hội châu Âu đầu thế kỉ XX đầy những loạn ly và khủng hoảng Thuyết chức năng tôn trọng sự khác biệt về văn hóa trong đời sống xã hội và cho rằng chính nhờ có sự khác biệt mà xã hội có thể nương tựa lẫn nhau và
bổ sung cho nhau trong sự vận hành và ổn định Mỗi thiết chế xã hội đều giữ những chức năng khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau và chính điều này tạo cho xã hội sự cân bằng trong hoạt động Nghiên cứu văn hóa như một cơ chế toàn vẹn nghĩa là cần chia tách chỉnh thể thành các bộ phận và vạch ra những
Trang 10mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng Với Radcliff-Brown thuyết chức năng-cấu trúc hướng tới việc nghiên cứu về các lý do xã hội đã chỉ huy sự vận hành hàng ngày cũng như sự tái tạo các cơ cấu truyền thống của các xã hội và các nền văn hóa.Ý nghĩa của thuyết chức năng-cấu trúc là ở chỗ, bất luận là văn hóa nào cũng cần được nghiên cứu một cách lịch sử-cụ thể các chức năng và cấu trúc của nó Như chúng ta đã biết giao thông và văn hóa giao thông của từng vùng, quốc gia
là khác nhau Văn hóa giao thông cũng thay đổi theo thời gian, văn hóa, phong tục của từng vùng, quốc gia Giao thông Việt Nam đặc trưng với lượng xe máy đông, đường phố đa số chật hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu Giao thông hiện nay cũng chính là một thứ “đặc sản” văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế Khi đặc chân đến Việt Nam điều mà những khách du lịch quốc tế ngạc nhiên nhất chính là giao thông bởi vì nó quá khác so với đất nước của họ, hầu như tất cả đều gặp khó khăn khi tham gia giao thông hay qua đường
******************************************************************
PHẦN 3: HIỆN TRẠNG, CHỨNG MINH, BÌNH LUẬN
Hiện nay do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thoả mãn cuộc sống của con người ngày càng cao Điều đó dẫn đến các phương tiện tham gia giao thông của con người là không thể thiếu Xe gắn máy là phương tiện tham gia giao thông(TGGT) thuận lợi và ít tốn kém nhất của cộng đồng người Việt Điều đó ắt sẽ trở thành hệ lụy khi người tham gia giao thông ngày càng gia tăng An toàn giao thông đã trở thành một vấn đề nan giải, trong đó đặc biệt là giới trẻ
Trang 11Tính cho tới thời điểm này toàn TP Hồ Chí Minh đã xảy ra 1.020 vụ tai nạn giao thông(TNGT), làm chết 856 người, bị thương 435 người, gây hư hỏng 1.462 phương tiện So với cùng kỳ năm 2008, số vụ TNGT tuy có giảm 2 vụ nhưng số người chết và bị thương lại tăng vọt lên 69 người Ngoài ra còn có gần 8.000 vụ va chạm làm bị thương nhẹ 8.760 người và gây hư hỏng hơn 11.100 phương tiện Các vụ TNGT xảy ra tập trung ở khu vực nội thành, kế đến là ngoại thành và cuối cùng là quốc lộ Đối tượng gây tai nạn dẫn đầu là mô tô xe máy chiếm 70% số vụ, ô
tô chiếm 22,6%, còn lại là các thành phần khác như khách bộ hành, xe 3 bánh gắn máy, xe đạp-xe đạp điện… Nếu như các lỗi phổ biến gây ra TNGT là phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia trước khi điều khiển xe, lưu thông không đúng phần đường… thì tình trạng ùn tắc giao thông lại là hậu quả tổng hợp của hàng loạt yếu tố: bùng nổ phương tiện cá nhân, diện tích đường quá ít, tổ chức phân luồng giao thông chưa hợp lý, hệ thống đèn tín hiệu giao thông chưa đầy đủ…
Với những người dân sống tại các đô thị lớn như TP.HCM thì ùn tắc giao thông
đã trở nên quá quen thuộc Cảnh tượng những ngã tư chật kín, hàng nghìn, hàng vạn
xe cộ đủ loại chen chúc nhau, máy nổ ầm ĩ, khói xả mù mịt được coi như “chuyện thường ngày”
Vấn đề ùn tắc giao thông tại TP Hồ Chí Minh vẫn cứ diễn ra thường xuyên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều hoạt động kinh tế – xã hội Tỷ lệ dân sử dụng
xe bus rất thấp, phần lớn sử dụng xe gắn máy Số phương tiện giao thông hoạt động
ở Thành phố luôn ở mức cao: tính đến tháng 4 năm 2016, Thành phố quản lý gần 7,6 triệu phương tiện (bao gồm gần 580.000 xe ô tô và xấp xỉ 7 triệu xe mô tô) Bên cạnh đó, hàng ngày còn hàng triệu các xe mang biển số của các tỉnh thành khác vào thành phố làm việc, học tập Phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là mô tô và
xe gắn máy, chiếm tỉ lệ trên 90%; còn lại là các phương tiện khác như ô tô, xe buýt