1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tieu luan van hoa giao duc

20 2,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 132,91 KB

Nội dung

Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nền giáo dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa: Lý luận chính trị

Đề Tài : QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO

DỤC VẬN DỤNG VÀO VIỆC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY.

Tên nhóm: nhóm 8 Thành viên: Nguyễn Thanh Tuyền 16149262.

Bùi Hữu Phước 16149262 Nguyễn Hoàn Phúc 16149222 Đặng Văn Anh 16149138 Nguyễn Trường Lộc 16144314 Giáo viên hướng dẫn: T.s THÁI NGỌC TĂNG.

Trang 2

MỤC LỤC.

Trang 3

A MỞ ĐẦU.

1 Lý do chọn đề tài.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là như tư tưởng, lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam Toàn bộ di sản của Người là một kho báu văn hóa của dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của người thì tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống quan điểm về lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt Nam

Khi phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ

sở hạ tầng của xã hội có kiến thức rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển, có thục mới vực được đạo, xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội và ‘’văn hóa soi đường cho quốc dân đi” Đối với nước ta hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, song đó phải là sự phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh

Trang 4

tế và văn hóa Vì vậy, chúng ta không chỉ xây dựng nền kinh tế mới mà còn phải xây dựng nền văn hóa “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”

Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nền giáo dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình… đó là một nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát Chế độ mới ra đời, cùng việc thiết lập nền cộng hòa dân chủ, chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt

là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu Bởi vì

“một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dân biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí Bởi vì nước ta là một nước dân chủ, chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân, nhất là thế hệ tương lai của đất nước là các sinh viên, là trụ cột tương lai của đất nước Xuất phát từ những lý do trên, chúng em đã chọn đề tài:

“quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục vận dụng vào việc đổi mới giáo dục đại học nước ta hiện nay” làm đề tài thảo luận của nhóm 8 môn tư tưởng

Hồ Chí Minh

2 Mục đích nghiên cứu đề tài.

Làm rõ quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục qua đó thấy được ý nghĩa của quan điiểm đó

Trang 5

trong việc vận dụng vào việc đổi mới giáo dục đại học

nước ta hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu.

Bài nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp khái

quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp logic…

B NỘI DUNG.

Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn

hóa giáo dục.

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.

1.1.1 Văn hóa giáo dục là gì ?

Văn hoá giáo dục là những chuẩn mực xã hội, là những

khuôn mẫu xã hội được tích luỹ trong quá trình lâu dài

của mỗi cộng đồng dân tộc, nó được cố định hoá dưới

dạng ngôn ngữ, biểu tượng, phong tục tập quán, nghi lễ,

luật pháp, đạo đức.Tất cả những yếu tố trên cấu thành

một nền văn hoá nhất định; nó có vai trò quyết định trong

việc hình thành nhân cách, lối sống, nếp nghĩ, cách đối

nhân xử thế của các thành viên trong cộng đồng

1.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo

dục.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một quan điểm toàn diện và sâu

sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là

sản phẩm tinh thần vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta,

Trang 6

trong đó tư tưởng về văn hóa giáo dục – Bộ phận quan trọng về xây dựng nhân tố con người

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến

và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này

Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến kinh viện

xa thực tế và coi trọng mẫu người theo quan niệm của nho giáo: “tam cương ngũ thường”, coi thường kẻ tiểu nhân chỉ coi trọng kẻ đại nhân, phụ nữ bị tước mất quyền học vấn sống trong khuôn phép “Tam Tòng Tứ Đức” Người cũng đã tố cáo nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát

Nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập được Hồ Chí Minh chuẩn bị từ những lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng trong những năm của thế kỉ XX Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công văn hóa giáo dục trở thành một mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược cơ bản và lâu dài trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà Nền giáo dục đó sẽ làm cho dân tộc chúng ta trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập

1.2 Mục tiêu của văn hóa giáo dục.

Có bố mục tiêu chính của nền văn hóa giáo dục là:

Trang 7

Trước hết theo Người nền giáo dục mới phải thực hiện được

ba chức năng chính của văn hoá:

o Một là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm tốt đẹp của

con người (trọng tâm là tình cảm yêu nước) Nước Việt Nam vốn có một nền văn hiến từ rất lâu đời, lại được hun đúc từ những truyền thống quý báu của dân tộc Người kêu gọi:

“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Chính là mong muốn chúng ta phải gìn giữ và

phát huy những truyền thống đó Từ đó loại bỏ

những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư

tưởng và tình cảm của mỗi người

o Thứ hai, là phải không ngừng nâng cao dân trí, mà hang

đầu là quyết tâm diệt bằng được 'giặc dốt' Người quan niệm: 'trình độ dân trí thấp là thứ giặc nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm, chỉ thua giặc đói' Vì lẽ đó, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, với thực tế trên 90% dân số mù chữ, Người đã phát động chiến dịch diệt giặc dốt trên khắp cả nước Người chủ trương: “Những người biết chữ dạy cho người không biết chữ vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo ” Phong trào “Bình dân học vụ”, xoá nạn

mù chữ được dâng cao trong cả nước đã giúp hơn hai triệu đòng bào ta biết đọc biết viết trong thời gian ngắn

o Thứ ba là bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, lành mạnh

luôn hướng con người vươn tới “Chân - Thiện - Mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân

Trang 8

Điều này được Người chắt lọc qua những tư

tưởng của văn hoá phương Đông và phương

Tây: dù trong khó khăn gian khổ đến đâu ta vẫn

phải giữ được lương tâm mình trong sang, phải

biết vươn lên khắc phục khó khăn thử thách

Chính trong những năm tháng bị giam cầm trong

nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc (1942

-1943) chúng ta càng thấm nhuần tư tưởng đó

của Người

Mục tiêu thứ hai, Người muốn giáo dục phải hướng tới là cải

tạo trí thức trí thức cũ, đào tạo trí thức mới, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo Qua thực tế người thấy trí thức

cũ còn chịu nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục phong kiến và thực dân, chưa có sự đổi mới về tư tưởng và nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong xã hội mới Với phương châm 'Đoàn kết Công - Nông - Trí' Người yêu cầu đội ngũ trí thức phải biết tự cải thiện mình, góp công sức vào sự nghiệp cách mạng và xây dựng nước nhà.

Mục tiêu thứ ba đó là phải tiến hành cải cách giáo dục, xây

dựng hệ thống trường lớp với nội dung, chương trình dạy và học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của nước ta Như vậy theo người, chương trìhn giáo dục phải

có sự nhạy bén, linh động để không bị lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội theo từng giai đoạn phát triển

Mục tiêu thứ tư là phải không ngừng nâng cao Đảng trí Nếu

nâng cao dân trí là mục tiêu của giáo dục với tầng lớp nhân dân thì nâng cao Đảng trí phải là mục tiêu của giáo dục đối với cán bộ Đảng viên Đây là vấn đề mà được Hồ Chí Minh

Trang 9

đặc biệt quan tâm trong suốt cuộc đời của Người Người yêu cầu cán bộ, Đảng viên phải học tập văn hoá, khoa học, kĩ thuật, kinh tế, quản lý Người đòi hỏi: “Ai lãnh đạo ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn ngành ấy” Có như vậy mới không rơi vào tình trạng lãnh đạo chung chung, quyết định những vấn đề mà mình không hiểu biết

1.3 Nội dung giáo dục toàn diện.

Chú trọng giáo dục toàn diện “đủ các mặt, đạo đức cách

mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao

động và sản xuất” Chủ tịch Hồ Chí minh yêu cầu, phải ra

sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn

sót lại như: thái độ thờ ơ với xã hội, so với đời sống lao

động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy

theo lối nhồi sọ Cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để

phục vụ Tổ quốc, giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục

tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài

lẫn đức Không những phải giàu về tri thức mà còn phải

có đạo đức cách mạng Theo Người: "Đạo đức cách mạng

không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện

bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như

ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"

Phải "trên nềntảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng

tốt" mà phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên

môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng

nước ta đề ra, trong một thời gian không xa, đạt những

đỉnh cao của khoa học kỹ thuật

Trang 10

1.4 Phương châm phương pháp giáo dục.

Phương châm phải luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải đi đôi với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động Muốn đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục phải đi đôi cả ba khâu: gia đình, nhà trường và xã hội Chú trọng tự học, học suốt đời, học thực tiễn, học nhân dân, học lẫn nhau, học ở sách vở, học

ở trường Dạy và học không phải chạy theo kiến thức đơn thuần, mà chú trọng tư duy sáng tạo, tự do tư tưởng Quan điểm về phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh đáp ứng được nhu cầu và khả năng tự học của người học Đó còn

là phương pháp học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách Người cho rằng: “Học mãi để tiến bộ mãi Càng tiến bộ càng thấy phải học thêm” Tư tưởng và tấm gương của Người là “ngày nào cũng phải học” Người cho rằng

“Công việc cứ tiến mãi Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” Việc học là quyển

vở không có trang cuối cùng

Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại Người quan niệm: " Học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn học” Học ở lớp chỉ là một phần, phần chủ yếu

là phải học trong lao động, trong công tác trong hoạt động thực tiễn Học ở những người thầy ở trong trường lớp, học

ở những người xung quanh – bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, nhất là nhân dân Học tập là một quá trình lao

Trang 11

động gian khổ, phải rèn luyện những đức tính, những tập quán tốt đẹp trong học tập, phải có tinh thần say học tập,

có quyết tâm, có nghị lực để học tập không ngừng

Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục và cần thực hiện dân chủ bình đẳng trong giáo dục Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi, dạy từ dễ đến khó, kết hợp học tập với vui chơi có ích, lành mạnh, giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương, giáo dục phải gắn liền với thi đua

Chương 2: Vận dụng vào việc đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.

2.1 Thực trạng giáo dục đại học nước ta hiện nay.

Nền giáo dục chúng ta có thể xem như đang mắc bệnh mà không chữa trị, đua nhau nhồi nhét học thuộc lòng theo sách vở để có điểm cao mà sách chưa chuẩn, ma túy trong học đường, ý thức công dân rất kém Giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục, chất lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng, so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt, chưa thực

sự là quốc sách hàng đầu

Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với

Trang 12

đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất

là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu kém, yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch

sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân đối

Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là nguyên nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác, cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước

Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội văn hóa giáo dục, định hướng liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ phương châm Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới - phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập

Trang 13

2.2 Nguyên nhân của thực trạng giao dục hiện nay.

2.2.1 Về phía người dạy.

Hiện nay giảng viên tại các trường Đại học Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống " Thầy đọc, trò chép" Giảng viên lý giải rằng biết rằng phương pháp này khiến sinh viên không hứng thú nhưng

họ phải truyền đạt hết nội dung giáo trình cho sinh viên theo số tiết mà Bộ GD-ĐT đã quy định Phương pháp dạy

và học hiện nay chủ yếu chạy theo chương trình, đối phó với các kỳ thì, thi xong thì chẳng còn gì Sinh viên than rằng khi vào học đại học, họ có cảm giác hẫng hụt vì vẫn

là hình thức “đọc, chép”, rất ít hội thảo, ít đề tài nghiên cứu, không tham khảo tạp chí chuyên ngành và khi ôn thi thầy vẫn cho vài chục câu hỏi không khác gì những học sinh cấp 4

Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học hiện nay chỉ mang tính hình thức Thiết bị giảng dạy như: máy chiếu, video … chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng quan trọng hơn cả

là việc ý thức được giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học thì vẫn chưa được chú trọng

2.2.2 Về phía người học.

Tính chủ động sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên nhìn chung chưa cao, thiếu tư duy khoa học, đại

Trang 14

“học theo hội chứng bằng cấp” , do vậy khi tốt nghiệp

chưa đủ kiến thức để đáp ứng được yêu cầu bức xúc của

thực tế và bị thực tiễn chối bỏ Chỉ số chất lượng đào tạo

so với các nước trong khu vực đứng hạng 10 trên 12 nước

2.2.3 Về chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo chậm cải tiến đổi mới, thiếu tính cập

nhật, lý thuyết chưa gắn với thực tiễn, các môn học quá

nhiều và cơ cấu thời lượng chưa hợp lý, dẫn tới sinh viên

Việt Nam học quá nhiều nhưng kiến thức lại chưa phù hợp

với thực tiễn

2.2.4 Giáo dục còn quá yếu kém và lạc hậu, thiếu

đồng bộ, thiếu đầu tư nâng cấp.

Những tồn tại trên đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng

giáo dục đào tạo đại học mà nguyên nhân chính vẫn là tư

duy của người dạy, người học và cơ chế quản lý chưa phù

hợp đã tạo những “Sản phẩm” chất lượng kém vừa thiếu

kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp làm việc

vừa kém về năng lực nhận thức, tư duy và phương pháp

nghiên cứu khoa học, xã hội không thừa nhận và rồi “Sản

phẩm” của giáo dục đào tạo đại học không có chỗ đứng

trên thị trường, người học xong đại học khó hoặc không

tìm được việc làm

Nội dung chương trình và sách giáo khoa chưa phù hợp:

Hiện nay đang từng bước thực hiện thay sách giáo khoa,

đổi mới chương trình, có định hướng giáo dục toàn diện

cho học sinh, khắc phục những thiếu sót trước đây chủ

Ngày đăng: 16/11/2017, 21:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Xuân Lý (chủ biên) (2003), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
2. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, , t2 Khác
3. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t4 Khác
4. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t5 Khác
5. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t9 Khác
6. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t10 Khác
7. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, t2 Khác
8. Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
9. Lê Trung Kiên (chủ biên) (2013), 123 câu hỏi về thân thế, sự nghiệp – tư tưởng, quan điểm & tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Thời đại Khác
10. Nguyễn Bá Ninh (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh, một số nội dung cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
11. Vũ Văn Hiển - Đinh Xuân Lý (đồng chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
12. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa - thông tin Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w