1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tích hợp các nội dung dạy học qua một ví dụ thực tiễn

14 3,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 24,97 KB
File đính kèm Tích hợp ở tiểu học.rar (23 KB)

Nội dung

Thông qua một ví dụ cụ thể về cách xây dựng và giảng dạy tích hợp trong “Hoạt động và trò chơi môn Toán lớp 4”, bài báo đưa ra một cách nhìn cụ thể, rõ ràng về việc dạy học tích hợp trong nhà trường phổ thông. Từ đó nêu lên một số khó khăn, thách thức và những yêu cầu trong việc xây dựng các nội dung tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

Trang 1

TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG DẠY HỌC QUA MỘT VÍ DỤ THỰC TIỄN

TS Phạm Thị Kim Anh

Viện nghiên cứu sư phạm-ĐHSPHN (Bài đã đăng Tạp chí Dạy&học ngày nay, tháng 6.2016, tr15)

1.Đặt vấn đề

Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới Đây cũng là một trong những quan điểm chỉ

đạo trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 Thời gian qua đã có nhiều đề tài các cấp cũng như các hội thảo ở cấp quốc gia nghiên cứu và bàn luận về những vấn đề lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp; về kinh nghiệm dạy học tích hợp của các nước trên thế giới; về các cách, hình thức, mức độ tích hợp; về công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) để dạy tích hợp Tuy nhiên, việc biên soạn các môn học, các chủ đề theo hướng tích hợp như thế nào? Quy trình, kỹ thuật, cách thể hiện một bài tích hợp ra sao vẫn còn là một bài toán vô cùng nan giải và đầy thách thức với cả những người biên soạn và người dạy Lý luận đã chỉ ra rất nhiều mức độ, cách thức, hình thức tích hợp, nhưng mới chỉ trên phương diện lý thuyết Vì thế vẫn có những nhầm tưởng tích hợp là phép “cộng” giản đơn nhiều môn học và còn khá mơ hồ về cách thiết kế các chủ đề/nội dung tích hợp

Trong bài viết này, chúng tôi không đi vào những vấn đề lý luận của dạy học tích hợp, cũng không có tham vọng đề xuất cách biên soạn một chủ đề tích hợp mà chỉ xin dẫn ra một ví dụ cụ thể trong Hoạt động và trò chơi môn Toán lớp 4 để chúng ta hình

Trang 2

dung một cách cụ thể, rõ ràng về việc tích hợp các nội dung dạy học như thế nào qua một bài toán

2 Nội dung

a Cách xây dựng nội dung và giảng dạy dạy tích hợp qua một bài toán ở tiểu học

Để biết được cách xây dựng và giảng dạy tích hợp như thế nào,

chúng tôi xin trích dẫn một ví dụ từ “Hoạt động và trò chơi môn

Toán lớp 4 Vụ GD Tiểu học-Bộ GD&ĐT xuất bản 2006”:

“Cách đây lâu lắm, ở xứ nọ có một ông vua rất tham lam và tàn

ác nhưng lại tự cho mình là người thông minh và công bằng nhất Hàng năm đến mùa thu hoạch, ông bắt dân chúng nộp hầu hết thóc và chỉ cho họ một ít để đủ sống qua ngày Một năm nọ, không may dân chúng bị mất mùa Thế là ai ai cũng lâm vào cảnh đói khổ Nhưng nhà vua tàn ác kia rất vui mừng Ông ta và các cận thần tổ chức một bữa tiệc có các con voi lớn chở thóc đi vòng quanh để vui đùa

Có một cô bé rất nghèo tên Rai chạy theo các con voi để nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường Quân lính thấy thế liền bắt cô

và dẫn tới trước nhà vua đang ngồi dự tiệc Nhà vua hỏi: “Này cô

bé kia, sao ngươi dám ăn cắp thóc của ta?” Rai thưa: “Bẩm bệ hạ, con nhặt rồi đem trả lại cho người ạ” Nhà vua muốn tỏ ra mình là người khôn ngoan và hiểu biết nên khen: ‘Hay lắm, ngươi đáng được thưởng Nói xem, ngươi muốn bao nhiêu thóc của ta?”

Rai suy nghĩ một lúc rồi nói: “Con chỉ muốn có một gam thóc thôi ạ” Nhà vua ngạc nhiên: “Thế thì ít quá, ta cho ngươi xin thêm đó.” Rai thưa: “Cảm ơn bệ hạ Vậy thì cho con xin số thóc ngày hôm sau gấp đôi số thóc ngày hôm trước trong 30 ngày nhé.” Nhà vua đồng ý ngay

Ngày đầu tiên Rai nhận được một gam thóc

Trang 3

Ngày thứ 2, rai nhận 2 gam thóc.

Ngày thứ 3, Rai nhận 4 gam thóc

Ngày thứ 4,

Ngày thứ 5…

Ngày thứ 30, thóc trong kho cạn sạch

Lúc này, nhà vua mới hiểu ra cô bé nghèo kia đã dạy cho ông một bài học Kể từ đó, nhà vua mới biết yêu thương dân chúng

Và dưới đây là số thóc mà nhà vua phải thưởng cho Rai:

Ngày thứ

1

1g

Ngày thứ 2

2 g

Ngày thứ 3

4 g

Ngày thứ 4

8 g

Ngày thứ 5

16 g

Ngày thứ

6

32 g

Ngày thứ 7

64 g

Ngày thứ 8

128 g

Ngày thứ 9

256 g

Ngày thứ 10

512 g

Ngày thứ

11

1024 g

Ngày thứ 12

2048 g

Ngày thứ 13

4096 g

Ngày thứ 14

8192 g

Ngày thứ 15

16384 g

Ngày thứ

16

32768 g

Ngày thứ 17

65536 g

Ngày thứ 18

131072 g

Ngày thứ 19

262144 g

Ngày thứ 20

524288 g

Ngày thứ

21

1048576

g

Ngày thứ 22

2097152 g

Ngày thứ 23

4164304 g

Ngày thứ 24

8388608 g

Ngày thứ 25

16777216 g

Ngày thứ

26

33554432

g

Ngày thứ 27

67108864 g

Ngày thứ 28

13421773

8 g

Ngày thứ 29

268435456 g

Ngày thứ 30 536870912 g

Trang 4

Nếu Rai phát cho mỗi người dân 10 ki-lo-gam thóc thì hỏi có bao

nhiêu người dân sẽ nhận được thóc?” (Nguồn: One Grain of Rice”

của Demi Câu chuyện đã được giới thiệu trong tập tài liệu tham khảo dành cho GV “Hoạt động và trò chơi môn Toán lớp 4 Vụ GD Tiểu học-Bộ GD&ĐT xuất bản 2006).

Dạy về một bài toán, nhưng lại thông qua một câu chuyện rất hấp dẫn và đầy tính nhân văn Hình thức trình bày trong câu chuyện cũng rất sinh động, đan xen nhiều hình ảnh bằng tranh vẽ: Nhà vua, dân chúng nộp thóc, đàn voi chở thóc, cô bé Rai đi nhặt thóc…

Ví dụ trên đây cho chúng ta thấy sự tích hợp hài hòa của nhiều kiến thức từ các môn học: Truyện kể; lịch sử; ngôn ngữ văn học;

mỹ thuật, giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục giá trị sống và toán học… Chỉ qua một câu chuyện nhẹ nhàng, hấp dẫn mà ở đó HS học được rất nhiều kiến thức cùng nhiều giá trị sống GV có thể khai thác ở trong đó nhiều giá trị nội dung để giảng dạy, giáo dục

HS Đặc biệt, việc dạy toán đã làm tăng sự hứng thú, trở nên có ý nghĩa và không còn là những con số khô cứng, xa rời cuộc sống của các em

Chúng ta còn có thể tìm ra nhiều VD khác trong các tài liệu của nước ngoài cũng như của Việt Nam ở bậc học mầm non, tiểu học

về cách biên soạn các chủ đề tích hợp, nhưng qua ví dụ này đã gợi

mở ra những cách để chúng ta có thể xây dựng, thiết kế các chủ

đề /chương/ bài trong các môn học ở bậc THCS và THPT

b Khó khăn, thách thức và những yêu cầu trong việc xây dựng các nội dung tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

Do độ khó và độ sâu rộng của kiến thức ở các bậc học THCS, THPT nên việc tích hợp các nội dung kiến thức rất khó khăn và đòi hỏi

Trang 5

những người biên soạn phải có một trình độ khoa học sư phạm rất cao Bên cạnh đó, người biên soạn phải có kiến thức liên ngành đủ rộng và một sự hiểu biết xã hội (văn hóa đại cương) sâu sắc Đây

là yếu tố nền tảng rất quan trọng, bởi thiếu nó sẽ không liên kết được những kiến thức có liên quan đến nội dung dạy học Điều quan trọng là phải có hiểu biết sâu về dạy học tích hợp Điều

này thể hiện ở việc: hiểu rõ bản chất DHTH; các cách tích hợp,

các mức độ tích hợp (dọc, ngang; theo nội dung/ chủ đề; liên môn, xuyên môn, đa môn…); biết khai thác những nội dung, yếu tố có mối liên hệ gắn kết gần gũi với nội dung bài học

Bên cạnh đó, chúng ta cần tham khảo cách làm của các nước, tiêu biểu là Nhật Bản về việc dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội Trong chương trình giáo dục của Nhật Bản, môn Nghiên cứu

xã hội (Social Studies) là một môn học được đưa vào cả ba cấp học phổ thông Môn học này là sự tích hợp các nội dung Lịch sử, Địa lý, Công dân với vai trò là môn học góp phần chủ yếu trong công cuộc tái khai sáng quốc dân, thể hiện triết lý của nền giáo dục mới là đào tạo những công dân có tư duy độc lập, có tinh thần phê phán Đó là những “con người không bị đánh lừa bởi đám đông thời thế”, “con người không bị mê hoặc bởi sự tuyên truyền dối trá” Những con người ấy “không những không xâm phạm người khác mà còn chủ động mở rộng một cách tích cực những điều mình nghĩ tốt đẹp ra xung quanh” Để đạt được mục tiêu giáo dục nói trên, nội dung và phương pháp giáo dục môn Nghiên cứu

Xã hội được nghiên cứu rất kỹ Nội dung và phương pháp giáo dục này nhấn mạnh tính chủ thể của học sinh, coi trọng trải nghiệm trong cuộc sống của học sinh và đặt trọng tâm vào học tập giải quyết các vấn đề thiết thực đối với các em Trong cách học tập giải quyết vấn đề, sự “nhồi nhét” tri thức, “truyền đạt tri thức” bị loại trừ Ở đó, học sinh không tiếp nhận thụ động, vô điều kiện các

Trang 6

tri thức mà giáo viên đưa ra, coi nó là chân lý tuyệt đối mà học sinh dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của giáo viên sẽ phải tìm kiếm các tri thức từ nhiều nguồn khác nhau và biến nó thành tư duy của mình Có thể nói giáo dục môn Nghiên cứu Xã hội trong giai đoạn này đã chuyển từ “truyền đạt tri thức” sang hình thành và phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh

3 Kết luận

Để tiến tới việc biên soạn được các môn học/chủ đề tích hợp trong chương trình-SGK mới sau năm 2015, ngoài việc tiếp thu những kinh nghiệm của nước ngoài, chúng ta cần xây dựng được một đội ngũ chuyên gia và các tác giả SGK rất am tường về dạy học tích hợp và cần được thử nghiệm, lấy ý kiến rộng rãi trước khi đưa vào thực hiện

Tài liệu tham khảo chính

1-Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam-Kỷ yếu Hội thảo khoa học-Viện nghiên cứu sư phạm tháng 12/2008

2-Dạy học tích hợp, phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy-www.hvct.edu.vn

3.Xavier Roegiers Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực tích hợp ở nhà trường? Nguyên bản tiếng Pháp - người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị NXB giáo dục 1996

4.Vụ GD Tiểu học-Bộ GD&ĐT - One Grain of Rice” của Demi tài liệu tham khảo dành cho GV “Hoạt động và trò chơi môn Toán lớp

4 Vụ GD Tiểu học-Bộ GD&ĐT xuất bản 2006

Trang 7

HƯƠNG MẠI HÓA GIÁO DỤC: THƯƠNG MẠI HÓA CÁI GÌ?

Giáp Văn Dương

Trong số các vấn đề về giáo dục mà cả thực tiễn lẫn lý

thuyết phải đương đầu là vấn đề có nên thương mại hóa giáo dục hay không? Đây không chỉ là câu hỏi cho giáo dục Việt Nam, mà còn là câu hỏi chung cho nên giáo dục của tất cả nền giáo dục khác.

Đây cũng không phải là câu hỏi đến bây giờ mới được đặt ra, mà

đã đươc đặt ra từ lâu trên thế giới Nhưng câu trả lời của nó vẫn chưa rõ ràng, cả trên thực tế lẫn lý thuyết Do vậy, bài viết này không có tham vọng trả lời câu hỏi có nên thương mại hóa giáo dục hay không, mà định hướng đến một câu hỏi nhỏ hơn: Nếu có thể thương mại hóa giáo dục, thì thương mại hóa cái gì? Và để trả lời câu hỏi này, cần có một hình dung tổng thể về giáo dục, để xem cấu trúc của nó ra sao, gồm những thành phần nào, và trong

số các thành phần đó, cái nào có thể thương mại hóa được

Một hình dung về giáo dục

Về đại thể, nếu coi giáo dục như một ngôi nhà, thì ngôi nhà đó sẽ

có nền móng, các trụ cột chính, và mái như mô tả trong hình bên dưới:, là một đáp ứng tự nhiên sự đòi hỏi của nền văn hóa công nghiệp này

Tầng nền thứ hai là hệ tư tưởng chủ đạo đang thịnh hành trong xã hội Đây là tầng có ảnh hưởng rõ nét và quyết định đến mọi hoạt động dạy và học Nếu trong các xã hội phong kiến, hệ tư tưởng

Trang 8

chủ đạo là Khổng giáo, nên mọi hoạt động giáo dục đều được tổ chức dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng này Đến lượt nó, các hoạt động giáo dục cũng có vai trò củng cố mạnh thêm hệ tư tưởng chủ đạo này

Ở một số nước Trung Á, hệ tư tưởng chủ đạo là đạo Hồi Điều này

đã ảnh hưởng quyết định đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục,

mà rõ nét nhất là việc ai được quyền tham gia giáo dục, tham gia

ở mức độ nào, và nhà trường sẽ dạy những gì, dạy như thế nào để phù hợp với giáo lý của Hồi giáo, v.v

Còn tầng nền nổi trên nhất thì có thể nhìn nắm, sờ mó được Đó chính là hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục, như trường sở, thư viện, thiết bị dạy và học, tài liệu tham khảo, thiết bị nghiên cứu v.v Nếu hệ thống cơ sở vật chất này càng đầy đủ, hiện đại, thì các hoạt động giáo dục sẽ càng phong phú, hiệu quả Đây là tầng có thể đo đạc định lượng và so sánh được

Phía trên nền móng là bốn trụ cột của giáo dục Đó là bốn thành tố liên quan mật thiết với nhau trong mọi hoạt động của giáo

dục: Dạy – Chương trình - Học - Nghiên cứu Trong đó, Dạy là hoạt động chính của đội ngũ giáo viên/giảng viên; Học là hoạt động

chính của học viên (học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập

sinh ); Chương trình là nội dung giảng dạy và đào tạo được người

dạy sử dụng để truyền đạt tri thức, huấn luyện kỹ năng cho người

học; Nghiên cứu là hoạt động tìm kiếm, khai phá tri thức, thường

gắn liền với các hoạt động giáo dục ở đại học, nhằm không chỉ làm giàu thêm kho tàng tri thức, mà còn thông qua đó, giúp hoạt động đào tạo được hiệu quả và thực chất hơn

Trên cùng, tức nóc của tòa nhà là tầm nhìn về giáo dục được xác lập cho cả hệ thống, hoặc cho từng cơ sở giáo dục, hay cá nhân cụ thể, tùy vào từng trường hợp cụ thể Nhưng nếu xét tổng quát thì tầm nhìn này trước hết là của nhà nước – chủ thể của các quyết

Trang 9

sách lớn về giáo dục, sau đó mới đến tầm nhìn của các cơ sở giáo dục và các cá nhân Thông thường, tầm nhìn của các cơ sở giáo dục về đại thể là phù hợp với tầm nhìn đã được xác lập chung cho

cả hệ thống bởi nhà nước, nhưng có thể khác nhau về tiểu tiết hoặc cách thức tiếp cận Còn với cá nhân, tầm nhìn giáo dục có thể tự do hơn, nhưng vẫn bị ràng buộc và chi phối bởi tầm nhìn giáo dục của cơ sở giáo dục mà anh ta tham gia, và rộng hơn là cả

hệ thống giáo dục mà anh ta thuộc về

Với các cơ sở giáo dục, tầm nhìn riêng của họ sẽ có tác dụng tạo

ra bản sắc hoặc sự xuất sắc riêng biệt Nhưng nói chung, tầm nhìn của các cơ sở thường khó vượt quá xa so với tầm nhìn chung, đặc biệt là ở các xã hội mà giáo dục được quản lý chặt chẽ và tự do chưa được coi là tự nhiên như hơi thở của các công dân

Với mỗi người tham gia vào hệ thống giáo dục, dù là dạy hay học hay nghiên cứu, thì tầm nhìn ở quy mô cá nhân cũng tham gia vào việc đưa ra các lựa chọn trong một số khâu cụ thể, như: dạy cái gì

và như thế nào, học cái gì và học để làm gì, nhưng về đại thể, luôn

bị khống chế bởi tầm nhìn của nhà nước và của cơ sở giáo dục mà anh ta tham dự vào Trong đó, quan trọng nhất là tầm nhìn của Bộ Giáo dục, cơ quan chịu trách nhiệm chính về giáo dục Tầm nhìn này lại phụ thuộc cụ thể hơn nữa vào tầm nhìn và sự hiểu biết về giáo dục của các lãnh đạo ngành, những người làm chính sách giáo dục đặc biệt là của người đứng đầu, tức Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Đó là mô tả sơ bộ về các thành phần của giáo dục, khi được sắp xếp theo cấu trúc của một ngôi nhà

Thương mại hóa cái gì?

Dù với bất cứ cách hiểu nào thì tiền, hay lợi nhuận, vẫn nằm ở trung tâm của mọi quá trình thương mại Do đó, ở mức thô sơ nhất, thương mại hóa giáo dục có thể hiểu là hoạt động kinh

Trang 10

doanh giáo dục để thu lợi

Với sự thống nhất sơ bộ đó, chúng ta sẽ đi vào từng cấu phần cụ thể của ngôi nhà giáo dục, xem phần nào có thể mang ra để kinh doanh thu lợi được

Phần nền móng của giáo dục, bao gồm: Văn hóa đại chúng, Hệ tư

tưởng chủ đạo, Cơ sở vật chất Trong số ba yếu tố này thì rõ ràng

là về lý thuyết: Văn hóa đại chúng chỉ là phần chìm có tác động điều phối ngầm các hoạt động giáo dục, chứ không phải là dịch vụ

có thể trao đổi để thương mại hóa Việc thương mại hóa văn hóa

và các hoạt động văn hóa đại chúng là việc của các công ty văn hóa, chứ không phải việc của các cơ sở giáo dục Hệ tư tưởng chủ đạo không thể thương mại hóa, vì đó là nhận thức chung, có được

do tự nguyện hay áp đặt, và không thể định lượng và không đáp ứng nhu cầu giáo dục trực tiếp nào để có thể thương mại hóa được Cơ sở vật chất thì chỉ có thể đầu tư để phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu chứ không thể mua bán trao đổi để sinh lợi được Nếu có, thì đó chỉ có thể là cho thuê mướn mặt bằng, thuê mướn máy móc thiết bị để thu lợi riêng, một biến thái phạm pháp chứ không phải là một hoạt động thuộc về giáo dục

Phần bốn trụ cột của ngôi nhà giáo dục, đó là: Dạy – Chương trình

– Học – Nghiên cứu Về mặt lý thuyết, chỉ có một thành phần có

thể thương mại hóa một phần, đó là nghiên cứu Còn ba thành

phần còn lại, đó là Dạy, Học và Chương trình thì không thể, hoặc

nếu cố tình thì cũng rất khiên cưỡng và hạn chế Lý do: Dạy là hoạt động được trả lương của giáo viên và giảng viên Việc này nên được coi là lao động theo hợp đồng như các loại hình lao động khác, chứ không thể là sự mua bán trao đổi như trong các hoạt động thương mại, vì với người giáo viên, anh ta không có quyền bán các sản phẩm mình làm ra, như bài giảng, hay điểm số, một cách trực tiếp để thu tiền

Ngày đăng: 11/11/2017, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w