Mặt khác, trong gia đình, việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của cha mẹ, nên thiếu sự nhất quán: có khi cha mẹ coi nhẹ giáo dục giá trị,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRƯƠNG QUANG LÂM
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRƯƠNG QUANG LÂM
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 62 31 04 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Thị Khánh Hà
PGS.TS Lê Văn Hảo
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ luận án nào Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận án
Trương Quang Lâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trương Thị Khánh
Hà và PGS.TS Lê Văn Hảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận án Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của Thầy
Cô mà tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ của mình
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giảng viên, các thầy cô giáo và đồng nghiệp trong Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, và các thầy cô giáo ngoài Khoa đã hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình hoàn thiện luận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Tổ chức Cán bộ, Công đoàn Trường, phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đúng hạn luận án tiến sĩ của mình
Những lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới Quý phụ huynh, các em học sinh, các thầy cô giáo ở huyện Mê Linh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - những người
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai khảo sát đề tài
Những lời tri ân sâu sắc tôi muốn gửi tới gia đình, bạn bè, người thân, những người đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Trương Quang Lâm
Trang 5MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM 8
1.1 Nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở nước ngoài 8
1.1.1 Nghiên cứu về sự hình thành các giá trị ở trẻ em 8
1.1.2 Nghiên cứu về nội dung giáo dục giá trị cho trẻ em 12
1.1.3 Nghiên cứu về cách thức giáo dục giá trị cho trẻ em 16
1.2 Nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở trong nước 19
1.2.1 Một số nghiên cứu dưới góc độ Văn hóa học 19
1.2.2 Nghiên cứu về sự hình thành giá trị ở trẻ em 21
1.2.3 Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ em 23
1.2.4 Nghiên cứu về nội dung giáo dục giá trị cho trẻ em 24
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH 28
2.1 Định hướng 28
2.2 Giá trị 30
2.2.1 Khái niệm 30
2.2.2 Phân loại giá trị 32
2.3 Giáo dục giá trị 35
2.3.1 Khái niệm 35
2.3.2 Mối quan hệ giữa giáo dục giá trị với một số nội dung giáo dục khác 37
2.4 Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình 40
2.4.1 Khái niệm trẻ em 40
2.4.2 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi học sinh THCS 41
2.4.3 Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình 44
Trang 62.5 Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình 45
2.5.1 Khái niệm 45
2.5.2 Các mặt biểu hiện của định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình 47
2.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em
trong gia đình 57
Tiểu kết chương 2 62
Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63
3.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 63
3.1.1 Địa bàn nghiên cứu 63
3.1.2 Khách thể nghiên cứu 64
3.2 Tổ chức nghiên cứu 66
3.2.1 Nghiên cứu lý luận 66
3.2.2 Nghiên cứu thực tiễn 67
3.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 72
3.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 72
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 72
3.3.3 Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình 73
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 74
Tiểu kết chương 3 78
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH 79
4.1 Thực trạng chung về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em
trong gia đình 79
4.2 Thực trạng định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình thể hiện qua nội dung và phương pháp giáo dục giá trị 87
4.2.1 Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình thể hiện qua việc lựa chọn các giá trị giáo dục cho trẻ 87
4.2.2 Định hướng giáo dục cho trẻ em trong gia đình thể hiện qua việc
lựa chọn phương giáo dục giá trị cho trẻ 101
4.2.3 Đánh giá của cha mẹ về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em
trong gia đình 108
Trang 74.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em
trong gia đình 111
4.4 Phân tích chân dung tâm lý điển hình 130
4.4.1 Trường hợp thứ nhất 130
4.4.2 Trường hợp thứ hai 135
Tiểu kết chương 4 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144
1 Kết luận 144
2 Kiến nghị 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A Các từ viết tắt
B Bảng ký hiệu mã phiếu của người trả lời
Ký hiệu phiếu Ý nghĩa của ký hiệu
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nội hàm 19 giá trị theo Shalom H Schwartz 51
Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu là cha, mẹ 65
Bảng 3.2 Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu là học sinh 65
Bảng 3.3 19 giá trị khảo sát của Shalom H Schwartz 69
Bảng 4.1 Định hướng giáo dục giá trị cho con của cha mẹ 79
Bảng 4.2 Sự khác nhau giữa nhóm tuổi của cha mẹ 82
Bảng 4.3 Sự khác nhau giữa nghề nghiệp của cha mẹ 83
Bảng 4.4 Sự khác nhau về mục tiêu giáo dục giá trị cho con giữa cha, mẹ và đánh giá của con 85
Bảng 4.5 Các giá trị cha mẹ lựa chọn để giáo dục con trong gia đình 88
Bảng 4.6 So sánh việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con theo địa bàn sinh sống
của cha mẹ 92
Bảng 4.7 So sánh việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con theo nghề nghiệp của cha mẹ 93
Bảng 4.8 Những điểm khác biệt giữa giá trị cha mẹ giáo dục và giá trị con hướng tới 97
Bảng 4.9 Các nhóm giá trị mà cha, mẹ và con hướng tới 99
Bảng 4.10 Mối tương quan của các nhóm giá trị giữa các cặp cha - mẹ - con 100
Bảng 4.11 Các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em mà cha mẹ lựa chọn 104
Bảng 4.12 So sánh việc lựa chọn các PPGD giá trị cho con theo nghề nghiệp
của cha mẹ 106
Bảng 4.13 Đánh giá của cha mẹ về việc ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình 108
Bảng 4.14 Mong muốn của trẻ giúp cha mẹ có định hướng giáo dục giá trị
cho con tốt hơn 109
Bảng 4.15 Ảnh hưởng một số yếu tố từ phía gia đình và xã hội đến việc ĐHGDGT cho trẻ em 112
Bảng 4.16 Thực trạng định hướng giá trị của cha mẹ 116
Bảng 4.17 Dự báo ảnh hưởng của ĐHGT của cha mẹ đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình 120
Trang 10Bảng 4.18 Tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và nhóm giá trị cha mẹ lựa chọn
giáo dục cho con 123
Bảng 4.19 Tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và mức độ lựa chọn các PPGD
giá trị cho trẻ trong gia đình 124
Bảng 4.20 Dự báo ảnh hưởng ĐHGT của cha mẹ đến việc lựa chọn các giá trị
giáo dục con 126
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của ĐHGT của cha mẹ đến các PPGD giáo dục giá trị
mà cha mẹ lựa chọn 128
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Mười giá trị thúc đẩy theo S.H Schwartz 33
Biểu đồ 4.1 Thực trạng chung về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em
trong gia đình 81
Biểu đồ 4.2 Các giá trị mà cha, mẹ lựa chọn để giáo dục trẻ và giá trị mà trẻ
hướng tới 96
Biểu đồ 4.3 Nhận thức của cha mẹ về các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình 102
Biểu đồ 4.4 Mối tương quan giữa Định hướng giá trị của cha mẹ và Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình 118
Biểu đồ 4.5 Các giá trị mà chị Th lựa chọn giáo dục con và các giá trị mà em T hướng tới 132
Biểu đồ 4.6 Các giá trị mà anh M lựa chọn giáo dục con và các giá trị mà em Đ hướng tới 137
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giá trị là những điều quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa đối với cá nhân và
xã hội Giá trị đóng vai trò như là những quy tắc, chuẩn mực, thúc đẩy và điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân trong xã hội Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc hình thành giá trị ở cá nhân là một quá trình lâu dài, chủ yếu là từ sự tác động qua lại giữa xã hội hóa và tiếp thu văn hóa (Segall, Dasen, Barry & Poortinga, 1999) [7] Cùng với đó, giá trị thường xuyên được điều chỉnh thông qua hoạt động và giao lưu,
để tạo nên những giá trị bền vững của mỗi người Vì vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị đóng vai trò quan trọng, tạo ra sự thống nhất và ổn định về tâm lý, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi người
Trong các giai đoạn của cuộc đời, những giá trị đầu tiên mà cá nhân có được
và tương đối bền vững theo thời gian, được hình thành trước hết là từ trong gia đình Gia đình là cội nguồn của tình cảm, là nền tảng định hướng cho cá nhân, tạo tiền đề giúp cá nhân hòa nhập với môi trường xã hội Với các chức năng đặc thù, gia đình góp phần quan trọng vào việc duy trì sự tồn tại của đời sống xã hội, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, xây dựng các chuẩn mực và giá trị đạo đức, phong tục tập quán, lối sống văn hóa Sự hình thành những chuẩn mực và định hướng giá trị tốt đẹp của gia đình sẽ củng cố các mối quan hệ gia đình và kiến tạo một môi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân được phát triển hài hòa và toàn diện [39, tr 12]
Thực tế cho thấy, quá trình định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở Việt Nam đang tồn tại một số hạn chế: hệ thống giáo dục trong nhà trường còn nặng về cung cấp kiến thức, các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức còn thiên về giảng dạy lý thuyết Việc rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hành vi của học sinh chưa đạt yêu cầu [4] Mặt khác, trong gia đình, việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của cha mẹ, nên thiếu sự nhất quán: có khi cha mẹ coi nhẹ giáo dục giá trị, có khi họ lại phát triển ở trẻ những giá trị không phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em Các nghiên cứu dưới góc độ Tâm
lý học, Xã hội học, Giáo dục học… đã chỉ ra, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó, một phần nguyên nhân là do thiếu sự định hướng giáo dục đúng đắn từ trong gia đình
Trang 13Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên truyền thụ cho cá nhân các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị nhân cách của mỗi người Định hướng giáo dục giá trị của gia đình có tác động đến từng cá nhân, tạo lập những nền tảng cơ bản về nhân cách công dân cho xã hội [32, tr 55] Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, đi sâu nghiên cứu về ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình ở Việt Nam ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình phụ thuộc vào sự hiểu biết của cha mẹ và các giá trị mà cha mẹ coi trọng, phụ thuộc vào
sự phát triển tâm lý của trẻ và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài xã hội tác động vào gia đình Điều này càng trở nên khó khăn khi môi trường xã hội có nhiều biến động: hệ thống giá trị cũ đang bị xáo trộn, hệ thống giá trị mới đang hình thành, tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
Vì vậy nghiên cứu về ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình dưới góc độ Tâm
lý học nhằm làm rõ thực trạng trên; qua đó đưa ra những kiến nghị giúp các bậc cha
mẹ có ĐHGDGT cho con đúng đắn, phù hợp với hệ giá trị chung của xã hội, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách tốt Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn
vấn đề “Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình” làm đề tài nghiên
cứu của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng ĐHGDGT của cha mẹ cho trẻ em trong gia đình, qua đó đưa ra một số kiến nghị giúp cha mẹ ĐHGDGT cho con một cách phù hợp hơn trong bối cảnh CNH - HĐH đất nước
3 Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình của các bậc cha mẹ, thể hiện qua việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho con, việc lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị để hướng con tới mục tiêu đề ra
4 Khách thể nghiên cứu
490 cha mẹ (245 cặp cha - mẹ)
245 trẻ em ở lứa tuổi học sinh THCS - từ 11 đến 15 tuổi, là con của các bậc cha mẹ nêu trên
Trang 145 Giả thuyết nghiên cứu
5.1 Đa số cha mẹ định hướng mục tiêu giáo dục con trở thành người coi trọng truyền thống và tuân theo các quy định; cha mẹ ít định hướng mục tiêu giáo dục con trở thành người giàu sang và quyền lực
5.2 Các giá trị mà cha mẹ ưu tiên lựa chọn giáo dục con là công bằng bình đẳng, quan tâm chăm sóc người khác; cha mẹ ít lựa chọn giáo dục con các giá trị tự chủ, mạo hiểm, và kiểm soát con người Có sự khác biệt nhất định theo địa bàn sinh sống và nghề nghiệp của cha mẹ trong việc lựa chọn giá trị giáo dục con
5.3 Các phương pháp giáo dục giá trị mà cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là làm gương và phân tích, giải thích Có sự khác biệt theo nghề nghiệp của cha mẹ trong việc lựa chọn các phương pháp giáo dục giá trị cho con
5.4 Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình thì yếu tố định hướng giá trị của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất đến ĐHGDGT cho trẻ
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về ĐHGDGT cho trẻ em
6.2 Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình 6.3 Làm rõ thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình qua việc tìm hiểu mục tiêu giáo dục giá trị của cha mẹ, việc lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục cho trẻ; cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình
6.4 Đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các bậc cha mẹ có ĐHGDGT cho con phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội hiện nay
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình dựa vào các quan điểm phương pháp luận khoa học sau:
7.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi hiện tượng tâm lý con người đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính quy luật vào các tác động bên ngoài (các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể) tác động vào con người thông qua các điều kiện bên
Trang 15trong Các động bên ngoài tác động đến sự hình thành giá trị ở trẻ em đó là các điều kiện của hoàn cảnh xã hội - lịch sử cụ thể; đặc điểm của nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội mà trẻ sống trong đó; các điều kiện kinh tế - văn hóa của gia đình, cùng với đó là các đặc điểm tâm lý của cha mẹ Các điều kiện bên trong chính là những đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ; các đặc điểm nhân cách như tính cách, khí chất, tính tích cực của trẻ… Đây chính là quan điểm chủ đạo khi nghiên cứu vấn đề ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình
7.1.2 Quan điểm hoạt động - giá trị - nhân cách
Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động: Tâm lý, ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình là một hoạt động có ý thức của cha mẹ, được thể hiện qua hoạt động và giao tiếp giữa cha mẹ và con: những hành vi, việc làm của cha mẹ là hình mẫu cho trẻ noi gương; những ý kiến đánh giá, ý kiến nhận xét của cha mẹ là điều kiện củng cố những hành vi tốt và loại trừ những hành vi xấu ở trẻ Thông qua giao tiếp xúc cảm
- tình cảm, cha mẹ có thể hướng trẻ tới các giá trị mà họ đặt ra Trẻ tiếp thu các giá trị từ cha mẹ, từ nền văn hóa xã hội để hình thành nên giá trị cốt lõi, từ đó nhân cách ngày càng phát triển
Bên cạnh đó, theo quan điểm này, quá trình ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình đòi hỏi cha mẹ phải nhìn nhận mỗi đứa trẻ là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử, là sản phẩm của giáo dục, rèn luyện và tự rèn luyện Bởi mỗi trẻ có các thuộc tính tâm lý, các phẩm chất tâm lý đặc trýng với cả những điểm mạnh vŕ điểm yếu của chúng Vì vậy, ĐHGDGT cho trẻ em không phải là việc áp dụng đồng loạt với các trẻ trong gia đình, mà cha mẹ cần có những định hướng phù hợp với tâm lý từng trẻ
7.1.3 Quan điểm phát triển
Sự phát triển tâm lý ở trẻ em trải qua các giai đoạn khác nhau và gắn liền với hoạt động chủ đạo ở từng lứa tuổi, trên cơ sở đó các đặc điểm tâm lý, các thuộc tính tâm lý mới về chất được hình thành Nghiên cứu về trẻ em dựa vào 4 hướng phát
triển ở trẻ là 1 Phát triển thể chất; 2 Phát triển nhận thức và ngôn ngữ; 3.Phát
triển nhân cách; 4 Phát triển văn hóa xã hội Trong đó, nghiên cứu ĐHGDGT cho
trẻ phần lớn dựa vào sự phát triển nhận thức, nhân cách và văn hóa xã hội ở trẻ: Trẻ
Trang 16hình thành giá trị qua các giai đoạn phát triển nhận thức đạo đức khác nhau, sự phát triển nhân cách ở trẻ bao gồm các đường nét ổn định, bền vững và tình cảm độc đáo của cá nhân Trên thực tế, việc hình thành giá trị ở trẻ em chủ yếu qua quá trình xã hội hóa, thể hiện ở việc cha mẹ hình thành cho trẻ các giá trị phù hợp với chuẩn mực xã hội Bên cạnh đó trẻ có được các giá trị bằng sự nỗ lực của bản thân, thông qua quan sát, học hỏi và lĩnh hội văn hóa
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình
8 Phạm vi nghiên cứu
8.1 Về nội dung
Có nhiều nguồn lực tham gia vào ĐHGDGT cho trẻ em như ông bà, cha mẹ, anh chị em Bên cạnh đó là truyền thống văn hóa gia đình, địa phương, chương trình giáo dục quốc gia cũng tham gia vào quá trình định hướng này Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ nghiên cứu việc ĐHGDGT cho trẻ em của cha mẹ, cụ thể là việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị của cha mẹ cho trẻ, việc lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị để hướng trẻ tới mục tiêu đã đề ra
Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình đó là: (1) Sự thống nhất về quan điểm ĐHGDGT cho trẻ giữa các thành viên trong gia đình; (2) kiến thức của cha mẹ; (3) môi trường xã hội, phương tiện truyền thông; (4) định hướng giá trị của cha mẹ
8.2 Về địa bàn và khách thể
Bậc học THCS kéo dài từ lớp 6 đến lớp 9, trẻ em lứa tuổi THCS nói chung
có độ tuổi từ 11, 12 đến 15, 16 tuổi Luận án lựa chọn khách thể là học sinh THCS
và cha mẹ của các em ở huyện Mê Linh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đại diện cho các trường ở nông thôn và thành phố Hà Nội Các gia đình được nghiên cứu thuộc loại hình gia đình đầy đủ, có cha mẹ cùng chung sống
Trang 179 Đóng góp mới của luận án
9.1 Về lý luận
Nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho lĩnh vực Tâm lý học gia đình, Tâm lý học giáo dục và nghiên cứu định hướng giá trị cho trẻ em Luận án đã hệ thống các tài liệu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình, xây dựng các khái niệm: định hướng, giá trị, định hướng giáo dục giá trị, ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình Từ đó, luận án đưa ra những kiến nghị góp phần định hướng giáo dục nhân cách cho trẻ em trong bối cảnh hiện nay
9.2 Về thực tiễn
Luận án đã chỉ ra được thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình của cha
mẹ được nghiên cứu ở Hà Nội, làm rõ mục tiêu giáo dục giá trị mà cha mẹ hướng con
tới nhiều nhất đó là người kính trọng cha mẹ và người cao tuổi, tôn trọng truyền
thống và các nghi lễ tôn giáo; sống khiêm nhường, tuân thủ các quy định xã hội; coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình, an ninh đất nước, trật tự xã hội,
thứ hai là người nhân ái, khoan dung, quan tâm đến mọi người xung quanh, sống tình
nghĩa và được mọi người tin tưởng; đề cao sự công bằng, bình đẳng xã hội, hòa bình thế giới, sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống Luận án chỉ ra được
nhóm giá trị mà cha mẹ lựa chọn nhiều nhất để giáo dục con hướng tới mục tiêu này
đó là truyền thống, tuân thủ và an toàn, tiếp đến là công bằng, nhân ái và khoan
dung Cùng với đó, phương pháp giáo dục giá trị mà cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là làm gương, nêu gương, khen thưởng và phân tích, giải thích Nghiên cứu thực tiễn
cho thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng, định hướng giá trị của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình
Kết quả luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các bậc phụ huynh, giáo viên, các nhà quản lý, trong công tác định hướng giáo dục nhân cách
cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay
10 Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, bốn chương nội dung chính, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Các chương nội dung chính bao gồm:
Trang 18Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em Chương 2: Cơ sở lý luận về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em
trong gia đình
Trang 19Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM
1.1 Nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở nước ngoài
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục tính cách, giáo dục giá trị của các tác giả trên thế giới, nhưng những nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em chưa có nhiều Các nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ
em có thể được nhóm thành các hướng như sau:
1.1.1 Nghiên cứu về sự hình thành các giá trị ở trẻ em
Nghiên cứu của Piaget (1965) về sự hình thành giá trị ở trẻ em cho thấy, ông
là người đã đưa ra quan điểm gắn sự phát triển đạo đức với sự phát triển nhận thức chung ở trẻ Sự khác nhau về tư duy, cách nhìn nhận và lý giải các hiện tượng cuộc sống giữa trẻ em và người lớn là vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu của Piaget Do
đó nghiên cứu của Piaget xoay quanh 3 vấn đề chính là: (1) Trẻ em nhìn nhận các
quy tắc và luật lệ ra sao? (2) Trẻ xem xét chuyện xử phạt và công bằng như thế nào? (3) Trẻ xem xét những hành vi xấu và những điều nói dối như thế nào? Quan
điểm của Piaget là “khi đứa trẻ tiến bộ qua các giai đoạn của sự phát triển nhận thức, chúng sẽ đánh giá mức độ nặng - nhẹ khác nhau đối với kết quả của một hành động và những ý định của người thể hiện nó” [dẫn theo 91, tr 387] Trẻ hiểu được hành động nào là đúng hay sai, đánh giá được kết quả của hành động là phù hợp hay không phù hợp… phụ thuộc vào sự phát triển nhận thức của từng trẻ
Piaget đã xây dựng lý thuyết hai giai đoạn của sự phát triển đạo đức: Giai
đoạn 1 là giai đoạn đồng nhất (từ 5 - 10 tuổi), đó là một đạo lý chưa trưởng thành
về trí tuệ, ảnh hưởng một chiều bởi sự vâng lời người lớn bằng tình cảm Với mỗi vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, đánh giá của trẻ (là đúng hay sai, tốt hay không tốt) đồng nhất với cách đánh giá của người lớn - người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
chúng về tình cảm (thời điểm này thường là người thân trong gia đình) Giai đoạn 2
là giai đoạn đạo đức tự chủ (trẻ từ 10 tuổi và lớn hơn) [theo 91, tr 483 - 484] Ở
giai đoạn này, với năng lực trí tuệ ngày càng tăng, trẻ có được tính độc lập trong các phán xét đạo đức, việc tuân theo các nguyên tắc của người lớn đã chuyển thành sự
Trang 20tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng trong hợp tác xã hội Trẻ có thể tự đánh giá được hành vi ứng xử của bản thân và người khác, qua đó trẻ tự điều chỉnh hành vi để phù hợp với chuẩn mực xã hội
Tóm lại, Piaget đã đã có những đóng góp rất lớn trong việc chỉ ra sự hình thành giá trị ở trẻ em: Đó là một quá trình phát triển mà để đạt đến giai đoạn đạo đức tự chủ, trẻ cần phải trải qua giai đoạn đồng nhất và có sự gắn bó mật thiết với gia đình Do vậy, theo quan điểm của Piaget, gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giá trị ở trẻ (theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực) Sự hình thành giá trị ở trẻ phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách của các thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ…), phụ thuộc vào sự định hướng của người lớn trong gia đình, với mục tiêu là để trẻ trưởng thành về nhân cách với các giá trị tôn trọng, bình đẳng và hợp tác
Kế thừa quan điểm của Jean Piaget, lý thuyết phát triển đạo đức của Lawrence Kohlberg (1971) đã tập trung nghiên cứu về các giá trị đạo đức mà trẻ được hình thành: đi từ giai đoạn sơ đẳng đầu đời mới biết vâng lời hay bị phạt mà làm, rồi qua công việc cụ thể, qua quan hệ liên nhân cách, cho đến hợp tác tập thể, giao ước xã hội, cuối cùng hình thành nên các nguyên tắc đạo đức, tạo nên các tầng bậc độ bền, cường độ, mức tác dụng của giá trị đạo đức đối với hành vi, hoạt động
Kohlberg đã chia các giai đoạn lập luận đạo đức thành 3 mức độ là Đạo đức tiền
quy ước (Pre-conventional Morality); Đạo đức qui ước (Conventional Morality) và Đạo đức hậu qui ước (Postconventional Morality) [62, tr.387], [91, tr 488 - 491],
[92, tr 476 - 480] Cụ thể gồm 6 giai đoạn đó là:
Giai đoạn 1 (từ 0 - 18 tháng tuổi): Quan điểm “đúng - sai” của trẻ được định
hướng theo sự trừng phạt và vâng lời (the punishment and obedience orientation)
Giai đoạn 2 (từ 2 - 3 tuổi): Sự đánh giá đạo đức của trẻ em định hướng vào
các nhu cầu lợi ích cá nhân (the naive hedonistic orientation) và cách thức để đạt được lợi ích đó
Giai đoạn 3 (từ 3 - 5 tuổi): Sự đánh giá hành vi đạo đức của trẻ em đã hướng
tới các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, gắn liền với mẫu người lý tưởng ("good boy - good girl")
Trang 21Giai đoạn 4 (từ 6 - 11 tuổi): Sự đánh giá hành vi đạo đức hướng về luật pháp
và những qui định xã hội (the "law and order" orientation)
Giai đoạn 5 (từ 12 - 18 tuổi): Sự đánh giá đạo đức của cá nhân hướng tới
tính hợp pháp của những qui ước xã hội (the social contract legalistic orientation)
Giai đoạn 6 (từ 19 tuổi trở đi): Sự đánh giá đạo đức dựa trên những nguyên
tắc đạo đức phổ quát (the universal ethical principle orientation)
Theo Kohlberg, quy luật về sự phát triển đạo đức là quá trình nhận thức về
sự công bằng Khi cá nhân đạt tới cấp độ cao nhất, nhận thức đạo đức đã đạt mức lý tưởng: những giá trị đạo đức và những nguyên tắc đạo đức được lập luận một cách
rõ ràng Cá nhân tự quyết định về hành vi của mình với tư cách là một chủ thể lý
tính, phù hợp với nguyên tắc đạo đức phổ quát về công bằng, tương hỗ và bình
đẳng về quyền con người nói chung Cá nhân đạt đến giai đoạn này đã tạo dựng
được một hệ thống tư tưởng hành động vững chắc, họ tôn trọng kỷ luật và nguyên tắc: “Tôi làm điều này vì đó là điều đúng Không kể tôi có thích hay là không Không kể tôi có được lợi lộc gì không Không kể bạn bè tôi có đồng ý hay không” Như vậy, theo Piaget và Kohlberg, các giá trị mục tiêu cần hình thành ở trẻ đó là trở thành người tôn trọng, bình đẳng, hợp tác, có kỷ luật và có trách nhiệm Đây chính
là mẫu người trẻ tuổi có trách nhiệm, sẵn sàng gia nhập vào đời sống cộng đồng với một tinh thần xây dựng, và có khả năng thực hiện được lý tưởng cao đẹp của mình
Một quan điểm khác về sự hình thành giá trị ở trẻ em, đó là một số tác giả theo lý thuyết học tập như John Locke, J.Watson, B.F Skinner, Bandura cho rằng:
xã hội tác động vào việc học tập của mỗi cá nhân theo nhiều mức độ khác nhau, cá nhân học được những bài đạo đức tốt cần phải làm theo, đôi khi cả những bài học ít tính đạo đức Theo Bandura, nhân cách như một quá trình tiếp cận giao thoa giữa 3 yếu tố: (1) Môi trường - (2) Hành vi - (3) Quá trình phát triển tâm lý của một cá nhân [dẫn theo 8, tr 501 - 504] Các tác giả đã đưa ra quan điểm là trẻ em học tập đạo đức và tiếp thu các bài học xã hội diễn ra theo hai phương pháp:
Thứ nhất là phương pháp trực tiếp: Điều này được hiểu qua ví dụ cụ thể như
trẻ nhỏ lấy tiền trong ví của cha mẹ và bị đòn Thông qua việc kỷ luật trực tiếp, cha
mẹ hy vọng rằng con cái nhận ra việc ăn cắp là một việc xấu, đáng lên án, để từ đó chúng hiểu rằng sẽ không tái phạm và không nên làm như thế nữa
Trang 22Thứ hai là trẻ học qua khuôn mẫu hoặc bắt chước: Một điều dễ thấy, trẻ bắt
chước các mẫu hành vi của cha mẹ, anh chị em được hình thành từ rất sớm (Poulson
và Kymissis, 1988) [dẫn theo 94, tr 142] Trẻ nhỏ quan sát hành vi cách ứng xử của người lớn và bắt chước một cách vô thức hoặc có ý thức, và cách này có thể phát triển bản tính như lòng tin (Applebaum, 1995), và tôn trọng mọi người (Tierno, 1990) Chẳng hạn như trẻ thấy bố mẹ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, yêu thương loài vật, tôn trọng người lớn tuổi… thì trẻ cũng học hỏi và thực hiện những hành vi giúp đỡ, tôn trọng, yêu thương Và ngược lại, bố mẹ có hành vi không tốt thì trẻ cũng bắt chước và làm theo (không cần biết là đúng hay sai, thậm chí làm sai nhưng trẻ vẫn cho là đúng vì với lập luận ngây thơ rằng “ở nhà bố mẹ cũng làm như thế”) “Tất cả góp phần tạo nên nhận thức của các em về thế giới, về nhân tính, về bản chất thiện ác, về điều hay lẽ phải, về những điều sai trái” [94, tr 142]
Hỗ trợ hai phương pháp này là nguyên lý củng cố, các hành vi đạo đức nào được khen thì được củng cố và được lặp lại Maccoby (1992) cho rằng “hành vi đạo đức là hành vi được nhóm xã hội xác định như là thiện hoặc tốt và căn cứ theo đó
mà đưa ra những trừng phạt của xã hội” [dẫn theo 10, tr 26] Các nhà lý thuyết học tập xã hội dùng thuật ngữ “vị xã hội” thay cho “đạo đức” Theo họ thì cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp đối với việc hình thành hành vi vị xã hội đầu đời
ở trẻ, sau nữa là nhà trường cũng có vai trò đặc biệt Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra mục đích duy nhất có tầm quan trọng của cha mẹ là góp phần phát triển hành vi tự điều chỉnh của con mình (Lamb, Ketterlinus & Fracasso, 1990) Đối với các bậc cha
mẹ thường nhắc nhở con về những hậu quả có thể xảy ra do những hành động của chúng đối với người khác, thì đứa con thường được mọi người quý mến và nắm được các chuẩn mực đạo đức mà chúng tiếp thu được (Grace J.Craig, Don Baucum, 2004) [7, tr 503]
Tóm lại, sự hình thành và phát triển giá trị ở trẻ em trải qua các giai đoạn khác nhau, đó là một quá trình phát triển của nhận thức về những việc nên làm, có ích, có ý nghĩa… Đặc biệt, sự hình thành giá trị ở trẻ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ
sự gắn bó với gia đình trong giai đoạn đầu của cuộc đời: Những gì trẻ làm, những gì trẻ học được cũng là kết quả của sự quan sát và học tập từ các thành viên trong gia
Trang 23đình cho đến ngoài xã hội Điều này cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ phù hợp để chúng đạt tới sự trưởng thành về nhân cách
1.1.2 Nghiên cứu về nội dung giáo dục giá trị cho trẻ em
Trên thế giới, việc lựa chọn các giá trị phù hợp để giáo dục cho trẻ em là vấn
đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển giáo dục của mỗi quốc gia
Ở Mỹ, sau những biến cố thay đổi về chính trị, xã hội, kinh tế ở thế kỷ XX, nước
Mỹ gặp phải một số vấn đề như: sự khủng hoảng của nền kinh tế đã ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình, số vụ ly hôn, bạo lực gia đình tăng cao, thanh niên rơi vào vòng xoáy của ma túy, tội phạm… Đây là vấn đề tồn tại mà quốc gia này phải đối mặt, có ảnh hưởng trực tiếp đến thanh thiếu niên Do đó, chính phủ Mỹ ngày càng nhận rõ tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị cho những người trẻ tuổi Họ nhận ra rằng một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là giới trẻ đã không được giáo dục giá trị đạo đức một cách đầy đủ, đúng hướng để chúng tự vượt qua được các thử thách trong cuộc sống Vì vậy, người Mỹ quan tâm hướng tới việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân có trách nhiệm, trở thành những người hạnh phúc, có đời sống tâm lý cân bằng, hài hòa, xây dựng được những gia đình, cộng đồng lành mạnh, bền vững [dẫn theo 59, tr 22]
Theo đó, trọng tâm của chương trình giáo dục nhấn mạnh tới các mục tiêu
lớn trong cuộc đời mỗi con người: (1) Sự trưởng thành về tính cách; (2) Xây dựng
các mối quan hệ thân thiết; (3) Gia đình hạnh phúc, đóng góp cho xã hội Liên quan
tới các mục tiêu này, nước Mỹ định hướng cho trẻ em tới những giá trị phổ quát
được công nhận và đề cao ở mọi nền văn hóa như “liêm chính, trách nhiệm, sự quan
tâm, trung thực, chuyên cần, tôn trọng” [59, tr 22 - 23] Đại bộ phận cha mẹ Mỹ
cho rằng mục tiêu quan trọng của giáo dục trẻ là làm cho chúng “quen dần với trách nhiệm” (61.6%), “phải hiểu rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu” (60.7%), “cần phải biết chịu đựng, nhường nhịn và có lòng khoan dung với người khác” (30%) [6, tr 283 - 285] Cha mẹ Mỹ giáo dục con bằng việc cho trẻ tham gia vào các công việc gia đình Trẻ em phải làm tất cả các công việc như làm vườn, lau nhà, rửa bát và cha
mẹ yêu cầu cả về chất lượng công việc mà trẻ làm, tức là tạo trẻ tính tự lập biết chịu trách nhiệm về công việc mà chúng đảm nhận
Trang 24Ở nước Anh, theo tác giả Richart Layard, việc giáo dưỡng tinh thần cho trẻ
em đóng vai trò quan trọng, có lợi ích cho toàn xã hội, với quan điểm cho rằng: "sự nghèo hèn về tinh thần là thứ dễ lây nhiễm cho trẻ em" Hiện nay, các giáo trình biên soạn cẩn thận dạy về trí thông minh xúc cảm có tác động rất tốt đến tính khí của trẻ em trong việc chúng quan tâm đến những người khác, những tác động này hai năm sau vẫn còn ghi nhận được [dẫn theo 63, tr 234] Do đó, môn học giáo dục
giá trị trong nhà trường từ lớp 1 đến lớp 12 bao gồm những nội dung cơ bản: 1
Hiểu biết và điều khiển các tình cảm của bạn (kể cả giận dữ và thù địch); 2 Yêu mến và sẵn sàng phục vụ người khác (bao gồm các bài tập thực hành và học tập các gương mẫu); 3 Biết cảm nhận cái đẹp; 4 Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tật, kể cả bệnh tâm thần, ma túy và rượu; 5 Tình yêu, gia đình, cha mẹ và con cái;
6 Lao động và tiền bạc; Hiểu biết các phương tiện truyền thông và biết giữ gìn các giá trị riêng của bạn; 7 Hiểu biết người khác và biết cách giao tiếp; 8 Tham gia vào chính trị; 9 Các tư tưởng triết học và tôn giáo [63, tr 234 - 236] Việc định
hướng những giá trị này cho thấy đây là mối quan tâm hàng đầu của nước Anh trong việc phát triển tính cách cho học sinh
Ở nước Úc, chương trình Giáo dục giá trị trong các trường học đã xác định 9
giá trị cơ bản cho học sinh, đó là: 1/ Chăm sóc và tình thương: chăm sóc cho bản thân và những người khác 2/ Làm việc với sự cố gắng nhất của bản thân: tìm cách
thực hiện một điều gì đó xứng đáng và đáng ngưỡng mộ, cố gắng hết sức, theo đuổi
sự xuất sắc 3/ Thực hiện công bằng: theo đuổi và bảo vệ lợi ích chung, tất cả mọi người trong xã hội được đối xử công bằng 4/ Tự do: tận hưởng tất cả các quyền và
đặc quyền của công dân Úc, miễn phí từ sự can thiệp hoặc kiểm soát cần thiết, và
đấu tranh cho quyền lợi của người khác 5/ Trung thực và sự tin cậy: trung thực, chân thành và theo đuổi sự thật 6/ Sự ngay thẳng, chính trực: hành động phù hợp
với các nguyên tắc đạo đức và ứng xử đạo đức, đảm bảo tính nhất quán giữa lời nói
và việc làm 7/ Tôn trọng: ứng xử với người khác với sự cân nhắc và tôn trọng quan điểm của người khác 8/ Trách nhiệm: chịu trách nhiệm về hành động của bản thân,
giải quyết những khác biệt trong tinh thần xây dựng, không bạo lực và giữ hòa khí,
đóng góp vào cuộc sống xã hội, bảo vệ môi trường 9/ Hiểu biết, khoan dung và hòa
nhập: nhận thức về người khác và nền văn hóa của họ, chấp nhận sự đa dạng trong
một xã hội dân chủ, bao gồm cả bản thân và người khác [90], [98, tr 5]
Trang 25Ở Châu Á, mỗi quốc gia trong khu vực đều hướng tới giáo dục những giá trị đặc trưng dành cho các công dân trẻ tuổi, dựa trên nền tảng giá trị chung của nhân loại Trong khoảng 15 năm trở lại đây, các nước Châu Á - Thái Bình Dương đã có nhiều nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị Đáng chú ý là “Chương trình giáo dục cho người Philippin” và tập tài liệu “Giá trị trong hành động” của Trung tâm Canh tân và Công nghệ giáo dục thuộc tổ chức Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (1992), nhằm đưa nội dung chương trình và cách thức giáo dục giá trị vào nhà trường và cộng đồng các nước Đông Nam Á Trong đó có 7 giá trị cốt lõi được diễn giải, phân ra thành những giá trị riêng biệt [76, tr 37 - 38]:
- Giá trị đối với bản thân, gồm các mặt: Thể lực; tri thức (chân lý, kiến thức,
tư duy sáng tạo và phê phán); đạo đức (tình yêu, liêm khiết, lương thiện, tự trọng/trọng danh dự, kỷ luật cá nhân); tinh thần (lòng tin vào thượng đế)
- Giá trị đối với cộng đồng, gồm các mặt: 1 Trách nhiệm xã hội: yêu thương
lẫn nhau, sự tôn trọng, trung thực, quan tâm đến người khác, lương thiện, tự do bình đẳng, công lý xã hội, tôn trọng nhân quyền, hòa bình, tích cực, phi bạo lực, tham gia
công việc xã hội 2 Hiệu quả kinh tế: cần kiệm, bảo vệ tài nguyên, đạo đức lao
động, tự lực năng suất, tri thức khoa học kỹ thuật, hiệu quả nghề nghiệp, đầu óc
kinh doanh 3 Chủ nghĩa dân tộc: hòa hợp dân tộc, quý trọng anh hùng dân tộc,
mang trọng trách, ý thức công dân, tự hào, đoàn kết hữu nghị, trung thành với tổ quốc, đoàn kết hữu nghị toàn cầu, hiểu biết quốc tế và hợp tác
Ở Thái Lan, quốc gia này đã trang bị cho công dân của mình những phẩm chất quý báu thông qua việc giáo dục tính cách Theo đó, tính cách là những gì ở bên trong một con người, được thể hiện bằng những hành vi ứng xử đúng đắn ngay
cả khi không có ai nhìn thấy Đó là cách thức chúng ta đối xử những người mà chúng ta cho rằng họ không thể giúp hoặc làm tổn thương chúng ta Một người có tính cách tốt sẽ có những giá trị đạo đức tốt, từ đó họ phân biệt giữa đúng và sai trong việc làm, ngay cả khi điều đó là bất tiện, không thoải mái hoặc tốn kém cho bản thân [dẫn theo 17, tr 21] Như vậy, tính cách tốt không tự phát triển bột phát
mà phải trải qua quá trình tiếp thu và áp dụng các giá trị vào các tình huống của cuộc sống
Trang 26Về cơ bản, những giá trị mà trẻ em ở Thái Lan được tập trung giáo dục là:
(1) Đáng tin cậy: trung thực và nói thật; (2) Tôn trọng: lịch sự và nhã nhặn, chấp
nhận sự khác biệt ở người khác; (3) Trách nhiệm: chấp nhận kết quả của hành động mình làm và cố gắng hết khả năng; (4) Tính công bằng: tuân thủ nguyên tắc, chia
sẻ, lắng nghe và không đổ lỗi lên người khác; (5) Sự chu đáo: tốt bụng, động lòng thương, ý tứ và thể hiện quan tâm đến cảm giác của người khác; (6) Ý thức công
dân: đóng góp cho gia đình và cộng đồng, tuân thủ nguyên tắc, hợp tác với người
khác, kính trọng cha mẹ, thầy cô và những người có quyền uy, đồng thời bảo vệ môi trường [17, tr 42 - 43]
Ở Nhật Bản, cha mẹ Nhật hướng tới giáo dục con các giá trị mà chọ cho là quan trọng như: có trách nhiệm, có cử chỉ lịch thiệp, đúng đắn và luôn ăn mặc tươm tất, độc lập trong cách ứng xử Nội dung giá trị giáo dục cho trẻ em ở Nhật Bản tập
trung vào ba lĩnh vực: (1) Dạy về sự tôn trọng cuộc sống; (2) Dạy về mối quan hệ
giữa cá nhân với nhóm; (3) Dạy về ý thức tôn ti trật tự [59, tr 51 - 52] Nhìn chung
“cách giáo dục của người Nhật Bản thiên về định hướng dựa vào hệ tư tưởng truyền thống của Khổng giáo, lấy lễ nghĩa làm trọng, trẻ phải vâng lời người già, cần cù, chăm chỉ là một trong những phẩm chất quan trọng nhất” [6, tr 284 - 280] Và để việc giáo dục giá trị cho trẻ em đạt hiệu quả cao, thường xuyên có mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội, người lớn hướng trẻ tới các giá trị như: 1/
Đối với bản thân: sự đúng mực; sự chuyên cần; lòng dũng cảm; sự chân thành; tự
do và luật lệ; tự hoàn thiện; yêu chuộng chân thật 2/ Quan hệ với người khác: phép lịch sự; sự quan tâm và lòng tốt; tình bạn; biết ơn và kính trọng; khiêm tốn 3/ Quan
hệ với tự nhiên: tôn trọng thiên nhiên; tôn trọng cuộc sống; tính nhạy cảm và thẩm
mỹ; tính cao thượng 4/ Quan hệ với nhóm và xã hội: nghĩa vụ công cộng, công
bằng, sự tham gia và trách nhiệm trong nhóm, tôn trọng các thành viên trong gia đình, kính trọng giáo viên và mọi người trong trường học, đóng góp cho xã hội, tôn trọng truyền thống và yêu nước, tôn trọng các nền văn hóa khác [59, tr 52 - 54]
Nhìn chung, một số nhóm giá trị đặc trưng cần giáo dục cho trẻ em ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Philipin cụ thể như:
- Nhóm giá trị trong quan hệ với bản thân: Tự trọng, biết kiềm chế, tự lực,
tự tin, có chính kiến, có hoài bão, khiêm tốn, có chí lập thân lập nghiệp, có ý thức giữ gìn và tập luyện để nâng cao thể lực
Trang 27- Nhóm các giá trị trong quan hệ với người khác: Cởi mở, chan hòa với mọi
người, lịch sự tế nhị trong giao tiếp, thiện chí trong quan hệ, trung thực, thẳng thắn, đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể, biết hợp tác với mọi người, tôn trọng và khoan dung, quan tâm chia sẻ, kính trọng và biết ơn, chân thành trong quan hệ bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu anh chị em trong gia đình, giữ gìn nền nếp gia đình, tôn trọng tổ tiên
- Nhóm giá trị trong quan hệ với công việc: Cần cù, có trách nhiệm, kỷ luật,
sáng tạo, năng động, coi trọng giá trị của tri thức, học tập và làm việc theo phương pháp khoa học, sẵn sàng tiếp nhận cái mới
- Nhóm giá trị trong quan hệ với tổ quốc, cộng đồng: Tôn trọng quy định
chung của cộng đồng, thực hiện nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản quốc gia, sống lành mạnh, trong sạch, bảo vệ cái đúng, đấu tranh chống tiêu cực, trung thành với tổ quốc, với nhân dân
- Nhóm giá trị trong quan hệ với nhân dân và các dân tộc trong khu vực,
trên thế giới: yêu hòa bình, tôn trọng các nền văn hóa khác, sẵn sàng hợp tác trên cơ
sở bình đẳng và tôn trọng nhau
- Nhóm giá trị trong quan hệ với tự nhiên và môi trường sống: Hành động vì
môi trường trong sạch, yêu và sống hài hòa với thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ thiên nhiên [60, tr 16 - 17]
1.1.3 Nghiên cứu về cách thức giáo dục giá trị cho trẻ em
Theo Daniel Goleman (2007), nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cách đối xử của bố mẹ đối với con - nghiêm khắc hay thông cảm, dửng dưng hay yêu thương
có những hậu quả sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm của trẻ [dẫn theo 16,
tr 335] Từ đó, trẻ có sự đồng cảm, nhân ái và yêu thương với các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh Theo Durning (2000), các nhà tâm lý học đã chỉ ra vai trò cảm xúc của cha mẹ và tác động của nó đến kết quả học tập ở trẻ Do đó xuất hiện khái niệm “giáo dục gia đình”, nó bao gồm việc nghiên cứu những chuẩn mực liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ cũng như của những người trợ giúp chuyên nghiệp [dẫn theo 50, tr 303] Như vậy, có thể thấy rằng trình độ nhận thức, cách ứng xử của người chăm sóc (mà cụ thể là cha mẹ) có ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ trong gia đình, từ đó tác động đến nhận thức, cảm xúc và hành vi chuẩn mực ở trẻ
Trang 28Các tác giả Robert V.Kail và John C Canvanaugh (2004) đã phân tích các kiểu ứng xử của cha mẹ đối với trẻ trong gia đình có ảnh hưởng đến việc hình thành giá trị ở trẻ Điều này được thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất là, khi cha mẹ ứng xử tình cảm và nhiệt tình với con, họ quan tâm
đến con về mặt cảm xúc, sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực cùng với con thì đứa trẻ
sẽ cảm thấy yên tâm, hạnh phúc và có cách hành xử tốt hơn Trái lại, khi cha mẹ không quan tâm, có cảm xúc thù địch thì con cái thường lo âu, kém kiểm soát hơn, lòng tự trọng thấp hơn
Thứ hai là cha mẹ kiểm soát hành vi ở con mình: hoặc là cha mẹ kiểm soát
chặt chẽ, can thiệp vào cuộc sống của con, hoặc là buông lỏng, hiếm khi kiểm soát con, chúng được tự do làm bất kỳ chuyện gì mà không phải sợ bị kỷ luật Kết quả là
cả hai hình thức này đều không phù hợp với việc giáo dục giá trị cho trẻ Việc kiểm soát quá mức của cha mẹ làm cho con mất đi cơ hội chủ động đáp ứng tiêu chuẩn hành vi của xã hội, vốn là mục tiêu xã hội hóa sau này Ngược lại, cha mẹ không hề kiểm soát con cũng thất bại vì con không nhìn thấy các tiêu chuẩn hành vi của nền văn hóa mà trẻ cần đáp ứng [64]
Cùng quan điểm này, nghiên cứu của Rollins và Thomas (1979) trên trẻ em
Mỹ cho thấy, cha mẹ ứng xử quá khắt khe, độc đoán với con thường làm chúng chậm phát triển về nhận thức và về đạo đức, có mức độ tự đánh giá thấp, kém tự tin, khả năng giao tiếp xã hội thấp… Ngược lại, những cha mẹ có ứng xử kiểm soát thuyết phục và cách ứng xử chăm sóc, trẻ em thường phát triển về nhận thức và đạo đức cao, mức độ tự đánh giá về các giá trị của bản thân cao, khả năng xã hội cao [dẫn theo 41, tr 132 - 133] Do đó, để con phát triển các giá trị tốt đẹp, cha mẹ cần phải cân đối giữa việc kiểm soát con đồng thời để con được tự do trong một số quyết định của bản thân Cha mẹ cần đưa ra tiêu chuẩn thích hợp đối với độ tuổi của con, sau đó chỉ cho con cách đáp ứng tiêu chuẩn ấy và sau cùng thưởng cho con khi con đã đáp ứng (Powers & Roberts, 1995; Rotto & Kratochwill, 1994) Đây là một yêu cầu hợp lý để trẻ hiểu chuẩn mực đạo đức và thực hiện được những hành vi tốt Điều này có nghĩa là, sự quan tâm và giáo dục có kiểm soát của cha mẹ giúp trẻ có định hướng bản thân, hình thành những giá trị tích cực và có khả năng đương đầu với cuộc sống khi trưởng thành
Trang 29Theo tác giả K.Ryan, trẻ em ra đời không có sẵn các giá trị hoặc một lập trường đạo đức, các điều ấy do trẻ học hỏi mà có được Vì vậy, các cách thức học tập giá trị của trẻ em phụ thuộc vào ứng xử của cha mẹ và trường học, được phân chia thành:
Kiểu hô hào cổ vũ (Exhortation):người lớn nói cho trẻ biết cái gì là đúng, cái
gì là sai, thúc giục kêu gọi trẻ hành động theo cách này hoặc cách kia, chỉ dẫn cho trẻ sống theo một bộ chuẩn mực nào đó Phương thức này cũng thay đổi, từ chỗ đòi hỏi trẻ theo một cách vô cùng tình cảm tới chỗ bắt buộc một cách tế nhị kèm theo lý
lẽ chu đáo
Kiểu noi gương (Example): Trẻ học qua khuôn mẫu của những người xung
quanh bằng cách quan sát các cách ứng xử của người lớn, bắt chước cả bằng lời nói
và hành động
Kiểu kỳ vọng (Expectation): Là những tình huống đòi hỏi trẻ có những ứng
xử đặc biệt với người khác Và trong tình huống đó, trẻ cảm thấy bị thúc ép ứng xử theo những cách được chỉ định cho chúng phải làm theo Ví dụ, trong lớp học với sức ép thi đua mạnh mẽ giữa bạn học với nhau thì ở đó có những cách ứng xử như: thầy giáo thúc giục học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau… sẽ tạo nên cách ứng xử và suy nghĩ vị tha giữa các học sinh Từ sự trông đợi ấy, người học có được những giá trị nhất định
Kiểu trải nghiệm (Experience): Liên quan đến hành động tham gia của người
học vào những công việc cụ thể nào đó Thông qua việc học, tương tác, trẻ được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, giải quyết các tình huống đạo đức Từ đó, trẻ hình thành các giá trị cho riêng mình [dẫn theo 10, tr 25 - 26]
Tóm lại, qua một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách ở trẻ Cụ thể ở đây là cách ứng xử của cha mẹ sẽ tạo ra những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ứng xử của trẻ với cha mẹ và mọi người xung quanh Khi trẻ nhận được sự quan tâm có định hướng đúng đắn từ cha mẹ thì chúng sẽ sớm học được các giá trị tốt đẹp cho riêng mình Những trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực mà trẻ có được thông qua ứng xử với cha mẹ là con đường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách
Trang 301.2 Nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở trong nước
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị cho trẻ em, song hầu như chưa có các nghiên cứu về ĐHGDGT cho trẻ
em Tuy nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông quốc gia và của từng trường, chúng ta có thể thấy mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em
Các nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở trong nước cũng
có thể chia thành các hướng chính như sau:
1.2.1 Một số nghiên cứu dưới góc độ Văn hóa học
Qua phân tích một số nghiên cứu về gia đình Việt Nam truyền thống của các tác giả Trần Quốc Vượng (2005), Lê Ngọc Văn (2012), Trần Ngọc Thêm (2015) cho thấy, người Việt luôn coi trọng việc giáo dục giá trị, giáo dục lối sống và cách ứng xử cho trẻ trong gia đình Với quan điểm “dạy con từ thuở còn thơ”, trẻ được
dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở” từ khi còn nhỏ để trở thành người tốt, có lối
sống lành mạnh, sống có lý tưởng và có trách nhiệm Nhiều giá trị làm người được ông bà, cha mẹ đề cao với mục đích để dạy con cháu như: hiếu nghĩa, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đùm bọc, tinh thần tiết kiệm và yêu lao động Từ đó, trẻ hình thành những những giá trị tốt đẹp, sống đúng mực từ trong gia đình cũng như ngoài
xã hội
Theo tác giả Trần Quốc Vượng (2005), Lê Ngọc Văn (2012) nội dung cơ bản của giáo dục gia đình là hiếu, nghĩa Đạo hiếu là một nguyên tắc ứng xử trong gia đình và xã hội, là một chuẩn giá trị để đánh giá con người, “hiếu đễ là gốc của đạo đức con người” [83, tr 214] Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam truyền thống có hai quan điểm chủ yếu: (1) Con cháu phải nuôi dưỡng ông bà cha mẹ khi về già, đó là đạo làm con Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Con cái phải luôn nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ là một trong những giá trị của người Việt Nam luôn được coi trọng trong mọi thời điểm (2) Con cháu phải nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ, không được tùy tiện sống buông thả mà phải theo
“nếp nhà”, có khuôn phép “kính trên nhường dưới”
Bên cạnh đó, việc coi trọng học vấn và đề cao giá trị của tri thức là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục trẻ em trong gia đình Truyền thống gia đình Việt Nam lấy học vấn làm trọng, học để biết chữ, biết nghĩa lý, học để làm người có
Trang 31nhân cách; học để làm người biết trung, hiếu, lễ, nghĩa Tinh thần “tôn sự trọng đạo”, ham học hỏi, tôn trọng tri thức là nền tảng của truyền thống đạo đức tốt đẹp Các gia đình luôn đề cao tinh thần hiếu học, khuyên dạy con cháu phải cố gắng học hành để thành tài Vì vậy, xây dựng truyền thống vãn hóa của gia đình không chỉ đảm bảo sự tồn tại phát triển của chính gia đình, mà còn có ý nghĩa trong việc hình thành các giá trị tốt đẹp cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển nhân cách tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội
Gia đình Việt Nam truyền thống gắn bó lâu đời với nông nghiệp lúa nước, vì vậy cha mẹ thường xuyên rèn luyện cho trẻ về ý thức lao động Trẻ em trong gia đình được giáo dục lao động từ lúc nhỏ với các công việc như: chăn trâu, cắt cỏ, trông em, nấu cơm từ đó trẻ có được những đức tính siêng năng, cần cù… Trẻ ý thức được giá trị của sức lao động và tôn trọng thành quả của lao động Các em hiểu rằng cần phải lao động rất vất vả mới có cuộc sống no đủ, hạnh phúc Do đó đây cũng chính là mục tiêu quan trọng của giáo dục gia đình Việt Nam truyền thống [83,
tr 224], [87] Qua lao động, người Việt còn nhắc nhở con khi hưởng thành quả lao động phải ghi nhớ công ơn của những người làm ra, cũng như có ý thức tiết kiệm, không lãng phí, tôn trọng công sức của mình và của những người đi trước
Ngoài ra, vấn đề giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết cũng được đề cao Cha mẹ dạy cho các con phải biết đùm bọc yêu thương nhau giữa anh chị em trong gia đình Tinh thần đoàn kết trong gia đình chính là sự gắn bó quan tâm chăm sóc lẫn nhau trong cuộc sống đời thường, và cả những lúc khó khăn: “Anh em như thể tay chân; Chị ngã em nâng” Từ đó, trẻ được mở rộng ra là những giá trị về tình làng nghĩa xóm, về tình yêu quê hương đất nước [87]
Tóm lại trong gia đình Việt Nam truyền thống, trẻ em được giáo dục các giá trị và hành vi ứng xử từ nhỏ Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, gia đình truyền thống quan tâm trước hết đến việc giáo dục tinh thần nhân ái, tình yêu thương sâu nặng và bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người đối với những người thân trong gia đình
Lễ giáo đạo Nho đưa ra những yêu cầu khắt khe một chiều đối với con cái, song nó cũng có những điểm hợp lý - giáo dục người làm con phải biết kính trọng, quan tâm chăm sóc những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình khôn lớn; giáo dục con người khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến danh dự của gia đình… đó là những
Trang 32điều vẫn cần thiết với xã hội ngày nay [20, tr 118 - 119] Tuy nhiên, bên cạnh mặc tích cực cũng tồn tại hạn chế đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, với những giá trị
mà cha mẹ muốn hình thành ở con trai như: có chí tiến thủ, học hành thành tài, dũng cảm, gánh vác việc lớn trong gia đình… trong khi đó, những giá trị mà con gái được giáo dục đó là chăm chỉ, khéo léo, đảm đang, trách nhiệm, phải có đủ “công, dung, ngôn, hạnh”…[12, tr 132 - 137] Vì vậy, giáo dục gia đình ngày nay cần trân trọng các giá trị văn hoá, đạo đức, nếp sống truyền thống tốt đẹp, đồng thời tạo lập môi trường dân chủ, tôn trọng lẫn nhau giữa các thế hệ và các thành viên, khắc phục những hạn chế của lễ giáo đạo Nho
1.2.2 Nghiên cứu về sự hình thành giá trị ở trẻ em
Các nghiên cứu đã chỉ ra, quá trình xã hội hóa là con đường hình thành nên các giá trị ở mỗi cá nhân Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, “con người lĩnh hội các giá trị từ nền văn hóa - xã hội lịch sử cùng các kiến thức, thái độ và những tình cảm
đã được xã hội hóa Các tổ chức xã hội có vai trò quyết định trong việc giữ gìn, phổ biến các giá trị là gia đình, hệ thống giáo dục và tất cả các tổ chức xã hội (…) truyền đạt các mong đợi từ phía xã hội tới các cá nhân” [81, tr 72]
Tán thành quan điểm của các tác giả nước ngoài, theo các tác giả Ngô Công Hoàn, Dương Thị Diệu Hoa, Trương Thị Khánh Hà, Trần Thị Minh Đức, cơ chế
chủ yếu để hình thành giá trị ở trẻ đó là tập nhiễm, bắt chước, học tập và đồng nhất
hóa [12, tr 19], [19, tr 59], [28, tr 165 - 166]:
- Tập nhiễm: Là sự tiếp nhận và ảnh hưởng tự phát trong quá trình tương tác
giữa cá cá nhân trong nhóm xã hội, dẫn đến hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ Đặc trưng của tập nhiễm là sự tiếp nhận và ảnh hưởng diễn
ra một cách tự nhiên, không chủ định: Trẻ tiếp nhận những nhận thức, xúc cảm, hành vi từ những người xung quanh mà không cần dạy dỗ Có thể nói, nhiều ảnh hưởng phẩm chất đạo đức của cha mẹ và mọi người xung quanh lên con trẻ mà bản thân trẻ không nhận thức được, thậm chí cha mẹ cũng không nhận thức được hậu quả hành vi và cách ứng xử của họ Các giá trị mà cha mẹ thể hiện ảnh hưởng trực tiếp lên tâm trí của trẻ trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày trong gia đình như: bố
mẹ tôn trọng nhau, bố mẹ tôn trọng ông bà, cách bố mẹ ứng xử với người khác, cách bố mẹ thực hiện lễ nghi thờ cúng ông bà tổ tiên, tình yêu lao động, quý trọng
Trang 33của cải, quý trọng tri thức… vô hình chung ảnh hưởng tự phát đến trẻ Những bài học “đạo đức” như vậy có thể lĩnh hội một cách tự nhiên và các giá trị dần được hình thành ở trẻ [19, tr 59]
- Bắt chước: Là sự lặp lại những hành vi, cử chỉ (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)
của người khác mà cá nhân tri giác được Bắt chước có thể diễn ra theo cách không chủ định hoặc có chủ định Trẻ con học cách quan sát người khác và có xu hướng lặp lại, bắt chước cha mẹ Thông qua đó chúng tiếp thu các thái độ, học cách nhìn nhận và đánh giá những gì diễn ra xung quanh chúng
Tác giả Dương Thị Diệu Hoa (2012) đã chỉ ra, việc lĩnh hội giá trị ở trẻ chính là quá trình tác động có mục đích, có phương pháp của người lớn Ví dụ như, trẻ học giá trị thông qua việc tham gia vào các hoạt động có định hướng của gia đình và nhà trường, nhất là vai trò quyết định của cha mẹ đối với việc hình thành giá trị ở trẻ trong những năm đầu đời Và để quá trình giáo dục giá trị cho trẻ em thành công, đòi hỏi người lớn không chỉ dạy luân lý mà phải kết hợp với hành những hành vi ứng xử có đạo đức Sự học tập thông qua trải nghiệm mang lại cho trẻ nhiều kinh nghiệm quý, giúp trẻ củng cố những luân lý đã tiếp thu hoặc có thể từ
bỏ các giá trị không phù hợp đã được hình thành Do vậy, để trẻ củng cố những trải nghiệm đạo đức thì việc khen ngợi, động viên của cha mẹ mang lại hiệu quả cao đối với trẻ [28, tr 165 - 166]
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2008), trong quá trình xã hội hóa, trẻ em
có xu hướng tự đồng nhất bản thân mình với người mà chúng yêu mến, hoặc người
có ảnh hưởng nhiều tới nhân cách của chúng và học hỏi các chuẩn mực, quy tắc đạo đức từ người đó (trong gia đình chính là bố mẹ của trẻ) Kinh nghiệm xã hội của trẻ gồm các phán đoán, đánh giá được xác định bằng nguồn thông tin như tốt, xấu, thích hay không thích… do gia đình cung cấp, trở thành cố định vững chắc như những ấn tượng có thật ngay từ nhỏ và có ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành Vì vậy, trẻ sẽ chọn những quan điểm đánh giá từ gia đình và áp dụng chúng vào cuộc sống của trẻ [12, tr 371]
Theo quan điểm của tác giả Trần Trọng Thủy (1993), quá trình hình thành giá trị hay còn gọi là quá trình tiếp nhận và lĩnh hội, sự nội tâm hóa, sự đồng nhất hóa các giá trị là một quá trình xã hội phức tạp, được biểu hiện như sau: 1/ Thông
Trang 34tin về sự tồn tại của giá trị và những điều kiện để thực hiện nó 2/ “Phiên dịch” thông tin sang ngôn ngữ riêng của cá nhân 3/ Hoạt động tích cực, giá trị vừa nhận thức được tiếp nhận hay bị khước từ 4/ Đưa nó vào hệ thống các giá trị đã được thừa nhận của cá nhân 5/ Những biến đổi của nhân cách, bắt đầu tự sự tiếp nhận hay phủ nhận giá trị [71] Quan điểm này cho thấy vai trò của môi trường xã hội trong việc tạo ra các giá trị để trẻ thực hành; bên cạnh đó còn phụ thuộc vào tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động để hình thành nên các giá trị cốt lõi
Tóm lại, các tác giả cùng chung quan điểm cho rằng sự hình thành giá trị ở trẻ em là một quá trình xã hội hóa lâu dài, thông qua cơ chế lĩnh hội Một mặt trẻ
em tiếp thu và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm và các giá trị xã hội, mặt khác trẻ em lại thực hành, vận dụng những giá trị đã tiếp thu được vào thực tiễn cuộc sống thông qua hoạt động và giao lưu Do vậy, để trẻ hình thành các giá trị tốt đẹp thì sự quan tâm và giáo dục có định hướng của gia đình trong việc truyền thụ giá trị đóng vai trò hết sức quan trọng
1.2.3 Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ em
Trên thực tế, vấn đề giáo dục giá trị cho trẻ em ở Việt Nam đã được cụ thể hóa thành môn học trong chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là môn Đạo đức và môn Giáo dục công dân Bên cạnh đó, các môn học trong nhà trường cũng lồng ghép các giá trị, hướng đến hình thành nhân cách tốt cho học sinh như: lịch sử, văn học, địa lý Nhìn chung, các môn học được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm phát triển các giá trị của con người Việt Nam thời
kì CNH - HĐH [4, tr 8] Theo đó, trọng tâm của hai môn học giáo dục đạo đức, giáo dục công dân là phát triển ở học sinh hệ thống thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức; hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm, quyền hạn của công dân; hình thành hành vi, thói quen theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, những qui định của pháp luật và cộng đồng
Trong lĩnh vực Tâm lý học, theo tác giả Lê Đức Phúc (2009), giáo dục giá trị
là một phần của kế hoạch giảng dạy của trường học, nó là quá trình mà ở đó những giá trị được hình thành cho người học dưới sự hướng dẫn của giáo viên [58]
Tán thành quan điểm này, tác giả Phạm Minh Hạc (2013) cho rằng, “sứ mệnh của giáo dục giá trị là đưa cách tiếp cận giá trị vào toàn bộ hoạt động dạy - học, hình
Trang 35thành và phát triển bền vững con người, gia đình, cộng đồng, xã hội” [23, tr 209] Giáo dục giá trị là công việc của cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, với
mục tiêu nhằm giúp thế hệ trẻ: 1 Hiểu được giá trị của mỗi con người - của chính
mình; 2 Ý thức được giá trị cá thể gắn bó chặt chẽ với giá trị cộng đồng, xã hội; 3 Hình thành và phát triển hệ giá trị của mỗi người thông qua hoạt động và giao lưu
với sự hỗ trợ của giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; 4 Thể hiện được giá trị của
bản thân vào cuộc sống; 5 Biết đánh giá giá trị của người khác, của cộng đồng xã hội, đặc biệt tự đánh giá bản thân, từ đó mới có năng lực tự phát triển bền vững, ngày
càng hoàn thiện bản thân, gia tăng giá trị tự khẳng định mình [23, tr 209 - 210]
Tóm lại qua những nghiên cứu trên có thể thấy việc đề ra mục tiêu giáo dục chính là xây dựng mô hình nhân cách con người trong tương lai Chúng tôi cho rằng, vai trò của gia đình và nhà trường chính là định hướng giáo dục giá trị cho trẻ
em để đạt được mô hình nhân cách đó sao cho phù hợp và được yêu cầu của sự phát triển xã hội
1.2.4 Nghiên cứu về nội dung giáo dục giá trị cho trẻ em
Nghiên cứu về gia đình dưới góc độ Xã hội học, các tác giả Đặng Cảnh Khanh
và Lê Thị Quý (2007) đã nhấn mạnh vai trò của gia đình đối với việc giáo dục giá trị truyền thống cho trẻ em Những nội dung mà gia đình quan tâm hàng đầu đó là: giáo dục truyền thống gia đình (84.5%) và giáo dục truyền thống dòng họ (70.6%) Các
giá trị được ông bà cha mẹ quan tâm giáo dục con cháu là: 1 Lòng yêu nước (73.3%);
2 Tinh thần đoàn kết (80.8%); 3 Cần cù, chịu khó trong lao động (76.6%); 4 Ý chí phấn đấu vươn lên (61.9%); 5 Lòng dũng cảm kiên cường (45.9%); 6 Tinh thần học tập ham hiểu biết (70.3%); 7 Lòng hiếu thảo với cha mẹ (88.5%); 8 Tinh thần tôn sư trọng đạo (70.8%) Nghiên cứu của các tác giả không chỉ khẳng định vai trò to lớn
của gia đình trong việc bảo lưu, giáo dục giá trị cho thanh thiếu niên mà còn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của gia đình đối với việc giáo dục giá trị truyền thống cho trẻ em trong điều kiện hiện nay, đó là: phương pháp giáo dục trẻ bằng truyền miệng, giải thích; phương pháp giáo dục bằng tấm gương của cha mẹ; hoặc khi trẻ mắc lỗi cha mẹ cần giáo dục bằng hình thức khuyên bảo; cha mẹ cần biểu dương khen thưởng khi trẻ làm điều tốt; bên cạnh đó, gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội để giáo dục trẻ [39]
Trang 36Dưới góc độ Tâm lý học, tác giả Ngô Công Hoàn (2006) đã chỉ ra các giá trị
mà gia đình cần hướng tới giáo dục cho trẻ đó là:
- Với trẻ ở lứa tuổi học sinh tiểu học, có hai nội dung quan trọng mà cha mẹ
cần giáo dục là: (1) Giá trị đạo đức: gia đình cần giáo dục trẻ làm các việc tốt, việc
thiện, như giúp đỡ ông bà cha mẹ làm các việc gia đình, chăm sóc bố, mẹ, ông bà
lúc ốm đau… Dạy cho trẻ có hành vi tích cực, có tình yêu thương động vật (2) Giá
trị xã hội, với các giá trị như: sự quyết tâm và tận tâm, sự chân thật và chính trực,
sự kiên nhẫn, lòng khoan dung, tính kỷ luật [30, tr 102 - 106] Theo đó, quá trình giáo dục giá trị này cần được thể hiện qua hành vi, việc làm cụ thể trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày Bởi trẻ lĩnh hội các chuẩn mực hành vi này theo cơ chế nhập tâm, bắt chước hành vi ứng xử từ người khác (bố mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè…) [29, tr 17]
- Với trẻ ở lứa tuổi học sinh THCS, gia đình cần tiếp tục giáo dục các giá trị
về đạo đức và các giá trị xã hội, nhưng không chỉ dừng lại ở việc giáo dục cho trẻ nhận thức được các giá trị, mà trẻ cần đạt được bằng thái độ và hành động tự giác,
tự nguyện của bản thân Theo đó, các giá trị được lựa chọn giáo dục cần gắn với các
mối quan hệ gia đình, nhà trường và các mối quan hệ bạn bè của trẻ, đó là: (1) Giá
trị đạo đức: thể hiện ở các chuẩn mực hành vi như tôn trọng ông bà cha mẹ, thầy cô,
biết kiềm chế cảm xúc, biết yêu thương, sống có trách nhiệm (2) Giá trị của đồng
tiền: biết cách tiêu tiền vào những việc chính đáng, biết tiết kiệm tiền, tôn trọng sức
lao động của cha mẹ và mọi người (3)Tinh thần trách nhiệm: hiểu được trách
nhiệm của người con trong gia đình, trách nhiệm của học sinh đôi với trường học,
trách nhiệm đối với nhóm bạn bè mà trẻ tham gia (4) Yêu lao động: nhằm mục tiêu
định hướng nghề nghiệp cho trẻ Qua đó giúp trẻ có thái độ tích cực đối với lao động, kính trọng người lớn trong gia đình, biết tôn trọng các sản phẩm lao động, tiết kiệm chi tiêu sinh hoạt Trẻ cần hình thành những giá trị như: sự say mê lao động,
sự cần cù, sáng tạo… [32; tr 109 - 113]
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2014), để hình thành giá trị sống cho học
sinh Việt Nam, các giá trị quan trọng nhất cần được giáo dục cho trẻ em là: 1 Giàu
tình thương; 2 Trung thực; 3 Biết quan tâm đến người khác; 4 Ham học hỏi; 5 Siêng năng; 6 Sống tôn trọng luật pháp; 7 Yêu hòa bình; 8 Biết nhận lỗi và biết
Trang 37tha thứ; 9 Sống chủ động, tự tin; 10 Chấp nhận thử thách và luôn vượt qua khó khăn Bên cạnh đó các giá trị được hình thành nhờ quá trình tự nhận thức và sự trải
nghiệm của mỗi người, do đó trẻ cần được giáo dục từ rất sớm, gắn liền với việc tạo những hành vi tích cực và thói quen tốt cho trẻ [40, tr 70 - 74]
Cùng hướng nghiên cứu này, tác giả Trương Thị Khánh Hà và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Bằng phương pháp sử dụng bảng khảo sát 10 giá trị (gồm 40 item) của Shalom H Schwartz, các tác giả đã khảo sát trên nhóm khách thể là cha mẹ và con ở lứa tuổi vị thành niên tại
3 miền: Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy, các giá trị mà cha
mẹ đề cao nhất là: An toàn, truyền thống, đúng mực, nhân ái, và giá trị toàn cầu Trong khi đó, các giá trị mà trẻ đề cao là: Giá trị toàn cầu, lòng nhân ái, đúng mực,
tự định hướng Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhóm phẩm chất nhân cách
mà cha mẹ thường giáo dục con hiện này là: 1/ Biết yêu thương; tôn trọng bản thân
và người khác; lễ phép; có hiếu; có lòng nhân ái; trọng tình nghĩa; chia sẻ giúp đỡ; trung thực; có trách nhiệm; khiêm tốn 2/ Giàu trí tưởng tượng, linh hoạt sáng tạo, sôi nổi nhiệt tình, mạo hiểm, lạc quan, tự tin, vui vẻ hài hước, can đảm, có khát vọng 3/ Chăm học, học giỏi, cần cù, có ý chí 4/ Biết rèn luyện sức khỏe, chăm lao động 5/ Biết sử dụng tiền, tiết kiệm tiền, tự lập tự chủ Có thể nói, đây là một trong
những nghiên cứu mới nhất về vấn đề giáo dục giá trị cho trẻ em dưới góc độ tâm lý học Kết quả nghiên cứu phản ánh một cách hệ thống các giá trị cha mẹ đang giáo dục cho trẻ em hiện nay dựa trên bảng khảo sát giá trị của Schwartz [20]
Trang 38Tiểu kết chương 1
Điểm luận qua các công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều quan tâm đến việc giáo dục giá trị cho trẻ em Mỗi quốc gia đều có một chiến lược định hướng phát triển công dân của nước mình thông qua chương trình giáo dục giá trị cho trẻ Các nghiên cứu có chung quan điểm khi cho rằng giá trị đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân
Các nghiên cứu trên thế giới tập trung nghiên cứu về cơ chế hình thành giá trị và cơ chế hình thành đạo đức (nhờ có giá trị, đạo đức mà con người có được các phẩm chất nhân cách), về các giá trị cần lựa chọn để giáo dục cho trẻ, và về cách thức giáo dục giá trị phù hợp để trẻ hình thành giá trị
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục giá trị cho trẻ em dưới góc
độ Văn hóa học Bên cạnh đó, dưới góc độ Tâm lý học, các tác giả tập trung nghiên cứu về mục tiêu giáo dục giá trị, về nội dung giáo dục giá trị và phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em
Tóm lại, giá trị được hình thành ở trẻ thông qua quá trình xã hội hóa lâu dài, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên của sự phát triển tâm lý con người, trẻ có sự gắn
bó chặt chẽ với môi trường gia đình Trên thực tế, có nhiều nguồn lực cùng tham gia vào việc hình thành cho trẻ các giá trị tốt đẹp như: nhà trường và các tổ chức xã hội, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ Đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục giá trị cho trẻ em trên thế giới và ở trong nước, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Vì vậy, kế thừa các công trình nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước, tôi chọn đề tài“Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em
trong gia đình” làm đề tài nghiên cứu của luận án
Trang 39Language, định hướng là để "điều chỉnh hoặc dẫn dắt một ai đó hoặc cái gì đó theo
một hướng cụ thể để đi đến một tình huống hay một mục tiêu nhất định”
Trong Tâm lý học, định hướng là chức năng của tâm lý nhằm điều khiển hoạt động, hành động của con người Theo Từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ
Dũng chủ biên (2008), định hướng là kỹ năng nắm bắt và làm chủ trong một hoàn
cảnh hay bối cảnh Sự am hiểu, thông thạo trong một vấn đề nào đó Định hướng
là khuynh hướng của hoạt động nào đó [9, tr 161] Chúng tôi không tán thành với
quan điểm cho rằng “định hướng là kỹ năng”, tuy nhiên khái niệm này về cơ bản cho thấy định hướng là một hoạt động có sự hiểu biết của con người (con người đã nhận thức được) về vấn đề nào đó trong cuộc sống của họ; đồng thời, thể hiện sự hướng tới một nội dung nào đó trong hoạt động của chủ thể Ví dụ, trong quan điểm của mỗi cá nhân, có người hướng tới các giá trị vật chất, có người hướng tới các giá trị tinh thần
Trong Tâm lý học hoạt động, P Ia Galperin đã giải thích mối quan hệ qua lại giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ ở trẻ em Theo đó, hành động con người được xác định bởi định hướng hành động và điểu khiển hành động được ý thức Đây là cơ sở cho việc tổ chức hoạt động của trẻ, ông đánh giá rất cao vai trò của định hướng hành động, ông gọi đó là “đối tượng của Tâm lý học” Galperin cho rằng phần định hướng hành động là phần đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến tất cả các khâu của hành động, bao gồm [dẫn theo 22, tr 72], [53, tr 612- 633], [78, tr 30]:
+ Định hướng mục đích: được hiểu là việc cá nhân xác định những nhiệm vụ
hay chuẩn mực hành vi tổng quát cần phải đạt tới (độ khái quát của việc định hướng), tức là trả lời cho câu hỏi cái gì cần được làm
Trang 40+ Định hướng nội dung: được hiểu là việc cá nhân tự soạn thảo ra các chiến
lược hành động, cũng như sự thực hiện hành động cụ thể, phương pháp thực hiện hành động (tính đầy đủ của việc định hướng)
Theo các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), khâu định hướng chứa đựng cả việc xác định mục đích và các yếu tố tâm lý khác (nhu cầu, động cơ ) của công việc Theo đó, con người sử dụng các giác quan, các cơ bắp, các tri thức, kinh nghiệm , tổ chức thành các hành động thực hiện Mặc khác, hoạt động nhắm tới mục đích ít khi diễn ra một cách đơn giản, dễ dàng, thuận lợi,
do đó trong quá trình vận hành hoạt động cần phải có điều chỉnh [21, tr 20 - 21]
Cùng quan điểm trên, các tác giả Nguyễn Ngọc Bích (2000), Phan Trọng
Ngọ (2003), Nguyễn Huy Tú (2008) cũng cho rằng định hướng là hoạt động có ý
thức nhằm điều khiển hành vi, hoạt động của con người Chức năng định hướng của
ý thức dựa trên mối quan hệ của nó với hành động Cơ sở của định hướng là con người có khả năng dự kiến trước bên trong về hành động, dự kiến được các bước hành động và các kết quả của hành động trong mô hình bên trong về hiện thực Như vậy, hành động của con người được xác định bởi định hướng hành động được ý
thức Cơ sở định hướng càng tốt thì hành động càng cao và kết quả càng cao [78, tr
29 - 32] Đặc tính của định hướng thể hiện ở việc các hành động không còn là những phản ứng đáp lại các kích thích bên ngoài mà là hành vi, hành động tích cực Nếu như con người không thể ý thức và suy nghĩ những kết quả hành vi của mình ( ) thì anh ta không bao giờ có những hành vi tốt đẹp [5, tr 158], [53, tr 615] Do
đó, những hành vi, hành động tích cực mà con người có được trên cơ sở các thao tác trí tuệ, trên mô hình bên trong về hiện thực khách quan
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các quan điểm của các tác giả về khái niệm định hướng trong Tâm lý học, chúng tôi tán thành quan điểm của các tác giả P Ia Galperin, Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, và thống nhất cách hiểu:
Định hướng là một hoạt động có ý thức, thể hiện ở việc xác định mục tiêu tổng quát cho mỗi hoạt động của cá nhân, từ đó cá nhân lựa chọn nội dung và cách thức thực hiện, hướng tới đạt được mục tiêu đã đặt ra