1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình (TT)

27 472 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 715,82 KB

Nội dung

Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình” Nghiên cứu trường hợp Hà

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN

QUAN ĐẾN TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH

(Nghiên cứu trường hợp Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 62.31.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Cảnh Khanh

Phản biện 1: GS.TS Trịnh Duy Luân

Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Minh Ngọc

Phản biện 3: TS Phạm Tất Thắng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp

Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội

Vào hồi …… giờ… phút, ngày … tháng … năm ……

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, bởi vậy ngay từ nhỏ trẻ

em phải được đảm bảo phát triển toàn diện, nghĩa là không chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng mà còn được khẳng định bản thân, tham gia vào các vấn

đề của chính mình

1.2 Gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá truyền thống với

các giá trị tuân theo tôn ti trật tự được đề cao trong gia đình Trong giai đoạn hội nhập, gia đình Việt Nam còn tiếp nhận thêm các giá trị văn hoá mới, trong đó có giá trị xác định quyền của trẻ em Tuy nhiên, một giá trị mới như vậy không dễ dàng được chấp nhận ở mọi gia đình

1.3 Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi Biến đổi văn hóa gia đình

thể hiện ở biến đổi giá trị, chuẩn mực gia đình, từ đó dẫn tới biến đổi các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình Sự tham gia của trẻ em trong gia đình là

sự biến đổi các giá trị xác lập quyền trẻ em, từ đó dẫn tới thay đổi khuôn mẫu ứng xử giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Sự tham gia của trẻ em trong gia đình còn là sự biến đổi nhu cầu của con người từ bậc thấp lên bậc cao

1.4 Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về việc thực hiện quyền của tham

gia của trẻ em Tuy nhiên, hướng nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em trong gia đình còn thiếu hụt, chưa mang lại sự hiểu biết đầy đủ và có hệ thống về sự tham gia của trẻ em trong gia đình

1.5 Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước

Hà Nội cũng là địa bàn từng được mở rộng địa giới do vậy, Hà Nội có sự

đa dạng về vùng và đối tượng dân cư sinh sống Việc nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trong gia đình ở khu vực này là rất có ý nghĩa, nó phản ánh phần nào mức độ thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam hiện nay

Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh

hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình” (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) là cần thiết

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

Luận án tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi về ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tham

gia của trẻ em trong gia đình thời gian tới

Trang 4

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài

- Điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình

- Mô tả thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu

- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình

- Nhận định một số vấn đề đặt ra và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan tới trẻ trong gia đình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trên các khía cạnh: các vấn đề trẻ được tham gia; hình thức trẻ tham gia; mức độ trẻ được tham gia Các vấn

đề trẻ được tham gia tập trung vào một số vấn đề liên quan đến sự phát triển của các em gồm: vấn đề sinh hoạt hàng ngày; học tập; vui chơi giải trí; quan hệ xã hội

3.2.2 Phạm vi khách thể nghiên cứu

- Trẻ em được nghiên cứu có giới hạn tuổi từ 11- 17, đang sinh sống cùng gia đình và đang đi học

- Cha mẹ có con là trẻ em 11-17 tuổi và đang đi học

3.2.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu

- Tháng 4-5/2013: thu thập thông tin định lượng

- Tháng 3-4/2014: bổ sung thông tin định tính

3.2.4 Phạm vi không gian nghiên cứu

- Quận nội thành: Hai Bà Trưng (đặc trưng cho khu vực đô thị)

- Huyện ngoại thành: Phú Xuyên (đặc trưng cho khu vực nông thôn)

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án sử dụng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch

sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận cho đề tài

nghiên cứu

4.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Trẻ em ở Hà Nội hiện nay được tham gia vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình như thế nào?

Trang 5

- Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô nào?

4.3 Giả thuyết nghiên cứu

- Trẻ em ở Hà Nội hiện nay đã được tham gia vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, tuy nhiên sự tham gia chỉ chủ yếu ở khía cạnh tham gia ý kiến và tiếp cận thông tin về những vấn đề có liên quan, sự tham gia ở mức cao là quyết định những vấn đề có liên quan thấp

- Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô như: sự biến đổi kinh tế- xã hội của đất nước; luật pháp, chính sách trong nước và quốc tế liên quan đến quyền tham gia của trẻ em; đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền thống; và các yếu tố vi mô như: đặc điểm của bản thân trẻ; đặc điểm của gia đình trẻ; nhận thức, thái độ của cha mẹ và trẻ em về quyền và khả năng tham gia của trẻ em; môi trường cộng đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống; công tác giáo dục, truyền thông về quyền tham gia của trẻ em tại địa phương

4.4 Khung phân tích

đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống

 Đặc điểm, hoàn cảnh, môi trường gia đình của trẻ em (quy

mô, điều kiện gia đình,…)

giới tính, tâm lý, tính cách)

SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH

 Nội dung các vấn đề trẻ được tham gia

 Mức độ tham gia

 Hình thức tham gia

Đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống

 Công tác giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về quyền tham gia của trẻ em

 Nhận thức, thái độ của trẻ em

và gia đình về quyền và khả năng tham gia của trẻ

Trang 6

4.5 Phương pháp nghiên cứu

4.5.1 Phương pháp phân tích thông tin, tư liệu

4.5.2 Phương pháp điều tra xã hội học:

Phương pháp chọn mẫu thu thập thông tin:

- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

- Chọn mẫu kép: mẫu trẻ em và mẫu cha mẹ trẻ em

Phương pháp điều tra định lượng:

Thu thập thông tin định lượng thông qua việc khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 420 người, trong đó 280 người là trẻ em 11-17 tuổi; 140 người là cha hoặc mẹ của trẻ em 11-17 tuổi

Phương pháp điều tra định tính

Phỏng vấn sâu 20 trường hợp: 10 trường hợp là trẻ em 11- 17 tuổi, 10 trường hợp là cha hoặc mẹ trẻ em 11-17 tuổi tại 2 địa bàn nghiên cứu

Phương pháp thống kê xã hội học

Chương trình thống kê SPSS được sử dụng để xử lý thông tin định

lượng thu được

5 Những đóng góp mới của luận án

Những nghiên cứu riêng biệt về việc thực hiện quyền tham gia của trẻ

em trong môi trường gia đình ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt vấn đề mà luận án lựa chọn là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình là mới mẻ, các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này đến nay còn thiếu hụt Luận án là một trong những công trình xã hội học thực nghiệm đầu tiên nghiên cứu có hệ thống những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ

em trong gia đình trong bối cảnh hội nhập hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Đề tài góp phần hoàn thiện hiểu biết về quyền tham gia của trẻ em và khái niệm về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình

- Đề tài cũng góp phần kiểm chứng và bổ sung cho lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết nhu cầu trong việc vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, đề tài góp phần:

Trang 7

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa sự tham gia của trẻ em trong gia đình nói riêng, trong cộng đồng xã hội nói chung

- Nâng cao nhận thức luận về biến đổi xã hội, xã hội hóa,lý luận về nhu cầu, góp phần vào sự phát triển chuyên ngành xã hội học gia đình

- Cung cấp thêm tư liệu thực tiễn cho việc nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em trong gia đình, bổ sung vào khoảng trống của các nghiên cứu trước đây về vấn đề này

- Cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định và thực thi chính sách về việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại địa phương

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận và gợi ý chính sách, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình

Chương 2 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình

Chương 4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu quốc tế đã quan tâm tìm hiểu về khái niệm sự tham gia của trẻ em với nội hàm như: sự tham gia là quá trình trẻ em được thể hiện ý kiến, quan điểm và tham gia tích cực vào việc ra quyết định ở các cấp độ khác nhau về các vấn đề trẻ quan tâm Sự tham gia luôn phải gắn liền với bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội nơi trẻ em tồn tại Nhìn chung các khái niệm đều hướng tới việc khẳng định giá trị và tiếng nói của trẻ em, khẳng định trẻ em có khả năng đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị, xã hội Các nghiên cứu cũng cố gắng đưa ra các mô hình khác nhau để đo mức

Trang 8

độ tham gia của trẻ em Tuy vậy, các mô hình này có xu hướng phản ánh mức độ tham gia của trẻ em vào các hoạt động trong cộng đồng, xã hội, các hoạt động dự án, chương trình liên quan đến việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em nhiều hơn Trong khi việc đo mức độ tham gia của trẻ

em vào các quyết định trong gia đình cần có các chỉ báo, các dấu hiệu đo một cách phù hợp hơn thì còn thiếu hụt

Hướng nghiên cứu quốc tế về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định trong gia đình còn chưa nhiều Nhìn chung, những nghiên cứu đã có đều cho rằng, sự tham gia của trẻ em được bắt đầu từ môi trường đầu tiên

là gia đình Thảo luận về sự tham gia của trẻ em trong gia đình cần được xem xét ở 2 cấp độ: vấn đề dân chủ hóa và cá nhân hóa

Về phương pháp, nhìn chung, các nghiên cứu quốc tế đã dựa trên hướng tiếp cận coi trẻ em là trung tâm, là chủ thể hơn là đối tượng nghiên cứu.Một số tác giả đã sử dụng các hướng tiếp cận đặc thù để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình

Các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em trong gia đình như: (i) Năng lực cá nhân trẻ; (ii) yếu tố giới tính của trẻ; (iii) thái độ của cha mẹ đối với sự tham gia của trẻ; (iv) khu vực sinh sống của trẻ em; (v) loại hình gia đình của trẻ em

1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam:

Nhìn chung, các nghiên cứu đã có ở Việt Nam đều xem xét sự tham gia của trẻ em trong cả 3 môi trường: gia đình, nhà trường và cộng đồng Các nghiên cứu chuyên biệt về sự tham gia của trẻ em trong gia đình là rất hiếm

và thường được lồng ghép trong các nghiên cứu về gia đình và về thực hiện quyền trẻ em nói chung

Các nghiên cứu đã có về sự tham gia của trẻ em trong gia đình chủ yếu

là mang tính phát hiện các vấn đề trẻ em được tham gia, trong khi việc tìm hiểu mức độ tham gia, hình thức tham gia của trẻ chưa được đề cập đến Các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố rào cản trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình như: (i) đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống; (ii) sự hạn chế trong nhận thức về quyền tham gia của trẻ; (iii) điều kiện kinh tế; (iv) chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến quyền tham gia của trẻ em; (v) phương pháp chăm sóc, giáo dục con cái của cha mẹ Các yếu tố thúc đẩy việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em như: (i) thời gian cha mẹ dành để nói

Trang 9

chuyện với con; (ii) thái độ và lòng tin của cha mẹ; (iii) nhận thức và trình

độ của cha mẹ, tuy đã được đưa ra nhưng chưa sâu và chủ yếu thông qua kết quả nghiên cứu định tính

Tiểu kết

Chương 1 đã khái quát một số vấn đề về tình hình nghiên cứu quốc tế

và trong nước về sự tham gia của trẻ em Trên cơ sở khái quát đó, chương này đã chỉ ra những đóng góp, những kết quả của các công trình đi trước

mà luận án có thể tham khảo, kế thừa, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, những khoảng trống của các nghiên cứu đã có để từ đó làm căn cứ xây dựng định hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1 Một số quan điểm về quyền, quyền trẻ em và cách tiếp cận phát triển dựa trên quyền

Nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em trong gia đình sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người làm nền tảng xuyên suốt, trong đó đề cao quan điểm tiếp cận kết hợp về quyền con người (thừa nhận quyền con người có tính phổ biến nhưng cũng tính đến các đặc trưng về truyền thống văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của khu vực khi thực thi quyền), lấy các nguyên tắc, đặc tính về quyền con người làm cơ sở

để xem xét, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi quyền trẻ em trong thực tiễn

2.2 Một số lý thuyết tiếp cận nghiên cứu đề tài

2.2.1 Lý thuyết hiện đại hóa

Những luận điểm chính của lý thuyết hiện đại hóa có thể vận dụng trong nghiên cứu thể hiện ở 4 điểm chính sau: (1) Sự chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại và hậu hiện đại tương ứng với sự chuyển

biến từ giá trị “truyền thống” sang giá trị “thế tục hợp lý”, từ giá trị “sinh

tồn” sang giá trị “hạnh phúc cá nhân” và giá trị “lập ngôn” Sự chuyển biến này diễn ra vào thời điểm con người không còn quá bận tâm về vấn

đề mưu sinh (2) Biến đổi xã hội ở các xã hội có nền khoa học- kỹ thuật phát triển cao sẽ nhanh hơn là những xã hội có nền khoa học- kỹ thuật kém phát triển; (3) Sự biến đổi văn hóa diễn ra nhanh ở nhóm trẻ hơn là nhóm lớn tuổi; (4) Sự biến đổi kinh tế, xã hội dẫn đến sự biến đổi quy mô, cấu trúc gia đình, từ đó kéo theo sự biến đổi khuôn mẫu giá trị, chuẩn mực gia đình

Trang 10

2.2.2 Lý thuyết xã hội hóa

Xã hội hoá là một quá trình hai mặt: một mặt, cá nhân tiếp nhận các giá trị, chuẩn mực, kinh nghiệm xã hội, mặt khác cá nhân còn tích cực tham gia tái tạo, chuyển hoá nó thành những giá trị mới trong xã hội

Lý thuyết xã hội hóa đề cập tới vai trò quan trọng của các môi trường xã hội hóa đối với mỗi cá nhân là: gia đình, trường học và xã hội Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi ba môi trường xã hội hóa quan trọng này, trong đó gia đình là môi trường quan trọng nhất

Có 4 mô hình giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em, đó là: Mô hình độc đoán; Mô hình dân chủ - nghiêm minh; Mô hình

dễ dãi, nuông chiều; Mô hình thờ ơ, không quan tâm Nhìn chung, môi trường văn hóa, giáo dục của gia đình như thế nào thì mức độ và sự tham gia của trẻ sẽ được bộc lộ như thế ấy

Lý thuyết xã hội hóa vận dụng trong nghiên cứu này cho phép giải thích cách thức các tiến trình xã hội như tiến trình học hỏi theo kiểu “cha truyền con nối”; tiến trình tương tác giữa trẻ em với môi trường sống xung quanh (nhóm bạn, cộng đồng xã hội,…); tiến trình truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về quyền tham gia của trẻ em tác động tới cách thức và mức độ cha mẹ trao quyền cho trẻ em để trẻ được tham gia vào quá trình ra quyết định ở các mức độ khác nhau

2.2.3 Lý thuyết nhu cầu

Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ, đã phân chia nhu cầu của con người thành hai nhóm: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý thiết yếu của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Nhu cầu bậc cao liên quan đến sự đáp ứng về mặt tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị

xã hội, sự tôn trọng,…Nhu cầu tham gia của trẻ vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình là nhu cầu bậc cao trong thứ tự thang nhu cầu của Maslow

2.3 Một số khái niệm công cụ

2.3.1 Khái niệm “Trẻ em”

Đề tài sử dụng khái niệm trẻ em theo định nghĩa của Công ước quốc tế

về quyền trẻ em, tức là: Trẻ em là những công dân dưới 18 tuổi

Trang 11

Trong đề tài này, trẻ em được giới hạn tuổi từ 11- 17 (tương đương với trình độ học vấn THCS và THPT) và đang sinh sống cùng gia đình Sở dĩ lựa chọn trẻ em trong độ tuổi 11- 17 là vì lứa tuổi này các em đã có nhận thức rõ ràng hơn so với các lứa tuổi trước đó Hơn nữa, tâm lý lứa tuổi vị thành niên của các em là luôn muốn tự khẳng định bản thân mình, do đó ý thức về sự tham gia vào các vấn đề có liên quan là rất lớn và rõ nét Đồng thời, trẻ em trong đề tài là những em còn đang đi học

2.3.2 Sự tham gia của trẻ em

Sự tham gia của trẻ em được hiểu là một quá trình mà ở đó trẻ được cung cấp thông tin, được thể hiện ý kiến, quan điểm và được quyết định các vấn đề phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển tâm sinh lý của trẻ em

2.3.3 Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình

Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình là việc trẻ em được cung cấp thông tin, được thể hiện ý kiến, quan điểm của mình và được quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân như vấn đề sinh hoạt hàng ngày, vấn đề học tập, vấn đề vui chơi giải trí, vấn đề quan hệ xã hội,…phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển tâm sinh lý của mình

* Các chỉ báo đánh giá sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình

Căn cứ vào các nội dung liên quan đến quyền tham gia của trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và căn cứ vào cách hiểu

về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình như trên, có thể đưa ra 3 chỉ báo để đo về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình dưới đây:

- Việc tiếp cận thông tin về các vấn đề liên quan đến bản thân của trẻ

Trang 12

Các mức độ đánh giá sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình được luận án đưa ra bao gồm: Không tham gia và tham gia có mức độ

- Không tham gia: trước một vấn đề nào đó liên quan đến trẻ em, trẻ em không được cung cấp thông tin, không được hỏi ý kiến và không được quyết định

- Tham gia có mức độ:

+ Mức độ thấp: trẻ em được cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến bản thân của trẻ em

+ Mức độ trung bình: trẻ em được trao đổi, bày tỏ ý kiến

+ Mức độ cao: trẻ em được quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân

2.3.4 Khái niệm “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình”

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình là các yếu tố tạo nên sự biến đổi về mức

độ tham gia, hình thức tham gia và các vấn đề trẻ em tham gia vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình

Luận án sử dụng cách phân chia theo hướng nhóm các yếu tố vĩ mô và nhóm các yếu tố vi mô để xem xét, phân tích các yếu tố ảnh đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình bởi cách phân chia này có tính bao quát, đầy đủ và toàn diện hơn

Tiểu kết

Chương 2 đề cập tới một số vấn đề lý luận quan trọng làm nền tảng định hướng cho nghiên cứu phần thực trạng tiếp theo Cơ sở tiếp cận nền tảng của nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em trong gia đình là cách tiếp cận phát triển dựa trên quyền Các lý thuyết nghiên được áp dụng trong nghiên cứu gồm: lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết xã hội hóa và lý thuyết

nhu cầu Chương 2 cũng đưa ra một số khái niệm công cụ như “trẻ em,

“sự tham gia của trẻ em”, “sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình”, “các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình” Các khái

niệm này được xây dựng trên cơ sở vừa mang tính kế thừa những khái niệm đã có, vừa bổ sung thêm các chỉ báo để hoàn thiện hơn các khái niệm này

Trang 13

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH 3.1 MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM KT-XH CỦA ĐỊA BÀN KHẢO SÁT

3.1.1 Sơ lược về thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học

kỹ thuật của cả nước Sau những thay đổi về địa giới và hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3.328,92 km2 Dân số toàn thành phố năm 2013 là 7.212,3 người, trong đó dân số thành thị là 3089,2 nghìn người (chiếm 43,2% tổng số dân); dân số nông thôn là 4057 nghìn người Hà Nội hiện tại là địa bàn có sự đa dạng về khu vực và dân cư sinh sống

Nhìn chung, với cấu trúc và đặc trưng của một đô thị phát triển hàng đầu

cả nước, Hà Nội được coi là địa bàn trọng yếu trong công tác chăm sóc, bảo

vệ trẻ em Sự phát triển kinh tế nhanh và mạnh mẽ trong thời gian qua ở Hà Nội kéo theo sự biến đổi các thiết chế văn hóa, xã hội, trong đó có thiết chế gia đình Điều này tạo tiền đề quan trọng cho những biến chuyển trong thực hiện quyền tham gia của trẻ em Tuy nhiên, mặt trái của quá trình hội nhập cũng đặt ra những thách thức cho việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia của trẻ em ở Hà Nội hiện nay

3.1.2 Sơ lược về các địa bàn khảo sát

 Quận Hai Bà Trưng:

Hai Bà Trưng là một quận nội thành của thành phố Hà Nội Tính đến

10/11/2012, diện tích của quận là 13,53km, dân số: 327.731 người Với vị

trí đặc biệt là một quận lõi của Thủ đô, trong thời gian 5 năm qua 2015), kinh tế trên địa bàn quận liên tục phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng dịch vụ - công nghiệp; tỷ trọng dịch vụ, thương mại chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế Nhìn chung, với vị trí đặc biệt là quận lõi của Thủ đô, quận Hai Bà Trưng có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia của trẻ em

(2011- Huyện Phú Xuyên:

Huyện Phú Xuyên nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km Phú Xuyên có diện tích đất tự nhiên 17.104,6 ha (172 km2) Dân số của Phú Xuyên năm 2012 là gần 20 vạn người, tỷ lệ người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động

Ngày đăng: 03/10/2016, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w