1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn hiệu quả kinh doanh bất động sản của tập đoàn vingroup

117 907 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 700,63 KB

Nội dung

Kết quả đạt được của đề tài này là đã khái quát hệ thốngpháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh các dự án BĐS, đánh giá các kết quảđạt được và nêu ra những hạn chế trong quá trình th

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH MỸ LINH

HIỆU QUẢ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP

Chuyên ngành:TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ XUÂN SANG

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, tư liệu được sử dụng từ nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy và là kết quả khảo sátcủa riêng tôi Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2017

Tác giả luận văn

Đinh Mỹ Linh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Kính thưa các thầy giáo cô giáo!

Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâusắc đến Ban lãnh đạo Học viện khoa học xã hội cùng các thầy cô giáo đã tận tìnhgiảng dạy, trang bị những kiến thức quý báu, có giá trị cao trong quản lý và đờisống, chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Lê Xuân Sang, ngườiđịnh hướng cho tôi nghiên cứu đề tài, đã cung cấp những kiến thức cùng nhữngkinh nghiệm quý báu có tính quyết định tới sự thành công của luận văn

Đề tài này tôi hoàn thành trên cơ sở nỗ lực nghiên cứu của bản thân còn có sự kếthừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước.Tôi xin chân thành cảm ơncác đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp nơi tôi đã cộng tác, giúp đỡ tôi trưngcầu ý kiến, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhữngnhững thiếu sót và những hạn chế nhất định.Tôi kính mong sự giúp đỡ và góp ý củacác nhà khoa học, của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiệnhơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2017

Tác giả luận văn

Đinh Mỹ Linh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP 27

2.1 Khái quát về Tập đoàn Vingroup 27

2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Vingroup 41

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh BĐS của Vingroup 55

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BĐS TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP 61

3.1 Định hướng phát triển 61

3.2 Phân tích SWOT và những rủi ro tác động đến hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Vingroup trong thời gian tới 64

3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh BĐS của Tập đoàn Vingroup 67

3.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh BĐS của Tập đoàn Vingroup 74

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 5

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Tài sản ngắn hạnVốn chủ sở hữuTập đoàn Vingroup- Công ty cổ phần

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 – Tình hình SXKD của Tập đoàn Vingroup 31

Bảng 2.2 – Cơ cấu tài sản của Tập đoàn Vingroup 33

Bảng 2.3 – Cơ cấu TSNH của Tập đoàn Vingroup 36

Bảng 2.4 – Cơ cấu TSDH của Tập đoàn Vingroup 38

Bảng 2.5 – Hệ số hao mòn TSCĐ HH của Tập đoàn Vingroup 40

Bảng 2.6 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Vingroup 41

Bảng 2.7 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH của 45

Tập đoàn Vingroup 45

Bảng 2.8 – Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của 49

Tập đoàn Vingroup 49

Bảng 2.9 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH của Tập đoàn Vingroup 51

Bảng 2.10 – Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi 53

Bảng 2.11 – Cơ cấu tài trợ của Tập đoàn Vingroup 56

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 – Cơ cấu tài sản của Tập đoàn Vingroup 34

Hình 2.2 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup 42

Hình 2.3 – Nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản của Tập đoàn Vingroup 46

Hình 2.4 – Nhóm hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Tập đoàn Vingroup và trung bình ngành Bất động sản 50

Hình 2.5 – Cơ cấu tài trợ của Tập đoàn Vingroup 56

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Vingroup- Công ty CP 29

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cónhững đặc thù về cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh và những mục tiêuphát triển khác nhau Song mục tiêu bao trùm nhất đối với tất cả các doanh nghiệp

là tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, để làm sao sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực hiện có của doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạnglãng phí, thất thoát

Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề sử dụng tài sản trở thành nội dung quan trọngtrong quản trị tài chính Doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả sẽ giúp cho hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp diễn ra thông suốt và đạt kết quả kinh tế cao hơn

Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và tăng lợi nhuận chochủ sở hữu công ty

Thị trường BĐS Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2017 đã trải qua nhiều thăngtrầm, biến động theo sự “lên - xuống” của thị trường tài chính – tiền tệ, nhiềucông ty kể cả những công ty lớn và rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh BĐScũng gặp phải không ít khó khăn Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệpcần có nhiều biện pháp giải quyết những khó khăn đó Vấn đề nâng cao hiệuquả kinh doanh càng được quan tâm đặc biệt

Trên thị trường BĐS Việt Nam, Vingroup là một trong những doanh nghiệp hàngđầu trong lĩnh vực kinh doanh BĐS nhà ở đô thị cao cấp Trong thời gian qua,Vingroup đã quan tâm đến hiệu quả kinh doanh và đã đạt được những thành côngnhất định Nhờ đó, khả năng cạnh tranh cũng như quy mô của Tập đoàn ngày càngđược nâng cao Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để có thể tồn tại

và phát triển bền vững thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản là mộttrong những vấn đề quan trọng của Tập đoàn Xuất phát từ tầm quan trọng và thực

trạng kinh doanh tại Tập đoàn, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh doanh bất

động sản của Tập đoàn Vingroup” làm luận văn thạc sỹ kinh tế với mong muốn

đóng góp

Trang 8

1

Trang 9

những ý kiến của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh BĐS của Tậpđoàn Vingroup.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nhìn chung, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh trong doanhnghiệp

Cổ phần VINCOM” của học viên Nguyễn Huy Công (Trường Đại học Xâydựng), công bố năm 2008 Kết quả đạt được của đề tài này là đã khái quát hệ thốngpháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh các dự án BĐS, đánh giá các kết quảđạt được và nêu ra những hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án đầu tưkinh doanh BĐS Tác giả đã phân tích được những phương pháp quản lý hiệu quả

để nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh của VINCOM trong thời gian vừa qua

Nội” của học viên Nguyễn Thị Thanh Dung (Trường Đại học Kinh tế quốc dân),công bố năm 2008 Kết quả đạt được của đề tài này là đã phân tích và chỉ ra một

số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

sứ Bát Tràng” của học viên Đào Thị Thu Huyền (Trường Đại học Kinh tế - Đạihọc Quốc gia Hà Nội), công bố năm 2012 Tác giả đã chỉ ra những thành công,hạn chế của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng trong việc sử dụng tài sản Từ đó,giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong quản lý, nâng cao hiệu suất và hiệu quả sửdụng tài sản của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất

- Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Tập đoànDABACO Việt Nam” của học viên Đỗ Thị Thận (Trường Đại học Kinh tế - Đạihọc Quốc gia Hà Nội), công bố năm 2016 Tác giả đã hệ thống hóa các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Đánh giá thực trạng hiệuquả sử dụng tài sản của DABACO, tính toán và làm rõ các nguyên nhân cơ bảndẫn đến việc sử dụng tài sản kém hiệu quả Từ đó đề xuất các giải pháp nhằmgóp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

2

Trang 10

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết các vấn đề về tài sản,hiệu quả sử dụng tài sản, nguyên nhân dẫn đến việc hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp kém hiệu quả Từ đó, nêu lên các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, một số đề tài nghiên cứu đã không còn tính cậpnhật do năm nghiên cứu trước năm 2012, cũng như chưa có nghiên cứu nào tiếp cận

có hệ thống đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản tại Tập đoànVingroup Do vậy, kế thừa phương pháp nghiên cứu của các công trình nghiên cứutrước, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh doanh BĐS của Tập đoàn Vingroup” làmluận văn tốt nghiệp với mong muốn đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh BĐStại Tập đoàn Vingroup – doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực BĐS, nhằm tìm ranhững vấn đề còn tồn tại trong hiệu quả kinh doanh, làm cơ sở đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh BĐS của doanh nghiệp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh BĐS

của Vingroup

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.+ Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Vingroup trong lĩnh vực BĐS

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh BĐS tại Tập đoàn Vingroup

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả kinh doanh BĐS của Tập đoànVingroup

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016, đề xuất một số giải pháp nâng caohiệu quả kinh doanh BĐS trong thời gian tới

Về không gian: Hiệu quả kinh doanh BĐS của Tập đoàn Vingroup

Trên cơ sở những thông tin về hoạt động kinh doanh BĐS của Tập đoànVingroup, thu thập số liệu trên báo cáo tài chính để tính toán và đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh BĐS của Tập đoàn Vingroup

Trang 11

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả kinh doanh BĐS của Vingroup dựa trên các chỉ tiêu, các tiêuchí đo lường về kết quả hoạt động kinh doanh, những ảnh hưởng từ thực trạnghiệu quả sử dụng TSNH và TSDH

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu chung của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng,duy vật lịch sử dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống, toàn diện, tiên tiến

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp này nhằm tổng hợp, rà soát lạicác tài liệu đã thu thập, phân tích tổng quan và đưa ra các nhận định về tình hìnhkinh doanh BĐS, sau nữa là đưa ra các đề xuất giúp nâng cao hiệu quả kinh doanhcho tập đoàn Vingroup

+ Phương pháp phân tích Dupont: đánh giá được hiệu quả hoạt động của năm sau sovới năm trước của Vingroup

+ SWOT: phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, chỉ ra những cơ hội và thách thứccủa Vingroup

+ Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán cácđặc trưng của đối tượng nghiên cứu để giúp cho việc phân tích, đánh giá, ra quyếtđịnh được dễ dàng hơn

+ Ngoài ra, còn sử dụng kết hợp các phương pháp biểu đồ, đồ thị, phương pháp dựbáo,… để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Đánh giá kết quả kinh doanh đạt được, tìm ra những hạn chế cần khắc phục trongquá trình thực hiện đầu tư các dự án kinh doanh BĐS của Vingroup

- Đưa ra các giải pháp thích hợp và tích cực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhBĐS của Vingroup

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được chia thành 3chương:

4

Trang 12

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh bất động sản tại Tập đoàn Vingroup Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh BĐS tại Tập đoàn Vingroup.

Trang 13

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong xã hội tồn tại nhiều loại hoạt động như hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,tuy nhiên hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó tác động và quyết định đến sựtồn tại và phát triển của các hoạt động khác Hoạt động kinh doanh lại là hoạt độngkinh tế khi việc tổ chức hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.Tronghoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu đạt kết quả vàhiệu quả tốt nhất.Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinhdoanh phải có hiệu quả.Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng

có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới côngnghệ tiên tiến hiện đại Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi chongười lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiệnnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giảđưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả:

Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hộikhông thể tăng sản lượng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạthàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khác nhau về hiệuquả”

Wohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế Đó là hiệu quảkinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị Theohai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sảnlượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg….) và lượng các nhân tố đầu vào (giờlao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) được gọi là tính hiệu quả có tính chất

kỹ thuật hay hiện vật” “Mối quan hệ tỷ lệ chi phí kinh doanh phải chi ra trong điềukiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệuquả xét về mặt giá trị” và “để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị, người ta cònhình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng

6

Trang 14

tiền” Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suấtlao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư , còn hiệu quả tính bằng giátrị là hiệu quả hoạt động quản trị chi phí

Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kếtquả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điền hình cho quan điểmnày là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bằng cáchlấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” Đây là quan điểmđược nhiều nhà kinh tế và quản trị doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của quátrình kinh tế

Từ các quan điểm về hiệu quả trên thì ta có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả:Hiệu quả là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêucủa chủ thể và các yếu tố đầu vào mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điềukiện nhất định, và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với các yếu tố đầuvào Có thể hình thành công thức khái quát như sau:

Từ khái niệm tổng quát về hiệu quả, có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh

Trang 15

7

Trang 16

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧

𝐑𝐎𝐀

=

đo phản ánh trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong việc khai thác và sử dụng tàisản nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hìnhgồm các vật, tiền, giấy tờ có giá…của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định,

có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó

Mỗi doanh nghiệp phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau: Tối đa hóa lợi nhuận,tối đa hóa doanh thu,… song tất cả mục tiêu cụ thể đều nhằm mục tiêu bao trùmnhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu Để đạt được mục tiêu này cácdoanh nghiệp cần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản để đánh giá được năng lựckhai thác và sử dụng tài sản của mình, từ đó phải nỗ lực khai thác triệt để và sửdụng có hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với tài sản, những chỉ tiêu thường được doanh nghiệp quan tâm khi xem xéthiệu quả sử dụng tài sản: số vòng quay của tài sản, tỷ suất sinh lời của tài sản

1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản

𝐕ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 =

𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐠𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧Vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà khôngphân biệt đó là tài sản lưu động hay TSCĐ Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồngtài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu nàycàng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets – ROA)

𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐠𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧

ROA phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

Tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm củangành SXKD.Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại… tỷ số nàythường rất cao, trong khi các ngành như công nghiệp, chế tạo, ngành hàng không…

Trang 17

8

Trang 18

𝐄𝐁𝐈𝐓

Tỷ số suất sinh lợi được sử dụng để đo hiệu quả của việc tài trợ cho các nhu cầu

về tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay Tỷ số này chobiết một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi Nếu chỉtiêu này lớn hơn chi phí nợ thì đầu tư bằng nợ có lợi cho doanh nghiệp hơn đầu tưbằng vốn chủ sở hữu

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐠𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐓𝐒𝐍𝐇

Vòng quay TSNH đo lường hiệu quả sử dụng TSNH nói chung mà không có sựphân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu

Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng TSNH của doanh nghiệp tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu

𝐇ệ 𝐬ố 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐥ợ𝐢𝐓𝐒𝐍𝐇

𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐠𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐓𝐒𝐍𝐇Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH Nó cho biết mỗi đơn vị giátrị TSNH có trong kì đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

Một nguyên tắc của quản lý vốn luân chuyển là thu tiền càng nhanh càng tốt vàtrì hoãn các khoản phải trả cho nhà cung cấp càng lâu càng tốt, nguyên tắc này dựatrên khái niệm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt củamột công ty được xác định là khoảng thời gian từ khi thanh toán các khoản nợđến khi thu được tiền

Trang 19

9

Trang 20

𝐆á𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧

=

𝟑𝟔𝟓

CCC = ACP + AAI – APP

Trong đó: ACP: Kỳ thu tiền bình quân

AAI: Số ngày tồn kho bình quânAPP: Kỳ phải trả bình quânMột chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn sẽ làm tăng khả năng sinh lợi củacông ty Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài vớichi phí càng cao vì rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm tăng khả năng sinhlợi của công ty

Để tính được chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, cần tính các chỉ tiêu về khả năng hoạtđộng của doanh nghiệp:

+ Vò n g qu a y khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòngtrong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó

𝐕ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢

𝐭𝐡𝐮

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮

Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao Quan sát

số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanhnghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp

+ K ỳ thu tiền bình q uân ( ACP - A verage co l lec t ion period)

Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công

ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng

Vò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐡à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨 =

𝐇à𝐧𝐠𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

Trang 21

𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧

Ngoài ra, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành kinh doanh nên không phải cứmức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu

+ Số ng à y t ồ n kho b ình q uân (AAI – Average a g e of inventories)

Chỉ số này phản ánh khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý đượchết số lượng hàng tồn kho của mình

𝐀𝐀𝐈 =

𝐯ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐡à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨Thông thường nếu chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty hoạt động tốt.+ Vò n g qu a y khoản phải trả

𝐕ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả =

𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ảChỉ số vòng quay các khoản phải trả phán ánh khả năng chiếm dụng vốn củadoanh nghiệp đối với nhà cung cấp

Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảmđược chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhàcung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng

+ K ỳ phải trả bình q uân ( APP - A v erage p a y m e nt period)

Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cungcấp.Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán

𝐀𝐀𝐏 =

𝐯ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả

11

Trang 22

𝐆𝐢á𝐭𝐫ị 𝐓𝐒𝐍𝐇

𝐆á 𝐭𝐫ị 𝐧ợ 𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧

Hệ số kỳ phải trả bình quân cao nghĩa là công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp

và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán.Ngược lại, hệ số này thấpnghĩa là công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng

- Nhóm hệ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi haygiữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có, là khả năng đảm bảo trả được cáckhoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào Việc nắm giữ một lượng tiền mặt lớn có thể tăngkhả năng thanh toán nhưng số tiền này lại không tham gia vào quá trình SXKD tạo

ra lợi nhuận chính vì vậy, xét về ý nghĩa, nhóm hệ số về khả năng thanh toánkhông phán ánh hiệu quả của tài sản, thậm chí còn là phán hiệu quả Tuy nhiên,phân tích khả năng thanh toán là yêu cầu cần thiết để kiểm tra hiệu quả sử dụngTSNH trong doanh nghiệp.Doanh nghiệp thường đánh đổi giữa khả năng thanhtoán với khả năng sinh lời

+ Khả nă n g t ha n h to á n n gắn hạn

𝐊𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 =

𝐆𝐢á𝐭𝐫ị 𝐧ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧Khả năng thanh toán hiện hành cho biết mỗi đơn vị nợ ngắn hạn phải trả củadoanh nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán

Giá trị tài sản lưu động hay TSNH gồm mục A của phần tài sản trong bảngcân đối kế toán Bao gồm: Tiền, chứng khoản ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồnkho và TSNH khác

Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản mục I, A của phần nguồn vốn

Trang 23

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

- Vòng quay TSCĐ

Vòng quay TSCĐ đo lường hiệu quả sử dụng TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhàxưởng

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐠𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐓𝐒𝐂Đ

Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp Về ý nghĩa, tỷ sốnày cho biết mỗi đồng TSCĐ của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanhthu

- Hệ số sinh lợi TSCĐ

𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐠𝐢á 𝐭𝐫ị

𝐓𝐒𝐂ĐChỉ tiêu này phán ánh khả năng sinh lợi của TSCĐ Nó cho biết mỗi đơn vị giátrị TSCĐ trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản bao gồm cả nhân tố chủ quanthuộc về doanh nghiệp và các nhân tố khách quan từ bên ngoài

Trang 24

13

Trang 25

1.3.1 Nhân tố khách quan

1.3.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế như: Chu kỳ phát triểnkinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thấtnghiệp, các chính sách tài chính tín dụng của Nhà nước Nền kinh tế nằm tronggiai đoạn nào của chu kỳ phát triển, tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhucầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa củachính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định SXKD và kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực củadoanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền Ngoài ra, chínhsách tài chính tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng nhưhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp còn chịu tácđộng của thị trường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự ổnđịnh hay bất ổn của nên kinh tế ở trong nước và nước ngoài có tác động trực tiếpđến thị trường đầu vào và thị trường đầu của doanh nghiệp

Thi trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động SXKD của doanh nghiệp Các nhân tố thuộc thị trường đầu vào baogồm: thị trường tài chính, thị trường hàng hóa đầu vào , sức lao động, tỷ giá hốiđoái, thị trường công nghệ… Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vậtliệu tăng lên sẽ tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do dó làm tăng giá bángây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệtương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụt giảm về

số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu thị trườngđầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượngcao, giá cả hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng doanh thu

và lợi nhuận cho doanh nghiệp

14

Trang 26

Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnhđến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợiđồng thời cả những khó khan Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báonhững thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp nhằm tranh thủ những cơ hội

và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế

Do đó, bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách của Nhà nước đều tác động đếnnền kinh tế, đặc biệt là hoạt động SXKD của doanh nghiệp Khi các chính sách

về tài chính, tiền tệ, đặc biệt là chính sách thuế, chỉ tiêu của chính phủ khuyếnkhích đầu tư, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, khi các văn bản pháp luậtcủa Nhà nước được bổ sung, sửa đổi, ban hành mới hay việc gia nhập các tổchức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế sẽ tác động rất nhiều tới hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Sự thay đổi của các chính sách kinh tế trên có thể tác động tích cực đến hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp Ví dụ, việc tăng thuế nhập khẩu sẽ làm các doanhnghiệp sản xuất tiêu thụ hàng trong nước có khả năng tiêu thụ hàng hóa của mìnhtốt hơn,hay việc tăng tỷ giá hối đoái làm các doanh nghiệp xuất khẩu có lợi hơn,xuất khẩu hàng hóa được nhiều hơn… từ đó làm tăng doanh thu và hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao

Ngược lại, sự thay đổi của các chính sách trên cũng có thể làm ảnh hưởng xấuđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp làm ăn khó khănhơn

Trang 27

Như vậy, những thay đổi của chính sách kinh tế có tác động mạnh đến hoạt độngSXKD của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả nhữngkhó khăn Do đó, cơ chế quản lý kinh tế cần ổn định, chính sách phù hợp, mang xuhướng tích cực, cởi mở và thuận lợi sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp yên tâm đầu

tư SXKD và hoạch định các mục tiêu kinh doanh ổn định, có hiệu quả Ngoài ra,doanh nghiệp cũng phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi để có thể đưa ranhững biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác độngtiêu cực từ sự thay đổi của chính sách kinh tế

1.3.1.3 Sự tiến bộ khoa học – công nghệ

Khoa học - công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suấtlao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệpnói riêng

Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ vừa là cơ hội, vừa là nguy cơ đe dọa đốivới việc kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp áp dụng được công nghệ sảnxuất hiện sẽ có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh Ngoài ra, tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làmcho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn do tài sản chóng bị lạchậu, lỗi thời

Do vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa học – công nghệ là hếtsức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạtđược hiệu quả cao nhất trong hoạt động SXKD của mình

16

Trang 28

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc cácđối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiệntại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranhnếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành.Đó là mối đe dọa cho các doanhnghiệp Bên cạnh việc có những rào cản gia nhập ngành do nhà nước đặt ra, cácdoanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn ra nhập ngành vìcàng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệthơn Với mong muốn chiếm lĩnh một thị phần nào đó, các đối thủ mới có thể làmgiá bán bị kéo xuống hoặc chi phí của các công ty đi trước có thể bị tăng lên và kếtquả làm giảm mức lợi nhuận Do vậy, các doanh nghiệp cần tạo ra hàng rào hợppháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài sẽ làm giảm bớt mối hiểm họa hoặc dodoanh nghiệp mới xâm nhập gây ra.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau và sẽ đầu tư vào cácloại tài sản khác nhau Tỷ trọng TSNH và TSDH, tài sản lưu động và TSCĐ khácnhau nên hệ số sinh lợi của tài sản và mức độ nhạy cảm của doanh thu đối với chu

kỳ kinh doanh cũng khác nhau

Ngoài ra, doanh nghiệp có đặc điểm hàng hóa khác nhau và đối tượng kháchhàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷtrọng khoản phải thu khác nhau

Như vậy, đặc điểm SXKD của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tàisản, vòng quay và hệ số sinh lợi của tài sản

1.3.2.2 Trình độ cán bộ công nhân viên

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào Trong hoạtđộng SXKD cũng vậy, nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến sự tồn tạihay phát triển của doanh nghiệp , đặc biệt là tổ chức quản lý doanh nghiệp và taynghề công nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp

- Về tổ chức quản lý doanh nghiệp:

Trang 29

Tổ chức quản lý doanh nghiệp bao gồm cả cơ cấu tổ chức quản lý và cơ chế hoạtđộng của các bộ phận nhằm đặt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Các cán bộ quản lý doanh nghiệp là cơ sở truyền đạt và thực hiện các quyết địnhSXKD, tạo sự gắn kết giữa các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp,hướng tới các mục tiêu chung như: Tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, giảm chiphí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận…

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, bộ phận quản lý doanh nghiệp cần có trình

độ nhất định Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ chuyên môn nhất định,khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định

Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổchức quản lý tốt, đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tìnhhình của doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp cao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Nếu khả năng tổ chức, quản

lý kém, quyết định sai lần thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quảdẫn đến doanh nghiệp có thể thua lỗ, thậm chí phá sản Như vậy, trình độ cán bộquản lý đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Do đó, yêu cầu đối với bộ phận này là rất cao, họ cần cóchuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sángtạo nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời cho doanh nghiệp

- Về trình độ tay nghề của công nhân viên:

Công nhân viên là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúcvới khách hàng Do vậy, đây là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệmới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảoquản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồngthời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu trình độ tay nghề công nhânthấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảo quản máy móc kém sẽdẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổi thọ của máy móc làm

18

Trang 30

tăng giá thành, giản chất lượng sản phẩm Điều đó có thể làm giảm doanh thu và lợinhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm.

1.3.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh

Một quy trình SXKD hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo chứcnăng, nhiệm vụ giữ các khâu, góp phần tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suất laođộng, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tàisản, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giải phápthực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp trong từngthời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cao

Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọngtrong quá trình tổ chức SXKD của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp tiếp cận kịp thờivới sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị thì sẽ giảm đượchao mòn vô hình của TSCĐ, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm, hạ giáthành và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

1.3.2.4 Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn

Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh có thể tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ, mỗinguồn tài trợ có những đặc điểm riêng và chi phí khác nhau Có thể phân loại nguồntài trợ mà doanh nghiệp sử dụng theo tiêu thức thông thường như:

Nguồn tài trợ ngắn hạn: Bao gồm nợ phải trả có tính chất chu kỳ, tín dụngnhà cung cấp, tín dụng ngân hàng, bán nợ, các khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trướccủa khách hàng…

Nguồn tài trợ dài hạn: Bao gồm 2 loại:

Nguồn tài trợ bên trong: Là những khoản lợi nhuận thu được giữ lại để tái đầu

tư hay khấu hao TSCĐ

Nguồn tài trợ bên ngoài: Thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy

động vốn vay dài hạn ngân hàng, thuê tài chính

Doanh nghiệp có khả năng vận dụng tốt chính sách tài trợ sẽ là cơ hội để mởrộng quy mô SXKD, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư làm tăng doanh thu cho

Trang 31

doanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Bên cạnh

đó, doanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý sẽ làm cho chi phí vốn giảm, gópphần làm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuân, và do đó doanh lợi tổng tài sảntăng lên

Tất cả các nhân tố chủ qua và khách quan tạo ra tác động tốt, phù hợp với yêucầu của thị trường, với trình độ phát triển của nền kinh tế thì doanh nghiệp sẽ pháttriển tốt hơn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua đó cũng sẽ đượcnâng cao Ngược lại, các chính sách phát triển không phù hợp với yêu cầuphát triển, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp yếu thìhiệu quả sử dụngtài sản thấp, hiệu quả kinh doanh sẽ không có

1.3.2.5 Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp

Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nội dung sau:

- Quản lý tiền mặt

Quản lý tiền mặt quyết định lượng tiền mặt dự trữ tại két của doanh nghiệp,

đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chiphí đạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp.Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho doanh nghiệp đáp ứngcác nhu cầu về: giao dịch, dự phòng, tận dụng được những cơ hội thuận lợi trongkinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán chi trả Đồng thời doanh nghiệp

có thể đưa ra các biện pháp thích hợp đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi nhằm thulợi nhuận như đầu tư chứng khoán ngắn hạn Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải cónăng lực phân tích và phán đoán tình hình trên thị trường tiền tệ, thực trạng tìnhhình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có sự lựa chọn để đưa các quyết định sửdụng ngân quỹ đúng đắn, làm giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái,tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản

Quản lý tiền mặt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng

và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung

20

Trang 32

- Quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hay còn gọi là tín dụng thươngmại là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp Do đó, trong cácdoanh nghiệp hình thành khoản phải thu

Tín dụng thương mại giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sảnphẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí tồn kho của hànghóa, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ và hạn chế hao mòn vô hình Tuynhiên, tín dụng thương mại cũng có thể đem đến những rủi ro cho doanh nghiệp nhưlàm tăng chi phí quản lý, chi phí đòi nợ, chi phí bù đắp cho vốn thiếu hụt, làm tăngchi phí nếu khách hàng không trả được nợ

Do vậy, các nhà quản lý cần so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm đểquyết định có nên cấp tín dụng thương mại không cũng như phải quản lý cáckhoản tín dụng này như thế nào để đảm bảo thu được hiệu quả cao nhất

Nội dung chủ yếu của chính sách quản lý các khoản phải thu bao gồm: Phântích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích đánh giá khoản tín dụng được đềnghị, theo dõi các khoản phải thu

- Quản lý dự trữ, tồn kho

Trong quá trình luân chuyển vốn ngắn hạn phục vụ cho SXKD thì hàng hóa dựtrữ, tồn kho có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp, nó như tấm đệm antoàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ SXKD của doanh nghiệp do cáchoạt động này diễn ra không đồng bộ Hơn nữa, hàng hóa dự trữ, tồn kho giúp chodoanh nghiệp giảm thiệt hại trước những biến động của thị trường.Tuy nhiên, nếu

dự trữ quá nhiều sẽ làm tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và gây ứ đọng vốn

Vì vậy, căn cứ vào kế hoạch SXKD của doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng cung ứngcủa nhà cung cấp cùng với những dự đoán biến động của thị trường, doanh nghiệpcần xác định một mức tồn kho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH chodoanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Quản lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Trang 33

Kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động đầu tư tài chính dài hạn chính là tổngmức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổngchi phí hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Ngoài việc so sánh theo hướngxác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối chỉ tiêu tổng mức lợinhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, còn phân tích sự biến độngtổng mức lợi nhuận do ảnh hưởng của 3 nhân tố:

+ Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính dài hạn;

+ Mức chi phí để tại ra một đồng doanh thu từ hoat động đầu tư tài chính dài hạn;+ Mức lợi nhuận được tạo từ 1 đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính dài hạn

Sử dụng phương pháp loại trừ có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân

tố đến tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của doanhnghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đánh giá, phân tích và xem xét trong số cáchoạt động đầu tư tài chính, hoạt động nào mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, nhằmlựa chọn hướng đầu tư, loại hình đầu tư, quy mô đầu tư, danh mục đầu tư hợp lýnhất và đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp

- Quản lý TSCĐ

Để đạt được các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải xác địnhquy mô và chủng loại tài sản cần thiết cho quá trình SXKD Để xác định đúng chỉtiêu này, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ các quyết định về đầu tư dựa trên cácnguyên tắc và quy trình phân tích dự án đầu tư Nếu mua nhiều TSCĐ mà không

sử dụng hết sẽ gây ra sự lãng phí vốn, song nếu phương tiện không đủ so với lựclượng lao động thì năng suất sẽ giảm Trên cơ sở lượng TSCĐ đã đầu tư, một mặtdoanh nghiệp phải tận dụng tối đa thời gian và hiệu suất của máy, thực hiện antoàn, tiết kiệm trong vận hành máy, cố gắng khấu hao nhanh để sớm đổi mới và ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại Điều đó sẽ tạo tiền đềcho doanh nghiệp luôn được đổi mới theo hướng tích cực, hiện đại, cung cấpnhững sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, mang tính cạnh tranhcao

Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, TSCĐ có thể bị hao mòn hữuhình hoặc hao mòn vô hình

Trang 34

22

Trang 35

+ Hao mòn hữu hình: Hao mòn do quá trình sử dụng và do tác động của môitrường, hình thái vật chất của TSCĐ bị mài mòn, biến dạng, gãy, vỡ, hỏng…

+ Hao mòn vô hình: Hao mòn do tiến bộ của khoa học công nghệ, một loạimáy móc, thiết bị mới ra đời ưu việt hơn làm TSCĐ bị giảm giá hoặc lỗi thời

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ cho thấy khấu hao có tác động lớn đếncác chỉ tiêu Do đó, doanh nghiệp cần xác định phương pháp tính khấu haoTSCĐ cho thích hợp Từ đó, doanh nghiệp cần tạo lập quỹ để thu hồi, tái đầu tư vàotài sản mới và trích khấu hao cho TSCĐ

Trích khấu hao TSCĐ là việc tính chuyển một phần giá trị của TSCĐ tươngứng với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm và sẽ thu hồi được phần giá trị đóthông qua tiêu thụ sản phẩm

Việc xác định mức trích khấu hao là công việc tương đối phức tạp.Trước tiên,doanh nghiệp phải xác định tốc độ hao mòn của tài sản Điều này rất khó khăn

do xác định hao mòn hữu hình đã khó, xác định hao mòn vô hình còn khó hơn, nóđòi hỏi sự hiểu biết, khả năng dự đoán của doanh nghiệp Khi đã xác định đượcmức độ hao mòn, doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến các yếu tố sau:

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ đó chế tạo trên thị trường Do tìnhhình tiêu thụ tác động trực tiếp đến giá bán sản phẩm đồng thời cho biết lượng cầusản phẩn của doanh nghiệp là bao nhiêu và hoạt động của TSCĐ sẽ ở mức công suấtnào và kéo theo nó hao mòn ở mức độ nào;

+ Ảnh hưởng của thuế đến việc trích khấu hao Do việc trích khấu hao ảnhhưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận và thuế thu nhập

mà doanh nghiệp phải nộp;

+ Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ là vốn chủ sở hữu hay vốn vay;

+ Quy định của Nhà nước trong việc tính khấu hao: Nhà nước có quy địnhquản lý trong việc trích khấu hao TSCĐ như phương pháp tính khấu hao, thời gian

sử dụng định mức của TSCĐ, tác động trực tiếp đến mức trích khấu hao hàng kỳcủa doanh nghiệp

23

Trang 36

𝐌 =

Việc lựa chọn được phương pháp tính khấu hao TSCĐ thích hợp là biện phápquan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác địnhthời gian hoàn vốn đầu tư vào TSCĐ từ các nguồn tài trợ dài hạn Thông thường cócác phương pháp tính khấu chủ yếu sau:

+ Cách tính đơn giản, dễ hiểu;

+ Mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện ổn địnhgiá thành sản phẩm;

Phương pháp này đẩy nhanh mức khấu hao TSCĐ trong những năm đầu sử dụng

và giảm dần mức khấu hao theo thời hạn sử dụng

Công thức:

M n = T k * (NG – M n-1 )

Trong đó: Mn : Số khấu hao năm n

Mn-1 : Số khấu hao năm n-1

NG : nguyên giá của TSCĐ

Trang 37

Tk : Tỷ lệ khấu hao năm

Ưu điểm:

+ Phản ánh chính xác hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm;

+ Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCĐ trong những năm đầu sửdụng, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình;

+ Phù hợp với doanh nghiệp có TSCĐ chịu ảnh hưởng nhiều của hao mòn vôhình như thiết bị tin học, thiết bị điện tử…

Các doanh nghiệp tạo lập quỹ khấu hao nhằm mục đích tái đầu tư, thay thế đổimới TSCĐ.Khi TSCĐ chưa được khấu hao hết, chưa được thay thế bằng TSCĐ mớithì khấu hao được tích lũy và doanh nghiệp có quyền sử dụng số khấu hao lũy kếcho hoạt động SXKD của mình

Bên cạnh việc xác định phương pháp tính khấu hao thích hợp thì để nâng caohiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tiến hàng đánh giá, kiểm

kê TSCĐ.Điều này giúp cho nhà quản lý nắm được chính xác số TSCĐ của doanhnghiệp, tình hình sử dụng cũng như giá trị thực tế của tài sản đó

Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị của TSCĐ tại một thời điểm nhất định.Việc đánh giá chính xác giá trị của TSCĐ là căn cứ để tính khấu hao nhằm thuhồivốn Qua đánh giá và đánh giá lại TSCĐ còn giúp cho người quản lý nắm được tìnhhình biến động về vốn của doanh nghiệp để có biện pháp điều chỉnh thích hợpnhư: chọn hình thức khấu hao phù hợp, thanh lý, nhượng bán tài sản để giải phóngvốn…

Các nội dung trong đánh giá TSCĐ:

- Xác định giá ban đầu của TSCĐ

Giá ban đầu của TSCĐ là giá mua và những chi phí khác kèm theo

Xác định giá ban đầu của TSCĐ giúp cho doanh nghiệp thấy được số tiền vốnđầu tư mua sắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền phải khấuhao để tái sản xuất giản đơn TSCĐ

- Xác định giá đánh giá lại TSCĐ:

Giá đánh giá lại TSCĐ là giá của tài sản tại thời điểm kiểm kê đánh giá Giáđánh giá lại của TSCĐ có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn giá ban đầu của nó

Trang 38

25

Trang 39

Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình cụ thể như: tình hình biến động giá trênthị trường, quan hệ cung cầu trên thị trường về loại tài sản đó, xu hướng về tiến bộ

kỹ thuật trong ngành… người quản lý đưa ra quyết định xử lý tài sản một cáchchuẩn xác như điều chỉnh mức khấu hao hoặc phương pháp khấu hao, thanh lý,nhượng bán để đổi mới TSCĐ, hiện đại hóa TSCĐ thông qua sửa chữa lớn…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã đề cập đến các vấn đề: Hệ thống hóa những khái niệm vềhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp?Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp? Đây là khung lý thuyết về hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, nhằm giới thiệu những vấn đề chung có liên quan đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp và tạo nền tảng lý luận để tác giả nghiên cứu nhữngchương sau

Trang 40

26

Ngày đăng: 10/11/2017, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w