1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Văn hóa giao tiếp ứng xử trong công sở và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở qua khảo sát tại UBND quận tây hồ

32 1,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 507,64 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ 2 1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở: 2 1.1.1. Một số khái niệm: 2 1.1.1.1. Khái niệm Văn hóa 2 1.1.1.2.Khái niệm Công sở 2 1.1.1.3.Khái niệm Văn hóa công sở 3 1.1.2.Vai trò của Văn hóa công sở đối với cơ quan, tổ chức 3 1.1.3. Những yếu tố cấu thành nên Văn hóa công sở 5 1.1.3.1. Chế độ chính sách 5 1.1.3.2.Nội quy, quy chế 6 1.1.3.3.Phong cách làm việc của lãnh đạo 6 1.1.3.4.Môi trường làm việc 7 1.1.4.Vai trò của Môi trường làm việc đối với Văn hóa công sở: 8 2.Văn hóa giao tiếp ứng xử: 8 2.1.1 Khái niệm giao tiếp ứng xử: 8 2.1.2. Vai trò của giao tiếp ứng xử trong văn hóa công sở: 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI 12 2.1. Giới thiệu về UBND quận Tây Hồ Hà Nội 12 2.2. Văn hóa giao tiếp ứng xử tại UBND quận Tây Hồ 14 2.2.1.Văn hóa giao tiếp ứng xử qua mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên 14 2.2.2. Văn hóa giao tiếp ứng xử được thể hiện qua mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên: 15 2.2.3. Văn hóa giao tiếp ứng xử được thể hiện qua mối quan hệ giữa cán bộ công dân: 16 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CÔNG SỞ 21 1.Đánh giá về thực trạng 21 1.1.Ưu điểm: 21 1.2.Nhược điểm: 21 1.3. Giải pháp: 22 KẾT LUẬN 23 PHỤ LỤC 24

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ 2

1 Cơ sở lý luận về văn hóa công sở: 2

1.1.1 Một số khái niệm: 2

1.1.1.1 Khái niệm Văn hóa 2

1.1.1.2.Khái niệm Công sở 2

1.1.1.3.Khái niệm Văn hóa công sở 3

1.1.2.Vai trò của Văn hóa công sở đối với cơ quan, tổ chức 3

1.1.3 Những yếu tố cấu thành nên Văn hóa công sở 5

1.1.3.1 Chế độ chính sách 5

1.1.3.2.Nội quy, quy chế 6

1.1.3.3.Phong cách làm việc của lãnh đạo 6

1.1.3.4.Môi trường làm việc 7

1.1.4.Vai trò của Môi trường làm việc đối với Văn hóa công sở: 8

2.Văn hóa giao tiếp - ứng xử: 8

2.1.1 Khái niệm giao tiếp - ứng xử: 8

2.1.2 Vai trò của giao tiếp - ứng xử trong văn hóa công sở: 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP - ỨNG XỬ TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ - HÀ NỘI 12

2.1 Giới thiệu về UBND quận Tây Hồ - Hà Nội 12

2.2 Văn hóa giao tiếp - ứng xử tại UBND quận Tây Hồ 14

2.2.1.Văn hóa giao tiếp - ứng xử qua mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên 14

2.2.2 Văn hóa giao tiếp - ứng xử được thể hiện qua mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên: 15

2.2.3 Văn hóa giao tiếp - ứng xử được thể hiện qua mối quan hệ giữa cán bộ - công dân: 16

Trang 2

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CÔNG SỞ 21

1.Đánh giá về thực trạng 21

1.1.Ưu điểm: 21

1.2.Nhược điểm: 21

1.3 Giải pháp: 22

KẾT LUẬN 23

PHỤ LỤC 24

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước chúng ta ngày một phát triển một cách toàn diện về kinh tế - vănhóa – xã hội – an ninh quốc phòng Điều đó càng đòi hỏi hơn nữa ở nhữngngười trẻ như chúng ta, làm sao để không chỉ trau dồi cho bản thân đầy đủ vềtrình độ chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu công việc mà còn phải trau dồi

về văn hóa giao tiếp - ứng xử trong công sở của các cơ quan, đơn vị, tổ chức

Hiểu rõ được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp - ứng xử trong công sở

có vai trò vô cùng quan trọng trong công việc cũng như tạo dựng mối quan hệtốt đẹp giữa đồng nghiệp với nhau, giữa nhân viên và lãnh đạo, giữa các đối táckhách hàng thúc đẩy công việc được thực hoàn thành một cách xuất sắc, tạothương hiệu, danh tiếng cho cơ quan, tổ chức đơn vị vì vậy mà trong học phần

“Văn hóa công sở” em đã chọn đề tài “Văn hóa giao tiếp - ứng xử trong công sở

và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở qua khảo sát tại UBNDquận Tây Hồ nơi em đã được thực tập” làm đề tài cho bài tiểu luận học phần “Văn hóa công sở “ của mình

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong đời sống, văn hóa – xã hội hiện nay nhu cầu giao tiếp - ứng xử củacon người ngày càng lớn và nâng cao Nhu cầu giao tiếp - ứng xử trở thành nhucầu hàng ngày, một thói quen không thể thiếu của mỗi người trong công việc vàsinh hoạt Chính thông qua giao tiếp – ứng xử hàng ngày con người thiết lậpđược những mối quan hệ trong xã hội đồng thời họ được chia sẻ những tâm tư,tình cảm của bản thân, được học hỏi, đúc rút ra những kinh nghiệm trong côngviệc và đạo đức làm người

Thông qua giao tiếp - ứng xử hàng ngày con người mong muốn mìnhđược người khác tôn trọng từ lời ăn tiếng nói đến hành động những hành vi, cửchỉ, lời nói có văn hóa sẽ góp phần nâng cao phẩm giá của con người, giúp cuộcsống thêm nhiều thi vị ý nghĩa

Trong cuộc sống hàng ngày văn hóa giao tiếp đã có ý nghĩa vô cùng quantrọng vậy hiển nhiên trong môi trường đặc thù như: “công sở” hẳn văn hóa giaotiếp - ứng xử phải có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến việc xây dựng văn hóacông sở Đó chính là lý do để em chọn Đề tài “ Văn hóa giao tiếp - ứng xử trongcông sở và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại UBND quậnTây Hồ” nơi em thực tập để làm bài tiểu luận Đề tài của bài tiểu luận của embao gồm:

-, Chương I: Những vấn đề lý luận chung về văn hóa công sở và văn hóagiao tiếp - ứng xử

-, Chương II: Thực trạng văn hóa giao tiếp - ứng xử tại UBND quận TâyHồ

-, Chương III: Đánh giá về thực trạng văn hóa giao tiếp - ứng xử tạiUBND quận Tây Hồ

Trang 5

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA

CÔNG SỞ VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ

1 Cơ sở lý luận về văn hóa công sở:

1.1.1 Một số khái niệm:

1.1.1.1 Khái niệm Văn hóa

Văn hóa là những hoạt động sáng tạo của con người, là giá trị chuẩn mựcđược hình thành trong quá trình sống của con người Văn hóa cũng là trình độnhận thức, học vấn, là phương thức ứng xử của con người

Văn hóa là điều kiện, là mục đích hướng tới của con người và ra conngười sáng tạo ra, văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người với môi trườngsống, văn hóa là năng lực học hỏi, thích ứng, phương thức thiết chế mà nhờ đócon người có thể vận dụng, tồn tại và phát triển

Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ vàcảm xúc Văn hóa cũng quyết định tính cách của một xã hội hay một nhómngười

Văn hóa giao tiếp - ứng xử được hiểu là cách cư xử - giao tiếp, tròchuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động đời thường hàng ngày haytrong công việc Từ đó đối tượng giao tiếp và mọi người xung quanh có thể đánhgiá được tổng thể con người bạn ( đạo đức, tri thức )

1.1.1.2.Khái niệm Công sở

Công sở là một tổ chức do nhà nước thành lập hoặc tổ chức công ích đượcnhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệmtheo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhànước

Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức dopháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nướchoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng

Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việchành chính, là nơi phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ được Nhà nước giao và

là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy nhà nước, được nhà nước

Trang 6

bảo trợ về cơ sở vật chất, con người và được vận hành dưới sự kiểm tra vàgiám sát của Nhà nước.

1.1.1.3.Khái niệm Văn hóa công sở

Theo Giáo sư – tiến sĩ: Vũ Thị Phụng thì Văn hóa công sở là tổng hòanhững giá trị hữu hình và vô hình bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổchức quản lý, môi trường cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp

và phong cách giao tiếp ứng xử của công chức nhằm xây dựng một công sở vănminh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao

Văn hóa công sở như một môi trường văn hóa đặc thù với những giá trịchuẩn mực Văn hóa công sở chi phối mọi hoạt động và các mối quan hệ trongnội bộ công sở, cũng như đối với công dân, với tư cách là cơ quan quyền lực nhànước hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công

Văn hóa công sở là một hệ thống giá trị được hình thành trong quá trìnhhoạt động của công sở tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ của các nhân viên làmviệc trong công sở, ảnh hưởng cách làm việc của công sở và hiệu quả hoạt độngcủa nó trong thực tế ( Theo Giáo sư: Nguyễn Văn Thâm )

1.1.2.Vai trò của Văn hóa công sở đối với cơ quan, tổ chức

Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hànhchính ở công sở, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình Văn hóa công sở thểhiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông qua quá trình giao tiếp hànhchính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giá trị văn hóa ma cả hai bêncùng tham gia vào Mối quan hệ ứng xử giữa người dân với cán bộ, công chức,viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhau phải được cân bằng,bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa

Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân địaphương biết phương hướng, cách thức giải quyết công việc, giúp họ hiểu rõ cáccông việc cần làm, phải làm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ mộtcách hiểu biết, tự nguyện Qua đó người cán bộ, công chức, viên chức thực hiệnviệc trao đổi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ở công sở mộtcách tốt đẹp hơn

Trang 7

Văn hóa công sở là điều kiện để phát triển tinh thần và nhân cách cho conngười Khả năng gây ảnh hưởng để người khác chấp nhận giá trị của mình làmột nghệ thuật Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vậtchất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng Từ đó pháttriển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào

sự phát triển, cải cách nền hành chính công

Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người Giá trị là cái tồntại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở Giá trị của văn hóa công sởcũng gắn bó với các quan hệ trong công sở như: Giá trị thiết lập một bầu khôngkhí tin cậy trong công sở Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc.Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn Biết đượcgiá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chức tránh được hành viquan liêu, hách dịch trong giao tiếp hành chính với người dân Các giá trị làmđơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng vẫn đảm bảo đúngchính sách của Nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động của công sở thuận lợihơn

Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của conngười Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụcủa mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viênchức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thicông vụ và cung cấp dịch vụ công

Trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị - hànhchính mang đậm màu sắc văn hóa nhân bản, nhân ái và nhân văn là sự kết nốinhững giá trị truyền thống đến hiện đại Con người không ngừng học tập, sángtạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại – đó là những yếu tố cấu thành

văn hóa công sở, đồng thời khẳng định vai trò của văn hóa trong sựpháttriển của mỗi cơ quan, công sở hiện nay

Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự pháttriển của các cơ quan, công sở Nói đến con người chính là nói đến văn hóa, vìtoàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và tinh thần

Trang 8

của con người Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi hoạt độngcủa công sở như: xây dựng hệ thống thi đua - khen thưởng công bằng, minhbạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến củacán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực làm việc hăng say sẽ kích thích,loại bỏ được sự ỷ lại trong công việc

Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò củacông sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính Mộtcông sở khi làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan

hệ tốt giữa cán bộ, công chức, viên chức trong công việc, các chuẩn mực ứng

xử, các nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài

cơ quan

1.1.3 Những yếu tố cấu thành nên Văn hóa công sở

1.1.3.1 Chế độ chính sách

Chế độ chính sách là các quy định pháp luật của nhà nước, quy định của

tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên, thương binh, liệt sĩ, người

có công với cách mạng, cán bô, công chức, viên chức, người lao động về cácquyền, lợi ích chính đáng mà họ được nhận theo đúng quy định của pháp luật

Chế độ chính sách là những quyền lợi mà người lao động được hưởng nóđáp ứng cho nhu cầu về vật chất, tinh thần cho người lao động được nhà nướcbảo trợ

Những chế độ chính sách mà người lao động được hưởng như: hưởnglương theo hệ số, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép và chế độ thai sản, chế độ đặc thùnghề nghiệp cho những người lao động làm việc trong môi trường độc hại

Những chế độ chính sách như vậy, đã hỗ trợ về mặt vật chất cho người laođộng, động viên về tinh thần giúp họ đảm bảo cuộc sống, an tâm làm việc, rasức cống hiến cho cơ quan, đơn vị, tổ chức

Mỗi người lao động khi họ đã chọn cho mình được công việc mà bản thânyêu thích cũng như công việc đó phù hợp với năng lực chuyên môn của ngườilao động Cùng với đó họ được làm việc ở một môi trường làm việc năng động,sáng tạo, hiện đại, lãnh đạo đồng nghiệp hòa đồng, vị trí làm việc có cơ hội

Trang 9

thăng tiến, phát triển, được cơ quan ghi nhận những nỗ lực phấn đấu và thời giancống hiến lại thêm vào đó là một chế độ chính sách đãi ngộ tốt, thỏa mãn nhucầu của người lao động, tạo động lực cho người lao động thì chắc chắn họ gianhập, cống hiến và gắn bó với cơ quan, tổ chức, đơn vị một cách lâu dài.

Cuối cùng để những chế độ chính sách đó đi vào thực thi thì những chínhsách đó phải được ban hành một cách công bằng, dân chủ công khai, nghiêm túcphù hợp với chế độ đặc thù biến đổi, điều chỉnh qua các năm của cơ quan

1.1.3.2.Nội quy, quy chế

Nội quy là những quy tắc xử sự chung được áp dụng cho một nhóm đốitượng nhất định nó thường gắn với nghĩa vụ mang những yêu cầu có tính bắtbuộc tạo nên nề nếp cho các cán bộ, công chức, viên chức

Quy chế là những tổng thể nói chung, những điều quy định thành chế độ.Quy chế là một loại văn bản quản lý hành chính nhà nước quy định cụ thể vềtrách nhiệm, quyền hạn, quan hệ, cách thức phối hợp giữa những cá nhân, đơn

vị Quy chế cũng quy định về các chế độ cá nhân cụ thể

Quy chế trong hoạt động công sở là những giới hạn để công sở xác lậpcác quan hệ trong quá trình hoạt động, quy định sự giao lưu, hợp tác, tráchnhiệm của cán bộ, công chức

Nội quy, quy chế là điều kiện để đánh giá cán bộ, công chức trong công

sở, là căn cứ để họ có thể biết được làm gì và không nên làm gì tại vị trí củamình trong công sở Đảm bảo được sự công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi giữacác cá nhân và đơn vị theo quy định của nhà nước

1.1.3.3.Phong cách làm việc của lãnh đạo

Văn hóa công sở được xây dựng bởi đa số các cá nhân trong công sở chonên cách thức lãnh đạo của người đứng đầu và các cán bộ chủ chốt trong cơquan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng và quản lý các côngviệc nói chung và văn hóa công sở nói riêng

Một người lãnh đạo tốt trước hết cần phải có văn hóa bởi họ đang tồn tạitrong tiến trình văn hóa của dân tộc, của tổ chức đồng thời là người sáng tạo nêncác giá trị văn hóa thông qua việc đưa ra định hướng, chỉ đạo, xây dựng tầm

Trang 10

nhìn cho tương lai, truyền đạt tầm nhìn thông qua lời nói và việc làm, thúc đẩy,

cổ vũ tạo ra những thay đổi trong tổ chức

Văn hóa lãnh đạo trước hết được tạo ra bởi trình độ chuyên môn, năng lựclãnh đạo và quản lý Cùng với các yếu tố về năng lực thì phẩm chất, đạo đức vàtrí tuệ của người lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng không kém Đó là tầmnhìn chiến lược khả năng thích ứng với môi trường xung quanh một cách nhạybén, linh hoạt, sáng tạo Một vị lãnh đạo có đầy đủ năng lực và phẩm chất sẽđược cấp dưới tôn trọng, nghe theo và kính phục giúp cho công việc hoàn thànhmột cách thuận lợi, quan hệ giữa cấp trên cấp dưới trở nên tốt đẹp, người nhânviên sẽ cảm thấy thoải mái và từ đó phát huy được hết năng lực của bản thâncũng như gắn bó lâu dài với tổ chức

1.1.3.4.Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là một khái niệm rộng, là không gian bao quanh conngười bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động

và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức,viên chức( Môi trường làm việc vô hình và môi trường làm việc hữu hình )

Môi trường làm việc hữu hình là tất cả những cảnh quan, kiến trúc, bài trí,sắp xếp trang thiết bị trong phòng làm việc

Môi trường làm việc vô hình là đời sống văn hóa tinh thần của con người,

nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu suất làm việc của người lao động, bởinếu tinh thần của người lao động không ở trong trạng thái lao động tốt nhất tức

là thể lực, tâm hồn, sức khỏe của họ không ổn định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của công sở, lợi ích của người lao động

Để xây dựng được một môi trường làm việc tốt, đáp ứng được nhu cầucủa người lao động cũng như khả năng của cơ quan, tổ chức thì môi trường đóphải đảm bảo các yếu tố như: kinh tế, thẩm mỹ, thuận tiện, văn hóa Cụ thể hơn

là môi trường làm việc trước hết phải phù hợp với yêu cầu của công việc, phònglàm việc phải bố trí hợp lý Môi trường làm việc không bị ô nhiễm, không cótiếng ồn, ít bụi bặm để đảm bảo sức khỏe cho người lao động Phương tiện làmviệc phải đầy đủ phù hợp với yêu cầu của công việc Việc bố trí địa điểm làm

Trang 11

việc cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định như: trụ sở phải phù hợp với

vị trí pháp lý, tính chất và quy mô hoạt động của cơ quan, tổ chức

Ngoài những yếu tố nêu trên thì văn hóa cổng trụ sở cũng cần được chútrọng sao cho cổng trụ sở phải hài hòa về kích thước, màu sắc, hình dáng, trangtrí Biển hiệu phải trang nhã, nghiêm túc, hài hòa với kích thước của cổng trụ sở

1.1.4.Vai trò của Môi trường làm việc đối với Văn hóa công sở:

Khi cơ quan, đơn vị , tổ chức có một môi trường làm việc hài hòa thìtrước hết sẽ xây dựng cho cơ quan hình ảnh bên ngoài đẹp trong mắt mọi người

từ đó thu hút người lao động đến với cơ quan

Có môi trường làm việc tốt thì mỗi cá nhân, cán bộ, công chức, viên chứcmới có điều kiện làm việc tốt, phát huy được khả năng của mình, chung sức thựchiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, giúp cho người cán bộ, công chức, viênchức gắn bó lâu dài với cơ quan, tổ chức

2.Văn hóa giao tiếp - ứng xử:

2.1.1 Khái niệm giao tiếp - ứng xử:

Mọi thành công hay thất bại trong hoạt động của công sở phụ thuộc vàorất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ yếu nhất là con người và hành vi ứng xửvăn hóa nơi công sở của các cá nhân, từ cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành cho tớicác cán bộ, công chức, viên chức Biểu hiện cụ thể của Văn hóa công sở chính làtinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ công việc, ý thức chấp hành kỷ luật củađội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cùng với ý thức trau dồi kiến thức vănhóa, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết pháp luật để thựchiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả Thực tế, Văn hóa công sởđược hình thành trên văn hóa giao tiếp - ứng xử của các thành viên trong tổchức, nó có tính kế thừa và tiếp thu sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn pháttriển của bộ máy tổ chức và không ngừng được bổ sung hoàn thiện đáp ứng nhucầu phát triển ngày càng cao của chế độ công vụ và sự phát triển của tổ chức

Giao tiếp là hoạt động bản chất của vạn vật nhằm sinh tồn Trong xã hộiloài người hoạt động giao tiếp lại càng không thể thiếu nhằm trao đổi thông tin,nhận thức, tư tưởng, tình cảm để bày tỏ mối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa

Trang 12

các thành viên của xã hội loài người với nhau và với thế giới xung quanh.

Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ

và phi ngôn ngữ, mà trong đó theo các nhà nghiên cứu thì vai trò cơ bản thuộc

về các phương tiện phi ngôn ngữ như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, trangphục Nhưng dù được thực hiện bởi phương thức nào đi chăng nữa hoạt độnggiao tiếp luôn luôn phải được đặt trong những bối cảnh nhất định, được thựchiện bởi những cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiệngiao tiếp tương ứng nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, qua đó con người traođổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qualại với nhau (Trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếpchung)

Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin nhận biết và tác động lẫn nhautrong quan hệ người người để đạt được mục đích nhất định

Giao tiếp phải là quá trình hai chiều: mối quan hệ tác động lẫn nhau(tương tác ), giữa người nói và người nghe có sự truyền tin và nhận tin, giải đáp,phản hồi

Giao tiếp trực tiếp: là giao tiếp mặt đối mặt, giao tiếp không thông qua cáckhâu trung gian, các cá nhân có mặt tại thời điểm giao tiếp

Giao tiếp gián tiếp: giao tiếp qua các phương tiện trung gian như qua điệnthoại, qua thư từ, qua văn bản, qua mạng internet

Giao tiếp chính thức: là những hoạt động giao tiếp được tổ chức và tiếnhành theo quy định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hóa ( giaotiếp theo lễ ngh, có tổ chức, có quy định để giải quyết các vấn đề cụ thể củanhóm xã hội đặt ra )

Giao tiếp không chính thức: là hình thức giao tiếp chủ yếu để thỏa mãnnhu cầu của cá nhân; tuy không bị ràng buộc bởi những quy định có tính chấtpháp lý nhưng lại tuân theo những quy tắc và tập quán xã giao

Giao tiếp truyền thống: là giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các mốiquan hệ giữa người với người đã được hình thành trong quá trình phát triển lâu

Trang 13

dài

Giao tiếp chức năng là giao tiếp phát triển trong hoạt động chức nghiệp.Giao tiếp này chỉ xuất hiện từ sự chuyên môn hóa trong xã hội, ngôn ngữ vàhình thức giao tiếp chịu ảnh hưởng của những quy định thành văn hay khôngthành văn để dần trở thành quy ước, chuẩn mực và quy định chung Loại giaotiếp này không xuất phát từ những đòi hỏi bộc lộ cá tính hay những tình cảmriêng tư mà xuất phát từ đòi hỏi nghi lễ ứng xử xã hội và trong công việc Đó làngôn ngữ cho phép mọi người không quen biết nhau nhưng khi thực hiện vai trònhất định đều sử dụng kiểu giao tiếp như vậy Ví dụ như trong giao tiếp giữa:lãnh đạo và nhân viên, người bán và người mua, bác sĩ và bệnh nhân

Giao tiếp tự do: là giao tiếp mang nhiều đường nét cá nhân của người giaotiếp, được cảm thụ chủ quan như một giá trị tự tại, như mục đích tự thân Nhữngquy tắc và mục đích giao tiếp được định trước như khuôn mẫu mà xuất hiệnngay trong quá trình tiếp xúc, tùy theo sự phát triển của các mối quan hệ Giaotiếp tự do được thúc đẩy bởi tính chủ động, phẩm chất và mục đích của mỗi cánhân, nó cần thiết trong quá trình xã hội hóa làm phát triển và thỏa mãn nhu cầu

về lợi ích tinh thần và vật chất của các bên giao tiếp một cách nhanh chóng vàtrực tiếp Loại giao tiếp này trong thực tế cuộc sống là vô cùng phong phú, trên

cơ sở trao đổi những thông tin có được, làm thức tỉnh những hứng thú tình cảmsâu sắc và để giải tỏa xung đột của mỗi cá nhân

Ứng xử là từ ghép gồm “ứng” và “xử” Trong đó “ứng” là ứng đối, ứngphó, “xử” là xử lý, xử thế, xử sự Ứng xử là phản ứng của con người đối với sựtác động của người khác đến với mình trong một tình huống cụ thể được thểhiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quảtốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau

Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, giữa con người với con người, giữa

cá nhân với cộng đồng xã hội Đồng thời nó cũng là sự phản ứng của người nàytrước sự tác động của người khác trong một tình huống nhất định, một hoàncảnh nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của conngười nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau

Trang 14

Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó đượchình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhântrong một môi trường, gia đình và xã hội nhất định Hành vi ứng xử văn hóađược coi là những giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân Nó đượcbiểu hiện qua mối quan hệ giữa những người xung quanh, trong học tập, côngtác và ngay cả với chính bản thân mình

2.1.2 Vai trò của giao tiếp - ứng xử trong văn hóa công sở:

Trong văn hóa công sở, giao tiếp - ứng xử góp phần vào xây dựng, hìnhthành, phát triển nhân cách con người, định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành

vi của mỗi cá nhân Giao tiếp - ứng xử tốt đẹp giúp tạo sự tương giao giữa conngười với con người, tác động tốt đến tư tưởng tình cảm của mỗi con người,giúp con người xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong công việc vàngoài xã hội

Trang 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP - ỨNG XỬ TẠI

UBND QUẬN TÂY HỒ - HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu về UBND quận Tây Hồ - Hà Nội

Cơ quan mà em lựa chọn để viết đề tài “Văn hóa giao tiếp - ứng xử trongcông sở và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở” cho học phần “Văn hóa công sở” là UBND quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm vănhóa là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của thủ đô Hà Nội Quận nằm ở phíaTây Bắc của Hà Nội Diện tích 24,0 km2 Quận được thành lập theo Nghị định số69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của chính phủ Việt Nam, trên cơ sở tách 3phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc Quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên,Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm Phía Đônggiáp Quận Long Biên, phía Tây giáp Quận Từ Liêm và Quận Cầu Giấy, phíaNam giáp Quận Ba Đình, phía Bắc giáp huyện Đông Anh Quận Tây Hồ có địahình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam Dân sốcủa Quận (đến năm 2015) là 109.163 người, mật độ dân số là 4.547 người/km2,Quận Tây Hồ có độ dân số thấp nhất trong các Quận nội thành

Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địagiới Quận là 1 cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía Bắc vàphía Đông là sông Hồng chảy từ phía Bắc xuống phía Nam Khu vực xungquanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ côngtruyền thống Với các công trình di tích lịch sử có giá trị tập trung xung quanh

Hồ Tây tạo cho Tây Hồ trở thành 1 danh thắng nổi bật nhất của thủ đô và đượcxác định là trung tâm dịch vụ - du lịch – văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên

ở Hà Nội

Sau nhiều năm xây dựng Quận Tây Hồ ngày 1 lớn mạnh Trong 5 năm

2001 – 2005 kinh tế trên địa bàn Quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sảnxuất tăng bình quân 14,8% , trong đó kinh tế nhà nước tăng 13,4%/ năm, kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/ năm, kinh tế ngoài quốc doanh tăng16,9%/ năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra

Trang 16

Cơ cấu giá trị sản xuất các nghành kinh tế phát triển theo đúng địnhhướng: Dịch vụ - du lịch – công nghiệp – nông nghiệp Tỷ trọng giá trị sản xuấtcủa các nghành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%.

Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, 5 năm qua Quận đã đượcphê duyệt Quy hoạch chi tiết Quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010; quy hoạch mạng lưới trườnghọc và mạng lưới điện, quy hoạch cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm

2010 Đặc biệt là thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Nam Thăng Long vàchuẩn bị đầu tư khu đô thị Tây Hồ Phối hợp với các sở, ngành của thành phốnghiên cứu lập quy hoạch chi tiết phường Phú Thượng, quy hoạch vùng trồnghoa truyền thống và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trình thành phố phê duyệt Cácquy hoạch được duyệt đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý đôthị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận

Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng – công tác quân sự địa phương, côngtác tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm được thực hiện đúng luật,công khai, công bằng , dân chủ

Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Quận Tây

Hồ thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm Như vậy, trong tương laiTây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội Với vị trí đó Tây Hồ sẽ làkhu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội Với vị trí đó Tây Hồ có điều kiện đặc biệtthuận lợi thu hút các nguồn lực để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hộicủa Quận nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung

UBND quận Tây Hồ Là UBND cấp Quận, là khu vực phát triển trung tâmcủa thủ đô Hà Nội trong tương lai nên Quận ủy Tây Hồ có chức năng vô cùngquan trọng

UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơquan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địaphương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

Chỉ đạo thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhànước, các chỉ thị Nghị quyết của TW, của Thành phố, đảm bảo kết hợp tốt các

Ngày đăng: 09/11/2017, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w