MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.1. Văn hóa 4 1.1.2. Công sở 4 1.1.3. Văn hóa công sở 5 1.2. Vai trò của văn hóa công sở đối với hoạt động công sở 6 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa công sở 6 1.3.1. Yếu tố chủ quan 6 1.3.2. Yếu tố khách quan 6 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ 7 2.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức. 7 2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành của Uỷ ban Nhân dân Quận Tây Hồ. 7 2.1.2. Chức năng của Uỷ ban Nhân dân Quận Tây Hồ. 7 2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Quận Tây Hồ. 8 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ. 8 2.2. Thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên trong Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ 9 2.2.1. Ứng xử nơi công sở 9 2.2.2. Thái độ và cách làm việc nơi công sở 10 2.2.3. Thời gian đi làm chưa được cải thiện 10 2.2.4. Trách nhiệm đối với công việc 11 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ 12 3.1. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo 12 3.2. Quy định về khen thưởng, chế tài phù hợp 12 3.3. Kiểm soát quy trình giải quyết công việc 12 3.4. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ về văn hóa công sở 13 KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả là bài tiểu luận này, em xin cám ơn các thầy cô khoa Văn thư - Lưu trữ đã tạo điều kiện cho em đi khảo sát thực tế tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thầy Nguyễn Thành Nam đã tận tình chỉ dạy chúng em trong học phần “Văn hóa công sở” Tiếp theo, em xin cám ơn các cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình em khảo sát thực tế tại đây
Trang 2MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1 Văn hóa 4
1.1.2 Công sở 4
1.1.3 Văn hóa công sở 5
1.2 Vai trò của văn hóa công sở đối với hoạt động công sở 6
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa công sở 6
1.3.1 Yếu tố chủ quan 6
1.3.2 Yếu tố khách quan 6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ 7
2.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức 7
2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành của Uỷ ban Nhân dân Quận Tây Hồ 7
2.1.2 Chức năng của Uỷ ban Nhân dân Quận Tây Hồ 7
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Quận Tây Hồ 8
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ 8
2.2 Thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên trong Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ 9
2.2.1 Ứng xử nơi công sở 9
2.2.2 Thái độ và cách làm việc nơi công sở 10
2.2.3 Thời gian đi làm chưa được cải thiện 10
2.2.4 Trách nhiệm đối với công việc 11
Trang 3Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
TÂY HỒ 12
3.1 Quán triệt tư tưởng chỉ đạo 12
3.2 Quy định về khen thưởng, chế tài phù hợp 12
3.3 Kiểm soát quy trình giải quyết công việc 12
3.4 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ về văn hóa công sở 13
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa là phương thức ứng xử của con người với môi trường sống xung quanh, từ đó tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần giúp con người tồn tại và phát triển Nói cách khác, văn hóa đó là cái cân bằng xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc có thể hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái còn đọng lại đó chính là văn hóa Bất kể quốc gia nào,tổ chức nào, muốn trường tồn đều phải có văn hóa riêng, văn hóa công sở, và cơ quan, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó Văn hóa công sở là gì? Văn hóa công sở là những giá trị chủ yếu thuộc về tinh thần hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo
ra niềm tin và chi phối đến cách làm việc của nhân viên Theo đó, thực trạng văn hóa công sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp bởi đôi khi điều đó sẽ trở thành tập tục, thành thói quen của cơ quan Trong đó bao gồm văn hóa của đội ngũ nhân viên và sự ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng văn hóa công sở tại cơ quan
Tuy nhiên, văn hóa công sở không phải là một công sở đầy đủ những thiết
bị, vật dụng hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở được xây dựng hoành tráng,… mà chính là hành vi ứng xử hàng ngày của đội ngũ nhân viên, cán bộ, công chức, viên chức trong các mối tương tác để công việc được trôi chảy, dễ dàng thành công hơn
Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ là một trong những cơ quan hành chính nhà nước, cũng là nơi tồn tại văn hóa công sở như bao cơ quan khác, cũng bao gồm văn hóa của đội ngũ nhân viên và sự ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng văn hóa công sở Và đây cũng là cơ quan tiếp nhận cho phép em khảo sát thực tế
về văn hóa công sở Với những lý do trên, em quyết định chọn “Văn hóa của đội ngũ nhân viên và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại
Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ” làm đề tài nghiên cứu kết thúc học phần Văn
hóa công sở
Trang 52 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa của đội ngũ nhân viên và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu về văn hóa của đội ngũ nhân viên tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng văn hóa công sở tại đây
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản, vai trò của văn hóa đội ngũ nhân viên và
sự ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ;
- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ để thấy rõ ưu điểm và hạn chế nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao, phát triển, xây dựng văn hóa công sở tại đây
Để đạt được những mục đích trên, cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của
Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ;
- Vai trò và thực trạng của văn hóa đội ngũ nhân viên tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ;
- Đánh giá sự ảnh hưởng của văn hóa đội ngũ nhân viên tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ về ưu điểm, hạn chế Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao, phát triển, xây dựng văn hóa công sở tại đây
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận thực hiện một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp thống kê;
Trang 6- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài tiểu luận bao gồm 03 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở
Chương 2: Giới thiệu khái quát về Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng văn hóa đội ngũ nhân viên tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Trang 7PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Văn hóa
Hiện nay, xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa,
ta có thể kể đến như sau:
Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động thực tiễn và trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Văn hóa là tổng thể những nét đặc sắc về tinh thần và vật chất, về tri thức
và cảm xúc, tiêu biểu cho một xã hội hoặc một tập đoàn người trong xã hội bao gồm: nghệ thuật và văn chương, lối sống, những quyền căn bản của con người, các hệ thống giá trị truyền thống và tín ngưỡng…
Văn hóa là phương thức ứng xử của con người với môi trường sống xung quanh, từ đó tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần giúp con người tồn tại và phát triển
1.1.2 Công sở
Cũng giống như khái niệm văn hóa, công sở cũng có những định nghĩa khác nhau như sau:
Theo từ điển tiếng Việt: Công sở là trụ sở của cơ quan, xí nghiệp nhà nước
Theo từ điển Hán Việt: Công là chung, thuộc về nhà nước; sở là nơi, chỗ Theo từ điển về pháp luật hành chính: Công sở là các tổ chức mang tính chất công ích được nhà nước thành lập, chịu sự điều chỉnh của luật hành chính
và các bộ luật khác
Từ các định nghĩa trên, ta có thể phân loại công sở dựa vào các đặc trưng sau:
- Theo tính chất và nội dung hoạt động:
Trang 8+ Công sở hành chính;
+ Công sở sự nghiệp
- Theo quy mô, phạm vi hoạt động:
+ Cơ sở trung ương;
+ Cơ sở trung ương đóng tại địa phương;
+ Cơ sở do địa phương quản lý
- Theo chức năng, vai trò:
+ Quản lý công vụ thi hành pháp luật;
+ Kiểm tra, giám sát, theo dõi công việc của cán bộ, công chức;
+ Phối hợp làm việc giữa các bộ phận trong một cơ quan;
+ Truyền đạt thông tin giao tiếp
+ Quản lý tài sản hành chính
1.1.3 Văn hóa công sở
Văn hóa công sở là một trong những khái niệm khá phổ biến và được định nghĩa khác nhau, có thể kể đến như sau:
Theo PGS.TS Vũ Thị Phụng: Văn hóa công sở là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm: trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức quản lý, môi trường cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp, phương tiện giao tiếp ứng xử của cán bộ nhân viên nhằm xây dựng một công sở văn minh lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao
Theo Bộ Tài chính – Kho bạc nhà nước, trích từ “ Văn hóa công sở và giao tiếp hành chính”: Văn hóa công sở là một môi trường văn hóa đặc thù với những giá trị chuẩn mực chi phối mọi hoạt động, mọi quan hệ của công sở cũng như đối với công dân với tư cách là một cơ quan quyền lực của nhà nước hay một cơ quan dịch vụ công
Tóm lại, Văn hóa công sở là những giá trị chủ yếu thuộc về tinh thần hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo ra niềm tin và chi phối đến cách làm việc của nhân viên
Trang 91.2 Vai trò của văn hóa công sở đối với hoạt động công sở
- Văn hóa công sở giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu của cơ quan tổ chức và giúp phân biệt công sở này với công sở khác
- Văn hóa công sở giúp công sở làm việc hiệu quả thống nhất, hợp tác hoặc xây dựng một môi trường làm việc tích cực
- Văn hóa công sở giúp xây dựng tác phong chuyên nghiệp cho nhân viên công sở cũng như phát triển đi lên theo hướng tích cực
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa công sở
1.3.1 Yếu tố chủ quan
- Con người
- Thể chế
- Văn hóa của tổ chức
- Thông tin nội bộ của tổ chức
- Mục tiêu của tổ chức
- Cơ cấu của tổ chức
1.3.2 Yếu tố khách quan
- Môi trường chính trị
- Hệ thống cơ sở pháp luật của quốc gia
- Xu thế phát triển của thế giới
- Các mối quan hệ bên ngoài tổ chức
- Các công dân mà nơi tổ chức công sở hoạt động
- Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật quốc gia
- Đời sống kinh tế xã hội của quốc gia
Trang 10CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ 2.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức
2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành của Uỷ ban Nhân dân Quận Tây Hồ.
Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ là một đơn vị Hành chính được thành lập theo nghị định số 69/CP của Chính phủ ban hành ngày 28/10/1995 và được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội giao cho nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 1996
Khi thành lập theo Quyết định 4428/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội ban hành ngày 15/12/1995 về thành lập phòng, ban chuyên môn giúp việc trực thuộc UBND quận Tây Hồ, UBND quận có 12 phòng ban chuyên môn, có 08 đơn vị sự nghiệp và các đoàn thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
2.1.2 Chức năng của Uỷ ban Nhân dân Quận Tây Hồ.
UBND quận Tây Hồ là cơ quan Hành chính Nhà nước ở địa phương, quản
lý phạm vi lãnh thổ của quận theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của HĐND quận và cơ quan cấp trên trong các lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, An ninh – xã hội, Quốc phòng Cụ thể là:
- Phát triển Kinh tế, Công nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thương nghiệp, Lâm nghiệp, Văn hóa, Xã hội, Giáo dục, Y tế, Dịch vụ, thể dục – thể thao, báo chí, khoa học – công nghệ, môi trường, xây dựng, giao thông vận tải,
…
- Về thu chi ngân sách của địa phương;
- Về tuyên truyền Giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật, và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp;
- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực
Trang 11việc cư trú đi lại của người ngoài địa phương;
- Về phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản Nhà nước của các tổ chức và công dân, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân;
- Về công tác thi hành án, giải quyết đơn khiếu nại
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Quận Tây Hồ.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng dài hạn và hàng năm của Quận
- Xây dựng chương trình, công tác hàng năm của UBND quận, các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND quận về kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, thông qua các báo cáo của UBND quận trước khi trình HĐND quận
- Xây dựng quy chế làm việc của UBND quận, công tác tổ chức bộ máy
và thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân do UBND quận trực tiếp quản lý
- Kết luận những vụ khiếu nại, tố cáo có liên quan tới cán bộ chủ chốt do UBND quản lý hoặc những vụ việc phức tạp theo quy định của Luật Khiếu nại
tố cáo
- Kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể và mỗi cá nhân thành viên của UBND quận hàng năm
- Giải quyết những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND quận
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ.
Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ gồm có: 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 12 phòng ban tham mưu, giúp việc:
1 Phòng Nội vụ
2 Phòng Thanh tra
3 Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
4 Phòng Văn hoá Thông tin - Thể dục thể thao
5 Phòng Kinh tế
Trang 126 Phòng Giáo dục và Đào tạo.
7 Phòng Quản lý - Đô thị
8 Phòng Tư pháp
9 Phòng Tài chính - Kế hoạch
10.Phòng Y tế
11.Phòng Tài nguyên và Môi trường
Ngoài ra, còn có 6 Đoàn thể chính trị: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động; Bên cạnh đó, còn có các đơn vị hiệp quản: Đội quản lý thị trường, Đội thi hành án, Đội thanh tra Giao thông công chính, Đội quản lý trật tự xây dựng, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân…
2.2 Thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên trong Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Nói đến thực trạng thì ai cũng biết trong cơ quan hành chính, thực trạng văn hóa công sở mà cụ thể là văn hóa của đội ngũ nhân viên tại các cơ quan hành chính hiện nay ở Việt Nam nói chung và tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ nói riêng là điều đáng được chú trọng và quan tâm như:
2.2.1 Ứng xử nơi công sở
Công sở là nơi công dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong ngành,… đến liên hệ, công tác Vì vậy, cán bộ, công chức làm việc ở đây cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp
Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hóa nơi công sở Nhưng xung quanh việc này vẫn còn nhiều điều đáng bàn Là cơ quan công quyền như một số người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với dân Vì thế, không ít nơi, chúng ta vẫn phải nghe những câu nói thiếu chủ ngữ, kiểu như: “Cần gì?”,
“Đi đâu?”, “Gặp ai?”… hoặc bắt gặp những khuôn mặt cau có hách dịch, lạnh lùng Tuy nhiên, tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, các cán bộ nhân viên luôn luôn có thái độ đúng mực, lịch sự đối với người dân cũng như đồng nghiệp Đây
Trang 13Xưng hô nơi công sở là biểu hiện văn hóa trong thời kỳ mở cửa, cùng với hội nhập và phát triển kinh tế, các luồng văn hóa nước ngoài cũng theo đó mà vào Tại thủ đô, cụ thể là tại quận Tây Hồ - một trong những nơi giao lưu, hội tụ nhiều luồng gió mới Tại đây, có nhiều luồng gió mát nhưng cũng không ít luồng gió độc, làm sao điều chỉnh những hành vi ứng xử để bảo tồn văn hóa mà vẫn du nhập được văn minh, tiến bộ nhân loại Điều này hết sức khó Nó đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải biết tự mình điều chỉnh quan điểm hành vi ứng
xử sao cho phù hợp
2.2.2 Thái độ và cách làm việc nơi công sở
Thực trạng văn hóa công sở trong thái độ làm việc, cách làm việc và mọi
cử chỉ của các cơ quan trong cơ quan vẫn còn thấp kém, không có tự chủ động, nghiêm túc trong giờ làm và trong mọi công việc không được xử lý tốt
Môi trường công sở ở một số cơ quan nhà nước hiện nay đã tạo cho người
ta nhiều khoảng thời gian ngồi chơi xơi nước dẫn đến tình trạng “buôn chuyện” dòm ngó chức vụ, tạo bè kéo cánh để tranh ghế, tranh chức Hiện trạng này ở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ không phải không có nhưng được kiếm soát chặt chẽ
Ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng khách cứ phải chờ đợi lâu, còn cán bộ đang bận … trà nước, tán gẫu Có cơ quan, còn nửa tiếng mới hết giờ làm việc, nhưng có khi khách đến liên hệ công việc, cán bộ tiếp dân đã trả lời hết giờ nhận giấy tờ, mai quay lại Còn tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, khi xảy ra tình trạng đó, cán bộ phụ trách phải xin lỗi khách vì đã để khách đợi và vẫn tiếp nhận giấy tờ khi sắp đến giờ tan
2.2.3 Thời gian đi làm chưa được cải thiện
Nói người đi làm trễ giờ là người “lười” cũng không hoàn toàn đúng, bởi
có người rất chăm chỉ đôi khi chỉ vì một lý do đột xuất nào đó mà đi làm trễ giờ, tất nhiên không phải thường xuyên.Nhưng hiện tượng đi muộn về sớm trong đội ngũ cán bộ công chức của ta hiện nay không hiếm với nhiều lý do khác nhau,chẳng ai kiểm soát được lý do ấy chính xác hay không mà hoàn toàn dựa