1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPT

21 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 50,31 KB

Nội dung

SKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPTSKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPT

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NGHỆ AN

Tr

êng phæ th«ng trung häc Th¸i Hßa

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY

KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – PHẠM VI ĐỀ TÀI

1, Đọc hiểu là nội dung học tập và cũng là kỹ năng cơ bản của học sinh trong chươngtrình ngữ văn lớp 10, 11,12 Nó là thước đo để đáng giá và rèn luyện các năng lực của học sinh PTTH: năng lực tư duy, vận dụng, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống…

2, Thực tế học sinh rất ngại đọc hiểu vì không có kiến thức đã học sẵn và chưa có hướng, chưa biết cách tư duy Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, phần được coi là cứu điểm này thực tế lại là phần học sinh mất rất nhiều điểm

3, Phạm vi đọc hiểu rất rộng:

- Đọc hiểu các văn bản văn học trong sách giáo khoa ở các tiết đọc văn

- Đọc hiểu các văn bản khoa học trong chương trình ngữ văn bậc ptth

- Đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa trong kiểm tra định kỳ, học kỳ, thi học sinh giỏi, thi THQG…

4, Đề tài này chỉ tập trung giải quyết vấn đề : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPT TRONG KIỂM TRA ĐỊNH

Trang 3

II ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY MỚI:

A/ Hệ thống phạm vi kiến thức, các dạng câu hỏi đọc hiểu:

1, Nêu khái quát nội dung, tìm câu chủ đề của văn bản

2, Trình bày cách hiểu một câu, cảm nhận về một hình ảnh… điều tâm đắc nhất của bản thân trong đoạn văn bản…

3, Trả lời câu hỏi về những kiến thức đã học trong chương trình THPT có liên quan đến văn bản đọc hiểu

9, Các phương tiện liên kết câu

10, Các nhân tố giao tiếp

11,Nghĩa của từ, tìm và sửa lỗi câu…)

B/ Kỹ năng đọc hiểu đối với từng dạng câu hỏi:

1, Nêu khái quát nội dung, tìm câu chủ đề của văn bản.

a, Nêu khái quát nội dung:

*Cách xác định nội dung của văn bản:

- Văn bản thuyết minh :

Thuyết minh về đối tượng nào, gồm những đặc điểm gì ?

- Văn bản nghị luận :

Bàn về vấn đề gì ?

* Phân biệt cho học sinh nội dung và ý nghĩa :

- Nội dung : xác định như trên

- Ý nghĩa : Qua nội dung của văn bản tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì ?

* Cách trình bày :

Diễn đạt thành câu, đoạn :

- Bài thơ là hồi ức của tác giả về

- Bài thơ miêu tả

- Bài thơ thể hiện tâm trạng

- Bài thơ là câu chuyện

Trang 4

- Văn bản kể lại của nhân vật

- Văn bản thuyết minh về

=> Cho xác định qua văn bản (Phô tô, chép lên bảng phụ)

2, Trình bày cách hiểu một câu, … điều tâm đắc nhất của bản thân trong đoạn văn bản…

a, Trình bày cách hiểu một câu :

- Nêu cách hiểu về hình thức của câu : Là ẩn dụ , hoán dụ, phóng đại (Đây là cách nói )

- Giải thích nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn và nêu cách hiểu về nội dung của câu – Câu đó nói về điều gì ?

b, Trình bày điều tâm đắc nhất của bản thân trong đoạn văn bản…

- Câu 1 : Câu chủ đề : Chọn và Nêu đúng điều mình tâm đắc nhất

- Các câu còn lại :

+ Giải thích

+ Trả lời vì sao mình tâm đắc nhất là điều đó ?Vì nó như thế nào ?

3, Trả lời câu hỏi về những kiến thức đã học trong chương trình THPT có liên quan đến văn bản đọc hiểu

- Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời thành câu :

Ví dụ :

Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

( Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Kể tên các tác phẩm văn học dân gian trong khổ thơ(1) ?

->Các tác phẩm văn học dân gian trong khổ thơ(1)là Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế

4, Xác định phương thức biểu đạt

- Viết ra đủ 6 PTBĐ -> đối chiếu để xác định, dùng phép loại trừ

TỰ SỰ

Trang 5

- ? Xác định phương thức biểu đạt chinh? -> nêu 1 Phương thức biểu đạt chính

- ? Xác định các (những) phương thức biểu đạt? -> Nêu phương thức biểu đạt A,

B, …

- ? Xác định phương thức biểu đạt …-> ngầm hiểu chỉ có 1 PTBĐ

=> Cho nhận diện qua các văn bản

5, Xác định thao tác lập luận => 4 THAO TÁC LẬP LUẬN

PHÂN TÍCH

SO SÁNH BÌNH LUẬN BÁC BỎ

* Cách nhận diện

- Thao tác lập luận phân tích

+ Chia nhỏ đối tượng để xem xét

- Thao tác lập luận bình luận

+ Đánh giá đúng, sai, khen, chê

+ Dùng từ ngữ bình luận: chỉ mức độ, sự đánh giá…

 Ghi lại 4 thao tác, dùng cách loại trừ

 Phân biệt: Phương pháp lập luận: Quy nạp, diễn dịch Cho nhận

diện qua các văn bản (Phô tô)

6, Xác định phong cách ngôn ngữ

6 PCNN: SINH HOẠT, NGHỆ THUẬT, CHÍNH LUẬN, BÁO CHÍ, KHOA HỌC,

HÀNH CHÍNH

Trang 6

Dùng trong lĩnh vực chính trị

Dùng trong lĩnh vực báo chí

Dùng trong lĩnh vực khoa học: phổ cập, giáo khoa, chuyên sâu

Dùng trong lĩnh vực hành chính-công vụ

-Tính cá thể

-Dùng nhiều

từ ngữ chính trị

-công khai

QĐ chính trị

- Chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận, truyền cảm, thuyết phục

- Tính thông tin, thời sự -Tính ngắn gọn

-Tính sinh động, hấp dẫn.

-Dùng nhiều thuật ngữ khoa học -Tính khái quát, trừu tượng, tính lý trí, logic, tính khách quan phi cá thể

- Tính khuôn mẫu

-Tính minh xác

thơ, truyện ,tùy bút

- Hịch, cáo, chiếu

- Tuyên ngôn

- Lời kêu gọi

- Về luân lý

xã hội

- Tiếng mẹ đẻ

- Bình luận chính trị

bản tin, phóng

sự, tiểu phẩm, bình luận thời

sự, bình luận một vấn đề xã hội phỏng vấn

-SGK, tài liệu, luận văn -Bài khái quát, tổng kết kiến thức -Nguyễn Đình chiểu

- Mấy ý nghĩ

về thơ

- Một thời đại trong thi ca

Ba cống hiến

Nhìn về vốn văn hóa

-Đơn, biên bản, báo cáo tổng kết hoạt động Phươn

g hướng

- nghị quyết -học bạ, giấy khaisinh, bắng tốt nghiệp

Chú ý:

+ Văn chính luận (Nghị luận về một vấn đề chính trị) -> PCNNCL

+ Nghị luận văn học, xã hội -> PCNNKH

-> Đều dùng các thao tác lập luận

=> CHO NHẬN DIỆN QUA CÁC VĂN BẢN (PHÔ TÔ)

7, Xác định biện pháp tu từ

* Nhận diện các biện pháp tu từ:

(Lớp yếu phải dạy lại những kiến thức này)

- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, phóng đại(cường điệu)

- Phép điệp: Điệp âm, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu

Trang 7

- Phép đối (Đối từ loại, đối ý, đối thanh)

- Liệt kê, chêm xen(nằm sau dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn)

* Chú ý: Đối lập là một thủ pháp nghệ thuật, từ láy thuộc về cấu tạo từ, không xếpvào biện pháp tu từ Trong trường hợp đối lập mà đối cân mới là BPTT)

=> CHO NHẬN DIỆN QUA CÁC VĂN BẢN (PHÔ TÔ)

8, Xác định thể loại văn bản:

- Chủ yêu đề ? văn bản thơ

- GV Hướng dẫn HS đếm số câu, số chữ để xác định

9, CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT CÂU:

- Phép nối (Do đó, cho nên, Vì thế

-Phép thế (Nó, Đó, Họ, Chúng Tất cả,,,)

- Phép lặp: Lặp lại 1 từ nào đó

- Phép liên tưởng: Dùng từ cùng trường, có quan hệ gần gũi, tương đồng

10, NGHĨA CỦA TỪ NGỮ, NGHĨA CỦA CÂU, XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂU,

TÌM VÀ SỬA LỖI CÂU:

- NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

+ Nghĩa gốc

+Nghĩa chuyển, nghĩa trong văn cảnh (Nghĩa của từ Bệnh trong bài Tương tư -> quy luật của tự nhiên, của tình yêu)

- NGHĨA CỦA CÂU

+ Nghĩa thông tin, nghĩa sự việc

+ Nghĩa tình thái

+ Hàm ý

VD:

Tôi mù, xin hãy rủ lòng thương

Hôm nay trời đẹp nhưng tôi không nhìn thấy gì

+ Nghĩa tình thái: Người viết bộc lộ thái độ đối với sự việc được nói tới trong câu -

trời đẹp và bản thân không nhìn thấy - vừa thể hiện khát vọng vừa thể hiện sự bất

hạnh của bản thân

+ Hàm ý: xin tiền

Trang 8

-> Dùng hay

 Giống nhau: Nghĩa sự việc –bị mù, mục đích giao tiếp: xin tiền

 Khác nhau: Nghĩa tình thái, cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ

XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂU THEO MỤC ĐÍC SỬ DỤNG

+Câu tường thuật

+Câu hỏi

+Câu nghi vấn

- TÌM VÀ SỬA LỖI CÂU:

+ Qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy số phận bi thảm của người nông dân trước Cách Mạng

+ Vì tôi muốn như vậy nên đem gửi các con tôi.

+Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ trường kỳ gian khổ mà vĩ đại của dân tộc.

+ Những con người mang vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, giàu lòng căm thù giặc sâu sắc và yêu quê hương tha thiết.

+ Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là xây dựng hình tượng “Đất Nước” bằng chất liệu văn hóa dân gian từ đời sống hàng ngày cho đến phong tục tập quán của dân tộc

11, CÁC NHÂN TỐ GIAO TIẾP

- NV giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp

- Nội dung giao tiếp

- Mục đích giao tiếp

- Phương tiện, cách thức giao tiếp

CHO HS NHẬN DIỆN TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ TRÊN QUA 12 VĂN BẢN SAU:

1

Trước hết, văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau Những tác phẩm của một thời đã xa như Truyện Kiều, Hoàng Lê nhất thống chí, Chiến tranh và hòa bình…có thể đưa con người trở về với quá khứ dân tộc

và nhân loại, khi đó “văn học là tiếng nói của các thời đại, là cuộc đối thoại chứa chan tình nghĩa giữa người xưa và người nay”(Nguyễn Khánh Toàn) Những tác

Trang 9

phẩm của thời hiện đại như Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Những đứa con trong gia đình,…mở ra trước mắt người đọc bao hiểu biết phong phú về cuộc sống trên đất nước mình với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến đấu, sản xuất đến phong tục, tập quán, hoàn cảnh địa lí,…; lại có tác phẩm dẫn người đọc tới những miền đất xa lạ nào đó trên thế giới (Tam quốc diễn nghĩa, Chiếc lá cuối cùng, Số phận con người,

…) Đó chính là quá trình nhận thức cuộc sống của văn học Thông qua cuộc sống

và hình ảnh của nhiều người khác nhau được trình bày trong các tác phẩm văn học

cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (Đâu là mục đích tồn tại của con người?v.v…) Đồng thời chính từ cuộc đời của người khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản

thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân Đó chính là quá trình tự nhận

thức mà văn học mang tới cho mọi người

2

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế,

thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ, không biết gì là gì Thương hại thay! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả Bên Pháp mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến đượccông bình mới nghe.

Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước Người ta có ăn học biết xét kỹ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến Cho nên mới có câu: “Không ai bẻ đũa cả nắm” và “Nhiều tay làm nên bộp” Thế thì dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay.

(Về luân lý xã hội ở nước ta – Phan Chu Trinh)

3

Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp Nhưng đâu phải như vậy Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hàng ngày nôm na mách qué đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi Và

Trang 10

Nguyễn du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”mà còn viết:

“Thoắt trông lờn lợt màu da,

Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao!”

Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các

cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước Cách mạng Nhà thơ Pháp Bô -đơ - le đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết đầy dòi bọ, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba-dô-ca, cho đến cái ba lô trên vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc, đề có thể đem nói trong thơ Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người

( Nguyễn Đình Thi – Mấy ý nghĩ về thơ)

4

“ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại Vì thế, nó cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xâu đến chính trị, kinh tế, đạo đức

và nhiều mặt của đời sống,, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa Không ít kẻ tung lên Faceboook những ngô ngữ tục tĩu, bẩn thỉu, nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác Chưa

kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, ký hiệu đén kỳ quặc tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt ”

( Trích “Bàn về Faceboook với học sinh” Lomonoxop Edu.vn)

5

…(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh Người ta có thể cảm

ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn

có nghĩa là đội ơn.

Trang 11

(2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin lỗi" Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau Nếu có

ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên.

Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực

sự có lỗi Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn

là một cử chỉ văn minh thông thường Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.

…(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

(Bài viết tham khảo)

6,

Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc

về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện

trường vụ việc

Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh

mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp

(Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước - Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)

Ngày đăng: 09/11/2017, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w