- Máy tính bảng tablet computer: Còn được gọi ngắn gọn là Tablet, là một loại thiết bị máy tính tất cả trong một với màn hình cảm ứng 7' trở lên, sử dụng bút cảm ứng nếu có hay ngón t
Trang 1Mục lục
MỤC LỤC
MÔ ĐUN 01: HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN 1
1.1 CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH & MẠNG MÁY TÍNH 1
1.2 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MỘT MÁY TÍNH 2
1.2.1 Phần cứng (HARDWARE) 2
1.2.1.1 Bộ nhớ 3
1.2.1.2 Bộ xử lý trung ương (CPU) 3
1.2.1.3 Các thiết bị nhập/ xuất 4
1.2.2 Phần mềm (SOFTWARE) 5
1.2.2.1 Khái niệm 5
1.2.2.2 Phân loại phần mềm 5
1.3 MẠNG MÁY TÍNH 6
1.3.1 Lợi ích của mạng máy tính 7
1.3.2 Phân loại mạng 7
1.3.2.1 Các thông số mạng 9
1.3.2.2 Các công nghệ mạng 9
1.4 CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 10
1.4.1 Các ứng dụng trong công việc và kinh doanh 10
1.4.2 Các ứng dụng phổ biến trong liên lạc và truyền thông 12
1.5 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 13
1.5.1 An toàn lao động 13
1.5.2 Bảo vệ môi trường 15
1.6 AN TOÀN THÔNG TIN CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH 16
1.6.1 Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu 16
1.6.2 Phần mềm độc hại 18
1.6.2.1 Cách phần mềm độc hại phát tán 18
1.6.2.2 Cách ngăn chặn phần mềm độc hại 18
MÔ ĐUN 02: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN (IU02) 21
2.1 CÁC HIỂU BIẾT CƠ BẢN ĐỂ BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH 21
2.1.1 Trình tự và các lưu ý thực hiện công việc đúng cách, an toàn 21
2.1.2 Mở máy 21
2.1.3 Tắt máy 22
2.1.4 Một số phím tắt mới trên Windows 8 22
2.1.5 Sử dụng chuột trong Windows 23
2.2 LÀM VIỆC VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH 24
2.2.1 Màn hình làm việc Desktop 24
2.2.2 Thay đổi cấu hình hệ thống 25
2.2.2.1 Thay đổi màn hình nền Desktop 26
2.2.2.2 Bật chế độ bảo vệ màn hình (Screen saver) 27
2.2.2.3 Thay đổi độ phân giải màn hình 28
Trang 2Mục lục
2.2.2.5 Thay đổi định dạng ngày, giờ, số và tiền tệ 29
2.2.2.6 Cài đặt, gỡ bỏ phần mềm ứng dụng 30
2.2.2.7 Tắt các chương trình bị treo 31
2.2.3 Làm việc với các cửa sổ: 32
2.2.3.1 Cửa sổ và các thành phần của cửa sổ 32
2.2.3.2 Các thao tác trên một cửa sổ 32
2.2.4 Hộp hội thoại (Dialogue box): 33
2.2.5 Sao chép dữ liệu trong Windows 34
2.2.6 Cách khởi động và thoát khỏi các chương trình 34
2.2.6.1 Khởi động chương trình ứng dụng 34
2.2.6.2 Thoát khỏi chương trình ứng dụng 35
2.3 QUẢN LÝ THƢ MỤC VÀ TẬP TIN 35
2.3.1 Thư mục và tập tin 35
2.3.1.1 Tập tin 35
2.3.1.2 Thư mục (directory, folder) 36
2.3.1.3 Ổ đĩa 36
2.3.1.4 Đường dẫn 37
2.3.2 Quản lý thư mục, tập tin bằng File Explorer 38
2.3.2.1 Giới thiệu File Explorer 38
2.3.2.2 Khởi động File Explorer 38
2.3.2.3 Cửa sổ làm việc của File Explorer: 39
2.3.3 Thao tác với các tập tin, thư mục 40
2.3.3.1 Chọn tập tin/ thư mục 40
2.3.3.2 Mở tâp tin, thư mục 40
2.3.3.3 Tạo mới thư mục/ tập tin 40
2.3.3.4 Sao chép thư mục và tập tin 40
2.3.3.5 Di chuyển thư mục và tập tin 41
2.3.3.6 Xoá thư mục và tập tin 41
2.3.3.7 Phục hồi thư mục và tập tin 41
2.3.3.8 Đổi tên thư mục và tập tin 41
2.3.3.9 Thay đổi thuộc tính tập tin và thư mục: 41
2.3.4 Thao tác với các lối tắt (Shortcuts) 41
2.3.4.1 Tạo lối tắt trên màn hình nền 41
2.3.4.2 Các thao tác với lối tắt 42
2.3.5 Thao tác với đĩa 42
2.3.5.1 Định dạng đĩa 42
2.3.5.2 Hiển thị thông tin của đĩa 43
2.4 MỘT SỐ PHẦN MỀM TIỆN ÍCH 43
2.4.1 Nén và giải nén tệp 43
2.4.2 Phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng 44
2.4.4 Đa phương tiện 46
2.4.4.1 Khái niệm phương tiện truyền thông (media) và đa phương tiện (multimedia) 46
2.4.4.2 Một số tiện ích về xử lý và quản lý ảnh số 46
2.4.4.3 Một số tiện ích đa phương tiện tổng hợp ghi âm, nghe nhạc, xem phim 46
2.5 SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT 47
Trang 3Mục lục
2.5.1 Các khái niệm liên quan 47
2.5.1.1 Font chữ và Bảng mã 47
2.5.1.2 Các kiểu gõ tiếng Việt 48
2.5.2 Sử dụng Unikey 48
2.5.2.1 Khởi động Unikey 48
2.5.2.2 Bật/ tắt tiếng Việt 49
2.5.2.3 Sử dụng Bảng điều khiển của Unikey 49
2.5.3 Chuyển đổi phông chữ Việt khác bảng mã 49
2.6 SỬ DỤNG MÁY IN 50
2.6.1 Thay đổi máy in mặc định 50
2.6.2 Chia sẻ máy in 50
2.6.3 Cài đặt thêm một máy in 50
2.6.4 Loại bỏ máy in đã cài đặt: 51
MÔ ĐUN 03: XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN (IU03) 52
3.1 SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD 52
3.1.1 Kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản 52
3.1.1.1 Khái niệm văn bản 52
3.1.1.2 Soạn thảo văn bản và xử lý văn bản 52
3.1.2 Soạn thảo văn bản với Microsoft Word 53
3.1.2.1 Các chức năng của Microsoft Word 53
3.1.2.2 Khởi động và thoát khỏi Word 53
3.1.3 Các thành phần trên cửa sổ Word 54
3.1.3.1 Các thành phần cơ bản 54
3.1.3.2 Giới thiệu thanh Ribbon 54
3.1.3.3 Thước và đơn vị chia trên thước (Ruler) 55
3.1.3.4 Vùng soạn thảo văn bản và điểm chèn 56
3.1.3.5 Các quy ước trên menu 56
3.1.3.6 Các phím tắt thông dụng 56
3.2 CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG WORD 57
3.2.1 Thao tác trên tập tin 57
3.2.1.1 Mở tập tin 57
3.2.1.2 Chuyển một tài liệu từ các định dạng khác thành văn bản làm việc 57
3.2.1.3 Gõ bàn phím, gõ dấu tiếng Việt 58
3.2.1.4 Lưu tập tin 58
3.2.1.5 Đóng tập tin 59
3.2.2 Trình bày hiển thị văn bản 59
3.2.2.1 Chế độ hiển thị văn bản 59
3.2.2.2 Các chế độ hiển thị khác 60
3.2.3 Nhập và hiệu chỉnh văn bản 60
3.2.3.1 Một số phím thường dùng trong soạn thảo văn bản 60
3.2.3.2 Di chuyển trong soạn thảo văn bản 61
3.2.3.3 Các thành phần của văn bản và cách nhập 61
3.2.4 Làm việc với khối văn bản 62
Trang 4Mục lục
3.2.4.2 Xóa khối văn bản 62
3.2.4.3 Sao chép, di chuyển văn bản 62
3.2.4.4 Chèn ký tự đặc biệt (Symbol) 63
3.2.4.5 Chèn nội dung văn bản khác vào văn bản hiện hành 63
3.2.4.6 Hủy và lặp lại một lệnh 64
3.2.4.7 Tìm kiếm và thay thế văn bản (Find and Replace) 64
3.2.5 Nhập văn bản tự động 65
3.3 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 66
3.3.1 Định dạng ký tự 66
3.3.1.1 Định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các hiệu ứng 66
3.3.1.2 Chuyển đổi qua lại giữa các loại chữ 68
3.3.2 Định dạng đoạn văn bản 68
3.3.2.1 Căn lề đoạn 68
3.3.2.2 Thụt dòng 69
3.3.2.3 Chỉnh khoảng cách giữa các đoạn văn 69
3.3.2.4 Tạo ký hiệu và số thứ tự đầu đoạn 71
3.3.2.5 Kẻ đường viền và tô bóng cho đoạn văn bản 72
3.3.2.6 Tạo ký tự phóng to trên nhiều dòng 74
3.3.2.7 Điểm dừng Tab 75
3.3.2.8 Định dạng cột cho văn bản (Columns) 76
3.3.3 Kiểu dáng (style) 78
3.3.3.1 Tạo Style cho văn bản 78
3.3.3.2 Định dạng một Style 78
3.3.3.3 Sao chép định dạng văn bản 79
3.4 NHÚNG (EMBED) CÁC ĐỐI TƢỢNG KHÁC NHAU VÀO VĂN BẢN 80
3.4.1 Bảng 80
3.4.1.1 Tạo bảng 80
3.4.1.2 Nhập văn bản vào bảng 81
3.4.1.3 Các thao tác trên bảng 81
3.4.2 Hình minh họa (đối tượng đồ họa) 85
3.4.2.1 Hình ảnh 85
3.4.2.2 Chữ nghệ thuật (WordArt) 87
3.4.2.3 Các hình vẽ (Shapes) 88
3.4.2.4 Hộp văn bản (text box) 89
3.4.3 Tham chiếu (Reference) 90
3.4.3.1 Chú thích (Footnotes và Endnodes) 90
3.4.3.2 Chèn số trang (Insert page number) 91
3.4.4 Hoàn tất văn bản 92
3.4.4.1 Ngắt trang và ngắt phần 92
3.4.4.2 Tiêu đề đầu trang/ cuối trang 93
3.4.4.3 Đặt chế độ bảo vệ văn bản 93
3.5 KẾT XUẤT VÀ PHÂN PHỐI VĂN BẢN 94
3.5.1 Định dạng in văn bản 94
Trang 5Mục lục
3.5.1.1 Cài đặt trang in, khổ giấy in 94
3.5.1.2 Cài đặt các thông số in ấn 95
3.5.2 Theo dõi trạng thái in 96
3.5.3 Phân phối văn bản 97
3.5.3.1 Xuất tài liệu thành tài liệu khác 97
3.5.3.2 Đính kèm trong mail và lưu trên mạng 97
3.6 THÔNG ĐIỆP VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH MẪU 98
3.6.1 Giới thiệu 98
3.6.2 Soạn thảo văn bản 99
MÔ ĐUN 04: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN (IU04) 105
4.1 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢNG TÍNH 105
4.1.1 Khái niệm bảng tính 105
4.1.2 Phần mềm bảng tính 106
4.2 SỬ DỤNG PHẦN MỀM BẢNG TÍNH MICROSOFT EXCEL 2016 106
4.2.1 Làm việc với phần mềm bảng tính 106
4.2.1.1 Khởi động Excel 106
4.2.1.2 Thoát khỏi Excel 107
4.2.1.3 Cửa sổ Microsoft Excel 107
4.2.2 Làm việc với bảng tính 108
4.2.2.1 Mở tập tin 108
4.2.2.2 Lưu tập tin 109
4.2.2.3 Đóng tập tin 109
4.3 THAO TÁC ĐỐI VỚI Ô 110
4.3.1 Nhập dữ liệu vào ô 110
4.3.1.1 Cách nhập dữ liệu vào bảng tính Excel 110
4.3.1.2 Các loại địa chỉ của ô 110
4.3.1.3 Các kiểu dữ liệu 111
4.3.1.4 Loại vùng và cách chọn 113
4.3.1.5 Lệnh Undo, Redo 114
4.3.2 Biên tập nội dung, sắp xếp thứ tự các ô 114
4.3.2.1 Hiệu chỉnh và xóa bỏ dữ liệu 114
4.3.2.2 Tìm kiếm và Thay thế (Find and Replace) 115
4.3.2.3 Sắp xếp dữ liệu 116
4.3.2 Sao chép, di chuyển nội dung của ô 117
4.3.2.1 Sao chép dữ liệu từ ô này sang ô khác và điền dữ liệu (Fill) 117
4.3.2.2 Di chuyển dữ liệu 118
4.4 THAO TÁC TRÊN TRANG TÍNH 119
4.4.1 Dòng và cột 119
4.4.1.1 Thêm hàng, cột hoặc ô mới vào bảng tính 119
4.4.1.2 Xóa hàng, cột, hoặc ô 119
4.4.1.3 Thay đổi độ rộng của cột và chiều cao của hàng 120
4.4.1.4 Cách ẩn/ hiện hàng hoặc cột hoặc sheet 121
Trang 6Mục lục
4.4.1.5 Cách cố định/ thôi cố định tiêu đề hàng hoặc cột 121
4.4.2 Trang tính 122
4.4.2.1 Cấu trúc của một Sheet 122
4.4.2.2 Thao tác trên Sheet 123
4.5 BIỂU THỨC VÀ HÀM 123
4.5.1 Biểu thức số học 123
4.5.1.1 Khái niệm biểu thức 123
4.5.1.2 Các biểu thức số học đơn giản và độ ưu tiên 123
4.5.1.3 Các lỗi thường gặp khi sử dụng biểu thức 124
4.5.2 Hàm 125
4.5.2.1 Cú pháp chung và cách sử dụng 125
4.5.2.2 Các hàm thông dụng 127
4.6 ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH 131
4.6.1 Định dạng hiển thị dữ liệu 131
4.6.2 Văn bản 132
4.6.2.1 Định dạng ký tự 132
4.6.2.2 Kẻ khung cho bảng tính 132
4.6.2.3 Tô màu nền cho bảng tính 133
4.6.2.4 Sao chép định dạng bằng nút Format Painter 133
4.6.3 Căn chỉnh, tạo hiệu ứng viền 133
4.6.3.1 Cuộn văn bản (text Wrapping) đối với nội dung của ô 133
4.6.3.2 Canh lề dữ liệu trong ô 134
4.7 BIỂU ĐỒ 135
4.7.1 Tạo biểu đồ 135
4.7.1.1 Các loại biểu đồ 135
4.7.1.2 Các thành phần chính của biểu đồ 136
4.7.1.3 Chọn và thay đổi loại biểu đồ 138
4.7.2 Định dạng biểu đồ 138
4.8 KẾT XUẤT VÀ PHÂN PHỐI TRANG TÍNH, BẢNG TÍNH 139
4.8.1 Trình bày trang tính để in\ Định dạng trang in (Page setup) 139
4.8.2 Xem trước khi in (Print preview) và in (Print) bảng tính 141
4.8.3 Phân phối trang tính 142
4.8.3.1 Lưu trang tính dưới dạng * pdf 142
4.8.3.2 Đặt mật khẩu kiểm soát truy cập trang tính, bảng tính 143
4.8.3.3 Đính kèm trang tính theo thư điện tử 144
4.8.3.4 Lưu trang tính trên mạng (các ổ mạng, các thư mục trực tuyến) 145
MÔ ĐUN 05: TẠO TRÌNH DIỄN BẰNG MICROSOFT POWERPOINT 150
5.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ POWERPOINT 150
5.1.1 Giao diện chính 151
5.1.2 Tùy chỉnh Ribbon 153
5.1.3 Tùy chỉnh Quick Access Toolbar 154
5.1.4 Các chế độ View 154
5.1.5 Hiệu chỉnh khung nhìn PowerPoint 155
Trang 7Mục lục
5.2 TẠO MỘT TRÌNH CHIẾU POWERPOINT 155
5.2.1 Tạo file trình diễn mới 155
5.2.1.1 Tạo mới với các mẫu slide có sẵn 155
5.2.1.2 Thay đổi Slide Layout 156
5.2.2 Thêm mới hoặc gỡ bỏ slide 156
5.2.2.1 Thêm slide 156
5.2.2.2 Các tùy chọn khác khi thêm mới slide 156
5.2.2.3 Xóa slide 157
5.2.2.4 Ẩn slide 157
5.2.3 Định dạng slide 157
5.2.3.1 Chọn và thay đổi Themes 157
5.2.3.2 Định dạng nền 157
5.2.3.3 Định dạng từ Slide Masters 158
5.2.3.4 Cách tạo tiêu đề và hạ mục (Header and Footer) 159
5.2.4 Soạn thảo nội dung Slide 159
5.2.4.1 Nhập nội dung vào ô giữ chỗ (place holder) 159
5.2.4.2 Định dạng dữ liệu trong ô giữ chỗ hay textbox 160
5.3 THAO TÁC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG 160
5.3.1 Thao tác với các đối tượng đồ họa 160
5.3.1.1 Văn bản 160
5.3.1.2 Hình vẽ shapes 160
5.3.1.3 Hình ảnh (pictures) 161
5.3.2 Định dạng các đối tượng đồ họa 161
5.3.3 Tạo một album hình ảnh 162
5.3.4 Thao tác với các đối tượng phim (video)/âm thanh(audio) 163
5.3.4.1 Thêm video 163
5.3.4.2 Thêm audio 164
5.3.5 Thao tác với lược đồ, đồ thị, bảng biểu 165
5.3.5.1 Tạo các lược đồ 165
5.3.5.2 Đồ thị (charts) 166
5.3.5.3 Thao tác với bảng (table) 167
5.4 THIẾT LẬP LIÊN KẾT 168
5.4.1 Thiết lập liên kết dữ liệu 168
5.4.2 Thiết lập liên kết cho nút lệnh(Action) 169
5.5 THIẾT LẬP HIỆU ỨNG VÀ HOẠT CẢNH 170
5.5.1 Chọn kiểu hiệu ứng 171
5.5.2 Tùy chỉnh các hiệu ứng 172
5.5.3 Thiết lập hiệu ứng chuyển slide (transitions) 175
5.6 CÁC ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ MỘT BẢN TRÌNH DIỄN 176
5.7 THIẾT LẬP TRÌNH DIỄN 176
5.7.1 Trình diễn slide 176
5.7.2 Thực hiện một trình chiếu 177
5.7.3 Thao tác khi trình chiếu 178
5.8 LƯU TRỮ VÀ IN ẤN MỘT BÀI TRÌNH CHIẾU 179
Trang 8Mục lục
5.8.1 Lưu một bài trình chiếu 179
5.8.1.1 Lưu lần đầu với định dạng PowerPoint (.pptx) 179
5.8.1.2 Lưu với định dạng khác 180
5.8.2 Chia sẻ một bài trình diễn 181
5.8.3 In một bài trình chiếu 182
5.8.4 Bảo mật một bài trình chiếu 184
MÔ ĐUN 06: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN (IU06) 191
6.1 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ INTERNET 191
6.1.1 Các khái niệm/thuật ngữ thường gặp 191
6.1.1.1 Internet là gì? 191
6.1.1.2 Ứng dụng internet 193
6.1.1.3 Dịch vụ Internet và vai trò của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) 194
6.1.1.4 World Wide Web, Web và địa chỉ URL 195
6.1.1.5 Khái niệm trang tin điện tử, trang web, trang chủ 195
6.1.1.6 Trình duyệt web và chức năng của trình duyệt web 196
6.1.1.7 Khái niệm máy tìm kiếm và các bộ tìm kiếm phổ biến 196
6.1.2 Bảo mật khi làm việc với Internet 197
6.1.2.1 Các rủi ro khi tham gia cộng đồng mạng ảo và hoạt động trực tuyến 197
6.1.2.2 Khái niệm và vai trò của việc mã hóa thông tin 197
6.1.2.3 Khái niệm và vai trò của bức tường lửa 198
6.1.2.4 Nhận biết website được bảo mật 198
6.1.2.5 Biết về các lựa chọn để kiểm soát việc sử dụng Internet, giám sát hạn chế duyệt web, giới hạn các trò chơi máy tính, hạn chế thời gian sử dụng máy tính 199
6.2 SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB 200
6.2.1 Thao tác duyệt Web cơ bản 200
6.2.1.1 Mở, đóng một trình duyệt Biết sử dụng chức năng trợ giúp trình duyệt 200
6.2.1.2 Truy cập vào một trang Web 201
6.2.1.3 Hiển thị trang web trong cửa sổ mới, tab mới 202
6.2.1.4 Dừng tải và tải lại (refresh) một trang web 203
6.2.2 Thiết đặt setting 203
6.2.2.1 Biết đặt trang chủ/ trang đầu cho trình duyệt 203
6.2.2.2 Biết cách xóa một phần hay toàn bộ lịch sử trình duyệt 204
6.2.2.3 Hiểu khái niệm và công dụng của cửa sổ bật ra (pop-up), cúc ki (cookie) Khóa, cho phép bật hoặc tắt pop-up và cookie 204
6.2.2.4 Biết cách xóa các tập tin hiện trung gian, tập tin tạm thời lấy về từ internet 206
6.2.3 Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internêt này qua nguồn khác 206
6.2.3.1 Biết cách dùng thanh địa chỉ, lịch sử duyệt web để chuyển hướng 206
6.2.3.2 Biết cách kích hoạt một siêu liên kết 206
6.2.3.3 Biết cách chuyển đến trang chủ của Website; đến trang web trước, trang web sau trong các trang đã duyệt 207
6.2.4 Đánh dấu 207
6.2.4.1 Biết cách đặt/xóa đánh dấu (bookmark) một trang web 207
6.2.4.2 Biết cách hiển thị trang web đã đánh dấu 208
6.2.4.3 Biết cách tạo, xóa thư mục đánh dấu; thêm các trang web vào một thư mục đánh dấu 208
Trang 9Mục lục
6.3 SỬ DỤNG WEB 209
6.3.1 Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công cộng 209
6.3.1.1 Hiểu khái niệm biểu mẫu(form) và công dụng của nó 209
6.3.1.2 Biết cách sử dụng các hộp văn bản (text box), danh sách kéo xuống, hộp danh sách, hộp kiểm tra, nút bấm đến một biểu mẫu trên web 209
6.3.1.3 Biết cách gửi (submit) biểu mẫu, thiết lập lại một biểu mẫu trên web 209
6.3.1.4 Biết cách đăng nhập vào trang dịch vụ hành chính công trực tuyến, lấy và gửi biểu mẫu tương ứng 210 6.3.2 Tìm kiếm, bộ tìm kiếm (máy tìm kiếm) 210
6.3.2.1 Biết chọn bộ tìm kiếm cụ thể và tiến hành tìm thông tin bằng việc sử dụng một từ khóa, cụm từ 210
6.3.2.2 Biết sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao 212
6.3.2.3 Biết tìm và sử dụng từ điển 213
6.3.3 Lưu nội dung 213
6.3.3.1 Biết các cách khác nhau để lưu nội dung 213
6.3.3.2 Biết tải tệp từ web 213
6.3.4 Chuẩn bị in và in 214
6.3.4.1 Biết chuẩn bị một trang web để in 214
6.3.4.2 Biết chọn lựa phương án đưa ra 215
6.4 SỬ DỤNG THƢ ĐIỆN TỬ 215
6.4.1 Khái niệm và nguy cơ khi sử dụng thư điện tử 215
6.4.1.1 Hiểu Email và công dụng của nó 215
6.4.1.2 Biết về khả năng nhận thư điện tử không mong muốn 215
6.4.1.3 Biết nguy cơ lây nhiễm virus máy tính do thư điện tử không an toàn 215
6.4.2 Viết và gửi thư điện tử 216
6.4.2.1 Biết mở và đóng thư điện tử 216
6.4.2.2 Biết ẩn/hiện các thanh công cụ 216
6.4.2.3 Biết điền thông tin đầy đủ để gửi thư 216
6.4.2.4 Biết viết một thư điện tử mới 217
6.4.2.5 Hiểu sự cần thiết của việc ghi chủ đề thư 217
6.4.2.6 Biết sử dụng công cụ kiễm tra lỗi chính tả 217
6.4.2.7 Biết đính kèm một tệp theo thư 218
6.4.2.8 Biết lưu bảng nháp 218
6.4.3 Nhận và trả lời thư điện tử 218
6.4.3.1 Biết mở thư từ hộp thư 218
6.4.3.2 Biết phân biệt trả lời thư riêng cho cá nhân và thư tập thể 219
6.4.4 Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử 219
6.4.4.1 Biết cách sử dụng chức năng lọc trong hộp thư đến 219
6.4.4.2 Biết đặt chế độ trả lời có kèm theo 220
6.4.4.3 Biết đặt/ loại bỏ cờ flag cho thử điện tử 220
6.4.4.4 Biết cách sắp xếp, tìm kiếm theo tên, ngày tháng, kích cở 221
6.4.4.5 Biết cách tạo và xóa các thư mục và di chuyển đến thư mục 221
6.4.4.6 Biết phục hồi thư trong thùng rác 221
6.4.4.7 Biết tác dụng của sổ địa chỉ 222
6.4.4.8 Biết cách tạo, cập nhật danh sách phát thư 222
Trang 10Mục lục
6.5.1 Dịch vụ nhắn tin tức thời 222
6.5.1.1 Hiểu khái niệm nhắn tin tức thời 222
6.5.1.2 Biết những lợi ích chủ yếu của việc nhắn tin tức thời 223
6.5.1.3 Hiểu khái niệm đàm thoại dùng giao thức Internet (VoIP) 223
6.5.2 Cộng đồng trưc tuyến 223
6.5.2.1 Hiểu khái niệm cộng đồng trực tuyến 223
6.5.2.2 Biết về trang tin cá nhân(blog) 224
6.5.3 Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử 224
6.5.3.1 Biết các chức năng của một trang mạng bán hàng trực tuyến 224
6.5.3.2 Biết cách khai báo thông tin 224
6.5.3.3 Biết các dịch vụ ngân hàng điện tử cơ bản 224
6.5.3.4 Biết cách mở tài khoản 225
Trang 11Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
MÔ ĐUN 01: HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công
cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội
1.1 CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH & MẠNG MÁY TÍNH
- Máy tính: Là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt
động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật lôgic
Hình 1.1: Máy tính để bàn
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mỗi máy tính sẽ có hình dạng và cấu trúc khác nhau chẳng hạn như với nhu cầu xử lý công việc cố định tại phòng làm việc thì sử dụng máy tính để bàn (Hình 1.1) nhưng với nhu cầu thường xuyên di chuyển vị trí làm việc linh động thì máy tính xách tay (Hình 1.2) được lựa chọn
Hình 1.2: Máy tính xách tay
Ngoài ra, việc trang bị một chiếc máy tính còn phụ thuộc vào nhu cầu đặc thù của mỗi lĩnh vực Ví dụ như với lĩnh vực xây dựng thì cần đến yếu tố xử lý đồ họa, còn đối với lĩnh vực kế toán văn phòng thì chỉ cần trang bị một máy tính cơ bản là đủ đáp ứng nhu cầu làm việc
- Điện thoại thông minh (smartphone): Là khái niệm để chỉ loại điện thoại tích hợp
một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường
Trang 12Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Ban đầu điện thoại thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại di động thông thường kết hợp với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện tử cầm tay, máy ảnh
kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất
cả chức năng của laptopnhư duyệt web, Wi-Fi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động
và các phụ kiện đi kèm cho máy
Những điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay dựa trên nền tảng của hệ điều hành Windows Phone của Microsoft, Android của Google và iOS của Apple
- Máy tính bảng (tablet computer): Còn được gọi ngắn gọn là Tablet, là một loại
thiết bị máy tính tất cả trong một với màn hình cảm ứng 7' trở lên, sử dụng bút cảm ứng
(nếu có) hay ngón tay để nhập dữ liệu thông tin thay cho bàn phím và chuột máy tính
Là loại thiết bị di động thứ ba, không phải là máy tính xách tay hay điện thoại di
động Nó có thể có bàn phím hay chuột đi kèm, tùy model và tùy theo hãng sản xuất Tên
gọi của loại thiết bị này là bảng viết vì nó trông giống cái bảng
Cũng giống như các thiết bị máy tính khác, máy tính bảng có thể chạy một số hệ điều hành Các hệ điều hành phổ biến nhất hiện này bao gồm: Apple iOS, Mac OS
X, Microsoft Windows, và Google Android Các hệ điều hành khác ít phổ biến hơn bao gồm: Windows C, Chrome OS, và các phiên bản khác nhau của hệ điều hành Linux Tuy nhiên máy tính bảng có một số hạn chế như: sự bất tiện khi nhập dữ liệu bằng bàn phím ảo, tốc độ xử lý của máy tính bảng phù hợp với nhu cầu giải trí hơn là công việc
1.2 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MỘT MÁY TÍNH
Dù có nhiều hình dạng và cấu tạo khác nhau nhưng bất kỳ một chiếc máy tính nào cũng vậy đều được tạo nên bởi hai phần chính là phần cứng và phần mềm
1.2.1 Phần cứng (HARDWARE)
Phần cứng được hiểu đơn giản là tất cả các phần trong một hệ máy tính mà chúng ta
có thể thấy hoặc sờ được Phần cứng bao gồm ba phần chính:
Hình 1.3: Cấu trúc tổng quát phần cứng máy tính điện tử
Trang 13Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
1.2.1.1 Bộ nhớ
Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý Bộ nhớ bao gồm
bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
- Bộ nhớ trong: gồm ROM và RAM
ROM (Read Only Memory) là Bộ nhớ chỉ đọc thông tin, dùng để lưu trữ các
chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS:
ROM-Basic Input/Output System) Thông tin được giữ trên ROM thường xuyên, ngay cả khi mất điện
RAM (Random Access Memory) là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để
lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán RAM có đặc điểm là
nội dung thông tin chứa trong nó sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy Dung lượng bộ
nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thường vào khoảng 1 GB, 2 GB, 8 GB và có thể hơn nữa
- Bộ nhớ ngoài: Là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị
mất đi khi không có điện Có thể cất giữ và di chuyển bộ nhớ ngoài độc lập với máy tính Hiện nay có các bộ nhớ ngoài phổ biến như:
Đĩa cứng (hard disk): Phổ biến là đĩa cứng có dung lượng 20 GB, 30 GB, 40 GB,
60 GB, và lớn hơn nữa
Đĩa mềm (Floppy disk): Là loại đĩa đường kính 3.5 inches dung lượng 1.44 MB
Đĩa quang (Compact disk): Loại 4.72 inch, là thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần mềm mang nhiều thông tin, hình ảnh, âm thanh và thường được sử dụng trong các phương tiện đa truyền thông (multimedia) Có hai loại phổ biến là: đĩa CD (dung lượng khoảng 700 MB) và DVD (dung lượng khoảng 4.7 GB)
Các loại bộ nhớ ngoài khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card), USB Flash Drive có dung lượng phổ biến là 1 GB, 2 GB, 4GB, 8GB
Hình 1.4: Một số loại bộ nhớ ngoài
1.2.1.2 Bộ xử lý trung ương (CPU)
Bộ xử lý trung ương chỉ huy các hoạt động của máy tính theo lệnh và thực hiện các phép tính CPU có ba bộ phận chính là khối điều khiển, khối tính toán số học và logic và các thanh ghi
- Khối điều khiển (CU: Control Unit): Là trung tâm điều hành máy tính Nó có
nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt
- Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-Logic Unit): Bao gồm các thiết
bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ), các phép tính logic (AND,
OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, )
Trang 14Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
- Các thanh ghi (Registers): Được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm
nhiệm vụ bộ nhớ trung gian Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính
Ngoài ra, CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung
nhịp Tần số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh Thường thì đồng hồ được gắn tương xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động (cho các máy Pentium
4 trở lên) là 2.0 GHz, 2.2 GHz hoặc cao hơn
1.2.1.3 Các thiết bị nhập/ xuất
- Các thiết bị nhập:
Chuột (Mouse): Là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính
chạy trong môi trường Windows Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ
di chuyển theo hướng đó tương ứng với vị trí của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng của nó Một số máy tính có con chuột được gắn trên bàn phím
Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi
tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau Có thể chia làm ba nhóm phím chính:
Nhóm phím đánh máy: gồm các phím chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt
(~, !, @, #, $, %, ^, &, ?, )
Nhóm phím chức năng (function keypad): gồm các phím từ F1 đến F12 và các
PageDown (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu), End (về cuối)
Nhóm phím số (numeric keypad) như NumLock (cho các ký tự số), CapsLock
(tạo các chữ in), ScrollLock (chế độ cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ thị
Máy quét hình (Scanner): Là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình
chụp vào máy tính Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập tin ảnh (image file)
- Các thiết bị xuất:
Màn hình (Screen hay Monitor): Là thiết bị xuất chuẩn, dùng để thể hiện thông
tin cho người sử dụng xem Thông tin được thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh
xạ bộ nhớ (memory mapping), với cách này màn hình chỉ việc đọc liên tục bộ nhớ và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện có trong vùng nhớ ra màn hình Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA 15”,17”, 19” với độ phân giải có thể đạt 1280 X 1024 pixel
Máy in (Printer): Là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy Máy in phổ biến hiện
nay là loại máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc màu
Máy chiếu (Projector): Chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng
thay cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, …
Trang 15Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Hình 1.5: Các bộ phận của một máy tính và các thiết bị ngoại vi 1.2.2 Phần mềm (SOFTWARE)
1.2.2.1 Khái niệm
Phần mềm là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực hiện một điều nào đó theo yêu cầu của người sử dụng Chúng ta không thể thấy hoặc sờ được phần mềm, mặc dù ta có thể hiển thị được chương trình trên màn hình hoặc máy in
1.2.2.2 Phân loại phần mềm
Có hai loại phần mềm cơ bản là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
- Phần mềm hệ thống (Operating System Software): Là một bộ các câu lệnh để chỉ
dẫn phần cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng làm việc với nhau Phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay được sử dụng để cài đặt trên máy tính và các thiết bị di động thông minh gồm:
Dòng hệ điều hành thương mại Windows của hãng Microsoft phổ biến: Windows
XP, 7, 8, 10 là những phiên bản được sử dụng cho máy tính để bàn và máy tính xách tay Bên cạnh đó cũng có những phiên bản được cài đặt cho những thiết bị di động, phổ biến
là dòng sản phẩm Lumia
Hình 1.6: Hình minh họa hệ điều hành Windows 10
Dòng hệ điều hành mã nguồn mở Unix, Linux Được biết đến nhiều nhất là Linux Ubuntu Đây là dòng sản phẩm phù hợp với mục đích nghiên cứu và học tập Phần mềm mã nguồn mở không có nghĩa là khi sử dụng sẽ được miễn phí hoàn toàn, trong đó vẫn có những công cụ, chương trình cần phải trả phí cho việc sử dụng
Trang 16Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Hình 1.7: Hình minh họa hệ điều hành Ubuntu
Dòng hệ điều hành Android được phát triển bởi công ty Google dựa trên nền tảng của hệ điều hành Linux và được sử dụng phổ biến trên các thiết bị điện thoại di động & máy tính bảng của một số công ty: Samsung, Lenovo, Asus…
Hình 1.8: Hình minh họa hệ điều hành Android
Dòng hệ điều hành độc quyền của Công ty Apple chỉ phát triển để phục vụ cho những sản phẩm của chính công ty sản xuất đó là: Hệ điều hành Mac OS được sử dụng cho máy tính để bàn và máy tính xách tay, Hệ điều hành IOS được sử dụng cho các thiết
bị di động Iphone, Ipad
Hình 1.8: Hình minh họa hệ điều hành của hãng Apple
- Phần mềm ứng dụng (Application Software): Phần mềm ứng dụng rất phong phú
và đa dạng, bao gồm những chương trình được lập trình cho một hay nhiều mục đích ứng dụng cụ thể như soạn thảo văn bản, tính toán, phân tích số liệu, tổ chức hệ thống, bảo mật
thông tin, đồ họa, chơi games
1.3 MẠNG MÁY TÍNH
Mạng máy tính (computer network) là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông
qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường
Trang 17Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với
nhau
1.3.1 Lợi ích của mạng máy tính
của đề án, dùng chung tập tin chính (master file) của đề án, họ trao đổi thông tin với nhau
dễ dàng
dụng thuận lợi, nhanh chóng, backup dữ liệu tốt hơn
(Email), dịch vụ Chat, dịch vụ truyền file (FTP), dịch vụ Web,
chia sẻ và trao đổi dữ liệu với nhau
chức năng lại mạnh)
trình tiện ích, vùng nhớ của một trung tâm máy tính khác đang rỗi để làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống
người dùng (phụ thuộc vào các chuyên gia quản trị mạng)
1.3.2 Phân loại mạng
- LAN (local area network), hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân trong
một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km.Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin LAN có 3 đặc điểm:
Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km
Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy
Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây là
100 Gbps
Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm:
Mạng bus hay mạng tuyến tính Các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia
Mạng vòng Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở lại
Mạng sao
Trang 18Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Hình 1.9: Kiến trúc mạng LAN
- MAN (từ Anh ngữ: metropolitan area network), hay còn gọi là "mạng đô thị", là
mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố, nó có thể là công cộng hay tư nhân và có đặc điểm:
Chỉ có tối đa hai dây cáp nối
Không dùng các kỹ thuật nối chuyển
Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình
Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu Vận
tốc hiện nay có thể đạt đến 10 Gbps
Hình 1.10: Hình minh họa mạng MAN
thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km Chúng bao gồm tập hợp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng Các máy này thường
gọi là máy lưu trữ (host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system) Các máy chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng con (subnet) Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp (message) từ máy chủ này sang máy chủ khác
Trang 19Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Hình 1.11: Hình minh họa mạng WAN
1.3.2.1 Các thông số mạng
- Băng thông (Bandwidth - B): Băng thông là độ rộng dải tần, tức độ chênh lệch
giữa tần số cao nhất với tần số thấp nhất trên cùng một kênh truyền thông hay giữa các bước sóng
Trong công nghệ máy tính, bandwidth với ý nghĩa là băng thông thường được dùng
để chỉ một khối lượng dữ liệu có thể truyền tải được trong một thời gian nhất định Đối với các thiết bị kỹ thuật số, băng thông được tính với đơn vị bps (bit mỗi giây) hay Bps (byte mỗi giây) Còn đối với các thiết bị analog, băng thông được thể hiện bằng chu kỳ mỗi giây, hay Hertz (Hz)
Băng thông là đo lường mức độ thông tin hay bit có thể chạy từ nơi này sang nơi khác trong một khoảng thời gian cho trước tính theo giây
- Độ trễ (Latency - L): Độ trễ là khoảng thời gian chuyển một thông điệp từ nút này
đến nút khác trong hệ thống mạng
- Thông lƣợng (Throughput – T): Thông lượng là lượng dữ liệu đi qua đường
truyền trong một đơn vị thời gian Hay thông lượng là băng thông thực sự mà các ứng dụng mạng được sử dụng trong một thời gian cụ thể (thông lượng có thể được biến đổi
theo thời gian)
Thông lượng thường nhỏ hơn nhiều so với băng thông tối đa có thể có của môi trường truyền dẫn được sử dụng (Throughput ≤ Bandwidth)
Thông lượng của mạng máy tính phụ thuộc vào các yếu tố như khoảng cách liên kết, môi trường truyền dẫn, các công nghệ mạng, dạng dữ liệu được truyền, số lượng người dùng trên mạng, máy tính người dùng, máy chủ, …
1.3.2.2 Các công nghệ mạng
- Internet hay liên mạnglà một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá
Trang 20Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
- Intranet hay còn gọi là mạng nội bộ, là một mạng có cấu trúc thượng tầng tương
tự như mạng LAN Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất ở đây là thông tin trong mạng là nội
bộ Có nghĩa là tùy theo cấu hình của nhà quản trị (Admin) mà mỗi thông tin được hay không được cho phép gửi ra bên ngoài mạng
- Extranet là một mạng máy tính cho phép kiểm soát truy cập từ bên ngoài Trong
mô hình kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp một extranet có thể được xem như một phần mở rộng của mạng nội bộ của một tổ chức được mở rộng cho người dùng bên ngoài tổ chức, các nhà cung cấp hoặc các đối tác bên ngoài tại các địa điểm từ xa
1.4 CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Trong thời đại phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông với sự
ra đời của rất nhiều các thiết bị thông minh và tốc độ đường truyền mạng ổn định và băng thông đường truyền không ngừng được nâng cấp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm phục vụ tốt cho con người trong công việc cũng như nhu cầu về giải trí
1.4.1 Các ứng dụng trong công việc và kinh doanh
- Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán
sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại
Hình 1.12: Hình minh họa thương mại điện tử
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện
tử (e-business) Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh
- Internet Banking (còn gọi là Online banking hoặc E-banking) là một dịch vụ mà
các ngân hàng cung cấp cho khách hàng thông qua Internet để thực hiện việc truy vấn thông tin về tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản trực tuyến, đăng ký
mở thẻ, đăng ký vay trực tuyến, trên website của Ngân hàng tại bất cứ điểm truy cập Internet nào và vào bất cứ thời điểm nào mà không cần phải đến các quầy giao dịch của
ngân hàng
Trang 21Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Hình 1.13: Hình minh họa Internet banking
- Chính phủ Điện tử (e-Government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt
động của nhà nước được "điện tử hóa", "mạng hóa" Tuy nhiên, chính phủ điện tử không đơn thuần là máy tính, mạng Internet; mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương, và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó
Hình 1.14: Hình minh họa chính phủ điện tử
Chính phủ Điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp
và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước
- Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua
một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện
tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học viên họctrực tuyến từ
xa Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác
Hình 1.15: Hình minh họa e-learning
Trang 22Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần
1.4.2 Các ứng dụng phổ biến trong liên lạc và truyền thông
- Thƣ điện tử, hay email (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua
các mạng máy tính
Hình 1.16: Hình minh họa thư điện tử
Email là một phương tiện thông tin rất nhanh Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc
Hình 1.17: Các nhà mạng cung cấp thư điện tử phổ biến
Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động
- VoIP (Voice over Internet Protocol, truyền giọng nói trên giao thức IP) là công
nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thức TCP/IP Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông
tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh
Hình 1.18: Hình minh họa VoIP
Trang 23Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Công nghệ này bản chất là dựa trên chuyển mạch gói, nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ dùng chuyển mạch kênh Nó nén (ghép) nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín hiệu, và những tín hiệu này được truyền qua mạng Internet, vì thế có thể giảm giá thành
- Dịch vụ mạng xã hội (social networking service) là dịch vụ nối kết các thành viên
cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi
là cư dân mạng
Hình 1.19: Các mạng xã hội phổ biến
Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau
và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương Dịch vụ mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các dịch vụ mạng xã hội như: Zalo, YuMe, Tamtay
1.5 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG
1.5.1 An toàn lao động
chỗ để màn hình, bàn phím và con chuột hoặc các thiết bị đầu vào và một ghế tựa Chỗ làm việc phải tạo cho người lao động có được một tư thế khoẻ khoắn, thoải mái, không
đè nặng lên hệ thống cơ xương khớp khi làm việc Để đạt được mục đích này, các thiết bị cần được thiết kế có độ điều chỉnh được càng nhiều càng tốt Ngoài ra bàn đặt máy phải
có mặt bàn đủ rộng để có chỗ đặt tài liệu và có khoang để chân
Trang 24Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Hình 1.20: Hình minh họa tư thế ngồi làm việc đúng trên máy tính
B - Tầm nhìn thoải mái: 350-600 mm đối với các văn bản có cỡ phông chữ thường
C - Cẳng tay và cánh tay ở vị trí vuông góc với nhau
D - Chỗ tựa lưng có thể điều chỉnh được
E - Chiều cao ghế có thể điều chỉnh được
F - Chỗ để chân chắc chắn, thoải mái nếu cần
G - Khoảng trống thích hợp cho đầu gối
H - Chỗ để cổ tay nếu cần thiết
I - Màn hình đặt ở vị trí để nhìn trực diện
J - Một bộ phận để (đặt) tài liệu có thể điều chỉnh được
K - Cổ tay để thẳng hoặc hơi nghiêng
L - Đế đỡ màn hình có thể điều chỉnh quay và nghiêng
M - Chiều cao bàn có thể điều chỉnh tuỳ ý
N - Mặt ghế ngồi có mép ghế tròn và uốn cong
thì phải để cho cổ tay được nghỉ ngơi Chức năng chính của chỗ đỡ cổ tay là giữ cho cổ tay được thẳng trong khi thao tác với bàn phím và đỡ cổ tay Nếu sử dụng đúng chỗ đỡ cổ tay thích hợp thì có thể giảm mỏi do thao tác lặp đi lặp lại Tuy nhiên, trong khi gõ phím thì nhớ dịch cả bàn tay đến bên có phím cần gõ tốt hơn là để nguyên cổ tay ở một chỗ và uốn cổ tay theo Chỉ nên để cổ tay thư giãn khi tạm ngừng gõ bàn phím
Hình 1.21: Hình minh họa tư thế đặt bàn tay trên bàn phím
hợp cho phòng làm việc với máy tính Nói chung, cường độ sáng không nên vượt quá
750 lux Nếu quá chói bạn sẽ phải dùng vật dụng che chắn và gây cho bạn khó nhìn những thứ hiển thị trên màn hình
Trang 25Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Hình 1.22: Hình minh họa tư thế cầm chuột đúng
Bệnh về mắt: Mỏi mắt, mắt khô rát, nghiêm trọng hơn sẽ làm cho thị lực giảm xuống Để giảm thiểu những hiện tượng có hại cho mắt thì người ngồi làm việc với máy tính cần phải nghỉ ngơi một cách thích đáng Ví dụ như nếu làm việc trong một hai tiếng đồng hồ thì phải nghỉ 10 đến 15 phút (nhắm mắt nghỉ chốc lát, ngắm nhìn cây xanh ở phía xa); thường xuyên chớp mắt một cách có ý thức hoặc dùng thuốc nhỏ mắt để duy trì
độ ẩm cho mắt
Bệnh về cơ, xương, khớp: Sử dụng máy tính trong thời gian dài cũng khiến một
số người cảm thấy mỏi bắp thịt, chủ yếu xuất hiện ở cổ tay, mông, vai, cổ Nguyên nhân gây nên hiện tượng nói trên chủ yếu là vì khi thao tác máy tính, các động tác của chúng ta tương đối đơn nhất, hầu như không có thay đổi Vì vậy tư thế hợp lý trong khi sử dụng máy tính như khi đánh máy trên bàn phím, khuỷu tay và bàn phím nên ở mặt bằng ngang nhau, hai chân để cân bằng trên sàn nhà, ngồi thẳng tựa lưng vào ghế, lựa chọn chiếc ghế
có thể điều chỉnh độ cao, khoảng 10 phút thì đứng dậy hoạt động chốc lát để thư giãn các bắp thịt… sẽ giúp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu này
Bệnh về hệ thống dây thần kinh: Sử dụng máy tính trong thời gian dài là bức xạ máy tính sẽ làm hại hệ thống dây thần kinh Mặc dù bức xạ do màn hình máy tính gây ra
là ở trong mức an toàn cho phép, nhưng nếu cứ chịu bức xạ như vậy trong thời gian dài
cũng gây ảnh hưởng đối với hệ thống dây thần kinh của con người, gây nên những hiện
tượng như đau đầu, buồn nôn, tức ngực, mệt mỏi, ngủ không ngon v.v
1.5.2 Bảo vệ môi trường
- Tái chế các thiết bị điện tử: Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học
công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử (TBĐT), mà điển hình là điện thoại di động và máy tính xách tay liên tục được cải tiến về kiểu dáng, tính năng và đặc biệt giá thành hợp lý hơn với nhiều đối tượng người dùng Dĩ nhiên, vòng đời của các sản phẩm công nghệ cao này cũng ngắn hơn do
áp lực "chạy đua" từ phía người dùng lẫn hãng sản xuất Và hệ lụy không thể tránh khỏi của sự bùng nổ các TBĐT chính là lượng rác thải điện tử ngày càng gia tăng, từ đó gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng
Trang 26Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Hình 1.23: Mô hình tái chế điện thoại di động
Công tác tái chế TBĐT đã qua sử dụng được nhiều tổ chức hoạt động vì môi trường cũng như các hãng sản xuất đặc biệt quan tâm Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, các hãng cũng tập trung sử dụng nhiều nguyên vật liệu đã qua tái chế hay có khả năng tái chế trong tương lai cũng như hạn chế sử dụng các nguyên liệu cần khai thác trực tiếp từ môi trường và gây hại cho sức khỏe của người dùng lẫn nhân viên trực tiếp sản xuất
Lợi ích của việc tái chế: Tái chế thường bao hàm 2 việc, đó là sử dụng lại và khôi
phục các thành phần cũng như nguyên vật liệu đã được sử dụng trước đó để sản xuất ra TBĐT tương ứng Theo đó, các thành phần, linh kiện đã qua sử dụng trong TBĐT sẽ được giữ lại ở dạng chuẩn (hay nói đơn giản là nguyên bản của hãng sản xuất) để tham gia vào các quy trình thử nghiệm hay đánh giá sản phẩm, sửa chữa và tân trang các TBĐT tương thích khi cần thiết, hay thậm chí vài hãng sản xuất không minh bạch còn tái
sử dụng các linh kiện này để sản xuất các sản phẩm mới khác Trong khi đó, việc khôi phục sẽ giúp thu hồi các nguyên vật liệu cơ bản được chứa bên trong các thiết bị, linh kiện như kim loại, giấy, nhựa, kiếng, mạch in
- Tiết kiệm điện: trong quá trình sử dụng máy tính chỉ cần một vài hành động nhỏ
của chúng ta là đã tiết kiệm được một khoảng lớn điện năng cũng như kéo dài được tuổi thọ của các linh kiện máy tính
Cài đặt chế độ tự động ngủ (auto sleep): chức năng này sẽ đưa máy tính vào chế
độ ngủ, máy tính sẽ tự động tắt màn hình và giảm công suất cho hệ thống xử lý
Ngắt điện tuyệt đối khi không sử dụng máy tính: đa phần trong số chúng ta khi
sử dụng xong máy tính thì tắt máy bằng lệnh shut down Khi đó máy tính và màn hình được chuyển vào chế độ đợi lệnh kích hoạt, ở chế độ này máy tính vẫn tiêu thụ điện năng mặc dù không đáng kể nhưng về lâu dài vẫn là một số lượng điện không nhỏ
Chọn thiết bị có chứng chỉ tiết kiệm điện
Hình 1.24: Hình minh họa các chứng chỉ tiết kiệm điện 1.6 AN TOÀN THÔNG TIN CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
1.6.1 Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu
Ngày càng có nhiều thông tin cá nhân của người sử dụng được lưu trữ ở trên mạng Nếu những thông tin này không được bảo vệ một cách thích hợp, kẻ xấu có thể thu thập, khai thác trái phép Vai trò quan trọng hàng đầu chính là ý thức bảo vệ tài khoản của người dùng khi tham gia và các hộp thư (email), diễn đàn (forum), trang cá nhân (blog), mạng xã hội (facebook, zalo…) Mọi việc sẽ nguy hiểm như thế nào khi tài khoản của chúng ta bị một người lạ kiểm soát Chính vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ chính mình
- Mật khẩu (password):
Phải có độ phức tạp cao: có chiều dài từ 8 ký tự trở lên, trong đó phải có cả ký tự chữ lẫn số (có thể có thêm chữ viết hoa và các ký tự đặc biệt)
Trang 27Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Không sử dụng chế độ nhớ mật khẩu của các trình duyệt web
Đăng ký bảo vệ tài khoản thông qua số điện thoại hay địa chỉ email thứ hai với nhà cung cấp dịch vụ mạng
Đăng nhập và đăng xuất phải đảm bảo an toàn
- An toàn thông tin khi sử dụng email và các giao dịch trực tuyến: Trong thời
gian gần đây virus hoành hành và tấn công vào các Email đã trở thành vấn đề nhức nhối đối với người sử dụng và các tổ chức gây các tổn thất nặng nề Để đảm bảo an toàn cho Email cần có ý thức bảo vệ được máy tính bằng việc tuân thủ các điều sau:
Không mở bất kỳ tập tin đính kèm được gửi từ một địa chỉ e-mail mà không biết
rõ hoặc không tin tưởng
Không mở bất kỳ e-mail nào mà mình cảm thấy nghi ngờ, thậm chí cả khi e-mail này được gửi từ bạn bè hoặc đối tác bởi hầu hết virus được lan truyền qua đường e-mail
và chúng sử dụng các địa chỉ trong sổ địa chỉ (Address Book) trong máy nạn nhân để tự phát tán Do vậy, nếu không chắc chắn về một e-mail nào thì hãy tìm cách xác nhận lại từ phía người gửi
Không mở những tập tin đính kèm theo các e-mail có tiêu đề hấp dẫn, nhạy cảm
Nên xóa các e-mail không rõ hoặc không mong muốn và không forward (chuyển tiếp) chúng cho bất kỳ ai hoặc reply (hồi âm) lại cho người gửi Những e-mail này thường là thư rác (spam)
Không sao chép vào đĩa cứng bất kỳ tập tin nào mà bạn không biết rõ hoặc không tin tưởng về nguồn gốc xuất phát của nó
Hãy thận trọng khi tải các tập tin từ Internet về đĩa cứng của máy tính Dùng một chương trình diệt virus được cập nhật thường xuyên để kiểm tra những tập tin này Nếu nghi ngờ về một tập tin chương trình hoặc một e-mail thì đừng bao giờ mở nó ra hoặc tải
về máy tính của mình Cách tốt nhất trong trường hợp này là xóa chúng hoặc không tải về máy tính của mình
- Bảo vệ thông tin với bức tường lửa (Firewall): Tường lửa có thể là hệ thống phần
cứng, phần mềm hoặc kết hợp cả hai Nếu là phần cứng thì sử dụng bộ bộ định tuyến (router) Bộ định tuyến có các tính năng bảo mật cao cấp, trong đó có khả năng kiểm soát địa chỉ IP (IP Address ố là sơ đồ địa chỉ hoá để định nghĩa các trạm (host) trong liên mạng) Quy trình kiểm soát cho phép định ra những địa chỉ IP có thể kết nối với mạng của tổ chức, cá nhân và ngược lại Tính chất chung của các tường lửa là phân biệt địa chỉ
IP hay từ chối việc truy nhập không hợp pháp căn cứ trên địa chỉ nguồn
Chức năng chính của Firewall là kiểm soát luồng thông tin từ giữa Intranet và Internet Thiết lập cơ chế điều khiển dòng thông tin giữa mạng bên trong (Intranet) và mạng Internet Cụ thể là:
Cho phép hoặc cấm những dịch vụ truy nhập ra ngoài (từ Intranet ra Internet)
Cho phép hoặc cấm những dịch vụ phép truy nhập vào trong (từ Internet vào Intranet)
Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa Internet và Intranet
Kiểm soát địa chỉ truy nhập, cấm địa chỉ truy nhập
Trang 28Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Kiểm soát nội dung thông tin thông tin lu chuyển trên mạng
1.6.2 Phần mềm độc hại
"Phần mềm độc hại" là bất kỳ loại phần mềm nào được thiết kế để gây hại máy tính Phần mềm độc hại có thể lấy cắp thông tin nhạy cảm từ máy tính, làm chậm máy tính hay thậm chí gửi email giả mạo từ tài khoản email của người dùng mà người dùng không biết Dưới đây là một số loại phần mềm độc hại phổ biến:
- Vi rút: Một chương trình máy tính độc hại có thể tự sao chép và lây nhiễm máy
tính
- Sâu máy tính: Một chương trình máy tính độc hại gửi bản sao của chính nó đến các
máy tính khác thông qua mạng
- Phần mềm gián điệp: Phần mềm độc hại thu thập thông tin từ mọi người mà họ
không biết
- Phần mềm quảng cáo: Phần mềm tự động phát, hiển thị hoặc tải xuống quảng cáo
trên máy tính
- Ngựa Trojan: Một chương trình phá hoại giả vờ là một ứng dụng hữu ích nhưng
gây hại máy tính hoặc đánh cắp thông tin của bạn sau khi được cài đặt
1.6.2.1 Cách phần mềm độc hại phát tán
Phần mềm độc hại có thể xâm nhập vào máy tính của bạn theo một số cách khác nhau Dưới đây là một số ví dụ phổ biến:
độc hại
Có nhiều cách khác nhau để phần mềm độc hại phát tán, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không có cách để ngăn chặn phần mềm độc hại Bây giờ bạn biết phần mềm độc hại là gì và phần mềm độc hại có thể làm gì, hãy đi sâu vào một số bước thực tế mà bạn có thể thực hiện để tự bảo vệ mình
1.6.2.2 Cách ngăn chặn phần mềm độc hại
Microsoft và các hãng khác thường phát hành các bản cập nhật cho hệ điều hành của họ và người dùng nên cài đặt các bản cập nhật này khi chúng có sẵn cho máy tính của mình Những bản cập nhật này thường bao gồm các bản sửa lỗi có thể cải thiện tính bảo mật của hệ thống Một số hệ điều hành cũng cung cấp bản cập nhật tự động để người dùng có thể tự động nhận được các bản cập nhật ngay sau khi chúng có sẵn
Luôn cập nhật máy tính và phần mềm đang dùng: Người dùng Windows có thể cài đặt bản cập nhật bằng cách sử dụng tính năng được gọi là "Cập nhật Windows", trong khi người dùng các sản phẩm khác có thể cài đặt bản cập nhật bằng cách sử dụng tính năng được gọi là "Cập nhật phần mềm" Nếu người dùng không quen với các tính năng này thì nên tìm kiếm trang web Microsoft và trang các hãng tương ứng để biết thêm thông tin về cách cài đặt bản cập nhật hệ thống trên máy tính của mình
Trang 29Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
Ngoài hệ điều hành của máy tính, phần mềm máy tính cũng phải được cập nhật với phiên bản mới nhất Phiên bản mới hơn thường chứa bản sửa lỗi bảo mật hơn để ngăn chặn phần mềm độc hại tấn công
Sử dụng tài khoản không phải là quản trị bất cứ khi nào có thể: Hầu hết các hệ điều hành đều cho phép người dùng tạo nhiều tài khoản người dùng trên máy tính để những người dùng khác nhau có thể có các cài đặt khác nhau Người dùng có thể thiết lập những tài khoản này để có các cài đặt bảo mật khác nhau
Ví dụ: tài khoản "quản trị" (hoặc "quản trị viên") thường có khả năng cài đặt phần mềm mới, trong khi tài khoản "có giới hạn" hoặc "chuẩn" thường không có khả năng làm như vậy Khi duyệt web hàng ngày, bạn có thể không cần phải cài đặt phần mềm mới, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tài khoản người dùng "có giới hạn" hoặc "chuẩn" bất cứ khi nào có thể Làm điều này có thể giúp ngăn chặn phần mềm độc hại cài đặt trên máy tính của bạn và thực hiện các thay đổi trên toàn bộ hệ thống
Hãy cân nhắc mỗi khi nhấp vào liên kết hoặc tải bất cứ thứ gì về máy: Trong thế giới thực, hầu hết mọi người đều có thể hơi nghi ngờ khi bước vào tòa nhà có vẻ khả nghi với bảng hiệu trưng bày "Máy tính miễn phí!" có đèn nhấp nháy Trên web, bạn cũng nên
áp dụng mức độ thận trọng tương tự khi truy cập vào trang web không quen thuộc tuyên
bố cung cấp những thứ miễn phí
Tải xuống là một trong những cách chính khiến mọi người bị nhiễm phần mềm độc hại, vì vậy, hãy nhớ suy nghĩ thật kỹ về nội dung bạn tải xuống và nơi bạn tải xuống Hãy thận trọng khi mở tệp đính kèm hoặc hình ảnh trong email: Người dùng nên thận trọng nếu một người nào đó gửi cho mình email đáng ngờ có chứa tệp đính kèm hoặc hình ảnh Đôi khi, những email đó có thể chỉ là spam, nhưng đôi khi, những email
đó có thể bí mật chứa phần mềm độc hại gây hại
Sử dụng phần mềm diệt virus: Nếu bạn cần phải tải xuống mục gì đó, bạn nên sử dụng chương trình diệt vi rút để quét phần mềm độc hại cho bản tải xuống đó trước khi
mở Phần mềm diệt vi rút cũng cho phép quét phần mềm độc hại trên toàn bộ máy tính của người dùng Nên thường xuyên quét máy tính của mình để sớm phát hiện phần mềm độc hại và ngăn chặn phần mềm độc hại đó phát tán
Sử dụng các công cụ quét phần mềm phá hoại là một cách hiệu quả để bảo vệ hệ điều hành Mặc dù chúng có thể quét hệ thống để phát hiện virus, sâu mạng và trojan horse, nhưng chúng thường được gọi là công cụ quét virus
Khi mua một phần mềm quét virus, ta cần chú ý đến một số tính năng sau đây:
được biết đến)
Trang 30Mô đun 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản (IU01)
quét chúng ở một nơi an toàn trước khi sử dụng chúng
Về các phần mềm phá hoại chưa được biết đến, các công cụ quét có thể được tạo ra
để quét và ghi nhớ cấu trúc của các tệp, đặc biệt là các tệp thực thi Khi chúng phát hiện một số lượng bất thường, như kích cỡ của tệp lớn đột đột hoặc một thuộc tính của tệp bị thay đổi, thì công cụ quét sẽ được cảnh báo có thể đó là một phần mềm phá hoại chưa được biết đến Trong trường hợp này, công cụ quét có thể thông báo cho người dùng và chỉ ra một số cách để giải quyết chúng
TỔNG KẾT MÔ ĐUN 01
Trong module này sinh viên cần nắm một số kiến thức cơ bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin:
chất của công việc, nhu cầu sử dụng
cũng như đa dạng về chức năng và cấu hình nhưng phần lớn hướng tới nhu cầu giải trí của người sử dụng, các chức năng về nghiên cứu, học tập và phục vụ cho công việc còn vấp phải rất nhiều hạn chế
sử dụng trong lĩnh vực mạng
internet
vệ sức khỏe và môi trường
CÂU HỎI, BÀI TẬP ÔN TẬP
Câu 1: Có bao nhiêu loại phần mềm? Nêu khái niệm từng loại?
Câu 2: Lợi ích mang lại từ mạng máy tính?
Câu 3: Khái niệm về mạng LAN, MAN, WAN Băng thông, độ trễ, thông lượng là gì? Câu 4: Phần mềm độc hại là gì? Nêu các loại phần mềm độc hại phổ biến?
Trang 31Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
MÔ ĐUN 02: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN (IU02)
Chương này nhằm giúp cho người học hiểu về quá trình sử dụng máy vi tính đúng cách, an toàn và hiệu quả, đảm bảo máy tính được sử dụng tốt nhất Các kỹ năng cơ bản giúp sinh viên làm việc hiệu quả với máy vi tính tại văn phòng Sử dụng thành thạo Hệ điều hành quản lý ổ đĩa thư mục, các thiết bị nhập xuất máy vi tính Các phần mềm tiện ích cho việc sử dụng máy vi tính được tối ưu hóa và hỗ trợ tối đa cho người dùng
2.1 CÁC HIỂU BIẾT CƠ BẢN ĐỂ BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
2.1.1 Trình tự và các lưu ý thực hiện công việc đúng cách, an toàn
Trình tự thông thường các công việc cần thực hiện khi sử dụng máy tính: Mở máy
và đăng nhập vào hệ thống, sử dụng các công cụ của hệ điều hành để chuẩn bị môi trường làm việc, quản lý dữ liệu, chạy các phần mềm ứng dụng cần thiết, lưu lại hoặc đưa các kết quả công việc ra ngoài, và kết thúc làm việc, tắt máy
2.1.2 Mở máy
Windows được tự động khởi động sau khi bật máy Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng Thao tác này gọi là đăng nhập (logging on)
Mỗi người sử dụng, sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như dáng vẻ màn hình, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài
nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v ) gọi là user profile và được Windows lưu
giữ lại để sử dụng cho những lần sau
Hình 2.1: Hệ điều hành Windows 8
Trang 32Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
Hình 2.2: Hệ điều hành Windows 8 – Giao diện Metro 2.1.3 Tắt máy
Khi muốn thoát khỏi Windows 8 (tắt máy), bạn phải đóng tất cả các cửa sổ đang
mở Tiếp theo, Click chuột phải vào menu Start (nếu không nhìn thấy nút Start ở phía dưới bên góc trái màn hình thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc), chọn Shut down or Sign out, và chọn Shut down (Hình 2.3) Hoặc ở Charm Bar, Click chọn Settings, Click chọn
Shut down (Hình 2.4)
Hình 2.3: Hình minh họa tắt máy Hình 2.4: Giao diện Hệ điều hành Windows 8
(Charm Bar nằm ở bên phải màn hình)
Chú ý: Nếu bạn chọn Shut down mà không đóng các ứng dụng đang chạy trước thì
các ứng dụng đó sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt Tuy nhiên, có thể sẽ xảy ra việc thất lạc một phần của nội dung các tập tin dẫn đến trục trặc khi khởi động lại ở lần sử dụng tiếp theo
2.1.4 Một số phím tắt mới trên Windows 8
Phím Windows: Chuyển giữa Start Screen và một app mới mở gần đây nhất (nếu
bạn mới mở môi trường Desktop thì nó cũng sẽ chuyển về giao diện truyền thống này)
Trang 33Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
Windows + D: Mở nhanh môi trường Desktop truyền thống Nếu bạn đang ở trong
môi trường này thì nó sẽ minimize tất cả các app vào hiện Desktop ra cho chúng ta xem
(giống từ trước đến nay trên Windows 7, Vista hay XP)
Windows + C: Mở Charms Bar
Windows + H: Mở thanh Share của Charms
Windows + Q: Mở thanh Search của Charms
Windows + W: Mở thanh Search, sau đó tìm các cấu hình trên máy
Windows + F: Mở thanh Search, sau đó tìm kiếm trong các tập tin trên máy
Windows + I: Mở thanh Settings của Charms
Alt + Tab: Chuyển đổi qua lại giữa các app và cửa sổ đang mở trên máy tính
Nhấn giữ Windows + Tab: Mở thanh App-Switching để xem qua tất cả các app mới
chạy gần đây
Windows + R: Vào môi trường Desktop và xuất hiện hộp thoại Run
Windows + E: Mở nhanh Windows Explorer
Windows + Z hoặc Shift + F10: xuất hiện App Command
Alt + F4: Đóng một app nào đó, áp dụng được với cả app Modern lẫn app Desktop Control + - (dấu trừ): Xem qua tất cả các app bạn đã cài trên Start Screen
Windows + B: Chuyển focus sang thanh thông báo, bạn có thể nhấn tiếp Enter để
truy cập vào nội dung của thông báo mà không phải di chuyển chuột hoặc dùng phím mũi tên để di chuyển giữa các notitfication
Windows + O: Khóa xoay màn hình
Windows + L: Khóa (lock) máy
Lưu ý: Đôi khi bàn phím bị hư hoặc có một số phím không xài được thì ta có thể dùng bàn phím ảo được tích hợp sẵn trên Windows (Hình 2.5 trái) Để khởi động bàn phím ảo, từ menu Start của Windows 8 ta nhập từ khóa «keyboard» (Hình 2.5 phải), sau
đó Click chọn On-Screen Keyboard
Hình 2.5: Bàn phím ảo trong Windows 2.1.5 Sử dụng chuột trong Windows
Chuột là thiết bị không thể thiếu khi làm việc trong môi trường Windows XP Con trỏ chuột (mouse pointer) cho biết vị trí tác động của chuột trên màn hình Hình dáng của
Trang 34Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
con trỏ chuột trên màn hình thay đổi theo chức năng và chế độ làm việc của ứng dụng Khi làm việc với thiết bị chuột bạn thường sử dụng các thao tác cơ bản sau:
- Point: trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút nào cả
- Click: nhấn nhanh và thả nút chuột trái Dùng để lựa chọn thông số, đối tượng hoặc
câu lệnh
- Double Click (D_Click): nhấn nhanh nút chuột trái hai lần liên tiếp Dùng để khởi động một chương trình ứng dụng hoặc mở thư mục/ tập tin
- Drag (kéo thả): nhấn và giữ nút chuột trái khi di chuyển đến nơi khác và buông ra
Dùng để chọn một khối văn bản, để di chuyển một đối tượng trên màn hình hoặc mở rộng kích thước của cửa sổ
- Right Click (R_Click): nhấn nhanh và thả nút chuột phải Dùng mở menu tương
ứng với đối tượng để chọn các lệnh thao tác trên đối tượng đó
Chú ý: trong Windows các thao tác được thực hiện với nút chuột trái, vậy để tránh
lặp lại, khi nói Click (nhấn chuột) hoặc D_Click (nhấn đúp chuột) thì được ngầm hiểu đó
là nút chuột trái Khi nào cần thao tác với nút chuột phải sẽ mô tả rõ ràng
2.2 LÀM VIỆC VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
2.2.1 Màn hình làm việc Desktop
Desktop là nơi bắt đầu làm việc, người sử dụng sẽ mở các chương trình cũng như quản lý các ứng dụng đang mở ở đây Desktop chứa các biểu tượng (icons), lối tắt (Shortcut) để kích hoạt các chương trình (Hình 2.6) Nằm cuối màn hình Desktop là thanh làm việc (Taskbar)
Hình 2.6: Màn hình nền (Desktop) của Windows 8
- Các lối tắt (Shortcut): Là một trong những tính năng hữu ích nhất trong Windows
mà đôi khi người dùng không để ý đến Shortcut là một tập tin đóng vai trò như một đường dẫn tới một chương trình, tài liệu, website, hoặc một đối tượng khác Nhấn vào shortcut sẽ mở ra tệp tin gốc, hoặc các tệp tin hay chương trình mà nó chỉ tới
Trang 35Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
- Các biểu tƣợng (icon): Biểu tượng là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối tượng
nào đó của Windows hoặc của các ứng dụng chạy trong môi trường Windows Phía dưới biểu tượng là tên biểu tượng Tên này mang một ý nghĩa nhất định, thông thường nó diễn
giải cho chức năng được gán cho biểu tượng (ví dụ nó mang tên của 1 trình ứng dụng)
This PC: Biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính Khi
mở This PC (nhấp D_Click hoặc R_Click/ Open trên biểu tượng của nó):
Cửa sổ bên trái: Theo ngầm định cửa sổ này chứa biểu tượng của tất cả các ổ
đĩa và các thư mục Khi D_Click trên các biểu tượng trong cửa sổ này sẽ có các cửa sổ cấp nhỏ hơn được mở Do đó, bằng cách mở dần các cửa sổ từ ngoài vào trong bạn có thể duyệt tất cả tài nguyên chứa trong máy tính Lưu ý, cửa sổ trái không hiện các tập tin
Cửa sổ bên phải: Hiển thị chi tiết các nội dung bên trong của đối tượng cửa
số trái bao gồm các ổ đĩa, thư mục và các tập tin
Network: Nếu mở cửa sổ Network bạn sẽ thấy tên và các tài nguyên của các
máy tính trong mạng máy tính cục bộ (LAN) của bạn Từ đây bạn có thể truy cập các tài
nguyên đã được chia sẻ mà bạn đã được cấp quyền sử dụng
Recycle Bin: Recycle Bin là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã
bị xoá Những đối tượng này chỉ thật sự bị xóa khi bạn nhấn phím Delete hoặc R_Click vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin Nếu muốn phục hồi các tập tin
hoặc các đối tượng đã bị xóa, bạn chọn đối tượng cần phục hồi, sau đó R_Click/ Restore
Folder: Folder được gọi là “tập hồ sơ” hay “biểu tượng nhóm” hay “thư mục” Folder là nơi quản lý các Folder khác (cấp thấp hơn) và các tập tin
Documents: Trong quá trình thực hiện, Windows XP ghi nhận lại các tập tin vừa
mới dùng gần nhất và lưu tên các tập tin này trong một menu con (Documents) của menu Start Để mở một tập tin vừa mới dùng bạn chọn lệnh This PC/ Documents và Click mở
tập tin cần mở
- Menu Start: Khi Click lên nút Start trên thanh Taskbar, thực đơn Start sẽ được mở
và sẵn sàng thi hành các chương trình ứng dụng Ngoài ra trên thực đơn này bạn còn có
thể thực hiện các thao tác tìm kiếm và định cấu hình cho máy tính
- Menu đối tƣợng: Trong Windows khi bạn R_Click trên một biểu tượng của một
đối tượng, một menu tương ứng với đối tượng đó sẽ được mở ra để bạn chọn các lệnh trên đối tượng đó Trong các phần tiếp theo, những menu như vậy sẽ được gọi là menu
đối tượng
2.2.2 Thay đổi cấu hình hệ thống
Windows cho phép thay đổi cấu hình hệ thống cho phù hợp với sở thích của người
sử dụng thông qua các công cụ trong Control Panel (Hình 2.7) Từ cửa sổ Control Panel,
ta có thể thiết lập ngày, giờ cho hệ thống, cũng như cài đặt hay gỡ bỏ các chương trình, thêm các Font chữ
Trang 36Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
Hình 2.7: Cửa sổ Control Panel
Để vào Control Panel trong Windows 8 ta làm như sau:
Control Panel trong danh sách menu
- Mở Charm bar (bằng cách rê chuột vào góc phải của thanh Taskbar), Click chọn Settings, Click chọn Control Pannel
2.2.2.1 Thay đổi màn hình nền Desktop
Để thay đổi màn hình nền Desktop ta làm như sau:
- Click chuột phải vào chỗ trống trên màn hình Desktop, chọn Personalize
- Ở cửa sổ Personalize, Click chọn Desktop Background (Hình 2.8), khi đó hiện ra cửa sổ như Hình 2.9
- Chọn ảnh trong danh sách, Click Save changes để kết thúc
- Ngoài ra, người dùng có thể chọn ảnh trong ổ đĩa trên máy của mình làm ảnh nền Click Browse, chọn nơi chứa ảnh, sau đó chọn ảnh muốn làm ảnh nền Bên cạnh đó, người dùng có thể chọn hơn một ảnh để làm ảnh nền bằng cách chọn nhiều ảnh trong danh sách, các ảnh sẽ tự động thay đổi trong khoảng thời gian được thiết lập tại mục Change picture every với thời lượng 10s đến 1 ngày (nếu muốn các ảnh thay đổi không theo thứ tự ta check vào mục Shuffle)
Trang 37Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
Hình 2.8: Cửa sổ Personalize
Hình 2.9: Cửa sổ thay đổi màn hình nền
2.2.2.2 Bật chế độ bảo vệ màn hình (Screen saver)
Chế độ bảo vệ màn hình trong Windows được bật khi không có hoạt động sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định Để bật chế độ bảo vệ màn hình ta thực hiện:
- Click chuột phải vào chỗ trống trên màn hình Desktop, chọn Personalize
- Ở cửa sổ Personalize, Click chọn Screen saver (Hình 2.8), khi đó xuất hiện cửa sổ Screen saver như Hình 2.10
- Click vào mũi tên của hộp liệt kê thả dưới Screen saver, Click chọn một kiểu bảo vệ
từ danh sách
- Click vào Settings … để đặt thêm tùy chọn
Trang 38Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
- Nhấn nút Apply, OK để đồng ý tùy chọn và đóng hộp thoại Screen saver
Hình 2.10: Cửa sổ Screen saver
2.2.2.3 Thay đổi độ phân giải màn hình
Độ phân giải màn hình là thông số quy định trên màn hình có bao nhiêu điểm ảnh (pixel) được bố trí theo chiều ngang và bao nhiêu điểm ảnh được bố trí theo chiều dọc
Độ phân giải màn hình được ghi theo quy tắc dài x cao Ví dụ độ phân giải màn hình là
1440 x 900 có nghĩa là chiều dài hiển thị 1440 pixel và chiều cao là 900 pixel Một điểm ảnh hiển thị một chi tiết hình ảnh trên máy tính Khi mà hình ảnh được thiết lập ở độ phân giải càng lớn thì ảnh càng sắc nét và trung thực hơn, ảnh hiển thị sẽ càng nhỏ lại và càng rõ hơn Để thay đổi độ phân giải màn hình ta làm như sau:
- Click chuột phải vào vị trí trống ở màn hình Desktop, Click chọn Screen Resolution
- Click chọn độ phân giải mong muốn trong danh sách Resolution
- Chọn Apply để áp dụng
- Chọn Keep changes để xác nhận thay đổi
- Chọn Revert hoặc nhấn phím Esc trên bàn phím để hủy bỏ lệnh
Chú ý: Trước khi thay đổi độ phân giải màn hình cần phải xem kỹ danh sách độ
phân giải màn hình có thể hiển thị Khi chọn độ phân giải mà màn hình đen hiện ra, điều
đó có nghĩa là màn hình không thể hiển thị được hình ảnh ở độ phân giải vừa chọn
2.2.2.4 Thay đổi ngày giờ hệ thống
Để thay đổi ngày tháng và thời gian cho máy tính người dùng có thể vào Control Panel, chọn All Control Panel Items, Click chọn Date and Time hoặc nhấn chuột lên biểu tượng đồng hồ ở thanh Taskbar, chọn Change date and time settings …, khi đó hiện ra hộp thoại Date and Time (Hình 2 11)
- Để thay đổi ngày giờ: Click chọn Change date and time, chọn ngày giờ cần đổi
Trang 39Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
- Để thay đổi múi giờ: Click chọn Change time zone và chọn múi giờ thích hợp Việt Nam sử dụng múi giờ (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
- Click OK để thay đổi
Hình 2.11: Hộp thoại Date and Time
2.2.2.5 Thay đổi định dạng ngày, giờ, số và tiền tệ
Mặc định, hệ điều hành sử dụng định dạng tiền tệ và ngày tháng theo Mỹ (mm/dd/yyyy) nên 12/02/2016 có nghĩa là ngày 02 tháng 12 năm 2016 Để định dạng ngày tháng theo dạng như ở Việt Nam (dd/mm/yyyy) ta làm như sau:
- Ở hộp thoại Date and Time (Hình 2.11), Click Change time zone … Khi đó, cửa sổ Region xuất hiện như Hình 2.12
- Trong danh sách Format chọn định dạng muốn thay đổi, ví dụ Vietnamese (Vietnam) Click OK để thay đổi
- Để thay đổi định dạng số, thời gian, ngày tháng năm, tiền tệ theo ý muốn: Click chọn Additional settings trong hộp thoại Region, khi đó xuất hiện hộp thoại Customize Format như Hình 2.13, đặt lại các định dạng ở các Tab Numbers, Currency, Time và Date
Number: Thay đổi định dạng số, cho phép định dạng việc hiển thị giá trị số
Decimal symbol: Ký hiệu phân cách phần thập phân, mặc định là dấu chấm (.) (Ví dụ 1.23 đọc là 1 chấm 23 hay 1 phẩy 23)
Digit group symbol: Ký hiệu phân nhóm phần ngàn, mặc định là dấu phẩy (Ví
dụ 1,234,000 đọc là 1 triệu hai trăm ba mươi bốn ngàn)
No Of digits after decimal: Số lượng các số lẻ ở phần thập phân, (Ví dụ 100.45607 lấy 5 số lẻ thập phân, đọc là 100 phẩy bốn mươi lăm ngàn sáu trăm linh bảy)
Digit grouping: Số ký số trong một nhóm (mặc định là 3)
Negative sign symbol: Ký hiệu chỉ số âm
Trang 40Mô đun 02: Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
Negative number format: Dạng thể hiện của số âm
Display leading zeroes: Hiển thị hay không hiển thị số 0 trong các số chỉ có phần thập phân (ví dụ 7 hay 0.7)
Measurement system: Chọn hệ thống đo lường như cm, inch,
List separator: Chọn dấu phân cách giữa các mục trong một danh sách
Currency: Thay đổi định dạng tiền tệ như số tiền, đơn vị tính, phân cách
Time: Thay đổi định dạng thời gian theo chế độ 12 giờ hay 24 giờ
Date: Thay đổi định dạng ngày tháng theo ngày/ tháng/ năm (dd/mm/yyyy) hay tháng/ ngày/ năm (mm/dd/yyyy),
Hình 2.12: Hộp thoại Date and Time Hình 2.13: Hộp thoại Date and Time
2.2.2.6 Cài đặt, gỡ bỏ phần mềm ứng dụng
Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows, chỉ có một số ứng dụng cơ bản được cài đặt kèm theo như chương trình vẽ (paint), trình duyệt web (internet explorer), máy tính (calculator), … Nếu muốn sử dụng các chương trình không được cài đặt sẵn, người sử dụng có thể cài đặt thêm vào hoặc có thể gỡ bỏ các chương trình đã cài đặt nhưng không còn sử dụng
a Cài đặt chương trình
Để cài đặt chương trình, ta Double Click vào tập tin cài đặt (thường là tập tin setup.exe hoặc install.exe) và làm theo các hướng dẫn Chương trình mặc định sẽ được cài đặt ở thư mục C:\Program Files\, tuy nhiên, ta có thể thay đổi nơi cài đặt Trong quá trình cài đặt một số thông số có thể được yêu cầu như Product key, serial, … khi hoàn thành các bước này, chương trình sẽ bắt đầu quá trình cài đặt và hiển thị trạng thái cài đặt Kết thúc quá trình cài đặt, một thông báo sẽ hiển thị để cho người dùng biết quá trình cài đặt thành công hay thất bại
b Gỡ bỏ chương trình đã cài đặt
Để gỡ bỏ chương trình đã cài đặt ta làm như sau:
mới hiện ra chứa danh sách các chương trình đã được cài đặt trong máy tính (Hình 2.15)