Hiểu những nét cơ bản về tình hình dân số và những vấn đề có liên quan đến sự biến đổi dân số; về tình hình ô nhiễm môi trường; các tệ nạn xã hội, trong đó có vấn đề nhiễm HIV/AIDS, lạ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) GIÁO DỤC DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG - MA TÚY - HIV/AIDS
(Dành cho Cao đẳng Sư phạm Văn – Sử)
Tác giả:Vương Kim Thành Trần Thị Ánh Tuyết
Năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
2.3 Phương hướng và chương trình hành động bảo vệ môi trường 29
3.2 Phương thúc sử dụng ma túy và tác hại của việc lạm dụng ma túy 31
3.4 Một số văn bản thể hiện chủ trương của nhà nước và của Bộ GD – ĐT để
phòng chống và kiểm soát ma túy
35
4.4 Giáo dục môi trường – phòng chống ma túy, HIV/AIDS và giáo dục luật
giao thông trường học
50
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Giáo dục Dân số- Môi trường- Ma tuý- HIV/AIDS được biên soạn phục
vụ cho sinh viên với 2 tín chỉ Mục tiêu nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Dân số- Môi trường- Ma tuý- HIV/AIDS và những vấn đề đang đặt ra cần được giải quyết Hiểu những nét cơ bản về tình hình dân số và những vấn đề có liên quan đến
sự biến đổi dân số; về tình hình ô nhiễm môi trường; các tệ nạn xã hội, trong đó có vấn
đề nhiễm HIV/AIDS, lạm dụng ma túy trên thế giới, ở nước ta và ở địa phương, cùng những hậu quả của chúng đối với cuộc sống của con người Thừa nhận và tin tưởng vào tính đúng đắn, sự cấp thiết và tính khả thi của chính sách dân số, bảo vệ môi trường, chống tệ nạn xã hội và kiểm soát ma túy của Nhà nước ta Tự nguyện chấp hành các chính sách trên và làm nhiệm vụ của người tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách đó Tiến hành giáo dục dân số, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS thông qua bộ môn và các hoạt động ngoại khóa khác
Nội dung gồm có 4 chương:
Chương I: Dân số
Chương II: Môi trường
Chương III: Phòng chống ma túy
Chương IV: Phòng chống AIDS
Trong quá trình biên soạn tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhằm làm phong phú và thể hiện tính thực tế, cập nhật của bài giảng Nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, mong đồng nghiệp và bạn đọc góp ý, bổ sung
Tác giả
Trang 4CHƯƠNG 1: DÂN SỐ
1 1 MỘT VÀI VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ
1.1.1 Khái niệm dân cư- dân số
1.1.1.1 Dân cư
Một hiện tượng đặc sắc trên Trái đất là có loài người sinh sống, tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của vùng đó: dân cư Hà Nội, dân cư Việt Nam, dân cư miền núi
Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều bộ môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội: Y học, kinh tế học, ngôn ngữ học mỗi môn nghiên cứu một khía cạnh, tức là xác định đối tượng nghiên cứu riêng của mình
1.1.1.2 Dân số
Là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mô và cơ cấu
Nội hàm của khái niệm dân cư không chỉ là số người, cơ cấu theo độ tuổi và giới tính mà bao gồm cả vấn đề kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ tức là nó rộng hơn rất nhiều so nội hàm của khái niệm dân số
Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu và những thành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư Vì vậy dân số thường được nghiên cứu ở trạng thái tĩnh và trạng thái động
1.1.2 Các quan điểm cơ bản về dân số
Thế giới vật chất bao gồm 3 hệ thống cơ bản: hệ thống tự nhiên vô cơ, hệ thống tự nhiên hữu cơ và xã hội loài người
Trong cuộc sống con người tác động đến thế giới vô cơ (lao động) tạo nên đồng ruộng, làng mạc, thành phố Tác động đến thế giới hữu cơ tạo nên: vật nuôi, cây trồng
có chất lượng cao
Xã hội loài người là một bộ phận đặc thù về chất tự nhiên Con người vừa là chủ thể, là nhân tố chủ yếu của hệ sinh thái Trái đất, vừa là nguồn gốc của mọi cơ cấu kinh tế,
xã hội tạo ra giá trị cho xã hội luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm
Để hiểu các quan điểm cơ bản về dân số có thể nêu các học thuyết chính: Thuyết
Mantuýt và tân Mantuýt, thuyết quá độ dân số và học thuyết Mac-Lenin về vấn đề dân số
1.1.2.1 Thuyết Mantuýt và Tân Mantuýt
- Thuyết Mantuýt: (Thomas Robert Malthus) 1766-1834 Là mục sư- nhà kinh tế
người Anh Trong tác phẩm “bàn về dân số" xuất bản 1798 ông đã đề cập vấn đề "Nhân
mãn" Nội dung chính như sau:
- Dân số tăng cấp số nhân (2.4.8.16 ) còn lương thực, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt tăng cấp số cộng (1.2.3.4 )
- Sự gia tăng dân số với nhịp độ không thay đổi, còn gia tăng lương thực, thực phẩm
là có giới hạn (diện tích và năng suất)
- Dân cư trên Trái đất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống nó, từ đó đói khổ, đạo đức xuống cấp, tội ác phát triển là sự tất yếu
- Về các giải pháp về thiên tai, dịch bệnh, về chiến tranh là cứu cánh để giải quyết
vấn đề dân số mà ông gọi là "Hạn chế mạnh"
Đóng góp của thuyết
Mantuýt là người có công đầu trong việc nêu lên và nghiên cứu dân số, cố gắng tìm
ra một quy luật nào đó cho nên đã lên tiếng báo động nguy cơ của gia tăng dân số
Trang 5Hạn chế
Do xuất phát từ chỗ cho rằng quy luật dân số là quy luật dân số là quy luật tự nhiên, vĩnh viễn, nên ông đưa ra những giải pháp sai lệch, vô nhân đạo
Trích đoạn trong tác phẩm của ông:
"Chúng ta phải triệt để tạo điều kiện cho các tác động của tự nhiên gây ra cái chết chúng ta khuyến khích một cách thật lòng những lực lượng tàn phá khác của tự nhiên mà chính chúng ta phải làm cho nó xảy ra khuyến khích các tập quán ngược lại Cần xây dựng thành phố những con đường chật hẹp, làm cho nhà ở chen chúc những người và giúp cho dịch bệnh tái diễn nhiều lần lên án ai dùng những loại thuốc có hiệu quả để chữa bệnh chết người "
Thực chất thuyết Mantuýt không phải là việc đặt giới hạn cho số người trên trái đất,
mà là việc giải thích sai lầm động lực dân số, cắt nghĩa không đúng những hậu quả xã hội
do sự gia tăng dân số gây ra và đề ra các giải pháp sai lầm ấu trĩ để hạn chế nhịp độ tăng dân số
1 1.2.2 Các thuyết Tân Mantuýt
Ra đời nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhìn chung "Mềm dẻo" hơn Nội dung cơ bản là: Sự gia tăng dân số, nhất là ở các nước đang phát triển, dẫn đến nhiều loại tài
nguyên thiên nhiên bị lôi cuốn vào quá trình sản xuất, làm kiệt quệ tài nguyên và ô nhiễm môi trường Theo các thuyết thì sự giới hạn của sự phát triển trên hành tinh có thể chỉ
chịu đựng được trong vòng 100 năm tới, hậu quả là sẽ có sự sụp đổ tức thời Từ đó có nhiều luận điểm sai lầm và có chỗ phản động, là chỗ dựa tinh thần cho bọn đế quốc
Dựa vào thuyết "Không gian sinh tồn" HitLe đã nêu ra luận điểm dân Đức đông, là
dân tộc thượng đẳng cần có không gian sinh tồn là lý do gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ II
1.1.2.3 Thuyết quá độ dân số
Là thuyết nghiên cứu sự biến đổi dân số qua các thời kỳ Xem xét mức sinh, mức tử qua từng giai đoạn để hình thành một quy luật Quá độ dân số là một quan niệm được sử dụng rộng rãi để lý giải sự thay đổi các kiểu sản xuất dân cư trên thế giới
Do A.Ladry (Người Pháp) dùng thuật ngữ "Cách mạng dân số" ra đời năm
1909-1934 Quan điểm này được F.W.Notestein- nhà dân số học Hoa Kỳ (kế tục và trình bày vào năm 1945) Cuối Thế kỷ XIX người ta nhận thức rằng chi phối mức sinh và mức tử của con người không phải là quy luật tự nhiên (sinh học) mà là các nhân tố kinh tế- xã hội
Thuyết quá độ dân số phân biệt ba giai đoan:
+ Giai đoạn một: (Giai đoạn trứơc quá độ dân số): Mức sinh và mức tử đều cao, dân
số tăng chậm
+ Giai đọan hai: (Giai đoạn quá độ dân số): Mức sinh và mức tử đều giảm, nhưng
mức tử giảm nhanh hơn nhiều do dân số tăng nhanh
+ Giai đoạn ba: (Sau quá độ dân số): Mức sinh và mức tử đều thấp, dân số tăng
chậm tiến đến ổn định về dân số
Hạn chế: Thuyết quá độ dân số chỉ phát hiện được bản chất của quá trình dân số,
nhưng chưa tìm ra các tác động để kiểm sóat và đặc biệt chưa chú ý đến vai trò của các
nhân tố kinh tế-xã hội đối với vấn đề dân số
1.1.2.4 Học thuyết Mác- Lênin với vấn đề dân số
Có các điểm chính sau:
Trang 6+ Mỗi hình thái kinh tế- xã hội có quy luật dân số tương ứng với nó (Không có con
người thì không thể có bất kỳ hình thức sản xuất nào)
+ Sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cư, suy cho cùng, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người
+ Căn cứ vào những điều kiện cụ thể (tự nhiên, kinh tế, xã hội) mỗi quốc gia có trách nhiệm xác định số dân tối ưu (Để nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo hưng thịnh đất nước)
F.Ăngghen: Một xã hội biết điều chỉnh số dân như điều chỉnh việc phát triển nền
kinh tế thì xã hội đó mới thật sự ổn định
+ Con người có đủ khả năng để điều chỉnh các quá trình dân số theo mong muốn của mình
F.Ăngghen: Đến một lúc nào đó xã hội phải điều chỉnh mức sinh đẻ con người
1.2 TÌNH HÌNH DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Tình hình dân số trên thế giới
6215 7.00
0
1.3
(1) Chưa tính số dân của LB Nga
(2) Kể cả số dân của LB Nga thuộc châu Á
Trong khi đó, dân số Mỹ vào ngày 1/1/2016 cũng sẽ đạt hơn 322 triệu người, tăng thêm 0,77% kể từ đầu năm 2015
Như vậy, tính từ ngày 1/4/2010 đến nay, dân số Mỹ đã tăng 4,54%, tương đương hơn 14 triệu người
Trang 7Ước tính, tại Mỹ, cứ 8 giây lại có một sinh linh ra đời và khoảng 10 giây lại có một người về với thế giới bên kia
Bên cạnh đó, dòng người di cư cũng sẽ khiến dân số Mỹ tăng mạnh, trung bình cứ
29 giây đất nước rộng lớn này lại có thêm một công dân mới
Theo đó, từ ngày 1/1/2016, dân số Trung Quốc sẽ vào khoảng 1,367 tỷ người, tiếp theo là Ấn Độ với 1,252 tỷ người, Mỹ là 322.762.000 người
Các nước Indonesia, Brazil, Pakistan, Nigeria, Bangladesh, Nga và Nhật Bản đứng các vị trí tiếp theo trong top 10 quốc gia có quy mô dân số lớn nhất trên thế giới
Theo báo cáo "Triển vọng dân số thế giới: Bản điều chỉnh năm 2015," được Liên Hợp Quốc công bố ngày 29/7/2015, dân số thế giới sẽ tăng lên 8,5 tỷ vào năm 2030, sau đó sẽ
là 9,7 tỷ người vào năm 2050 và 11,2 tỷ trong năm 2100
Đáng chú ý, trong báo cáo, Ấn Độ dự kiến sẽ trở thành quốc gia có quy mô dân số lớn nhất, vượt qua Trung Quốc vào khoảng năm 2022
1.2.3 Các thời kỳ phát triển của dân số thế giới
- Chia bốn thời kỳ phát triển dân số như sau:
* Thời kỳ tiền sản xuất nông nghiệp:
+ Từ khi loài người xuất hiện đến năm 6000 trước Công nguyên
+ Chế độ cộng sản nguyên thủy dần dần chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ
+ Hoạt động chủ yếu của con người là săn bắt, hái lượm
Theo tài liệu cổ, người Homo Sapiens xuất hiện cách đây khoảng 50.000 năm: Bầy người nguyên thủy sống chung và lao động chung
Người ta cho rằng vào thời kỳ đồ đá giữa (15.000 năm cách đây) trên Trái Đất chỉ
có vài triệu người: Mức gia tăng 0,04% Tuổi thọ trung bình không quá 20
* Thời kỳ xuất hiện hoạt động nông nghiệp cho đến cuộc cách mạng công nghiệp
ở châu Âu
+ Là thời kỳ hình thành và tan vỡ của hai chế độ xã hội nối tiếp nhau: Chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến Công cụ thay thế bằng đồng và sắt Các nền văn minh
Hy Lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ ra đời
+ Việc hình thành các khu vực quần cư lớn hàng triệu người tập trung tại các vùng
có nền văn minh dựa trên cơ sở ngành nông nghiệp được tưới nước (Ai Cập, Medôptami,
Ấn Độ, Trung Quốc) Ở Ai Cập thời Pharaông có 7 triệu người sinh sống rải rác trong 3.300 làng, ở BaBiLon số dân có chừng 4-5 triệu
+ Số dân thế giới tăng nhanh: Từ 30 triệu người năm 5000 trước Công nguyên lên 200-250 triệu người vào đầu Công nguyên Đầu Công nguyên số dân của đế quốc La Mã
50 triệu, (Italia: 6 triệu người, Tây Ban Nha: 6 triệu người, Bắc Phi: 11 triệu người, ) Châu Âu không đông lắm: Anh và AiLen: 1 triệu người Châu Á đông hơn: Trung Quốc
có khoảng 70 triệu người Tân lục địa vài triệu người
+ Năm 1000: Dân số Thế giới là 300 triệu (tăng 20% trong vòng 1000 năm)
+ Năm 1500: Dân số Trung Quốc là 100 triệu, Pháp là 15 triệu, Italia là11 triệu, Đức
là 11 triệu
* Thời kỳ cách mạng công nghiệp cho đến triến tranh thế giới thứ II
+ Là thời kỳ phát sinh; phát triển của chủ nghĩa tư bản, và mở đầu của CNXH trên phạm vi toàn Thế giới
Trang 8+ Cuộc cách mạng tư bản ở các nước Tây Âu (XVII-XVIII) đẩy nhanh nhịp độ phát triển của các ngành kinh tế
+ Từ Thế kỷ XVIII việc điều tra dân số được tiến hành rộng rãi
Năm 1800 nhịp độ tăng dân số 0,45% và đạt trên 1% vào trước chiến tranh Thế giới thứ II số lượng 1 tỷ dân đạt vào năm 1830; 2 tỷ năm 1930 và 2,5 tỷ năm 1945 Sự chuyển
dư diễn ra mạnh mẽ: Từ 1846- 1930 có trên 50 triệu người Châu Âu sang định cư Châu lục khác (Bắc Mỹ, Öc )
* Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II
+ Thời kỳ này trải qua nhiều thay đổi lớn về kinh tế và công nghệ Nhiều dân tộc thoát khỏi ách thống trị, ảnh hưởng đến động lực dân số thế giới
+ Trên bình diện Thế giới: Gia tăng liên tục cho nên bùng nổ dân số: Do sinh cao tử thấp Chưa đầy nữa thế kỷ mà dân số tăng gấp đôi: Đạt 5 tỷ người vào năm 1987
+ Ở các nước kinh tế phát triển dân số tiến tới chỗ ổn định ở các nước đang phát triển dân số vẫn tăng với nhịp độ cao
1.2.3 Tình hình chung trên thế giới
Bảng số liệu: Dân số trên thế giới
Năm
Số dân (Triệu người)
Mức gia tăng trung bình
Tuyệt đối (Triệu người)
Tương đối (Triệu người)
Trang 9Bảng: Khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi và khoảng thời gian dân số tăng thêm được 1 tỷ người
Như vậy, phải mất thời gian rất dài, Trái đất mới có 1 tỷ dân
Ngày 11/7/1987: Dân số thế giới đạt t người iên hiệp quốc đã tuyên bố ngày 11/7 hàng năm là ngày dân số thế giới)
* Tình hình ở các nước đang phát triển:
- Dân số ở các nước đang phát triển (Á, Phi, Mỹ La tinh) hiện đang tăng rất nhanh
Số dân các nước này chiếm 2/3 số dân Thế giới và đạt 4/5 dân số vào cuối Thế kỷ XX Trong tổng số 2,2 tỷ người tăng thêm trong khoảng thời gian 1975-2000 thì 90% (2 tỷ) thuộc các nước đang phát triển
- Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển trở thành sự kiện mang tính toàn cầu (Vì 2/3 dân số Thế giới nằm trong nhóm nước này) Bùng nổ dân số đang trở thành gánh nặng thực sự cho các nước đang phát triển
* Tình hình ở các nước phát triển:
- Ở nhóm nước đang phát triển có sự bùng nổ dân số thì ở nhóm nước phát triển thì ngược lại, số dân nhóm nước phát triển chỉ chiếm 1/3 dân số Thế giới Năm 1992 số dân các nước phát triển chỉ chiếm 22,6 % dân số Thế giới
- Sự già đi (lão hoá) của dân số là một trong những nét tiêu biểu cho các nước kinh
tế phát triển(Tăng số người có tuổi và số người già đi trong tổng số dân) nguyên nhân chủ yếu là những thay đổi lâu dài về đặc điểm của quá trình tái sản xuất dân cư; ngoài ra chuyển cư cũng có tác động nhất định tới sự già đi của dân số
- Có thể phân biệt hai loại già đi của dân số:
+ Già từ bên dưới: Giảm dần số trẻ em liên quan giảm dân số
+ Già từ bên trên: Tăng số người già giảm việc tử vong ở người già trong khi trẻ
em tăng lên chậm
- Để đánh giá mức độ già đi của dân số LHQ (Liên hiệp quốc) đề ra ba bậc sau (Tỷ
số giữa số người già từ 60 hoặc 65 trở lên so tổng số dân):
+ Dưới 4%: Dân số trẻ; 4-7%: Dân số ngưỡng già
+ Trên 7% dân số già
- Trên Thế giới sự già đi của dân số thế giới không đều: Đầu tiên bộc lộ ở Pháp (1870): 12% số dân từ 60 tuổi trở lên, sau đó đến Thuỵ Điển (1901), Anh (1931), Đức (1937)
Trang 101.2.4 Tình hình dân số ở Việt Nam
Việt Nam là nước đông dân Theo số liệu năm 1999 dân số nước ta là 76 triệu người đến ngày 01/11/ 2014 là ngày đánh dấu mốc dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người Theo thống kê dân số thế giới tính đến ngày 28/02/2016, dân số Việt Nam có 94,104,871 người Dân số Việt Nam chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới
Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 305 người/km2
Dân cư độ thị chiếm 33,6% tổng dân số (32,247,358 người)
Độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi
Với quy mô dân số này, Việt Nam đứng thứ 3 về quy mô dân số ở các nước Đông Nam Á, xếp thứ 14 trong các nước đông dân nhất thế giới trong hơn 200 quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Braxin, LB Nga, Pakistan, Nhật Bản, Bănglades, Nigêria, Mêhicô, CHLB Đức, Philippin)
1.2.4.1 Gia tăng tự nhiên
* Tình hình chung
Con người đã xuất hiện trên lãnh thổ nước ta từ rất lâu đời với số dân tăng lên chậm chạp Vào đầu công nguyên, dưới thời Hai Bà Trưng dân số nước ta khoảng 1 triệu người- đầu Thế kỷ XX là 13 triệu- 1931 là 17,7 triệu – 1945 là 20 triệu -2010l à 87 triệu đến nay 2016 là 94,104,871 người
Dân số nước ta ung khá nhanh từ 1955-1977 tăng nhanh nhất, dân số nước ta ung gấp đôi trong vòng 22 năm (Từ 25 triệu lên 50 triệu)
Từ 1961, Nhà nước ta đề ra chủ trương tiến hành vận động sinh đẻ kế hoạch đặc biệt trong những năm gần đây kiên quyết giảm dần tốc độ ung dân số hàng năm xuống còn 1.45%, như vậy hàng năm chúng ta có ung 1.2 triệu trẻ em ra đời
Sau 1 thập kỷ từ 1979- 1989 dân số nước ta ung hơn 12 triệu dân, bằng số dân của một nước trung bình
Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Là kết quả việc tăng tỷ suất sinh và giảm tỷ suất tử, đặc biệt tăng tuổi thọ trung bình khi tỷ suất sinh ở mức cao
+ Những giá trị truyền thống liên quan đến dân số, gia đình, con cái nhằm tăng số con trong gia đình vẫn bảo tồn trong đông đảo nhân dân
+ Số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ ngày càng lớn ở một số nơi cứ 1 người bước
ra khỏi tuổi sinh thì có 3- 4 người bước vào tuổi sinh (ở nước ta 1 năm có 45-50 vạn phụ
nữ bước vào tuổi sinh đẻ)
+ Chưa có biện pháp thật hiệu quả để hạn chế việc sinh đẻ theo kế hoạch đặc biệt là
ở nông thôn
* Các chỉ số liên quan trực tiếp đến gia tăng tự nhiên hiện nay
- Vào năm 1989 mức tăng tự nhiên ở nước ta là 2.23% thành thị là 1,7% nông thôn
là 2,5% Các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên trên 3% Đến nay mức tăng dân số
tự nhiên có giảm (1,45%), tuy nhiên do dân số đông nên mỗi năm tăng thêm gần 1,2 tr người
* Tỷ suất sinh: Tỷ suất sinh năm 1989 của cả nước là 31.3% (Thành thị Nông thôn 34,4): 11%
Trang 1123,4% Tỷ suất sinh liên qua độ tuổi kết hôn, nhìn chung độ tuổi kết hôn (lần đầu) đã tăng lên, trung bình cả nước là 24.5%(nam), và 23.2% (nữ) (Thành thị là 26,7-24,8; nông thôn 23,3-22,7)
- Tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ só sự thay đổi: Tăng nhóm tuổi 23-24, giảm trước 22 và sau 35
- Số con trung bình của phụ nữ từ 15-39 là 4 (Tính trung bình số con còn sống là 46.4% số phụ nữ có tuổi trên có 1-2 con và 3,6% số phụ nữ có 3 con trở lên.)
Năm 1979 số con trung bình của phụ nữ từ 15-49 là 4,8
Năm 1989 số con trung bình của phụ nữ từ 15- 49 là giảm
Năm 1995 số con trung bình của phụ nữ từ 15-49 là giảm 3,69 con
- Tỷ suất tử vong: Tỷ suất tử vong cả nước năm 1989 là 8,4% Thành thị 6,%, nông thôn là 9,0% Năm 1993 còn 6,7%
1.2.4 2 Gia tăng cơ học
Các dòng chuyển cư ra nước ngoài (xuất cư) có nhiều nguyên nhân: Kinh tế, chính trị, tôn giáo, chiến tranh Thế kỷ XVIII nhiều người Việt Nam đã sang sinh sống tại Thái Lan; sau đó với nhiều lý do khác nhau đã đến Lào Sau năm 1975 số người di tản tương đối đông Ngày nay số người Việt Nam xuất cư trên 2 triệu người tuy không lớn song có khi để lại hậu quả nhất định
Dòng nhập cư không nhiều chủ yếu người Trung Quốc sang lập nghiệp (Di thực lịch sử xuống Đông Nam á)
Dòng chuyển cư trong nước: Liên quan kinh tế, chính trị Trước kia từ Bắc Bộ vào Nam Bộ (do Nam Bộ ít dân)- năm 1954 hàng chục vạn người giáo dân vào cư trú ở các tỉnh phía nam (Biên Hoà và TP Hồ Chí Minh)
Sau hoà bình từ 1976-1980 có hơn hai triệu người di chuyển chổ ở (Từ đồng bằng lên trung du miền núi, từ nông thôn ra thành thị)
Các tỉnh di cư: Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình
Các tỉnh nhập cư: Một số tỉnh ở Tây Nguyên, Đồng Nai
1.2.5 Sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nước đo bằng Tổng sản phẩm quốc doanh”GDP” tính theo năm
Quan sát mức gia tăng dân số và thành tựu đạt được của tăng trưởng kinh tế ở các nước hoặc khu vực: Đối với nước phát triển GDP/ người rất cao song tỷ lệ gia tăng dân
số thấp và ngược lại
Bảng: GNP bình quân đầu người và t lệ gia tăng dân số ở một số khu vực 1999)
Khu vực GNP/người (USD) Tỷ lệ ung dân số
Trang 12Công thức: Q = F (R.K.L.T) Q: Tổng sản phẩm quốc dân; Tài nguyên môi trường (R)-Vốn con người (L)-Vốn vật chất (K) – Công nghệ (T)
- Khi dân số ung: Thì lực lượng lao động tăng(nhanh hơn dân số) Một số tài nguyên thì có hạn suy ra số lao động trên một diện tích đất ung
- Khi dân số ung nhanh có thể làm cho chất lượng vốn con người giảm xuống và không cải thiện được(do y tế, giáo dục…) năng suất lao động không cao
- Đối với công nghệ (có nhiều ý kiến cho rằng dân số ung nhanh nên sức ép làm nảy sinh các phát minh và phát triển KHCN) Song nếu dân số đông mà nghèo, sức mua kém thì không có thị trường lớn
Tăng nhanh dân số ở các nước nghèo là bất lợi cho ung trưởng kinh tế
Mối liên hệ:
Tỷ lệ gia ung GNP bình quân người = tỷ lệ gia ung GNP- tỷ lệ gia ung dân số
Do đó: Tỷ lệ gia ung GNP bình quân/ người = tỷ lệ gia ung GNP – tỷ lệ gia ung dân
- Các nước chậm phát triển đang ở vòng luẩn quẩn
Để giảm mức sinh, cần phải có điều kiện vật chất kỹ thuật, cần phải phát triển kinh
tế, song để có thể phát triển kinh tế lại còn hạnh chế tốc độ ung dân số
1.2.6 DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1.2.6.1 Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục
- Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu của dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng và chất lượng của hệ thống giáo dục Ở các nước phát triển khi tỷ lệ gia ung dân
số cao, cơ cấu dân số trẻ sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho sự phát triển của nền giáo dục
- Quy mô và tốc độ ung dân số có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của giáo dục:
Ta có PT: G: Quy mô của nhu cầu giáo dục
G = P x E P: Quy mô dân số
E: Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân
Quy mô dân số là điều kiện thúc đẩy sự phát triển quy mô giáo dục
Tốc độ tăng dân số cao suy ra số học sinh trong độ tuổi đến trường tăng
Giả sử: 2 nước A và B năm 1990 có số dân là 55 triệu dân Dân số nước A tăng 2.5% năm, năm 2000 là 70.4 triệu dân Dân số nước B tăng 1.3% năm Năm 2000 là 62.58 triệu dân
Nếu trẻ em trong độ tuổi đến trường là 20% thì nước A là 14.8 triệu còn nước B là 12.5 triệu
+ Ở mức gián tiếp: Tăng nhanh dân số ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, thu nhập, ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục
- Cơ cấu do theo tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục: ở ví dụ trên giả sử trẻ em đi học ở nứơc B là 15% thì số trẻ em trong độ tuổi đi học là 7.78 triệu,
cơ cấu dân số trẻ làm cho nhu cầu giáo dục lớn
Trang 13- Ở nước đáng phát triển tỷ lệ (cơ cấu) học sinh cấp I>II>III ở nước phát triển thì ngược lại: cấp I<II<III
- Phân bố địa lý dân số cũng ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục
Ở thành thị và vùng đông dân: Kinh tế phát triển hệ thống giáo dục phát triển trẻ em
có cơ hội đến trường nhiều hơn
1.2.6.3 Dân số và y tế
* Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế
- Nhiệm vụ của hệ thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân -Ta có: D = P.H: - D: Tổng số lượng người khám và chữa bệnh trong năm
- H: Số lần khám chữa bệnh của một người dân trong một năm
- Dân số tăng, đẩy mạnh KHKGD nên cần y tế
- Thực tế: Nước giàu có tốc độ dân số thấp lại có sự phát triển hệ hống y tế tốt hơn các nước nghèo có tốc độ dân số cao
1.2.6.3 Sức khoẻ, tình trạng mắc bệnh, nhu cầu KHHGD
Phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi, giới tính của con người
- Thanh niên, trung niên có sức khoẻ tốt hơn nên mắc bệnh và chết ít hơn
- Cơ cấu dân số có tác động lớn đến y tế: Do tâm lý, sinh lý, nhu cầu khác mà phụ
nữ và nam giới trong cuộc sống tình trạng ốm đau, bệnh tật phụ nữ khác nam giới
1.2.6.4 Phân bố dân cư ảnh hưởng đến hệ thống y tế
- Khu vực địa lý khác nhau: Đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn có sự khác nhau về ĐKTN, KTXH nên bệnh tật cũng khác nhau
- Mật độ dân số cũng ảnh hưởng lớn: Mật độ thấp, cao
1.2.6.5 Kế hoạch hoá gia đình tác động đến hệ thống y tế
Mức sinh cao, mức chết thấp, dân số phát triển mạnh đã dẫn tới việc xuất hiện nhu
cầu KHHGD
Tác động của sự gia tăng dân số đến việc nâng cao mức sống dân cƣ
- Đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người thấp, thiếu việc làm
Việt Nam: Số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,89% (năm 1999)
- Thu nhập bình quân đầu người thấp:
Năm 1960 có 1/5 người sống trong các nước công nghiệp phát triển có thu nhập bình quân đầu người gấp 30 lần với 1/5 người đang sống trong các nước đang phát triển nghèo nhất Đến năm 1990 sự chênh lệch về thu nhập này tăng lên 60 lần Theo FAO thì
ở 65 nước ở châu Á và Châu Phi đến năm 2000 có 1/2 số người bị đói (Khoảng 50% của 2.2 tỷ người)
- Chất lượng nhà ở dịch vụ y tế kém
50% dân số ở nước phát triển ở trong ngôi nhà chất lượng kém, 43% dân số ở nước đang phát triển chưa được sử dụng nước sạch, 51% chưa được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và 64% chưa có công trình vệ sinh
Trang 14Theo WHO đến năm 1995 còn 50% dân số trung bình không được chăm sóc sức khoẻ khi mắc bệnh thông thường
- Ngân sách đầu tư cho giáo dục thấp, trình độ học vấn thấp Ở các nước phát triển chi cho giáo dục là 5 -7%, còn các nước đang phát triển là 2 -3%
Cần có biện pháp tác động tích cực vào mối quan hệ dân số và mức sống
Trang 15Chương 2 MÔI TRƯỜNG 2.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGU ÊN THIÊN NHIÊN
2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên sinh học
Tài nguyên sinh học hay sự đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vật
và vi sinh vật sống hoang dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong các vực nước Sự phát sinh và phát triển của chúng trên Trái Đất đã đóng góp cho sự tiến hóa của sinh quyển đồng thời lại là nguồn sống của con người
Sự đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng không chỉ trong thiên nhiên mà cả trong đời sống con người Trước hết các loài và hệ sinh thái tạo nên cơ sở cho nền văn minh nhân loại Chúng ta không thể sống thiếu sự cung ứng của thiên nhiên bao gồm cả nền khí hậu được xác lập, nguồn nước được bảo vệ, các chu trình sinh – địa – hóa được duy trì Bảo vệ các quá trình sinh học không thể không bảo vệ các loài riêng rẽ mà chúng
là thành phần của hệ sinh thái Tiếp đến, động thực vật hoang dại đã, đang và sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển
Theo những số liệu mới nhất, đến nay con người đã biết được 1.392 loài động vật, thực vật và vi sinh vật, nghĩa là khoảng 4,1% số lượng loài có thể có trên hành tinh này sống ở trên cạn và dưới nước (Theo Solbrig, 1993; số loài được xác định là 1.392.485 trong tổng số loài 33.525.435)
Những loài động vật trên tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng trong các hệ sinh thái, khép kín các chu trình sinh địa hóa trên phạm vi toàn cầu để tạo nên sự ổn định đến mức bền vững của sinh quyển
Nhiều nhóm loài được con người khai thác trực tiếp làm thức ăn từ buổi bình minh của nhân loại như săn bắt thú rừng, đánh cá Nhiều loài được thuần dưỡng trở thành gia súc, gia cầm đóng góp nguồn thịt, sữa, trứng, da, lông cho cuộc sống của con người Như vậy, những loài động vật hoang dã bất kỳ ở đâu, mãi mãi vẫn là bộ phận cấu thành của sinh quyển, duy trì nguồn gen quý cho nghề chăn nuôi của con người
Tuy nhiên, do hoạt động của chính con người như săn bắt, hủy hoại nơi sống, nhất
là thu hẹp diện tích rừng, môi trường bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, việc buôn bán động vật hoang dã đã làm cho rất nhiều loài đã bị tuyệt chủng, nhiều loài bị giảm sút sản lượng tới mức bị đe dọa diệt vong, nguồn dự trữ gen bị mất mát và thu hẹp
2.1.2 Tài nguyên rừng
Rừng là bộ phận hết sức quan trọng trong môi trường sống của con người và là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao về mặt kinh tế – Ngoài ý nghĩa tự nhiên về động thực vật, rừng còn thể hiện như là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong một tổng thể tự nhiên Rừng có tác dụng như điều hòa khí hậu, điều hòa dòng chảy, cung cấp liên tục nguồn nước trong sạch, làm tăng dự trữ nguồn nước ngầm, chế ngự nguy cơ lũ lụt, ngăn chặn sự phá hủy của các dòng thác lũ, chống xói mòn và bảo vệ đất, đảm bảo cân bằng sinh thái lãnh thổ, làm giảm sức phá hủy của gió, chống cát bay, làm tăng khả năng giữ ẩm của đất, tăng năng suất mùa màng, đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi Tạo sơ sở để phát triển khai thác rừng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.Tạo nguồn sống cho đồng bào các dân tộc miền núi Bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi Bảo vệ an toàn cho nhân dân ở cả vùng núi, trung du,và vùng hạ du
Trên thế giới, khi chưa có sự can thiệp của con người, rừng chiếm diện tích khoảng 6 tỉ ha trên mặt đất Diện tích này chỉ còn lại khoảng 4,1 tỉ ha vào năm 1958 và
Trang 163,8 tỉ ha vào năm 1973 Hiện nay, diện tích rừng khép kín chỉ con lại khoảng 2,9 tỉ ha Tài nguyên rừng hiện đang tiếp tục bị tàn phá nặng Hằng năm có khoảng 15 triệu ha rừng nhiệt đới ẩm (bằng 4 lần diện tích nước Thụy Sĩ) bị phá hủy
Ở Việt Nam, rừng chiếm 34% diện tích cả nước với trữ lượng gỗ khai thác tương đối thuận lợi chỉ có khoảng 300 triệu km3
Diện tích rừng và đất rừng lớn nhưng diện tích che phủ rừng hiện có lại thấp (9 triệu ha) do đó tỷ lệ che phủ trung bình cả nước là 23 % Hiện nay, tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng biểu hiện ở cả hai mặt:
sự suy giảm diện tích rừng; sự suy thoái chất lượng rừng Vì vậy, cần phải có các biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên rừng như: + Khai thác sử dụng hợp lý các khu rừng kinh doanh sản xuất: Quy định lượng khai thác để đảm bảo khả năng tái sinh rừng; Nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ
+ Có kế hoạch mở rộng và quản lý rừng trồng Chăm sóc tu bổ các khu rừng đã
bị khai thác cạn kiệt Quy hoạch rừng kinh doanh lâm sản quý Quy hoạch rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng: các khu dự trữ tự nhiên
và rừng quốc gia, các khu rừng phục vụ mục đích văn hóa, nghỉ ngơi và du lịch
2.1.3 Tài nguyên biển và ven bờ
Biển và đại dương chiếm 71% diện tích hành tinh Đây là những hệ sinh thái khổng lồ, cùng với lục địa, khí quyển tạo nên tính cân bằng ổn định cho toàn sinh quyển
và hành tinh
Nguồn lợi của biển và đại dương rất đa dạng và phong phú, song không phải là
không có giới hạn Nó bao gồm các nguồn lợi lớn sau:
1 Nguồn lợi sinh vật
2 Nguồn lợi hóa chất và khoáng chất chứa trong khối nước trên mặt và dưới đáy biển
3 Nguồn nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt
4 Nguồn năng lượng sạch (nhiệt biển, dòng triều, gió)
5 Mặt biển và ven bờ là phương tiện giao thông hàng hải
6 Biển và bờ biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho sự phát triển du lịch, tham quan
và nơi nghỉ ngơi, giải trí
Tuy nhiên, do nhu cầu khai thác quá mức của con người làm cho một số loài sinh vật biển quưýư hiếm có nguy có bị diệt chủng hoặc giảm đa dạng sinh học Các phương tiện giao thông, các công trình khai thác khoáng sản biển đã làm nhiều vùng biển đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng
cỏ cho chăn nuôi, 32% và đất rừng, 32% còn lại là đất cư trú và các đầm lầy ngập nước ngọt hoặc mặn Tỉ lệ các loại đất thay đổi tùy theo điều kiện thiên nhiên và trình độ phát triển KTXH của từng vùng, từng quốc gia Hiện nay, tài nguyên đất trên thế giới nhìn chung đang ở vào tình trạng bị suy thoái nghiêm trọng do bị khai thác quá mức với những phương thức không hợp lý, do phá hủy lớp phủ thực vật gây xói mòn, rửa trôi Theo các tài liệu, hàng năm trên thế giới có 6-7 triệu ha đất bị xói mòn Ở các vùng cận nhiệt đới,
Trang 17do mất rừng nên hiện tượng hoang mạc hóa phát triển nhanh chóng, đặc biệt rõ rệt nhất ở các vùng Bắc Phi, Trung Á và Tây Ban Nha
2.1.5 Tài nguyên nước
Nước là tài nguyên có ý nghĩa quyết định đến sự sống và phát triển của con người
và xã hội loài người Nước vừa là nguồn tài nguyên vật liệu vừa là vật mang nặng lượng,
di chuyển các vật chất trên trái đất
Thủy quyển chứa 97,2% lượng nước trên Trái đất, khoảng 1.350 tỉkm3 Khoảng 94% là nước mặn, khoảng 2% là nước ngọt của các núi băng và băng hà ở hai cực, khoảng 0,6% là nước ngầm, nước trong khí quyển chiếm 0.001%, trong sinh quyển khoảng 0,00007% Thật sự con người chỉ dùng cho đời sống của mình khoảng 0,3% tổng lượng nước trên Trái đất, dưới dạng nước ngọt Trong phần đó thực tế mới chỉ dùng được 1%, vì 99% còn lại với kỹ thuật hiện nay, con người không thể xử lý được để dùng
Sự phân bố tài nguyên nước không đồng đều theo không gian và thời gian làm cho nước hết sức thiếu thốn ở từng nơi, từng mùa, mặt khác lại quá thừa thãi gây ra tai họa khủng khiếp vào mùa lũ lụt
Dân số tăng nhanh, đô thị hóa, công nghiệp hóa, nông nghiệp phát triển thì nhu cầu
về nước rất lớn và tác động của con người vào chất lượng của nguồn nước càng mạnh Ở một số nơi trên thế giới không xảy ra hiện tượng khô hạn nhưng lại xảy ra hiện tượng thiếu nước sạch dùng trong sản xuất và sinh hoạt do nguồn nước bị ô nhiễm vì chất thải công nghiệp hoặc phân bón trong nông nghiệp Để đáp ứng nhu cầu của mình, tại nhiều nơi trên thế giới, con người đã sử dụng đến nguồn nước ngầm So với 3 thập kỷ trước đây, lượng nước ngầm được khai thác đã tăng 30 lần và đến đầu thế kỷ XXI sẽ tăng thêm 1/3 nữa
Hiện tượng thiếu nước đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn (Trung Đông, châu Phi) Do chặt phá rừng mà nguồn nước ngọt ở lục địa bị suy giảm nhanh chóng, dòng sông không
có nước vào mùa khô
Vì vậy, việc bảo vệ nguồn nước cả về chất lượng và trữ lượng là một vấn đề có tính cấp bách và cần thiết đối với mỗi quốc gia và trên toàn cầu hiện nay
2.16 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản có vai trò rất to lớn đối với sự tiến bộ của xã hội Ngay tên gọi của
một vài thời kỳ văn hóa vật chất như thời kỳ văn hóa vật chất như thời kỳ “đồ đá”, thời
kỳ “đồ đồng”, thời kỳ “đồ sắt” cũng phản ánh rất rõ vai trò của khoáng sản trong đời sống của con người
Tuy nhiên phải đến thời đại công nghiệp, khoáng sản mới được sử dụng rộng rãi vì loài người biết cách chế biến, tinh luyện nó từ quặng mỏ thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong sản xuất cũng như tiêu dùng
Người ta chia khoáng sản thành hai nhóm chính: Khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại
- Khoáng sản kim loại
Sắt là kim loại được con người sử dụng nhiều nhất để làm nguyên liệu chế tạo các vật dụng, máy móc, chế tạo các phương tiện vận tải, xây dựng các công trình
Những quốc gia có diện tích khổng lồ thường có rất nhiều quặng sắt: 1 Nga; 2 Braxin; 3 Trung Quốc; 4 Ôxtraaylia; 5 Hoa Kỳ; 6 Ấn Độ; 7 Canađa
+ Các kim loại màu:
Trang 18Đồng là kim loại thường tập trung ở miền núi cao Mỏ đồng tập trung nhiều ở Châu
Mỹ trên dãy núi Coócđia và Anđét Năm quốc gia có mỏ đồng khai thác và luyện đồng nhiều nhất thế giới là:1 Chilê; 2 Hoa Kỳ; 3 Nga; 4 Canađa; 5 Dămbia
Các nước khác như: Daia, Ba Lan, Trung Quốc, Pêru, Ôxtrâylia trung bình khai thác khoảng 0,3 triệu tấn/năm Toàn thế giới một năm khai thác và tinh luyện khoảng 9 triệu tấn
Quặng nhôm (boxit – Al2O3) khá phổ biến trên bề mặt bóc mòn cổ Nó thường tập trung thành các mỏ có trữ lượng lớn, là tàn dư của quá trình san bằng địa hình boxit thường tập trung trên các bề mặt cao nguyên rộng lớn như: châu Phi, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nam Mỹ Các nước khai thác nhiều quặng boxit:1 Ôxtrâylia; 2 Ghinê; 3 Giamaica; 4 Braxin; 5 Nga;6 Ấn Độ
Ngoài ra các nước: Trung Quốc, Nam Tư, Hy Lạp hàng năm khai thác khoảng 3 triệu tấn boxit/năm Các quốc gia trên thế giới khai thác khoảng 100 triệu tấn boxit/năm Các nước luyện nhôm hàng đầu thế giới: 1 Hoa kỳ; 2 Nga; 3 Canađa; 4 Thổ Nhĩ Kỳ; 5 Ôxtrâylia
Toàn thế giới hàng năm luyện được 18 triệu tấn nhôm để sử dụng trong công nghiệp
Ngoài ra có: quặng niken, thiếc và các kim loại màu khác,
+ Khai thác các kim loại quý và hiếm
Kim loại quý có tỷ lệ trọng lượng khá phổ biến trong thành phần của vỏ trái đất, nhưng sự phân bố của chúng rất phân tán vì thế việc khai thác và tinh luyện rất tốn kém, làm cho giá thành cao Hàng năm trên thế giới khai thác khoảng 2000 tấn vàng, nhiều nhất là Nam Phi khoảng 600 tấn/năm Nga, Bỉ, Ôxtrâylia, Canađa cũng là bốn nước khai thác nhiều càng nhất thế giới với sản lượng trung bình 200-300 tấn/năm Các nước khác như Braxin, Philippin, Chilê có sản lượng từ 30-50 tấn/năm
Vàng còn hòa tan nhiều trong nước biển và đại dương Con người đã biết cách tách vàng từ nước biển nhưng giá thành còn cao hơn nhiều so với khai thác trên lục địa Ngoài
ra còn có: Bạc, bạch kim, các kim loại nặng (hiếm)
- Khoáng sản phi kim loại
Khoáng sản phi kim loại thường được dùng làm nguyên liệu cho các nghiệp hóa chất phân bón Chúng gồm có; apatit, photphat, bồ tạt Các nguyên liệu của ngành vật liệu xây dựng cũng là các khoáng sản phi kim loại; đá vôi, đất sét, cao lanh, cát, sỏi, đá hoa cương, đá huyền vũ
Khoáng sản phi kim loại thường rất phổ biến với trữ lượng rất lớn nên ít khi người
ta xác định trữ lượng của chúng Ngành công nghiệp vật liệu của các quốc gia trên thế giới đều sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ
Việc khai thác đá vôi và đất sét để sản xuất xi măng thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển, đang xây dựng cơ sở hạ tầng Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu
về sản lượng xi măng trên thế giới với sản lượng khoảng hơn 200 triệu tấn/năm Hoa Kỳ, Nga, Nhật vào khoảng 75 triệu tấn/năm; Ấn Độ, Đức, Italia khoảng 40 triệu tấn/năm; Pháp, Hàn Quốc, Braxin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 25 triệu tấn/năm
Về tốc độ khai thác khoáng sản thì sản lượng khai thác trong 20 năm cuối của thế kỷ
XX bằng sản lượng khi thác của 80 năm đầu thế kỷ Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên không phục hồi được, do đó với nhu cầu và tốc độ khai thác như hiện nay thì trữ lượng của chúng trên Trái đất cũng sẽ cạn kiệt
Trang 19Vì thế, ngày nay người ta rất chú trọng đến việc hạn chế sự thất thoát khoáng sản trong quá trình khai thác và cố gắng tận dụng chúng một cách có hiệu quả nhất
2.1.7 Tài nguyên năng lƣợng
Khoáng sản nhiên liệu bao gồm: than đá, dầu mỏ, khí đốt, ngoài ra còn có quặng
Uran và đất hiếm, các thành tạo khoáng sản nhiên liệu thường có nguồn gốc sinh vật Như vậy sự có mặt của chúng liên quan tới sự hình thành và phân bố các đá trầm tích khác nhau hình thành ở môi trường biển hồ
Khai thác than đá
Việc khai thác và sử dụng than đá là khâu quan trọng bước đầu đã giúp cho xã hội loài người chuyển từ thời đại sản xuất nông nghiệp sang thời đại công nghiệp hóa Sau kỷ nguyên của than đá là thời đại của việc sử dụng rộng rãi dầu mỏ và khí đốt
Than đá thường có nhiều ở các quốc gia có vĩ độ ôn đới và là miền nền có địa hình bình nguyên rộng lớn, ở đó có chế độ kiến tạo yên tĩnh như: Trung Quốc, Nga, Ba Lan, Đức, Hoa Kỳ, Ấn Độ
Những quốc gia dẫn đầu về sản lượng khai thác than đá của thế giới:
40 Trung Quốc 2 Hoa Kỳ; 3 Nga; 4 Ấn Độ; 5 Ba Lan;
Các nước Nam Phi, Ôxtrâylia, Anh, Đức, Canađa cũng là những nước có sản lượng than khai thác hàng năm khá lớn (từ 40 – 170 triệu tấn) Toàn thế giới hàng năm khai thác 3,28 tỉ tấn than (năm 1990) Theo đánh giá của các nhà hóa chất thì than đá có trữ lượng là 1.075,5 tỉ tấn, với nhiều khai thác như hiện nay (1990) thì nguồn dự trữ có thể tiêu dùng trong 328 năm nữa
Khai thác dầu mỏ, khí đốt và quặng uran
- Khai thác dầu mỏ
Dầu mỏ là nguồn năng lượng chính của xã hội loài người Với mức độ khai thác như hiện nay, tương lai nguồn tài nguyên này cũng sẽ bị cạn kiệt Người ta đã đưa ra các số liệu thống kê để chứng minh cho vấn đề này Năm 1985 lượng dầu mỏ tiêu thụ trung bình toàn cầu là 59,7 triệu thùng/ngày (3,1 tỉ tấn/năm) Mười năm gần đây, các nhà địa chất khám phá thêm được 9 tỉ thùng dầu/năm (1,3 tỉ tấn/năm), trong kho đó lượng tiêu thụ là
23 tỉ thùng/năm (3,9 tỉ tấn/năm) Từ đó các tác giả kết luận: 140 năm nữa các giếng dầu trên thế giới sẽ cạn hết! Song cũng theo dự đoán là tới năm 2011 sản lượng khai thác dầu trên thế giới sẽ bắt đầu giảm sút đi dần dần Loài người cần phải có kế hoạch để tìm cách thay thế nguồn dầu mỏ bằng cách khai thác các nguồn năng lượng khác
- Khai thác khí đốt
Khí đốt và dầu mỏ thường đi cộng sinh với nhau, mỏ dầu thường đồng thời là mỏ khí đốt Trên lục địa, sa mạc Trung Đông, Bắc Phi, các mỏ ở đây có nhiều dầu và ít khí Ngược lại, vùng trũng giữa núi và rừng Taiga tuyết lạnh của Xibêri thì lượng khí lại nhiều, dầu ít
Khí đốt là nhiên liệu lý tưởng cho các nhà máy điện dùng buốc bin khí Điện từ khí đốt tương đối vì thế các nước có nhiều khí đốt sẽ có điều kiện phát triển ngành luyện kim màu
Vùng Trung Đông, Xibêri, vùng lòng chảo giữa núi của Trung Quốc, Mông Cổ, vùng thềm lục địa vịnh biển ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh, biển Bắc, Canađa, Ôxtrâylia là những nơi có nhiều dầu mỏ và khí đốt Những lãnh thổ nhiều khí đốt nhất thế giới là Nga, Hoa Kỳ và Canađa Ngoài ra Hà Lan, Angiêri, Anh, Inđônexia, Na Uy đều có nhiều khí đốt Trữ lượng khí đốt trên thế giới tương đương với trữ lượng dầu mỏ
Trang 20- Khai thác quặng Uran
Uran là khoáng sản kim loại nhiên liệu quan trọng cho các nhà máy điện nguyên tử Uran khá phổ biến trên lục địa, các quốc gia có trữ lượng Ur lớn như: Cônggô, Canađa, Hoa Kỳ, Nam Phi, Pháp, Ôxtrâylia, Ấn Độ và Nga Trong nước biển và đại dương lượng
Ur hòa tan cũng khá lớn Nó có thể trở thành nguồn Ur vô tận cho con người Với mức tăng về nhu cầu Ur 2-3 %/năm, nhiều tổ chức và chuyên gia dự báo năm 2000 thế giới có thể sử dụng khoảng 18-23 tỉ tấn nhiên liệu tiêu chuẩn Trong khi đó nguồn dự trữ về năng lượng thì có hạn, thành thử việc cạn kiệt nguồn tài nguyên này là điều có thể xảy ra trong tương lai
Tóm lại, với sự phát triển ngày càng mạnh của sản xuất đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới ngày càng tăng nhanh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
2.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi cả về tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường vi phạm tiêu chuẩn môi trường không có lợi cho môi trường sống Nó gây nguy hại đến sức khỏe con người đồng thời làm ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau của sản xuất, làm tổn hại tài sản văn hóa, gây tổn thất hoặc hủy hoại tài nguyên dự trữ của Trái đất
2.2.1 Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi trường nước tự nhiên
dù chất đó có hại hay không Khi vượt quá một ngưỡng nào đó thì chất đó sẽ trở nên độc hại đối với con người và sinh vật
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả các xác chết của chúng Sự ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm không xác định được nguồn gốc
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nông nghiệp
Các dạng gây ô nhiễm theo thời gian có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức thời do
sự cố rủi ro Theo các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân biệt ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lý (ô nhiễm nhiệt hoặc do các chất lơ lửng không tan), ô nhiễm phóng xạ
Theo vị trí không gian người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm mặt nước, ô nhiễm nước ngầm
Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra theo quy mô toàn cầu Ngay từ
năm 1963, Tổ chức Y tế thế giới đã nhấn mạnh rằng: Đặc điểm của ô nhiễm do hóa chất, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ (vi lượng) là tác động rất chậm không nhận thấy ngay nhưng lại mang tính chất mãn tính, phổ biến rộng khắp, cho nên nhiệm vụ quan trọng là phải có các biện pháp phòng ngừa Ở nhiều nước, kể cả các nước công nghiệp phát triển cũng chưa khắc phục được các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn đường ruột tức là các bệnh mà đường truyền bệnh chủ yếu bằng nước Các căn bệnh như mắt hột, viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh ngoài da,thậm chí có thể gây ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ở các nước đang phát triển đang là nỗi lo của nhiều quốc gia
Trang 21Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú Công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nước ta tuy chưa phát triển nhưng nhiều vùng đô thị và khu công nghiệp đã bị ô nhiễm nước Một số vùng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, đều đang bị đe dọa nguy cơ ô nhiễm do chất thải sinh hoạt hoặc do chất thải công nghiệp Các khu công nghiệp cũng đã gây ô nhiễm cho các sông ở những đoạn tương ứng với chúng (Việt Trì, Bắc Giang, Phả Lại, sông Đồng Nai )
2.2.2 Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm cho nó không sạch, có mùi khó chịu, có khói bụi làm giảm tầm nhìn…
Nguồn gốc gây ô nhiễm
Có 2 nguồn gây ra ô nhiễm cơ bản đối với môi trường không khí:
- Nguồn gây ô nhiễm thiên nhiên
- Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của con người
Nguồn gây ô nhiễm thiên nhiên do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như đất cát
sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và bị thổi tung lên (gồm bụi, đất, đá, thực vật ), bụi nham thạch cùng với hơi, khí từ lòng đất phun ra bởi các núi lửa; nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí Các quá trình thối rữa của xác động vật và thực vật chết ở tự nhiên cũng thải ra các chất khí ô nhiễm
Nguồn ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do quá trình đốt cháy các nhiên liệu (gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt ) sinh ra Người ta phân ra:
+ Nguồn ô nhiễm công nghiệp là do các ống khói của các nhà máy do quá trình công nghệ sản xuất có bốc hơi, rò rỉ thất thoát trong dây chuyền sản xuất, trên các đường dẫn đã thải vào không khí rất nhiều chất độc hại Đặc điểm của chất thải là có nồng độ chất độc hại cao và tập trung Các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ gây ô nhiễm chính cho môi trường
+ Nguồn ô nhiễm giao thông vận tải sản sinh ra gần 2/3 khí CO2 và 1/2 khí CO cùng khí NO
- Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người gây ra chủ yếu là do bếp đun và các
lò sưởi gỗ củi, than, dầu mỏ hoặc khí đốt Nhìn chung nguồn ô nhiễm này nhỏ nhưng có đặc điểm tác động cục bộ trực tiếp trong mỗi gia đình nên có thể để lại hậu quả lớn về lâu dài Hiện nay việc sử dụng than trong đun nấu phổ biến ở nước ta là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu
* Tác hại
Vấn đề môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm đã dẫn đến khả năng hấp thụ bức xạ Mặt Trời của khí quyển tăng lên thì “hiệu ứng nhà kính” do khí thải CO2 càng trở nên rõ rệt mà hậu quả chung là khiến nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên Đó là vấn
đề “ấm lên toàn cầu” được các nhà môi trường học đề cập nhiều trong thời gian gần đây Một vấn đề khác của ô nhiễm khí quyển là “sự mỏng đi của tầng ozon” Việc sử dụng nhiều các chất CFC (Cloro – Fluro – Cacbon), các chất dùng trong công nghệ lạnh, trong công nghệ rửa mạch in điện tử hay các bình xịt nước hoa ) trong những năm gần đây đã để lại sự tích lũy chúng trong tầng bình lưu khí quyển (độ cao 11- 65km) Các chất CFC làm hủy hoại tầng ozon (O3) là tấm lá chắn tia cực tím cho Trái Đất, để lại nhiều tác hại xấu cho sinh vật và con người
Trang 22Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng
cấp tính có thể gây ra tử vong Các bệnh viêm phế quản, bệnh ung thư phổi, bệnh viêm
đường hô hấp cấp SAT, bệnh đục thủy tinh thể, bệnh viêm xoang, bệnh mắt hột đều là hệ
quả của môi trường không khí bị ô nhiễm Những nơi tập trung giao thông cao thì hàm
lượng CO trong không khí tăng, làm nhiều người mắc bệnh thần kinh Mưa axit là hệ quả
của sự hòa tan SO2 vào nước mưa, khi rơi xuống ao hồ sông ngòi thì gây tác hại đến sinh
vật sống trong nước
Các công trình xây dựng, các tượng đá, các di tích lịch sử và văn hóa, các vật liệu
xây dựng đều bị hủy hoại bởi môi trường không khí đã ô nhiễm: ăn mòn, nứt nẻ, mất
màu, bong sơn
Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí đã xảy ra ở một số nơi như: Ở nhà máy nhiệt điện
Uông Bí, các làng nghề rèn, tái chế nhựa, sắt, xung quanh các nhà máy xi măng, xung
quanh các khu công nghiệp,dân cư sống ở các vùng nói trên đều mắc các bệnh đường hô
hấp, bệnh da, mắt với tỷ lệ lớn
Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí
Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí bao gồm
- Quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí bằng các luật lệ, chỉ tiêu,
tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
- Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên tinh thần hạn chế tối đa sự ô
nhiễm không khí khu dân cư
- Xây dựng công việc, hàng rào cây xanh, cây trồng hai bên đường để hạn chế bụi,
tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ CO2 trong quang hợp
- Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lý khí
độc hại trước khi thải ra không khí Phát triển các công nghệ “không khói”
2.2.3 Ô nhiễm môi trường đất
* Nguồn gốc ô nhiễm
Ô nhiễm đất được xác định một cách tổng quát như sau:
- Do sử dụng trong nông nghiệp những sản phẩm hóa học như phân bón và chất
điều hòa sinh trưởng, các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ Các chất này đã phá
hủy cấu trúc của hệ sinh thái đất
- Do thải vào đất một khối lượng lớn các chất thải công nghiệp như xỉ than, cặn
khoáng Các chất ô nhiễm không khí khi lắng đọng trên bề mặt đất sẽ gây ô nhiễm đất,
tác động đến hệ sinh thái đất
- Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh
trùng, vi khuẩn đường ruột đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người
và động vật
- Do thải ra mặt đất những rác sinh hoạt và các chất thải công nghiệp, các chất thải
của quá trình xử lý nước
Tóm lại đất ngày càng bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt, sản xuất công – nông
nghiệp mà chưa được xử lý triệt để
Đất bị ô nhiễm trước tiên sẽ gây tác hại đến hệ sinh vật sống trong đất, các thực
vật và động vật sống trên đất Đất thiếu sinh vật sống trở nên môi trường trơ, không thể
dùng vào sản xuất nông nghiệp được nữa
Biện pháp chống ô nhiễm đất
Trang 23Để chống ô nhiễm đất trước hết cần phải đề ra các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất Hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Sử dụng phải bảo vệ được đời sống các vi sinh vật, thực vật và động vật sống ở đất
Việc chôn vùi các chất thải trong các hồ phải được chuẩn bị trên cơ sở một quy hoạch có tính toán, thiết kế cẩn thận, ngăn ngừa được sự rò rỉ chất thải, gây ra ô nhiễm và sau khi san lấp vẫn có thể sử dụng vào các công việc khác
Để xử lý chất thải rắn của đô thị, thông thường người ta thực hiện theo trình tự như sau:
- Chọn những chất thải rắn có thể sử dụng lại được như giấy, nhựa, kim loại, vỏ hộp
- Phân loại, tách các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như sản phẩm từ động, thực vật để đưa vào nhà máy làm phân hữu cơ
- Chất thải rắn chữa các mầm bệnh, vi khuẩn phải đưa vào lò đốt thiêu để tiêu hủy các mầm bệnh và vi khuẩn
- Sau cùng, chất thải được mang đi chôn lấp tại các “bãi rác vệ sinh”
Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xạ cần có kỹ thuật xử lý riêng
Vấn đề xử lý rác thải ở các đô thị Việt Nam
Cho đến gần đây, việc xử lý rác thải của các đô thị lớn ở nước ta chỉ mới dừng lại
ở việc tìm bãi thải để đổ Tiếp tục như vậy thì ô nhiễm môi trường đất là điều không thể tránh khỏi Bệnh dịch và mầm bệnh vẫn được lan truyền Gần đây có một số chương trình thực hiện phân loại rác, xem rác như là một nguồn tài nguyên làm nguyên liệu để tái chế, một số chất thải hữu cơ thì dùng làm phân bón vi sinh để làm sạch môi trường
2.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn
* Nguồn ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi Cường độ âm thanh được tính theo đơn vị dB-decibel, còn tần số của nó theo đơn vị héc (Hz)
Nguồn gây tiếng ồn có thể do các hiện tượng tự nhiên, do các loài vật hoạt động,
do bản thân con người tạo ra hay do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, giao thông vận tải Tiếng ồn phát ra do các hiện tượng tự nhiên như sấm sét do con vật tạo ra khi kêu, gầm do con người tạo ra khi nói chuyện, hát hò hoặc do sử dụng các thiết bị âm thanh như radio, ti vi Tiếng ồn trong sản xuất phát ra do các thiết bị máy móc chuyển động va đập, do các dòng khí hay chất lỏng chuyển động nhanh Tiếng ồn do máy móc phát ra thường có cường độ rất lớn, chẳng hạn cường độ tiếng ồn cách nguồn âm 15m của một số máy móc như sau: máy dập: 85dB; máy cưa: 82-85dB; máy khoan: 87-114dB; xưởng rèn: 100-120dB; xưởng dệt: 100dB
Tiếng ồn do giao thông phát ra từ động cơ hay do rung của các thùng bệ thiết bị giao thông cũng tương đối lớn Cách nguồn 1-1,2m thì tiếng ồn của các loại xe là: xe con 77dB, xe khách 79 – 84dN, xe mô tô 2 kỳ: 80dB; máy bay: 120 – 135dB
Tác hại của tiếng ồn
Tiếng ồn gây mệt mỏi thính lực, đau tai, mất thăng bằng, giật mình và mất ngủ, loét dạ dày, tăng huyết áp, dễ cáu giận Điếc nghề nghiệp là những tổn thương không phục hồi được ở các cơ quan coocti của tai trong Điếc nghề nghiệp xảy ra ở nhiều công nhân làm việc ở các xí nghiệp cơ khí, điện, đúc Mức tiếng ồn từ 58 – 63dB ở trong nhà
Trang 24đã làm sức nghe, gây giảm áp huyết tâm thu và tăng huyết áp tâm trương Với tiếng ồn từ 45dB trở lên thì sẽ bị khó chịu và khó ngủ Ở những nơi đông người, giới hạn tiếng ồn cho phép là không quá 80dB ở tần số 500Hz
Để giảm tác hại do tiếng ồn gây ra, trong luật bảo vệ môi trường đều có quy định mức cho phép tại các khu vực khác nhau như khu sản xuất, khu dân cư và tại các nguồn phát tiếng ồn như xe, máy
Biện pháp chống ồn
Để làm giảm và chống ồn thường áp dụng đồng bộ các biện pháp sau: giảm tiếng
ồn và chấn động tại nguồn phát sinh, giảm tiếng ồn trên đường lan truyền, qui hoạch xây dựng hợp lý, sử dụng cách âm và thiết bị hấp thụ sóng âm Biện pháp tuyên truyền giáo
dục cho mọi người cũng rất quan trọng
- Việc khai thác các quặng phóng xạ, xử lý và tinh chế quặng, sản xuất các chất phóng xạ nhân tạo
- Các phòng thí nghiệm hạt nhân – nơi sử dụng các đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu khoa học
- Các phòng điều trị có sử dụng các đồng vị phóng xạ để chẩn đoán và chữa bệnh
* Tác hại của ô nhiễm phóng xạ
Ta phân biệt 2 loại:
- Chiếu xạ ngoài khi nguồn chiếu xạ nằm ngoài cơ thể
- Chiếu xạ trong khi nguồn chiếu xạ theo thức ăn mà nằm trong cơ thể
Các chất phóng xạ một khi đã có mặt ở môi trường thì có thể theo chuỗi thức ăn
mà có khả năng thâm nhập vào cơ thể thực vật và sau đó là động vật và người Tác dụng của tia xạ đối với cơ thể là làm chậm quá trình phân bào, làm đứt gãy các nhiễm sắc thể gây đột biến gen Người bị chiếu xạ liều cao hoặc bị chiếu liên tục thời gian dài thì bị mắc bệnh gọi là bệnh phóng xạ Khi từng cơ quan bị chiếu xạ thì chúng có thể bị tổn thương, đặc biệt các cơ quan sinh dục rất nhạy cảm với sự chiếu xạ Ở đây có thể phân biệt hai trạng thái: chiếu xạ liều thấp và chiếu xạ liều cao Với chiếu xạ liều thấp, tia xạ
có tác dụng kích thích sinh trưởng và phục hồi chức năng Với chiếu xạ liều cao, tia xạ gây ra tổn thương
* Biện pháp bảo vệ và phòng tránh
Để bảo vệ và phòng tránh tác hại của ô nhiễm phóng xạ cần:
- Quy định nghiêm ngặt về sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng các chất có tính phóng xạ
- Cấm các vụ thử hạt nhân, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
Trang 25- Cách ly các xí nghiệp mà hoạt động của chúng có liên quan đến các chất phóng
xạ, như các nhà máy điện nguyên tử
2.2.6 Ô nhiễm nhiệt
* Nguồn gốc ô nhiễm nhiệt
Cũng như các loại ô nhiễm khác, nguồn ô nhiễm nhiệt chủ yếu có thể do thiên nhiên hoặc do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người gây nên Ta không xét đến các ô nhiễm nhiệt do thiên nhiên mà quan tâm chủ yếu đến các nguồn ô nhiễm do con người tạo ra
Nguồn ô nhiễm nhiệt do con người gây ra chủ yếu do thất thoát nhiệt trong quá trình đốt nhiên liệu ở lò hơi, lò nung hay thải nhiệt từ các quy trình công nghệ như sản xuất điện Trong các xí nghiệp công nghiệp thì các nhà máy nhiệt điện, điện nguyên tử, luyện kim là những nguồn ô nhiễm nhiệt chính Nhiệt sinh ra khi đốt nhiên liệu sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thải vào môi trường Tại các nhà máy, khi các thiết bị làm việc đều
sinh ra nhiệt và nó thường được thải qua nước hoặc không khí làm mát máy
* Tác động của ô nhiễm nhiệt
Nhiệt độ cao làm biến đổi sinh lý cơ thể con người như mất mồ hôi, mất nhiều muối khoáng và một số vitamin Nhiệt độ cao khiến tim làm việc nhiều hơn, chức năng của thận và hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng Gần nguồn nhiệt cao, công nhân còn chịu tác động của bức xạ nhiệt làm giảm sức khỏe Hiện nay ở mức độ toàn cầu, khi công nghiệp phát triển và dân cư tăng nhanh đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng Và hậu quả là nhiệt thải vào môi trường cũng tăng lên Thêm vào đó là hiện tượng “khí nhà kính” tăng lên sẽ đẩy nhiệt độ chung của Trái đất lên Sự “ấm lên toàn cầu” đe dọa đời sống con người và các vi sinh vật Khi nhiệt độ tăng lên, băng ở hai cực sẽ tan khiến mực nước biển dâng lên, thu hẹp diện tích đất liền Ô nhiễm nhiệt làm thay đổi khí hậu vùng, nhất là vùng có đô thị, các khu công nghiệp phát triển
Ô nhiễm nhiệt trong môi trường nước gây tác hại cho đời sống sinh vật ở nước Khi nhiệt độ tăng, hàm lượng hòa tan oxy trong nước giảm Nhiệt độ quá 400C đe dọa đời sống nhiều sinh vật
* Các biện pháp làm giảm ô nhiễm
Để làm giảm ô nhiễm nhiệt người ta thường áp dụng các biện pháp sau đây:
- Cải tiến quy trình công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng nhiệt, giảm thất thoát nhiệt ra môi trường
- Đối với môi trường không khí thì có thể trồng cây xanh, lắp đặt thiết bị thông gió
và thải nhiệt tốt
- Đối với môi trường nước nên xử lý tận dụng nhiệt làm nguội nước trước khi xả
ra vực nước, cải tiến điều kiện phát tán nhiệt
Trang 26
2.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
2.3.1 Quy mô toà n cầu
* Khí quyển và khí hậu
- Khí quyển:
+ Giảm tác động có hại của các hoạt động do con người gây ra đối với khí
quyển, ngăn ngừa ô nhiễm không khí
+ Nâng cao và áp dụng các hiểu biết về khí hậu và thay đổi khí hậu
- Nước:
+ Gắn những xem xét môi trường với việc quản lý tài nguyên nước
+ Cung cấp nước uống và dịch vụ vệ sinh cho tất cả mọi người
- Các hệ sinh thái: + Duy trì năng suất đất, ngăn ngừa suy thoái đất đặc biệt là đất
trồng trọt, đẩy mạnh cải tạo đất và đất trồng
+ Quản lý các hệ sinh thái khô hạn và bán khô hạn để có năng suất bền vững, ngăn
ngừa sự hoang mạc hóa và cải tạo đất hoang mạc để sử dụng có hiệu quả
+ Phát triển bền vững rừng nhiệt đới và các hệ sinh thái rừng
+ Quản lý đất đai và duy trì, phục hồi chất lượng môi trường ở các hệ sinh thái
nhằm ổn định dân số địa phương
+ Bảo vệ di sản thiên nhiên của các dân tộc thông qua việc bảo tồn các hệ sinh thái
và sự đa dạng thực vật, động vật
+ Tận dụng tối đa các lợi ích, giảm tối thiểu các rủi ro về môi trường của các
công nghệ sinh học, sử dụng các vi sinh vật và các tác nhân nhân sinh học khác
+ Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đối với việc sử dụng đất nông nghiệp,
sản xuất cây trồng và vật nuôi, hạn chế tổn thất sau thu hoạch
+ Quản lý, khôi phục các hệ sinh thái vùng ven biển và các đảo
- Các biển và đại dương:
+ Duy trì và nâng cao chất lượng các môi trường biển khu vực, xây dựng tập quán,
sử dụng bền vững các tài nguyên
+ Nâng cao hiểu biết về vai trò của các đại dương trong hoạt động của các chu trình
sinh địa hóa, kiểm soát ô nhiễm đại dương và tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động
này
+ Bảo vệ và quy định sử dụng bền vững các tài nguyên sinh vật biển cũng như các
nơi ở của chúng
- Thạch quyển: Đạt được việc sử dụng hợp lý về môi trường các tài nguyên của
thạch quyển, giảm những ảnh hưởng của tai biến phát sinh và thiên tai có nguồn gốc địa
vật lý – địa chất
- Định cư và môi trường
+ Gắn những xem xét về môi trường trong tất cả các khía cạnh quy hoạch và quản
lý định cư
+ Ngăn ngừa và giảm các ảnh hưởng của thiên tai đối với cộng đồng, tăng cường sự
chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với chúng
- Sức khỏe và phúc lợi của con người:+ Giảm các mối nguy hiểm về ô nhiễm môi
trường tới mức có thể chấp nhận được
+ Ngăn ngừa và giảm thiểu bệnh tật và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra
Trang 27+ Cải thiện chất lượng môi trường lao động để ngăn ngừa các tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp
- Năng lượng, công nghiệp và giao thông
+ Phát triển các hệ thống năng lượng thích hợp, giảm các tác động có hại hiện có
và ngăn ngừa các tác động có hại trong tương lai
+ Đạt được sự hài hòa giữa phát triển công nghiệp hợp lý và bảo vệ môi trường
+ Giảm tác động nguy hiểm của ô nhiễm giao thông tới mức có thể chấp nhận
được
- Hòa bình, an ninh và môi trường: + Đảo ngược tình trạng tiếp tục tàng trữ vũ khí
và đẩy mạnh vũ trang, hạn chế cường độ và tần số hoạt động quân sự
- Đánh giá môi trường: + Tích lũy các thông tin khoa học kỹ thuật môi trường để
sẵn sàng cung cấp các thông tin này cho những người lập chính sách và ra quyết định
+ Cung cấp việc đánh giá các vấn đề môi trường, khai thác các dữ liệu kinh tế - xã
hội và môi trường
- Các biện pháp quản lý môi trường:
+ Gắn các cân nhắc về môi trường với các chính sách, các chương trình dự án phát
triển kinh tế - xã hội
+ Ban hành và tăng cường hiệu lực luật môi trường của quốc gia và quốc tế
- Nhận thức về môi trường:
+ Động viên nguồn nhân lực để bảo vệ môi trường thông qua công tác giáo dục và
đào tạo
+ Tăng cường nhận thức trong nhân dân nhằm gây ảnh hưởng đến các chính sách
và hành động hỗ trợ, phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng môi trường
2.3.2 Phương hướng và chương trình hành động bảo vệ môi trường ở Việt
Nam
* Dân số
- Giảm tỷ lệ gia tăng dân số
- Cải thiện đời sống, tăng tuổi thọ dân cư
- Tuyên truyền, chăm sóc cức khỏe cộng đồng tiến tới ổn định dân số
* Sản xuất lương thực
Do thiếu lương thực ở nhiều nước đang phát triển nên đã tạo ra tình trạng thiếu an
toàn và đe dọa cho môi trường Các nỗ lực nhằm đáp ứng các nhu cầu lương thực đã tăng
lên rất nhanh và thêm vào đó là sự lơ là đối với các tác động xấu đến môi trường của các
chính sách và thông lệ Hạn chế những huỷ hoại cho môi trường gồm:
- Suy thoái và cạn kiệt dưới hình thức mất đất và mất rừng, hạn hán và hoang mạc
hóa
- Mất và suy thoái tài nguyên nước mặt và nước ngầm
- Giảm tính đa dạng di truyền và tài nguyên thủy sản
- Hủy hoại thềm đáy biển
- Mặn hóa, bồi lấp vực nước
- Ô nhiễm không khí, nước, đất Hiện tượng nở hoa thường xuyên do sử dụng
không hợp lý các loại phân bón, thuốc trừ sâu và nước thải công nghiệp
* Trồng rừng và bảo vệ sự đa dạng sinh học
Trang 28Tiến hành cải tạo tự nhiên, cải tạo môi trường, phục hồi các tài nguyên thiên nhiên
đang có nguy cơ cạn kiệt về số lượng và thay đổi về chất lượng
Duy trì tính đa dạng sinh học và bảo vệ các nguồn gen quý hiếm
đưa chúng vào môi trường tự nhiên
Quản lý và quy hoạch môi trường
Xây dựng, quy hoạch sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Đây là biện pháp hàng đầu đối với mỗi quốc gia cũng như từng địa phương trong công tác xây dựng và phát triển KTXH
Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào các ngành sản xuất để chống hiện
tượng ô nhiễm môi trường
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ như giáo dục và đào tạo
Xây dựng và ban hành Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật
Giáo dục môi trường
Xây dựng các vùng cấm, các khu bảo tồn tự nhiên
4 Qua học phần „‟ GD DS và môi trường‟‟, hãy cho biết nhận thức của bản thân về mối quan hệ giữa dân số và môi trường như thế nào? Đối với học sinh anh (chị) giúp các
em có ý thức bảo vệ môi trường bằng cách nào?
5 Trên cơ sở vận dụng kiến thức đó học của học phần “GD DS và môi trường” hóy cho viết một bản báo cáo ngắn chủ đề về “Môi trường và sức khỏe của sinh viên” ở nơi anh (chị) đang học tập