1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO TRINH MÔN HỌC DAN SO MOI TRUONG

15 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

Về văn hóa - xã hội, xã hội bền vững phải là một xã hội trong đó phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế; phúc lợi xã hội phải được chăm lo, các giá

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Chương I Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

của môn học

1 Tài nguyên.

1.1 Khái niệm tài nguyên.

Tài nguyên là tất cả các yếu tố vật chất hoặc phi vật chất, các yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể khai thác và sử dụng cho các hoạt động của mình.

Một yếu tố được coi là tài nguyên với điều kiện sau:

- Có ích cho các hoạt động của con người

- Con người có thể khai thác được những lợi ích đó

1.2.1.3 Cạn kiệt tài nguyên.

Một tài nguyên được coi là cạn kiệt nếu nó rơi vào một trong các tình trạng sau:

Thứ nhất, tài nguyên đó đã kết tinh hết vào trong các sản phẩm xã hội, nó được

coi là không còn tồn tại trong môi trường tự nhiên

Thứ hai, tài nguyên đó còn trong môi trường tự nhiên nhưng chi phí khai thác

quá lớn

Thứ ba, nhiên liệu không kết tinh về mặt vật chất vào sản phẩm, nó bị đốt cháy

trong quá trình sản xuất và chuyển hóa thành những chất khác

Thứ tư, tài nguyên có trữ lượng bình quân đầu người giảm dần theo thời gian.

Ví dụ như đất, rừng, nước…

2 Phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại

mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ mai sau.

Sự bền vững của phát triển kinh tế - xã hội có thể đánh giá được bằng những chỉ tiêu nhất định về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường và tình trạng

xã hội:

Trang 2

1 Về kinh tế, trong xã hội bền vững, việc đầu tư và phát triển nói chung phải đem lại lợi nhuận, gia tăng tổng sản phẩm trong nước

2 Về tài nguyên thiên nhiên, trong xã hội bền vững, tài nguyên không tái tạo được,

vì vậy cần phải sử dụng trong phạm vi khôi phục được về số lượng và chất lượng; sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế và bổ sung thường xuyên bằng các con đường tự nhiên hoặc nhân tạo

3 Về chất lượng môi trường, trong xã hội bền vững, môi trường không khí, nước, đất cảnh quan liên quan đến sức khỏe, tiện nghi, yêu cầu thẩm mỹ, tâm lý của con người nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm; các nguồn phế thải phải được xử lý, tái chế kịp thời

4 Về văn hóa - xã hội, xã hội bền vững phải là một xã hội trong đó phát triển kinh

tế phải

đi đôi với công bằng xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế; phúc lợi xã hội phải được chăm

lo, các giá trị về văn hóa, đạo đức của dân tộc và cộng đồng phải được bảo vệ và phát huy

Với xu thế hiện nay, để đánh giá sự phát triển của một xã hội, người ta chủ yếu dựa vào 4 điều kiện cần và đủ nói trên Nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên thì sự phát triển của xã hội đó sẽ đứng trước nguy cơ mất bền vững

CHƯƠNG II:

1 Tháp dân số:

- Khái niệm: là sự biểu hiện cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính của dân số dưới dạng

hình học

- Các mô hình của tháp dân số:

+ Mô hình dân số mở rộng: đáy tháp bè ra, số người nhóm tuổi trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong dân số

+ Mô hình dân số ổn định: số người các nhóm tuổi tương đối đều nhau, mức sinh mức chết như nhau, không thay đổi lớn trong nhiều năm

+ Mô hình dân số thu hẹp: Đáy tháp thu hẹp, phình rộng ở giữa tháp, mức sinh thấp, người già chiếm tỷ lệ lớn, dân số có xu hướng giảm

2 Chất lượng dân số.

Khái niệm chất lượng dân số.

Chất lượng dân số là tổng hợp những năng lực cơ bản của một cộng đồng dân

cư đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng xã hội một cách có hiệu quả Chất lượng dân

số thể hiện qua cơ cấu tuổi, mức sống, trình độ, ý thức xã hội

Trang 3

Chất lượng dân số là một khái niệm rộng, nó là tổng thể các thành tố tạo nên thể lực, trí lực của con người nói chung

Chất lượng dân số là sự tổng hợp của nhiều yếu tố tác động

Chất lượng dân số không chỉ được đánh giá về nhân trắc học (chiều cao, cân nặng, các số đo cơ bản…), sức chịu đựng dẻo dai cả về thể lực và trí lực,

=> Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số, như vậy chất lượng dân số phản ánh được chất lượng nguồn nhân lực

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân số.

Xếp hạng HDI của Việt Nam đã tăng từ thứ 122 lên 108 trong tổng số 177 nước và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng HDI của Việt Nam cao hơn mức trung bình 0,694 của các nước đang phát triển Tuy nhiên, HDI của nước ta lại thấp hơn mức trung bình của thế giới 0,741 và khu vực châu á Thái Bình Dương 0,768(1)

- Sức khoẻ và dinh dưỡng (BMI):

+ Suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi, trẻ em thừa cân

+ Tỷ lệ mắc bệnh tật do rối loạn chuyển hóa và di truyền ở trẻ sơ sinh, rối nhiễm tâm thần, tự kỷ, tiểu đường

+ Tỷ lệ trẻ em mắc dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ

+ Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh

+ Tỷ lệ tử vong mẹ, số ca phá thai và vô sinh

+ Tỷ lệ người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục – HIV

+ Mức sống dân cư, tỷ lệ hộ đói nghèo

+ Thay đổi cấu trúc dân số

- Trình độ giáo dục

- Dân số và môi trường bền vững

Chương III: Biến động tự nhiên của dân số

Mức sinh: Là chỉ số sinh sống thực tế của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

+ Mức sinh tự nhiên: Là mức sinh không có sự can thiệp của con người vào quá trình sinh đẻ

Trang 4

+ Mức sinh có kiểm soát: Là mức sinh có sự can thiệp của con người vào quá trình sinh đẻ

Mức sinh thay thế.

Là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái để thay thế mình trong dân số

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu thường sử dụng TFR để xem xét mức sinh thay thế, theo đó mức sinh thay thế đạt được khi TFR nằm trong khoảng từ 2,1 đến 2,2 con

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh.

1/ Yếu tố tự nhiên sinh học.

Sinh đẻ trước hết là hiện tượng sinh học tự nhiên, vì vậy nó phải chịu sự tác động của các yếu tố này Khả năng sinh đẻ của con người chỉ có ở độ tuổi nhất định

Vì vậy cơ cấu tuổi và giới của dân cư có ảnh hưởng rất lớn tới mức sinh Nơi nào có số người trong độ tuổi sinh đẻ càng lớn thì mức sinh càng cao và ngược lại Ngay trong độ tuổi sinh đẻ, mức sinh đẻ cũng khác nhau ở từng nhóm tuổi khác nhau

Tuy vậy sự biến động mức sinh vẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định, có tính qui luật

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển xã hội loài người, do sản xuất chưa phát triển, đời sống thấp kém, nên mức sinh không cao hoặc có nơi mức sinh cao nhưng mức chết rất lớn nên dân số tăng rất chậm

Đến xã hội phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, của cải vật chất tạo ra nhiều hơn, người dân có ý thức sinh đẻ nhiều, thích gia đình đông con; nhiều dân tộc coi đó là điều kiện để duy trì nòi giống, để tăng sức mạnh quốc gia

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao, đời sống vật chất, tinh thần càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng lớn, ý thức và quan niệm của người dân về một gia đình ít con ngày càng rõ nét

Trang 5

Mức chết của dân cư thấp và ổn định khắc phục được tình trạng "sinh bù, sinh

dự phòng" Các yếu tố trên đã làm cho mức sinh giảm đi

Nhìn chung ở mọi nước, mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mức sinh đẻ đều rất cao ở

độ tuổi 20 đến 35

Nữ giới đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tái sản xuất dân số

Tỷ lệ vô sinh của nam, nữ trong tổng số dân cao hay thấp cũng đều ảnh hưởng đến mức sinh

Dân tộc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh

2 Phong tục tập quán và tâm lý xã hội.

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có phong tục tập quán và tâm lý xã hội khác nhau

Tập quán và tâm lý xã hội tác động lớn đến mức sinh và hành vi sinh đẻ

Sự thay đổi về phong tục, tập quán và tâm lý xã hội của mỗi dân tộc và cộng đồng dân cư là một quá trình lâu dài, phức tạp vì phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển của quốc gia

3 Yếu tố kinh tế - văn hoá.

Nhóm yếu tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau Các yếu tố này bao gồm: Việc làm - nghề nghiệp, thu nhập, trình độ văn hoá - giáo dục

Cũng có những quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của các yếu tố này đến biến động tự nhiên của dân số nói chung cũng như mức sinh nói riêng

4 Các yếu tố kỹ thuật.

Trình độ phát triển kỹ thuật càng cao, đặc biệt là thành tựu về y học, chăm sóc sức khoẻ càng tạo điều kiện cho con người chủ động điều tiết mức sinh và các hành

vi sinh đẻ

Các thành tựu của y học được sử dụng để khắc phục các trường hợp vô sinh Bằng kỹ thuật chuyên môn hoặc bằng các biện pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh từ ống nghiệm có thể giúp cho các cặp vợ chồng không có khả năng sinh đẻ có con, tạo điều kiện cho gia đình hạnh phúc

Trang 6

5 Chính sách dân số và các chính sách có liên quan.

Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình dân số, mỗi quốc gia đều đưa ra những chủ trương, chính sách và biện pháp để điều tiết quá trình vận động và phát triển dân số cho phù hợp với yêu cầu và khả năng phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ

II Mức chết và các nhân tố ảnh hưởng.

2.1 Một số khái niệm

Chết là một hiện tượng tự nhiên và không thể tránh khỏi của con người Theo

Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới thì "Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó sau khi hiện tượng sinh sống xảy ra".

Như vậy:

 Sự kiện chết chỉ xảy ra sau khi có sự kiện sinh ra sống

 Thời gian từ khi sinh ra sống đến khi chết gọi là độ dài cuộc sống hay một đời người hoặc gọi là tuổi thọ

 Khái niệm về chết ở trên không tính đến trường hợp chết xảy ra trước khi có sự kiện sinh

Chết bào thai: Một sản phẩm của sự thai nghén bị chết trước khi lấy ra hoặc đẩy ra từ cơ thể mẹ Dựa vào độ dài của thời kỳ thai nghén, có thể chia ra:

 Chết bào thai sớm : < 20 tuần, từ khi mang thai

 Chết bào thai trung bình : 20 - < 28 tuần, từ khi mang thai

 Chết bào thai muộn :  28 tuần, từ khi mang thai

Chết 0 tuổi là chết của những trường hợp sinh ra sống chưa đạt đến 1 tuổi

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết.

2.1 Mức sống dân cư.

Mức sống của dân cư là trình độ thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội

Liên hợp quốc sử dụng 12 nhu cầu cơ bản sau để đánh giá mức sống của dân cư:

Trang 7

Như vậy, mức sống có liên quan đến trình độ phát triển của xã hội, đến mạng lưới phục vụ công cộng Khi mức sống tăng lên có nghĩa là mức độ đáp ứng các nhu cầu trên càng cao, thể lực của con người càng được tăng cường, khả năng đề kháng đối với các loại bệnh tật của con người được nâng lên dẫn đến mức chết giảm xuống

ở các nước phát triển, mức sống dân cư cao, việc chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em được cải thiện dẫn đến mức chết thấp và ngược lại đối với các quốc gia đang phát triển Trong cùng một quốc gia, mức sống của từng gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức chết, đặc biệt là mức chết trẻ em

2.2 Trình độ phát triển y học và các dịch vụ y tế.

Y tế và y học là hai mặt của hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân Y học đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết, y tế đi sâu vào các biện pháp tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng chữa bệnh cho người dân Y tế chỉ có thể phát triển được dựa trên những thành tựu nghiên cứu của y học và ngược lại kết quả nghiên cứu của y học sẽ không có ích lợi đối với người dân nếu không có một hệ thống y tế tốt để triển khai vào thực tế

2.3 Môi trường sống.

Nếu môi trường trong sạch, phù hợp với con người thì sức khoẻ được cải thiện, sức đề kháng tăng và khả năng mắc các loại bệnh sẽ giảm xuống, mức chết giảm, tuổi thọ được nâng cao Ngược lại nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ có những tác động xấu đến sức khoẻ con người, thậm chí có thể là những tác nhân gây bệnh hoặc trung gian truyền bệnh dẫn đến mức chết tăng

Các đặc điểm tự nhiên như khí hậu, đặc điểm địa lý cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mức chết Những vùng có khí hậu khắc nghiệt như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, tốc độ gió quá cao, lượng mưa quá nhiều hoặc quá ít… hoặc có đặc điểm địa lý hiểm trở sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người dân, làm tăng mức chết Ngoài ra, các tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu, mại dâm… cũng ảnh hưởng nhất định đến tuổi thọ và mức chết của dân cư

2.4 Cơ cấu tuổi của dân số.

Trang 8

Mỗi một bộ phận dân số có những đặc điểm về sức khoẻ khác nhau nên mức chết khác nhau Như vậy cơ cấu dân số có ảnh hưởng đến mức chết, đặc biệt là cơ cấu tuổi của dân số

2.5 Yếu tố hôn nhân và gia đình.

Người ta nhận thấy rằng tỷ lệ chết luôn thấp hơn ở những người kết hôn so với người không kết hôn

Nhiều nhà dân số học, y học, xã hội học cho rằng do yếu tố thể chất của nữ giới thuận lợi hơn nam giới nên họ có sức đề kháng tốt hơn nên nữ có tuổi thọ cao hơn nam

ChươngIV: Di dân và đô thị hoá

I Di dân.

Một số khái niệm cơ bản.

Một là, biến động tự nhiên (trạng thái sinh, chết).

Hai là, biến động không gian (xáo trộn lãnh thổ, vùng địa lý, chủ yếu là giữa

các điểm dân cư)

Ba là, biến động xã hội (thay đổi vị trí con người trong cơ cấu xã hội, nghề

nghiệp ) Hình thức này đồng nghĩa với tính cơ động của xã hội

Theo nghĩa rộng, di dân được hiểu đồng nhất với khái niệm "sự vận động của

dân cư", nghĩa là bất cứ hay toàn bộ sự di chuyển nào của con người trong không gian

Theo nghĩa hẹp, người ta quan niệm: Di dân là quá trình di chuyển của con

người gắn liền với sự thay đổi chỗ ở thường xuyên thay đổi vị trí, môi trường từ nơi

đi tới nơi đến trong một khoảng thời gian nhất định nào đó

- Nơi xuất cư (hoặc nơi đi): Là nơi người di cư di chuyển đi

- Nơi nhập cư (hoặc nơi đến): Là nơi người di cư di chuyển đến

- Thời khoảng di dân: Là khoảng thời gian từ lúc di dân đến thời điểm điều tra

Để nghiên cứu di dân, số liệu thường được thu thập và xử lý theo khoảng thời gian nhất định

Trang 9

- Dòng di dân: Là tập hợp tất cả các di chuyển có chung nơi đi và nơi đến Dòng

di dân được xác định bởi hướng và cường độ của nó

- Chênh lệch di dân: Là số chênh lệch giữa di chuyển đi và di chuyển đến tại một vùng xác định

- Định nghĩa của Liên hợp quốc loại ra được những người sống lang thang, dân du mục, di dân theo mùa và di chuyển con lắc (đi về hàng ngày)

II Đô thị hoá.

1 Khái niệm.

Đô thị hoá, theo Eldridge là một quá trình tập trung dân cư Quá trình tập trung dân cư đó theo hai cách: Sự tăng lên của các điểm tập trung dân cư và sự tăng

về quy mô của từng điểm tập trung đó.

Về nghĩa hẹp, đô thị hoá có thể được mô tả là sự di chuyển của dân cư từ nông thôn ra thành thị.

Như vậy, đô thị hoá là một khái niệm rộng bao gồm cả nội dung di dân nông thôn – thành thị

2 Tác động của đô thị hoá đến dân số và kinh tế xã hội.

2.1 Đô thị hoá và các quá trình dân số.

Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá là nhân tố quan trọng làm gia tăng các luồng di chuyển dân cư và lao động từ nông thôn đến các vùng đô thị và các trung tâm công nghiệp

Đô thị hoá là một hiện tượng dân số, kinh tế xã hội, là kết quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá cũng góp phần làm giảm mức sinh và mức chết của dân số

Trong hầu hết các nước, mức sinh ở vùng đô thị thấp hơn khu vực nông thôn

ở những nước có mức sinh thấp, người ta còn thấy có sự khác nhau về mức sinh giữa các đô thị có quy mô khác nhau Quy mô đô thị càng lớn thì mức sinh càng thấp

Trang 10

2.2 Đô thị hoá với các điều kiện và lối sống của dân cư.

Lối sống bao gồm những điều kiện và hình thức hoạt động sống của con người, đặc trưng cho xã hội, giai cấp và tầng lớp nhất định

Lối sống đô thị có những đặc điểm sau:

Một là, xét trong lĩnh vực sản xuất thì tính chất công việc của người thành thị là

có thể dễ dàng thay đổi nơi làm việc và nơi ở

Hai là, lối sống đô thị phụ thuộc phần lớn vào các dịch vụ công cộng và nhu

cầu về số lượng cũng như chất lượng đối với những loại dịch vụ này ngày càng lớn

Ba là, người thành thị có nhu cầu giao tiếp cao,đa dạng và phức tạp hơn

Bốn là, nhu cầu văn hoá, giáo dục ngày càng tăng

Năm là, người dân đô thị sử dụng thời gian tự do rất đa dạng vào việc học thêm

nâng cao trình độ, giải trí, nghỉ ngơi, luyện tập sức khoẻ hoặc làm nghề phụ cho gia đình…

2.3 Tác động của đô thị hoá đến một số vấn đề kinh tế xã hội.

Trước hết là vấn đề việc làm và phân bố lại dân cư

Đô thị là nơi có nhiều việc làm ổn định, có năng suất lao động cao, nên người lao động thường có mức thu nhập cao hơn ở khu vực nông thôn

Phát triển đô thị là biểu hiện sự phát triển của các lực lượng sản xuất và của sự phân công lao động

Đô thị hoá đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tích luỹ của cải, đồng thời cũng là trung tâm giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nơi cung cấp công ăn việc làm tạo cơ hội để phát triển cuộc sống

Song, bên cạnh đó, với sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, với việc phát triển sản xuất, phát triển các trung tâm công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá đã gây ra sức ép lớn về nhà ở, cơ sở hạ tầng, giao thông, cung cấp nước sạch, thoát nước và chất thải, ô nhiễm môi trường… gây khó khăn cho việc đảm bảo các điều kiện sống bình thường của con người

Ngày đăng: 28/09/2016, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w