Giáo trình môn Giáo dục chính trị trình độ trung cấp được soạn theo chương trình khung của Thông tư 24/2018/TT-BLĐ-TBXH
Trang 1GIÁO TRÌNH MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
(Soạn theo chương trình khung của Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
4 Phương pháp dạy học và đánh giá môn học 6
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
2 Các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin 9
3 Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin 19
Bài 2: KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh 23
3 Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam 30
4 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay
Bài 3: NHỮNG THÀNH LỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
1 Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách
2.1 Thắng lợi của đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc 52
Bài 4: PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
1 Nội dung của chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con
người ở Việt Nam hiện nay
61
2 Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam 64
Trang 21 Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt 74
2 Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt,
người lao động tốt
78
2.1 Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách
mạng của nhân dân Việt Nam
của mình toàn bộ kho tàng tri thức của nhân loại và hiểu biết đó phải dẫn tới
cuộc sống và hành động Hồ chí Minh từng xác định học để hiểu biết, để làm việc, học để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, học để làm người Muốn vậy phải có thói quen đem lý luận liên hệ với thực tiễn, đem những lý luận đã tiếp thu được cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong đời sống hàng ngày mà áp dụng vào các công việc thực tế.
Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính thực tế, bất cứ việc
gì cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phải thiết thực Muốn đạt được kết quả
đó thì việc học phải xuất phát từ yêu cầu của công việc và phải học cặn kẽ, thấu đáo Người mong muốn việc học - hành, tức là nhận thức - hành động phải đạt tới chỗ thấy cho hết, nhìn cho thấu Vì vậy, theo Người học tập ở trong nhà
trường, trong sách vở chưa đủ, phải học cả trong cuộc sống, học ở người khác…Nội dung học tập cũng phải toàn diện: chương trình học vấn phổ thông, đại học,chuyên môn nghiệp vụ, học tập lý luận Mác-Lênin, đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước…, trong đó, việc học tập lý luận Lênin, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một nội dung rất quan trọng.
Mác-Ở nước ta, lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xếp chungvào hệ thống các môn khoa học xã hội – nhân văn, giữ vị trí chủ đạo về tưtưởng, lý luận và phương pháp luận cho khoa học xã hội – nhân văn đồng thời là
cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chung cho mọi hoạt động nghiên cứu
Trang 3khoa học, là hệ tư tưởng của xã hội thì việc học tập hệ thống lý luận này lại càngcần thiết và càng có ý nghĩa hơn.
Đề cập đến các môn khoa học Mác – Lênin, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Chủnghĩa Mác - Lênin không phải là những giáo điều, không phải là kinh thánh mà
là kim chỉ nam cho hành động Học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải làthuộc câu, thuộc chữ mà nắm lấy tinh thần và toàn bộ phương pháp để ứng xửvới con người và thực hành trong công tác thực tế
Để thấy được rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập lý luậnchính trị, trước hết cần hiểu thế nào là giáo dục lý luận chính trị? Có thể nói,công tác giáo dục lý luận chính trị là hoạt động có chủ đích của Đảng Cộng sảnnhằm xác lập thế giới quan khoa học trên cơ sở hệ tư tưởng, lập trường của giaicấp công nhân – đó là Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo dục
lý luận chính trị thực sự tạo thành nền tảng tư tưởng trong đời sống xã hội Do
đó, việc học và nghiên cứu lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên hiện naythực sự có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng:
Thứ nhất, giúp cho người học có sự hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàndiện hơn những tri thức lý luận chính trị - hành chính; từ đó trang bị cho mìnhvốn tri thức khoa học lý luận
Thứ hai, việc học tập, nghiên cứu lý luận chính trị nhằm củng cố niềm tin
và bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp và tinh thần yêu nước cho cán bộ, đảngviên; từ đó thúc đẩy cán bộ, đảng viên tự giác, tự nguyện, hăng hái hành động,thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra
Thứ ba, việc học tập và nghiên cứu lý luận chính trị nhằm cung cấp chongười học thế giới quan và phương pháp luận cách mạng và khoa học, từ đó vậndụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc, để hoàn thành và hoàn thành xuấtsắc công việc được giao Hơn hết là xây dựng mỗi quan hệ giữa người với ngườitrên tinh thần tôn trọng, tương trợ và thương yêu lẫn nhau
Thứ tư, đối với quần chúng cách mạng, công tác học tập lý luận chính trịcũng đặc biệt quan trọng V.I.Lênin đã từng nhắc nhở, “Cách mạng xảy ra haykhông, xảy ra khi nào và trong những hoàn cảnh nào, điều đó tùy thuộc vào ýchí của giai cấp này hay giai cấp khác; nhưng công tác cách mạng trong quầnchúng thì chẳng khi nào lại vô ích cả Chỉ có công tác ấy mới là hoạt động chuẩn
bị cho quần chúng tiến tới thắng lợi của CNXH”1 Lênin cũng đã dạy rằng:Không tiến hành công tác giáo dục lý luận chính trị thì hoạt động chính trị tấtnhiên biến thành trò chơi Muốn tạo ra sự thay đổi thực tế ấy thì phải làm saocho quần chúng quan tâm và tích cực tham gia vào các sự kiện Nhưng quầnchúng rất khó có thể đạt được trình độ tự giác như thế nếu không có sự tác độngnào từ phía công tác giáo dục lý luận chính trị…
Học tập và nghiên cứu lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh thực sự là một công việc khó khăn song rất quan trọng và có ý nghĩa Nókhông chỉ cung cấp cho chúng ta tri thức khoa học lý luận về xã hội, tự nhiên vàcon người mà còn giúp chúng ta nhận thức đúng đắn thế giới quan, phương pháp
Trang 4luật khoa học về mọi mặt đời sống, về con đường cách mạng mà Đảng và nhândân ta đang phấn đấu thực hiện
2.2 Mục tiêu của môn học
a/ Kiến thức:
Trình bày được nội dung cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin; nguồn gốc, nội dung cơ bản và ý nghĩa tư tưởng HồChí Minh;
Hiểu biết và trình bày được nội dung cơ bản về đường lối cách mạng củaĐảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, nhất là đường lối đổi mới của Đảngtrên các lĩnh vực từ năm 1986 đến nay
b/ Kỹ năng:
Bước đầu hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào học tập, rènluyện và công tác sau này;
Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, phấn đấu trở thànhngười học sinh tốt, người công dân tốt
c/ Thái độ:
Củng cố niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchọn;
Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lao động, rèn luyện, đóng góp tích cựcvào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Rèn luyện được tác phong công nghiệp, lề lối làm việc của người lao độngtốt, người kỹ thuật viên tốt
2.3 Nội dung chính
Giáo dục chính trị tại là giáo dục cho các tầng lớp thanh thiếu niên và các
tầng lớp khác trong xã hội về chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Giáo dục chính trị được áp dụng ở tất cả các cấp học tại Việt Nam, dướicác hình thức: môn học Giáo dục Công dân (từ các cấp tiểu học lên đến cấptrung học phổ thông), môn chủ nghĩa Marx-Lenin, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh,chủ nghĩa Xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Triết học, tại tất cả các trường Đạihọc
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng: sinh viên tất cảcác trường đại học phải học 4 môn học lý luận chính trị bắt buộc gồm:
+ Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 5Thời lượng dạy - học các môn Lý luận chính trị là 10 tín chỉ (15 đơn vị họctrình).
""Giảng dạy, học tập tốt bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối cách mạng của Đảng trong hệ thống các trường Đại học, Caođẳng là hết sức cần thiết, quan trọng, để cung cấp cho học sinh sinh viên nhữngkiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
cách mạng của Đảng, xây dựng cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.""[1]
Giáo dục chính trị là một trong các công cụ, biện pháp của Đảng Cộng sảnViệt Nam để thay đổi tư duy các tầng lớp nhân dân [cần dẫn nguồn], định hướng vàthuyết phục họ đi theo con đường chủ nghĩa xã hội [cần dẫn nguồn], và bồi dưỡngnhững kiến thức về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx Lenin, và Tư tưởng HồChí Minh
2.4 Phương pháp dạy học và đánh giá môn học
+ Đối với giảng viên: Giảng viên là nhân tố quyết định thành công của đổimới, nhưng giảng viên phải có tâm huyết, luôn luôn tìm tòi, khám phá cách dạycho hiệu quả Giảng viên phải không ngừng học tập, tự nghiên cứu để nâng caotrình độ chuyên môn
+ Đối với sinh viên: Sinh viên phải xác định được động cơ, mục đích họctập thật đúng đắn, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm với kết quả họctập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi lúc,mọi nơi
+ Các phương tiện, thiết bị dạy và học: hiện đại, sỉ số lớp học vừa phải (từ
80 – 120 SV), không quá đông như hiện nay
+ Việc kiểm tra, đánh giá: phải đảm bảo tích cực, trung thực, phải chuyểnbiến mạnh mẽ theo hướng phát triển trí thức thông minh, sáng tạo cho sinh viên Tại Hội thảo này, các tác giả cũng nhắc đến vai trò quản lý, đào tạo nhằmđào tạo ra một con người có nhân cách, có tri thức, sức khỏe, đào tạo ra conngười “vừa hồng”, “vừa chuyên” Muốn vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượnggiảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị được xem là một trong những hoạtđộng cần thiết, giúp hệ thống giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng tăng cườngtrách nhiệm xã hội, gắn nội dung đào tạo của mình với nhu cầu hỗ trợ phát triểncủa đất nước trong từng giai đoạn
Hiện nay, trường Đại học Tôn Đức Thắng đã và đang triển khai thực hiệnchương trình rèn luyện đạo đức trong sinh viên với 3 nội dung:
1 Giáo dục thái độ chủ động học tập, coi học tập là nhiệm vụ hàng đầu
2 Rèn luyện ý thức, tính kỷ luật, tự giác chấp hành mọi qui định, nội quycủa nhà trường
Trang 63 Giáo dục cho sinh viên tính tập thể, tính cộng đồng, đặt lợi ích tập thểtrên lợi ích cá nhân
Để thực hiện được chương trình này đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực, cố gắngđóng góp của tập thể cán bộCNV và sinh viên của Nhà trường, đặc biệt là đónggóp cho hoạt động giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị trong nhàtrường Điều này nói lên rằng sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo nhà trường đốivới việc dạy và học các môn Lý luận chính trị hiện nay
Tổng kết hội thảo, TS Thái Hữu Tuấn - Phó Hiệu Trưởng Trường ĐH TônĐức Thắng, Trưởng Khoa KHXH&NV với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Hộithảo đã đúc kết và đi đến kết luận: Hội thảo thật sự mang lại nhiều giá trị đíchthực, đạt được tính thực tiễn và có thể ứng dụng vào ngay trong thực tế giáo dục,đào tạo của trường nhằm nâng cao được chất lượng dạy và học Hội thảo đã gópphần khẳng định xu hướng phát triển của xã hội, cũng như nâng cao chất lượnggiảng dạy và học tập Không những vậy, hội thảo còn là dịp để đội ngũ cán bộgiảng dạy và cán bộ quản lý có cơ hội gặp gỡ, trao đổi học thuật, đối thoại giảiđáp các tâm tư, đề xuất các giải pháp, nhằm rút ra tiếng nói chung, phươngpháp chung trong quá trình hoạt động giảng dạy Đây là một tập hợp các ý kiếntham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu, những nhà quản lý giáo dục vàquý thầy cô đang giảng
Trang 7Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1 Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Marx-Lenin là thuật ngữ chính trị để chỉ học thuyết do Karl
Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển,được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920 Thuật
ngữ chính trị này được Iosif Vissarionovich Stalin định nghĩa là "học thuyết do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp giữa thời đại Chủ nghĩa đế quốc và các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản".[1]
Theo quan điểm của các đảng cộng sản, Chủ nghĩa Marx-Lenin là thế giớiquan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân Đảng Xã hội chủ nghĩa
Thống nhất Đức định nghĩa chủ nghĩa Marx-Lenin: "Được gây dựng nên bởi Marx và Engels và tiếp tục được phát triển bởi Lenin, đó không chỉ là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, mà nó còn liên tục được làm phong phú bởi phong trào cộng sản quốc tế, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn của các cuộc đấu tranh giải phóng cách mạng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa."[2]
Chủ nghĩa Marx-Lenin là cụm từ thường để chỉ cho lý thuyết chính trị kếthợp có tính chọn lọc ghép các lý thuyết của Marx và lý thuyết của Lenin, chứkhông phải nghiên cứu riêng rẽ hay sự tổng hợp kết hợp tất cả các lý thuyết củahai ông, và thường hay được một số nhà nghiên cứu cho là do Stalin đặt ra.Thuật ngữ chủ nghĩa Marx - Lenin đã được sử dụng bởi các đảng cộng sản chịuảnh hưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô
Chủ nghĩa Marx - Lenin là nhánh chính của chủ nghĩa cộng sản, ngoài racòn có các nhánh khác như Dân chủ xã hội, chủ nghĩa Mao, Chủ nghĩa cộng sản
Trang 8vô chính phủ, chủ nghĩa Trotsky, Tuy có khác nhau về biện pháp để đi lên chủnghĩa cộng sản (trừ những người dân chủ xã hội), nhưng mục tiêu chung thìkhông có gì khác nhau.
2 Các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin
Triết học Marx-Lenin hình thành dựa trên hệ thống quan điểm của Marx,Engels và được Lenin bổ sung sau này Trong đó Engels đã phát triển triết họcMarx, thông qua việc khái quát các thành tựu khoa học và phê phán các lýthuyết triết học duy tâm, siêu hình và cả những quan niệm duy vật tầm thường ởnhững người muốn trở thành những người Mác-xít Với những tác phẩm chủ
yếu của mình như: Chống Duyring, Biện chứng của tự nhiên, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Lut vich Phoi bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Engels đã trình bày học thuyết Mác nói chung và triết
học Mác nói riêng dưới dạng một hệ thống lý luận Ngoài ra những ý kiến bổ
sung, giải thích của Engels sau khi Mác qua đời đối với một số luận điểm củaông trước đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển học thuyếtMác.[1]
Triết học Marx-Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủnghĩa Mác – Lenin; đầu tiên là Triết học Mác, do Mác và Enghen sáng lập ra,được Lenin và các nhà mácxít khác phát triển thêm Triết học Mác ra đời vàonhững năm 40 thế kỉ 19 và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoahọc và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân Sự ra đời của Triết họcMác là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch
sử triết học Nhưng cuộc cách mạng ấy bao hàm tính kế thừa, tiếp thu tất cảnhững nhân tố tiên tiến và tiến bộ mà lịch sử tư tưởng loài người đã để lại
Triết học Mác là triết học duy vật Nhưng các nhà sáng lập của triết học đókhông dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà những thiếu sót chủ yếunhất của nó là máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xãhội Các ông đã khắc phục những thiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bướcphát triển mới bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả củatriết học cổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết họccủa Hegel Tuy nhiên, phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm,
vì vậy, các nhà sáng lập Triết học Mác đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường duyvật Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel và pháttriển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của
Trang 9khoa học tự nhiên và thực tiễn cho đến giữa thế kỉ 19, Mác và Enghen đã tạo ratriết học của mình.
Triết học ấy sau này đã được Lenin phát triển thêm và trở thành Triết họcMác - Lenin Triết học Mác - Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để.Lenin hy vọng khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trướcMác Trong Triết học Mác - Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xãhội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sứcchặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất
Nội dung cơ bản của lý luận đó gồm:
- Thứ nhất, đó là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật đã được giải thích
một cách biện chứng Theo các nguyên lý này, "Trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và thời gian" Còn ý thức chỉ
là sản phẩm của bộ óc con người và là sự phản ánh tự giác, tích cực các sự vật,hiện tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan củathế giới khách quan
Như vậy trong quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái thứ nhất, cáiquyết định và tồn tại độc lập với ý thức, còn ý thức là cái thứ hai, cái có sau.Tuy nhiên khác với chủ nghĩa duy vật trước Mác, Triết học Mác - Lenin, mộtmặt khẳng định sự phụ thuộc vào vật chất, coi ý thức là sự phản ánh thế giới vậtchất, mặt khác lại thừa nhận tác dụng tích cực trở lại của ý thức đối với vật chất.Thông qua hoạt động của con người, ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sựphát triển của thế giới vật chất ấy
- Thứ hai, các nguyên lý của phép biện chứng trong hệ thống triết họcHegel đã được cải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy vật Theo các nguyên
lý đó:
+ Theo định nghĩa của Lenin, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉthực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giáccủa con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảmgiác Mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiệntượng, quá trình khác của hiện thực.[2][3]
+ Tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng trong óc con ngườiđều ở trong trạng thái biến đổi phát triển không ngừng Nguồn gốc của sự pháttriển đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật Phươngthức của sự phát triển đó là sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành nhữngbiến đổi về chất và ngược lại Còn chiều hướng của sự phát triển này là sự vậnđộng tiến lên theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng
Nội dung của hai nguyên lý trên đây được thể hiện trong 3 quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật về sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định cái phủ định) và trong hàng loạt quy luật về mối quan hệ qua lại biện chứng giữa cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết
Trang 10quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực, v.v
+ Triết học Mác - Lenin còn bao gồm lý luận nhận thức và chủ nghĩa duyvật lịch sử Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người, nhưng đókhông phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn toàn, mà là một quá trìnhnhờ đó tư duy mãi mãi và không ngừng tiến đến gần khách thể Sự tiến đến gần
đó diễn ra theo con đường mà Lenin đã tổng kết: "Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan" Cơ sở,
động lực và mục đích của toàn bộ quá trình này là thực tiễn Thực tiễn cũngđồng thời là tiêu chuẩn của chân lý
Triết học Mác - Lenin không chỉ dừng lại ở những quan điểm duy vật biệnchứng về tự nhiên mà còn mở rộng những quan điểm đó vào việc nhận thức xãhội và nhờ đó thế giới quan duy vật biện chứng trở thành toàn diện và triệt để
Áp dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã hội, Mác
đã đưa ra được quan niệm duy vật về lịch sử, chỉ ra con đường nghiên cứunhững quy luật của sự phát triển xã hội, sự phát triển đó, cũng như sự phát triểncủa tự nhiên, không phải do ý muốn chủ quan mà do những quy luật khách quanquyết định Sự ra đời của Triết học Mác - Lenin đã đặt cơ sở cho việc nghiêncứu lịch sử và đời sống xã hội thực sự có tính chất khoa học
+ Theo Mác: "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ.".[4] Tồn tại xã hội của con người trước hết là phương thứcsản xuất của cải vật chất xã hội Đó là nhân tố, xét đến cùng, quyết định toàn bộđời sống của xã hội, quyết định sự phát triển của xã hội Ý thức xã hội không có
gì khác hơn là sự phản ánh tồn tại xã hội Trong khi khẳng định nguyên lý tồntại xã hội quyết định ý thức xã hội, Triết học Mác - Lenin cũng thừa nhận tínhđộc lập tương đối trong sự phát triển của ý thức xã hội và vai trò tích cực của tưtưởng, lý luận tiên tiến trong sự phát triển của xã hội
Với những quan điểm triết học nêu trên, khi nghiên cứu Kinh tế Chính trịhọc Marx nhận thấy trong quá trình sản xuất xã hội, con người có những quan
hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức là những quan hệsản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định củacác lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợpthành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lênmột cấu trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó
là những hình thái ý thức xã hội nhất định
Tới một giai đoạn phát triển nhất định, các lực lượng sản xuất vật chất của
xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, mà trong đó từ trước đến naycác lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triển củacác lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy đã trở thành những xiềng xích của lựclượng sản xuất Mâu thuẫn này được giải quyết khi có một quan hệ sản xuất
Trang 11mới, tiến bộ, phù hợp với lực lượng sản xuất đã lớn mạnh Cơ sở kinh tế thayđổi thì tất cả cái cấu trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanhchóng.
Mác - Lenin cũng chỉ rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự pháttriển của lịch sử Quan niệm đó đã dẫn đến chỗ khẳng định vai trò lịch sử thếgiới của giai cấp công nhân hiện đại trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người,trong việc xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa Mác - Lenin cũng
đã chứng minh việc xây dựng xã hội cộng sản là tất yếu Mác - Lenin nghiêncứu xã hội với tính cách là một thể thống nhất, hoàn chỉnh và vạch ra những quyluật chung và những động lực của sự phát triển xã hội Nó chỉ ra vị trí và vai tròcủa mỗi mặt đời sống xã hội trong hệ thống xã hội nói chung, vạch ra những nét
cơ bản của các giai đoạn phát triển xã hội loài người
Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật đã được giải thích một cách biệnchứng Theo các nguyên lý này, đã giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức Theo Ph.Ăng-ghen thì: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại
Theo đó "trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, vàvật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận độngtrong không gian và thời gian" Còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc con người
và là sự phản ánh tự giác, tích cực các sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thựccủa thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Như vậytrong quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái thứ nhất, cái quyết định vàtồn tại độc lập với ý thức, còn ý thức là cái thứ hai, cái có sau Tuy vậy, ý thức
có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất ấy
Các nguyên lý của phép biện chứng trong hệ thống triết học Hegel đã đượccải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy vật Theo các nguyên lý đó:
Mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiệntượng, quá trình khác của hiện thực Trong hàng loạt quy luật về mối quan hệqua lại biện chứng giữa cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, tấtnhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng vàhiện thực
Tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng trong óc con người đều
ở trong trạng thái biến đổi phát triển không ngừng nguồn gốc của sự phát triển
đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật Phương thứccủa sự phát triển đó là sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biếnđổi về chất và ngược lại Còn chiều hướng của sự phát triển này là sự vận độngtiến lên theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng Nội dungcủa hai nguyên lý trên đây được thể hiện trong 3 quy luật cơ bản của phép biệnchứng duy vật (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật về
sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngượclại, quy luật phủ định cái phủ định)
Lý luận nhận thức và chủ nghĩa
Trang 12duy vật lịch sử Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người,nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn toàn, mà là mộtquá trình nhờ đó tư duy mãi mãi và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Triết học Mác-Lenin ra đời và hoàn chỉnh đã góp phần quan trọng trongnhận thức và đấu tranh của giai cấp công nhân, các tầng lớp vô sản Các Mác đã
phát biểu rằng: Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình[6]
Tinh thần cách mạng của triết học Mác-Lenin được Các Mác phát biểu
rằng: Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới[7]
2.2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Marx-Lenin hay kinh tế chính trị học Marx-Lenin là
một lý thuyết kinh tế và là môn khoa học về kinh tế chính trị do Marx, Engels vàsau này là Lenin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu làphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổithích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Qua đó vạch rõ bản chất,hiện tượng của các quá trình kinh tế để có cơ sở giải quyết các mối quan hệ liênquan đến học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lenin Cốt lõi của kinh tế chính trịMác - Lenin là học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lenin là quan hệ sảnxuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượngtầng nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện racác phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loàingười
Về chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lê nin, mục đíchcủa Marx và Ăng-ghen khi nghiên cứu, sáng tạo ra kinh tế chính trị này nhằmcác mục đích sau (đây cũng là chức năng của kinh tế chính trị học Marx - Lenin)
Chức năng nhận thức: Chức năng này thể hiện ở chỗ kinh tế chính trị
Mác - Lenin cần phải phát hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tếcủa đời sống xã hội, tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúpcon người vận dụng các quy luật kinh tế một cách có ý thức vào hoạt động kinh
tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao
Chức năng thực tiễn: Là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động
thực tiễn có hiệu quả Chức năng thực tiễn có quan hệ với chức năng nhận thức,
ở chỗ từ việc nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xãhội, phát hiện ra bản chất, các quy luật chi phối và cơ chế hoạt động của các quyluật từ đó kinh tế chính trị cung cấp những luận cứ khoa học để hoạch địnhđường lối, chính sách và biện pháp kinh tế Đường lối, chính sách và các biệnpháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ đivào cuộc sống làm cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn nhiều
Trang 13Chức năng phương pháp luận: Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho
một tổ hợp các khoa học kinh tế Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện
ở các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất chung là cơ sở lý luận của cácmôn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức năng, nó là cơ sở lý luận chomột số môn khoa họckhác
Chức năng tư tưởng: Kinh tế chính trị Mác - Lenin là cơ sở khoa học cho
sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và tuyên truyền cho đấu tranh giaicấp của tầng lấp công nhân và nhân dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộngsản
Để xây dựng nên một lý thuyết kinh tế chính trị đặc trưng cho chủ nghĩaMác, Các Mác và Ăng ghen đã nghiên cứu, kế thừa nhiều lý thuyết về kinh tếhọc trước đó như các trường phái chủ nghĩa trọng nông (đề cao nôngnghiệp), chủ nghĩa trọng thương (đề cao vấn đề thương mại, mua bán, traođổi ) và chịu ảnh hưởng của kinh tế học cổ điển Anh với các đại biểunhư Adam Smith, David Ricardo hay William Petty
Trên cơ sở đó, Mác và Engels đã làm cuộc cách mạng sâu sắc trong kinh tếchính trị trên tất cả các phương diện về đối tượng và phương pháp nghiên cứu,nội dung, tính chất giai cấp của kinh tế chính trị Kinh tế chính trị Mác Lenin
là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, dựa vào phép biện chứngduy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét các hiệntượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản Họ đã thực hiện cuộc cách mạng vĩđại trong kinh tế chính trị học Kinh tế chính trị Mác - Lenin là lý luận sắc béncủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranhchống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản
Kinh tế chính trị của Mác và Ăng-ghen xây dựng có khác so với các lýthuyết trước đó ở chỗ các học thuyết, lý thuyết trước Mác và Ăng-ghen chủ yếutập trung nghiên cứu sâu về vấn đề kinh tế, các quan hệ kinh tế đơn thuần và tậptrung cho mục đích kinh tế và hoạt động kinh tế, hay hiệu quả kinh tế, cácphương pháp kinh doanh trong khi đó lý thuyết của Mác và Ăng-ghen thì gắnchặt kinh tế với chính trị dùng kinh tế để giải thích chính trị, vạch ra các bảnchất của chính trị-xã hội (theo tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử)
Tư bản cuốn sách chứa đựng nội dung của kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Kinh tế chính trị Mác-Lê nin tập trung nghiên cứu, mổ xẻ các quan hệ kinh
tế trong lòng xã hội tư bản và nghiên cứu sâu về các quy luật của nền sản xuấtnày, cụ thể là
Đề cập về hàng hóa, sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuấthàng hóa (trong chủ nghĩa Tư bản)
Tập trung mổ xẻ quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà cốt lõi làviệc sản xuất giá trị thặng dư
Phân tích sự vận động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội
Trang 14Xem xét các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dưNghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyềnnhà nước (phần này do Lenin có công đóng góp rất lớn)
Từ những nội dung cơ bản mà Mác và Ăng-ghen đã xây dựng nên một hệthống những phạm trù có liên quan một cách đồ sộ như: tái sản xuất xãhội, phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, tư bản lưu động, tư bản cố định, tưbản bất biến, tư bản khả biến, giá trị, giá trị sử dụng, hàng hóa sức lao động, sứclao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, tư liệu sản xuất
Một số phát hiện quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]
Các Marx và Ăng ghen đã đầu tư công sức tập trung nghiên cứu các quyluật kinh tế của chủ nghĩa Tư bản và có những phát hiện quan trọng làm nềntảng cho lý luận khoa học của hai ông
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Mâu thuẫn giữa thuộc tính giá trị và giá trị sử dung của hàng hóa là hànghóa không đồng nhất về chất nhưng lại đồng nhất về chất Giá trị và giá trị sửdụng cùng tồn tại trong bản thân hàng khóa nhưng lại tách rời về mặt khônggian và thời gian Cụ thể là
Nếu xét ở góc độ là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất vềchất Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất vềchất, đều là sự kết tinh của lao động tức đều là sự kết tinh của lao động, hay làlao động đã được vật hoá
Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá
trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng.
Và từ phát hiện này, Các Mác tiếp tục có phát hiện quan trọng thứ hai cóliên quan
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt một mặt nó vừamang tính chất cụ thể (lao động cụ thể) mặt khác nó lại vừa mang tính chất trừutượng (lao động trừu tượng) Và chính cái mà người công nhân, người lao động
bị bóc lột là cái lao động trừu tượng của họ chứ không phải là lao động cụ thể,những việc làm cụ thể, thời gian cụ thể và chính vì tính trừu tượng như vậy nênkhó nhận ra sự bóc lột, đặc biệt là sự bóc lột tinh vi
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tưnhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa
Trang 15Công thức chung của tư bản[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Các Mác thì tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo
công thức: H - T - H (Hàng - Tiền - Hàng) còn tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì theo công thức: T - H - T’ (Tiền - Hàng - Tiền').
Ông đã so sánh hai công thức này và phá hiện điểm khác cơ bản là lưu
thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán (H - T tức là Hàng - Tiền) và kết thúc bằng hành vi mua (T - H tức là Tiền - Hàng), ngoài ra điểm xuất phát
và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian, mục đích làgiá trị sử dụng
Trong khi đó, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T - H tức Tiền - Hàng) và kết thúc bằng hành vi bán (H - T’ tức Hàng - Tiền'), ở sơ đồ
này, tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vaitrò trung gian Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị lớn hơn
Như vậy thì tư bản phải vận động theo công thức T-H-T’ để có giá trị mới T' (tức là Tiền sau một vòng lưu thông sẽ được tính bằng công thức: T’ = T + ΔTT, trong đó: ‘T là số tiền trội hơn (giá trị lớn hơn) được gọi là giá trị thặng dư (Các Mác ký hiệu nó bằng m) Còn số tiền ứng ra ban đầu (Tiền ban đầu dùng
để mua hàng ở đầu chu trình lưu thông này) với mục đích thu được giá trị thặng
dư trở thành tư bản và tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giátrị thặng dư cho nhà tư bản
Tóm lại, công thức chung của chủ nghĩa tư bản là:
T – H – T’ với T’ = T + m
Mâu thuẫn trong công thức chung[sửa | sửa mã nguồn]
Các Mác cũng đã phát hiện được mâu thuẫn trong công thức chung này đó
là giá trị thặng dư vừa không được sinh ra trong quá trình lưu thông nhưng lạiđược sinh ra trong quá trình lưu thông
Cụ thể, trong công thức chung của chủ nghĩa tư bản chỉ có 2 nhân tố làHàng (H) và Tiền (T) và quá trình lưu thông thì cũng là sự sắp xếp theo trật tựkhác nhau của 2 nhân tố này và không có một sự tác động nào bên ngoài hay cómột tham số khác trong công thức này nhưng vẫn phát sinh ra nhân tố mới là T'tức là số tiền trội hơn (‘T) hay giá trị thặng dư (m)
Nếu xét đơn thuần bề ngoài thì giá trị thặng dư có vẻ được sinh ra trong lưuthông vì phát sinh không ngoài công thức này (với hai đại lượng cơ bản là Hàng
và Tiền) Tuy nhiên, nếu mua - bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái củagiá trị từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền Còn tổng số giá trị trong taymỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi
Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hóa có thể bán cao hơnhoặc thấp hơn giá trị thực của nói nhưng cũng chưa thể kết luận là có giá trị mới
vì trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa làngười mua (tính chung tổng thể) Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cáithiệt khi mua hoặc ngược lại Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ,
Trang 16mua may, bán đắt hay lừa lọc, ép giá, nói thách, nói xạo để được lợi thì chínhbản thân người thực hiện hành vi đó được lợi nhưng tổng giá trị toàn xã hội cũngkhông hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ
là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác Điều này cũng tương tự nhưviệc lưu thông tiền tệ trong sòng bài, chiếu bạc có người thắng, người thuanhưng quan trọng là người thắng thì lấy tiền từ kẻ thua (tiền chuyển từ tay ngườinày qua tay người kia) chứ không sinh lợi thêm như nhiều người vẫn vọngtưởng
Như vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giátrị hay giá trị mới Nhưng mặt khác, nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưuthông, tức là đứng ngoài lưu thông (ví dụ như đem chôn, cất, dấu, tích trữ, tàngtrữ, không đầu tư gì cả ) thì cũng không thể làm cho tiền của mình tăng thêmlên được (sẽ không có hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con)
Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Chính Các Mác là ngườiđầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn đó bằng một phát hiện tiếp theo đó
là hàng hóa sức lao động.
Hàng hóa sức lao động
Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản thì hướng giải
quyết là cần tìm trên thị trường một loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo
ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, loại hàng hóa đặc biệt này chính
là hàng hóa sức lao động Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra mộtlượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trịsức lao động là giá trị thặng dư Đây được coi là đặc điểm riêng có của giá trị sửdụng của hàng hóa sức lao động và đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâuthuẫn trong công thức chung của tư bản
Sức lao động theo kinh tế chính trị Mác Lê nin là toàn bộ những năng lực(thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vàosản xuất, nó là cái có trước, còn lao động là cái có sau và chính là quá trình sửdụng sức lao động
Theo chủ nghĩa Mác Lê nin thì rong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố củasản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:
Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao độngcủa mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định
Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổchức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sửdụng
Thông qua hàng hóa sức lao động này mà tạo ra sự chuyển hóa trong lưuthông, tạo ra giá trị mới, theo đó công thức T - H - T' có thể được hiểu là: T là tưbản, là số tiền đầu tư ban đầu, trong đó một phần sẽ đầu tư vào để mua máymóc, nhà xưởng, một phần mua nguyên liệu và một phần thuê nhân công, Hchính là hàng hóa sức lao động, thông qua sức lao động của con người sẽ tác
Trang 17động vào máy móc, vật liệu để tạo nên những H (hàng hóa) có giá trị cao hơn sovới giá trị ban đầu và nhà tư bản chỉ việc chiếm đoạt H này và bản để thu về T'(giá trị mới cao hơn và đã bao hàm trong đó là giá trị thặng dư) Và cụ thể việc
sử dụng hàng hóa sức lao động này như thế nào để phát sinh giá trị thặng dư thìCác Mác tiếp tục có phát hiện tiếp theo là bóc trần quy trình sản xuất giá trịthặng dư
Sản xuất giá trị thặng dư
Nhà tư bản sẽ ứng trước ra một số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động
là để tạo ra giá trị thặng dư Quá trình tạo ra giá trị thặng dư được Các Mác phântích rất kỹ lưỡng qua bài toán kéo sợi giả dụ của ông ta
Để chế tạo ra 01 kg sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền gồm:
20.000 đơn vị tiền tệ để mua 1 kg bông
3.000 đơn vị tiền tệ cho hao phí máy móc
5.000 đơn vị tiền tệ để mua sức lao động của công nhân điều khiển máymóc trong 01 ngày (10 giờ)
Tổng cộng: 28.000 đơn vị tiền tệ
Giả định việc mua này đúng giá trị và mỗi giờ lao động của công nhân tạo
ra giá trị mới kết tinh vào sản phẩm là 1.000 đơn vị
Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy
móc để chuyển 1 kg bông thành 1 kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mònmáy móc cũng được chuyển vào sợi Tỷ dụ chỉ trong 5 giờ công nhân đã kéoxong 1 kg bông thành 1 kg sợi, thì giá trị 1 kg sợi được tính theo các khoản chiphí như sau:
Giá trị 1 kg bông chuyển vào = 20.000 đơn vị
Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị
Giá trị mới tạo ra: 5 giờ X 1.000 đơn vị = 5.000 đơn vị
Tổng cộng = 28.000 đơn vị tiền tệ
Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa có được giá trịthặng dư vì nếu bán hàng hóa đi thì chi phí này bằng với chi phí ban đầu đã bỏ
ra và chỉ huề vốn
Thời gian lao động (5 giờ) mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị
ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu tương
tự, lao động trong khoảng thời gian ấy gọi là lao động tất yếu.
Tuy nhiên, nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1 ngày với 10 giờ, chứkhông phải 5 giờ Như vậy, trong 5 giờ lao động tiếp theo, nhà tư bản chỉ
phải chi thêm 20.000 đơn vị để mua 1 kg bông và 3.000 đơn vị hao mòn máy
móc mà không phải chi thêm tiền công mướn lao động nữa Và với 5 giờ laođộng sau, người công nhân vẫn tạo ra 5.000 đơn vị giá trị mới (mà không được
Trang 18chi thêm đồng nào theo đợt thứ 2 này) và nhà tư bản lại có thêm 1 kg sợi bán đivới giá trị 28.000 đơn vị.
Và bảng giá tính tiền vẫn giống như ban đầu gồm chi phí nguyên liệu:20.000 đơn vị, hao mòn máy móc: 3.000 đơn vị, giá trị mới: 5.000 đơn vị, tổngsố: 28.000 đơn vị Nhưng khác với bảng giá lần 1, chi phí đầu vào lần 2 nàykhông có khoản 5.000 đơn vị để mua sức lao động
Tổng cộng số tiền nhà tư bản chi ra để có được 2 kg sợi sẽ là:
Tiền mua bông: 20.000 x 2 lần sản xuất = 40.000 đơn vị
Hao mòn máy móc (máy chạy 10 tiếng): 3.000 x 2 lần sản xuất = 6.000 đơnvị
Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày (trong 10 giờ, tính theo đúng giá trịsức lao động) = 5.000 đơn vị
-Thời gian lao động (5 giờ) để tạo ra giá trị thặng dư gọi là thời gian laođộng thặng dư, và lao động trong thời gian ấy gọi là lao động thặng dư và Giá trịthặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do côngnhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không Nhà tư bản chi phối được sốlao động không công ấy vì nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất
Bản chất của tiền công
Từ ví dụ trên và qua phân tích giá trị thặng dư, Các Mác đã phát hiện tiềncông chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả củahàng hóa sức lao động và không nên nhầm tiền công là giá cả của lao động cho
dù nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sảnxuất ra hàng hóa hay tiền công được trả theo thời gian lao động (giờ, ngày, tuần,tháng), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được Ở đây, cái mà nhà tư bản
mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động (bỏ tiền để
mướn sức của công nhân) cho nên tiền công không phải là giá trị hay giá cả củalao động (lao động đến đâu trả tiền đến đó), mà chỉ là giá trị hay giá cả của hànghóa sức lao động (tức nhà tư bản đã mua loại hàng hóa này để tùy nghi sử dụngsao cho có lợi nhất)
2.3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
hủ nghĩa xã hội khoa học là thuật ngữ được Friedrich Engels nêu ra[1] để
mô tả các lý thuyết về kinh tế-chính trị-xã hội do Karl Marx và ông sáng tạo.Thuật ngữ này đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày mộtcách có hệ thống và nêu bật lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây
Trang 19dựng chủ nghĩa xã hội khoa học đó là nó chỉ rõ con đường hiện thực dựa vàokhoa học để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hộimới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những ngườitheo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thực hiện được.[2]
Theo các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin thì chủ nghĩa xã hội khoahọc về mặt lý luận nằm trong khái niệm "chủ nghĩa xã hội", là một trong ba bộphận hợp thành của chủ nghĩa Marx-Lenin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằmthủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng
xã hội cộng sản chủ nghĩa Theo nghĩa hẹp thì chủ nghĩa xã hội khoa học là mộttrong ba bộ phận của chủ nghĩa Marx-Lenin Chủ nghĩa xã hội khoa học đã dựatrên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thờicũng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học về các quy luật kinh tế, quan hệkinh tế để luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng xã hộichủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa,gắn liền với sứ mệnh lịch sử có tính toàn thế giới của giai cấpcông nhân hiệnđại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.[3]
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Marx-Lenin(bao gồm cả ba bộ phận) Nghĩa rộng của chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Leninkhẳng định: "chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác".[3] Vì triết họcMarx lẫn kinh tế chính trị Marx đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là làm cách mạng
xã hội chủ nghĩa và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.Theo họ, những người lãnh đạo, tổ chức cùng nhân dân thực hiện sự nghiệp cáchmạng lâu dài và triệt để đó chỉ có thể là giai cấp công nhân hiện đại, thông quađảng của nó V.I Lenin nhận định: "bộ "Tư bản" - tác phẩm chủ yếu và cơ bản
ấy trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học những yếu tố từ đó nảy sinh ra chế độtương lai".[4]
Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xãhội khoa học Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một thànhtích chủ nghĩa Marx - Lenin
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo Marx và Engels lànhững người công nhân sẽ xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ ngườibóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thểnhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộngsản chủ nghĩa văn minh
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được K Marx và
F Engels trình bày trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Trong tác phẩm nàycác ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắnvới lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản Và, với tính cáchnhư vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch
Trang 20sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thứcsản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, đượcrèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thànhmột lực lượng xã hội hùng mạnh Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ
là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giaicấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.Địa vị kinh tế - xã hội khách quan tạo cho họ khả năng làm việc đó, tức làkhả năng đoàn kết thống nhất giai cấp và khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh
4 Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm ba bộ phận: Triết học, Kinh tế chính trị học vàChủ nghĩa xã hội khoa học Mỗi bộ phận đóng vai trò khác nhau trong nhận thức
và thực tiễn đời sống xã hội con người
Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, là chủnghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên, đời sống xã hội và tưduy con người Chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật thốngnhất chặt chẽ với nhau làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biệnchứng trở thành lý luận khoa học Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có khả năngnhận thức đúng đắn giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người.Triết học Mác - Lênin không chỉ là lý luận về phương pháp giải thích thếgiới mà còn là lý luận về phương pháp biến đổi và cải tạo thế giới Triết họcMác - Lênin là thế giới quan và phương pháp luận, là vũ khí lý luận sắc bén giúpgiai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột,xây dựng thành công xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.Kinh tế chính trị Mác - Lênin đóng vai trò là chìa khoá để nhận thức ,lịch
sử phát triển của sản xuất vật chất nói chung, giải thích các hiện tượng, các quátrình kinh tế đang diễn ra trong thực tiễn, phân tích nguyên nhân dự báo triểnvọng, chiều hướng phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở khoa học để nhận thức, đề
ra và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng
Chủ nghĩa xã hội khoa học đóng vai trò phát hiện và luận giải về quá trìnhtất yếu dẫn đến sự hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sảnchủ nghĩa, về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về cách mạng
xã hội chủ nghĩa, để thực hiện mục tiêu giải phóng giai cấp công nhân và nhândân lao động khỏi ách áp bức bóc lột, giải phóng xã hội, tiến tới giải phóng conngười Theo Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là chủ nghĩa Mác
- Lênin
Trang 21Bài 2: KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ
Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của ông được Đảng Cộng sản ViệtNam tổng kết, hệ thống hóa Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,[1] từ cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩaMác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.[2]
Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triểngắn với các thời kì hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng ViệtNam và quốc tế[3] vào đầu và giữa thế kỷ 20 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minhnhận định Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của văn hóa dân tộc Việt Nam,
tư tưởng cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Lênin, tư tưởng văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây và phẩm chất cánhân của Hồ Chí Minh.[4]
Mác-Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thốngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thứcđưa ra từ Đại hội VII của Đảng Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng cácquan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng
Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điềukiện cụ thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản
Trang 22tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt
học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.Phần lớn các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh không phân tích các quanđiểm của ông theo các thời kỳ lịch sử, không phân tích cụ thể các tác phẩm củaông theo chiều thời gian Điển hình như năm 1930 khi thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam, ông cho rằng đấu tranh giải phóng dân tộc đi kèm đấu tranh giảiphóng giai cấp Khi thành lập Việt Minh thì gác lại chủ trương đấu tranh giaicấp mà thực hiện đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ và đoàn kết toàn dânchống phát xít theo đường lối Quốc tế Cộng sản (chủ trương này khá trùng lặpvới đường lối của Nguyễn Văn Cừ khi làm Tổng bí thư) Đến giai đoạn năm
1945, khi cần tranh thủ sự ủng hộ của Đồng Minh cho nền độc lập của Việt
Nam, ông tuyên bố "giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương" và tán dương nền
dân chủ
Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ chính thức đưa vào Cương lĩnh của Đảng Cộngsản Việt Nam năm 1991, sau khi công cuộc Đổi mới phát động, chấp thuận phânhóa giai cấp, nhiều lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin không có tính khả thi trong
cơ chế thị trường phải gác lại như đạo đức xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người
xã hội chủ nghĩa, làm theo năng lực hưởng theo lao động trên toàn xã hội.v.v.(chủ nghĩa cộng sản đặt ra mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ giai cấp, bóc lột, xóa bỏgiàu - nghèo, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, công hữu trên nền tảng dânchủ, xóa bỏ giáo điều tôn giáo được xem là mị dân, xóa bỏ nhà nước đi đến dânchủ trực tiếp và bình đẳng, xóa bỏ các đường biên giới quốc gia, đưa các dân tộcđến cùng một lợi ích, xóa bỏ bất bình đẳng giữa các dân tộc trên phạm vi thếgiới ) Các giáo trình của Việt Nam thường khai thác tư tưởng Hồ Chí Minhtheo chiều hướng này
2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
Về vấn đề dân tộc
Dân tộc là một vấn đề rộng lớn Karl Marx, Friedrich Engels không đi sâugiải quyết vấn đề dân tộc, vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyếttrong cách mạng tư sản; hơn nữa, các ông chưa có điều kiện nghiên cứu sâu vềvấn đề dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh.[31]
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20), cáchmạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới,
[32] nhờ đó V.I Lênin có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địathành một hệ thống lý luận Tuy cả C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin đã nêulên những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc vàvấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiếnlược, sách lược của các Đảng Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa, nhưng từthực tiễn cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn
Trang 23đề giai cấp Điều kiện những năm đầu thế kỷ XX trở đi đặt ra yêu cầu cần vậndụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin cho phù hợp với thực tiễn ở cácnước thuộc địa trong đó có Việt Nam; chính Hồ Chí Minh là người đã đáp ứngyêu cầu đó.[31]
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước,
Hồ Chí Minh đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhândân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các
lý tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson cho các lãnh thổ thuộc địacủa Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến
dự hội nghị.[33] Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc chịu ảnh hưởngcủa lý luận Mác-Lênin, đặc biệt là lý luận của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộcđịa
Báo L’Humanité số ra hai ngày 16 và 17-7-1920 đăng toàn văn bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của
V.I.Lênin dưới đầu đề chạy suốt trang một Luận cương lập tức thu hút sự chú ýđặc biệt của Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Ái Quốc đã đọc đi đọc lại nhiều lần
và "qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân".[13] Sau này Nguyễn
Ái Quốc nhớ lại: "Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu Nhưng
cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!".
[34] Từ đó Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) hoàn toàn tin theo Lênin, tin theoQuốc tế thứ ba.[13]
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn
đề dân tộc, đồng thời Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩaMác-Lênin cho phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa, trong đó có ViệtNam Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thể hiện ở các điểm chính sau:
- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dântộc Hồ Chí Minh viết trong Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa: "Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
[35] Mục đích của việc dành độc lập dân tộc là đem lại hạnh phúc, tự do cho nhân
dân Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng "Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì".[36]
- Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất
nước Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
Trang 24lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước"[37]
- Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế: "Các dân tộc ở đó (ở phương Đông) không bao giờ có thể ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp
vô sản thế giới Ngày mà hàng trăm triệu người châu Á bị nô dịch và áp bức sẽ thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một nhóm bọn thực dân tham tàn và chính họ sẽ hình thành được một lực lượng đồ sộ vừa có thể thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, vừa giúp đỡ những người anh em phương tây trong sự nghiệp giải phóng"[38]
Về cách mạng giải phóng dân tộc
Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Namcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dântộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản đã không đáp ứngđược yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra
Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của những nhà cách mạng tiềnbối, nhưng ông không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đitìm một con đường cứu nước mới.[39]
Sau khi tiếp cận lý luận của Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đườngcứu nước, đó là con đường cách mạng vô sản Như vậy là, Hồ Chí Minh đã đếnvới học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đườngcách mạng vô sản Từ đó, Hồ Chí Minh quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theocon đường đó.[39]
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thể hiện ở cácđiểm chính sau:
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đườngcách mạng vô sản Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ ChíMinh, bao hàm những nội dung chủ yếu sau:
- Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi tới xãhội cộng sản"
- Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phongcủa nó là Đảng Cộng sản
- Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minhgiữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc
- Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cáchmạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế.[39]
Trang 25- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sảnlãnh đạo Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công trước
hết phải có đảng cách mệnh Ông phân tích: cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu, phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh.[40]
- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc HồChí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang Ôngcoi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảođảm thắng lợi
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Các nhànghiên cứu trong nước đánh giá, đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận
và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạnggiải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh làhoàn toàn đúng đắn.[41]
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cáchmạng bạo lực Trong đó có hai vấn đề:
- Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam Tưtưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứngvới nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh Ông chủ trương, yêu nước, thương dân,yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọi khảnăng hòa bình để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiếntranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng bạo lực cáchmạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòabình, vì độc lập tự do.[42]
- Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dântộc Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phươngchâm chiến lược đánh lâu dài Hồ Chí Minh nói, muốn thắng lợi phải trường kỳgian khổ, muốn trường kỳ phải tự lực cánh sinh Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡquốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh bên trong, phát huy đến mứccao nhất mọi nỗ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập tự chủ Độc lập tự chủ,
tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểm nhấtquán trong tư tưởng Hồ Chí Minh Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp vàchống Mỹ, ông đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vậnđộng, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả, cả về vật chất và tinhthần, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi
[42]
Trang 26Về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Tuyên truyền cho cuộc vận động "Học theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh"
Hầu hết các cách tiếp cận, định nghĩa của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hộiđược diễn đạt, trình bày một cách dung dị, mộc mạc, dễ hiểu và mang tính phổthông, đại chúng Hồ Chí Minh quan niệm nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của người dân chính là chủ nghĩa xã hội chứ ông không lý luận nhiều vềviệc nhà nước phải kiểm soát tư liệu sản xuất
Theo Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, một số định nghĩa cơ bản mà HồChí Minh đã đề cập về chủ nghĩa xã hội:[44]
- Định nghĩa tổng quát, xem xét chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như
là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là
con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của
nó (kinh tế, chính trị, văn hóa ).
- Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định động lực xây dựng nó:
"Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân
và do nhân dân tự xây dựng lấy".[44]
+ Từ những định nghĩa của Hồ Chí Minh đã phản ánh đầy đủ những đặctrưng cốt lõi của chủ nghĩa xã hôi Khái quát những đặc trưng này, chúng ta thấynội dung của nó bao hàm hết thảy mọi mặt đời sống xã hội, làm hiện diện ra mộtchế độ xã hội ưu việt Đó là:[44]
+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triểncao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và văn hóa, dângiàu, nước mạnh
+ Thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyêntắc phân phối theo lao động
+ Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ
và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trênkhối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí
óc, do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Trang 27+ Chủ nghĩa xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bìnhđẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao độngchân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giảiphóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xãhội và tự nhiên.
+ Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân
tự xây dựng lấy.[44]
+ Như vậy ta có thể thấy khái niệm chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ ChíMinh mang nhiều ý nghĩa khác nhau, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:+ Chủ nghĩa xã hội như là một phong trào lịch sử mang tính chính trị xãhội
+ Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, ở đây, Hồ ChíMinh hiểu chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sảnchủ nghĩa
+ Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội đối lậpvới chế độ tư bản mà hình thức xấu xa, tàn bạo nhất của nó là chủ nghĩa thựcdân, cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới
Về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quancủa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thùcủa nó trong quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộngsản chủ nghĩa Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin, thì có hai con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Con đường thứnhất là con đường quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bảnphát triển ở trình độ cao.[45] Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một bước tiếnhóa của xã hội loài người dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội do chủ nghĩa
tư bản tạo ra chứ không phải là kết quả của việc áp đặt một mô hình kinh tế
-chính trị lên xã hội Theo ông "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải
là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực,
nó xóa bỏ trạng thái hiện nay Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại[46]" Con đường thứ hai là quá độ gián tiếplên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp hoặc cácnước tiền tư bản với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.[45] Đây là quanđiểm của Lenin và Stalin
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình
Trang 28hình thực tế của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.[45] Ta có thể rút gọn lại nội dung vềcon đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Hồ Chí Minh được thểhiện qua các điểm chính sau:
+ Phải thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc trước, sau đó mới từngbước xây dựng chủ nghĩa xã hội.[45]
+ Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải đi lên bằng conđường gián tiếp.[45]
Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ViệtNam có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa
xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Đặc điểm nàychi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu
ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu pháttriển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quáthấp kém của Việt Nam.[45] Chính vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội làmột cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.[47][48] Trong cuộcđấu tranh này, toàn xã hội phải nỗ lực dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, đồng thời phải học tập kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và tậndụng mọi sự giúp đỡ của những nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến như Liên Xô vàcác nước Đông Âu.[49]
Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại
Do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài Nhiệm vụ lịch sửcủa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:
[45][50]
+ Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xâydựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.[45] [50]
+ Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xâydựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt,lâu dài.[45][50]
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Hồ Chí Minh
lý giải trên các điểm sau:[45]
Trang 29+ Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Nó đặt ra và đòi hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau.
+ Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế Đây là công việc hết sức mới mẻ đối với Đảng ta, nên phải vừa làm, vừa học và có thể có vấp váp
và thiếu sót Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ
xã hội cũ đã lỗi thời.
+ Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.[45]
Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ.
+ Chính trị: giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Củng cố và
mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân
và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ
hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.[51]
+ Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hànhcông nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu,củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối giữa các ngành sản xuất xã hội.Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa
xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa Năm 1953, trong tác
phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước
ta (vùng tự do), để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần nhưtrên, Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốnđiểm mấu chốt: Một là, công tư đều lợi; Hai là, chủ thợ đều lợi; Ba là, côngnông giúp nhau; Bốn là Lưu thông trong ngoài Kinh tế quốc doanh là công Nó
là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới Cho nên chúng ta phải rasức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó Đối với những người phá hoại
nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị Tư là những nhà tưbản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ, nên Chính phủcần giúp họ phát triển Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốcgia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân,[52] đến năm 1959 ông chủtrương vẫn cho phép những nhà tư sản công thương sở hữu tư liệu sản xuất, tiếndần đến việc xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa bằng cáchkhuyến khích những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ tổ chức hợptác xã theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích và giúp đỡ những nhà tư sảncông thương cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh vànhững hình thức cải tạo khác.[53]Có quan điểm cho rằng Hồ Chí Minh là ngườiđầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.[54][55][56]
Trang 30“ chính về tư liệu sản xuất như sau: Trong nước ta hiện nay, có những hình thức sở hữu
- Sở hữu của Nhà nước, tức là sở hữu của toàn dân.
- Sở hữu của hợp tác xã, tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
- Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
- Một số ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư
— Hồ Chí Minh, Báo cáo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của ông tại
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa 1 ngày
18 tháng 12 năm 1959 tại Hà Nội.[53]
“ Mục đích của chế độ ta là xoá bỏ các hình thức sở hữu không
xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn
— Hồ Chí Minh Tài liệu đã dẫn[53]
“ Chúng ta phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã
— Hồ Chí Minh Tài liệu đã dẫn[53]
Đối với những người lao động cá thể và các nhà tư bản, cũng tại báo cáonói trên, Hồ Chí Minh viết:
“ - Đối với những người làm nghề thủ công và lao động riêng
lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ,
ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến
khích họ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện.
”
Trang 31- Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không
xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà
ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân
sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước Đồng thời Nhà
nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội
bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo
khác.
— Hồ Chí Minh Báo cáo sửa đổi Hiến pháp 1959.Hồ Chí Minh
Tài liệu đã dẫn[57]
+ Văn hóa - xã hội: nhấn mạnh vấn đề xây dựng con người mới.[51]
Về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Bài chi tiết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những
cơ sở quan trọng sau đây:
+ Thứ nhất là truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồngcủa dân tộc Việt Nam Đây là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
+ Thứ hai là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin coi cách mạng là sựnghiệp của quần chúng Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sựnghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vôsản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liênminh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng Đó lànhững quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa họctrong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các disản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước ViệtNam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởngcủa Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
+ Thứ ba là tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của cácphong trào cách mạng Việt Nam và thế giới
Trước Cách mạng tháng 8, khác với những lãnh tụ Đảng Cộng sản khác ởViệt Nam luôn coi liên minh công nông là lực lượng nòng cốt, chủ chốt của cáchmạng vô sản, coi nhẹ tiềm năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp khác trong
Trang 32xã hội Việt Nam Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến việc tập hợp sự ủng hộcủa những giai cấp tầng lớp xã hội không phải là lực lượng chủ chốt của cáchmạng vô sản như tư sản, địa chủ, tiểu thương, trí thức Thời kỳ này chínhnhững đồng chí của Hồ Chí Minh đã phê phán đường lối cải lương "liên minhvới tư sản và địa chủ vừa và nhỏ" của Hồ Chí Minh, không đúng đường lối đấutranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế.[58][59]
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố thành lập, giaiđoạn 1945 - 1946, tình thế đất nước ở vào hoàn cảnh vô cùng hiểm nghèo, được
ví như ngàn cân treo sợi tóc Chính trong hoàn cảnh này, Hồ Chí Minh đã thể
hiện tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của ông, giúp đất nước vượt qua cơn hiểmnghèo, giữ vững được nền độc lập non trẻ Hồ Chí Minh đã gạt bỏ các bất đồngchính trị giữa các phe phái sang một bên, tập hợp các đảng phái chính trị đểthành lập Chính phủ với mục tiêu phụng sự quốc gia, dân tộc Trong đó mục tiêuđộc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc bao gồm:
+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thànhcông của cách mạng
+ Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
+ Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
+ Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất
có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới
sự lãnh đạo của Đảng
Trong tác phẩm "Nên Học Sử Ta", Hồ Chí Minh đã viết: "Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi…"[60]
Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên tham gia phongtrào cộng sản quốc tế tại thời điểm Việt Nam chưa có bất cứ tổ chức chính trịnào theo Chủ nghĩa Cộng sản Ông là thành viên của tổ chức Quốc tế Cộng sảnIII, là người đã thống nhất các tổ chức đảng cộng sản riêng rẽ ở Việt Nam thànhmột chính đảng duy nhất theo chỉ thị của Quốc tế III Chính Hồ Chí Minh làngười kết nối phong trào cách mạng vô sản Việt Nam và phong trào cách mạng
vô sản quốc tế Thông qua Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng vô sản ở ViệtNam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô,Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác Rất nhiều lãnh đạo phong tràocách mạng Việt Nam quan trọng đã được Hồ Chí Minh tổ chức sang Liên Xôhoặc Trung Quốc đào tạo về chính trị và quân sự
Trang 33Qua khảo sát thực tế, từ kinh nghiệm bản thân, Hồ Chí Minh đã nhận thức
được rằng: chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa Muốn đánh thắng chúng, phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với nhau và giữa lao động ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc; nếu tách riêng mỗi lực lượng thì không thể nào thắng lợi được Điểm vượt lên của Hồ Chí
Minh so với các lãnh tụ yêu nước và chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX chính là ở
đó, nó nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh của phong trào cộngsản trên thế giới và nhu cầu liên kết với phong trào đó để giành độc lập dân tộc
+ Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới
+ Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tếtrong sáng
+ Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡcủa các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời khôngquên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình
+ Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng là bạn với tất cả mọinước dân chủ
Theo Hồ Chí Minh, "phải làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản"[62]
Về Đảng Cộng sản Việt Nam; về xây dựng Nhà nước của dân, do dân,
vì dân
Về Đảng cộng sản Việt Nam
+ Đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập
hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt
Nam Hồ Chí Minh khẳng định: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi",[63] giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì khônglàm cách mạng được.[64]
Trang 34+ Trong cuốn sách Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh
viết: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh,
để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp
bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy".[65] Hồ Chí Minh cho rằng: "Muốn
khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình
hình, đường lối và định phương châm cho đúng Cách mạng là cuộc đấu tranh
rất gian khổ Lực lượng kẻ địch rất mạnh Muốn thắng lợi thì quần chúng phải
tổ chức rất chặt chẽ; chí khí phải kiên quyết Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và
giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy
chính quyền Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo"[66]
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác
- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
+ Đảng Cộng sản Việt Nam phải biết thừa nhận khuyết điểm của mình,
vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa
— Hồ Chí Minh - Sửa đổi lối làm việc
Về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Bài chi tiết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân của Hồ Chí Minh
thể hiện qua những quan điểm sau:
+ Hồ Chí Minh cho rằng Nhà nước là đày tớ chung của dân, cán bộ làm
việc không phải là để thăng quan, phát tài Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân
có quyền đuổi Chính phủ
“ Chủ tịch toàn quốc đến làng Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Chính phủ Cộng hòa Dân chủ là gì ? Là đày tớ chung của dân, từ
Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài Nếu Chính phủ
làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ Nhưng khi dân dùng đày tớ
”
Trang 35làm việc cho mình thì phải giúp đỡ Chính phủ Nếu Chính phủ sai thì
phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi.[68]
— Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí
thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, ngày 20/2/1947
Nhà nước phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết; phải gần gũi
dân, hiểu biết dân, học hỏi dân; phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình;
phải làm kiểu mẫu: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
“ Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân.
Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.
Phải làm kiểu mẫu: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.[69] ”
— Hồ Chí Minh
Về nông dân
Bài chi tiết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân
Xem giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của phong trào dân tộc,
là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó mật thiết với giai
cấp công nhân, chịu áp bức bởi thực dân Pháp và tay sai (phong kiến và địa
chủ), sẵn sàng đứng lên cùng công nhân trong cuộc cách mạng vô sản đang phát
triển Trong Sách lược cách mạng của Đảng, Người viết: " Đảng phải thu phục
cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách
mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến Đảng phải làm cho các đoàn thể
thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh
hưởng của bọn tư bản quốc gia Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí
thức, trung nông"
Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trải
qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân,
củng cố được liên minh công nông Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng
"hữu khuynh" và "tả khuynh" đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực
của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công
nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã
hội".
Về công nhân
Bài chi tiết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nhân
Trang 36Tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động màsống, bất kỳ họ lao động trong công nghệp hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họlàm nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp công nhân Chủ chốt của giai cấp ấy, lànhững công nhân tại các xí nghiệp như nhà máy, hầm mỏ, xe lửa v.v Nhữngcông nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nôngv.v cũng thuộc giai cấp công nhân Nhưng chỉ công nhân công nghiệp là hoàntoàn đại biểu cho đặc tính của giai cấp công nhân.
Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể,
có tổ chức, kỷ luật Công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, cótrách nhiệm đánh đổ chế độ của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, xâydựng một xã hội mới Vì những lẽ đó, giai cấp công nhân có thể lĩnh hội và thấmnhuần một tư tưởng cách mạng nhất: chủ nghĩa Mác-Lênin Đồng thời, tinh thầnđấu tranh của họ ảnh hưởng và làm gương cho các tầng lớp khác Do đó, vềmặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vaitrò lãnh đạo.[70]
Về quân sự[sửa | sửa mã nguồn]
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là quan điểm và lý thuyết của Hồ ChíMinh về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề cótính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị vàquân sự Đó là sự áp dụng lý thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thựctiễn Việt Nam, kết hợp truyền thống quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyềncủa dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại
Một trong các cơ sở quân sự của tư tưởng Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốctheo phương châm "quân với dân như cá với nước", tất cả sức mạnh đều từ dân
mà ra Cơ sở tiếp theo của quân sự là chính trị Theo tư tưởng Hồ Chí Minh,quân sự phục vụ cho chính trị là một quan điểm cơ bản, đấu tranh chính trị vàchiến tranh quân sự luôn gắn bó với nhau Do đó, trong Quân đội Nhân dân ViệtNam luôn có những chính trị viên và chính ủy, họ có nhiệm vụ giáo dục chínhtrị trong quân đội
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến của toàndân chống ngoại xâm, bao gồm cả ba thứ quân: quân chủ lực, quân địa phương
và dân quân tự vệ Nguyên tắc "ba thứ quân" này là kế thừa từ truyền thống tổchức quân sự cổ truyền trong lịch sử Việt Nam, khi đó các thành phần hươngbinh, quân các lộ và quân triều đình đều tham gia chiến sự Chiến tranh dukích là nền tảng, kết hợp với chiến tranh chính quy, lấy nhỏ quấy phá lớn, lấythế thắng lực, áp dụng cơ sở tinh thần chính trị khi cần, ứng dụng quân sự tiêntiến
Chiến lược cơ bản chống đối phương xâm lược là bước đầu tiến hành quấyrối, làm hao mòn lực lượng, đánh vào tâm lý, sau đó gây sức ép chính trị để đốiphương tự rút quân Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu về Chiến tranh ĐôngDương như sau:
Trang 37“ Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết Nhưng Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ.
hổ không đứng yên Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết Cuộc chiến tranh ở Đông
— Hồ Chí Minh[71]
Phương pháp chiến tranh của tư tưởng này nhấn mạnh vào việc vận dụnghợp lý việc xây dựng lực lượng và đánh tiêu hao đối phương, trong đó việc xâydựng lực lượng, tích trữ lương thảo, vũ khí, và trường kỳ mai phục vào mùa khô,
ẩn nấp vào ban ngày, đánh tiêu hao địch vào mùa mưa và ban đêm
Về dân chủ[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
Theo bài hướng dẫn chính trị của ông về dân chủ, đăng trên mục Thườngthức chính trị năm 1953, theo ông đặc điểm dân chủ tại Việt Nam là:[72]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, trên nền tảngcông nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng dân chủnhân dân chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với thế lựcphản động
Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Marx-Lenin) là tư tưởng lãnhđạo, ngày càng phát triển và củng cố
Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Dưới
sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nónhư: Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ, thực hiện dân chủ,xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Ông quan niệm dân chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân vì thế
"Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn
ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.
[73]"
Dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó làthành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian
khổ mới giành được Dân chủ là "làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân
sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết
mở miệng Khi người dân không còn niềm tin để tham gia vào công việc chung
Trang 38nữa là khi khoảng cách giữa Đảng và dân đã quá xa."[74] Có dân chủ mới làmcho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến Thực hành dân chủ có tác dụng giảiphóng tiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và
phát triển Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ".[75] Nhân dân là yếu tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng[76] vì thếĐảng viên phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, gần dân, chịu khó đisâu đi sát cơ sở, nắm vững tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của nhândân[77] đồng thời phải gương mẫu, làm đúng chính sách, tôn trọng quyền làm chủcủa nhân dân, lắng nghe ý kiến quần chúng.[77]
Về khái niệm "dân chủ tập trung", ông cho rằng các cơ quan chính quyềnphải thống nhất, tập trung Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hànhchính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số,cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương Thế làvừa dân chủ vừa tập trung.[78]
Hồ Chí Minh có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợidụng chiêu bài dân chủ, nhân danh dân chủ để chống phá cách mạng Theo ôngthì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa
để phòng kẻ phá hoại Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau Muốn dân chủ
thực sự phải chuyên chính thực sự vì nếu không chuyên chính thực sự thì "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân" Dân chủ và chuyên chính quan hệ
mật thiết với nhau.[79] Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, phong kiến,chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân Dưới chế độdân chủ, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phảnđộng chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.[80]
Về vấn đề giai cấp
Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra.Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và pháttriển Song đa số người lao động thì suốt đời nghèo khó, mà thiểu số ngườikhông lao động thì lại hưởng thụ thành quả lao động đó Đó là do một số ítngười đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội Họ có tư liệu sảnxuất nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng Do
đó mà có giai cấp Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng,
là giai cấp bóc lột hay giai cấp tư sản Những người lao động mà không đượchưởng giá trị thặng dư và thành quả lao động là giai cấp bị bóc lột hay giai cấpcông nhân.[81]
Về văn hóa
Theo Hồ Chí Minh: “Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá” Văn hoá có vị trí, vai trò, tính chất và chức năng quan trọng Văn hoá phải
soi đường cho quốc dân đi, phải làm cho ai cũng có lý tưởng độc lập, tự chủ và
có ý thức đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, lười biếng, xa xỉ Ông chỉ rõ balĩnh vực chính của văn hoá là văn hoá giáo dục, văn hoá văn nghệ và văn hoá
Trang 39đời sống Người cách mạng cần cải tạo, sửa đổi văn hóa cũ đồng thời xây dựng,sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới.[82]
Về đạo đức
Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và xuyên suốt toàn
bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh Ông không những để lại những tácphẩm lý luận về đạo đức, mà còn cố gắng trở thành một hình mẫu đạo đức chocấp dưới noi theo Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan điểm đạođức Nho giáo kết hợp với những quan điểm đạo đức cách mạng của Lenin,Stalin, Mao Trạch Đông Theo ông, đạo đức là nền tảng của con người Chính vìthế người cách mạng phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp Đức cũng cần
đi đôi với tài Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức biểu hiện tập trung thông qua bamối quan hệ: đối với mình, đối với người và đối với công việc Ông thườngxuyên nhắc nhở cấp dưới nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cánhân.[82]
Về nhân văn
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ ông kiên quyết đấu tranh,
tố cáo những tội ác gây ra cho con người và đặt niềm tin vào sức mạnh, phẩmgiá, vào khát vọng vươn tới Chân, Thiện, Mỹ của con người Theo Hồ ChíMinh, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng do đó ôngnguyện phấn đấu suốt đời cho hạnh phúc của con người trong một xã hội côngbằng và coi việc giáo dục, đào tạo con người là chiến lược hàng đầu của cáchmạng.[82]
3 Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc+ Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, trường tồn, là tài sản vôgiá của dân tộc ta
Sở dĩ như vậy là vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa nhữnggiá trị tinh hoa văn hóa, tư tưởng “vĩnh cửu” của loài người, trong đó chủ yếu làchủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại của sự nghiệpcách mạng Việt Nam và thế giới
Tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ: Nó trungthành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời khinghiên cứu vận dụng những nguyên lý đó Hồ Chí Minh đã mạnh dạn loại bỏnhững gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, đề xuất những vấn
đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học
Tư tưỏng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong quá khứ, với nhữnghoạt động cách mạng của Người Ngày nay tư tưởng đó, bao gồm một hệ thốngnhững quan điểm lý luận, tư tưởng về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc
Trang 40dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cáchmạng đối với thế giới, về đạo đức, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh, vềviệc hiện thực hóa các tư tưởng ấy trong đời sống xã hội đang soi sáng chochúng ta.
Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanhviệc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc Tư tưởngcủa Người gắn liền với chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng nước tavừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thờiđại cách mạng vô sản vừa phản ánh
“ Chúng ta phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã
— Hồ Chí Minh Tài liệu đã dẫn[53]
4 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
4.1 Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
1 Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất, là một hình thái của ý thức xã hội,bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực và thang bậc giá trị được xã hội thừanhận
Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người, phù hợpvới lợi ích của toàn xã hội
Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính bổn phận, diễn
ra một cách tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tinh thần bên trong Đạo đứccủa mỗi cá nhân chịu sự tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của nhữngngười khác trong xã hội, cũng như sự “tự kiểm tra” bởi chính mình
Đạo đức có chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh và chức năng phảnánh
Với chức năng giáo dục, chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồngchấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, để mỗi cánhân tự giáo dục rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mựcchung của xã hội Mặt khác, khi nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của ngườikhác, người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình và qua đó làm cho chuẩn mực đạođức chung trong xã hội ngày càng hoàn chỉnh