Trong bối cảnh này thì Nhà nước có hai chức năng quan trọng nhất: - Quản lý nhà nước về kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và bảo đảm cho nền kinh tế thị trường vận hành theo những qu
Trang 1PHẦN I: AN SINH XÃ HỘI 1
I KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VỀ AN SINH XÃ HỘI
1 Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển ASXH
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá về kinh tế, sự phụ thuộc của các quốc gia sẽ tăng và chi phối ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Trong bối cảnh này thì Nhà nước có hai chức năng quan trọng nhất:
- Quản lý nhà nước về kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và bảo đảm cho nền kinh tế thị trường vận hành theo những quy luật vốn có của nó và giảm thiểu rủi
ro cho mọi thành viên trong xã hội;
- Quản lý xã hội, bảo đảm sự ổn định xã hội và chính trị thông qua hệ thống chính sách xã hội mà trong đó hệ thống an sinh xã hội là cốt lõi
Ngoài hai chức năng quan trọng trên, Nhà nước còn có chức năng bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền độc lập quốc gia Phương pháp tiếp cận phân chia chức năng nêu trên cũng không có sự khác biệt nhiều với cách phân chia trước đây theo học thuyết của Mác và Lê-Nin là chức năng bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước
Nhiều học giả cho rằng phát triển an sinh xã hội là một chức năng quan trọng việc góp phần ổn định xã hội Vì bản thân kinh tế thị trường vận động theo những quy luật của nó và tự tạo động lực cho kinh tế tăng trưởng Sự quản lý của Nhà nước làm giảm đi những tác động không mong muốn mà kinh tế thị trường mang lại chứ Nhà nước không thay thế được “bàn tay vô hình”, những quy luật vận động vốn có của nền kinh tế thị trường Nhưng bản thân hệ thống an sinh xã hội không tự nó hình thành và vận động phát triển nếu không có bàn tay của Nhà nước, nếu không có định hướng ngay từ đầu trong quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường
Dù đi từ các cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đi đến nhận định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế thị trường và đó là một chức năng quan trọng hàng đầu của Nhà nước
2 Vai trò của cộng đồng và khu vực tư nhân trong việc phát triển hệ thống
ASXH.
Lịch sử loài người đã cho thấy vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là trước thời kỳ tư bản chủ nghĩa Các mô hình an sinh xã hội đầu tiên trên thế giới dựa vào người thân trong gia đình, dòng họ, cộng đồng làng xã và nhà thờ, nhà chùa Ngay cả thời đại hiện nay tại các nước đang phát triển ở phương Đông, việc cung cấp vật chất cho người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi và những người gặp rủi
ro khác thì người nghèo vẫn phải dựa phần lớn vào người thân trong gia đình, dòng
họ và cộng đồng Nhà nước cũng có chính sách trợ giúp, song không phải lúc nào cũng giữ vị trí quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn về đời sống vật chất cho các thành viên trong xã hội
Bước vào thế kỷ XX, thế giới cũng đã chứng kiến khu vực tư nhân tham gia vào phát triển hệ thống an sinh xã hội, khu vực tư nhân đã đóng vai trò người cung
Trang 2cấp dịch vụ cho một số loại hình như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm y tế Ngoài ra khu vực tư nhân còn tham gia cung cấp các dịch vụ chăm sóc người già, trẻ em, người tàn tật
Trong xu hướng xã hội hoá các hoạt động xã hội và xã hội hoá an sinh xã hội thì Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ các tổ chức dân sự, nhà thờ, nhà chùa và khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ xã hội cho các thành viên trong xã hội kể cả các loại hình bảo hiểm và trợ giúp xã hội
Ở các nước phát triển còn cung cấp một phần ngân sách cho nhà thờ, nhà chùa
và các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội cho các đối tượng là người già, người tàn tật và hỗ trợ phát triển các cộng đồng nghèo Trong tương lai gần mô hình này cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam, vì đây là một xu hướng phù hợp với quá trình xã hội hoá các hoạt động trợ giúp xã hội, các hoạt động nhân đạo, từ thiện mà một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến
3 Khuôn khổ an sinh xã hội( chức năng, thể chế, nguyện tắc)
3.2 Chức năng của an sinh xã hội có 3 chức năng: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro, khắc phục rủi ro)
Chức năng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội đó là: Một hệ thống an sinh xã hội tốt phải thực hiện được chức năng cơ bản là quản lý được rủi ro, bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội trước các nguy cơ rủi ro làm suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập
Bằng các cơ chế, chính sách, giải pháp khác nhau và tham gia của nhiều đối tác: Nhà nước, gia đình, bản thân đối tượng, cộng đồng, khu vực tư nhân, nhà thờ, nhà chùa, các tổ chức xã hội dân sự; hệ thống an sinh xã hội phải thực hiện được các chức năng cơ bản nêu trên, đó mới là một hệ thống an sinh xã hội tốt hay còn gọi là
hệ thống an sinh xã hội hiện đại
Hệ thống an sinh xã hội còn có chức năng bảo vệ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, thể hiện trên ba chức năng cụ thể như sau:
Phòng ngừa rủi ro: Việc phòng ngừa rủi ro phải được thực hiện từ xa, ngay từ
khi người lao động còn trẻ, còn khoẻ mạnh và việc phòng ngừa rủi ro ấy phải được thực hiện bằng nhiều chương trình và chính sách khác nhau Phòng ngừa rủi ro cũng chính là tạo cơ hội cho các đối tượng tiếp cận nguồn lực hoặc duy trì nguồn lực để đối phó với các rủi ro
VD: Tham gia BHXH tích lũy sau này, BHYT bệnh hoạn ốm đau
- Giảm thiểu rủi ro: Khi một bộ phận thành viên trong xã hội không có cơ
hội tham gia vào tầng lưới thứ nhất, họ tiếp tục bị rơi xuống và có nguy cơ mất an toàn cao hơn Vì vậy hệ thống an sinh xã hội phải thiết lập tầng lưới thứ hai để bảo
vệ sự an toàn cho các thành viên bị lọt khỏi tầng thứ nhất, tầng lưới thứ hai này sẽ thực hiện chức năng giảm thiểu rủi ro cho họ thông qua các chính sách trợ giúp, trợ cấp mang tính ngắn hạn như trợ giúp tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, nước sạch và nhà ở, trợ cấp cho người có thu nhập thấp, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp cho phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, …
- Khắc phục rủi ro: Khi một bộ phận thành viên xã hội không có cơ hội tham
gia vào tầng lưới thứ nhất và tầng lưới thứ hai hoặc cũng có thể đã tham gia vào một
Trang 3hoặc cả hai tầng lưới nêu trên song rủi ro quá lớn họ vẫn có thể bị lọt lưới và tiếp tục
bị rơi xuống và họ có nguy cơ bị bần cùng hoá Với chức năng khắc phục rủi ro, hệ thống an sinh xã hội phải thiết lập tầng lưới thứ ba, đây cũng là tầng cuối cùng trong
hệ thống để bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội
Ba chức năng cụ thể này có mối quan hệ với nhau, việc phân chia ba chức năng chỉ mang tính chất tương đối, vì bản thân các chức năng và hệ thống các chính sách nêu trên có sự tác động đan xen lẫn nhau, khó phân định một cách rành mạch đâu là chính sách nằm ở tầng lưới thứ nhất, đâu là chính sách nằm ở tầng lưới thứ hai, thứ ba
Điểm chung của các tầng lưới an sinh xã hội là đều nhằm mục đích bảo vệ
sự an toàn cho các thành viên trong xã hội và nó đều thực hiện chức năng “hứng” khi các thành viên xã hội bị rơi xuống và “tung” các đối tượng trở lại điểm xuất phát ban đầu sau một quá trình thực hiện những chức năng cụ thể của từng lưới an sinh Tuy vậy với quy luật phát triển không đồng đều và rủi ro là không thể tránh khỏi, vì vậy trong xã hội luôn có một bộ phận nhỏ không có khả năng “bật” trở lại vị trí ban đầu và họ phải nằm lại tầng dưới đó cho đến cuối cuộc đời (người tàn tật nặng, người già cô đơn không còn khả năng, không có nguồn thu nhập)
Cũng có ý kiến cho rằng an sinh xã hội có chức năng tái phân phối của cải xã hội, thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội, điều này sẽ góp phần giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, sự phân tầng xã hội
3.3 Thể chế của an sinh xã hội.( có 3 thể chế)
An sinh xã hội có bốn hợp phần cơ bản và các hợp phần nêu trên có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau và đều có ba thể chế quan trọng chi phối, đó là thể chế về chính sách, thể chế về tài chính, thể chế về bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà các thể chế trên phát triển và hoàn thiện ở mức độ khác nhau
Thể chế chính sách.
Thể chế chính sách là trụ cột đầu tiên của các chính sách an sinh xã hội; nội dung cơ bản của thể chế này là xác định đối tượng tham gia, đối tượng điều chỉnh với những tiêu chí, điều kiện cụ thể và cơ chế xác định đối tượng theo một quy trình thống nhất; xác định các chính sách, các chế độ hưởng và những điều kiện ràng buộc
Thể chế chính sách là một trong ba nhóm thể chế quan trọng, thể chế này được hình thành và xuất phát từ nhu cầu thực tế của các thành viên trong xã hội cần được bảo vệ trước các nguy cơ bị rủi ro mà họ không tự bảo vệ được
Các chính sách được hình thành từng bước, không phải ngay một lúc bao phủ được tất cả các thành viên trong xã hội đều có cơ hội ngang nhau trong việc tham gia các chính sách an sinh xã hội Việc tham gia vào các chính sách an sinh xã hội còn là quyền lợi của các thành viên trong xã hội Điều này thể hiện phương pháp tiếp cận dựa vào quyền con người trong việc xây dựng và phát triển các chính sách an sinh xã hội như quyền tham gia các loại hình bảo hiểm, quyền được sử dụng sự trợ giúp từ cộng đồng cho dù sự trợ giúp đó có hay không có điều kiện ràng buộc
Thể chế tài chính.
Trang 4Thể chế tài chính là trụ cột quan trọng của các chính sách an sinh xã hội Nội dung cơ bản của thể chế này là cần xác định cơ chế tạo nguồn tài chính phù hợp cho từng loại chính sách, từng nhóm đối tượng (đóng góp của những người tham gia, của người sử dụng lao động, của Nhà nước) Tiếp đến là cơ chế thu và chi, sao cho thu cân đối với chi và bảo đảm thu chi tương đương và bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ
Theo cơ chế hiện hành của Việt Nam, thể chế tài chính của an sinh xã hội chia làm hai nhóm chính: Một là những người tham gia vào các chính sách trợ giúp không bắt buộc phải đóng góp về tài chính nhưng vẫn được trợ giúp như trợ cấp xẫ hội, bảo hiểm y tế cho người nghèo hoặc không phải đóng góp về công sức, xương máu cho tổ quốc trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc mới được hưởng trợ cấp đặc biệt như thương binh, bệnh binh và những người có công với nước; hai là những người tham gia các loại hình bảo hiểm phải có sự đóng góp nhất định về tài chính mới được hưởng chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
* Thể chế bộ máy và đội ngũ cán bộ:
=>Tuy ba loại thể chế này vận hành theo cơ chế riêng, quy định riêng nhưng
lại có mối quan hệ gắn bó với nhau bảo đảm tính bền vững của hệ thống an sinh xã hội Thậm chí cùng một loại thể chế nhưng cơ chế hoạt động, cách thức vận hành cũng khác nhau đặc biệt là về thể chế tài chính Có thể chế tài chính vận hành theo
cơ chế đóng góp có hưởng, mức hưởng phụ thuộc vào mức đóng; nhưng cũng có dạng thể chế có hưởng nhưng không có đóng góp, mức hưởng không phụ thuộc vào mức đóng góp mà chỉ phụ thuộc vào thu nhập, nhu cầu cần được bảo vệ như trợ giúp
xã hội, trợ cấp tuổi già,
Trong ba thể chế nêu trên, thể chế nào cũng quan trọng và có mối quan hệ
biện chứng với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và chi phối nhau, tạo cho nhau sự phát triển bền vững và ổn định Trong đó thể chế tài chính được coi là quan trọng nhất để đảm bảo tính bền vững của hệ thống an sinh xã hội
3.4 Các nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội.( có 5 nguyên tắc)
Sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội phải hướng tới sự ổn định xã hội, thông qua sự ổn định xã hội để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong xã hội luôn tồn tại một bộ phận thành viên rơi vào hoàn cảnh “rủi ro” bị suy giảm hoặc không còn khả năng về kinh tế để tự đảm bảo cuộc sống Nhà nước, cộng đồng và gia đình cũng như từng thành viên trong xã hội phải chia sẻ trách nhiệm với họ Xã hội phát triển phải là một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, một xã hội vì hạnh phúc của con người, lấy con người làm mục tiêu, là động lực cho sự phát triển
Để đảm bảo được các định hướng đó thì việc phát triển an sinh xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Hướng tới bao phủ mọi thành viên xã hội để
bảo vệ an toàn cuộc sống cho họ khi có những biến cố rủi ro xảy ra làm suy giảm về kinh tế hoặc làm mất khả năng bảo đảm về kinh tế
Nguyên tắc thứ hai: Bất cứ một chính sách an sinh xã hội nào hay một
hợp phần nào của hệ thống an sinh xã hội cũng phải đảm bảo tính bền vững về tài chính (nguồn thu / nguồn hình thành và chi) Vì vậy phải thiết lập hệ thống thể chế
Trang 5về tài chính cho phù hợp và thực hiện cơ chế chia sẻ trách nhiệm xã hội lấy số đông
bù số ít
Nguyên tắc thứ ba: Phải đảm bảo ổn định về mặt thể chế tổ chức Sự
ổn định về thể chế tổ chức cho phép hệ thống an sinh xã hoạt động lien tục không gián đoạn, mặt khác cấu trúc của tổ chức phải hợp lý để bảo đảm khả năng quản lý đối tượng tham gia, thực hiện các nghiệp vụ của hệ thống với chi phí hữu ích nhất Cấu trúc hợp lý của tổ chức còn phải bảo đảm khả năng theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện của hệ thống một cách trung thực, khách quan làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống thể chế về chính sách, tài chính và tổ chức thực hiện
Nguyên tắc thứ tư: Nhà nước phải là người bảo trợ cho hệ thống an
sinh xã hội hoạt động hiệu quả và đúng pháp luật Bên cạnh việc thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với hệ thống an sinh xã hội, Nhà nước giữ vai trò người thực hiện, người bảo trợ khi hệ thống an sinh xã hội gặp rủi ro về tài chính
Nguyên tắc thứ năm: Tạo cơ chế, môi trường và khuyến khích các cá
nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân tham gia vào các hoạt động trợ giúp xã hội trên tinh thần chia
sẻ trách nhiệm xã hội và tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm y tế một cách bình đẳng cùng có lợi
PHẦN II: ASXH 2 (TRỢ GIÚP XÃ HỘI)
2 Nguyên tắc trong hoạt động TGXH
* Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp phương châm “thế kiềng 3 chân”
Giúp đối tượng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng
xã hội là mục tiêu của cứu trợ xã hội, muốn đạt được mục tiêu trên điều kiện Việt Nam vẫn còn là nước nghèo, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thiên tai đe dọa, các vấn đề xã hội diễn biến phức tạp đối tượng công tác xã hội ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về tính chất Đòi hỏi hoạt động công tác xã hội phải phát huy cao
độ sức mạnh (nhân lực, vật lực, tài lực) của nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước, của cộng đồng dân cư… và sự tự vươn lên của đối tượng
Ở các vị trí khác nhau các chủ thể phát huy tối đa sức mạnh của mình tạo thành tổng lực vững chắc, sự suy yếu ở một chủ thể nào đó sẽ tạo sự chông chênh đưa đến sụp đổ không còn khả năng giải quyết vấn đề Chính vì thế hoạt động cứu trợ xã hội xem việc phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của Nhà nước - Cộng đồng
xã hội - Sự vươn lên của đối tượng là phương thức cơ bản
- Trách nhiệm của nhà nước:
Chính quyền từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm đảm bảo bằng cơ chế chính sách, chế độ cho đối tượng phù hợp với thực tiễn
+ Để thực hiện hổ trợ cho đối tượng nhà nước đã giành một khoảng ngân sách nhất định đấy là nguồn tài lực quan trọng để duy trì hoạt động cứu trợ xã hội Nguồn này để chi cho các hoạt động, các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cứu trợ thường xuyên, chữa bệnh, hướng nghiệp cho các đối tượng là người tàn tật, giải quyết hậu của của tệ nạn xã hội Nhà nước cũng dành một quỹ dự phòng để cứu trợ đột xuất cho những vùng gặp thiên tai, các gia đình gặp rủi ro bất ngờ
Trang 6Ngoài việc chi ngân sách Nhà nước còn phải thực hiện các chức năng nhiệm
vụ sau đây:
+ Ban hành các chính sách, chế độ về cứu trợ xã hội
+ Quản lý chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động cứu trợ xã hội
+ Thông tin tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường giáo dục truyền thống đạo đức, trách nhiệm xã hội
+ Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cứu trợ xã hội
+ Tổ chức bộ máy nhà nước trong hoạt động cứu trợ xã hội
- Trách nhiệm của cộng đồng xã hội:
Nêu cao trách nhiệm xã hội của cả cộng đồng, nêu cao truyền thống đạo lý dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn lực nhân dân, từ các tổ chức đoàn thể, hiệp hội,
tổ chức kinh tế xã hội và tổ chức từ thiện
Đây là tiềm năng rất lớn, nhân dân ta vốn giàu lòng nhân ái, sống có đạo lý, ngày càng có nhiều hoạt động cứu trợ xã hội với sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của các tổ chức, đoàn thể hiệp hội …
- Trách nhiệm của đối tượng:
Cứu trợ xã hội ngoài sự cứu tế, trợ giúp, còn cần phát huy sự nỗ lực vươn lên của chính đối tượng bằng tiềm năng và ý chí để vượt qua khó khăn hòa nhập với cộng đồng
Sự tự vươn lên của đối tượng thật sự phát huy khi đối tượng nhận ra vấn đề của chính mình hiểu rõ tác hại của vấn đề, những tiềm năng cũng như những hạn chế của bản thân đồng thời xác định niềm tin, nhu cầu để giải quyết vấn đề
Để phát huy sự vươn lên của đối tượng hội đồng cứu trợ xã hội phải tạo điều kiện giúp đối tượng nhận ra vấn đề, hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu để đối tượng tự giải quyết vấn đề của chính mình Việc nghĩ thay và là thay đối tượng sẽ triệt tiêu sức mạnh này
II CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN
Đối tượng của cứu trợ xã hội thường xuyên là những người vì những nguyên nhân khác nhau không thể tự bảo đảm được cuộc sống bản thân, nếu không được trợ cấp thường xuyên có thể nguy cơ đến tính mạng
* Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo NĐ 136/NĐ-CP Ngày 21 tháng 10 năm 2013.
1 Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường
hợp quy định sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
Trang 7h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
1) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
* Khái niệm trẻ em
Trẻ em những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước đang là mối quan tâm không chỉ của một quốc gia nào mà còn là mối quan tâm của toàn nhân loại
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có quy định tuổi vị thành niên sớm hơn”
Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt nam: Trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi
Bộ luật tố tụng hình sự lại dùng khái niệm “Người chưa thành niên” được hiểu là người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
Từ những khái niệm đã nêu, trên phương diện pháp lý có thể thống nhất khái
niệm trẻ em theo pháp luật Việt nam: Trẻ em là người chưa thành niên dưới 16 tuổi.
Trẻ em là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, trẻ cần được chăm sóc bảo vệ và giáo dục để trở thành những công dân tốt, những người chủ tương lai của đất nước Việc bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em đã được Đảng và Nhà nước coi là mối quan tâm hàng đầu và được xác định, ghi vào luật mà toàn xã hội phải có trách nhiệm thực hiện
Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng (Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em);
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật
* Đặc điểm của trẻ mồ côi
- Khó khăn về đời sống vật chất trẻ có cảm giác thua thiệt từ đó tiêu cực, tự ti, mặc cảm mất động cơ học tập, rèn luyện phấn đấu
- Vắng thiếu đi mối quan hệ tình yêu thương, trẻ mất môi trường xã hội hoá
cá nhân
Trang 8- Trẻ cần được nâng đỡ khi các em gặp khó khăn, trẻ mồ côi đời sống tình cảm bị xáo trộn, nghi hoặc, bất cần Điều này giải thích hiện tượng trẻ mồ côi phạm pháp
- Khi có sự quan tâm, tin yêu các trẻ mồ côi có tình cảm sâu nặng với người đó
Trẻ em mồ côi là một trong những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được quan tâm vì các em đã mất nguồn che chở, chăm sóc nuôi dưỡng của gia đình
Để các em có điều kiện phát triển cần tìm và mang đến cho các em những mái
ấm tình thương giúp các em vươn lên hoà nhập cộng đồng
3.2 Cứu trợ xã hội đối với Người cao tuổi.
* Khái niệm
Ở mỗi người có cảm nhận khác nhau về tuổi già, bởi vì sự lão hóa rất khác nhau giữa các cá nhân Ở mỗi quốc gia người ta cũng xác định tuổi già khác nhau vì không có một đường phân định tuyệt đối rõ ràng cho tuổi già có người ở tuổi 70 vẫn còn khỏe mạnh những có người ở tuổi 50 đã tỏ ra già yếu
Đối với Việt Nam “Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.”(Luật NCT, 28/4/2000)
* Khái niệm NCT cô đơn
Người cao tuổi cơ đơn là người từ 60 tuổi trở lên (nữ từ 55 tuổi trở lên hiện đang hưởng trợ cấp xã hội) sống độc thân hoặc còn vợ, chồng nhưng già yếu, không
có con cháu, người thân thích trông nom, không có nguồn thu nhập nào
Người cao tuổi cơ đơn là người từ 60 tuổi trở lên tuy còn vợ chồng nhưng già yếu, không có con đẻ, con nuôi hợp pháp, cháu ruột thịt và người thân thích nương tựa, không có nguồn thu nhập Nếu có người thân thích, con cháu mà họ <16 tuổi hoặc >60 tuổi; đang chấp hành án tù; tàn tật nặng
Các đặc điểm và các nhu cầu cần đáp ứng cho người cao tuổi cô đơn:
- Các đặc điểm người cao tuổi cô đơn:
+ Chức năng tâm sinh lý thay đổi do lão hoá;
+ Lao động và thu nhập suy giảm hoặc không còn khả năng lao động làm giảm đáng kể thu nhập
+ Phạm vi và mức độ quan hệ xã hội bị giảm sút
Với những thay đổi bất lợi trên người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là người cao tuổi cô đơn, khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống, trong các mối quan hệ khác, nếu không có biện pháp giúp đỡ người cao tuổi dễ rơi vào nổi cô đơn trong tuyệt vọng
- Các nhu cầu cần đáp ứng:
Vì những thay đổi bất lợi trên cho nên cần phải đáp ứng các nhu cầu sau đây cho người cao tuổi cô đơn:
+ Chế độ ăn, ở phù hợp thuận tiện
Ví dụ: người cao tuổi mắt kém cần có kính lão, để họ có thể tự túc hoạt động
không cần phải được dẫn dắt Người cao tuổi vận động và yếu sức không nên ở nhà tầng cao, vì phải leo cầu thang nhiều dễ ngã
+ An toàn cho cuộc sống
Trang 9Nhu cầu này nổi bật ở người cao tuổi là họ đang sống trong giai đoạn cuối của cuộc đời, giai đoạn của sự thoái hóa tự nhiên của con người Sự thoái hóa này không những chỉ ảnh hưởng thể chất mà cả về mặt tâm lý Vì vậy, đối với người tuổi việc chăm sóc sức khỏe là vô cùng cần thiết, từ chế độ ăn uống sinh hoạt, khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho người cao tuổi sống ở môi trường lành mạnh, ít căng thẳng
+ Được tôn trọng, chấp nhận của người khác
Dù không còn trực tiếp hoạt động đóng góp cho xã hội, nhưng người cao tuổi vẫn cần có sự công nhận của xã hội, của gia đình về kinh nghiệm quá khứ của họ, về khả năng và tính tự lập, rằng họ không phải những người thừa, vô ích mà ngược lại
họ vẫn còn quan trọng đối với xã hội, nhất là đối với những người thân
+ Cần mối quan hệ mật thiết với người thân,
Nếu thiếu những mối quan hệ và tình cảm của những người thân như với con cháu, vợ chồng, hoặc bạn bè, người cao tuổi dễ nảy sinh cảm giác cô đơn và đôi khi
có thể tăng thêm quá trình lão hóa
3.3 Cứu trợ xã hội thường xuyên đối với NKT
* Khái niệm
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng khác nhau (không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật) làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến chọ lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn
Khái niệm người khuyết tật nặng
Người khuyết tật nặng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội phải có đủ 3 điều kiện: + Không có khả năng lao động
+ Không có nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống Trong trường hợp có thu nhập nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực của Bộ LĐTBXH công bố áp dụng cho từng thời kỳ
+ Không còn người thân thích để nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; vợ chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp Trong trường hợp người tàn tật có
đủ 2 điều kiện trên (không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống) nhưng còn người thân thích dưới 16 tuổi hoặc từ 60 tuổi trở lên, gia đình thuộc diện nghèo cũng được xem xét hưởng chế độ trợ câp xã hội
Đặc điểm và nhu cầu của người tàn tật
- Sự thiếu hụt thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người khuyết tật có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong sinh hoạt, trong lao động và học tập
- Cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác ở người khuyết tật được thể hiện rõ nét Khi họ mất đi khả năng hoạt động của các cơ quan cảm giác nào đó thì ở họ khả năng hoạt động của các cơ quan còn lại rất phát triển và sự nhận biết thế giới xung quanh được thực hiện chủ yếu thông qua các giác quan còn lại này Ví dụ như ở người mù do mất đi khả năng thị giác, nên độ nhạy của cơ quan thính giác, xúc giác phát triển
- Do mất hay giảm khả năng hoạt động một trong số các cơ quan tiếp nhận thông tin cần thiết cho hoạt động nhân thức, nên phần lớn ở những người có khuyết tật giác quan, tật thần kinh hoạt động tư duy có phần bị giảm sút về tốc độ do khối
Trang 10lượng thông tin cần tiếp thu bị hạn chế (nhưng ở người tật vận động thì vẫn bình
thường)
- Do bị bệnh tật, khó khăn đi lại hoạc giao tiếp nên hoạt động lao động, hoạt
động giao lưu dễ bị hạn chế hơn so với người bình thường, nếu không có hộ trợ xã
hội thì phạm vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật sẽ bị thu hẹp
- Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật Các công việc thủ
công đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ Việc làm vừa đem lại cho họ
niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có thu nhập, điều này giáp họ giảm bớt tâm lý
bị bỏ đi
- Môi trường cộng đồng và gia đình cũng cần phải giải thích ứng với hoàn
cảnh của người khuyết tật, ví dụ như trong gia đình, tại trường học, các khu công
cộng cần được thiết kế các phương tiện, tiện nghi sinh hoạt phù hợp với đặc điểm,
nhu cầu của người khuyết tật
- Do sự thiếu hụt dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động trên nên
người khuyết tật thường bị ức chế dẫn tới bi quan, chán nản tự ti, hay cáu gắt, nóng
nảy Ngay cả khi này, họ cũng cần được chấp nhận, cần được tôn trọng Cộng đồng
và xã hội cần giáo dục mọi người tránh những cử chỉ, hành vi miệt thị, xa lánh, cần
loại bỏ những tên gọi theo dị tật của họ như “thằng què”, “con cụt” …
- Mặt khác họ cũng là trong số những người có đời sống nội tâm rất nhạy cảm
và tế nhị, họ rất thông cảm với những khó khăn của người khác hơn cả so với người
bình thường
3.5 Mức trợ cấp xã hội thường xuyên NĐ136/NĐ – CP, ngày 21 tháng 10 năm
2013.
Cách tính mức trợ cấp xă hội hàng tháng
III CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT
1 Khái niệm CTĐX
CTĐX là một bộ phận hợp thành chính sách CTXH, bao gồm các chính sách
chế độ, biện pháp nhằm cứu giúp những thành viên trong cộng đồng mỗi khi gặp rủi
ro bất hạnh trong cuộc sống, để họ có thêm điều kiện vượt qua khó khăn sớm ổn
định đời sống, sản xuất
CTĐX là sự trợ giúp về vật chất, tinh thần của nhà nước, các tổ chức đoàn
thể, cộng đồng xã hội cho các đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống để họ
có điều kiện vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống
2 Đối tượng CTĐX
Đối tượng của cứu trợ đột xuất là những người có khả năng lao động hoặc
không có khả năng lao động, có thu nhập hoặc không có thu nhập, vì những lý do
khác nhau mà gặp phải hoạn nạn, khó khăn tạm thời Nếu họ nhận được sự giúp đỡ
kịp thời họ có thể nhanh chóng vượt qua được sự hụt hẫng, ổn định được cuộc sống,
nhanh chóng hoà nhập cộng đồng
Mức trợ cấp xã hội
hàng tháng
= Mức chuẩn trợ cấp xã hội
270.000đ (Hệ số 1)
x Hệ số tương ứng