Các thành tạo biến chất trao đổi – nhiệt dịch được hiểu là các sản phẩm vật chất của hoạt động nhiệt dịch, xuất hiện do tác động của dung dịch nhiệt dịch với mô trường vây quanh. Hoạt động nhiệt dịch được xem như là một hiện tượng địa chất, giống như là hoạt động biến chất, hoạt động magma, sự phong hóa và sự thành đá trầm tích, tức là trong dãy các quá trình cơ bản phân dị vật chất của vỏ trái đất. Trong mối quan hệ đó hoạt động nhiệt dịch có vị trí xác định trong các chu kỳ magmakiến tạo và trong các đới cấu trúc của vỏ quả đất
Trang 1XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI – NHIỆT DỊCH
Các thành tạo biến chất trao đổi – nhiệt dịch Các thành tạo biến chất trao
đổi – nhiệt dịch (BCTĐ-ND) được hiểu là các sản phẩm vật chất của hoạt động nhiệt dịch, xuất hiện do tác động của dung dịch nhiệt dịch với mô trường vây quanh Hoạt động nhiệt dịch được xem như là một hiện tượng địa chất, giống như
là hoạt động biến chất, hoạt động magma, sự phong hóa và sự thành đá trầm tích, tức là trong dãy các quá trình cơ bản phân dị vật chất của vỏ trái đất Trong mối quan hệ đó hoạt động nhiệt dịch có vị trí xác định trong các chu kỳ magma-kiến tạo và trong các đới cấu trúc của vỏ quả đất Thuật ngữ “dung dịch nhiệt dịch” được sử dụng theo nghĩa rộng để chỉ khái niệm về dung dịch lỏng-khí, chủ yếu là dung dịch nước tuần hoàn trong những thời kỳ xác định của lịch sử địa chất theo các khe nứt và các lỗ rỗng trong lớp cứng của thạch quyển, chủ yếu là ở phần trên
của thạch quyển, nơi chịu nhiều các biến vị đứt gãy
Do hoạt động nhiệt dịch là một hiện tượng tự nhiên không quan sát được, mà
được tái dựng với tư cách là sự kiện của quá khứ địa chất, bằng các thành tạo khoáng vật mà cho phép chuẩn đoán là các thành tạo BCTĐ-ND
Các thành tạo BCTĐ-ND xảy ra trong các đá trầm tích, magma và biến chất trước tiên theo oblika và theo thành phần như là nhóm đặc trưng của đối tượng địa chất, giả thuyết về nguồn gốc của nó được dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm, các tính toán hóa-lý và các quan sát trong các vùng có biểu hiện hoạt động nhiệt dịch hiện đại
Sản phẩm của hoạt động nhiệt dịch thường gặp ở dạng: a) sản phẩm biểu sinh so với thành tạo đá vây quanh, là các thể BCTĐ hoặc các thể lấp đầy các mặt mở; đồng sinh với các đá vây quanh được gọi là các vỉa trầm tích-nhiệt dịch Các phần tiếp theo dưới đây xem xét chủ yếu các sản phẩm biểu sinh, được phân chia
Trang 2dưới tên gọi là các thành tạo BCTĐ-ND Cơ chế biến chất trao đổi tạo khoáng rất đặc trưng cho quá trình nhiệt dịch Học thuyết về BCTĐ [Lindgren W., 1933; Korzinski D S., 1955] đã nảy sinh và phát triển rực rỡ trên cơ sở đó
Học thuyết về BCTĐ chiếm một phạm vi lớn các hiện tượng địa chất, bao gồm hoạt động magma, hoạt động biến chất, sự phong hóa và nhiều hoạt động nhiệt dịch Các trình bày ở dưới đây nói về hoạt động BCTĐ, các thể BCTĐ (metasomatit) và các thành hệ BCTĐ v.v, chúng ta hiểu ngầm chỉ các biểu hiện hoạt động nhiệt dịch Khi đó hoạt động BCTĐ kéo theo sự thay thế ở trạng thái rắn không có sự phá hủy ban đầu (sự đè vỡ, sự nóng chảy, sự phân hủy) khung cứng rắn của đá ban đầu Sự thay thế như vậy có thể xem xét trên bình diện các khoáng vật (giả hình), đá (đá biến chất) và thành hệ (thành hệ biến chất) Nhưng chỉ trên bình diện khoáng vật mới có thể nói về sự trao đổi biến chất rõ Khi thay thế đá và các thành hệ địa chất, cơ chế trao đổi biến chất tạo khoáng trên thực tế luôn kéo theo sự xuất hiện các lỗ rỗng rửa lũa và lấp đầy các hốc hở bởi các khoáng vật thành tạo mới, thuật ngữ chính xác là các đá, thành hệ nhiệt dịch, hoặc các đá, thành hệ BCTĐ-ND v.v
Các thành tạo BCTĐ-ND được chia ra các mức sau, theo độ thay thế khoáng vât khởi thủy:
a) Thành tạo BCTĐ-ND thể hiện yếu ( 5-20% thành tạo mới);
b) Thành tạo BCTĐ-ND thể hiện mạnh (20-80%);
c) Thành tạo BCTĐ-ND hoàn toàn (80-100%)
Ở dạng thể hiện yếu (tập tụ xâm tán nhỏ các khoáng vật biểu sinh trong đá được hình thành sớm hơn) các thành tạo BCTĐ-ND khó phân biệt với khoáng hóa nước thấm lọc, xuất hiện dưới ảnh hưởng thấm lọc chủ yếu chủ yếu là nguồn nước dưới đất Trong những trường hợp như vậy sự xuất hiện các khoáng vật biểu sinh
Trang 3cố định thường là không xác định và được giải thích là thành tạo trong các thời kỳ muộn hơn
Các đá nhiệt dịch Các thành tạo BCTĐ-ND là một lớp đá đặc biệt, nó
không có những dấu hiệu chung G Rozenbus [1934] đã viết: “ Các nhân tố như các mạch quặng không được coi là đá…” Theo A.N Zavaritski [1961] các đá khác biệt với tập hợp quặng chỉ bởi có đặc trưng phổ biến rộng rãi hơn Người ta thấy phổ biến rộng rãi tập hợp mạch lấp đầy phi quặng và các metasomatit, gồm các khoáng vật nhiệt dịch và các nguyên tố thạch sinh Toàn bộ các thành tạo
BCTĐ-ND quặng và phi quặng ở bình diện đá kể cả ở mức biểu hiện yếu, là những thành tạo địa chất phổ biến, nó phải được tách ra thành một lớp đá độc lập các đá của lớp này được gọi chuẩn xác là “hydrothermalit” [Vlasov G M., 1978]
Các hydrothermalit khác với các đá của các lớp khác bởi đặc điểm thành phần khoáng vật và cấu tạo (kiến trúc thạch học) Zerkel F [1866], Rozenbush H [1877], Fohgue F., Michel-Levy A [1879] là những người đầu tiên hệ thống hóa các dấu hiệu thấy được về thành phần khoáng vật và kiến trúc của tập hợp khoáng thuộc nhóm đá này Những dấu hiệu như vậy được Fedorov [1901] nhấn mạnh là kiến trúc và thành phần khoáng vật - là những dấu hiệu “…có thể không thay đổi trong mỗi mẫu đá” A N Zavaritski [1961] nhận xét: “ việc xác định các đá không thể dựa trên cơ sở các dấu hiệu được phản ánh bằng mối quan hệ nguồn gốc giả định Cơ sở của nó phải là những dấu hiệu hoàn toàn chắc chắn, không phải là giả định, mà phải được quan sát thấy”
Một số hydrothermalit biểu hiện hoàn toàn đã từ lâu có tên gọi riêng biệt đối với các tập hợp khoáng vật có thành phần và cấu tạo xác định: greizen, quaczit thứ sinh, berezit, propilit, albitit v.v Sau này có phổ biến một số tên gọi khác các từ nêu trên, dựa trên các nghiên cứu sâu về điều kiện thành tạo các hydrothermalit: trong công trình này sử dụng nguyên tắc vật chất-kiến trúc để xác định tên gọi đá
Trang 4BCTĐ-ND tương ứng Với mỗi tên gọi của metasomatit hoặc một tập hợp khoáng vật khác gồm thành phần khoáng vật xác định và kiến trúc thạch học xác định Vì vậy, greizen – đó là tập hợp vảy-hạt biến tinh kết tinh hạt lớn của thạch anh-muscovit với khoáng vật lẫn đặc trưng là fluorit, topaz, turmalin và các khoáng vật tiêu hình khác, hoặc không có chúng; berezit – đó là tập hợp vảy hạt biến tinh kết tinh hạt nhỏ-vừa của thạch anh-sericit hoặc thạch anh-hydrosericit, với một lượng nhỏ chlorit thường muộn hơn, carbonat, đôi khi albit hoặc felspat kali, có lẫn sulphur, hiếm khi có turmalin, hoặc không có chúng v.v Tên gọi vẫn giữ nguyên không phụ thuộc vào kích thước của thể, sự phức tạp hóa của tập hợp khoáng vật, thậm chí đến các mạch mỏng xác định bằng kính hiển vi và bao thể nằm trong các
đá có thành phần , cấu tạo có nguồn gốc khác Ở dạng biểu yếu thì khó chuẩn đoán các đá BCTĐ-ND, việc xác định biểu hiện tích tụ greizen là để nói về sự tồn tại tổ hợp khoáng vật greizen trong đá ban đầu nào đó Vì vậy, khi xác nhận greizen, berezit, quaczit thứ sinh hoặc một tổ hợp khoáng vật khác có ở dạng biểu hiện yếu của một đá BCTĐ-ND nào đấy, nhưng việc xác định với độ tin cậy kém hơn
Thành tạo BCTĐ-ND biểu hiện yếu là tập tụ các khoáng vật nhiệt dịch ở dạng xâm tán, các vi tập hợp của chúng thay thế trao đổi biến chất các khoáng vật nguyên sinh hoặc lấp đầy khe nứt, lỗ rỗng, hạnh nhân v.v trong các đá khởi thủy
Sự kết hợp phức tạp như thế của các thành tạo BCTĐ-ND với các đá trầm tích, magma, biến chất, thì gọi các đá đó bị biến đổi nhiệt dịch Có thể phân biệt mức độ thay thế các tổ hợp khoáng vật đồng sinh và kiến trúc của nó liên quan với các đá khởi thủy và tổ hợp khoáng vật biểu sinh cùng kiến trúc của nó liên quan với các
đá thành tạo mới, phân tách các đá bị biến đổi trong tập hợp nhiều đá Điều đó dẫn đến khái niệm epi đá (đá thành tạo sau), phân biệt với đá khởi thủy Các metasomatit và tập hợp mạch lấp đầy, tức là các hydrothermalit biểu hiện hoàn toàn, là biểu hiện epi-đá Các epi-đá được xác định bởi tổ hợp bền vững của các
Trang 5khoáng vật biểu sinh và mối quan hệ kiến trúc của chúng Khi đó kiến trúc phải hiểu là trật tự tuổi-không gian của các cá thể khoáng vật trong tập hợp đó [Pliusev
E V., Usacov O P., 1975]
Các quá trinh biến chất trao đổi Khi nghiên cứu các đá biến đổi nhiệt
dịch có thành phần ban đầu khác nhau, xuất hiện nhiệm vụ xác lập các cộng sinh khoáng vật thành tạo mới khác nhau như là sản phẩm có thể của sự tác động của một dung dịch nhiệt dịch Nói cách khác là đánh giá ảnh hưởng của nền tới thành phần của các sản phẩm thay thế Trong trường hợp đó là vấn đề chuẩn đoán quá trình biến đổi nhiệt dịch của đá Các quá trình biến đổi nhiệt dịch của đá trong một
số trường hợp được ký hiệu bởi thuật ngữ được phát sinh từ tên gọi của hydrothermalit, ví dụ các quá trình greizen hóa, berezit hóa, scacnơ hóa và v.v Những quá trình như thế dẫn đến sự hình thành các metasomatit tương ứng chỉ trong các đá ban đầu có thành phần xác định Điều kiện này được giải thích kỹ càng bởi D V Runkvist và nnk Trong sách “Các mỏ greizen” Các tác giả nhận thấy rằng quá trình greizen hóa (BCTĐ nhiệt độ cao có sự tham gia rộng rãi của các chất bốc: F, Cl, và cả B, xảy ra trong một diapazon rộng của áp suất với sự tiến hóa của dung dịch từ acid đến kiềm) dẫn đến sự hình thành greizen thực thụ chỉ ở các đá alumosilicat acid Trong các đá carbonat xuật hiện các metasomatit fluorit-mica hoặc “sluidit” (đá fluorit-mica), còn trong các đá bazơ-siêu bazơ là các metasomatit mica-felspat Vì vậy, các đá xảy ra quá trình greizen hóa (hoặc bị greizen hóa), đó
là các đá có biểu hiện của tổ hợp khoáng vật greizen hoặc mica nào đó, do sự tác động của dung dịch greizen tới các đá có thành phần riêng biệt Vì vậy không nên nhầm lẫn khái niệm về greizen, tổ hợp greizen trong các đá biến đổi hoặc greizen epi-đá với khái niệm greizen hóa Sự phản ánh vật chất -kiến trúc của khái niệm này không phải luôn luôn tương ứng Trong trường hợp không tương ứng giữa tên
Trang 6gọi của đá nhiệt dịch với quá trình hóa-lý, thì đá đó được đề nghị sử dụng nhóm tên gọi kiểu greizenoid, berezioid, scacnoid và v.v
Tổng thể các quá trình hóa–lý của sự tạo khoáng BCTĐ-ND được chia thành hai nhóm thông số: theo điều kiện nhiệt động học (nhiệt độ cao-, trung bình-, nhiệt
độ thấp; sâu, vừa và gần bề mặt); theo thành phần của dung dịch tác động (kiềm-acid, carbonat, haloid, chứa nước-lưu huỳnh và v.v., kali, natri, kali-silic, calci-magie-sắt và v.v.) Ở đây cần chú ý phân biệt trong các đá các quá trình BCTĐ điển hình Trên cơ sở xác lập dãy độ bazơ tăng của các cation (Si, Al, Fe, Mg, Ca,
Na, K) và phụ thuộc vào đó xảy ra sự thay thế BCT yếu hoặc mạnh mà phân chia các quá trình BCTĐ kiềm hoặc rửa lũa acid tương ứng Biến thể khác điển hình hóa các quá trình BCTĐ dựa trên việc phân chia các cấu tử thể hiện hoạt tính cao trong phản ứng thay thế và thường được đưa đến trong quá trình TĐBC Trên cơ sở
đó người ta phân chia ra BCTĐ kiềm (kali và natri), á kiềm (calci- magie-sắt) và acid (silic-alumi) Rõ ràng là khái niệm về BCTĐ kiềm trong trường hợp một và hai hoàn toàn không trùng lặp, còn khái niệm rửa lũa acid không trùng với khái niệm BCTĐ acid
Tính phân đới Tính phân đới là một trong những đặc điểm đặc trưng của
các thành tạo BCTĐ-ND, việc xác định tính phân đới là một tiêu chuẩn tin cậy nhất để chuẩn đoán và xác định điều kiện thành tạo chúng Khi đó tính phân đới được hiểu là về mặt không gian nó không lớn hơn các thành tạo BCTĐ-ND lấp đầy các hốc, cũng như trong các vỉa BCTĐ Quan trọng nhất của tính phân đới BCTĐ
là nó có một số mức hoặc quy mô biểu hiện
1 Tính phân đới BCTĐ gần khe nứt trong môi trường đồng nhất Tương tác của dung dịch nhiệt dịch với các đá xảy ra ở gần khe nứt bằng phản ứng thay thế khoáng vật của đá ban đầu và di chuyển ở trạng thái động hầu hết các cấu tử đến cực đại vào đới trong (tính linh động phân dị của các cấu tử) Thứ tự di chuyển của
Trang 7các cấu tử ở trạng thái linh động trong các đá thành phần khác nhau dưới ảnh hưởng của dung dịch nào đấy cho phép xác định dung dịch đó ở vị trí cân bằng nhiệt động học, cho khả năng tiến tới cộng sinh khoáng vật và giải thích tổng thể các tướng BCTĐ xuất hiện do tác động của dung dịch với đá ban đầu có thành phần khác nhau Sự tương tác như thế có thể xảy ra bằng cách di chuyển thấm lọc hoặc khuếch tán các cấu tử và tạo nên tính phân đới thấm lọc hoặc khuếch tán, hoặc lẫn lộn [Korzinski D., 1955, 1969, 1973] Thông thường tính phân đới này có quy mô biểu hiện rất địa phương và là nguồn khởi thủy để giả định các thông số hóa-lý không đổi của dung dịch nhiệt dịch, nó xác định không chỉ điều kiện nhiệt động, mà còn đặc biệt chú ý tới độ thấm lọc quặng của đá khởi thủy
Mỗi cột BCTĐ được phân tách đặc trưng cho một tướng BCTĐ được xác định về các thông số hóa học và nhiệt động, vật chất được thay thế Toàn bộ các tướng BCTĐ xuất hiện dưới ảnh hưởng của dung dịch nhiệt dịch lên các đá có thành phần khác nhau, bị biến đổi nhiệt dịch, được V A Zaricov và I Omelianenco [1965, 1978] phân chia ra thành các thành hệ BCTĐ Vì vậy, việc xác định các thành hệ greizen, berezit, quaczit thứ sinh , propilit và v.v., tức là xảy
ra quá trình greizen hóa, berezit hóa, propilit hóa v.v trong các đá có thành phần khác nhau Trong trường hợp này qua trình thạch sinh có thông số hóa-lý tương đối hẹp mà hoàn cảnh địa chất của nó không phải luôn luôn rõ ràng Các thành hệ như vậy được gọi là các thành hệ BCTĐ gần quặng hoặc thành hệ BCTĐ địa phương (LMF)
2 Tính phân đới tập trung trong môi trường thấm lọc Tính không đồng nhất rất lớn trong sự phân bố các thành tạo BCTĐ-ND trong không gian là do độ thấm lọc rất khác nhau của các đá Do đó tính phân đới của các thành tạo BCTĐ-ND xuất hiện phản ánh trước tiên là mức độ thay thế đá ban đầu (các hydrothermalit biểu hiện hoàn toàn-biểu hiện yếu), thứ đến - ở sự tích tụ dần dần các nguyên tố ít
Trang 8phổ biến với biểu hiện khoáng vật tương ứng ở các đới trong Tính phân đới như thế do số lượng khác nhau của dung dịch đi qua các tầng đá phụ thuộc vào độ thấm lọc khác nhau của chúng, sẽ gọi là sự tập trung Với tư cách là thành phần của tính phân đới này người ta phân chia các thành tạo BCTĐ-ND biểu hiện hoàn toàn hoặc biểu hiện mạnh ở các đới trong và các thành tạo phát triển yếu ở các đới ngoài Khi đó các đới ngoài có kích thước rộng hơn nhiều so với các đới trong Theo mức dộ tích tụ các nguyên tố quặng ở tính phân đới vành tập trung, người ta
có thể chia ra các đới quặng (đới trong), đới vành và đới phông (đới ngoài) [Pliusev E V., Kalinitreva L I., 1975]
Thông thường người ta cố gắng tách ra ở các đới ngoài tính phân đới gần khe nứt theo các cấu tử linh động nhất, và tính phân đới tập trung ở các đới ngoài
là do mức độ thay thế đá ban đầu thấp Nhưng việc xác lập các đới như thế được phân chia theo các thông số khác nhau, không như nhau Thực tế khi đó là các hiện tượng địa chất xảy ra trên quy mô khác nhau Tại các đới ngoài của tính phân đới tập trung có đồng thời không chỉ tổ hợp cộng sinh khoáng vật của đới ngoài, mà còn có biểu hiện các khoáng vật của các cột BCTĐ của đới trong, ở dạng các tích
tụ xâm tán và các vi bao thể trong các metasomatit tương ứng So sánh tính phân đới gần khe nứt và tính phân đới tập trung thấy như nhau Tính phân đới gần khe nứt được phát triển với nguồn dung dịch tương đối riêng biệt Tính phân đới tập trung xảy ra tương tác thủy động học theo chu kỳ của quá trình nhiệt dịch của hệ các chất lưu và chúng phân chia các bloc của đá có độ thấm lọc khác nhau (ví dụ, đới ảnh hưởng của đứt gãy cụ thể) Các thông số thủy động học của quá trình nhiệt dịch là yếu tố xác định tính phân đới tập trung
3 Tính phân đới TĐBC được tiến hóa trong môi trường địa chất dị nguồn Dung dịch nhiệt dịch được di chuyển từ nơi chúng được sinh ra đến nơi chứa nó
Trang 9chủ yếu theo hướng đi lên, có xảy ra sự tái tạo dưới ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt động biến đổi và hoàn cảnh cấu trúc-thạch học khác nhau
Dưới ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài, đặc biệt là sự biến đổi acid-kiềm của dung dịch, thứ đến là sự tập trung tích cực của các cấu tử khác; nhiệt độ và áp suất không phải là cố định Kết quả của sự chuyển đông của dung dịch này tới các phần khác nhau dẫn tới sự hình thành các thành tạo BCTĐ-ND khác nhau Với chuyển động một hướng kéo dài của dung dịch trong một trường gradiant nhiệt-áp tĩnh, nhận thấy các thành tạo BCTĐ-ND ở các phần khác nhau được hình thành gần như đồng thời Kết là xuất hiện tính phân đới biểu hiện quy
mô khu vực của các thành tao BCTĐ-ND Thông thường, vect[ tính biến đổi cực đại của tính phân đới này định hướng vuông góc với đường đẳng trị của trương nhiệt động học trong các thời kỳ của giai đoạn hoạt động nhiệt dịch tương ứng
Với tư cách tính phân đới BCTĐ-Nd khu vực là các đới rộng khác nhau, nhưng chủ yếu là các biểu hiện yếu của các đá BCTĐ-ND, tức là các đới epi-đá Tổng thể các đới đó là do một biến cố địa chất cụ thể (sự hình thành khối xâm nhập hoặc núi lửa, thời kỳ có chế độ kiến tạo ổn định và v.v.), tức là các biến cố địa chất sinh ra các quá trình nhiệt dịch được phát sinh trong trường gradient nhiệt động được chúng ta phân chia ở dưới dạng các thành hệ BCTĐ-ND khu vực (MRF)
Vì vậy trong sự phân bố đới của các thành tạo BCTĐ-ND, chúng ta ít nhất cần phải phân biệt ba dãy khác nhau theo quy mô và nguyên nhân của các quá trình BCTĐ-ND:
a) Tính phân đới gần khe nứt do tác động của dung dịch với đá (tỷ lệ chi tiết);
b) Tính phân đới tập trung tạo bởi thủy động học của dung dịch nhiệt dịch trong trường thấm lọc ngang (qui mô lớn);
Trang 10c) Tính phân đới tiến hóa (khu vực) xuất hiện do sự tiến hóa của dung dịch nhiệt dịch với sự chuyển hướng của nó trong trường gradient nhiệt động (qui mô trung bình)
Cần nhấn mạnh rằng ba mức biểu hiên tính phân đới được phân chia của các thành tạo BCTĐ-ND là dấu vết của một hiện tượng tự nhiên, nhưng được nghiên cứu theo quan điểm khác nhau Vị trí này khác biệt về nguyên tắc với sự phân chia truyền thống theo thời gian với tư cách là các quá trình tự nhiên độc lập: biến đổi nhiệt dịch khu vực, BCTĐ gần khe nứt và sự thành tạo quặng
Tính giai đoạn Theo quan niệm của D S Korzinski, quá trình BCTĐND
được phân chia thành bốn giai đoạn (sớm (kiềm), acid (rửa lũa), muộn (kiềm) và kết thúc Sự phân chia này phản ánh kinh nghiệm chung nhất có được qua nghiên cứu BCTĐ là sự tiến hóa acid-kiềm của dung dịch nhiệt dịch Các thời kỳ hoạt động nhiệt dịch còn được phân chia theo các cơ sở khác (nhiệt độ, địa kiến tạo và v.v.) Có rất nhiều dạng phản ánh tính thời đoạn thời đoạn được hiểu là không lớn hơn như trật tự thành tạo khoáng vật trong thứ tự được phân tách, người ta đề nghị phân biệt một số mức trật tự như dưới đây
1 Trật tự kết tinh các thể khoáng trong tập hợp (trong đá nhiệt dịch) Trật tự được gọi là mạch động (xung) của quá trình thạch sinh, tức là quá trình thành tạo tập hợp (đá) nhiệt dịch Đối với tập hợp mầm tự do và đặc biệt các thành tạo BCTĐ cho phép đánh giá trật tự phân tách các khoáng vật Khi đó độ dài hình thành các cá thể kết tinh, tốc độ trưởng thành rất khác nhau của các khoáng vật, hiện tượng tái kết tinh v.v., không phải luôn được tính đến, nó đôi khi dẫn đến việc phân chia sai các thời kỳ tạo khoáng Do tốc độ trưởng thành khác nhau của các cá thể tinh thể, các khoáng vật bắt đầu tách ra từ dung dịch cung lúc, có thể kết thúc
sự kết tinh của mình một cahcs thứ tự [Grigoriev D P., 1961] Trật tự phân tách các khoáng vật trong một tổ hợp cộng sinh phu jthuoocj vào tốc độ trưởng thành