1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nếp sống của sinh viên tại ký túc xá trường đại học nội vụ hà nội

95 765 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 5 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài 5 5. Giả thiết nghiên cứu 6 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 7. Phương pháp nghiên cứu 6 8. Đóng góp của đề tài 7 9. Cấu trúc đề tài 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI KÝ TÚC XÁ 9 1.1 Một số khái niệm cơ bản 9 1.1.1 Khái niệm nếp sống 9 1.1.2. Khái niệm sinh viên 10 1.1.3. Khái niệm ký túc xá 12 1.2. Vai trò của ký túc xá đối với sinh viên 12 1.2.1. Ký túc xá là môi trường an ninh tốt 12 1.2.2. Tiết kiệm chi phí, tiền bạc cho sinh viên và gia đình 13 1.2.3. Thuận tiện trong việc đi lại 13 1.2.4. Nơi sinh viên cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống 13 1.2.5. Môi trường để sinh viên cùng nhau cố gắng học tập 14 1.2.6. Sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động trong ký túc xá 14 1.2.7. Tạo điều kiện giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sống 14 1.3. Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nếp sống của sinh viên tại ký túc xá 14 Chương 2. NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 16 2.1. Khái quát vài nét về trường Đại học Nội vụ Hà Nội 16 2.1.1. Vị trí và chức năng 16 2.1.2. Nhiệm vụ 17 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 18 2.2. Quy định của trường Đại học Nội vụ Hà Nội về ký túc xá của sinh viên 20 2.3. Cơ sở vật chất của ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội 21 2.4. Đặc điểm của sinh viên tại ký túc xá 24 2.5. Thực trạng nếp sống của sinh viên tại ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội 25 2.4.2. Hoạt động học tập 25 2.4.3. Hoạt động sinh hoạt cá nhân 28 2.4.4. Hoạt động sinh hoạt tập thể 30 2.4.5. Hoạt động giao tiếp và ứng xử 33 2.6. Nhận xét 35 2.6.1. Ưu điểm 35 2.6.2. Hạn chế 36 2.6.3. Nguyên nhân 36 2.6.3.1. Nguyên nhân khách quan 37 2.6.3.2. Nguyên nhân chủ quan 38 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 40 3.1. Về phía nhà trường 40 3.1.1. Ban Giám hiệu thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ quản lý SV tại KTX cho cán bộ quản lý KTX 40 3.1.2. Ban hành quy chế quản lý ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội 40 3.1.3. Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị ký túc xá 41 3.1.4. Tổ chức các chương trình, hoạt động tập thể cho sinh viên KTX 44 3.1.4.1. Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên 44 3.1.4.2. Tích cực phối hợp Đoàn thanh niên của Nhà trường với Ban quản lý ký túc xá để tổ chức các hoạt động văn thể mỹ và quản lý nếp sống của sinh viên trong ký túc xá 45 3.1.5. Phối hợp với gia đình trong việc quản lý sinh viên. 47 3.1.6. Thành lập Ban tự quản SV tại KTX 48 3.1.7. Kế hoạch hóa mọi hoạt động, thực hiện chế độ kiểm tra, thi đua khen thưởng 48 3.2. Về phía sinh viên 49 3.2.1. Nâng cao ý thức tự quản, tự rèn của mỗi SV 49 3.2.2. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và kỹ năng quản lý thời gian 49 3.2.3. Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công cộng 52 3.2.4. Nâng cao văn hóa đọc của sinh viên tại ký túc xá trường 52 3.2.5. Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể do Nhà trường, Ban Quản lý ký túc xá tổ chức 53 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC

Trang 1

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI KÝ TÚC XÁ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài : Hà Bảo Trân

Lớp : Đại học Lưu trữ học 14B

Cán bộ hướng dẫn : ThS Phạm Thị Hạnh

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Trang 2

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI KÝ TÚC XÁ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài : Hà Bảo Trân Thành viên tham gia : Nguyễn Thị Song My Lớp : Đại học Lưu trữ học 14B

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học về đề tài “Nếp sống của sinh viên tại ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình nghiên cứu

phát triển và hoàn thiện trong thời gian khảo sát thực tế tại ký túc xá trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội

Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực được thựchiện tại ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội và chưa công bố dưới bất kỳhình thức nào trước đây

Ngoài ra, trong bài nghiên cứu khoa học này có sử dụng một số khái niệmcủa tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích rõ ràng

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

HÀ BẢO TRÂN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô trong trường,các thầy cô giáo trong khoa Văn thư - Lưu trữ, đặc biệt là giảng viên Phạm ThịHạnh đã hướng dẫn tận tình và chu đáo để chúng tôi có thể hoàn chỉnh được báocáo đề tài của mình

Đồng thời, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban quản lý

ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội Nhờ những thông tin, văn bản chínhxác, kịp thời và sự nhiệt tình đã giúp chúng tôi thuận lợi trong nghiên cứu đề tài

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên tại kýtúc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp những ý kiến, quanđiểm để chúng tôi hoàn thành đề tài khoa học này

Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài 5

5 Giả thiết nghiên cứu 6

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

7 Phương pháp nghiên cứu 6

1.2 Vai trò của ký túc xá đối với sinh viên 12

1.2.1 Ký túc xá là môi trường an ninh tốt 12

1.2.2 Tiết kiệm chi phí, tiền bạc cho sinh viên và gia đình 13

1.2.3 Thuận tiện trong việc đi lại 13

1.2.4 Nơi sinh viên cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống 131.2.5 Môi trường để sinh viên cùng nhau cố gắng học tập 14

1.2.6 Sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động trong ký túc xá 14

1.2.7 Tạo điều kiện giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sống 14

Trang 6

1.3 Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nếp sống của sinh viên tại ký túc xá 14

Chương 2 NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 16

2.1 Khái quát vài nét về trường Đại học Nội vụ Hà Nội 16

2.4 Đặc điểm của sinh viên tại ký túc xá 24

2.5 Thực trạng nếp sống của sinh viên tại ký túc xá trường Đại học Nội vụ

Hà Nội 25

2.4.2 Hoạt động học tập 25

2.4.3 Hoạt động sinh hoạt cá nhân 28

2.4.4 Hoạt động sinh hoạt tập thể 30

2.4.5 Hoạt động giao tiếp và ứng xử 33

2.6 Nhận xét 35

2.6.1 Ưu điểm 35

2.6.2 Hạn chế 36

2.6.3 Nguyên nhân 36

2.6.3.1 Nguyên nhân khách quan 37

2.6.3.2 Nguyên nhân chủ quan 38

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 40

3.1 Về phía nhà trường 40

3.1.1 Ban Giám hiệu thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ quản lý SV tại KTX cho cán bộ quản lý

Trang 7

3.1.2 Ban hành quy chế quản lý ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội40

3.1.3 Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị ký túc xá 413.1.4 Tổ chức các chương trình, hoạt động tập thể cho sinh viên KTX 443.1.4.1 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên 44

3.1.4.2 Tích cực phối hợp Đoàn thanh niên của Nhà trường với Ban quản lý

ký túc xá để tổ chức các hoạt động văn thể mỹ và quản lý nếp sống của sinh viên trong ký túc xá 45

3.1.5 Phối hợp với gia đình trong việc quản lý sinh viên 47

3.1.6 Thành lập Ban tự quản SV tại KTX 48

3.1.7 Kế hoạch hóa mọi hoạt động, thực hiện chế độ kiểm tra, thi đua khen thưởng 48

3.2 Về phía sinh viên 49

3.2.1 Nâng cao ý thức tự quản, tự rèn của mỗi SV 49

3.2.2 Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và kỹ năng quản lý thời gian 493.2.3 Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công cộng 52

3.2.4 Nâng cao văn hóa đọc của sinh viên tại ký túc xá trường 52

3.2.5 Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể do Nhà trường, Ban Quản lý

ký túc xá tổ chức 53

KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Nếp sống của sinh viên trong học tập tại ký túc xá

Bảng 2 Nếp sống của sinh viên trong sinh hoạt cá nhân tại ký túc xá.Bảng 3 Nếp sống của sinh viên trong sinh hoạt tập thể tại ký túc xá.Bảng 4 Nếp sống sinh viên trong giao tiếp và ứng xử tại ký túc xá

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Đánh giá của sinh viên về trang thiết bị trong phòng

Biểu đồ 2: Nhu cầu của sinh viên về nâng cấp cơ sở vật chất tại ký túc xá

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ mới, thế kỷ mà vấn

đề nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Namluôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước vàcủa toàn dân tộc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: "Pháttriển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"

Trước yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay, vấn đề conngười đang trở thành trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã xác định thực hiện mục tiêu đào tạo chung của các trường là hìnhthành nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đào tạo người lao động tựchủ, sáng tạo, có nếp sống lành mạnh, có kiến thức văn hóa, khoa học côngnghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có khả năng làm chủ tương lai đưa đấtnước tiến kịp thời đại một cách hiệu quả nhất

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, cungcấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ và cho xã hội với chất lượng và hiệu quảcao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nằm trong chiến lược đào tạo thế hệ trẻ, việc xây dựng nếp sống văn hoá củasinh viên tại ký túc xá có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên nói chung và nếpsống của SV tại KTX trường ĐHNVHN nói riêng, trong đó có những nhân tốtích cực như: sự phát triển của nền kinh tế đất nước, sự quan tâm, tạo điều kiệntốt nhất của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đơn vị chức năng Bên cạnh đó,phong trào xây dựng nếp sống văn hoá của SV tại KTX trường ĐHNVHN sẽgóp phần nâng cao nhận thức, cải thiện tình hình học tập, làm phong phú hơnđời sống tinh thần của SV, giúp SV có cuộc sống tại KTX lành mạnh, văn hoá Phong trào này sẽ khơi dậy tính tự giác, tích cực của SV trong việc chủ độngtham gia vào các hoạt động văn hoá, xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh,văn hóa nơi học tập và nơi sinh hoạt là những việc làm hết sức cần thiết và mang

Trang 12

đầy ý nghĩa nhân văn cho việc hình thành nhân cách của mỗi con người chúng

ta

Trường ĐHNV có bề dày truyền thống, có uy tín với xã hội trong lĩnhvực đào tạo, xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi giảngđường Việc nâng cao nếp sống của SV tại KTX là một trong những vấn đề rấtquan trọng Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu hội nhập và nâng cao vị thế của nhà

trường đối với xã hội, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Nếp sống của sinh

viên tại ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa

học Chúng tôi thấy rằng đây là vấn đề thực sự cần thiết để nghiên cứu, từ đó tìm

ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao nếp sống của SV tại KTX, đáp ứng nhucầu thực tiễn là phát triển toàn diện SV

2 Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về KTX của SV, cũng như nếp sống của SV tại KTX đã được

đề cập khá nhiều trong các luận văn, khóa luận, bài viết và các hội thảo khoahọc Từ đó thấy rằng KTX và nếp sống SV tại KTX đang là vấn đề cấp thiếtđược quan tâm hiện nay

Nhóm các hội thảo và bài viết về nếp sống của SV tại KTX:

Hội thảo “Sinh viên Ký túc xá toàn thành năm 2015” do Trung tâm

Dịch vụ Kinh tế - trường ĐH Kinh tế TP.HCM và trung tâm Quản lý KTX Đạihọc Quốc gia TP.HCM đã đăng cai tổ chức Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổích cho SV nội trú, duy trì phong trào rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏephục vụ tốt cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện; thiết lập mối quan hệ giao lưu học hỏi giữa SV tạicác KTX trên địa bàn thành phố trong các hoạt động phong trào thể dục thểthao, văn hóa - văn nghệ Từ đó thúc đẩy sự đoàn kết phát triền KTX của cáctrường ĐH ở TP Hồ Chí Minh, đồng thời là cơ sở nâng cao nếp sống của SV tạiKTX văn hóa, tích cực hơn

Hội thảo “Hợp tác khai thác hiệu quả các Ký túc xá” của Thành phố

cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Đà Nẵng” do ĐH Đà Nẵng phối hợp vớiLiên doanh DMC-579 (đơn vị chủ đầu tư và quản lý khai thác các KTX tập

Trang 13

trung của Thành phố) tổ chức nhằm đánh giá thực tế nhu cầu của học sinh – sinhviên và thống nhất đề ra các giải pháp hợp tác khai thác sử dụng có hiệu quả cácKTX của Thành phố phục vụ cho SV của ĐH Đà Nẵng.

Hội thảo “Công tác sinh viên ở ký túc xá” do Trung tâm Quản lý KTX

ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Đây là tiền đề và là hướng đi mới để xã hội

và các ngành chức năng hiểu hơn, ghi nhận những đóng góp của đội ngũ làmcông tác SV tại KTX Qua buổi hội thảo, nhiều bài học thực tiễn và kinh nghiệmquý cũng như nhiều mô hình, hướng đi hiệu quả, thành công của các KTX trêntoàn quốc cần được xem xét, tìm hiểu áp dụng vào thực tiễn

Hội thảo“Khai thác sử dụng hiệu quả các ký túc xá tập trung đáp ứng nhu cầu học sinh sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của trường ĐH

Đà Nẵng tổ chức đã đưa ra những bất cập của KTX, tình trạng sử dụng các kýtúc xá và một số đề xuất giải pháp phục vụ nhu cầu ăn ở của SV Từ đó giúpnâng cao chất lượng SV nội trú và hiệu quả sử dụng KTX

Bài viết “Nơi lưu giữ một hành trình trong tôi” (2014) của Phạm Thị

Minh Thùy đã chia sẻ cảm xúc khi viết về KTX trường ĐH Khoa học Xã hội vàNhân Văn đã thể hiện tình cảm sâu sắc với những kỷ niệm trải qua thời SVtrong KTX như: tham gia các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, các chương trìnhtình nguyện… Đây là cơ sở để Ban Quản lý đánh giá thực trạng quản lý và nếpsống của SV ở KTX

Các bài viết “Sinh viên viết về ký túc xá” do trường ĐH Sư phạm Kỹ

thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức đã được SV nội trú nhiệt tình tham gia Các bàiviết không chỉ bộc lộ tâm trạng bỡ ngỡ của SV năm đầu, những kỷ niệm lưuluyến của những SV năm cuối mà còn hiện lên hình ảnh KTX trường rất cụ thể

từ cơ sở vật chất đến việc quản lý nếp sống của SV trong KTX của Ban Quản lýKTX trường

Nhóm các Luận văn và khóa luận về nếp sống của sinh viên ở ký túc xá:

Luận văn Thạc sĩ “Một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú Trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3” (2004) của Nguyễn

Văn Toàn làm rõ thực trạng quản lý giáo dục nếp sống cho SV nội trú trường

Trang 14

CĐ Giao thông Vận tải 3 và trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tăng cườngquản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nếp sống cho SV Đây là vấn đề kháquan trọng góp phần không nhỏ vào việc quản lý nếp sống của SV tại KTX.

Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng quản lý nếp sống văn hóa của sinh viên

ở kí túc xá trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang” (2006) của Văn Ngọc

Sen đã làm rõ thực trạng công tác quản lý nếp sống văn hóa của SV và đề xuấtmột số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nếp sống văn hóa của SVtại trường CĐ Sư Phạm Nha Trang

Luận văn Thạc sĩ “Một số biện pháp quản lý công tác tác giáo dục nếp sống văn hóa của sinh viên ở kí túc xá trường Đại Học Vinh” (2012) của

Phạm Thị Quỳnh Như đã khảo sát thực tế, nghiên cứu và đề xuất các biện phápnhằm cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho SV

Nhóm các bài viết trên trang báo mạng về nếp sống của SV ở KTX:

Trang báo mạng http://www.tienphong.vn/ với bài viết “ Ký túc xá, nhà trọ sinh viên - thực trạng đáng suy nghĩ ” (tháng 6/2005) đã đề cập tới thựctrạng nhu cầu nhà trọ bức thiết vì KTX không đáp ứng đủ nhu cầu ở cho SV.Đây là nền tảng để các nhà đầu tư, các nhà điều hành, lãnh đạo xây dựng kếhoạch, dự án nâng cấp, phát triển KTX, giúp SV không còn gặp nhiều khó khăntrong việc tìm chỗ ở khi học tập xa nhà

Trang báo mạng http://vnn.vietnamnet.vn đã đăng bài viết “Tổng điều tra nhu cầu, thực trạng ký túc xá toàn quốc”, cập nhập vào tháng 02/2009.

Nhằm lên kế hoạch cho Chương trình xây dựng ký túc xá học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề toàn quốc (giai đoạn 2009 - 2015), Bộ Xây

Trang 15

dựng đang thu thập số liệu về nhu cầu, thực trạng KTX cũng như quỹ đất dànhxây dựng trên cả nước Từ con số này, các cơ quan kể trên sẽ tổng hợp nhu cầuhọc sinh - sinh viên đang theo học tại thời điểm tháng 3/2009 cần ở KTX và nhucầu của riêng khối chính quy từng trường, đồng thời đưa ra dự báo chính xácnhất có thể về nhu cầu ở KTX của học sinh - sinh viên mỗi trường đến 2015.

Trang báo mạng http://trungtamnoitru.vinhuni.edu.vn đã đăng bài viết

“Xây dựng nếp sống văn hoá trong Ký túc xá” (2015) của Trần Minh Công về

việc tăng cường “nếp sống văn hóa” tại KTX, Ban Giám đốc Trung tâm Nội trúyêu cầu các SV, lưu học sinh, học sinh và học viên thực hiện nghiêm túc một số nội

dung như: về trang phục, đầu tóc; về tác phong, thái độ ứng xử; về công tác giữ

gìn vệ sinh, môi trường, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của Nhà trường; về chấphành quy chế học tập trong khu Nội trú nhằm chấn chỉnh việc thực hiện kỷ cương,

nề nếp, phong trào xây dựng KTX “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Thân thiện”

Qua sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy đã có một

số nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà khoa học… có công trình nghiên cứu về vấn

đề quản lý nếp sống SV tại KTX Chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Nếp sống

của sinh viên tại ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài NCKH

nhằm mục đích góp phần nâng cao nếp sống của SV tại KTX trường ĐHNVHN.Chúng tôi cho rằng đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về nếp sống của SV tại KTX

- Tìm hiểu thực trạng nếp sống SV tại KTX trường ĐHNVHN từ năm

2016 đến tháng 01 năm 2017 từ đó phân tích nguyên nhân và hạn chế của vấn

đề này

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nếp sống của SV tạiKTX trường ĐHNVHN

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu về nếp sống SV tại KTX (cơ sở chính củatrường ĐHNVHN)

Nếp sống của SV tại KTX trường ĐHNVHN được nghiên cứu dựa theo

Trang 16

số liệu khảo sát từ năm 2016 đến tháng 01 năm 2017.

5 Giả thiết nghiên cứu

Nếu phương pháp nghiên cứu hợp lý, khoa học và hiệu quả sẽ góp phầnnâng cao nếp sống sinh viên tại ký túc xá; tăng cường nhận thức, cải thiện tìnhhình học tập cũng như làm phong phú hơn đời sống tinh thần của sinh viên tại

ký túc xá

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống những vấn đề lý luận về nếp sống của SV tại KTX

- Khảo sát tình hình quản lý nếp sống của SV tại KTX trường ĐHNVHN

- Tìm hiểu thực trạng nếp sống của SV tại ký túc xá trường ĐHNVHN

- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao nếp sống của sinh viêntại KTX của trường ĐHNVHN

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi đã áp dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu nhằm thu được những kết quả xác thực, có giá trị đểđảm bảo cho bài nghiên cứu có tính chính xác và hiệu quả:

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Áp dụng để có một cách nhìn bao quát

về nếp sống của SV tại KTX qua các mặt học tập, sinh hoạt và giao tiếp, ứng xửthường ngày

- Phương pháp tính và tổng hợp dữ liệu: Tiến hành thu thập số liệu quacác phiếu điều tra, sau đó xử lý những số liệu đó phục vụ cho việc nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số SV vàcán bộ quản lý trong KTX nhằm tìm hiểu chính xác, cụ thể hơn về thực trạngnếp sống cũng như những mong muốn nguyện vọng của SV

- Phương pháp phân tích, so sánh: Tiến hành phân tích, lựa chọn nhữngthông tin có giá trị Mặt khác, so sánh những thông tin trong phiếu điều tra vớinhau, so sánh thông tin trong phiếu với thực tiễn quan sát tại ký túc xá trườngĐHNVHN Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng nhưhạn chế trong nếp sống của của SV tại KTX

Trang 17

và SV tại KTX Cuối cùng là trình bày về thực trạng bao gồm các vấn đề về cáchoạt động học tập, hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động sinh hoạt cá nhân, hoạtđộng giao tiếp và ứng xử của SV tại KTX.

Từ đó tổng hợp, chỉ ra các ưu điểm, hạn chế về nếp sống của SV tại KTXtrường ĐHNVHN, đồng thời phân tích nguyên nhân những hạn chế Đây là cơ

sở giúp chúng tôi đề ra một số giải pháp nâng cao nếp sống SV tại KTX ởchương 3

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao nếp sống của sinh viên tại ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Từ những lý luận, khảo sát, nghiên cứu thực tế chính xác, chúng tôi đề

Trang 18

xuất một số giải pháp nâng cao nếp sống của SV tại KTX trường ĐHNVHN nóiriêng và SV các trường ĐH nói chung một cách hiệu quả Cụ thể như: về phíaNhà trường, Ban Giám hiệu quan tâm, chỉ đạo Ban Quản lý KTX thực hiện nộiquy, quy định của trường, ban hành quy chế quản lý KTX trường ĐHNVHN,đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức cácchương trình, hoạt động tập thể cho SV tại KTX, phối hợp với gia đình trongviệc quản lý SV; về phía SV, phải nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và kỹ năngquản lý thời gian, nâng cao kỹ năng giao tiếp và ứng xử nơi công cộng, duy trìtốt việc thực hiện nội quy KTX, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể do Nhàtrường, Ban Quản lý KTX tổ chức; về phía gia đình của sinh viên, cần chủ độngliên lạc với Ban Quản lý thường xuyên và tạo điều kiện hợp lý cho SV tại KTX

xa nhà Ngoài các giải pháp chính trên, chúng tôi đã đề xuất nội quy KTXtrường ĐHNVHN để giúp Ban Quản lý KTX và Nhà trường thuận lợi trong việcquản lý và nâng cao nếp sống văn hóa cho SV tại KTX trường

Trang 19

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN

TẠI KÝ TÚC XÁ 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm nếp sống

Nếp sống bao gồm những cách thức, những quy ước đã trở thành thói

quen lâu bền, thành những tập quán trong sản xuất, sinh họat như: ăn, ở, mặc,giao tiếp…; trong tổ chức đời sống xã hội có phong tục, tập quán, lễ nghi, phápluật… biểu hiện cho một dân tộc và bản sắc văn hóa của dân tộc ấy [2; 209]

Lối sống - với tính cách là lối đáp ứng, thích nghi ở mọi trường hợp vốn

diễn ra phong phú của cuộc sống Như vậy, trong lối sống có những cái chỉ làbiểu hiện nhất thời, không thường xuyên và không nhất thiết phải được tất cảmọi cá nhân trong cộng đồng xã hội vận dụng [2; 155]

Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), do tácgiả Hoàng Phê chủ biên:

Lối có 2 nghĩa: Một là khoảng đất hẹp, dùng để ra vào một nơi nào đó, để

đi lại từ nơi này đến khác; hai là sự thể hiện của hoạt động đã ổn định thành thóiquen, đặc điểm riêng như lối sống giản dị, lối sống xa hoa

Nếp có 2 nghĩa: Một là vết hằn trên bề mặt nơi bị gấp lại của da, vải lụa…

như các vết từ vết nhăn trên trán, quần áo còn nguyên nếp; hai là chỉ nếp sống,cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen như các nếp sống văn minh, thayđổi nếp nghĩ

Theo Từ điển Xã Hội học (1994), định nghĩa nếp như sau: “thói quen in

sâu vào cách làm và suy nghĩ gọi là nếp” [7; 21]

Tác giả Thanh Lê cho rằng: “Nếp sống là một phương thức xử sự đượcquy định với các giá trị đạo đức Nói ngắn gọn, nếp sống là những quy ước đượclặp đi lặp lại trở thành một thói quen sinh hoạt, phong tục, tập quán, hành vi đạođức”

Hiện nay, chưa có sự phân biệt rõ ràng, chính xác giữa khái niệm nếp sống và lối sống Nhìn chung, lối sống gồm nhiều hệ thống hành vi ứng xử của

Trang 20

con người Nếp sống là những biểu hiện của lối sống, là những cách thức, nhữngquy ước đã trở thành thói quen, nó không chỉ nằm trong ý thức luôn hoạt động

mà còn nằm trong dạng tiềm thức ổn định Mọi kinh nghiệm quý báu mang tínhtruyền thống của lối sống bao giờ cũng được lưu giữ và phát triển nhờ sự hiệndiện của nếp sống

1.1.2 Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, có nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức, tương đương với từ Student trong tiếng Anh Sinh viên là để chỉ những người theo học bậc đại học và phân biệt với học

sinh đang theo học ở bậc phổ thông

Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ sinh viên được diễn nghĩa ra là người bước

vào cuộc sống, cuộc đời

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm sinh viên được dùng để chỉ người học

ở bậc ĐH

Theo Quy chế công tác Học sinh - Sinh viên trong các trường đào tạo của

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sinh viên là người đang theo học hệ ĐH, CĐ, TCCN

-nơi truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc saunày của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quátrình học tập Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức đã phải trảiqua bậc tiểu học và trung học

Tâm lý của SV tương đối phức tạp, qua nghiên cứu tìm hiểu, có thể thấy

SV Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Về thể chất: Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, thể lực dẻo dai, cơ thể

tương đối hoàn thiện và dồi dào sức sống Đây là thời kỳ SV có thể đạt đượcđỉnh cao về lĩnh vực thể dục thể thao Tuy nhiên cũng có không ít SV không biếtgiữ gìn sức khỏe, phung phí sức lực vào những hoạt động không lành mạnh làmảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và nhiệm vụ trọng tâm, rèn luyện củamình

- Về hoạt động nhận thức: SV có khả năng chú ý cao, đặc biệt là sự chú ý

có chủ định, sự quan sát mang tính mục đích rõ rệt SV có khả năng tư duy

Trang 21

logic, tư duy lý luận… và có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; tuy nhiên, SVcòn chủ quan trong nhận thức hay nhận thức chưa đầy đủ, có tính hiếu kỳ, tò

mò, đôi lúc cả tin… do đó một bộ phận SV dễ đánh giá các hiện tượng đời sống

XH một cách nông cạn và dễ có thái độ cực đoan đối với các sự việc xảy ratrong xã hội, thậm chí một số SV dễ bị kích động, lôi kéo vào những việc làmsai trái, không phù hợp với chuẩn mực, đao đức xã hội dẫn đến việc vi phạm quyđịnh, pháp luật của nhà nước

- Về mặt tình cảm: Ý thức đạo đức, tình cảm hình thành mạnh mẽ trong

lứa tuổi này, thế giới nội tâm cũng trở nên đa dạng, phong phú và thường cónhững mâu thuẫn nội tại, SV có nhu cầu giao tiếp rộng, nhạy cảm và giàu cảmxúc trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, các sự kiện xã hội, đặc biệt ở lứatuổi này là xuất hiện tình yêu nam, nữ khác, đa số là những mối tình đẹp Tuyvậy, không ít SV có suy nghĩ và chọn những kiểu tình yêu buông thả, thực dụng,phóng túng, sống thử…

- Về ý chí, tính cách: Nổi bật ở ý chí, tính cách của người SV là tính tự

lập, long tự trọng, có kế hoạch sống riêng của mình, độc lập trong phán đoán,tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thử nghiệm mình trong mọi lĩnh vựccủa cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, công tác xã hội… Đặcbiệt, phong cách sống, khả năng ứng xử, lựa chọn phương thức hành động hầunhư ít giống với thế hệ đi trước Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng: khả năng tự ýthức của SV phát triển mạnh nhưng chưa chắc chắn, khả năng tự giáo dục đãphát triển, có khả năng tự điều chỉnh hành vi, hứng thú, động cơ… song ít nhiềucòn cực đoan trong việc đánh giá và tự khẳng định bản thân

Có thể nói, lứa tuổi SV là thời kỳ phát triển tích cực nhất về thể chất, nhậnthức, tình cảm, ý chí, tính cách… Những năm tháng được sống, học tập, rènluyện ở các trường ĐH, CĐ là thời kỳ hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất vềnhân cách của SV Chính vì vậy, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của SV giúpcác thầy, cô giáo có phương pháp truyền đạt các tri thức cơ bản, khoa học, hiệnđại, đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục, định hướng, quản lý và rèn luyệnnếp sống văn hóa, văn minh, hình thành nhân cách SV phù hợp với chuẩn mực

Trang 22

đạo đức của xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo nguồnnhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.3 Khái niệm ký túc xá

Ký túc xá (đôi khi còn gọi là cư xá) là những công trình, tòa nhà được xây

dựng để dành cho việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở, tá túc cho các SV củacác trường ĐH, CĐ, TCCN

Mặt khác, chúng ta cũng có thể hiểu theo từng chữ trong âm Hán Việt:

Ký túc xá là khu khuôn viên của trường, cùng nằm chung hoặc có thể cách

xa trường một khoảng cách ngắn và có thể ở trên cùng một diện tích là các họcviện, thư viện, các sân chơi thể thao, các hội thể thao, các khu nhà ở Nhờ đặcđiểm này, sinh viên không phải mất thời giờ nhiều để di chuyển từ chỗ này đếnchỗ khác hoặc có thể thoải mái tham gia các hoạt động thể dục thể thao trongkhuôn viên của ký túc cũng như tham gia học ở thư viện thuận tiện hơn

1.2 Vai trò của ký túc xá đối với sinh viên

KTX thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc lập vàthiết kế theo dạng nhà ở tập thể với nhiều phòng và nhiều giường trong mộtphòng hoặc giường tầng, cùng với nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộnghoặc các công trình tập thể khác

Các trường ĐH, CĐ cung cấp các phòng đơn hoặc phòng đại trà cho SV,thường với chi phí nhất định Những công trình này bao gồm nhiều phòng giốngnhư một tòa nhà hay căn hộ Hầu hết các KTX rất gần với khuôn viên của nhàtrường hơn so với nhà ở tư nhân Sự thuận tiện này là một nhân tố chính trong

sự lựa chọn nơi ở, đặc biệt là đối với SV xa nhà

1.2.1 Ký túc xá là môi trường an ninh tốt

KTX là một bộ phận của trường học nên được quản lý nghiêm ngặt bởi

Trang 23

Nhà trường Mỗi KTX sẽ có một Ban Quản lý để tổ chức, duy trì các hoạt độngcủa KTX, cũng như quản lý việc ăn, ở, sinh hoạt của các bạn SV

Mỗi KTX có những quy định cụ thể nhằm quản lý và bảo đảm an ninh trật

tự Cổng KTX chỉ mở sau 5 giờ hoặc 5 giờ 30 phút sáng và đóng trước 10 giờ 30phút hoặc 11 giờ tối Những quy định này sẽ giúp hạn chế được những rủi rođáng tiếc cho các bạn SV Ngoài ra, SV cũng không được tùy tiện đưa ngườingoài vào ở qua đêm trong KTX nếu chưa có sự đồng ý của Ban Quản lý Đồngthời, những quy định của KTX còn giúp các bạn SV có được một lối sống tíchcực hơn

1.2.2 Tiết kiệm chi phí, tiền bạc cho sinh viên và gia đình

KTX hay còn được gọi là trung tâm hỗ trợ SV Chính vì vậy, mọi chi phísinh hoạt dành cho SV tại KTX đều được ưu đãi hơn Đặc biệt là chi phí phòng

ở, chỉ trung bình từ 150 nghìn đến 250 nghìn đồng/1 người/1 tháng, giá điệnnước cũng rẻ hơn so với ở trọ ngoài

Ở trong KTX, SV được hưởng những dịch vụ công cộng với mức giá thấp

do được hỗ trợ của nhà nước và Nhà trường Ngoài ra, việc ở KTX cũng giúp

SV giảm bớt những khoản chi phí phát sinh khác

1.2.3 Thuận tiện trong việc đi lại

Hầu hết KTX của các trường ĐH đều nằm trong khuôn viên của trườnghoặc gần trường Chính vì vậy, SV sẽ thuận tiện cho việc đến trường vì khônggặp cảnh giao thông tắc nghẽn vào những khung giờ cao điểm, bụi đường.Ngoài ra, thời gian tiết kiệm được nhờ việc đi lại, SV có thể ôn lại bài cũ trướckhi đến lớp hoặc đọc trước những bài hôm nay sẽ học…và cũng sẽ không quángại việc đến trường vào những ngày trời mưa to, bão lũ

1.2.4 Nơi sinh viên cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống

Ở KTX cũng đồng nghĩa với việc SV phải sống xa nhà, phải bắt đầu cuộcsống tự lập với rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ Sự quan tâm, giúp đỡ và chăm sócgiữa những người bạn cùng phòng sẽ là điều ý nghĩa vô cùng đối với mỗi SV tạiKTX

Trang 24

1.2.5 Môi trường để sinh viên cùng nhau cố gắng học tập

Khi ở chung một phòng, SV sẽ cùng nhau học tập và chia sẻ kiến thức, kỹnăng trong cuộc sống với nhau Điều này giúp SV ở KTX ham học và chăm chỉlàm bài tập hơn

Ngoài ra, nếu được ở cùng phòng với các bạn cùng ngành, cùng khóa thìchính là điều kiện tuyệt vời để SV học nhóm - một trong những phương pháphọc tập hiệu quả nhất

1.2.6 Sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động trong ký túc xá

KTX cũng là một tổ chức thống nhất nên sẽ có những hoạt động nhất địnhđược diễn ra Khi ở nội trú, SV sẽ có cơ hội tham gia ban đại diện KTX, đội tìnhnguyện, đội xung kích KTX…Tùy vào cơ cấu tổ chức của mỗi KTX sẽ cónhững ban, câu lạc bộ khác nhau Những tổ chức SV này được lập ra nhằm giúpBan Quản lý KTX quản lý việc sinh hoạt của SV, dễ dàng, tiếp cận và giúp đỡnhững SV có hoàn cảnh khó khăn SV tại KTX còn tự tổ chức các câu lạc bộnghệ thuật, thể thao như: câu lạc bộ khiêu vũ, câu lạc bộ đá cầu…

1.2.7 Tạo điều kiện giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sống

Mỗi phòng KTX sẽ có từ 6 đến 10 người Mỗi người có thể đến từ nhữngvùng miền khác nhau nên không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng Tuynhiên, việc tìm cách giải quyết những bất đồng ấy sẽ giúp SV nâng cao được kỹnăng sống cho mình, cũng như rèn luyện và hoàn thiện bản thân Vì vậy, nhữngkinh nghiệm sống tập thể giúp SV biết cách cư xử, giao tiếp tốt hơn trong nhữngmôi trường tương tự sau này sau khi ra trường

1.3 Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nếp sống của sinh viên tại ký túc xá

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm đến KTX cho SV và nhận thấy tầmquan trọng của chất lượng SV nội trú có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển giáodục, đào tạo của các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề, sự phát triển của xãhội và của đất nước Từ đó, Bộ đã ban hành các văn bản quy định, quy chế vềxây dựng KTX cho SV nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân:

Trang 25

- Quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 28/06/1997 của Bộ giáo dục và Đàotạo về Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các Trường Đại học,Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

- Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2002 của Bộ giáodục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung một số điểm trong “Quy chế công táchọc sinh, sinh viên nội trú trong các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung họcchuyên nghiệp và dạy nghề’’

+ Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 06 năm 2011của BộGiáo dục và Đào tạo ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú tạicác cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

+ Thông báo số 297/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn ThiệnNhân tại cuộc họp về tình hình xây dựng ký túc xá sinh viên năm 2009 – 2010

và kế hoạch xây dựng ký túc xá sinh viên năm 2011

Vấn đề về KTX và nếp sống của SV tại KTX rất được Bộ Giáo dục vàĐào tạo quan tâm, việc ban hành các thông tư, quyết định, quy chế và quy địnhKTX đã giúp các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề nâng cao vai trò KTX,nâng cao nếp sống SV và đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo Từ đó, giúp cácđơn vị chức năng, cán bộ, viên chức quản lý SV tại KTX được thuận lợi và chặtchẽ Đồng thời là cơ sở để các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề xây dựngquy chế, nội quy KTX

Tiểu kết

Trên đây là một số khái niệm và vai trò của KTX đối với SV Có thể thấyrằng môi trường KTX đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhữngphẩm chất và nhân cách tốt cho SV, giúp SV có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụhọc tập, tham gia các hoạt động và tự tổ chức các hoạt động, rèn luyện các kỹnăng giao tiếp, ứng xử khéo léo, linh hoạt, tế nhị với mọi người phù hợp các quytắc, chuẩn mực của xã hội

Trang 26

Chương 2 NẾP SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.1 Khái quát vài nét về trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đứng trước yêu cầu của tình hình của đất nước, nguồn nhân lực ngànhNội vụ hiện còn nhiều hạn chế về số lượng, chất lượng chưa ngang tầm với đòihỏi của tình hình mới; trình độ và năng lực của cán bộ còn thiếu hụt; công tácphát triển nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn nên vẫn chưa đạt được những kếtquả như mong muốn Do vậy, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Nội vụ đã chủ trươngsớm thành lập trường ĐH để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứngyêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ, nhất là nhữnglĩnh vực mà chưa có một trường đại học nào đào tạo

Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số2016/QĐ-TTg về việc thành lập trường ĐHNVHN Trường ĐHNVHN là cơ sởgiáo dục ĐH công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập trên cơ sở nâng cấp

từ trường CĐ Nội vụ Hà Nội Trước đây có tên gọi là trường CĐ Văn thư Lưutrữ Trung ương I Tiền thân là trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I,được thành lập năm 1971 theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộtrưởng Phủ Thủ tướng Năm 1996, trường được đổi tên thành trường Trung họcLưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I

2.1.1 Vị trí và chức năng

Trường ĐHNVHN là cơ sở giáo dục ĐH công lập thuộc hệ thống giáodục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội Vụ, có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực có trình độ ĐH và sau ĐH trong lĩnh vực công tác nội vụ và cácngành nghề khác có liên quan: hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và triểnkhai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trường ĐHNVHN là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, cócon dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước và ngân hàng TrườngĐHNVHN đặt trụ sở chính tại thành phố Hà Nội

Trang 27

- Xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ đáng ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế

- Cấp, xác nhận văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền

- Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viêncủa trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơcấu độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vào quá trìnhđiều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán

bộ, nhân viên

- Tuyển sinh và quản lý người học

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;

sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất củatrường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theoquy định của pháp luật

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa

- Xây dựng hệ thống giáo trình, tải liệu, trang thiết bị dạy học phục vụ cácngành đào tạo của trường và nhu cầu xã hội

- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt độnggiáo dục và đào tạo

- Tổ chức cho công chức, viên chức và người học tham gia các hoạt động

xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáodục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chấtlượng của nhà trường; tang cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và khôngngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Trang 28

- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng, phát triển vàchuyển giao công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế, xã hội củađịa phương, đất nước.

- Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y

tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sửdụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính chonhà trường

- Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức, viênchức, các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế của nhàtrường, về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học, tham gia

dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của trường

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quảhoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và côngnghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của nhà trường

- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vậtchất, được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật

- Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục

- Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chếlàm việc của Bội Nội vụ

- Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của phápluật

- Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý Nhà nước

về hoạt động của trường theo quy định của pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

- Ban giám hiệu, gồm: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng

- Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn khác

- Các phòng chức năng:

Trang 29

+ Phòng Quản lý đào tạo

+ Phòng Tổ chức cán bộ

+ Phòng Hành chính - Tổng hợp

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính

+ Phòng Quản trị - Thiết bị

+ Phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng

+ Phòng Quản lý khoa học và sau đại học

+ Phòng Hợp tác quốc tế

+ Phòng Công tác sinh viên

- Các khoa:

+ Khoa Tổ chức xây dựng chính quyền

+ Khoa Tổ chức quản lý nhân lực

+ Khoa Hành chính học

+ Khoa Văn thư – Lưu trữ

+ Khoa Quản trị văn phòng

+ Khoa Văn hóa – Thông tin và xã hội

+ Khoa Nhà nước và pháp luật

+ Trung tâm Ngoại ngữ

+ Trung tâm Thông tin Thư viện

+ Tạp chí Đại học Nội vụ

+ Ban Quản lý ký túc xá

- Cơ sở đào tạo trực thuộc:

+ Trung tâm đào tạo nghiệp vụ văn phòng và dạy nghề+ Cơ sở trường ĐHNVHN tại miền Trung

+ Cơ sở trường ĐHNVHN tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 30

- Đảng Bộ trường ĐHNVHN

- Công đoàn trường ĐHNVHN

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường ĐHNVHN

- Các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội khác

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, tuy có những nhiệm vụ cụ thểkhác nhau trong các thời kỳ, song tập thể nhà trường luôn đoàn kết, quán triệtchủ trương, nghị quyết của Đảng, bám sát nhiệm vụ cơ quan cấp trên giao, hoànthành tốt nhiệm vụ và không ngừng đổi mới phát triển Trường đã tự khẳng địnhđược vị thế của mình trước yêu cầu của ngành và nhu cầu của xã hội, đã đào tạo,bồi dưỡng hàng ngàn cán bộ cung cấp cho ngành nội vụ và cho xã hội

2.2 Quy định của trường Đại học Nội vụ Hà Nội về ký túc xá của sinh viên

KTX trường ĐHNVHN được thành lập theo Quyết định 502/QĐ-ĐHNVngày 08 tháng 6 năm 2012 của Hiệu trưởng trường ĐHNVHN và trực thuộc sựquản lý của phòng Công tác sinh viên (Phụ lục số 1)

Quy định KTX trường ĐHNVHN được ban hành kèm quyết định số 502/QĐ- ĐHNV ngày 08/6/2012 của Hiệu trưởng trường ĐHNVHN

Nội quy gồm 15 điều khoản quy định cụ thể về việc ra, vào KTX, nhữngđiều nghiêm cấm SV sống trong ký túc xá

Nhìn chung, việc thực hiện nội quy được SV tại KTX chấp hành tốt vàđược Ban Quản lý kiểm tra, giám sát Qua phỏng vấn Ban Quản lý KTX trườngĐHNVHN: trong năm 2016, ít có SV vi phạm nội quy kỷ luật, không xảy ra vụviệc nào mất trật tự, an ninh hoặc phải lập biên bản, báo cáo Phòng Công tác SV

và Nhà trường SV theo học các lớp tại ký túc xá tuân thủ nghiêm chỉnh các quyđịnh, hướng dẫn của Ban Quản lý KTX Mỗi tuần Ban Quản lý KTX lên kếhoạch cho từng phòng tự vệ sinh phòng ở và khu hành lang, cầu thang để ký túc

xá luôn sạch sẽ Các SV vi phạm sau khi bị nhắc nhở, khiển trách đã tiến bộ vàkhông vi phạm nữa do có sự quan tâm sát sao của Ban Quản lý KTX

Tuy có nội quy quy định về việc đưa thẻ khi ra, vào KTX nhưng KTXtrường ĐHNVHN chưa triển khai nên việc quản lý sinh viên ra, vào KTX vẫn

Trang 31

còn nhiều khó khăn

Về việc SV nấu cơm trong phòng vẫn còn xảy ra, vì một phần do tâm lýcủa SV muốn an toàn thực phẩm và tiết kiệm chi phí Ban Quản lý cũng thườngxuyên kiểm tra và có phát hiện, nhắc nhở hoặc tịch thu nồi cơm điện

Ngoài ra, nội quy KTX còn nhiều điều hạn chế khác và chưa chặt chẽ nhưthiếu các quy định cụ thể về vệ sinh, nội quy phòng ở, về an ninh trật tự, về y tế,

vệ sinh phòng dịch và phòng cháy chữa cháy

Về vệ sinh cần có quy định rõ thời gian, nơi đổ rác công cộng và ý thứcbảo vệ cảnh quan KTX, giữ môi trường xanh - sạch - đẹp…

Về nội quy phòng ở cần có sự quản lý chặt chẽ hơn: nếu SV đi vắng (quá

03 ngày) thì cần báo cho phòng trưởng hoặc Ban Quản lý KTX Ngoài ra cũngcần có quy định cụ thể về trang phục và thái độ ứng xử với cán bộ nhân viên,với khách trong KTX

Về an ninh trật tự cần quy định chỗ để xe cho SV, không được tự ý buônbán và nơi dành cho SV chơi thể thao…

Cần phải có quy định về y tế, vệ sinh phòng dịch: khi SV phát hiện bệnhdịch phải báo ngay cho Ban Quản lý KTX…

Phòng cháy chữa cháy cũng cần có các quy định cụ thể hơn trong nội quynhư việc hướng dẫn SV có ý thức và hành động khi cháy, nổ xảy ra ở KTX

Ngoài những quy định cần chặt chẽ hơn như trên thì Ban Quản lý KTX cũngcần bổ sung thêm các hình thức kỷ luật nếu SV vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm mức

độ nặng vào nội quy KTX

2.3 Cơ sở vật chất của ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Cách nơi học tập chính của trường khoảng 300m, KTX là đơn vị dịch vụ

có chức năng chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho SV trườngĐHNVHN

KTX gồm 03 dãy nhà, trong đó có 01 dãy nhà 06 tầng được xây dựngkhang trang, sạch sẽ

Mỗi phòng bố trí được 8 - 10 SV, trong mỗi phòng có: nhà tắm, 01 phòng

vệ sinh riêng, được trang bị đầy đủ chậu, gáo, xô, chổi, phích nước, ca, cốc… và

Trang 32

5 giường tầng KTX có giếng khoan công nghiệp cung cấp đủ nhu cầu về nước

sinh hoạt cho toàn KTX và một số thiết bị khác SV phải tự sắm

Từ năm 2011 trường lên ĐH nên số lượng SV tại KTX vì thế cũng giatăng hơn nhiều trong khi số phòng không tỉ lệ thuận với số lượng SV có nhu cầu

ở nội trú nên việc bố trí chỗ ở cho SV trong kí túc xá rất khó khăn Số phòng ởtrong KTX chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu số lượng sinh viên ở nội trú, còn lại

SV phải tự chủ động tìm phòng trọ ở khu vực gần trường

Ngoài ra, khu KTX còn có căng tin sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát phục vụtheo phương thức tự chọn, đảm bảo vệ sinh, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của

SV nội trú Tuy nhiên hiện nay, căng tin của KTX đã tạm ngừng hoạt động nên

SV phải chủ động ăn uống bên ngoài Nhà trường đã đầu tư xây dựng sân tập thểdục để rèn luyện thể chất và bố trí bảo vệ trực 24/24h, KTX trang bị hệ thốngphòng cháy chữa cháy và cứu nạn khẩn cấp khi cần nhằm đảm bảo an toàn cho

SV sinh hoạt trong khu KTX

Bên cạnh đó, KTX vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu thốn về cơ sở vật chất,trang thiết bị dành cho SV Phòng ở đã quá cũ và các trang thiết bị được cungcấp sẵn trong phòng có nhiều thứ không thể dùng được Điều này gây khó khăn,bất tiện cho SV trong sinh hoạt hàng ngày và Ban Quản lý trong việc quản lý vàtốn kém sửa chữa

Từ tháng 10/2016, Nhà trường đã sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện đưa vàohoạt động nhà khách và 03 phòng học (KB01, KB02, KB03) và đang chuẩn bịđưa phòng KB04 vào sử dụng

Hiện nay trong thời gian sửa chữa, KTX không đón thêm SV vào ở Vìvậy, tổng số SV ở KTX tính đến tháng 12/2016 là 202 SV, trong đó có 17 SVnam và 185 SV nữ Tất cả các phòng đều được trang bị tivi, internet, điện nướcđầy đủ để SV có điều kiện học tập và ăn ở tốt nhất

Theo khảo sát cho thấy, SV ít khi xem thời sự hay các kênh truyền hình,thực tế tivi ở KTX không bắt được nhiều kênh truyền hình và chất lượng hìnhảnh, âm thanh không được tốt Vì KTX không phát internet miễn phí nên có rấtnhiều phòng SV không thể cập nhật thời sự mỗi ngày Các thông báo của Ban

Trang 33

Quản lý ký túc xá đến với SV cũng không nhanh, nhiều khi không kịp thời vì kýtúc xá không trang bị hệ thống truyền tin như loa phát thanh… mà chỉ dán thôngbáo ở trên bảng tin, trên tường…

KTX không có khu để xe riêng nên SV thường để xe trong khuôn viên,trước cửa phòng gây mất mỹ quan và cản trở đi lại, SV muốn chơi thể thao cũngchỉ chơi được trong phạm vi nhỏ Chỗ đổ rác theo quy định cũng chưa có, màchỉ có xe đổ rác để ngay cổng ra, vào KTX, điều này khiến KTX không đảm bảo

vệ sinh, gây mất mỹ quan KTX chưa có Ban y tế và phòng y tế thường trực24/24 nên rất khó khăn cho SV khi bị ốm đau

Chúng tôi đã phát ra 70 phiếu khảo sát cho SV và 5 phiếu hỏi cho BanQuản lý KTX và tiến hành phỏng vấn 20 SV Tuy nhiên do điều kiện KTX đangtrong quá trình tu sửa, một số SV không nhiệt tình muốn làm khảo sát, phỏngvấn nên nhóm nghiên cứu chỉ thu lại được 60 phiếu hợp lệ và phỏng vấn được

10 bạn SV và Ban Quản lý KTX

Dưới đây là biểu đồ hình tròn do chúng tôi khảo sát mức độ hài lòng của

SV về các trang thiết bị trong phòng:

Biểu đồ 1 Đánh giá của sinh viên về trang thiết bị trong phòng

10%

54%

36%

100%

Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng

Qua phiếu khảo sát điều tra với 3 mức độ: rất hài lòng, hài lòng, chưa hàilòng về trang thiết bị của KTX, chúng tôi thu được kết quả như trên Tỉ lệ SVđánh giá ở mức độ rất hài lòng về trang thiết bị của KTX chiếm 10% Tỉ lệ đánh

Trang 34

giá ở mức độ hài lòng là 54% Tuy nhiên, số lượng SV chưa hài lòng chiếm tỉ lệkhá cao (36%) Xét thấy, Nhà trường cần quan tâm và đưa ra những giải pháp đểsửa chữa, nâng cao chất lượng trang thiết bị của KTX, phục vụ tốt nhất cho việchọc tập và sinh hoạt của SV trong KTX

Với sự quan tâm của Ban Giám hiệu, trường ĐHNVHN hiện đã có kếhoạch đầu tư, nâng cấp, xây dựng và dần hiện đại hóa KTX để phục vụ tốt hơnnhu cầu sinh hoạt và học tập của SV đang theo học tại trường

Nhìn chung, Ban Quản lý KTX đã có đầy đủ thành phần quản lý và có sựphân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, viên chức Từ đó,giúp việc quản lý KTX và nếp sống SV tại KTX dễ dàng, thuận lợi và chặt chẽhơn Tuy nhiên vì số lượng SV nội trú nhiều và xây dựng thêm các phòng họcnên số lượng cán bộ, công nhân viên làm việc trong Ban Quản lý KTX cònthiếu, gây bất lợi cho việc quản lý Vì vậy, Nhà trường cần tuyển dụng thêmnhân sự cho Ban Quản lý KTX

2.4 Đặc điểm của sinh viên tại ký túc xá

Trường ĐHNVHN là cơ sở đào tạo có chất lượng, đa ngành, đa lĩnh vực,với số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm cao Địa bàn cư trú, thành phần xuấtthân, dân tộc, tôn giáo; tập quán, văn hóa, truyền thống , của các đối tượng sinhviên hết sức đa dạng Do đặc trưng ngành, nên SV trường ĐHNVHN chiếm sốlượng lớn là nữ

KTX trường ĐHNVHN cơ sở chính tại Hà Nội nhỏ, không đáp ứng đượchết nhu cầu ở nội trú của SV nên phần lớn SV tại KTX là nữ, ít nam SV tạiKTX là những người đang học tại trường và được trường bố trí ở trong KTXtheo hợp đồng của SV đã ký với Ban Quản lý KTX; là những sinh viên thuộcdạng ưu tiên, có đầy đủ yêu cầu ở KTX như là SV năm 1, SV vùng cao, SVthuộc hộ nghèo…

Theo đánh giá của các cán bộ viên chức Ban quản lý KTX, đa số SV có ýthức chính trị tốt, quan tâm đến các vấn đề của xã hội, có niềm tin vào sự nghiệpđổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo Hầu hết SV có lối sống lành mạnh,tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhiều SV đã thể hiện sự năng động, sáng

Trang 35

tạo trong hoạt động văn hóa văn nghệ, tự giác chấp hành nội quy, nề nếp nhàtrường và KTX…

Tuy nhiên, bên cạnh những SV tích cực cũng còn có một số SV chưa tự

nỗ lực vươn lên, chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động chung Một số ít SV vẫn

vi phạm nội quy, quy chế, có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi Cácbiểu hiện tiêu cực như uống rượu bia, cờ bạc, vi phạm pháp luật trong SV tuy ítnhưng chưa được ngăn chặn hoàn toàn, gây nhiều lo lắng cho người thân, bạn bè

và xã hội Ngoài ra, năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng giao tiếp và hoạtđộng tập thể của SV nội trú còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nếp sống trong giáotiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân như: thiếu khéo léo, tế nhị trong giaotiếp, ý thức tự học, tự nghiên cứu còn yếu, ít tự giác cập nhật thông tin hangngày…

Các tồn tại này luôn thôi thúc lãnh đạo Nhà trường, cán bộ quản lý cácphòng, ban và các đoàn thể trong trường thường xuyên quan tâm, tìm mọi biệnpháp để hạn chế những tiêu cực trong SV nhằm nâng cao tính tự giác, tự rènluyện, phấn đấu vươn lên

2.5 Thực trạng nếp sống của sinh viên tại ký túc xá trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Nếp sống của SV là những biểu hiện hành vi ứng xử của SV trong cáchoạt động học tập, giao tiếp, hoạt động cá nhân, tập thể… đã được hình thành,rèn luyện, ổn định theo thời gian, phù hợp với quy định, văn hóa của nhà trường,phù hợp chuẩn mực xã hội và được cộng đồng chấp nhận

Để xây dựng căn cứ khoa học đánh giá nếp sống của SV tại KTX trườngĐHNVHN, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếpcác sinh viên bậc ĐH, CĐ ở chuyên ngành Quản trị Nhân lực, Lưu trữ học,Quản lý văn hóa… hiện đang ở nội trú (Phụ lục số 3)

2.4.2 Hoạt động học tập

Học tập là hoạt động chủ yếu của SV nhằm tiếp thu kiến thức và rèn luyện

kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn Đa số SV ngày nay năng động, sáng tạo, tựtin, có tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập… nhưng một số ít SV còn

Trang 36

lười học, rất ít tìm tòi, tham khảo để bổ sung kiến thức, ít tham gia NCKH

Để có đánh giá khách quan hơn, chúng tôi tìm hiểu nếp sống văn hóa của

SV tại KTX trong học tập qua các yếu tố: tham khảo thêm tài liệu để bổ sungkiến thức, tham gia NCKH, trung thực trong kiểm tra thi cử, tổ chức học tậptheo nhóm, sắp xếp lịch học trong tuần một cách khoa học, đi học đúng giờ quyđịnh, chuẩn bị đầy đủ tài liệu trước giờ lên lớp Kết quả được chúng tôi thống kê

ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 1 Nếp sống của sinh viên trong học tập tại ký túc xá

STT Nếp sống của sinh viên

ký túc xá trong học tập

Khối SV

1 Tham khảo thêm tài liệu

5 Chuẩn bị đầy đủ tài liệu

(Chú thích ĐTB: 1- 1,5: Hiếm khi; 1,51- 2,5: Không thường xuyên; 3,5: Thường xuyên; 3,51 – 4: Rất thường xuyên)

2,51-Từ thực tế điều tra cho thấy: SV thường xuyên chuẩn bị đầy đủ tài liệu

trước giờ lên lớp Đối với từng môn học, giảng viên thông báo, cung cấp đầy đủ

thông tin, tài liệu học tập cần thiết cho môn học trong buổi đầu và đa số SVtrước giờ lên lớp chuẩn bị đủ tài liệu theo yêu cầu

Trong quá trình học tập, việc chủ động tham khảo tài liệu để bổ sung

kiến thức là một trong những yêu cầu SV thực hiện bởi có nhiều vấn đề thầy

(cô) giảng giải SV chưa thể hiểu một cách đầy đủ ngay tại lớp được, thậm chínhiều tuần nghiên cứu, suy ngẫm mới hiểu được vấn đề Tuy nhiên, qua điều tracho thấy, vấn đề nói trên được SV đánh giá ở mức hiếm khi, đặc biệt SV năm

Trang 37

nhất Trong khi đó, đa số SV năm cuối quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu vànghiên cứu để giải quyết vấn đề, bổ sung, cập nhật kiến thức thông qua các tàiliệu tham khảo từ thư viện nhà trường, trên internet.

Qua khảo sát cho thấy, đa số SV học tập theo nhóm thường xuyên và đạt

hiệu quả tương đối cao trong các kỳ thi Việc học tập nhóm tại KTX giúp tất cảthành viên tham gia phải tìm hiểu, đưa ra ý kiến tranh luận, tìm ra phương án tối

ưu để giải quyết Điều này khiến SV hiểu rõ được bản chất và ghi nhớ được kiếnthức lâu hơn, đáp ứng được nhu cầu tương tác với giảng viên về bài học trên lớp,kích thích việc nghiên cứu, tra tìm tài liệu phục vụ cho quá trình học tập Theokhảo sát, việc tổ chức học tập theo nhóm tại KTX thường xuyên vào thời điểmtrước khi kết thúc môn học và trước khi thi kết thúc học phần, nếu có yêu cầubài tập nhóm

Vấn đề tham gia nghiên cứu khoa học của SV ở KTX được đánh giá ở

mức hiếm khi Tỉ lệ SV tham gia nghiên cứu khoa học theo từng năm là thấp vàduy trì không đều, những năm học gần đây số SV trong trường nói chung và SVtrong KTX nói riêng tham gia nghiên cứu khoa học rất ít vì SV chưa thật sự hamthích, say mê nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức, mặt khác phần hỗ trợkinh phí của nhà trường cho một đề tài nghiên cứu khoa học của SV hiện nay rất

ít (khoảng 1 triệu đồng/đề tài) Đây là vấn đề nhà trường cần quan tâm đầu tưđúng mức, có chế độ động viên, khuyến khích giảng viên, SV tham gia nghiêncứu khoa học để hình thành thói quen phát hiện và giải quyết vấn đề một cáchkhoa học, nâng cao khả năng tự học, độc lập suy nghĩ, sáng tạo của SV thể hiệntrong từng vấn đề nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhàtrường sư phạm ở hiện tại và tương lai

SV đánh giá việc xếp lịch học trong tuần một cách khoa học ở mức

thường xuyên Đa số SV tại KTX đều chủ động lên kế hoạch học tập của mìnhtheo từng tuần nên có kết quả học tập cao

Tuy nhiên, một số vẫn còn SV lười học, ham chơi, sắp xếp thời gian họctập chưa hợp lý chờ đến kỳ thi mới học, với số lượng bài vở rất nhiều nên khônghọc kịp, khó nhớ, dễ quên, dẫn đến hiện tượng chuẩn bị “phao” vào phòng thi

Trang 38

2.4.3 Hoạt động sinh hoạt cá nhân

Hoạt động sinh hoạt cá nhân của SV tại KTX được biểu hiện ở: ý thứcthái độ tham gia các hoạt động phong trào, trách nhiệm với cộng đồng xã hội, kỹnăng nghề nghiệp, khả năng giao tiếp xử lý các vấn đề Chúng tôi tìm hiểu thựctrạng nếp sống của SV ở ký túc xá trong sinh hoạt cá nhân thông qua việc khảosát bằng phiếu thăm dò, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2 Nếp sống của sinh viên ký túc xá trong sinh hoạt cá nhân

STT

Nếp sống của sinh viên

ký túc xá trong sinh hoạt

cá nhân

Khối SVNăm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 ĐTB

2 Xem thời sự để nắm bắt

3 Giữ vệ sinh chung trong

2,51-Đa phần SV đánh giá việc ăn mặc gọn gàng sạch đẹp của SV tại KTX ở

mức độ thường xuyên Trong KTX có cả SV nam và SV nữ, vì vậy việc sử dụngtrang phục luôn được Ban Quản lý KTX nhắc nhở thực hiện SV khi ở KTX cầnlựa chọn những trang phục thoải mái, dễ vận động tuy nhiên vẫn phải đảm bảolịch sự, gọn gàng

Phần lớn SV tại KTX sắp xếp vật dụng trong phòng khá ngăn nắp, gọn

gàng Việc giữ vệ sinh chung trong phòng cũng được đa số SV nghiêm túc thực

hiện SV thường xuyên phân công lau dọn phòng ở sạch sẽ; sắp xếp lịch tổng vệ

Trang 39

sinh theo tháng; nhắc nhở, bảo ban các thành viên có ý thức tham gia đảm bảo

vệ sinh phòng ở cũng như sức khỏe của chính mình tại KTX

Ý thức bảo vệ tài sản trong ký túc xá của SV luôn được BQL KTX theo

dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên Nhờ đó, SV cũng có ý thức hơntrong việc bảo vệ các công trình công cộng, giữ gìn vệ sinh hành lang, cầuthang, khuôn viên KTX; sử dụng trang thiết bị cẩn thận, an toàn, tiết kiệm

Bên cạnh đó chúng tôi thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: một bộphận SV ăn mặc chưa gọn gàng, chưa đúng quy định của KTX; ý thức giữ gìn

vệ sinh, môi trường chưa được tốt; vẫn còn hiện tượng SV (đa số là sinh viênnam) ném rác bừa bãi trong phòng, ra hành lang hay sân KTX Trao đổi với BanQuản lý KTX, chúng tôi được biết: Ban Quản lý đã đưa ra những quy định trongKTX tuy nhiên chưa áp dụng hình thức răn đe, xử phạt nghiêm khắc nào đối với

SV nên SV tại KTX chưa thấy trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinhchung nơi công cộng, trong khuôn viên KTX

Văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Ứng

xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thíchđọc và kỹ năng đọc Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết, quan trọng trong sựphát triển tri thức của SV tuy nhiên, điều này chỉ được SV tại KTX thực hiện ởmức không thường xuyên Theo khảo sát, điều tra, SV tại KTX đã có ý thức vềviệc định hướng, lựa chọn đọc những đề tài hoặc những vấn đề quan trọng, phục

vụ cho hoạt động học tập và đời sống tinh thần của bản thân như: các loại sáchtham khảo, sách dạy kỹ năng giao tiếp, tiểu thuyết của các nhà văn nổi tiếng, cáctạp chí dành cho sinh viên Nhưng đa số SV chưa có kỹ năng đọc, chưa biếtcách tiếp nhận tối đa, toàn diện nội dung tài liệu đọc hay vận dụng những kiếnthức đó vào thực tiễn đời sống

Hầu hết SV đều đánh giá việc xem thời sự để nắm bắt thông tin hàng

ngày là có nhưng vẫn ở mức không thường xuyên Thực tế cho thấy, đa số SV ít

xem báo, truyền hình, internet để theo dõi các vấn đề thời sự trong tỉnh, trongnước và thế giới, thay vào đó là xem phim, nghe nhạc, tán gẫu trên mạng xã hộinhiều Do vậy, SV tại KTX không kịp thời nắm bắt được thông tin trong nước

Trang 40

và ngoài nước, cũng như hiểu biết về các vấn đề đời sống xã hội còn nhiều hạnchế

Qua quan sát, chúng tôi thấy KTX có 2 bảng tin dán nội quy, thông báotình hình, song trên bảng tin chưa dán các bài báo như báo Tuổi trẻ, báo ThanhNiên, báo An Ninh Thủ Đô, báo An Ninh Thế Giới, hay báo Hà Nội để SV nắmthông tin kịp thời Như vậy, việc thiếu cơ sở vật chất (bản tin, loa phát thanh…)phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục SV ở KTX là một trong nhữngnguyên nhân ảnh hưởng đến nếp sống, thói quen đọc báo, nắm bắt thông tinhàng ngày của SV Bên cạnh đó, cần khuyến khích SV nỗ lực, tự thân vận động

để tìm kiểm thông tin hàng ngày ở thư viện nhà trường, các quán internet xungquanh KTX.…

Chuyện tiếp khách hàng ngày luôn được SV và Ban Quản lý KTX quan

tâm Sinh viên đánh giá vấn đề tiếp khách đúng giờ quy định ở mức thường

xuyên Thực tế, việc tiếp khách đúng quy định sẽ giúp cho Ban Quản lý KTXquản lý chặt chẽ số khách ra, vào KTX nhằm đảm bảo an ninh trật tự KTX,đồng thời đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, học tập của SV Tuy vậy vẫn còn không ít

SV đưa bạn bè vào chơi, ngủ tại KTX mà không xin phép Ban Quản lý KTX,làm ảnh hưởng đến tình hình học tập, sinh hoạt của bản thân và các bạn khác.Hiện tại, ở KTX chưa có một phòng riêng cho SV đón tiếp khách, phụ huynhđến thăm, SV đã nhiều lần đề xuất song vẫn chưa được đáp ứng

2.4.4 Hoạt động sinh hoạt tập thể

Nếp sống của SV trong KTX biểu hiện ở ý thức thái độ tham gia các hoạtđộng phong trào, trách nhiệm với cộng đồng xã hội chưa cao, kỹ năng nghềnghiệp còn hạn chế, khả năng giao tiếp xử lý các vấn đề còn chậm

Dưới đây là bảng thống kê hoạt động sinh hoạt tập thể, cá nhân qua khảosát SV ở KTX:

Bảng 3 Nếp sống của sinh viên trong sinh hoạt tập thể tại ký túc xá

STT Nếp sống SV trong sinh hoạt tập thể Năm

1

Năm 2

Năm 3

Năm

1 Quan tâm đến các hoạt động tập thể 2,5 2,9 3 2 2,6

Ngày đăng: 07/11/2017, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w