Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VŨ THỊ TRANG
Hà Nội, 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể Các tài liệu tham khảo, trích dẫn trong luận văn có xuất xứ rõ ràng và minh bạch
Hà Nội, tháng 08 năm 2017
Tác giả
Vũ Thị Thủy
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRINH THÁM VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHÀ VĂN DI LI 8
1.1 Về thể loại tiểu thuyết trinh thám 8
1.2 Đôi nét về nhà văn Di Li 21
CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA DI LI 27
2.1 Cốt truyện 27
2.2 Nhân vật 39
CHƯƠNG 3: ĐIỂM NHÌN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA DI LI 56
3.1 Điểm nhìn trần thuật 56
3.2 Ngôn ngữ trần thuật 61
3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật 66
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM HẢO 81
Trang 41
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau nửa thế kỉ bình định nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành khai thác
thuộc địa Vì vậy, từ đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc Cùng với sự xuất hiện của các thành phố công nghiệp, đô thị là những giai cấp, tầng lớp xã hội mới Văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây Chính
sự gặp gỡ văn minh phương Tây, sự tiếp thu mạnh mẽ và rộng rãi tinh hoa văn hóa thế giới là cơ sở để văn học Việt Nam bứt ra khỏi hệ hình văn học trung đại, bước vào giai đoạn hiện đại hóa văn học Trong bối cảnh đó, thể loại văn học trinh thám ra đời và bắt đầu phát triển
Trong lịch sử văn học Việt Nam, khoảng những năm 30 của thế kỉ XX,
tiểu thuyết trinh thám mới xuất hiện với các tác giả như Thế Lữ, Phạm Cao Củng Như vậy, so với các thể loại văn học khác thì tiểu thuyết trinh thám xuất hiện khá muộn Tiểu thuyết trinh thám dần tạo một diện mạo tương đối hoàn chỉnh với sự góp công của nhiều cây bút tên tuổi và một số lượng tác phẩm đáng kể Thể loại văn học này dần thu hút được sự chú ý của đông đảo độc giả Bằng việc tiếp thu thể loại của văn học phương Tây, kết hợp với nội dung của những vụ án phương Đông và sự giao thoa với các thể loại văn học truyền thống như truyện truyền kì, truyện kiếm hiệp, truyện kinh dị… tiểu
thuyết trinh thám có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ với người đọc
Tiểu thuyết trinh thám đã khẳng định vị thế của mình trong đời sống văn học dân tộc ở những thời điểm nhất định Đến giai đoạn cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vì nhiều lí do thể loại này không còn được chú ý như trước Sau 1975, tiểu thuyết trinh thám phát triển trở lại với nhiều hình thức khác nhau như tiểu thuyết tình báo phản gián, tiểu thuyết vụ
án, tiểu thuyết điều tra xã hội, tiểu thuyết trinh thám kinh dị… Tuy nhiên trong quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học giai đoạn này, dòng văn học
Trang 5được nhiều bạn đọc trẻ quan tâm, đặc biệt là những tác phẩm hay như Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7 của Di Li Thiết nghĩ, nhu cầu của người đọc phản
ánh sự phát triển của một dòng/một thể loại văn học Điều đó cho thấy chúng
ta cần nhìn nhận khách quan với những thể loại văn học được cho là “kém sang trọng” như tiểu thuyết trinh thám Đây chính là lí do chúng tôi tìm đến nghiên cứu thể loại này
Di Li là một nữ nhà văn thuộc thế hệ 7x còn trẻ Mặc dù vậy cô đã cho thấy sức sáng tạo mạnh mẽ với hàng loạt tiểu thuyết trinh thám được nhiều bạn đọc yêu thích và các nhà chuyên môn đánh giá cao Mặc dù ở Việt Nam
đã có nhiều tác giả thành công với thể loại tiểu thuyết trinh thám từ những
năm đầu thế kỉ trước, nhưng với hai tiểu thuyết trinh thám kinh dị Trại hoa đỏ (2009) và Câu lạc bộ số 7 (2016), Di Li đã khẳng định được chỗ đứng của
mình trong lòng công chúng yêu thích thể loại văn học này
Sáng tác của Di Li cũng đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu, nhưng theo chúng tôi được biết, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu hai
tiểu thuyết trinh thám kinh dị Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7 Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”)
Trang 63
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Về tiểu thuyết trinh thám
Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam ra đời vào đầu thế kỷ XX, nhưng trong một khoảng thời gian khá dài, thể loại này không được chú trọng, không được đánh giá cao Hoạt động sáng tác, nghiên cứu, phê bình về văn học trinh thám
do vậy cũng có những đặc điểm riêng Có thể nói, tính đến năm 1945, ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu quy mô về tiểu thuyết trinh thám được công bố Chủ yếu mới chỉ là những nhận xét, những lời bàn sơ lược về một số hiện tượng cụ thể của văn học trinh thám Đó thường là các bài giới thiệu, phân tích về nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm của một số tác giả như Thế Lữ, Phạm Cao Củng Có thể kể đến một số công trình như:
Khái Hưng với “Lời giới thiệu” tác phẩm Vàng và máu; Dương Quảng Hàm với “Lời giới thiệu” tập truyện ngắn Tiếng hú ban đêm; Vũ Ngọc Phan với những nhận xét trong cuốn Nhà văn hiện đại (tập 2); Nguyễn Công Hoan trong truyện Cái lò gạch bí mật với đề từ “Truyện trinh thám An Nam”…
Đến giai đoạn từ 1945 đến 1975, đất nước bước vào cuộc kháng chiến, dòng văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng thực sự phát triển Lúc này, văn học trinh thám không còn chỗ đứng như giai đoạn trước Ở miền Bắc, tiểu thuyết trinh thám chuyển sang một dạng khác, đó là trinh thám tình báo, phản gián, chịu ảnh hưởng của văn học Xô Viết Còn ở miền Nam, kể từ năm
1954, tiểu thuyết trinh thám không có những sáng tác mới Thể loại tiểu thuyết trinh thám giai đoạn này ít được các nhà nghiên cứu đề cập đến Hầu như chỉ
có nhận xét của Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên (1965) bàn về truyện trinh thám của Thế Lữ Riêng các cây bút như
Thượng Sỹ, Vũ Bằng, Ngọa Long… đề cập đến một số vấn đề trong sáng tác
của nhà văn Phú Đức với bộ Châu về hiệp phố
Từ 1975 đến nay, xuất hiện thêm nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu đánh giá về thể loại tiểu thuyết trinh thám nửa đầu thế kỷ XX như các bài
Trang 74
viết của các nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung, Vũ Đức Phúc, Bùi Huy Phồn, Đỗ Lai Thúy, Lê Đình Kỵ, Ngô Văn Giá, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Kim Anh, Hà Thanh Vân, Nguyễn Thị Trúc Bạch Trên các Tạp chí khoa học còn có những bài viết của các tác giả: Tế Hanh, Phan Trọng Thưởng, Lê Huy Oanh, Phạm Tú Châu, Trần Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Lê Tiến Dũng, Hồ Khánh Vân, Võ Văn Nhơn, Nhị Linh Trong bài viết của mình, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập tới việc nghiên cứu kết cấu tác phẩm, tổ chức cốt truyện, cách thức xây dựng nhân vật, sự ảnh hưởng giao thoa với văn học trinh thám phương Tây… của dòng văn học trinh thám Việt Nam
Gần đây có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ của các tác giả như:
luận án Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX – Từ đặc trưng thể loại (Nguyễn Thành Khánh); luận án Phản trinh thám trong Bộ ba New York của Paul Auster (Đặng Thị Bích Hồng); luận văn Đặc điểm truyện trinh thám của Thế Lữ (Nguyễn Thị Thu Hiền); luận văn Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Phú Đức (Nguyễn Hùng Chiến); các luận văn của Nguyễn Thế
Bắc, Trần Thanh Hà… đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề của văn học trinh thám Ở mảng nghiên cứu văn học trinh thám trong nước, các nhà nghiên cứu tiếp tục đánh giá cao các tác phẩm trinh thám của Thế Lữ, Phạm Cao Củng Đặc biệt, nổi bật nhất vẫn là những khám phá mới về những tác phẩm mang màu sắc trinh thám – ái tình – hành động của các nhà văn Nam Bộ như Phú Đức, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, Bửu
Đình … mà trước đây ít được quan tâm tới
Có thể khẳng định rằng, tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, từ khi ra đời cho đến nay cũng đã được giới nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá, với số lượng các bài viết ngày càng phong phú và đa dạng Những công trình từ sau 1986 về tiểu thuyết trinh thám đã thể hiện được tinh thần đổi mới trong thời kỳ hội nhập Đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI cho đến nay, nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám Việt Nam thế kỷ trước tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
Trang 85
Qua những công trình nghiên cứu kể trên, hầu hết các tác giả đều đi đến thống nhất một số điểm cơ bản về tiểu thuyết trinh thám Việt Nam như sau:
Một là, về nguồn gốc, xuất xứ tiểu thuyết trinh thám: Trên cơ sở mô
phỏng truyện trinh thám phương Tây và truyện vụ án Trung Quốc, kết hợp với văn học truyền thống, các nhà văn đầu thế kỷ XX đã khai sinh một thể loại mới: tiểu thuyết trinh thám Việt Nam
Hai là, về thành tựu: Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam có những nét đặc thù
và có quy luật vận động riêng Nó được hình thành một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam Ở thế kỉ XX, Thế Lữ và
Phạm Cao Củng được xem là hai nhà văn thành công nhất về thể loại này
2.2 Về tiểu thuyết trinh thám của Di Li
Trong số những cây bút trẻ của văn học miền Bắc, Di Li được đánh giá là
một nhà văn tiêu biểu, đã thu hút được sự yêu thích của độc giả bởi những tiểu thuyết trinh thám kinh dị Trong những năm gần đây, cũng đã có một số công trình nghiên cứu, nhận định, khen ngợi về đóng góp của Di Li ở thể loại truyện ngắn Ở thể loại tiểu thuyết trinh thám cũng đã có một số bài viết của nhà văn Trần Thanh Hà “Di Li với trinh thám kinh dị - Sự lựa chọn dũng cảm” [44; 9], Trần Thị Vân “Một vài đặc điểm tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li” [35]… Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về tiểu thuyết trinh
thám kinh dị của nhà văn qua cả hai tác phẩm Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7
Tiếp thu thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước về tiểu thuyết trinh
thám, chúng tôi muốn nghiên cứu hai tiểu thuyết Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số
7, nhằm làm rõ nét độc đáo trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li
Chúng tôi tiến hành phân tích, khảo sát các hình tượng nghệ thuật chủ yếu trong tác phẩm từ nhân vật thám tử và nhân vật tội phạm, qua đó làm rõ dụng ý riêng của nhà văn khi xây dựng các hình tượng nghệ thuật này Đồng thời chỉ
ra những đặc điểm của tiểu thuyết trinh thám từ cốt truyện, nghệ thuật kết cấu
và phương thức trần thuật (thông qua điểm nhìn, vai kể, ngôn ngữ…) trong tiểu
Trang 96
thuyết trinh thám kinh dị của Di Li Từ đó có thể thấy được sự vận dụng các yếu tố truyền thống và hiện đại của nhà văn nhằm tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Tìm hiểu quá trình phát triển và những đặc điểm cơ bản của dòng
văn học trinh thám ở Việt Nam Từ đó chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tiểu thuyết trinh thám của Di Li, đánh giá vị trí, vai trò và đóng góp của Di Li đối với tiểu thuyết trinh thám Việt Nam đương đại
Nhiệm vụ: Trên cơ sở mục đích đã xác định, luận văn tập trung tìm hiểu
các công trình nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam Từ
đó phân tích, chỉ ra cách thức xây dựng cốt truyện, các kiểu nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, cách tạo dựng không gian và thời gian trong tác phẩm của Di Li
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tiểu thuyết trinh thám của Di Li dưới góc nhìn thể
loại
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hai tác phẩm của Di Li
là Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7 Đây là hai tác phẩm khẳng định được chỗ đứng của Di Li với thể loại trinh thám kinh dị Trong đó Trại hoa đỏ được xem
là tiểu thuyết trinh thám kinh dị đầu tay và Câu lạc bộ số 7 là những tìm tòi
khám phá mới của nhà văn về sự kết hợp giữa tôn giáo và khai thác chủ đề giới tính thứ tư
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xã hội học - lịch sử: tìm hiểu quá trình hình thành, sự ra đời
của tiểu thuyết trinh thám trong văn học Việt Nam
- Phương pháp thi pháp học: tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết trinh thám về
kết cấu, cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn, không – thời gian… trong hai tiểu thuyết của Di Li
Trang 107
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh đối chiếu tiểu thuyết trinh thám
kinh dị của Di Li với tiểu thuyết trinh thám của một số tác giả khác trong quá trình triển khai luận văn
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: làm rõ các luận điểm khi cần thiết
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Góp phần khái quát và đánh giá khách quan hơn về vai
trò, vị trí của tiểu thuyết trinh thám trong lịch sử văn học Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp người đọc có cách tiếp cận sâu sắc hơn về thể loại
tiểu thuyết trinh thám Đồng thời cũng có những đánh giá chính xác về sáng tác
Di Li đối với thể loại tiểu thuyết trinh thám kinh dị nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, luận văn
triển khai ba chương:
Chương 1: Thể loại tiểu thuyết trinh thám và đôi nét về nhà văn Di Li Chương 2: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Di Li Chương 3: Điểm nhìn và ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết trinh thám của Di Li
Trang 11
8
CHƯƠNG 1 THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHÀ VĂN DI LI
1.1 Về thể loại tiểu thuyết trinh thám
1.1.1 Khái lược chung
1.1.1.1 Quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài
Văn học trinh thám bắt nguồn từ phương Tây Theo các nhà nghiên cứu, người được xem như khai sinh cho thể loại tiểu thuyết trinh thám là nhà văn
Mỹ Edgar Allen Poe (1809 – 1849), với bộ ba tác phẩm Vụ án đường Morgue, Lá thư bị mất và Bí mật của Marie Roget Tiếp đó là các sáng tác
của các tác giả như Wilkie Collin, Arthur Conan Doyle, John Dicson Carr, Agatha Christie… Đa số là những tiểu thuyết mang tính hiện thực, duy lý, kể
về một cuộc điều tra tội phạm, hay một cuộc truy tìm, săn đuổi hung thủ gây tội ác Bước sang đầu thế kỉ XX, dòng văn học trinh thám ở các nước phương Tây thịnh hành và phát triển mạnh Cũng từ đó thuật ngữ này mới phổ biến và được dùng chính thức trong đời sống văn học
Khái niệm “tiểu thuyết trinh thám” cũng như giá trị của nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau Người khai sinh ra thể loại trinh thám Edgar Allen Poe quan niệm tiểu thuyết trinh thám là một thể loại văn học duy lý, một trò chơi trí
tuệ Trong hai tác phẩm Vụ án đường Morgue và Lá thư bị mất, nhà văn miêu tả
chi tiết, tỉ mỉ quá trình điều tra, truy tìm thủ phạm giết hai mẹ con nhà L’
Espanaye và vụ mất cắp lá thư như “một sự nhận dạng trí tuệ trong cách suy luận của chúng ta với cách suy luận của đối phương chúng ta” [60; 454] Toàn
bộ quá trình đó là một trò chơi hoàn toàn trí tuệ, mà người chiến thắng là người biết phân tích giỏi “bước vào đầu óc địch thủ, đồng nhất với hắn và thường chỉ bằng nháy mắt là anh phát hiện ra cách độc nhất, một cách mà đôi khi đơn giản đến vô lí, là thu hút địch thủ vào một tính toán sai lầm” [60; 637]
Trang 129
Năm 1928, nhà văn trinh thám Mỹ S.S Van Dine đã đưa ra “Hai mươi
quy tắc của tiểu thuyết trinh thám” mà đến tận những năm 1970 vẫn được
xem là “khuôn vàng thước ngọc” [37] của thể loại này Trong quy tắc thứ
năm, ông đã chỉ ra: “Thủ phạm phải được xác định qua một loạt suy luận, không phải qua tai nạn, tình cờ hoặc thú nhận trong chốc lát” [61]
Trong tiểu luận “Loại hình của tiểu thuyết trinh thám”, nhà nghiên cứu T.Todorov cũng đề cao giá trị thẩm mỹ của tiểu thuyết trinh thám Ông quan niệm truyện trinh thám là một kiểu loại văn học đặc thù, nó cần được đánh giá theo những tiêu chí thích hợp “Trong xã hội chúng ta, không có một chuẩn mực thẩm mỹ nào duy nhất mà có hai chuẩn mực, không thể dùng những đơn vị đo
lường giống nhau để đo nghệ thuật lớn và nghệ thuật trung bình” [62; 20]
Quan niệm về thể loại truyện trinh thám có sự thay đổi theo thực tế sáng tác Nhìn chung giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, ở phương Tây, truyện trinh thám được xây dựng theo mô hình cấu trúc “câu đố” Điểm nổi bật của mô hình này là “đố”- “giải đố”, là tư duy logic, suy luận Vì thế mà nhân vật thám
tử nhiều khi bị biến thành một “cỗ máy” nhận thức Và do đó tính nghệ thuật, chất văn chương bị đẩy xuống hàng thứ yếu Đây cũng chính là lí do khiến một số nhà nghiên cứu không thừa nhận việc xếp truyện trinh thám vào hàng tác phẩm nghệ thuật
Nhiều chuyên gia trong giới nghiên cứu văn học Xô Viết trước đây cũng coi truyện trinh thám là một hiện tượng “cận văn học” Vì vậy họ đưa ra nhiều tên gọi khác nhau để chỉ các tác phẩm liên quan đến hiện tượng văn học này như “truyện chống gián điệp”, “truyện tình báo”, “truyện hình sự”, “truyện trinh thám”…
Từ năm 1945 về sau, khái niệm truyện trinh thám được dùng để chỉ những tác phẩm văn học có nhân vật thám tử, điều tra một vụ án để vén bức màn bí mật của câu chuyện thông qua quá trình suy luận khoa học Nhiều nhà văn đã thành công khi sáng tác ở thể loại này Nhiều tác phẩm có sự cách tân
Trang 13thuyết trinh thám “Trong các nét chung có thể định nghĩa tiểu thuyết trinh thám như một chuyện kể về sự săn đuổi con người, nhưng – và đây là đáng kể
- chuyện về một sự săn đuổi mà trong đó được sử dụng tiến trình xét đoán đặc biệt, cho phép lí giải những sự kiện bề ngoài không đáng kể để từ chúng có thể có được một kết luận nhất định… Thiếu điều đó tiểu thuyết kể về sự săn lùng con người sẽ không là tiểu thuyết trinh thám, mà là tiểu thuyết phiêu lưu hoặc tâm lí” [8] Như vậy, theo quan niệm của Fosca, đặc trưng của tiểu
thuyết trinh thám không phải ở bản thân câu chuyện mang tính hình sự hay không mà quan trọng là ở tiến trình xét đoán đặc biệt tác giả cấu trúc để đi đến kết luận cuối cùng
Theo quan niệm của nhà nghiên cứu người Nga, Bogamil Rainov thì ông gọi các dạng tiểu thuyết về tội phạm là tiểu thuyết đen Đặc thù của tiểu
thuyết đen là “sự trần thuật văn học gắn liền một cách không thay đổi với sự phạm tội” [8] Ông phân tích tội phạm như một chất liệu cốt yếu Tuy nhiên,
ông lại cho rằng tiểu thuyết tình báo – phản gián như một hình thức của tiểu thuyết trinh thám
Như vậy, có thể thấy với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thể loại tiểu thuyết trinh thám, quan niệm ở mỗi nơi về tiểu thuyết/truyện trinh thám cũng khác nhau Nhưng nhìn chung, các tác giả và các nhà nghiên cứu văn học phương Tây đều quan niệm nét đặc thù của tiểu thuyết trinh thám xoay quanh hai yếu tố cơ bản là nhân vật và sự kiện
Trang 1411
Về nhân vật: Truyện trinh thám là một trò chơi trí tuệ, một thể loại văn
học thiên về giải trí Nhân vật thám tử có vai trò đặc biệt quan trọng trong cốt truyện Quá trình điều tra vụ án của thám tử luôn được tiến hành dựa trên tư duy logic và suy luận khoa học
Về sự kiện: Mở đầu truyện trinh thám thường là sự kiện có tính chất bí ẩn,
song hành trình khám phá sự thật của vụ án lại luôn hướng đến sự rõ ràng, minh bạch Và điều cốt yếu của tiểu thuyết trinh thám không phải là miêu tả tội ác mà quan trọng nhất là quá trình điều tra về tội ác, từ đó giải mã tội ác và tâm lý con người
1.1.1.2 Quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm “tiểu thuyết trinh thám” trong quan niệm của người sáng tác cũng như giới nghiên cứu cũng chưa thật sự thống nhất Trong
Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Ngọc Bích chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội) định
nghĩa: “Tiểu thuyết trinh thám là tiểu thuyết lấy đề tài những chuyện li kỳ trong cuộc đấu tranh giữa những nhà trinh thám với kẻ địch [6; 865]
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ thì quan niệm, tiểu thuyết trinh thám là một tiểu loại hình trong tiểu thuyết phiêu lưu: “Tiểu thuyết phiêu lưu là một thuật ngữ có nội dung rất rộng bao gồm tiểu thuyết du ký, tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung cổ, tiểu thuyết bợm nghịch, tiểu thuyết đen, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết tình báo, phản gián” [21; 210] Vì thế một tiểu thuyết trinh thám trước tiên phải mang đặc điểm của tiểu thuyết phiêu lưu có biến cố bất ngờ, cốt truyện dồn dập kịch tính Theo ông, “Tiểu thuyết trinh thám đó là một trò chơi trí tuệ, nó vừa thỏa mãn chức năng giả trí của độc giả nhưng cũng phải có chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của một tác phẩm văn học đích thực” [21] Trong khi đó nhà văn Phạm Cao Củng lại cho rằng: “Trinh thám là một loại tiểu thuyết điều tra, trong đó nhân vật chính theo dõi, khám phá ra thủ phạm các trộm cướp, gian dâm, bắt cóc,
án mạng và ai có khiếu về lãnh vực này đều làm được, không cứ gì phải là thám tử nhà nước” [17; 358]
Trang 1512
Gần đây, trong một số nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã định hình quan
niệm về tiểu thuyết trinh thám Trong bài viết Georges Simenon và tiểu thuyết trinh thám Pháp thế kỉ XX, Cao Vũ Trân cho rằng: “Hiểu một cách chung
nhất, tiểu thuyết trinh thám là một loại nghệ thuật xác định tội phạm chủ yếu dựa vào phương pháp suy luận – một trình độ động não ở đẳng cấp cao – trong quá trình nghiên cứu và phát hiện tội phạm Đây là một thể loại văn học
duy lý và kì ảo” [63; 72]
Như vậy, ở Việt Nam giới nghiên cứu và người sáng tác có nhiều quan niệm khác nhau về tiểu thuyết trinh thám Dù không hoàn toàn gặp nhau trong quan niệm, nhưng họ đều chung ở điểm xem tiểu thuyết trinh thám là một thể loại văn học duy lý, kết cấu dựa trên một trục trung tâm của sự khám phá bí mật về tội ác và thuyết phục người đọc bằng logic
Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam được tiếp thu từ văn học nước ngoài, kết hợp với đặc điểm của văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam Vì thế, nó đã được Việt hóa mang đậm dấu ấn, tính cách người Việt Việc lựa chọn để đưa ra một khái niệm thật chính xác và đầy đủ về tiểu thuyết trinh thám là điều rất khó Nhưng khi nghiên cứu thể loại này thì việc xác lập nội hàm định nghĩa là điều cần thiết Chính vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi dựa trên ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước để hiểu tiểu thuyết trinh thám là một thể loại văn học có các đặc điểm cơ bản sau:
- Tiểu thuyết trinh thám là câu chuyện kể về quá trình điều tra vụ án và tội phạm trong đó bao gồm cả những câu chuyện về ái tình kết hợp hành động, võ hiệp
- Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết trinh thám là thám tử hay là một nhân vật có đủ tư chất, năng lực để tiến hành các hoạt động điều tra vụ án độc lập Khi giải mã được các bí mật và tìm ra thủ phạm là lúc câu chuyện kết thúc
- Toàn bộ quá trình điều tra gắn với bí mật về sự phạm tội chứ không phải
là việc miêu tả tội ác nên sự thật được khám phá chỉ đơn thuần là sự thật về
vụ án Và vì thế thể loại tiểu thuyết trinh thám được xem là câu đố trí tuệ
Trang 1613
- Quá trình giải mã những bí mật là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện Do đó, kĩ thuật trinh thám có vai trò rất quan trọng đối với nhân vật thám tử Điều đó thể hiện qua khả năng xử lí tình huống, những phán đoán, nhận xét, suy lý sắc sảo
Căn cứ vào các đặc trưng trên, có thể khái quát một cách ngắn gọn: Tiểu thuyết trinh thám là những tác phẩm kể về hành trình điều tra vụ án của nhân vật thám tử Quá trình phá án dựa trên tư duy logic để làm sáng tỏ những bí mật về sự phạm tội được thể hiện ở phần kết của câu chuyện
1.1.2 Đặc trưng của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam
1.1.2.1 Về nhân vật
- Nhân vật thám tử
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa: “thám tử: người
làm việc do thám” [56; 897] Trong tiểu thuyết trinh thám, nhân vật thám tử - người theo dõi - người phát hiện tội phạm đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định đối với nội dung câu chuyện Việc tìm hiểu quá trình điều tra tội ác
và sự trừng phạt chính là tìm hiểu về nhân vật thám tử Nhân vật thám tử có thể
là thám tử tư, thanh tra cảnh sát, luật sư, phóng viên, chuyên gia hình sự hay
cũng có thể là người hoạt động độc lập… nhưng thám tử luôn chỉ là một, dù trong cốt truyện có nhiều vụ án giết người và có thể có nhiều người tham gia điều tra
Tiểu thuyết trinh thám không thể thiếu nhân vật thám tử và thám tử sẽ không phải là thám tử nếu anh ta không phá án Nhân vật thám tử thường xuất hiện khi cảnh sát hay người đọc có cảm giác như vụ án hoàn toàn rơi vào bế tắc
và việc truy tìm bí mật đi vào ngõ cụt Chính khi đó, nhân vật thám tử bằng việc tập hợp, phân tích các manh mối, sự suy luận logic và những phán đoán
xác thực đã tìm ra thủ phạm một cách thuyết phục và hết sức bất ngờ
Một thám tử chuyên nghiệp là thám tử phải xử lí tốt các tình huống căng thẳng và nguy hiểm Để đáp ứng điều đó thì nhân vật thám tử thường hội tụ một số tố chất cơ bản sau: Thám tử phải là người có sức khỏe, có sự kiên trì,
Trang 1714
lòng dũng cảm, không ngại khó khăn, có thần kinh vững vàng, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống Thám tử phải là người có óc phán đoán nhạy bén và dễ thích nghi với mọi điều kiện môi trường, mọi hoàn cảnh Mặt khác nhân vật thám tử phải là người có sở thích tìm hiểu, khám phá đồng thời là người ưa mạo hiểm, dấn thân, có tính cách quyết đoán, có thể hành động độc lập
Ngoài những yếu tố cơ bản trên, nhân vật thám tử cũng thường được trang
bị những thiết bị, công cụ cần thiết để phục vụ cho công tác điều tra phá án Mặt khác để giúp thám tử phá án thành công thì một yếu tố không thể thiếu là các mối quan hệ xã hội Nếu thám tử sống tách biệt, hành động đơn độc thì việc phá án sẽ gặp rất nhiều khó khăn Vì thế, một thám tử giỏi thường là người có quan hệ, giao lưu, tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội Và dựa vào mối quan hệ đó thám tử sẽ khai thác thu thập được nhiều thông tin để phân tích, phán đoán giúp cho việc điều tra, phá án thuận lợi và nhanh chóng hơn
Các nhà văn trinh thám Việt Nam quan niệm, nhân vật thám tử phải có niềm đam mê với công việc Có thể nói lòng yêu nghề là phẩm chất không thể thiếu của thám tử Ví như lòng say mê nghề nghiệp của nhân vật thám tử Lê Phong trong tác phẩm của Thế Lữ Anh là phóng viên của báo Thời Thế, coi hoạt động thám tử, công việc điều tra phá án là lẽ sống của đời mình, anh tâm sự: “Tôi không làm phóng viên nữa thì đời tôi không còn gì” Vì vậy khi được
cử đi tường thuật vụ án, từ việc khám phá vụ buôn lậu ở Lạng Thương đến các vụ giết người cũng như các băng đảng bí mật tại Hà Nội, Lê Phong say
mê nghiên cứu kỹ thuật cần thiết cho việc phá án Thám tử Lê Phong với những phẩm chất như trên đã tạo nên sức hấp dẫn cho sáng tác của Thế Lữ Niềm say mê nghề chính là chìa khóa mở ra những nút thắt trong quá trình điều tra của thám tử Có thể nói, nhân vật thám tử giữ vai trò quyết định trong quá trình điều tra
- Nhân vật tội phạm
Trong tiểu thuyết trinh thám cùng với nhân vật thám tử thì nhân vật tội phạm là không thể thiếu, tội phạm được xem là nhân vật trung tâm của tiểu
Trang 1815
thuyết trinh thám Bởi cốt truyện của tiểu thuyết trinh thám bao giờ cũng gắn liền với sự phạm tội, nó là đối tượng được trình bày để phục vụ cho việc điều tra của thám tử, không có sự phạm tội thì không gọi là tiểu thuyết trinh thám Không một tiểu thuyết trinh thám nào lại kể một câu chuyện mà không có tội phạm và quá trình vạch mặt tội phạm Bogomil Rainov, nhà nghiên cứu người Nga cho rằng: “Trong sự phát triển của mình tiểu thuyết trinh thám đã gạt bỏ
và phá vỡ hầu như tất cả mọi phép tắc đã cố quy định và hạn chế đặc thù của
nó, tuy vậy nó vẫn giữ một nét chủ yếu: sự trần thuật văn học gắn liền một cách không thay đổi với sự phạm tội” [8]
Trong tiểu thuyết trinh thám, mọi nhân vật tội phạm đều có điểm chung:
âm mưu thâm độc được tính toán kĩ lưỡng hòng che giấu tội ác; hành động tàn bạo, coi thường tính mạng con người, sẵn sàng ra tay giết ai biết được thông tin
về tội ác của chúng để bịt đầu mối Nhân vật tội phạm có khi có sức mạnh về tiền bạc, địa vị để thực hiện hành vi phạm tội và còn chuẩn bị cả những chứng
cứ ngoại phạm để qua mặt cảnh sát và thám tử
Bên cạnh những điểm chung mang đặc trưng thể loại, nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam cũng có nét riêng, chịu ảnh hưởng của môtip nhân vật phản diện trong văn học truyền thống Đó thường là những nhân vật xấu với thủ đoạn nham hiểm
Các nhân vật tội phạm đa dạng về diện mạo, gốc tích và kiểu cách phạm tội; chúng gồm đủ hạng người, đủ thành phần và cũng đủ các mưu mô độc ác… Nhìn chung, thế giới nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam được mô tả nhiều nhất là các loại sau:
Nhân vật tội phạm giết người cướp của
Tiểu thuyết trinh thám thường mở đầu bằng một vụ giết người đầy bí
ẩn để từ đó thám tử vào cuộc để điều tra tội phạm Và chân dung kẻ thủ ác được tác giả phác thảo và hoàn thiện dần Kẻ gây tội ác đáng sợ trong tiểu thuyết trinh thám mang nhiều khuôn mặt khác nhau Trong đó đáng ghê sợ nhất là tội ác giết người, chiếm đoạt tài sản mà kẻ thủ ác lại chính là những kẻ
Trang 1916
mang danh trí thức Những kẻ sát nhân này đáng sợ bởi mức độ tinh vi và sự
chai lì về nhân cách Có thể kể đến nhân vật Lương Hữu (Mai Hương và Lê Phong), một trí thức Tây học nhưng từng tuyên bố rằng: “Giết người, ăn cướp
cũng là nghệ thuật chứ sao? Nếu không có phương pháp nghệ thuật tuyệt xảo thì khi nào việc này nhanh chóng được đến thế” [49; 196] Hay có thể kể đến
nhân vật Tâm (Nhà sư thọt) của Phạm Cao Củng, hắn vốn là một kĩ sư giàu có
nhưng đã giết bố vợ để chiếm đoạt tài sản Hoặc kiểu nhân vật tội phạm là những thế lực ngầm trong xã hội, nhất là băng đảng, hội kín… các nhân vật tội phạm này tạo nên những cái chết bí ẩn không phải do bệnh tật, ma mị, trù yểm mà là do sự trả thù…
Tất cả các kiểu nhân vật tội phạm kể trên đã tạo nên sự đa dạng về những tên tội phạm giết người cướp của Và với quan niệm của dân gian Việt Nam: “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” thì kẻ thủ ác không thể lẩn trốn được pháp luật Khi tội ác bị phát hiện, chúng phải gánh hậu quả, chịu sự trừng phạt đích đáng Đó cũng chính là thông điệp mang ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa nhân
văn mà các nhà văn khi viết tiểu thuyết trinh thám muốn gửi gắm
Nhân vật tội phạm giết người vì ái tình
Trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, dạng tội phạm giết người vì tình ái chiếm số lượng vượt trội so với các dạng tội phạm khác Điều đặc biệt của dạng tội phạm này là ở chỗ trong mối quan hệ với nạn nhân thì chúng là kẻ gần gũi thân thiết Nhưng do mù quáng, ích kỉ mà trở thành kẻ thủ ác cướp đi mạng sống của chính những người thân thiết với mình Điều mà người đọc cảm thấy bất ngờ là kẻ giết người trong tiểu thuyết trinh thám không chỉ có nam giới mà còn có cả nữ giới
Trong tiểu thuyết trinh thám, ngoài những nhân vật tội phạm giết người với mục đích chiếm đoạt tài sản hay vì tình ái, còn có một số dạng tội phạm khác có thể vì lòng tham hay do lối sống đua đòi ăn chơi…
Qua các hình tượng nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam có thể thấy, các nhân vật tội phạm được các tác giả mô tả thông qua
Trang 2017
hành động bí ẩn, không chú trọng khai thác thế giới nội tâm, diện mạo, tính cách, ngoại hình Đặc biệt để dễ nhận diện nhân vật, tác giả thường nhấn mạnh đến một vài điểm khuyết tật hoặc dị dạng của nhân vật tội phạm
1.1.2.2 Về cốt truyện
Về khái niệm cốt truyện vốn có nhiều quan niệm khác nhau Theo quan
niệm truyền thống thì cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể
trong văn bản tự sự mà người đọc có thể kể lại Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê
chủ biên) định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự” [56; 206] Quan niệm khác lại cho rằng: Cốt truyện
là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch… Một mặt, cốt truyện là phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa tính cách nhân vật; mặt khác cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột
xã hội [31]
Đối với thể loại tiểu thuyết trinh thám, cốt truyện cần đảm bảo hai điều kiện cơ bản là hành trình điều tra vụ án và có thám tử điều tra vụ án Nghĩa là cốt truyện tiểu thuyết trinh thám cần có sự kiện và nhân vật Thiếu hai yếu tố này thì không thể gọi là tiểu thuyết trinh thám Sự kiện và nhân vật phải được kết nối, tổ chức theo mạch logic để khi câu chuyện kết thúc thì phải tìm ra kẻ thủ ác và nguyên nhân gây án bằng những chứng cứ thuyết phục
Như đã trình bày, văn học trinh thám bắt nguồn từ phương Tây Vì vậy, cốt truyện của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam vừa có đặc điểm chung của tiểu thuyết trinh thám phương Tây, vừa có những đặc điểm riêng biệt Theo nhà văn Phạm Cao Củng: “Khi tìm hiểu một cốt truyện trinh thám để viết, tác giả phải
đi ngược lại độc giả, nghĩa là trước hết phải tìm một kết cấu câu chuyện, gói ghém, dằng buộc lại, rồi dấu phủ đi Sau đó tác giả theo một con đường ngoắt ngoéo đi tới chỗ khởi đầu câu chuyện, và dọc đường phải cắm sẵn những cột
Trang 2118
mốc để đánh dấu lối đi Cuối cùng con đường này phải xóa nhòa hẳn, không để cho người đọc nhận biết ” [17; 77] Cốt truyện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam chịu ảnh hưởng mô hình cốt truyện phương Tây với kết cấu ba phần:
- Phần mở đầu: một sự kiện gây chấn động hay đó là một vụ án khủng khiếp Đặc điểm của thể loại tiểu thuyết trinh thám là kể về việc điều tra vụ án nên mở đầu thường là một sự kiện, một tội ác Người kể trình bày các dấu vết của hiện trường tạo sức hấp dẫn với độc giả
- Phần thắt nút: gồm các manh mối của vụ án, các tình tiết đầy bí ẩn, thám
tử thẩm vấn các nhân vật tình nghi; những yếu tố liên quan được đánh lạc hướng để người đọc tìm hiểu manh mối vụ án và các giả thiết suy luận được đặt ra bằng phương pháp loại trừ
- Phần mở nút: giải mã sự kiện, vụ án bí ẩn và tìm ra hung thủ
Vấn đề chính của cốt truyện là ở việc xác định sự thật và quá trình tìm ra
sự thật là một hành trình đầy khó khăn của thám tử Thám tử phải bằng trực giác nhạy bén, khả năng quan sát sắc sảo và suy luận lôgic để đi đến kết luận tìm ra kẻ phạm tội và động cơ gây án Do đó, muốn có một cốt truyện hấp dẫn, tiểu thuyết trinh thám cần xây dựng nhân vật thám tử tài ba, cũng như tạo được các tình tiết li kì, giàu kịch tính Tiểu thuyết trinh thám sẽ không gây được sự tò
mò của độc giả nếu cốt truyện là những câu chuyện rời rạc, thiếu logic, cách giải mã các vụ án xa lạ với tâm lí người đọc
Nghiên cứu trên thực tế, có thể thấy cốt truyện của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam gồm nhiều kiểu dạng khác nhau Song có thể phân chia thành hai mô hình cốt truyện cơ bản là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
- Kiểu cốt truyện đơn tuyến
Là dạng khá phổ biến trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam Cấu trúc tự
sự được triển khai theo mạch thẳng thời gian và theo quan hệ nhân quả Trong các tác phẩm kết cấu theo dạng cốt truyện đơn tuyến thì thường có một nhân vật chính, được đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác và cùng hướng về
Trang 22- Kiểu cốt truyện đa tuyến
Kiểu cốt truyện đa tuyến với một hệ thống sự kiện, nhằm tái hiện nhiều
bình diện của đời sống trong một thời kỳ lịch sử với những diễn biến phức tạp Cũng vì thế tiểu thuyết trinh thám được kết cấu theo hình thức này sẽ có nhiều nhân vật, nhiều sự kiện song hành và phát triển theo nhiều tuyến có thể chồng chéo đan xen, giao thoa tác động qua lại
Trong tiểu thuyết trinh thám mà cốt truyện kết cấu theo kiểu đa tuyến, sẽ
có mô hình chung là xây dựng hệ thống nhân vật với các phe tương ứng với các chuỗi sự kiện biến cố Thường thì tiểu thuyết trinh thám đa tuyến sẽ phân thành hai tuyến: chính diện và phản diện, có sự đối lập nhau về lý tưởng, quan điểm, đạo đức… Tuyến chính diện, đại diện cho chính nghĩa, lí tưởng, cái đẹp Theo
đó, tuyến chính diện có các nhân vật thám tử, mật thám, những người nghĩa khí Còn tuyến phản diện thì đại diện cho phi nghĩa, đại diện cho cái xấu, cái
ác Tuyến phản diện bao gồm các nhân vật là kẻ xấu, tội phạm, kẻ thủ ác, kẻ giết người trộm cướp… Giữa hai phe chính diện và phản diện sẽ có đấu tranh không khoan nhượng thỏa hiệp, tạo nên một cốt truyện giàu kịch tính Kết thúc truyện phần thắng sẽ thuộc về phe chính nghĩa
Trang 2320
1.1.3 Các kiểu tiểu thuyết trinh thám
Để có thể định hình các kiểu tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, có lẽ cần căn
cứ trên các phương diện: nội dung cốt truyện, đặc trưng thể loại, đặc điểm giai đoạn lịch sử Đặc biệt trong đó cần chú trọng đến “tính chất” và “hình thức” tiểu thuyết trinh thám Chú trọng đến “tính chất” là muốn nhấn mạnh đến những yếu tố cơ bản, thể hiện rõ đặc điểm của thể loại; chú trọng đến “hình thức” là nhấn mạnh đến những yếu tố có thể nhận thấy, thuộc về hình thức Dựa vào những căn cứ trên, chúng tôi tạm phân chia tiểu thuyết trinh thám Việt Nam thành ba nhóm sau:
- Tiểu thuyết trinh thám kỳ ảo
Đó là những tác phẩm trinh thám với những vụ án có tình tiết kỳ ảo, quái
lạ Trong tiểu thuyết trinh thám kì ảo, thường có sử dụng yếu tố kinh dị, ma quái như trong văn học trung đại, nhằm đáp ứng thị hiếu người đọc đương thời Tuy nhiên, tác giả đã giải thích chúng dưới cái nhìn khoa học, lược bỏ yếu tố mê tín, duy tâm siêu hình Có thể kể đến các tác phẩm của Thế Lữ như:
Vàng và máu, Tiếng hú ban đêm
- Tiểu thuyết trinh thám suy luận
Tiểu thuyết trinh thám suy luận gồm các tiểu thuyết chịu ảnh hưởng tác phẩm trinh thám cổ điển phương Tây, theo “lý thuyết câu đố” [37] Trong đó, nhà văn đã bước đầu xây dựng được nhân vật thám tử theo hình mẫu thám tử phương Tây Tiểu thuyết trinh thám suy luận thường mở đầu là một sự kiện, tội ác bí ẩn; phần thắt nút là các tình tiết bí hiểm, thám tử thẩm vấn các nhân vật tình nghi, những yếu tố liên quan được “tung hỏa mù” để đánh lạc hướng;
phần kết là tìm ra kẻ phạm tội và động cơ gây án Tiểu biểu là các tác phẩm
của Thế Lữ, chịu ảnh hưởng A Poe từ cách xây dựng cốt truyện, nhân vật cho
đến sử dụng tình tiết nghệ thuật như: Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1939); truyện về thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng như: Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát, Nhà sư thọt (1941) Có thể thấy rõ
Trang 2421
hình tượng nhân vật Kỳ Phát mang đậm dáng dấp của Sherlock Holmes của
Sir Arthur Doy
- Tiểu thuyết trinh thám ái tình - nghĩa hiệp - hành động
Đó là các tác phẩm kết hợp ảnh hưởng văn học truyền thống, truyện vụ
án Trung Quốc, truyện trinh thám phương Tây Để đáp ứng nhu cầu giải trí của độc giả thành thị, các tác giả đã khéo léo lồng ghép, kết hợp chủ đề tình yêu và vụ án một cách tài tình đến mức khó có thể phân biệt nội dung nào là chính Các nhà văn cũng thường gọi tác phẩm của mình bằng những tên kép
như “trinh thám – kỳ tình” (Mảnh trăng thu – Bửu Đình), “võ hiệp – kỳ tình” (Châu về hiệp phố - Phú Đức), “ái tình phưu lưu – mạo hiểm” (Ân oán vì tình
– Phạm Minh Kiên) Qua câu chuyện ái tình, nhà văn xây dựng những nhân vật anh hùng tài năng, trượng nghĩa, giỏi võ nghệ, thông minh có thể đối đầu với những kẻ gian ác nhằm thực thi công lý, bảo vệ người nghèo Tác phẩm thường được mở đầu bằng một vụ phạm tội và sau đó dẫn dắt câu chuyện theo lối truy tìm hung thủ Điểm hạn chế của các tác phẩm này là kết thúc “có hậu”, kết quả vụ án được làm sáng tỏ do sự tình cờ, ngẫu nhiên theo chủ quan của nhà văn, ít dựa vào việc quan sát hiện trường và suy luận logic Vì thế các tác phẩm trên đều hướng đến mục đích giáo dục, cảnh tỉnh hay tả chân xã hội chứ chưa thực sự làm nổi bật chức năng giải trí của thể loại Có thể nhắc đến
tác phẩm của các nhà văn như Bửu Đình (Mảnh trăng thu), Biến Ngũ Nhy (Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc), Phú Đức Nguyễn Đức Thuận (Châu về Hiệp Phố, Tôi có tội, Căn nhà bí mật)
Việc phân loại từng nhóm/dòng/thể loại/kiểu/giai đoạn văn học là một điều tương đối khó khăn Đối với tiểu thuyết trinh thám Việt Nam càng khó khăn hơn, bởi đây là một thể loại văn học được tiếp thu từ phương Tây nhưng vận động và phát triển với những đặc trưng mang tính chất phương Đông Trên cơ sở những sự tương đồng, quy luật lặp lại và những đặc trưng riêng, độc đáo của từng kiểu loại, chúng tôi tạm phân chia như vậy nhằm định hình diện mạo của văn học trinh thám Việt Nam trong dòng văn xuôi thế kỷ XX
Trang 2522
1.2 Đôi nét về nhà văn Di Li
1.2.1 Về tiểu sử và quan niệm văn chương
Đối với văn xuôi Việt Nam đương đại, Di Li được xem là một gương
mặt trẻ với nhiều tác phẩm được bạn đọc công chúng yêu thích và thu hút sự chú ý của giới chuyên môn
Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh, sinh ngày 03/09/1978 (một số tài liệu ghi là 03/06/1978) tại Hà Nội Cô từng theo học tại trường Trung học phổ thông Việt Đức, tốt nghiệp cử nhân tiếng Đức và tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ Về bút danh Di Li, nhà văn từng chia sẻ: “Đến truyện ngắn thứ ba thì tôi gửi đến báo Người Hà Nội Nhà thơ Bế Kiến Quốc lúc đó là Tổng biên tập đã gợi ý không nên đặt dưới tác phẩm của mình một cái tên, dù rất đẹp nhưng đơn giản, dễ bị lẫn vào số đông Rồi sau đó nhà thơ tài hoa này đã tìm cho tôi một cái bút danh: Di Li (ghép hai chữ cái đầu của chữ đệm và tên) Tôi nghĩ bút danh này sẽ đi suốt đời văn của mình Tôi hay nghĩ nhiều đến từ “định mệnh” Đôi khi một bút danh cũng là định mệnh vậy” [34]
Hiện nay Di Li là giảng viên môn tiếng Anh trường Cao Đẳng Thương Mại và Du lịch Hà Nội Ngoài công việc giảng dạy, Di Li còn dịch nhiều tác phẩm nước ngoài và bộc lộ niềm đam mê với văn chương, đặc biệt là dòng văn học trinh thám Với trí tưởng tượng phong phú của mình, Di Li đã thực sự đưa người đọc chìm vào những câu chuyện với sức hút mãnh liệt Cô cho rằng trí tưởng tượng là nền tảng của người viết, đặc biệt là người viết về khoa học viễn tưởng như dòng văn học trinh thám Tuy nhiên, Di Li cũng đề cao sự trải nghiệm của nhà văn trong cuộc sống Di Li từng trả lời phỏng vấn: “Trí tưởng tượng của nhà văn, dù có bay bổng đến mức nào cũng phải bắt nguồn và gắn kết với trải nghiệm của nhà văn đó, cho dù là thể loại khoa học viễn tưởng Muốn viết truyện khoa học viễn tưởng, nhà văn cũng phải hiểu rất nhiều về các ngành khoa học Vì thế các nước kém phát triển đâu có tồn tại thể loại này Nhưng có trải nghiệm và văn phong tốt mà không có trí tưởng tượng phong phú thì người đó sẽ không trở thành nhà văn mà thành nhà báo thì tốt
Trang 26viết xong tiểu thuyết Trại hoa đỏ, bản thân cảm thấy như là kiệt sức Kiệt sức
vì đã vắt óc ra để suy nghĩ, để bài binh bố trận vì viết tiểu thuyết là tổ chức một trận đánh lớn” [34] Di Li từng tiếp xúc với dòng văn học trinh thám từ khi còn rất nhỏ, cộng với khả năng ngoại ngữ tốt nên cô có điều kiện đọc được nhiều tiểu thuyết và tài liệu nước ngoài về dòng văn học này Có thể nói,
sự nghiệp văn chương của Di Li ở thời điểm hiện tại, nổi bật nhất vẫn là dòng văn học trinh thám
1.2.2 Về quá trình sáng tác
Là một gương mặt trẻ của văn xuôi Việt Nam đương đại, Di Li đã đem đến những tác phẩm văn học đặc sắc Di Li sáng tác ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, bút kí nhưng có lẽ đặc sắc nhất vẫn là tiểu thuyết trinh thám Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu của Di Li:
- Truyện ngắn: Tầng thứ nhất (Nxb Hội nhà văn - 2007), Điệu Valse địa ngục (Nxb Hội nhà văn - 2007), 7 ngày trên sa mạc (Nxb Văn học - 2009), Tháp Babel trên đỉnh thác Ánh trăng (Nxb Văn học - 2010), Đôi khi tình yêu vẫn hay đi lạc đường (Nxb Phụ nữ - 2010), Chiếc gương đồng (Nxb Phụ nữ - 2010), San hô đỏ (Nxb Văn học - 2012)
- Tiểu thuyết: Trại Hoa Đỏ (Nxb Công an Nhân dân - 2009); Câu lạc bộ số 7
(Nxb Công an Nhân dân – 2016)
- Bút ký: Đảo thiên đường (Nxb Công an Nhân dân - 2009)
- Hồi ký: Nhật ký mùa hạ (Nxb Văn học - 2011)
- Ký sự chân dung: Chuyện làng văn (Nxb Văn học – 2012)
- Tản văn: Cocktail thị thành (Nxb Phụ nữ - 2011), Adam & Eva (2013)
- Truyện dịch sang tiếng Anh: The Black Diamond (Nxb Thế giới - 2012)
Trang 2724
- Truyện dịch: Người yêu dấu (Tiểu thuyết – Tác giả Sara Zarr, Mỹ - 2008), Người làm chứng (Tiểu thuyết – Tác giả Tami Hoag, Mỹ - 2009), Giết người đưa thư (Tiểu thuyết – Tác giả Tami Hoag, Mỹ - 2009), Bóng đêm bao trùm (Tập truyện ngắn thế giới – 2009), Rừng Răng - Tay (Tiểu thuyết - Tác giả Carrie Ryan, Mỹ - 2010), Xác chết dưới nước (Tiểu thuyết - Tác giả Patricia
Cornwell, Mỹ - 2012)
Văn học Việt Nam trước đây đã có truyện kinh dị và tiểu thuyết trinh thám, tuy nhiên số lượng còn khiêm tốn và chưa thực sự có sức lôi cuốn độc giả Với sự xuất hiện của Di Li, tiểu thuyết trinh thám Việt Nam mới có tiểu thuyết trinh thám - kinh dị đích thực Ông Nguyễn Thụ (Phó Giám đốc Nhà xuất bản Công an Nhân dân) cho rằng: "Với tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ, nhà văn
Di Li là người đầu tiên khai mở một thể loại tiểu thuyết kết hợp giữa trinh
chọn cho mình một hướng đi độc lập, ít người dấn thân Với Trại hoa đỏ (Nxb Công an Nhân dân, 2009) và mới đây là Câu lạc bộ số 7 (Nxb Công an
Nhân dân, 2016), Di Li đã khơi sâu thêm dòng chảy đối với thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam đương đại
Việc dũng cảm thử bút khai phá ở mảng tiểu thuyết trinh thám kinh dị đã mang đến cho Di Li nhiều khó khăn Bản thân chị tâm sự, khi viết được
một phần ba cuốn Trại hoa đỏ nhiều lúc thấy nản và muốn buông bút,
nhưng chính lòng say mê với trinh thám đã giúp chị hoàn thành tác phẩm
Nếu như Trại hoa đỏ là tiểu thuyết trinh thám kinh dị đầu tay thì đến Câu lạc bộ số 7, Di Li làm mới mình bằng việc đi sâu khai phá đề tài mới mẻ
kết hợp giữa tôn giáo và giới tính thứ tư Ở cả hai tiểu thuyết, các yếu tố người kể chuyện, sự pha trộn giữa yếu tố thực và ma mị, kì bí; bất ngờ, kịch tính đã làm nên sức hút cho tác phẩm
Có thể nói, Di Li đã xây dựng thành công hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm của mình, tận dụng tối đa ưu thế của người kể chuyện với sự biến đổi điểm nhìn linh hoạt và đa dạng để đem lại cho người đọc cái nhìn
Trang 2825
khách quan nhất, cho phép người đọc hóa thân làm thám tử điều tra phá án Nhà văn Trần Thanh Hà, người vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám Việt Nam cho biết: “Truyện trinh thám, cũng như truyện kinh dị, rùng rợn, đều đã có ở Việt Nam từ thế kỷ trước với những tác phẩm của Thế Lữ, Hồ Dzếnh (bút danh là Lưu Thị Hạnh) Nhưng gần đây, hai thể loại này không phát triển Di Li là người đầu tiên tạo nên hình thức kết hợp cả giữa “trinh thám và kinh dị” [27]
Với niềm đam mê văn chương mãnh liệt và sự đầu tư cho tác phẩm của
mình, Di Li từng đoạt các giải thưởng văn học: Giải Ba trong cuộc thi Truyện
ngắn Quân đội 2005 - 2006 với truyện ngắn Cocktail; Giải Ba cuộc thi viết
tiểu thuyết, truyện và ký 2007 - 2010 do Bộ Công an phối hợp cùng Hội nhà
văn tổ chức với Tiểu thuyết Trại hoa đỏ
án Nội dung đó của tiểu thuyết trinh thám được thể hiện thông qua một hình thức nghệ thuật có những đặc điểm riêng, từ cốt truyện, kết cấu, cách kể chuyện, cho đến ngôn ngữ nghệ thuật
Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam được hình thành và phát triển theo một phương thức riêng Đó là sự pha trộn nhiều thể loại, là sự tiếp biến văn hóa, văn học phương Đông, phương Tây để hình thành một thể loại văn học mới Tính chất mới mẻ của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam thể hiện không chỉ ở nội dung, hình thức mà còn qua chức năng, vai trò của nó đối với đời sống Chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử, văn hóa, tiểu thuyết trinh thám
Trang 2926
Việt Nam không thuần túy là một lối văn chương giải trí mà thông qua câu chuyện điều tra vụ án, nhà văn còn lồng ghép trong đó nhiều chức năng khác của văn học Tuy ra đời khá muộn nhưng tiểu thuyết trinh thám Việt Nam lại phát triển với một tốc độ rất nhanh và dấu ấn cách tân ngày càng rõ nét
Trong dòng văn học trinh thám, Di Li là một nhà văn nữ hiếm hoi đã dũng cảm thử bút vào mảng tiểu thuyết trinh thám kinh dị Cô là một trong những nhà văn trẻ thể hiện niềm đam mê và thành công với dòng văn học này Trong xã hội hiện đại, cái ác tồn tại với nhiều hình thức và diễn biến tinh vi, tâm lý con người thay đổi khó lường, Di Li thực sự đã lột tả được điều đó trong các tiểu thuyết của mình
Trang 3027
CHƯƠNG 2 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA DI LI
2.1 Cốt truyện
2.1.1 Cốt truyện truyền thống
Tiểu thuyết trinh thám của Di Li tuân theo cốt truyện truyền thống gồm
ba phần: phần mở đầu, phần thắt nút, phần mở nút Tiểu thuyết Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7 là những tác phẩm trinh thám nên quá trình điều tra phá án để
tìm ra hung thủ được xem là mạch chính của cốt truyện
Cốt truyện của Trại hoa đỏ không quá nhiều những sự kiện, tình tiết,
được kết cấu theo mô hình chung của thể loại tiểu thuyết trinh thám với ba
phần Câu chuyện bắt đầu từ sự kiện nhân vật chính trong Trại hoa đỏ là Diên
Vĩ, một thiếu phụ xinh đẹp và sang trọng, được chồng tặng cho một trang trại lọt thỏm giữa một vùng rừng núi âm u huyền bí với loài hoa đỏ nở kín rừng Lần đầu tiên đặt chân tới Trại Hoa Đỏ, Diên Vĩ đã cảm nhận thấy bao cảm giác bất an đang bủa vây Khi tiếp xúc với những người dân bản địa nơi đây, Diên Vĩ thấy ở họ điều gì đó kì dị và khó hiểu nhất là Ráy - người thoắt ẩn thoắt hiện như một bóng ma cùng những lời nói đầy ám ảnh Diên Vĩ thực sự
sợ hãi khi nghe những truyền thuyết ma quái về dòng Quách và kinh hoàng khi phải chứng kiến cái chết bí ẩn của cô gái cuối cùng trong gia đình của dòng họ Quách, người mà Vĩ đã gặp trong đêm đầu tiên mẹ con cô ngủ lại trong xe khi đến Trại Hoa Đỏ Phần thắt nút là các tình tiết đầy căng thẳng với những cái chết tiếp theo: cái chết của gã điên, em trai của cô gái kia cũng là người đã cứu Vĩ khỏi bàn tay ghê sợ của lão thầy mo; cái chết của Di, người
đã hẹn sẽ chỉ cho Diên Vĩ điều bí mật mà Di vô cùng sợ hãi; cái chết của lão thầy mo với ly rượu độc; cái chết của Ráy trong hầm mộ của dòng họ Quách
và cuối cùng là cái chết của gã Sương tay đàn em của Trần Hoàng Lưu - chồng của Diên Vĩ… Cùng với những cái chết bí ẩn là việc thẩm vấn các nhân vật có liên quan và những lời khai đầy bí ẩn của Ráy, bà già cổ quái, bà
Trang 3128
Miến, ông A Bằng, A Cách, Trưởng bản, Diên Vĩ (Chương 12); những chi tiết đánh lạc hướng quá trình điều tra… Phần mở nút, từ sự ngẫu nhiên tình cờ khi đến dự lễ khánh thành Trại Hoa Đỏ với tư cách là một khách mời, trung úy Phan Đăng Bách đã trở thành thám tử điều tra giải mã các sự kiện, tìm ra kẻ sát nhân
Khác với Trại hoa đỏ, Câu lạc bộ số 7 là cuốn sách hiếm hoi viết về giới
tính thứ tư, được nhà văn nghiên cứu rất nhiều trước khi đặt bút Là một tiểu
thuyết trinh thám nên Câu lạc bộ số 7 cũng có kết cấu ba phần theo mô hình
chung của thể loại tiểu thuyết trinh thám Mở đầu là cái chết bí ẩn của Mỹ Anh trong đêm sau khi dự lễ hội Halloween tại sàn nhảy Underground Câu chuyện thắt nút khi vụ án Mỹ Anh chưa hề có manh mối thì tiếp đó là hàng loạt các vụ án mạng xảy ra: Lê Hoàng Mai, Hoàng Cẩm Tú, Mai Thủy Lê, Linh Đan…Vào thời điểm tưởng như thiếu tá Phan Đăng Bách đã lần tìm ra động cơ gây án cũng là lúc anh bị loại ra khỏi ban chuyên án vì vi phạm nguyên tắc điều tra Kịch tính được đẩy đến cao trào khi người yêu của Phan Đăng Bách - Mỹ Lâm bị kẻ thủ ác sát hại Cuối cùng Di Li tháo nút chậm rãi khi mọi suy luận của đại úy Phan Đăng Bách là đúng, bộ mặt của kẻ sát nhân
bị phơi bày
2.1.2 Cốt truyện đa tuyến nhiều sự kiện/mối quan hệ đan xen
Như trên chúng tôi đã phân tích, cốt truyện đơn tuyến thường có ít sự kiện, ít nhân vật và thường là một câu chuyện đơn giản nên dễ viết Một số nhà văn thường sử dụng kết cấu cốt truyện như vậy nhằm dễ triển khai, đặc biệt là các nhà văn mới vào nghề hoặc mới thử sức ở mảng này Tuy nhiên, có
thể nói với Di Li ngay từ tác phẩm đầu tay là Trại hoa đỏ cô đã không hề
“đơn giản hóa” cốt truyện của mình mà tạo dựng cốt truyện với bố cục chặt chẽ, nhiều yếu tố bất ngờ và kịch tính, dễ đánh lừa độc giả Có thể thấy điều
đó ngay ở chương mở đầu tác phẩm, Di Li giới thiệu về gia đình Trần Hoàng Lưu và Diên Vĩ trên đường đến Trại Hoa Đỏ, người đọc không thể quên hình ảnh cậu bé ốm yếu tên Bảo luôn được sự chăm sóc, yêu thương, vỗ về của
Trang 32ẩn sau cái dáng vẻ mỹ miều, thanh lịch bề ngoài của Diên Vĩ Tất cả khiến kịch tính của câu chuyện đẩy đến đỉnh điểm làm cho người đọc cũng như chính những cảnh sát hình sự có lúc nghĩ rằng Diên Vĩ là thủ phạm của những cái chết đầy bí ẩn ở Trại Hoa Đỏ và đó là hậu quả của căn bệnh hoang tưởng
ở Diên Vĩ Thành công của Di Li là đã lừa được độc giả, để rồi phần kết nhà văn tháo nút bằng hành động Diên Vĩ trốn Trần Hoàng Lưu, đi về Trại Hoa
Đỏ ngay trong đêm để bảo vệ đứa con cô rất mực yêu thương khi nhận được điện thoại của bé Bảo Vậy là bất ngờ nối tiếp những bất ngờ, cuối cùng tác giả đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi những cảm xúc chân thành cùng tình mẫu tử thiêng liêng mà Diên Vĩ dành cho bé Bảo, cậu bé con riêng của chồng Khi nghe Diên Vĩ lý giải về hành động cầm dao của mình chỉ là cô làm theo lời của Di, muốn lấy máu gót chân để làm bùa tránh
tà cho bé Bảo Lời lý giải này khiến cho độc giả và cả những cảnh sát hình sự như trung úy Bách có phần thấy ân hận khi đã có những hiểu lầm về Diên Vĩ Tất cả đều thấy yêu mến, cảm phục đến nao lòng khi thấu hiểu được tấm lòng, tình cảm thiêng liêng của người mẹ kế dành cho con riêng của chồng, điều mà tưởng như trong cuộc đời thực sẽ rất hiếm hoi
Trong cốt truyện của Trại hoa đỏ, yếu tố kịch tính bất ngờ được thể
hiện ngay ở những chi tiết tưởng như rất nhỏ nhặt, không đáng lưu tâm Ví như nhà văn đã đem đến cho người đọc bao bất ngờ về những người dân bản
Trang 33Song bất ngờ và kịch tính hơn cả trong diễn biến cốt truyện của Trại hoa đỏ là ở kết thúc câu chuyện khi Trần Hoàng Lưu, một doanh nhân thành
đạt, một người cha thương con, người chồng yêu thương vợ hết mực… thực chất lại là hiện thân của những gì xấu xa nhất của con người: một kẻ tham vọng, sẵn sàng mưu hại người khác, kể cả người thân để đạt được tham vọng
cá nhân Phần mở đầu tác phẩm, Di Li đã gieo vào lòng độc giả bao ấn tượng tốt đẹp về Trần Hoàng Lưu Trong xã hội, anh ta là người có hiểu biết, hài hước, lịch thiệp trong giao tiếp, luôn tự tin vào bản thân “Em không thấy bao nhiêu lần anh làm việc với cả khách châu Phi mà không cần phiên dịch à” [42; 24] “Tôi là Lưu, chủ tương lai của miếng đất này - Lưu trả lời bằng một giọng đầy quyền lực” [42; 22] Lưu là một doanh nhân thành đạt, được nhiều người nể phục “anh là một người đàn ông đẹp và đáng kính trọng với đôi mắt đen sáng và khuôn mặt vuông vắn” [42; 22] Không chỉ vậy, Lưu còn là một người chồng, người cha rất tâm lí, hết mực chăm sóc, yêu thương vợ con Anh
đã dành tặng cho Diên Vĩ Trại Hoa Đỏ để vợ con anh có những ngày nghỉ dưỡng tuyệt vời “Anh nói rồi mà Đấy là món quà bất ngờ anh tặng vợ yêu để
kỷ niệm lần đầu tiên…” [42; 11] Lưu luôn có mặt bên vợ con bất cứ khi nào
họ cần sự chở che Nhưng Di Li đem đến cho người đọc bao bất ngờ ở Trần Hoàng Lưu là ẩn sau cái vỏ bề ngoài đầy lịch thiệp, đáng trân trọng của một doanh nhân thành đạt, một người chồng, người cha thương yêu vợ con vô bờ
ấy là những gì xấu xa, độc ác nhất với bao tham vọng, mưu mô toan tính Độc giả cũng như Diên Vĩ giật mình khi biết lai lịch Lưu chính là A San, đứa trẻ bị
Trang 3431
mất tích đầu tiên của bản làng Trại Hoa Đỏ Bất ngờ hơn khi Lưu là đứa con nuôi vô ơn, hám tiền của ông Trần Huỳnh Kịch tính được đẩy cao hơn khi Lưu chính là kẻ đã giết người vợ cũ Trần Đàm Anh bởi cô ấy cản đường đạt đến tham vọng của Lưu khi muốn có được kho báu của dòng họ Quách Đỉnh điểm của yếu tố kịch tính và bất ngờ trong diễn biến cốt truyện là ở cách kết thúc Theo suốt câu chuyện, người đọc luôn có những phán đoán nhầm về kẻ thủ ác: có lúc lầm tưởng kẻ thủ ác là lão thầy mo, có khi lại cho rằng đó là Ráy, đến chương 20 khi Diên Vĩ tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa Ráy
và Sương thì độc giả cũng như Diên Vĩ đinh ninh kẻ thủ ác không ai khác ngoài Sương gã đàn em của Lưu Song một bất ngờ nữa đã đẩy kịch tính của câu chuyện đến đỉnh điểm ở chương 27 khi những chứng cứ buộc tội kẻ thủ
ác lại hướng về Diên Vĩ Đến hai chương cuối, nhà văn khéo léo mở nút: trung úy Phan Đăng Bách giải mã mọi sự kiện bí ẩn, tìm ra kẻ thủ ác không ai ngờ tới chính là Trần Hoàng Lưu với bao âm mưu ,toan tính đầy thâm hiểm, sẵn sàng ra tay giết hại cả những người thân yêu của mình để đạt tham vọng
cổ xuyên quốc gia có sự kết nối của cả những cảnh sát hình sự suy thoái đạo đức, vấn đề buôn bán trẻ em qua biên giới, vấn đề tâm lý học hiện đại… Có
thể nói Trại hoa đỏ là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống đương đại
với bao bộn bề và ngày càng phức tạp việc xác định thật - giả, tốt - xấu, thiện
- ác nhiều khi thật khó lường Những âm mưu, những thủ đoạn, toan tính khéo léo được che đậy dưới vỏ bọc của những mối quan hệ tình cảm thân thiết Để làm giàu, để tận hưởng lạc thú cá nhân, để đạt được những tham vọng ích kỉ người ta sẵn sàng dùng bất cứ âm mưu thủ đoạn nào, bán đứng cả đồng
Trang 3532
nghiệp, thậm chí hi sinh cả những tình cảm thiêng liêng như tình chồng vợ, tình cha con Tất cả điều đó được Di Li gửi gắm qua mối quan hệ giữa Lưu với vợ, với cha mẹ đẻ, cha nuôi, với Sương và nhiều nhân vật khác; mối quan
hệ giữa thiếu tá Trịnh Hữu Bình với đại úy Đỗ Quang Huy, trung úy Phan Đăng Bách Bên cạnh những mặt trái, những thói xấu đáng lên án; ấn tượng sâu sắc nhất mà các trang viết của Di Li để lại trong lòng độc giả là niềm tin vào tình người đẹp đẽ Đó là tình đồng nghiệp của các cảnh sát hình sự Phan Đăng Bách - Đỗ Quang Huy - Mai Thanh - Tú đen, tình mẫu tử thiêng liêng
dù không cùng huyết thống giữa Mai Diên Vĩ - bé Bảo, tinh thần hết mình vì nhiệm vụ và sự bình yên của xã hội ở những người công an nhân dân Chính
giá trị nhân văn cao đẹp ấy khiến Trại hoa đỏ có sức cuốn hút đặc biệt đối với
độc giả ở mọi lứa tuổi
Khác với Trại hoa đỏ, Câu lạc bộ số 7 là những tìm tòi khám phá mới của
nhà văn về sự kết hợp giữa tôn giáo và khai thác chủ đề giới tính thứ tư Nhưng cũng là một tiểu thuyết trinh thám nên Di Li tiếp tục phát huy việc tạo dựng yếu
tố bất ngờ, giàu kịch tính trong mạch diễn biến cốt truyện cũng như ở cách kết thúc Mở đầu là cái chết bí ẩn của Mỹ Anh mà nguyên nhân cho rằng do tai nạn giao thông Tiếp đó, sự việc được đẩy đến đỉnh điểm của mâu thuẫn khiến cuộc điều tra của Phan Đăng Bách tưởng chừng lâm vào bế tắc hoàn toàn khi các nạn nhân tiếp theo của vụ án chết trong các cảnh ngộ khác nhau: Lê Hoàng Mai chết do đuối nước, Hoàng Cẩm Tú chết do ngã từ vách núi xuống, Mai Thủy Lê chết do giết người cướp của, Linh Đan bị giết do nghi ngờ bị đánh ghen… Manh mối duy nhất của vụ án để lại là chiếc taxi Hoa Sen có mặt ở hiện trường Cảnh sát hình sự Phan Đăng Bách phải mất bao nhiêu thời gian, công sức, thậm chí cả dằn vặt về đức tin của bản thân anh mới hé mở dần được manh mối vụ án Đại úy Bách phát hiện mỗi thi thể nạn nhân đều bị mất một bộ phận: ngón chân, ngón tay, tai, mắt, tóc, răng… từ đó liên hệ đến hoạt động của một hội kín của những kẻ thuộc giới tính thứ tư, những kẻ không có ham muốn tình dục với người đồng giới cũng như khác giới, chủ
Trang 3633
trương giữ thân mình trong sạch, bài trừ dục tính, cho mình là bản thể có thể
tự nhân đôi Tất cả các vụ giết người được che giấu dưới các hình thức khác nhau nhằm lấy một bộ phận của những cô gái thanh xuân để hoàn thành một nghi thức tế lễ man rợ Chính vào thời điểm tưởng chừng như đã có hướng đi mới cho vụ án thì bất ngờ thiếu tá Phan Đăng Bách bị cấp trên loại ra khỏi ban chuyên án, lập luận của anh bị bác bỏ, thậm chí anh bị cấp trên cho rằng thần kinh có vấn đề Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm là khi chính bản thân anh
bị đồng nghiệp nghi ngờ là kẻ nằm trong giáo phái tà ác đó và ập đến nhà giữa đêm khuya để bắt quả tang Nhà văn Di Li đã đẩy kịch tính câu chuyện đến cao trào khi Mỹ Lâm - người yêu của Phan Đăng Bách bị giết và bị cướp mất trái tim Nỗi đau đớn ấy làm Phan Đăng Bách sụp đổ và hoàn toàn bế tắc, tưởng như không thể vượt qua Di Li đã xây dựng nhiều yếu tố bất ngờ và tạo dựng một cái kết không báo trước qua mặt đối lập của các nhân vật: con trai của Vũ Phương Vinh là Vũ Phương Đăng ,một công tử hào hoa ăn chơi trác táng nhưng lại có cuộc sống tinh thần bi kịch, luôn bị ám ảnh bởi những ảo giác ghê sợ; còn Vũ Phương Vinh mang vỏ bọc một doanh nhân giàu có, có nhiều cống hiến cho xã hội thực chất lại là kẻ cuồng dâm, bệnh hoạn biến thái Mỹ Lâm - một cô gái xinh đẹp, một nhà báo năng động lại có một tuổi thơ khốn khổ, bị bạo hành tình dục bởi mẹ và bố dượng của mình… Mọi nghi vấn đều đánh lạc hướng độc giả và cuối cùng không ai ngờ đến kẻ thủ ác âm mưu và ra tay sát hại bảy cô gái lại là Nguyễn Trí Hữu, một kẻ chưa từng xuất hiện, chỉ điểm xuyết ở bức hình cậu bé không tên con nuôi của Vũ Phương Vinh Căn nguyên của tội ác là lòng hận thù, nỗi ám ảnh kinh hoàng của hắn
về những tháng ngày tuổi thơ hắn bị biến thành kẻ nô lệ tình dục của người cha nuôi bệnh hoạn Vũ Phương Vinh Cách kết thúc bất ngờ đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm từ trang đầu tiên đến trang sách cuối cùng
So với Trại hoa đỏ, cốt truyện trong Câu lạc bộ số 7 có nhiều sự kiện tình
tiết phức tạp hơn, tái hiện nhiều bình diện của đời sống đương đại Căn cứ vào
cách phân chia mô hình cốt truyện ở trên có thể nói Câu lạc bộ số 7 là tiểu thuyết
Trang 3734
trinh thám có kết cấu cốt truyện đa tuyến với nhiều sự kiện song hành, đan xen, tác động qua lại với nhau Diễn biến chủ yếu của cốt truyện tập trung ở việc điều tra của cảnh sát hình sự Phan Đăng Bách và đồng nghiệp về cái chết tưởng như rất ngẫu nhiên nhưng đầy bí ẩn của bảy cô gái trẻ Từ đó tìm ra hung thủ, nguyên nhân, động cơ gây án xuất phát từ lòng hận thù và nghi thức tế lễ man rợ của một hội kín với những kẻ thuộc giới tính thứ tư Đan cài trong mạch chính của cốt truyện ấy còn là câu chuyện về những vụ án tham nhũng với các vị quan tham được nhắc đến như Thứ trưởng Vũ Hồng Quang (anh ruột của Vũ Phương Vinh), Hồ Huy Hoàng - Giám đốc ngân hàng phương Bắc “tham ô hối lộ và làm thất thoát của nhà nước hơn nghìn tỉ đồng” [44; 173] Từ đó nhà văn đã phần nào tái hiện một hiện thực trong mặt trái của đời sống xã hội đương đại khi một
bộ phận quan chức suy thoái đã lợi dụng chức quyền để tham ô, gây thất thoát tiền bạc của nhà nước Lồng trong các sự kiện, tình tiết diễn biến của cốt truyện,
Di Li như muốn đề cập đến một khía cạnh khác trong đời sống xã hội đó là sự rạn nứt mối quan hệ tình cảm cha con, vợ chồng trong gia đình hiện đại Điều đó được tác giả khéo léo gửi gắm trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Vũ Phương Vinh
Câu lạc bộ số 7 là một tiểu thuyết trinh thám với kiểu cốt truyện đa tuyến
nên hệ thống nhân vật được phân thành hai tuyến chính diện và phản diện như hầu hết các tiểu thuyết trinh thám được kết cấu theo kiểu này Tuyến chính diện gồm các nhân vật đại diện cho chính nghĩa, lí tưởng và cái đẹp như cảnh sát hình
sự Phan Đăng Bách, Mai Thanh, Tú đen, đại tá Đoàn Hoa Kỳ… Họ đều là những người công an nhân dân có lương tâm và trách nhiệm, luôn đấu tranh vì cuộc sống bình yên của xã hội Cùng với họ là các cô gái có lòng tốt luôn bảo vệ
lẽ phải, lên án cái xấu, cái ác như Thiên Kim, Mỹ Lâm Đối lập tuyến nhân vật chính diện là những kẻ đại diện cho phi nghĩa, cho cái xấu, cái ác Đó là các nhân vật tiêu biểu như: Nguyễn Trí Hữu, Chopin, Trần Hồng Kim và các thành viên của hội kín, Vũ Phương Vinh… bọn chúng đều là những kẻ bệnh hoạn,
kẻ sát nhân mang “khuôn mặt quỷ” [44; 490], “mặc áo choàng đen, da trắng
Trang 3835
bệch với hốc mắt sâu hoắm, gò má dồ ra, mũi chỉ là hai cái lỗ gắn trên mặt và môi là một vạch tím ngắt, chân tay vằn vện như da rắn” [44; 127-128] Trong diễn biến của cốt truyện, cuộc đấu tranh giữa hai tuyến chính diện và phản diện là cuộc đấu tranh không khoan nhượng mà là một mất, một còn cuối cùng công lý, chính nghĩa đã chiến thắng những kẻ độc ác như Nguyễn Trí Hữu, Chopin, Vũ Phương Vinh phải đền tội
2.1.3 Yếu tố ma mị/ kinh dị
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, Di Li là cây bút dũng cảm thử sức ở
dòng tiểu thuyết trinh thám kinh dị Bởi vậy sức hấp dẫn của Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7 không chỉ ở việc tạo dựng được yếu tố bất ngờ, kịch tính của cốt
truyện Sự đan cài những yếu tố kì bí, ma mị và giàu sức ám ảnh trong diễn
biến cốt truyện cũng là một điểm nhấn quan trọng, làm nên nét riêng trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li
Trong Trại hoa đỏ, người đọc có thể thấy yếu tố ma mị, kì bí xuất hiện
nhiều lần đan cài trong suốt diễn biến của cốt truyện Ngay ở những chương đầu, yếu tố ma mị xuất hiện ở chi tiết chiếc xe của vợ chồng Trần Hoàng Lưu trên đường đến Trại Hoa Đỏ đã xô vào con chó rừng “Lưu cuống cuồng nhấn bàn đạp nhưng không kịp Vĩ thoáng thấy một bóng đen quật lên mũi xe đằng trước, rồi chiếc xe nảy lên, bánh xe gờn gợn, và Vĩ có thể cảm thấy một vật thể sống đang nằm dưới nó” Nhưng ngay sau đó lại không thấy xác con vật đâu “Không thấy con chó đâu anh ạ - Vĩ thốt lên - Có khi mình không chẹt trúng nó” [42; 17], tạo cho nhân vật và cả chính người đọc cảm giác bất an Hay đó là bóng ma người đàn bà “mặc bộ đồ đen tuyền, tóc chấm vai, thái dương đầy máu” [42; 50] luôn hiện diện trong những giấc mơ của Diên Vĩ gợi cảm giác rùng rợn Đến Chương 3 đó là bóng ma mà bé Bảo nhìn thấy trong phòng khách sạn sát bờ biển trong dịp gia đình Diên Vĩ đi nghỉ mát:
- “Người nằm trên giường ấy mẹ ạ, nhiều máu
- Máu ở đâu? - Vĩ nhăn mặt Cô đã từng rất khó chịu vì chị giúp việc hay tự tiện mở phim Mỹ ra xem và cho cả thằng bé bốn tuổi xem nữa
Trang 3936
- Máu ở trên tay, chảy ra nhiều lắm” [42; 59] Hay đó là chi tiết bóng ma người mẹ dẫn bé Bảo vào trong hang đá sau bức tượng hình người cụt đầu ở Chương 29 “Bảo đã chạy gần đến chân bức tượng hình người cụt đầu Người đàn bà đột ngột dừng lại Bảo cũng dừng bước, sững sờ Bà ta từ từ quay lại Một khuôn mặt xa lạ Thái dương người đàn bà bắt đầu rịn máu Máu nhỏ dần từng giọt xuống lớp vải đen Khuôn mặt bà ta trông thê thảm đến độ Bảo phải đưa hai bàn tay lên che lấy mắt Khi cậu bỏ tay ra, người đàn bà đã biến mất” [42; 440]
Đó là tiếng sáo đầy ám ảnh, luôn lặp lại một điệu duy nhất dẫn dắt Diên
Vĩ đi trong ma trận, tiếng sáo mà chỉ cô và bé Bảo nghe thấy “Tiếng sáo vẫn đưa đi đưa lại chỉ một giai điệu duy nhất Đến lần thứ ba thì Vĩ thấy khó chịu
“Chơi bản khác đi nào” Nhưng người thổi sáo như trêu ngươi, vẫn diễu đi
diễu lại có một điệu Tiếng nhạc dù có hay đến mấy nhưng nhại đi nhại lại những âm thanh duy nhất có khác nào tra tấn thần kinh” [42; 81] Đó là tiếng sáo mỗi lần xuất hiện đều báo hiệu có một việc chẳng lành Đó còn là sự kì bí của lời nguyền về những cô gái của dòng họ Quách, lúc nào cũng chịu một kết thúc bất hạnh - tự tử, đời này sang đời khác
Ngoài ra, trong Trại hoa đỏ, còn có rất nhiều chi tiết nữa tạo nên sự kì
bí, rùng rợn Đó là thoắt ẩn, thoắt hiện đến mức khó lí giải của nhân vật Ráy, những lời nói của chị ta đều ẩn chứa sự tiên đoán về những điều chẳng lành: “Đột nhiên, người phụ nữ ngẩng phắt lên, cặp môi thâm sì mím lại
- Cô phải cẩn thận Hết sức cẩn thận - Chị ta vạch những đường kỳ lạ lên lòng bàn tay Vĩ - Tôi đã nhìn thấy những đường này Tai họa Đó là tai họa
Nó đang ở rất gần đây thôi, rất gần cô
Vĩ kinh hoàng nhìn người phụ nữ kì lạ Cô lắp bắp
- Sao chị biết? Làm sao mà tôi tránh được?
- Cô không thể tránh được Cô phải đối diện với nó Đó là nghiệp chướng
- Chị còn nhìn thấy gì nữa?
Trang 4037
- Tôi nhìn thấy máu - Chị ta thì thào – Tôi nhìn thấy những đám mây đen
Nó đang bao phủ quanh cô Hãy tin tôi Nguy hiểm đã ở rất gần cô
Người phụ nữ ngửa mặt lên trời Đôi mắt chị ta nhắm lại như lên đồng Vĩ thấy rợn tóc gáy Cô rút vội tay ra” [42; 28]
Một chi tiết khác nữa tạo nên sự ly kỳ, rùng rợn gợi nhiều băn khoăn đối với người đọc: Ráy làm thế nào để lướt qua cửa canh gác của hai cảnh sát, mang rượu độc vào hạ sát lão thầy mo “Tôi chỉ cảm thấy có một người đi lướt qua người mình và bước vào trong cửa, song chân tay không thể nhúc nhích được, cứ như bị bóng đè vậy” [42; 313]
Còn trong Câu lạc bộ số 7, ngay chương đầu tiên Đêm Halloween đã
gợi cho người đọc cảm giác ma mị khi theo bước chân Mỹ Anh vào sàn nhảy Underground, quán bar được trang trí theo kiểu rùng rợn để hút khách “Mỹ Anh cầm lấy tờ giấy và lần mò trong dãy hành lang dài hun hút Kinh khiếp thật, cô nghĩ bụng, rất giống cái nghĩa trang Để gây ấn tượng, Underground tắt hết đèn hành lang, chỉ để vài ngọn đèn xanh nhỏ xíu dưới lối đi Hai bên tường được gián giấy phản quang và lắp thêm các cọc nhọn Cô nhắm mắt, để tránh nhìn vào những khuôn mặt quỷ ghê rợn đang đu đưa trên trần Sau hành lang này, cô sẽ phải rẽ trái ở ngã ba, và cuối cùng sẽ là cửa vào sàn nhảy, biển chỉ dẫn dạ quang đã cho biết điều đó Mỹ Anh đứng trước một hàng rào lem luốc màu sơn đỏ tươi, trên lắp rèm đen, ánh nến leo lét tỏa ra từ quả bí ngô đầy răng treo trước cửa” [44; 11] Hay đó là chi tiết về sự thoắt ẩn thoắt hiện của bóng áo đen như đang theo dõi Mỹ Anh “Mỹ Anh theo phản xạ nhìn lên
và chợt giật mình khi thấy trên hành lang tầng hai, đằng sau đám người xúm xít cạnh lan can inox, có một hình nhân mặc áo choàng đen, đeo mặt nạ đen lấp trong bóng tối Cô cảm thấy trán mình gai lên, thứ giác quan bản năng khi bắt gặp một ánh mắt đang chiếu tướng Mỹ Anh lắc đầu Khi cô ngẩng lên lần thứ hai, người mặc áo choàng đen đã biến mất” [44; 14] “Mỹ Anh thấy một bàn chân đi ủng đen xù xì vẫn với dáng vẻ chờ đợi Cô đứng lên, chuẩn bị mở