Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ, Quảng Ninh (LV thạc sĩ)
Trang 1NGÔ CÔNG TUẦN
NGHIEN CUU ANH HUONG MOT SO TO HOP
PHAN BON DEN SINH TRUONG VA PHAT TRIEN CUA GIONG LUA THIEN UU 8
TAI HUYEN HOANH BO, TINH QUANG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRÒNG
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 2
NGÔ CÔNG TUẦN
NGHIEN CUU ANH HUONG MOT SO TO HOP PHAN BON DEN SINH TRUONG VA PHAT TRIEN
CUA GIONG LUA THIEN UU 8
TAI HUYEN HOANH BO, TINH QUANG NINH Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRÒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS PHẠM VĂN NGỌC
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 3
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác giả cảm ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc./
Tac giả
Ngô Công Tuấn
Trang 4LOI CAM ON
Trong thời gian học tập, thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nơng Lâm, Phịng đảo tạo, khoa Nông học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình
Trước tiên tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Phạm Văn Ngọc, giáo viên khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn này
Đồng thời tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo giảng đạy chuyên ngành Khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông Lâm đã giúp đỡ hồn thiện
đề tài và có những đóng góp ý kiến đề tơi hồn thành tốt bản luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Gia đình Ơng Phạm Văn Thân, Thôn An Biên I, xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ đã giúp đỡ tôi thực hiện các công thức thí nghiệm ở vụ Mùa năm 2015 và vụ Xuân 2016
- Ban Dân vận Huyện ủy, Phịng Nơng nghiệp&PTNT, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nơng nghiệp huyện Hồnh Bồ đã giúp đỡ tôi trong thực hiện đề tài này
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cam on!
Tác giả
Ngô Công Tuấn
Trang 5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN - 25c 222222 E1221117122111711211211112111 11111 1xyee i LỜI CẢM ƠN . 2-52 EEEEEEEE122112711211211121111111E11111E 111111 xe đ
MỤC LỤC -© ¿©ccc+cccee- iii
DANH MUC CAC TU VIET TAT
MUC LUC BANG u.cecceccesssssssesseessesssesscssesssessscssesssessesssessuessessseeseesseesseess vi DANH MỤC CAC HINH w.ueecescessessssssesssesssessscssesssessvcssesssessesssesavesscaneenes viii MO DAU oan cececcccesscsssesssessesssesseessesssessscssscssessscssessuesssesaesanesusssesssessseaneaee 1 1 Tinh cap thiét ctta G6 tai c cceecccecsessssesssesssesssesssvesssessseessvesssecssessneesseesses 1
2 Muc dich, yéu cầu của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài -s-csctck Tt E2 2112111117111 11111121
2.2.Yêu cầu của đề tài ¿2+ c+2E2SEE22E122712711211271.2111211 1 re, 3 Chương 1 TƠNG QUAN TÀI LIỆU À 2-2¿©22522522£szcsz 4
1.1 Cơ sở lý luận -. ¿+ S2 111 1 11 1 TH HH HH HH re, 4 1.2 Vai trị của phân bón đối với cây lúa -2-2+z+2+z+csz+c+z 5 1.2.1 Nhu cầu về đạm của cây lúa
1.2.2 Nhu cầu về lân của cây lúa -2¿©2+2++2ExtzExevrxxtrrxrrxerres
1.2.3 Nhu cầu về kali của cây lúa 2¿©2c+2c+rkerEerkerrkerrrerseee 8 1.3 Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên Thế giới - 9 1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu phân bón ở Việt Nam
1.4 Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới 2- +: 1.4.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam .- +++ 14 1.5 Phương pháp bón phân cho lúa .- - 5+ +s+++++x++c+ex+exexeexsers 15 1.5.1 Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa + 15 1.5.2 Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính 16 1.5.3 Phương pháp bón phân cho lúa . -.-
1.6 Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Vật liệu, địa điểm và thời Bian nghiÊn CỨỮU se‹-:szsxsszxsvssssx6stv51x660 12808 23
Trang 62.1.1 Vật liệu mghin COU ceecsecssssessssesssssesssseesssesssssessssesesseessssecessecesseess 2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 2-¿z+cx+z+zszz
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 NOI dung nghién
2.2.2 Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm . - 24 2.2.3 Kỹ thuật áp dụng thực hiện thí nghiệm . - 5-5 555 5+ 24 2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - -.- 5+5 5+5 << <+xssxss+
2.3.1 Các chỉ tiêu đặc điểm hình thái . c-¿ cccveccrsrcrveeeeeee
2.3.2 Các chỉ tiêu đặc điểm nông sinh học và sâu bệnh hại
2.3.3 Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh hại . 5 s+cs+cx2
2.3.4 Xác định hiệu lực phân bón ¿+ 5+ +cc++++e+veerserseeeeers
3.4 Phương pháp xử lý số liệu . 2-22 ©+2tx+Ek2EEEEEeEErrkerrkrrreee 32 Chương 3 KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN -. c- 55c: 33 3.1 Tình hình thời tiết ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển giống
II 8Wö 5:08 1a 33 3.1.1 Ảnh hưởng thời tiết vụ Mùa 2015 đến sinh trưởng phát triển của
giống lúa Thiên ưu 8 -2- 22 22©+E+2E2+EEE2EEEEEESEEEEEErkerrkrrrkee 33
3.1.2 Ảnh hưởng thời tiết vụ Xuân 2016 đến sinh trưởng phát triển của giống lúa thiên ưu 8 -¿- + ©<+E2EEtEEEtEEEEEtrkrrrkerrrrrkeee 34
3.2 Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tô hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng
phát triển giống lúa Thiên ưu § ¿+22++z22++ecssce¿ 36
3.3 Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tô hợp phân bón đến mức độ biểu hiện
sâu bệnh giống lúa Thiên ưu 8 . ¿- 2z +z++£xzzxezrxe+rsee 48 3.4 Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và hiệu quả kinh tế giống lúa Thiên ưu 8 50
3.5 Đánh giá ảnh hưởng mùa vụ gieo cấy và phân bón đến năng suất giống lứa TIẾN :ƯU § ssaxezeeorestois1280200010000480401055L60038518514451G0X140445028838S18
KÉT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 22-©z22E+2+EE+et2EE+tzrxzerrreerer
I3:108H010HdẦ 69
Trang 7
Chir viét tat Chữ viết đầy đủ
CT Công thức
CV(%) Hệ sô biên động (Coefficient of Variation) Dic Đôi chứng
FAO Food and Agriculture Organization of the Eats Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quôc
Ha Hecta
IRRI Viện nghiên cứu lúa gạo quôc tê
LSDos Sai khác nhỏ nhât có ý nghĩa (Least Significant Difference Test)
M2015 Vụ Mùa 2015
NS Sai khác khơng có ý nghĩa (Non - Sigaifiticant) NSC Ngay sau cay
NSLT Nang suât lý thuyêt NSTT Năng suât thực thu P Xác xuât
Plooo Khơi lượng nghìn hạt
TB Trung bình
TH_ VU Thời vụ
X2016 Vụ Xuân 2016
Trang 8
MỤC LỤC BÁNG
Bảng 1.1: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 15
Bảng I.2: Lượng phân bón cho lÚa 5-5 <5 << £+s+se+sexeeees 18 Bang 2.1: Tỷ lệ lượng phân đạm va kali bón ở các thời kỳ 25 Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái giống lúa Thiên ưu 8 ở 2 vụ thí nghiệm36 Bảng 3.2a: Các chỉ tiêu nông học giống Thiên ưu 8vụ Mùa 2015 và Xuân "0 38 Bảng 3.2b: Các chỉ tiêu nông học giống Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và Xuân 2U] kg tnixogxetE01167SE01941440365055SĐSKESTESISIESIEJGAESESSISIEOIXGESISlSS 40 Bảng 3.3a: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giống Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015, vụ Xuân 206 5c ccccccscststsksrsrererek 41 Bảng 3.3b: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giống Thiên ưu § vụ
Mùa 2015 và vụ xuân 20]6 cc+scststskssrsrererek 42 Bảng 3.4a: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giống Thiên ưu § vụ Mùa "0P 43 Bảng 3.4b: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giống Thiên ưu 8 vụ Xuân 201 6 neressernaenvensemannmacnmenrennceumrencnna nears 45 Bảng 3.5: Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và Xuân 2016 46 Bảng 3.6: Mức độ biểu hiện sâu hại trên giống Thiên ưu 8 48 Bảng 3.7: Mức độ biểu hiện bệnh hại giống Thiên ưu vụ Mùa 2015, vụ bì 020 0 - 49 Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố năng suất giống lúa Thiên ưu 8 50 Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố năng suất giống lúa Thiên ưu 8 52 Bảng 3.10: Một số đặc điểm bông lúa liên quan tới cấu thành năng SUAL oó^1Oii 54 Bảng 3.11: Ảnh hưởng mùa vụ gieo cấy đến năng suất trung bình các cơng thức phân bón trên giống lúa Thiên ưu 8 56 Bảng 3.12: Năng suất thực thu giống lúa Thiên ưu 8 của các tổ hợp phân bón qua 2 vụ thí nghiệm 5 5 ++++++e£++++ex+eeees 56
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón trên giống lúa Thiên
ưu 8:thÍn1pPhiỆ THszsxszzxszsszzesesxtisssieg1141150424133918404301441ã3i018 57 Bang 3.14: Giá trị biến động các nguồn biến động của năng suat 59
Trang 9Bang 3.15: Nang suat trung bình của các công thức phân bón qua 2 vụ thí
Trang 10Hinh 1.a: Hinh 1.b:
Hinh 2a: Hinh 2b:
DANH MUC CAC HiNH
Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy của giống lúa
Thiên ưu 8 ở vụ Mùa 2015 tại Hoành Bồ - Quảng Ninh 33
Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy của giống lúa Thiên ưu 8 ở vụ Xuân 2016 tại tại Hoành Bồ - Quảng Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Thiên ưu 8¡VU.MÙ8 201 tags ntoilD0E105181440185699351000105829341868 +4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Thiên ưu 6Š vụ Xuân 20] Ố ¿ 5S xi 46
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng phát triển Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hồn tồn khơng đủ chất dinh đưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của
thế kỷ XX, trên phạm vi trên toàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng
sản lượng nông sản tăng thêm ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn hạt ngũ cốc Bón phân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất lượng nông sản, cụ thể là làm tăng hàm lượng chất khoáng, protein, đường và vitamin cho sản phẩm Tuy
nhiên, nếu thiếu chất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều và không cân đối cũng có thể
làm giảm năng suất và chất lượng nông sản
Trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Hoành Bồ giai đoạn (2015-2020) đã đề ra phương án đưa vào trồng khảo nghiệm những giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Hoành Bồ, dần thay thế những giống cũ đang bị thối hóa, năng suất thấp như: Khang Dân, Mộc Tuyễn, Một trong những giống mà Phòng Nông nghiệp huyện đã đề xuất khảo nghiệm có giống lúa Thiên ưu 8 là giống lúa mới năng suất trung bình từ 70-75 tạ/ha, chịu thâm canh đạt năng suất từ 85-90 tạ/ha, ít sâu bệnh hại cho năng suất cao được Tổng công ty cô phần giống cây trồng Trung ương chọn tạo Để khai thác tiềm năng năng suất của giống, cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong đó xác định lượng phân bón hợp lý và biện pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng Việc xác định liều lượng phân bón thích hợp có vai trò quyết định tới việc nâng cao các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa, cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh của giống
Bón phân cân đối là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đều liều lượng, tỷ lệ thích lượng, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ đề đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản tốt và an tồn mơi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Bón phân không cân đối làm giảm hiệu lực của phân từ 20-50%
Trang 12phân Urea, đạm Phú Mỹ UREA, phân vi sinh Sông Gianh, phân Kali, phân bón lá tỷ
lệ thành phần N:P:K và giá cả của mỗi loại cũng khác nhau Trước tình hình đó, người
nơng dân khơng biết lựa chọn loại phân nào đề bón cho cây lúa nói chung và giống lúa
Thiên ưu 8 nói riêng, để vừa đảm bảo bón phân hợp lý, đủ thành phần dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng nhưng giá thành chỉ phí cho phân bón là thấp nhất
Giống lúa Thiên ưu 8 là giống lúa có tiềm năng năng suất cao và chất lượng khá Trong những năm gần đây, giống lúa Thiên ưu 8 được trạm khuyến nông huyện Hoành Bồ gieo cấy thử nghiệm ở một số vùng sinh thái trong địa bàn huyện Hoành
Bồ Kết quả cho thấy giống Thiên ưu 8 có khả năng thích với điều kiện sinh thái
huyện Hồnh Bồ, nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu xác định lượng phân bón cho giống này phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng địa phương Do vậy việc nghiên cứu xác định lượng phân bón cho giống lúa Thiên ưu 8 phủ hợp với điều kiện sinh thái huyện Hoành Bồ là cần thiết
Hiện nay có nhiều quan điểm về bón phân cân đối cho cây lúa, nông dan 6 trong huyện Hoành Bồ vẫn áp dụng bón phân dựa vào kinh nghiệm là chính, cịn các nhà khoa học của Viện nghiên cứu lúa IRRI khuyến cáo bón phân phải đựa theo năng suất mong muốn và tập quán canh tác lúa của người dân Do vậy nghiên cứu thử nghiệm các quan điểm bón phân cân đối cho cây lúa là cần thiết để bố sung tiến bộ kỹ thuật
mới trong canh tác lúa
Từ những lý do trên, trong phạm vi luận văn đề tài thạc sỹ khoa học cây trồng
tôi tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ,
Quang Ninh"
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1 Mục đích của đề tài
Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp cho giống lúa Thiên ưu 8 đạt hiệu
quả kinh tế cao tại Hoành Bồ, Quảng Ninh
Trang 13và phát triển giống lúa Thiên ưu 8 ở vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016
- Đánh giá ảnh hưởng các tơ hợp phân bón đến mức độ biểu hiện sâu bệnh trên giống lúa Thiên ưu 8 ở vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016
- Đánh giá ảnh hưởng các tơ hợp phân bón đến các yếu tô cầu thành năng suất và năng suất thực thu giống lúa Thiên ưu 8 trong 2 vụ thí nghiệm
Trang 141.1 Cơ sở lý luận
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia trên thế giới đã, đang
và sẽ trải qua các hình thức phát triển nơng nghiệp và sử dụng phân bón theo Bùi Huy
Đáp - 1980 [15]:
- Nền nông nghiệp cổ điển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không đáp ứng được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng
- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi để lẫy phân và trồng cây phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong đất và điều kiện phát triển vi sinh vật đất cung cấp dinh dưỡng cho cây
- Nền nông nghiệp hóa học: là nền sản xuất nông nghiệp được chun mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả cơ giới hóa trong sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào trong lĩnh vực nông nghiệp Sử dụng phân bón cải tạo, cung cấp dinh dưỡng bị thiếu cho đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sử dụng thuốc sinh học, thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vào trong cây trồng, vật nuôi nhằm kích thích vật ni, cây trồng sinh trưởng nhanh, chắc khỏe, tạo giống lai mới và bảo vệ cây trồng, vật nuôi chống lại sự tấn công của sâu hại, dịch bệnh góp phần nâng cao năng suất cho cây trồng, vật nuôi
Kinh nghiệm ở Việt Nam: Để đạt năng suất lúa 5 tan/ha cần phải cung cấp từ
100 - 120 kg N/ha Nếu chỉ bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải bón 30 tấn
mới đủ lượng đạm, do vậy rất khó khăn trong việc chuẩn bị đủ lượng phân hữu cơ Vì vậy, nền nơng nghiệp này cũng không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với yêu cầu của con người Kết quả thử nghiệm sau 30 năm của FAO cho thấy: “Nếu tận dụng hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong một trang trại để bón ruộng mà khơng bón phân hố học, năng suất cây trồng giảm ít
nhất là 30%, đất bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng, một số cây giống mới (giống lai)
cần có một lượng phân bón thích hợp thì mới đạt được năng suất tối đa"
Trang 15Hữu Tề và cộng sự - 1997 [41], cho rằng: những giống thấp cây bón lượng đạm nhiều hơn giống cao cây; giống có bông to và hạt to bón phân nhiều hơn giống có bơng nhỏ và hạt nhỏ; giống có thân to và dầy sẽ chịu được lượng phân bón cao, khi bón nhiều sẽ khó bị đỗ Lúa vụ Xuân (nhiệt độ thấp) bón nhiều phân hơn lúa vụ Mùa (nhiệt độ cao) Trồng lúa dùng làm giống thì bón nhiều phân để hạt mấy, nảy mầm khoẻ, sức sống cao Giống lúa đẻ nhánh ít, thời gian đẻ nhánh kết thúc sớm thì bón nhiều phân
đạm vào giai đoạn đầu để thúc đẻ nhánh Những giống đẻ lai rai thì bón tập trung ở thời kỳ đầu giai đoạn đẻ nhánh dé lúa đẻ tập trung Những giống có lá to, đài và mỏng,
bón ít đạm hơn giống có lá ngắn, hẹp, bản lá dầy và xanh đậm Dạng cây xoè khơng nên bón nhiều phân vì không cấy được đầy và diện tích lá lớn che khuất lẫn nhau Giống chống chịu sâu bệnh kém không nên bón quá nhiều phân
1.2 Vai trị của phân bón đối với cây lúa
Theo Phạm Sỹ Tân - 2008[40], thì vai trị của phân bón hết sức quan trọng trong thâm canh tăng năng suất lúa Khơng có phân bón là khơng có năng suất gia tăng Trong 3 nguyên tố phân đa lượng N, P, K trong thâm canh lúa thì phân N góp phầm làm tăng năng suất khoảng 40- 45%, phân lân góp phần khoảng 20-30% và phân kali góp phần khoảng 5-10%
Thực tiễn trong sản xuất cho thấy nếu cây trồng không bón phân thì khơng thể cho năng suất cao Theo Nguyễn Văn Luật -2001 [31] phân bón có khả năng tăng năng suất từ 25-50% so với đối chứng khơng bón phân
Theo Bùi Đình Dinh từ 1995-1999 [15] cho thấy: Trong thực tiễn, năng suất cây trồng còn quá thấp so với tiềm năng năng suất sinh vật của chúng Nếu năng suất lúa ở mức 43,3 tạ/ha, so với các giống đang sử dụng thì chỉ đạt 30-40% Muốn đưa năng suất cây trồng lên nữa thì biện pháp sử dụng phân bón được coi là vật tư quan
trọng
Trong những năm gần đây, ngoài vai trò của giống mới cho năng suất cao cịn có sự bổ trợ của phân bón Việc ra đời của phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã làm tăng lên 50% năng suất cây trồng so với năng suất đồng ruộng luân canh cây bộ đậu tại các nước Tây Âu
Trang 16Bình Dương là 75% Nhờ kỹ thuật canh tác, cải tiến, trong đó chủ yếu là tăng cường sử dụng phân bón hóa học mà năng suất cây trồng nông nghiệp tăng 2-3 lần trong vòng 60 năm
Ở Việt Nam năng suất cây lúa tăng từ 12,1 tạ/ha/vụ trong những năm 30 lên 31,7 tạ/ha/vụ trong những năm 90 của thế kỷ XX, tức là tăng 2,6 lần Như vậy: "Khơng có phân hóa học, nơng nghiệp trong vòng 50 năm qua không thể tăng năng suất gấp 4 lần, sử đụng phân bón có tác đụng sâu xa đến cân bằng đinh dưỡng trong
đất
1.2.1 Nhu cầu về đạm của cây lúa
Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa, đạm luôn là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại dat (De Data, 1981[56]) Lúa
cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng để tích lũy chất khơ và đẻ nhánh,
điều này xác định số lượng bông Đạm góp phần tạo nên số hạt trong giai đoạn phân hóa địng, tăng kích thước hạt bằng giảm số lượng hoa thối hóa và tăng kích thước vỏ trâu trong suốt giai đoạn làm đòng Đạm gop phan tich lũy hydratcacbon trong thân lá ở giai đoạn trước trỗ và trong hạt ở giai đoạn vào chắc vì chúng phụ thuộc vào tiềm năng quang hợp (Mae, 1997) [59] Nghiên cứu của Yang và cs., (2000)[67] đã xác định tỷ lệ hạt chắc tương quan thuận với hàm lượng cytokinin trong hạt và rễ Khả năng quang hợp của lá ảnh hưởng đến năng suất thông qua 2 con đường Một là tăng sức chứa có thê cho phép chuyên nhiều sản phẩm quang hợp ở lá cây vào hạt (Winder và cs., 1998)[69] Hai là hormon điều chỉnh khả năng tổng hợp và vận chuyên chất hữu cơ Đạm tác động đến cả sức chứa và lượng cytokinin trong cây vì
vậy ảnh hưởng lớn đến số hạt chắc của lúa (Horton, 2000[58]; Richards, 2000[63])
Trong các nguyên tố đinh đưỡng, đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất Cây lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa cần nhiều đạm nhất (Nguyễn Văn Hoan, 2006)[23] Cung cấp đủ đạm và đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung tạo nhiều nhánh hữu hiệu Đạm thúc đây hình
Trang 17đến năng suất Mặt khác bón đạm làm tăng hàm lượng protein nên ảnh hưởng đến
chất lượng gạo Đạm cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại lúa Thừa hoặc thiếu đạm đều làm lúa đễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề kháng giảm (Nguyễn Như Hà, 2006[22]; Nguyễn Văn Hoan 2006)[23] Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt/bơng ít, lép nhiều, năng suất thấp Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đỗ non ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất lúa Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm sau trỗ Lượng đạm cần thiết đề tạo ra một tấn thóc từ 17 - 25 kgN, trung bình cần 22,2 kg N (Nguyễn Như Hà, 2006 [22]; Nguyễn Thị Lẫm và cs,
2003)[30]
1.2.2 Nhu cầu về lân của cây lúa
Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ nguyên chất (P2O5) chiếm xung quanh 0,2% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo Phân lân tham gia vào thành phần AND và ARN của cây lúa, lân có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, prơtit và vận chuyền tinh bột; lân cịn đóng góp vào q trình hình thành chất béo và tổng hợp prôtê¡n trong cây Cũng như đạm, tỉ lệ lân cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa Lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đây việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ cây lúc mọc đến khi lúa trỗ, nhưng lân hút mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của cây lúa là rất thấp
Theo Lê Văn Căn - 1964[8] thì lân làm tăng khả năng hút đạm cho cây và hấp phụ Fe làm giảm nồng độ Fe trong đất, có thể làm giảm nồng độ độc trong đất
Theo Nguyễn Xuân Cự - 1992 [10], Nguyễn Ngọc Nông - 1995 [33], Võ Đình Quang - 1999[34] lân là thành phần chủ yếu của acid nueleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào, trong vật chất khơ của cây có chứa hàm lượng lân từ 0,1 - 0,5%
Theo Mai Văn Quyên - 2002 [35], thiếu lân lá có màu xanh đậm, phiến lá nhỏ,
Trang 18nhiều hơn, độ dinh dưỡng hạt thấp, bông nhỏ và năng suất không cao Lân đối với lúa là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng một cách rõ rệt
1.2.3 Nhu cầu về kali của cây lúa
Theo Quách Ngọc Ân - 2002 [1] thì, cùng với đạm, lân thì kali là một nguyên tố đa lượng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Kali có tác dụng xúc tiến sự di chuyên của các chất đồng hóa trong cây Ngoài ra, kali còn làm cho sự di động của sắt trong cây được tốt do đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hô hấp Kali cũng rất cần cho sự tông hợp protit, quan hệ mật thiết với sự phân chia tế bào
Kết quả nghiên cứu từ năm 1994 đến 1996 của Nguyễn Như Hà [19], cho thấy,
khơng bón phân kali ảnh hưởng xấu đến các yếu tô cầu thành năng suất lúa (số bông được tạo thành, đồng thời làm tăng tỷ lệ lép lửng), năng suất lúa giảm rõ rệt so với bón đủ kali, Phạm Văn Cường - 2007 [12]
Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng Tuy
nhiên, lúa hút kali nhiều nhất ở thời kỳ làm đòng, từ cuối đẻ nhánh đến trỗ lúa lai hấp thu kali nhiều hơn lúa thuần Sau khi trỗ bông lúa thuần hấp thu giảm hẳn trong khi lúa lai vẫn hấp thu kali mạnh (670g/ha/ngày) chiếm 8,7% tổng lượng hấp thu Kali
được sử dụng trong nguyên sinh chất tế bào như một tác nhân kích thích các hoạt
động chuyền hoá vật chất vô cơ thành hữu cơ đồng thời thúc đây quá trình vận chuyển
sản phẩm quang hợp từ lá vào hoa và hạt, Nguyễn Văn Bộ, 1995 [4]
Theo Nguyễn Như Hà - 2006 [22]: Kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế bào và phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Kali có ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp, tổng hợp các chất gluxit, ngồi ra cịn tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong cây lúa, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu Ngoài ra còn ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng suất như: số hạt, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt Vì vậy kali là yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ tới năng suất và chất lượng lúa Kali còn thúc đây
Trang 19hẹp, mềm yếu và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu xanh tối Khi thiếu kali,
mặt phiến lá của những lá phía đưới có những đốm màu nâu đỏ, lá khô dần từ dưới
lên trên Lúa thiếu kali dễ bị lốp đổ, sâu bệnh dễ tấn công (nhất là khi được cung cấp nhiều đạm), số hạt ít, nhiều hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng, phẩm chất gạo giảm Dé tao ra 1 tan thóc trung bình cây lúa hút 31,6 kg KzO, trong đó chủ yếu tích luỹ trong rơm rạ 28,4 kg
1.3 Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên Thế giới
Các thí nghiệm của Patrick - 1968[62] đều cho thấy kali có vai trị quan trọng trong giai đoạn trước và sau làm đòng, thiếu kali ở giai đoạn này năng suất lúa giảm mạnh
Theo Koyama - 1981 [61], Sarker - 2002 [64]: “Đạm là yếu tố xúc tiến quá trình đẻ nhánh của cây, lượng đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiêu, tốc độ đẻ
nhánh lớn nhưng lụi đi cũng nhiều”
Trên thế giới, vai trò của kali đã được nghiên cứu và khẳng định Theo Gia-côp
khi nghiên cứu về vai trò của kali cho thấy: cường độ quang hợp càng mạnh khi hàm lượng kali trong tế bào càng lớn Song muốn có cường độ quang hợp cao cần phải có
đủ ánh sáng Khi thiếu kali nồng độ sắt trong tế bào hạ thấp, quá trình tổng hợp tỉnh
bột, protein chậm Do quá trình sinh trưởng chậm lại, nếu thiếu kali sẽ làm giảm sự tổng hợp tỉnh bột và các hợp chất cấu tạo lên màng tế bào như xenlulô, làm độ cứng của thân - dẫn theo Broadlent
Theo quan điểm của Koyama - 1981 [61]: Kali xúc tiến tổng hợp đạm trong
cây Thiếu kali cây lúa dé bị bệnh tiêm lửa, đạo ôn, thối rễ, bạc lá, thân cây yếu dễ bi đổ Lúa được bón đầy đủ kali, lá chuyên màu xanh vàng, lá đài hơn và trỗ sớm hơn 2
- 3 ngày Kali có tác dụng làm tăng số nhánh hữu hiệu, tăng chiều cao cây, bông dài hơn và phẩm chất hạt tốt hơn
Trang 20là nguyên tố dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu của cây trồng so với Ca và
Mg, kali 6 trong đất lại chứa ở dạng khó tiêu nên cây trồng khó hút, do đó nhu cầu
của cây lúa về bón kali cần nhiều hơn so với Ca và Mg
Kết quả nghiên cứu của Sinclair - 1989 [65] lúa hút kali vào thời kỳ đẻ nhánh có tác dụng làm tăng số bông, số hạt, ở thời kỳ làm đòng làm tăng số hạt và tăng trọng lượng nghìn hạt Vì vậy, thiếu kali ở giai đoạn này làm năng suất giảm mạnh Đây cũng là cơ sở cho biện pháp kỹ thuật bon kali
Thí nghiệm của Kobayashi - 1995 [60] cho thấy: khi bón đủ kali, giai đoạn từ
bắt đầu đẻ nhánh đến phân hố địng có tốc độ hút kali cao nhất sau đó giảm Bón kali khi lúa phân hố địng có thể làm tăng số hạt trên bông
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu phân bón ở Việt Nam
Cây lúa gắn bó từ lâu đời với nhân dân ta, Vẫn đề nghiên cứu về phân bón cho
cây lúa từ lâu đã được mọi người quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kê Kali không những ảnh hưởng tới năng suất mà còn ảnh hưởng tới chất lượng nông sản
Theo Lê Văn Căn - 1964 [8]: Nếu cứ bón đơn thuần đạm thì sau 3 - 4 vụ việc phối hợp bón lân và kali sẽ làm tăng năng suất một cách đáng kể Cũng theo tác giả khi bón một lượng đạm lớn là 50 - 60 kg, nhất là các giống lúa mới thì hiện tượng thiếu kali xảy ra chủ yếu là khô đầu lá và hạt bị lép Nếu bón kali trên nền đạm cao
kết hợp kỹ thuật bón lót và bón thúc kali lúc lúa sắp đứng cái sẽ cho hiệu quá tốt hơn
rất nhiều Tại hội nghị khoa học về nghiên cứu phân bón toàn miền Bắc tháng 12/1959
tổng kết nhìn chung đất Việt Nam giàu kali và sự phục hồi kali khá nhanh chóng Trừ
đất bạc màu nghèo kali còn các loại đất khác hiệu suất sử dụng kali 3 - 5 kg thóc/1kg KaO,
Khi cây lúa được bón đủ đạm thì nhu cầu tắt cả các chất dinh dưỡng khác như lân và kali đều tăng - Nguyễn Hữu Tề và cộng sự - 1997 [41] Theo Bùi Huy Đáp[ 16], đạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới phát huy hết được tác dụng
Hiện nay ở Việt Nam, bón phân kali đã cho mùa màng bội thu, có trường hợp
Trang 21vượt cả đạm và lân Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ- 2003 [6]cho thấy: Bội thu do có đạm và lân trên đất phù sa là 11,7 tạ/ha trên đất bạc màu với lượng tương tự chỉ cho 1,2 tạ/ha Nguyên nhân ở đây là do trong đất phù sa giàu kali, cây
trồng khi đã đủ đạm và lân tự cân đối nhu cầu về kali trong đất nên có bón thêm kali
bội thu không cao Ngược lại trên đất bạc màu dự trữ kali ít nếu khơng bổ sung kali
từ phân bón thì cây trồng khơng sử dụng đạm được dẫn đến năng suất thấp Từ kết quả trên ông đưa ra khuyến cáo, trên đất phủ sa nếu bón dưới 150 N + 4 tan phan chuồng thì bón kali khơng có hiệu quả, xong nếu lượng bón trên 12 kg đạm/sào Bắc Bộ thì nhất thiết phải bón kali Trên đất bạc màu, nếu khơng bón kali chỉ nên bón tối
đa 7 - 9 kg đạm/sào Bắc Bộ
Theo Phạm Văn Cường- 2005 [1 I] trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ, hàm lượng đạm trong thân lá luôn cao, sau đó giảm dần Như vậy, cần bón tập trung đạm vào giai đoạn này
Khi cây lúa được cung cấp lân thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng, phát triển, thúc đây sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa - Nguyễn Hữu Tề - 2004 [42]
Đào Thế Tuấn- 1963 [48] cho biết: bón lân có ảnh hưởng đến phẩm chất hat giống rõ rệt, làm tăng trọng lượng nghìn hạt, tăng tỉ lệ lân trong hạt, tăng số hạt trên bông và cuối cùng là cho năng suất lúa cao hơn
Bùi Huy Đáp- 198015] cho rằng: Lân có vai trị quan trọng đối với quá trình tổng hợp đường, tỉnh bột trong cây lúa và có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất
Theo Vũ Hữu Yêm -1995 [51], cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân Thiếu
lân trong thời kỳ cây non cho hiệu quả rất xấu, sau này dù có bón nhiều lân thì cây cũng trỗ khơng đều hoặc khơng thốt Do vậy, cần bón đủ lân ngay từ giai đoạn đầu và bón lót phân lân là rất có hiệu quả
Kali là một trong ba yếu tố quan trọng cần thiết cho cây trồng Khác với đạm và lân, kali không phải là phần tử cơ cấu của các sinh chất chính nhưng kali cũng rất cần cho quá trình tổng hợp protit, cần thiết khi cây tổng hợp đường thành tỉnh bột, thông qua ảnh hưởng đến quá trình quang hợp mà xúc tiến sự hình thành gluxit,
Trang 22hydratcacbon tổng số và sự vận chuyển các chất vào cơ quan dự trữ, Bùi Huy Đáp -
1980 [15]
Cây lúa cần kali trong suốt thời kỳ sinh trưởng và cần kali nhiều hơn các yếu
tố dinh dưỡng khác: gấp 1,5 lần so với đạm , gấp 3,5 lần so với lân Vũ Hữu Yêm -
1995 [51] Thiếu kali lá có màu xanh đậm, cây thấp, lúa trỗ sớm hơn, năng suất giảm
Thiếu kali quá trình tơng hợp protein bị trở ngại, đạm amin và đạm hoà tan trong cây tăng lên, sức chống chịu của cây bị giảm - Phạm Thị Láng -1996 [27]
Võ Minh Kha - 1996 [24] khi nghiên cứu quan hệ giữa năng suất với lượng kali bón cho thấy: hiệu lực của kali còn phụ thuộc rất lớn vào năng suất, trên đất phù sa Sông Hồng khi năng suất dưới 2,5 tan/ha hiệu lực của kali thường không rõ; năng suất từ 2,5 - 4,5 tan/ha, bón 20 - 30 kg KzO có hiệu lực rõ; năng suất lớn hơn 4,5
tân/ha nhất thiết phải bón kali
Cũng theo Võ Minh Kha- 1996[24], trên ruộng lúa năng suất 8 tan/ha sé luong kali lay đi trong hat thc khoang 40 - 45 K2O Néu vii tra lai rom ra va bon 10 tan
phân chuồng thì sự thâm hụt về kali không lớn, vi vậy nước tưới có thé là nguồn kali
chính cho lúa Hàm lượng kali trong nước tưới đạt 40ppm có thê đáp ứng nhu cầu kali cho lúa ở mức năng suất 10 tân/ha
1.4 Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới
Phân bón là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từ khi biết sản xuất nơng nghiệp lồi người đã biết sử dụng phân bón và cây họ đậu để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Trong mấy thập kỷ vừa qua, năng suất cây trồng không ngừng được tăng lên, ngồi vai trị của giống mới cịn có tác dụng quyết định của phân bón Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng của mình - cho năng suất cao khi được bón đủ phân và hợp lý Việc ra đời của phân bón hố học đã làm năng suất cây trồng của các nước Tây Âu tăng 50% so với năng suất đồng ruộng luân canh cây bộ đậu, đến thời kỳ 1970 -1985 năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng trước đại chiến thế giới thứ nhất
Trang 23Ấn Độ là nước mà trong những năm 1950 hầu như khơng dùng phân bón, sau đó lượng phân bón tiêu thụ tăng đều đặn đến mức 7,8 triệu tấn dinh dưỡng vào năm 1983 -1984, nhờ đó mà sản lượng ngũ cốc tăng từ 50 triệu tấn lên đến 140 triệu tấn trong thời gian từ 1950 -1984 chấm dứt nạn đói triền miên cho Án Độ
Khoảng từ 1970 đến 1980 nhu cầu phân bón toàn thế giới gia tăng mạnh, khá
ôn định từ 1980 đến 1985, đến năm 1990 thì giảm dẫn và niên vụ 1992 - 1993 giảm đến 6%/năm so với niên vụ trước đó Do năm 1980 ở Tây Âu một số nhà máy sản xuất phân lân phải đóng cửa và báo động về chất lượng nông phẩm ở các nước bón quá nhiều phân hóa học Vì vậy, một số nước trước đây bón quá nhiều phân bón (Hà Lan, Bi-Luxembua, Martinic, Thuy Sĩ) phải bón ít đi, một số nước châu âu khác (Anh, Pháp) đi vào ồn định, các nước đang phát triển bón tăng lên
Về tỉ lệ các chất dinh dưỡng N: PzOs: KzO trong phân hóa học bón thì trong thập kỉ qua trên thế giới các châu lục đã bón như sau:
Cân đối N: PzOs ở cả 3 khu vực (châu Âu, châu Á và các nước thuộc khu vực
Bắc Mỹ) có thể xem là tương tự nhau (1: 0,36), tuy những năm đầu thập kỉ 90 châu
Âu bón nhiều lân hơn 1: 0,40
Về kali đến niên vụ 1999 - 2000 châu Âu bón ngang Bắc Mỹ N:PzO::K2O là
1:0,36:0,16 Nguyên nhân có thé do ở châu Á nông dân còn dùng nhiều phân chuồng và lúa nước chiếm diện tích lớn
Theo FAO thi toan thé giới năm 1960 sử dụng 10 triệu tấn phân đạm, năm
1980 là 62,7 triệu tấn đến năm 1990 là 150 triệu tắn, năm 2000 lên khoảng 200
triệu tấn
Các nước trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng phân vi sinh vật trong nhiều năm nhằm nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái Phân vi sinh vật có định đạm cho các tên khác nhau như: Nitrazin (Đức, Balan, Liên Xô), Bactenit hoặc Rizomit (Hungari), Nitrobacterin (Anh), Campen (Ha Lan), Nitrzon (Tiệp)
Chế phâm phân giải chất hữu co Estrasol (Nga), Mana (Nhat, Philipin) Phân vi sinh
tổng hợp Tian-li-bao (Trung Quốc, Hồng Công)
Ở Trung Quốc chế phẩm phân vi sinh được ứng dụng rộng rãi: chế phẩm “Điền lực bảo” có tới 5-9.10 tế bào vi khuẩn, có hai chủng ưu thế có khả năng chuyển hóa
Trang 24photpho khó tan, xác định thuộc chi Bacillus Nó đã được thử nghiệm trên 23 loại cây trồng khác nhau và được chứng minh là vừa có khả năng chuyên hóa photpho trong các hợp chất khó tan vừa có khả năng có định nitơ đề cung cấp photpho nito cho cây
trồng
Nam 1970 6 Lién X6 da ding Bacillus megatheriumvar Photphatcum dé san xuất chế phẩm photphobacterin Chế phẩm này được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và các nước Đơng Âu dùng bón cho lúa mì, ngơ, lúa nước kết quả cho thấy sản lượng tăng 5-10% so với đối chứng Cùng năm này Liên Xơ xử lí 10% diện tích trồng đậu
Cịn Mỹ từ năm 1968 xử lý hơn 70% diện tích trồng đậu bằng chế phẩm phân vi sinh
vật có định đạm
Năm 1984 ở Mỹ người ta đã tính là trong khoảng 15 triệu đôla cho công nghiệp san xuất chế phẩm vi sinh cô định đạm thì chế phẩm phân vi sinh vật cho đậu tương
chiếm 70%
Nhu cầu về phân bón vi sinh vật trên thế giới là rất lớn Đây là phương hướng tương lai của nông nghiệp để nhằm giảm bớt tác hại của việc sử dụng không cân đối các loại phân hóa học, việc làm ô nhiễm môi trường và việc chi phí quá nhiều ngoại
tệ để nhập khâu phân bón vơ cơ
Theo FAO Fertilizer Yearbook: Trong thời gian từ 1990 đến 1998 việc sử dụng
phân bón ở Châu Phi ít biến động, tăng giảm không đáng kể; so với 1990, lượng phân
bón năm 1998 giảm 1,4% Việc dùng phân ở Châu Phi rất khơng đều nhau, có nước
bón rất cao đã bắt đầu giảm xuống (Algerie), có nước ở Châu Á trong những năm 1960 khơng bón phân nhưng đến thập kỷ 80 vào cuộc rất nhanh (Saudi Arabica), năm 1990 nước này bón trên 500kg NPK/ha
Châu Âu đến thời kỳ 1996-1998 lượng phân bón đi vào ồn định, so với thời kỳ 1990 giảm 5,3% Bắc Mỹ thì tăng đều nhưng khơng nhiều, so với năm 1990 thì
niên độ 1997-1998 tăng 7,3% Tăng mạnh là các nước khu vực đang phát triển: Châu Đại Dương tăng 91%, Nam Mỹ tăng 64,5%, Châu Á tăng 27,8%
1.4.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam
Trong những năm gần đây Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây, một mặt do vốn đầu tư ngày càng cao, mặt khác do
Trang 25người dân tiếp thu và áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh Theo Vũ Hữu Yêm, 1995, Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới Mỗi năm nông dân Việt Nam đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tan phan bón vơ cơ quy chuẩn không kê phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và các công ty TNHH sản xuất, cung ứng
Theo Nguyễn Văn Bộ- 2003[6]: mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tan lân và 402.000 tan kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62% Điều kiện khí hậu ở nước ta còn gặp nhiều bắt lợi, mặt khác kỹ thuật bón phân của người dân chua
cao nên mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với
lân và kali Tuy nhiên hiệu quả của việc bón phân đối với cây trồng tương đối cao, vì vậy người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Bảng 1.1: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020
PVT: nghin tan Nam Các loại phân bón 2005 2010 2015 2020 Tổng số 1,900 2,100 2,100 2,100
Urê Sản xuất trong nước 750 1,600 1,800 2,100
Nhập khẩu 1,150 500 300 0,0
Tổng số 500 500 500 500
KCL Sản xuất trong nước 0 0 0 0
Nhập khẩu 500 500 500 500
Ngn: Phịng Quản lý đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn 5/2007
Trong tương lai, nước ta vẫn là nước sử dụng một lượng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù chủ yêu vẫn phải nhập khẩu phân bón
1.5 Phương pháp bón phân cho lúa
1.5.1 Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa
Trang 26Lúa là cây trồng có phản ứng cao với phân khống nên bón các yếu tố dinh dưỡng đa lượng cho lúa có hiệu quả cao Trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ chủ yếu nhằm ổn định hàm lượng mùn cho đất, cho nên có thể sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau, kể cả rơm rạ sau khi thu hoạch
Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm sunfat amôn (SA), urê, Urê
đang trở thành dạng phân đạm phổ biến đối với lúa nước vì có tỷ lệ đạm cao, lại rất thích hợp dé bón trên các loại đất lúa thoái hoá Phân đạm có chứa gốc nitrat có thể
dùng đề bón thúc ở thời kỳ đòng, đặc biệt hiệu quả khi bón trên đất chua mặn Đất chua trồng lúa, bón phân lân nung chảy thường cho kết quả ngang phân supe lân hay có thể cao hơn do trong điều kiện ngập nước cũng dễ cung cấp cho lúa
mà lại ít bị rửa trôi và còn cung cấp cả Silic, là yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu cao ở cây
lúa Tuy nhiên nếu cần bón thúc lân và trồng lúa trên đất nghèo lưu huỳnh (đất bạc màu
bón ít phân hữu co) thì phải dùng phân lân supe
Loại Kali thích hợp bón cho lúa là kali clorua có dạng tỉnh thê muối màu trắng
xám lắm tắm hồng chứa 60% K2O cao hon so voi kali sunfat có màu trắng tỉnh khiết hoặc vàng tro chứa 46 - 52% K20O Bon tap trung kali vao dot don dong cho hiệu quả cao nhất, trên đất xám, cát, gò rất cần bón thêm kali vào đợt lúa bén rễ, hồi xanh
Ngồi ra, cịn thường sử dụng các loại phân tổng hợp như: NPK, NPK-S-S¡, Đặc biệt tốt là các loại phân chuyên dùng bón cho lúa, phủ hợp với điều kiện của từng vùng đất trồng sinh trưởng kém, có thể do nhơm hồ tan gây ra vì hiện tượng ngộ độc nhơm ít thấy trên các loại đất có pH trên 5,5 Mặt khác, sau khi đưa nước vào ruộng, đất có thể bị chua hơn, nên bón vơi là biện pháp quan trọng ở đất lúa nước quá chua và việc bón vơi phải được kết hợp với một chế độ bón phân hợp lý thì mới thu được kết quả mong muốn nhất
1.5.2 Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính
Liều lượng phân chuồng thường bón 7-10 tan/ha, vụ mùa nên bón nhiều hơn Liều lượng phân đạm, lân, kali bón cho lúa phụ thuộc vào năng suất dự tính cần đạt được, tuỳ thuộc đặc điểm của giống, loại hình cây, độ phì của đất, lượng rơm rạ, tàn
Trang 27dư thực vật, còn lại của các vụ trước, các điều kiện khí hậu (mùa vụ) và khả năng cân đối với các loại phân khác Giống năng suất cao cần bón nhiều hơn so với các giống
lúa thường, lúa địa phương, lúa vụ xuân thường bón nhiều hơn lúa vụ mùa, trồng lúa
trên đất có độ phì cao cần giảm lượng phân bón,
Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa không cao nên lượng đạm cần bón phải cao hơn nhiều so với nhu cầu Tuỳ theo chân đất, mùa vụ, giống lúa, hiện nay lượng đạm bón thường dao động từ 60-160 kg/ha Với trình độ thâm canh hiện tại, để đạt năng suất 5 tắn/ha thường bón 80-120 kg/ha Tuy nhiên, trên đất có độ phì trung bình, để đạt năng suất 6 tấn thóc/ha cần bón 160 kg N/ha, Trên dat phủ sa sông Hồng, đê đạt năng suất trên 7 tắn/ha cần bón 180-200 kg N/ha Các nước có năng suất lúa bình quân
cao trên thế giới (5-7 tắn thóc/ha) thường bón 150-200 kg N/⁄ha
Lượng phân lân bón cho lúa dao động từ 30-100 kg PaOs, thường bón 60 kg
P2Os/ha Đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 - 90 kg P2Os/ha, đất phèn có thể bón
90 - 150 kg PzOz⁄ha - Nguyễn Hữu Nghĩa -1996
Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả năng cung cấp kali của đất Các mức bón trong thâm canh lúa trung bình là 30-90 kg K2O/ha, và mức bón trong thâm canh lúa cao là 100-150 kg KazO/ha, trong đó kali của phân chng và rơm rạ có hiệu suất không kém kali trong phân hóa học Trên đất phù
sa sông Hồng khi đã bón 8-10 tấn phân chuồng/ha thì chỉ nên bón 30-90 kg/ha phân
kali khoáng, ngay cả trong điều kiện thâm canh lúa cao - Nguyễn Như Hà-1999 [19]
Trang 28Bang 1.2: Lượng phân bon cho lúa
Lượng phân bon (kg/ha)
Ving Vu Giong N P20s K20 Thuan 90 - 120 60 -80 40 -60 Dong Xuan Lai 140- 160 80 -100 60- 100 Cac tinh : „ Thuân 80 -100 40 -60 30 -50 phia Bac Mùa Lai 120-140 60-80 60-100 Địa phương 60-80 30-50 30-50 Thuân 100-120 40-60 40-60 Các tỉnh | Đông Xuân - ` Lai 140-160 80-100 80-100 Miễn Thuan 80-100 50-70 40-60 Trung Hè Thu Lai 120-140 80-100 80-100 Đông Xuân Thuân 100-120 40-60 30-40
Xuân Hè Thuân 100-120 50-70 30-40 Các tỉnh - Hè Thu Thuân 90-110 60-80 30-40 phía Nam - Thuân 80-100 40-60 30-50 Mùa Địa phương 60-80 40-60 30-40
Nguôn: Nguyễn Xuân Trường, 2000
1.5.3 Phương pháp bón phân cho lúa
Thời kỳ bón đạm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất lúa Thời kỳ
bón đạm phụ thuộc vào đặc điểm giống lúa, mùa vụ, thành phần CƠ gidi đất và trình độ thâm canh Khơng thể có một hướng dẫn chung về thời kỳ bón đạm cho tất cả các giống, mùa vụ và đất trồng Bón đạm sớm tạo nhiều bơng, bón đạm muộn tăng hạt là
chủ yếu, bón đạm vào giai đoạn đòng làm tăng tỷ lệ protein trong hạt Thời kỳ bón
phân đạm cho lúa thường gồm: bón lót và bón thúc đẻ nhánh, thúc đòng, ngồi ra có thể có bón ni hạt
Thời kỳ bón đạm tốt nhất cho lúa gồm: Bón lót, thúc đẻ, thúc địng và có thể
bón ni hạt (Nguyễn Như Hà, 2006) [22] Ở thời kỳ đẻ nhánh và làm địng lúa cần nhiều đạm vì vậy bón đạm hợp lý vào 2 thời kỳ này làm tăng khả năng đẻ nhánh, tạo bông lúa, tăng cường q trình phân hóa hoa và số lượng hạt phấn Phần lớn đạm
Trang 29được bón sớm để đẻ nhánh tốt, hình thành nhiều bông và nhiều hạt Việc bón đạm
quá muộn làm cây đẻ nhánh không tập trung, sâu bệnh phát sinh phá hoại mạnh (N, guyen Văn Bộ, 2003) [6] Cây lúa thường bi thừa đạm vào thời kỳ kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu, trước và sau khi trỗ bông (Nguyễn Thị Lẫm và cs., 2003)[30] Thời
kỳ bón đạm phụ thuộc vào giống lúa, trình độ thâm canh Đối với các giống lúa đẻ
nhánh mạnh, năng suất chủ yếu dựa vào số bơng cần bón tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh để tạo nhiều dảnh hữu hiệu Các giống lúa đẻ nhánh ít, bơng to, năng suất dựa vào số hạt cần chú trọng bón vào thời kỳ làm đòng và nuôi hạt Các giống cực ngăn vừa đẻ nhánh vừa làm địng cần bón thúc sớm Các giống có thời gian sinh trưởng
dài thì đợt bón cuối cần muộn hơn (Nguyễn Như Hà, 2006)[22] Nguyễn Thị Thoa
(2003)[46] khuyén cáo, lúa ở Hà Đông - Hà Tây (cũ) cần được bón lót 60% N, bón
thúc đẻ 40% N; Ở Nghĩa Hưng, Nam Định, Đinh Thế Vu và cs., (2005)[50] cho rằng
cần bón 70% lượng đạm trước khi cấy, 30% bón thúc đẻ; Khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, (2004)[47] là: bón lót 40% N; thúc đẻ 30% và thúc đòng 30%
Thời kỳ bón phân thích hợp cho lúa còn phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất, mùa vụ Vụ Đông xuân cần tăng cường bón lót, giảm bón thúc, vụ Mùa đầu vụ có điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, mưa nhiều, cuối vụ thì nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa đều giảm nên phân hóa học cần bón ít đầu Vụ, COI trọng cuối vụ (Võ Minh Kha,
2003)[26] Đất nhẹ có khả năng hấp thu, giữ âm và phân bón kém, khả năng đệm thấp thì bón phân ít và chia làm nhiều lần để tránh mất phân và ngộ độc sau khi bón Đất
có thành phần cơ giới nặng có khả năng giữ nước và phân bón tốt nên có thể bón được nhiều phân và chia ít lần bón (Nguyễn Cơng Minh, 2002[32]; Nguyễn Văn Bộ và cs., 2003[6]; Nguyễn Như Hà, 2006 [22]) Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù lúa có hai thời kỳ khủng hoảng đạm là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng nhưng
thời kỳ bón phân thích hợp cho lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện
đất đai, thời tiết khí hậu và mùa vụ Việc xác định đúng lượng phân bón cho từng thời kỳ có vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng suất lúa và hiệu quả sử dụng phân đạm Thực tế hiện nay đạm thường được khuyến cáo bón làm 3 giai đoạn: Bón lót,
Trang 30thúc đẻ và thúc địng, trong đó lượng phân đạm thường được tập trung bón nhiều
trước khi cấy lúa và thời kỳ đẻ nhánh
1.6 Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa
Theo Ernst W.Mutert, 2003) [57] cho rằng trong nền nông nghiệp dựa vào phân bón, bón phân cân đối phải là nền tảng của tất cả các hoạt động, vì sử dụng phân bón mắt cân đối có thể dẫn tới thoái hoá đất và giảm sức sản xuất của đất Theo ông đạm là yếu tố dinh dưỡng phổ biến nhất, vì vậy bón đạm dẫn đến tăng năng suất rất lớn Nhưng bón đạm khơng đóng góp vào việc tăng cường độ phì đất Ngược lại sử dụng
đạm không cân đối hiện là yếu tố lớn gây ra sự cạn kiệt dinh đưỡng trong đất
Trong thực tiễn sản xuất, bón phân cân đối là bón cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng khoáng để vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây đạt năng suất cao phẩm chất tốt với hiệu quả phân bón cao vừa ơn định và làm tăng hàm lượng dinh dưỡng và mùn trong đất Bón phân cân đối cho cây trồng là cung cấp cho cây trồng đúng các chất đinh dưỡng cần thiết, đủ về liều
lượng, với tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng, đất và mùa vụ cụ
thé để đảm bảo năng suất, phẩm chất cây trồng cao, hiệu quả phân bón cao đồng thời không gây hại với môi trường
Mối quan hệ giữa phân bón và năng suất được thâu tóm bằng Định luật Tối thiểu Khi đất thiếu 1 nguyên tố nào đấy dù các nguyên tố khác có đầy đủ mà năng suất vẫn thấp thì nguyên tố đó được gọi là yếu tố hạn chế Bón phân dé khắc phục yếu tố hạn chế thì năng suất tăng nhanh, hiệu quả bón phân cao (Võ Minh Kha,
2003){26] Ở Việt Nam, giai đoạn 1960 - 1970, bội thu năng suất do bón lân cả trên
những loại đất mà lân là yếu tố hạn chế chỉ đạt 4,7 tạ/ha, hiệu suất sử dụng phân bón
trên đất bạc màu và cát ven biên thấp hon 8 kg thóc/kg P2O5 (vụ Xuân), 4 kg thóc/kg
P2O5 (vụ Mùa) Trong những năm 70 - 80 của thế kỷ 20, lân được xem là yếu tô hạn chế năng suất hàng đầu Việc sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao, tăng vụ và sử dụng ngày càng nhiều phân đạm là nguyên nhân chính làm tăng hiệu lực của lân Bội thu lân có thể đạt 5 - 6 tạ/ha trên đất phù sa sông Hồng, 10 - 15 tạ/ha trên đất
phèn, hiệu suất của lân cao hơn nhiều (Nguyễn Văn Bộ, 1995)[4] Định luật
bón phân cân đối: Bằng phân bón con người phải trả lại tất cả mọi sự mắt cân bằng
Trang 31các ngun tơ khống có trong đất để tạo cho cây trơng có năng suất cao với chất lượng sinh học cao
Bón phân cân đối sẽ làm tăng hiệu lực của các loại phân bón và làm tăng năng suất lúa Theo Lê Văn Căn -1968 trên đất phù sa phải bón phân kali đi đơi với lượng phân đạm hoá học thì mới tăng cường được hiệu lực của phân kall Nếu tỷ lệ bón N/K mat cân đối dẫn đến việc năng suất thấp, còn khi bón đầy đủ K sẽ làm tỷ lệ N:P:K cân đối hơn do vậy năng suất tăng lên
Tính chất đất ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng phân bón Trên đất
giau dinh dưỡng, lúa có thể hút được 50 - 55% nhu cầu về đạm và 47 - 78% nhu cầu về kali từ đất và phân chuồng còn trên đất nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu, khả năng huy động thấp hơn, đạt tương ứng 30 - 35% và 40 - 42% (Nguyễn Văn Bộ và cs., 1996)[5] Trên một số loại đất trung tính hoặc kiềm, bón lân khơng cho hiệu quả rõ ràng, lân chỉ có hiệu lực đối với cây khi pH đất là 6 - 6,5; nếu pH nhỏ hơn 6 thì khả năng thiếu lân ở hầu hết các loại cây trồng đều tăng Trên đất phù sa sông Hồng hiệu suất sử dụng lân thấp nhất, tiếp theo là đất bạc màu và đạt cao nhất trên đất phèn hoạt tính Nghiên cứu của Trần Thúc Sơn và cs., (1995)[37] xác định: Hiệu lực của lân dao động từ 10,3 - 26,7 kg thóc/kg P2O5 tuỳ theo dạng phân, liều lượng và phương pháp bón
Đề định lượng được phân bón cân đối, ngồi những căn cứ nêu trên còn cần phải quan tâm điều chỉnh tuỳ thuộc điều kiện cụ thể Như trong mùa mưa (vụ Mùa, Hè Thu) thì lượng phân đạm bón ít hơn trong vụ Đông Xuân, bón thúc sớm hơn
Trong điều kiện hàm lượng kali trong nước tưới cao thì có thể giảm lượng phân kali
bón Nếu là những loại đất nhẹ (như đất cát, xám, bạc màu ) cần tăng lượng kali
bón Trên đất phèn (chua mặn) thì cần phải bón nhiều lân hơn do đất này nghèo lân,
có sự cố định sắt, nhôm di động Hiệu quả sử dụng phân bón ở ruộng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tính chất đất, mùa vụ Sự thay đổi với tốc độ
nhanh về giống lúa như hiện nay chứng tỏ chế độ bón phân với liều lượng và thời
gian định trước là không hợp lý điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp, lượng dinh dưỡng bi mất vào môi trường cao (Nguyễn Thị Lân, 2009) [28]
Trang 32Như vậy, bón phân cân đối có vai trị vơ cùng quan trọng, nó khơng những
làm tăng năng suất, chất lượng của cây trồng mà còn làm tăng thu nhập trong sản
xuất nơng nghiệp, duy trì hoặc cải tạo độ phì đất lâu bền, tránh phương hại đến môi trường sinh thái Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng thiết yếu, xúc tiễn tác động tương hỗ và loại trừ các tác động đối
kháng ra khỏi hệ thống trồng trọt Bón phân cân đối cũng là sự cần thiết để giữ vững năng suất và lợi nhuận tối ưu đồng thời tiết kiệm phân bón và bảo vệ môi trường
Trang 33Chuong 2
NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU 2.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Vật liệu nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiễn hành trên giống lúa Thiên ưu 8, 1a giống lúa thuần do Công ty cổ phần giống cây Trung ương chọn lọc, được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức năm 2015 Thiên ưu 8 đã được Công ty cổ phần giống cây Trung ương gửi giống tham gia vào mạng lưới khảo nghiệm quốc gia từ năm 2011 ở các địa phương là Quảng Nam, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Bắc Ninh và Bắc Giang Kết quả khảo nghiệm qua 3 vụ cho thấy, đây là giống có triển vọng, TGST ngắn, tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo ngon và ồn định ở các vụ sản xuất Giống lúa Thiên ưu § có thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu luân canh cây trồng, chịu thâm canh, thích hợp chân đất vàn - vàn cao, chống chịu sâu bệnh tốt, cứng cây, thân cây to khoẻ nên có khả năng chống đồ tốt, chất lượng gạo ngon - trong - không bạc bụng phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của
huyện Hoành Bồ
- Phân bón sử dung gồm phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, đạm Hà Bắc, supelân Lâm thao và Kali clorua
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại xã Lê Lợi, Hoành Bỏ, Quảng Ninh - Thời gian: Thí nghiệm thực hiện trong 2 vụ: vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển giống lúa Thiên ưu § ở vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016
- Đánh giá ảnh hưởng các tô hợp phân bón đến mức độ biểu hiện sâu bệnh trên
giống lúa Thiên ưu 8 6 vu Mita 2015 va vu Xuan 2016
- Đánh giá ảnh hưởng các tô hợp phân bón đến các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất thực thu giống lúa Thiên ưu 8 trong 2 vụ thí nghiệm
Trang 342.2.2 Công thức và phương pháp bỗ trí thí nghiệm
- Cơng thức thí nghiệm: thí nghiệm có 4 cơng thức; đơn vị tính kg/ha + Cơng thức I(đ/c): Bón 200 kg/ha Ure + 450 kg/ha supelan + 160 kg/ha KCI
+ Céng thie 2: Bon 217 kg/ha Ure + 156 kg/ha supelan + 54 kg/ha kali KCI
+ Céng thire 3: Bon 248 kg/ha Ure + 188 kg/ha supelan + 71 kg/ha kali KCl + Céng thie 4: Bon 274 kg/ha Ure + 219 kg/ha supelan + 93 kg/ha kali KC]
- Cơ sở khoa học đưa ra các tổ hợp phân bón
+ Cơng thức 1: Theo khuyến cáo của công ty cỗ phần giống cây trồng Trung ương
+ Công thức 2,3,4: Theo phần mềm hướng dẫn dinh dưỡng cho cây lúa của
Viện lúa quốc tế (IRRI) khuyến cáo được trình bày phụ lục 3
- Phương pháp bố trí thí nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm đánh giá hiệu lực phân bón
+ Thí nghiệm nhắc lại: 3 lần
+ Thí nghiệm được bồ trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) + Thí nghiệm có 12ơ, diện tích mỗi ơ 1a 20 m? (4m x 5m) Sơ đồ thí nghiệm: NLI NL2 NL3 CT3 CT2 CTI Dải CT4 CT3 CT2 Dải bo CTI CT4 CT3 bảo vệ vệ CT2 CTI CT4 Dải bảo vệ
2.2.3 Kỹ thuật áp dụng thực hiện thí nghiệm
- Thời vụ: Vụ Mùa gieo mạ trung tuần tháng/6; vụ Xuân gieo mạ cuối tháng l - Làm mạ: Áp dụng kỹ thuật làm mạ dược, xúc cấy
Trang 35- Tuổi mạ: Đối với vụ Mùa mạ từ 12-15 ngày tuổi; vụ Xuân mạ được 18-20
ngày ti thì đem cấy
- Dat dai, chọn ruộng có đất đại điện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động tưới tiêu
- Mật độ cấy: Cây 2 dảnh, mỗi ơ thí nghiệm 25 khóm/m?, hàng cách hàng
20cm; cây cách cây 20 cm
- Phân bón: Lượng phân bón như các cơng thức trình bày ở trên, cịn kỹ thuật bón như sau:
+ Cơng thức 1 bón phân theo hướng dẫn của Công ty giống cây trồng Trung ương + Công thức 2,3,4 bón phân theo khuyến cáo của phần mềm Nutrient Manager fore Rice Tutorial ver 1.0 tinh cho Iha: được trình bay ở phụ lục 3
Bảng 2.1: Tỷ lệ lượng phân đạm và kali bón ở các thời kỳ
Tỷ lệ lượng phân bón (%)
3 Cơng thức
Thời điểm 1í Công thức 2 | Công thức 3 | Công thức 4
N |K2,0| N |} K2,0 N KzO N KzO
Bón lót trước khi cấy | 37 15 120 30 30 20 30 20
Thúc 1 khi lúa bén rễ : 46 22 | 40 42 48 hoi xanh Thúc 2 trước trỗ 20- 9 37 | 40 42 48 25 ngay
- Tưới tiêu nước: Từ khi cấy đến kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trên ruộng
3 đến 5em, khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng từ 7 đến 10 ngày Các giai đoạn sau, giữ mức nước không quá 10cm
- Làm cỏ, sục bùn: Làm cỏ, sục bùn một lần kết hợp một lần kết hợp bón thúc
khi lúa bén rễ hồi xanh
- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật
Trang 36- Thu hoạch: Khi có khoảng 85 đến 90% số hạt trên bơng đã chín, Trước khi
thu hoạch lấy 10 khóm đề đánh giá các chỉ tiêu dự phòng
Năng suất thực thu được tiến hành thu hoạch riêng từng ô, phơi khô, xác định độ âm hạt bằng máy đo độ ẩm hoặc sấy và cân khối lượng (kg/ơ), sau đó quy đổi độ 4m hạt 14%, có thé tính năng suất ô theo phương pháp lấy mẫu tươi như sau: Làm
sạch hạt và cân thóc tươi từng ô, Lấy 1.000g mẫu thóc tươi mỗi ơ, phơi khô, Xác định
độ âm bằng máy đo độ ẩm hoặc phơi khô cân khối lượng (kg/ơ), sau đó quy đổi độ âm hạt 14%
Năng suất của ô = tỷ lệ khô/tươi của mẫu (%) x khối lượng thóc tươi của ô (kg/ô)
2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.3.1 Các chỉ tiêu đặc điểm hình thái
Các chỉ tiêu đặc điểm hình thái mô tả cây lúa dựa trên thang điểm đánh giá trong quy phạm khảo nghiệm DUS giống lúa của Bộ NN&PTNT ban hành [2] 2.3.2 Các chỉ tiêu đặc điểm nông sinh học và sâu bệnh hại
Các chỉ tiêu đặc điểm nông sinh học và sâu bệnh hại và phương pháp theo dõi đánh giá tham khảo quy phạm khảo nghiệm VCU của Bộ Nông nghiệp &PTNT
(QCVN 01-55: 201 1/BNN&PTNT) về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống
lúa [T]
* Một số đặc điểm nông sinh học
- Chiều cao cây: Chọn ngẫu nhiên 10 cây của 3 điểm trên ô, 2 điểm 3 cây, 1
điểm 4 cây trừ các cây ở hàng biên Đo từ sát mặt đất đến đỉnh bông khơng tính râu
hạt trước thu hoạch 3 ngày, tính trung bình 3 lần lặp lại, đơn vị tính cm Sau đó cho điểm theo thang điểm Điểm I: Bán lùn (Vùng trũng, thấp hơn 110cm; Vùng cao < 90cm); Điểm 5: Trung bình (Vùng trũng < 110 - 130cm; Vùng cao < 90 - 125cm); Điểm 9: Cao (Vùng trũng > 130cm; Vùng cao >125cm)
- Động thái ra lá của cây lúa: Chọn ngẫu nhiên 10 cây mạ, đánh dấu cây theo dõi Theo đối: 3 ngày một lần theo dõi lá trên thân chính của cây được đánh đấu Khi
lá trên thân chính đạt 6 - 7 lá thì 7 ngày theo dõi số lá 1 lần
Trang 37Cách tính tuổi của lá là từ khi mới xuất hiện đến lúc lá ra hết (dựa vào lá trước
để ghi) Sự xuất hiện của lá được ghi theo 4 mức sau: Lá vừa nhú lên nhưng chưa
mở tính là 0,2 lá; Lá vừa mở được một nửa tính là 0,5 lá; Lá xòe ra gần hết tính là 0,8 lá; Lá mở hoàn toàn tính là I lá
- Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá Điểm 1: Muộn (Lá giữ màu xanh tự nhiên); Điểm 5: Trung bình (Các lá trên biến vàng); Điểm 9: Sớm (Tắt cả lá biến vàng hoặc chết)
- Thời gian sinh trưởng và phát dục: bén rễ hồi xanh; bắt đầu đẻ nhánh; Ngày đẻ nhánh tối đa; Ngày trỗ 10%; trỗ hoàn toàn (80% trỗ); Ngày chín hồn tồn (Trên 85% hạt/bông đã vàng); thời gian sinh trưởng (Ngày sau gieo)
- Động thái tăng trưởng chiều cao: Chọn ngẫu nhiên 10 cây của 3 điểm trên ô,
2 điểm 3 cây, I điểm 4 cây trừ các cây ở hàng biên Dùng cọc làm dấu cho điều tra
sau và chăm sóc cho đến chín
- Động thái đẻ nhánh: Chọn ngẫu nhiên 10 cây của 3 điểm trên ô, 2 điểm 3 cây, 1 điểm 4 cây trừ các cây ở hàng biên Ghi nhận ba ngày một lần bắt đầu từ lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh, dùng cọc làm dấu cho điều tra sau và chăm sóc cho đến chín, tính trung bình cho ba lần lặp lại
- Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu = (Số bông / số nhánh tối đa) x 100
- Độ thốt cổ bơng: Quan sát toàn bộ các cây trên ơ Điểm I: Thốt hồn tồn; Điểm 5: Thốt vừa đúng cổ bông; Điểm 9: Thoát một phần
- Độ dài giai đoạn trỗ: Quan sát tồn bộ ơ thí nghiệm giai đoạn trỗ, Cây lúa trỗ khi bơng thốt khỏi bẹ lá đòng từ 5cm trở lên
+ Điểm l: Tập trung: Không quá 3 ngày + Điểm 5: Trung bình 4-7 ngày
+ Điểm 9: Dài: Hơn 7 ngày
-Độ thuần đồng ruộng: Đếm và tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô từ trỗ đến chín
+ Diém1: Cao: Cây khác dạng <0,3%
Trang 38+ Điểm 3: Trung bình: Cây khác dạng >0,3-0,5%
+ Điểm 5: Thấp: Cây khác dạng >0,5%
- Độ thoát cổ bơng: Quan sát tồn bộ các cây trên ô từ khi chín sữa đến chín,
+ Điểm 1: Thốt hồn tồn
+ Điểm 5: Thốt vừa đúng cô bông
+ Điểm 9: Thoát một phần
-Độ rụng hạt: Giữ chặt cô bông cả vuốt đọc bơng, tính tỉ lệ (%) hạt rụng, Số bông mẫu: 5
+ Điểm 1: Khó rụng: < 10% số hạt rụng, + Điểm 5: Trung bình: 10-15% số hạt rụng + Diém 9: Ré dung: >50% số hạt rụng,
- Chiều cao cay: Do tir mat đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt) số cây mẫu 10
- Bắt đầu hồi xanh: là thời điểm cây lúa bắt đầu ra lá mới tính từ khi cấy
- Bat dau đẻ nhánh là thời điểm các khóm lúa có nhánh chồi ra khỏi bẹ lá - Khả năng đẻ nhánh: Điều kiện môi trường có thể gây tác động to lớn đến độ đẻ nhánh, đếm số nhánh của 10 cây ngẫu nhiên trong 1 nghiệm thức, tính trung bình 3 lần lặp lại vào giai đoạn đẻ nhánh tối đa, cho điểm theo cấp Điểm 1: Rất cao (Hơn 25 dánh/cây); Điểm 3: Tốt (20 - 25 danh/cay); Điểm 5: Trung bình (10 - 19 đảnh/cây);
Điểm 7: Thấp (5 - 10 dánh/cây); Điểm 9: Rất thấp (< 5 đảnh/cây)
Nhánh hữu hiệu (nhánh/cây): Đếm số 5 khóm có ít nhất 10 hạt chắc trên 1 cây
Số nhánh thành bông
Tỷ lệ nhánh hữuhiệu(%) = _————————DD 100
Sô nhánh cao nhât
- Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch Điểm 1: Cứng (Cây
không bị đồ); Điểm 5: Trung bình (Hầu hết cây bị nghiêng); Điểm 9: Yếu (Hầu hết
cây bị đồ rạp)
- Số bơng/khóm: Đếm tồn bộ số bơng có từ 10 hạt trở lên của các cây theo dõi,
từ đó lấy giá trị trung bình/khóm
Trang 39- Số hạt lép/bơng: Đếm tồn bộ số hạt lép/bông của từng bơng ở mỗi khóm rồi
từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt lép/bông
* Các chỉ tiêu cầu thành năng suất
Mỗi ô lấy ngẫu nhiên 10 khóm, theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Số bông/m? (A): Trên mỗi ô lấy ngẫu nhiên 5 cây của 5 điểm chéo góc mỗi điểm một cây trừ cây ở hàng biên, tính trung bình 3 lần lập lại, rồi nhân với mật độ cấy 25 bụi/m2, sau đó tính ra số bơng/m2
- Số hạt/bông (B): Trên mỗi ô lấy ngẫu nhiên 5 cây ở 5 điểm khác nhau trừ cây ở
hàng biên, đếm toàn bộ số hạt chắc và lép trên/bơng, tính trung bình 3 lần lặp lại - Số hạt chắc/bông: Trên mỗi ô lấy ngẫu nhiên 5 cây của 5 điểm chéo góc mỗi điểm một cây trừ cây ở hàng biên, tính trung bình ba lần lập lại, đếm số hạt chắc, hạt lép
- Tỷ lệ hạt chắc (%) = Số hạt chắc x 100/ tổng số hạt (C)
- Khối lượng 1000 hạt (D): Cân § mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy
- Năng suất ly thuyét: NSLT = A x Bx Cx Dx 10% (ta/ha) - Năng suất thực thu tính trên tồn bộ ô quy ra ta/ha
- Số gié cấp 1, 2: Đếm toàn bộ số gié cấp 1,2 trên bông/cây/nhắc lại/công thức,
mỗi nhắc lại lấy 5 cây tính kết quả trung bình
- Chiều dài lá địng: Đo tồn bộ chiều dài lá đòng từ cổ lá đến chóp lá địng
trên bơng/cây/nhắc lại/cơng thức, mỗi nhắc lại lấy 5 cây tính kết quả trung bình - Chiều rong la dong: Đo toàn bộ chiều rộng lá địng nơi có diện tích rộng nhất
của lá địng trên bông/cây/nhắc lại/công thức, mỗi nhắc lại lấy 5 cây tính kết quả trung bình
- Chiều dài bông: Đo từ cổ bơng bến chóp bơng không kể râu hạt, mỗi nhắc lại đo 5 cây, lấy kết quả trung bình
Trang 40- Chiều dài cỗ bông: Đo từ nơi tai lá ôm vào bông đến cổ bông, mỗi nhắc lại do 5 cây, lấy kết quả trung bình
2.3.3 Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh hại - Sâu cuốn lá (Medinalis)
Phương pháp điều tra: Mỗi ơ thí nghiệm lấy ngẫu nhiên I m? (dùng khung tre có diện tích m2) đếm tất danh lúa bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành
ống và các đánh của 10 khóm Sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRI
+ Diém 1: 1-10% sé danh bị hại + Diém 3: 11-20% sé danh bi hai
+ Diém 5: 21-35% số dảnh bị hại
+ Diém 7: 36-50% sé danh bi hai + Diém 9: 51-100% sé danh bi hai - Sau duc than (Scirpophaga incertulas)
Theo dõi tỷ lệ dánh bị chết ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng trỗ bơng, chín
Phương pháp điều tra: Lấy ngẫu nhiên 10 khóm, sau đó đếm tat cả số dánh của 10 khóm, số dảnh có nõn héo (giai đoạn trước trỗ) và bông bạc (giai đoạn sau trỗ) Đánh giá theo thang điểm của IRRI
+ Điểm I: 1-10% số đảnh hoặc bông bị hại + Điểm 3: 11-20 % số dảnh hoặc bông bị hại
+ Điểm 5: 21-35 % số đảnh hoặc bông bị hại
+ Điểm 7: 36-50 % số dảnh hoặc bông bị hại
+ Điểm 9: 51-100 % số dảnh hoặc bông bị hại
- Ray nau (Nilaparvata lugens): Quan sát lá cây bị hại gây héo và chết Đánh giá theo thang điểm từ (0-9) của QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT [1]
+ Điểm 0: Không bị hại
+ Điểm 1: La hơi biến vàng trên một số cây
+ Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rẫy