Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành phong trào được cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương, nhất là người dân ở
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Hà Nội, 2017
Trang 2Cụng trỡnh được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xó hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bựi Quang Tuấn
Phản biện 1: TS Đào Thị Hoàng Mai
Phản biện 2: TS Hoàng Ngọc Hải
Luận văn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày 15 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Th- viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước
Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành phong trào được cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương, nhất là người dân ở nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia và đã đạt được những kết quả khả quan Tuy nhiên, chương trình triển khai thực hiện còn chậm so với yêu cầu, một số tiêu chí cũng chưa thật phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương, bộ máy chỉ đạo, quản lý chưa hoàn thiện, lãnh đạo các cấp, nhất là ở cơ sở còn lúng túng, vướng mắc trong chỉ đạo thực hiện
Để khắc phục dần những hạn chế trên đây, đúc rút những bài học kinh nghiệm cho chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển quá trình xây dựng NTM cho huyện Gia Lộc nói riêng và tỉnh Hải Dương nói
chung, tôi chọn nghiên cứu vấn đề: "Tính bền vững của việc xây
dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương" làm
luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế
Trang 42 Tình hình nghiên cứu đề tài
- Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (đồng
chủ biên) (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Tầm
nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội
- Nguyễn Quang Minh (2011) “ Phát triển kinh tế hạ
tầng kinh tế nông thôn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” đã trình bày một số
cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu riêng nào đi sâu phân tích tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới
cụ thể tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương để đưa ra các giải pháp hoàn thiện về chính sách cho phù hợp tình hình thực tế để phát triển KT - XH địa phương theo các mục tiêu định hướng
đề ra Vì vậy, đề tài “Tính bền vững của việc xây dựng nông
thôn mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” sẽ là công trình
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến
tính bền vững của việc xây dựng NTM
Trang 5- Đánh giá thực trạng đảm bảo tính bền vững của việc
xây dựng NTM tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình xây dựng NTM ở
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Tính bền vững của việc xây dựng NTM Các vấn đề liên quan đến tính bền vững của việc thực hiện xây dựng NTM
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu
thập thông tin thứ cấp là các thông tin thu thập từ các tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, phân tích
so sánh, phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, khái quát hóa thành các bài học
Trang 66 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn
liên quan đến tính bền vững của việc xây dựng NTM
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp đảm bảo tính bền vững của việc
xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Thực trạng về tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Chương 3: Giải pháp phát triển bền vững của việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng được Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục xác định rõ trên những nội dung chính sau:
Trang 7Thứ nhất: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng
hiện đại, hiệu quả, bền vững đồng thời với giải quyết tốt các vấn đề về nông dân, nông thôn trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới
Thứ hai: Phát huy vai trò của giai cấp nông dân - chủ
thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn
Thứ ba: Xây dựng NTM theo hướng văn minh, giàu
đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân
1.1.2 Một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới bền vững
1.1.2.1 Khái niệm về nông thôn
- “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã Là vùng sinh sống của tập hợp dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp”
1.1.2.2 Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
“Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Trang 81.1.2.3 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đâ
y với xây dựng nông thôn mới hiện nay
Thứ nhất, chương trình xây dựng NTM là quá trình
xây dựng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia gồm 19 tiêu chí
Thứ hai, chương trình xây dựng NTM được triển khai
trên địa bàn cấp xã và triển khai trong phạm vi cả nước
Thứ ba, dân cư là chủ thể chính của quá trinh xây dựng NTM Thứ tư, đây là chương trình hướng tới mục tiêu tốt đẹp
của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy, phát triển KT - XH tại khu vực nông thôn, bao gồm 11 chương trình MTQG và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn Năm 2014 dồn lại còn hai chương trình MTQG là xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo
Theo đó, tiêu chí xã được công nhận NTM là :”xã đạt
19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia (theo từng vùng); huyện được công nhận NTM là huyện có 75% số xã NTM; tỉnh được công nhận NTM là tỉnh có 80% số huyện NTM”
1.1.2.4 Khái niệm về xây dựng nông thôn mới bền vững
Xây dựng nông thôn phải bảo đảm nguyên tắc của phát triển bền vững, và lấy con người làm trung tâm Nguyên tắc bền vững đòi hỏi phát triển nông thôn phải có tăng trưởng về kinh tế, nhưng thành quả của tăng trưởng phải được chia sẻ hài hòa và công bằng cho tất cả thành viên của cộng đồng nông thôn, về xã hội đảm bảo các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa, thu nhập Đồng thời, việc khai thác và sử dụng tài
Trang 9nguyên cho phát triển phải hợp lý, bảo vệ được môi trường tự nhiên và phải bảo đảm khả năng sử dụng tài nguyên của các thế
hệ tương lai Nguyên tắc lấy con người làm trung tâm đòi hỏi có nhận thức đúng đắn về vai trò chủ thể của cộng đồng cư dân nông thôn trong tiến trình xây dựng NTM bền vững
1.2 Các điều kiện bảo đảm xây dựng nông thôn mới bền vững
1.2.1 Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý
1.2.3 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới
1.2.4 Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ 1.2.5 Phát triển nguồn nhân lực
1.2.6 Bảo vệ môi trường ở nông thôn
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra cho huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong xây dựng nông thôn mới bền vững
1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn của xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương về xây dựng nông thôn mới
1.3.2 Bài học rút ra cho huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong xây dựng nông thôn mới bền vững
Thứ nhất, xây dựng và duy trì mô hình kinh tế thị
trường hội nhập kinh tế khu vực dựa vào tăng trưởng xuất khẩu
Thứ hai, dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế theo hướng
phát triển các ngành có hàm lượng vốn, công nghệ cao, có khả năng tiếp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Trang 10Thứ ba, tập trung các nguồn lực cho phát triển nông
nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hướng vào xuất khẩu
Thứ tư, hoàn thiện cơ cấu hạ tầng, tạo môi trường pháp
lý rõ ràng, nhất quán, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh
Thứ năm, định hướng và phát triển cơ cấu hàng hóa
xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với tiến trình chuyển đổi cơ cấu ngành trong từng thời kỳ Thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
để tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời hạn chế sự lệ thuộc vào thị trường nước ngoài có mức độ chi phối lớn đến hoạt động sản xuất
Thứ sáu, Tiếp tục đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế và
xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn
- Tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa nông thôn; giữ gìn
và phát huy nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng thôn, xã
- Cải thiện chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người dân nông thôn
- Giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn; chú trọng và nhân rộng mô hình tự quản về an ninh trật tự ở khu dân cư; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng
Trang 11Kết luận Chương 1
Những cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và các bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới cho Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng là cơ sở cho huyện Gia Lộc trong quá trình triển khai chương trình xây dựng NTM được thuận lợi Chương trình MTQG về xây dựng NTM là chương trình có nội dung toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIA LỘC,
TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1 Khái quát chung về huyện Gia lộc, tỉnh Hải Dương
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Vị trí địa lý
Gia Lộc là huyện cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương Trung tâm huyên lỵ cách thành phố Hải Dương 10km; phía Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Đông giáp huyện Tứ
Kỳ, phía Nam giáp huyện Ninh Giang, Thanh Miện, phía Tây giáp huyện Bình Giang, Thanh Miện Diện tích tự nhiên toàn huyện là 114,15km2, dân số tính đến năm 2015 có 139.994 người, mật độ dân số là 1.228người/km2 Huyện có 1 thị trấn là: Gia Lộc và 22 xã
Gia Lộc có nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua Đường 17A, Đường 38, Đường 20, Đường 62m nối quốc
Trang 12lộ 5A đến ngã ba Gia Lộc, Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chạy ngang qua, đường 39C, 39D, 191D…
Về đường sông: Phía Bắc huyện có sông Kẻ Sặt là đường phân định địa giới tự nhiên giữa Gia Lộc và thành phố Hải Dương… phía Tây và Tây Nam có sông Đĩnh Đào Sông Đồng Tràng bắt nguồn từ sông Cống Câu chảy ra Cống Cầu Xe
b) Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn
Gia Lộc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23,40
C Nhiệt độ cao nhất trung bình trong khoảng 37 - 380C Tổng số giờ nắng trong năm là 1429,7 giờ Độ ẩm trung bình các tháng trong năm luôn lớn hơn 80%, cao nhất khoảng 94- 99% vào các tháng đầu năm Tổng lượng bốc hơi hàng năm khoảng 1012,2 mm, nhiều nhất vào các tháng 5, 6, 7 từ 100,3 đến 110,3
mm Lượng mưa trung bình 1518,4 mm, số ngày mưa khoảng 126,9 ngày
c) Đặc điểm địa hình, địa chất
Trang 13d) Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên khoáng sản
Gia Lộc là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản
+ Tài nguyên văn hóa - nhân văn
Cộng đồng người Gia Lộc, chủ yếu là người Kinh Trước năm 1945, Phật giáo, Thiên chúa giáo là những tôn giáo chính Phật giáo đã thâm nhập vào Gia Lộc từ rất sớm, cách đây
từ hàng nghìn năm, sau đó là Thiên chúa giáo Hiện nay, Gia Lộc có 22 công trình xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá và lịch
sử cách mạng
e) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lộc
Trang 14+ Khó khăn
- Lượng mưa phân bổ không đều giữa các mùa trong năm làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp Trong huyện còn có một số vùng trũng thấp bị ngập úng thường xuyên nên việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn
2.1.2 Thực trạng về kinh tế - xã hội huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
a) Thực trạng phát triển kinh tế huyện Gia Lộc
+ Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, thủy sản - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản - dịch vụ là 23,6% - 43,4%- 33% Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN năm
2015 tăng hơn 2 lần so với năm 2010 Tỷ lệ lao động qua đào tạo
từ 29,5% (năm 2010) đã tăng lên 42% (năm 2015), vượt 2% so với mục tiêu đại hội
+ Lĩnh vực nông nghiệp
Trong những năm gần đây mặc dù thời tiết khí hậu gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của huyện nhà Song dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham ra tích cực của các đoàn thể nhân dân, sự khắc phục kho khăn của người dân trong huyện, toàn thể huyện đã tiếp tục chuyển khai các chương trình dự án, chủ động chuển đổi các dự
án cây trồng, vật nuôi và vụ mùa do vậy sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn giành được những kết quả tích cực:
Trang 15+ Trong lĩnh vực trồng trọt
Năm 2016 toàn huyện đã gieo trồng được 15.539 ha đạt 100,3% kế hoạch năm Trong đó vụ đông đạt 3.402 ha, vụ xuân đạt 6.125 ha, vụ mùa đạt 6.012 ha Diện tích lúa là: 9.226 ha Diện tích rau màu là 6.313 ha
+ Về chăn nuôi - thủy sản
Làm tốt công tác chỉ đạo tiêm phòng, vệ sinh thú y nên trên địa bàn huyện không có dịch bệnh phát sinh gây hại trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản
+ Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hoạt
động dịch vụ
Trong những năm qua công nghiệp - TTCN của huyện luôn có tốc độ phát triển mạnh Giá trị sản xuất năm 2015 tăng 2,5 lần so với năm 2010; Toàn huyện có 4.436 cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN, 11 làng nghề tiếp tục duy trì và phát triển đã thu hút và tạo việc làm thường xuyên cho trên 20.000 lao động
b) Tình hình dân số
Dân số trên địa bàn huyện Gia Lộc năm 2015 là 13.994 người, tình hình dân số trên địa bàn huyện luôn gia tăng bình quân chia đều các xã
c) Đặc điểm về cơ sở hạ tầng
+ Đường giao thông
Huyện Gia Lộc có 4 trục đường tỉnh lộ, 17A, 38, 20,
62 nối trung tâm huyện với đường 5 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, đường 39C, 39D, 191D…