1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn bệnh viện k (tt)

26 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 690,16 KB

Nội dung

Đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào về dịch vụ công tác xã hội tại bệnh viện K, xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Tiến Nam

Phản biện 1: TS Nguyễn Hải Hữu

Phản biện 2: TS Nguyễn Thanh Bình

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Vào hồi: 16 giờ 00 ngày 17 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hội.

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam và trên thế giới, ung thư là một loại bệnh lý ác tính không lây nhiễm, gia tăng nhanh chóng, hiệu quả điều trị thấp, thời gian điều trị dài, đang là thách thức của ngành y tế và gây bất an

về tâm lý, tổn thất kinh tế và sinh mạng của người dân Việt Nam

Ung thư gây ra vấn đề tâm lý cho bệnh nhân như buồn phiền, lo lắng, chán nản, mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, căng thẳng,

dễ bị kích động… Một số bệnh nhân thậm chí rơi vào tình trạng khủng hoảng, tuyệt vọng, thay đổi tâm lý liên tục và có nguy cơ tự

tử Một số bệnh nhân mất niềm tin vào quá trình chữa trị, gây nên những vấn đề về mối quan hệ xã hội giữa bệnh nhân với người thân trong gia đình, bệnh nhân với đội ngũ y bác sỹ và cơ sở khám chữa bệnh

Tại bệnh viện K, bệnh viện đầu ngành về ung bướu của Việt Nam, Tổ Công tác xã hội trực thuộc Phòng Điều dưỡng đã được thành lập từ 7/2017 và chuyển đổi thành Phòng Công tác xã hội vào tháng 5/2017 theo Quyết định số 474/QĐ-BVK ngày 1/7/2014 của Ban giám đốc Bệnh viện Hoạt động của Phòng công tác xã hội bước đầu tạo thuận lợi cho bệnh nhân ung thư được tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội nhằm giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình khám và điều trị

Đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào về dịch vụ công tác

xã hội tại bệnh viện K, xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài

“Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện K” làm luận văn tốt nghiệp Ngành Công tác xã hội

Trang 4

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới và tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư trong bệnh viện, đóng góp vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều tập trung vào đặc điểm tâm lý nhu cầu của bệnh nhân, vai trò của nhân viên CTXH và thực trạng cung cấp dịch

vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư Các công trình nghiên cứu có thể

tập 396 (Hà Nội), tr 37-43

2 Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang và Nguyễn Tất Định

(2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày

3 Lý Thị Hảo (2016), Thực trạng công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực tiễn Viện huyết học – Truyền máu Trung Ương

4 Hoàng Văn Minh và Nguyễn Thị Minh Phương (2014),

Gánh nặng cho phí cho y tế từ tiền tùi và bảo vệ tài chính tại Việt Nam 1992-2014, Trường Đại học Y tế Công cộng và Tổ chức Y tế

thế giới

5 Nguyễn Hà My (2016), Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ tâm lý – xã hội cho bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú

Trang 5

6 Dương Thị Phương (2015), Vai trò của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay (nghiên cứu tại

bệnh viện Nhi Trung ương)

7 Trương Thị Phương (2014), Mô tả tình trạng lo âu và trầm cảm của bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện K năm 2013

và một số yếu tố liên quan, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội

8 Lương Bích Thủy (2012), Mô hình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và vai trò của nhân viên xã hội

9 Carlson, L E., et al (2010), Screening for distress in lung and breast cancer outpatients: a randomized controlled trial, J

Clin Oncol, 28(33), pp 4884-91

10 Chandwani, Kavita D., et al (2012), Cancer-Related Stress and Complementary and Alternative Medicine: A Review, Evidence-

Based Complementary and Alternative Medicine, 2012, p 15

11 Hermann, J F and Carter, J (1994), The dimensions of oncology social work: Intrapsychic, interpersonal, and environmental interventions, Semin Oncol, 21(6), pp 712-7

12 Perry, Sheila, Kowalski, Theresa L., and Chang,

Chih-Hung (2007), Quality of life assessment in women with breast cancer: benefits, acceptability and utilization, Health and Quality of

Trang 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp, phân tích những vấn đề lý luận về công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư

- Phân tích, đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn bệnh viện K

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện K

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận liên quan đến cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư; Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư

5.2 Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp trong và ngoài nước

Trang 7

*Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi:

* Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn sâu

và thảo luận nhóm

Sử dụng với mục đích thu thập các thông tin định tính về quan điểm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; quan điểm của lãnh đạo, nhân viên y tế, nhân viên CTXH trong bệnh viện của về nhu cầu

và thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH tại bệnh viện và các đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

*Phương pháp chọn mẫu:

- Chọn mẫu với khảo sát định lượng : công thức chọn mẫu đáp ứng mức ý nghĩa thông kê của nghiên cứu là 95 Công thức chọn mẫu định lượng là:

Trong đó:

n= cỡ mẫu cần khảo sát; N không biết trước

P: tỉ lệ P cần ước lượng = 0,05 để có được mức ý nghĩa thống kê của nghiên cứu là 95%;

d: sai số tuyệt đối = 0,05

o Tổng số mẫu định lượng (n) đã được đưa vào nghiên cứu

là 420 người (385 người + 10% đề phòng bỏ cuộc)

o Chọn mẫu cho khảo sát định tính: được thực hiện với 30 người, bao gồm: 18 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; 12 lãnh đạo

bệnh viện và nhân viên điều dưỡng, nhân viên công tác xã hội

*Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS

trong xử lý số liệu điều tra xã hội học

Trang 8

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần vào việc vận dụng lý luận để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp số liệu thực tiễn về nhu cầu, thực trạng cung cấp dịch

vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K, có ý nghĩa cho bệnh nhân, cộng đồng, nhân viên CTXH, các nhà lãnh đạo quản lý, nghiên cứu và đào tạo

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư

Chương 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện K

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường cung cấp dịch

vụ CTXH đáp ứng nhu cầu bệnh nhân K từ thực tiễn Bệnh viện K

Trang 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN K 1.1 Bệnh nhân ung thư: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu

1.1.1 Khái niệm bệnh nhân ung thư

* Bệnh nhân

* Ung thư

* Bệnh nhân ung thư

1.1.2 Một số đặc điểm tâm lý và nhu cầu của bệnh nhân ung thư

1.2 Lý luận về cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K

1.2.1 Một số khái niệm

*Dịch vụ

* Dịch vụ công tác xã hội

*Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư

1.2.2.Các nguyên tắc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư

1.2.3.Nội dung các dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K

Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BYT của Bộ Y tế qui định 7 nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện; thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH trong các bệnh viện; nhu cầu của bệnh nhân ung thư về các

hỗ trợ trong quá trình khám/chữa bệnh trong bệnh viện mong muốn được cung cấp các thông tin y tế; tham khảo từ từ vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Mỹ, Anh và Canada, vai trò của nhân viên công tác tại Mỹ có chú trọng đến cung cấp thông tin điều trị bệnh và

Trang 10

can thiệp khủng hoảng tâm lý; luận văn này xác định 4 nội dung cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư, làm cơ sở đánh giá nhu cầu của bệnh nhân và đánh giá thực trạng cung cấp dịch

vụ công tác xã hội của bệnh viện K có bổ sung thêm nội dung tư vấn thông tin điều trị bệnh và trị liệu tâm lý:

1 Dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn khám, chữa bệnh: (a) Dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh: (1)

Hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/qui trình khám bệnh; (2)Tư vấn chi phí điều trị; (3)Tư vấn chính sách bảo hiểm y tế; (4) Tư vấn trợ cấp xã hội cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo; (5) Hỗ trợ thủ tục chuyển cơ sở

điều trị/xuất viện; (b) Dịch vụ tư vấn thông tin điều trị bệnh: (1) Kế

hoạch điều trị; (2) Diễn biến của bệnh; (3) Tiên lượng bệnh; (4)Thời gian điều trị (1 đợt và tổng thời gian); (5) Tác dụng phụ của điều trị; (6) Khả năng lây; (7) Khả năng di truyền; (8) Cách chăm sóc sức khỏe thể chất, chế độ dinh dưỡng; (9) Những khó khăn trong quá trình chung sống với bệnh; (10) Thời gian tái khám; (11) Các biện pháp phòng bệnh tái phát

2 Dịch vụ thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật: (1) Truyền thông các nội dung về phòng, chống, điều trị

ung thư; (2) Hướng dẫn qui tắc ứng xử tại bệnh viện; (3) Hướng dẫn thực hiện hòm thư góp ý trong bệnh viện; (4) Truyền thông các chính

sách, pháp luật về khám chữa bệnh của bệnh viện

3.Dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội: (1) Thăm hỏi về tình trạng

sức khỏe và hoàn cảnh khó khăn của người bệnh; (2) Tư vấn - tham vấn tâm lý giải tỏa căng thẳng về bệnh; (3) Trị liệu can thiệp khủng hoảng tâm lý; (4) Tư vấn cách chăm sóc hình ảnh bản thân (sử dụng

Trang 11

vú giả, tóc giả – nếu cần thiết); (5) Tư vấn giao tiếp xã hội (giúp tự tin); (6) Cung cấp thông tin mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân ung thư

4 Dịch vụ kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện: (1) Hỗ trợ

tiền mặt thanh toán một phần chi phí điều trị; (2) Hỗ trợ tiền mặt chi dùng cho sinh hoạt phí; (3) Tặng đồ dùng cá nhân; (4) Cung cấp bữa

ăn miễn phí; (5) Hỗ trợ chỗ ở cho người nhà trong thời gian chăm sóc

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K

Trong luận văn này, phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K bao gồm 02 nhóm yếu tố:

+ Nhóm yếu tố thuộc về người bệnh: (1) Yếu tố nhu cầu của người bệnh, trong đó ở mỗi nhóm bệnh nhân có đặc điểm sức khỏe thể chất và tâm lý; đặc điểm điều trị; thời gian mắc bệnh, thời gian điều trị lại có nhu cầu được cung cấp dịch vụ khác nhau; (2) Tính sẵn sàng chi trả dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết nguồn lực cung cấp dịch vụ tại bệnh viện

+ Nhóm yếu tố thuộc về bệnh viện K – đơn vị cung cấp dịch vụ: bao gồm quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo; nguồn nhân lực của mạng lưới cung cấp dịch vụ bao gồm nhân viên công tác xã hội và hệ thống cán bộ điều dưỡng; cụ thể là số lượng, chất lượng của đội ngũ nhân viên CTXH; quan điểm, thái độ hợp tác của nhân viên y tế đối

với hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân

Trang 12

1.4 Cơ sở pháp lý về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K

Hệ thống cơ sở pháp lý cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K xuất phát từ các quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về việc chăm sóc sức khỏe nhân dân; luật pháp chính sách liên quan đến khám chữa bệnh, các văn bản pháp lý về cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện và tại bệnh viện K

1.4.1.Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc chăm sóc sức khỏe nhân dân và bệnh nhân ung thư

1.4.2 Cơ sở pháp lý về thực hiện cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện

1.3.3 Quyết định thành lập và hoạt động của Phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện K

Chương 2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN K 2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Khái quát về khách thể nghiên cứu

2.1.2.1 Đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân ung thư

Có 48,6% là bệnh nhân nam và 51,4% nữ Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 53.87 tuổi; Số bệnh nhân trong độ tuổi lao động dưới 55 chiếm tỉ lệ khá cao (48,1%), trong đó nhóm tuổi dưới 26-40

có 13,4; tỉ lệ bệnh nhân sống ở nông thôn cao hơn hẳn so với thành

thị (70% so với 30%), đa phần có học vấn từ trung học phổ thông trở

Trang 13

xuống (86,8%); đã kết hôn (91%); nghề nghiệp chủ yếu là tự làm (buôn bán nhỏ, nông lâm ngư nghiệp (51,3%), số làm công ăn lương cũng chiếm đến 30,4% Số bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế nghèo (có sổ hộ nghèo) chiếm 10% và số hộ cận nghèo là 14,1% Số có hoàn cảnh kinh tế từ trung bình trở lên chiếm đa số, với 75,9%

2.1.2.2 Đặc điểm bệnh và điều trị của bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân được khảo sát mắc các bệnh về phổi, đường tiêu hóa (vòm họng, thực quản, dạ dày, đại tràng và trực tràng); vú, phụ khoa, buồng trứng, tuyến giáp và các bệnh lý ung thư khác như da, tuyến tụy, tuyến tiến liệt, gan…, trong số đó, nam giới mắc các bệnh

về phổi và đường tiêu hóa cao hơn nữ; và nữ mắc các bệnh đặc thù của giới tính như vú, phụ khoa, buồng trứng tương đối cao

Tỉ lệ bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh dưới 3 tháng là 30,7%; dưới 1 năm (44,4%%) và thời gian điều trị tại bệnh viện là chiếm tỉ lệ cao nhất là dưới 1 tháng (72,5%); dưới 6 tháng là 25,8%

Số người điều trị lần đầu tại bệnh viện khá cao, chiếm đến 57,7%

2.1.2.2 Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân ung thư

Tương tự như các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của bệnh nhân ung thư tại Việt Nam và thế giới, bệnh nhân K tại bệnh viện K trong nghiên cứu này có tỉ lệ gặp các vấn đề tâm lý khá cao

- Ở giai đoạn 1 của diễn biễn tâm lý, hơn một nửa (50,8%) số bệnh nhân cảm thấy shock và muốn chối bỏ sự thật về bệnh tật, trong

đó, tỉ lệ bệnh nhân nữ gấp 0,4 lần so với nam; bệnh nhân tuổi 26-40 cao gấp 0,7 lần so với nhóm tuổi khác; bệnh nhân điều trị lần đầu tại bệnh viện cao gấp 1,9 lần so với bệnh nhân điều trị từ lần thứ hai trở đi

Trang 14

- Ở giai đoạn 2, có 61,9% bệnh nhân có trạng thái giận dữ, phẫn nộ khi đối diện với thực trạng bệnh tật của mình Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân nữ cao gấp 0,5 lần so với bệnh nhân nam

- Ở giai đoạn 3, có đến 98,3% tin tưởng vào quá trình điều trị;

hy vọng/mong muốn khỏi bệnh không có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu

- Giai đoạn 4, giai đoạn trầm cảm (im lặng, khóc, đau buồn), chiếm đến 42,1% bệnh nhân, trong đó, tỉ lệ nữ cao gấp 0,3 lần so với nam giới, những người ở nhóm tuổi 26-<55 cao gấp 0,7 lần so với nhóm tuổi khác; những người đơn thân (góa, ly hôn, ly thân) cao gấp 2,1 lần so với nhóm đã hoặc chưa kết hôn; những người lao động trong gia đình (nội trợ) cao gấp 1,2 lần so với nhóm nghề nghiệp làm bên ngoài gia đình

- Ở giai đoạn 5, khi đã có thời gian đối diện với bệnh tật, có 76,4% bệnh nhân chấp nhận tình trạng bệnh lý của mình, sẵn sàng sống chung với bệnh và chấp nhận các tình huống xấu nhất có thể xảy ra, trong đó những người đơn thân có tỉ lệ cao gấp 2,5 lần so với nhóm có tình trạng hôn nhân khác; người mắc bệnh lý kèm theo K có

tỉ lệ cao gấp 2 lần so với nhóm không mắc bệnh kèm theo

2.1.2.3 Nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH của bệnh nhân ung thư

a Nhu cầu cung cấp dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn khám, chữa bệnh

Đối với dịch vụ cung cấp thông tin chung về khám chữa bệnh,

tỉ lệ cao cả bệnh nhân nam và nữ đều cần được cung cấp thông tin

chung về khám chữa bệnh như từ 56,9% đến 83,9%.b Nhu cầu cung cấp dịch vụ thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật

Ngày đăng: 06/11/2017, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w