Vì vậy nghiên cứu đánh giá nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH của các nhóm bệnh nhân ung thư theo đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm tâm lý và điều trị cũng như đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM TIẾN NAM
HÀ NỘI, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thƣ từ thực tiễn Bệnh viện K” là đề tài nghiên do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Tiến Nam Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, được trích dẫn theo đúng qui định hiện hành
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên
Tác giả luận văn
Phan Thị Hòa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có được cuốn luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài
“Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện K”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, trong quá trình thực hiện tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo thuộc Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; các thầy, cô giáo tại Bộ môn Công tác xã hội – Trường Đại học Y tế Công cộng; các cán bộ, nhân viên, người bệnh của Bệnh viện cùng gia đình, bạn bè
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Khoa Công tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã truyền đạt, chia sẻ cho tôi kiến thức quý báu trong suốt hai năm học tập Đó là nguồn kiến thức vô cùng hữu ích để giúp tôi vận dụng vào luận văn này Tôi xin chân thành gửi tới TS Phạm Tiến Nam - Giảng viên Khoa Công tác xã hội – Học viện Khoa học xã hội; Giảng viên Bộ môn Công tác xã hội – Trường Đại học Y tế Công cộng lời cảm
ơn sâu sắc Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, bổ sung, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các bạn tại Bộ môn Công tác
xã hội – Trường Đại học Y tế Công cộng đã tư vấn, tham gia hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn, trong đó có TS Dương Minh Đức, Ths Vũ Thị Thanh Mai, CN Nguyễn Kim Oanh, CN Vũ Hải Đăng, CN Cao Hữu Quang…
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Bệnh viện K, CN Phạm Minh Tuấn - Trưởng phòng Điều dưỡng, Ths Bs Nguyễn Bá Tĩnh - Trưởng phòng Công tác xã hội, và các anh/chị là nhân viên công tác xã hội, trưởng phó các khoa điều trị, các điều dưỡng trưởng, các điều dưỡng viên đã giúp đỡ, tham gia nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong công việc để tôi tham gia thực hiện và hoàn thành luận văn này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể 436 bệnh nhân và thân nhân người bệnh tại bệnh viện K đã trực tiếp hợp tác trả lời các bảng hỏi, các cuộc thảo luận nhóm, trao đổi phỏng vấn sâu với tinh thần cởi mở, chia sẻ, nghiêm túc, để tôi có được dữ liệu tin cậy, khách quan
về thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện, làm căn cứ đề xuất hoàn thiện dịch vụ công tác xã hội tại bệnh viện K trong thời gian tới
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên và sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả
Phan Thị Hòa
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ 14
1.1 Bệnh nhân ung thư: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu 141.2 Lý luận về cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư nói chung
và bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K 161.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K 241.4.Cơ sở pháp lý về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K……… 27
Chương 2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN K 35
2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 352.2 Thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K…… 462.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K 57
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN K 69
3.1 Định hướng tăng cường cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện K 693.2 Giải pháp tăng cường cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư
từ thực tiễn Bệnh viện K 73
KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC
Trang 6CSBHYT Chính sách bảo hiểm y tế
CSSXKD Cơ sở sản xuất kinh doanh
CSSKND Chăm sóc sức khỏe nhân dân
UBNDTP Ủy ban nhân dân Thành phố
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Đặc điểm bệnh lý và điều trị của bệnh nhân ung thư 38 Bảng 2.2 Đặc điểm tâm lýcủa bệnh nhân ung thư theo đặc điểm nhân khẩu và điều trị 40 Bảng 2.3 Khác biệt về nhu cầu của các nhóm bệnh nhân về cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn, thông tin điều trị bệnh 43 Bảng 2.4 Khác biệt về nhu cầu hỗ trợ dịch vụ tâm lý – xã hội theo đặc điểm nhân khẩu,đặc điểm điều trị bệnh và giai đoạn tâm lý của bệnh nhân ung thư 45 Bảng 2.5 Thực trạng bệnh nhân ung thư được cung cấp dịch vụ thông tin, tư vấn khám, chữa bệnh so với nhu cầu và tỉ lệ đánh giá dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ 47 Bảng 2.6 Thực trạng bệnh nhân nhận được dịch vụ thông tin, truyền thông và giáo dục pháp luật so với nhu cầu và tỉ lệ đánh giá dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ 50 Bảng 2.7 Thực trạng bệnh nhân được cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội so với nhu cầu và tỉ lệ đánh giá dịch vụ đáp ứng nhu cầu 53 Bảng 2.8 Thực trạng cung cấp dịch vụ tâm lý – xã hội quan tâm đến nhóm đặc điểm bệnh lý và khả năng chi trả của bệnh nhân 54 Bảng 2.9 Đánh giá của bệnh nhân ung thư về dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội đáp ứng nhu cầu của họ 55 Bảng 2.10 Thực trạng bệnh nhân ung thư được cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện so với nhu cầu và đánh giá của họ 56
Sơ đồ 1.1 Mô hình phân tích định lượng và định tính về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại bệnh viện K 24
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, ung thư là một loại bệnh lý ác tính không lây nhiễm, gia tăng nhanh chóng, điều trị phức tạp, chi phí tốn kém, gây hoang mang lo lắng cho người dân, là thách thức của ngành y tế và cả cộng đồng
Hiện nay, thế giới có 23 triệu người đang chung sống với ung thư, mỗi năm
có 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020 Mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì căn bệnh này, tương ứng 315 người/ngày [22] Ung thư là một trong 10 gánh nặng chi phí bệnh tật hàng đầu trong tổng số 74,3% gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm gây ra [23], chi phí mua thuốc điều trị thế hệ mới cho một bệnh nhân ung thư phổi, gan, đại tràng, máu từ 500 triệu - 1,2 tỉ đồng/năm [15] Trong năm 2012, mỗi bệnh nhân ung thư phải chi 200 triệu đồng cho đều trị trực tiếp và gián tiếp; sau 1 năm điều trị, có 22,36% bệnh nhân gặp khó khăn về kinh tế, trong đó có gần 34% không thể mua thuốc, 66,7% phải vay mượn chi dùng cho sinh hoạt, ăn uống, đi lại chữa trị; 22% phải bán đi tài sản…[28]
Gánh nặng bệnh tật, chăm sóc và chi phí y tế gây ra vấn đề tâm lý cho bệnh nhân ung thư như buồn phiền, lo lắng, chán nản, mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, căng thẳng, dễ bị kích động… Một số bệnh nhân thậm chí rơi vào tình trạng khủng hoảng, tuyệt vọng, thay đổi tâm lý liên tục và có nguy cơ tự tử Một số bệnh nhân mất niềm tin vào quá trình chữa trị, gây nên những vấn đề về mối quan hệ xã hội giữa bệnh nhân với người thân trong gia đình, bệnh nhân với đội ngũ y bác sỹ và cơ
sở khám chữa bệnh Họ chính là đối tượng yếu thế phụ thuộc vào sự chữa trị, chăm sóc của bệnh viện, nhân viên y tế, gia đình và nhân viên công tác xã hội
Trên thế giới, công tác xã hội (CTXH) trong y tế hay bệnh viện đã phát triển hơn một thế kỷ qua, đóng góp quan trọng về an sinh y tế và an sinh xã hội Đối với bệnh nhân ung thư, nhân viên CTXH được coi như một bác sĩ xã hội, hợp tác và hỗ trợ nhân viên y tế góp phần giảm căng thẳng và áp lức, giảm tải bệnh viện; hỗ trợ,
Trang 92
tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm, tin tưởng tuân thủ phác đồ điều trị; hỗ trợ tâm lý, nhận thức, kết nối nguồi lực, chăm sóc bệnh nhân ở khía cạnh mối quan hệ xã hội…[49]
Tại Việt Nam, hiện đã có hệ thống khung pháp lý cơ bản của Chính phủ và
Bộ Y tế để tiến hành tổ chức các hoạt động công tác xã hội trong các bệnh viện[11], [4], [6] Đến nay, trên cả nước, đã có nhiều bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thành lập phòng CTXH, cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện, góp phần đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng chính sách còn nhiều khó khăn, bất cập
Tại Bệnh viện K - bệnh viện chuyên khoa ung thư trực thuộc Bộ Y tế có định hướng phát triển thành bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng đặc biệt của Việt Nam, mỗi năm có khoảng trên 360 ngàn lượt bệnh nhân khám và khoảng trên 36 ngàn bệnh nhân điều trị, nhu cầu cần hỗ trợ dịch vụ CTXH là rất lớn Ngày 1/7/2014, Tổ Công tác xã hội trực thuộc Phòng Điều dưỡng đã được thành lập theo Quyết định số 474/QĐ-BVK của Ban giám đốc Bệnh viện[1] và chuyển đổi thành Phòng Công tác
xã hội vào tháng 5/2017 Các hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH tại bệnh viện bước đầu tạo thuận lợi cho bệnh nhân ung thư được tiếp cận các dịch vụ CTXH nhằm giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình khám và điều trị
Tuy nhiên do mới được thành lập, thiếu hụt nhân sự và nguồn lực cần thiết, phòng CTXH chỉ mới tập trung hỗ trợ bệnh nhân ở khu vực khám bệnh và một số
hỗ trợ từ thiện mà chưa đủ các điều kiện và căn cứ thực tiễn để triển khai tốt các dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội, dịch vụ truyền thông nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật và kết nối nguồn lực Vì vậy nghiên cứu đánh giá nhu cầu cung cấp dịch
vụ CTXH của các nhóm bệnh nhân ung thư theo đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm tâm
lý và điều trị cũng như đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện có vai trò quan trọng làm căn cứ thực tiễn để đề ra định hướng, giải pháp nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp cho bệnh nhân ung thư, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường sự hài lòng của người bệnh tại bệnh viện
Trang 103
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Dịch vụ công tác xã hội cho
bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện K” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ ngành công tác xã hội của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về CTXH cho bệnh nhân ung thư trong bệnh viện, đóng góp vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư Các nghiên cứu được chia thành hai nhóm với nội dung sau:
2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về thực trạng dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư trong bệnh viện
2.1.1 Đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần cung cấp dịch vụ CTXH của bệnh nhân ung thư
Theo Chandwani, Kavita D và các cộng sự (2012), tỷ lệ hiện mắc các rối loạn tâm thần nói chung ở bệnh nhân ung thư dao động từ 24% đến 59%, tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm dao động từ 0 đến 46%, đối với rối loạn lo âu là từ 1 đến 49% Tính trung bình, khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư có các biểu hiện lo âu, căng thẳng
và đau khổ về tâm lý Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm lý thay đổi theo từng loại bệnh ung thư và có khác biệt giữa các quốc gia; tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ung thư
vú trung bình là 50% trong khi ở bệnh nhân mắc ung thư phổi là 67% [46] Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư có mối liên hệ với một số đặc điểm nhân khẩu học, xã hội,
và các yếu tố liên quan đến điều trị bệnh, các yếu tố về tâm lý, lối sống, sự hỗ trợ xã hội và chất lượng cuộc sống [45]
Dịch vụ được nhấn mạnh mà bệnh nhân ung thư cần cung cấp là trị liệu tâm
lý cho các rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu và trầm cảm và hỗ trợ xã hội Hầu hết bệnh nhân sau chuẩn đoán ung thư vú đều có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội và cung cấp thông tin càng sớm càng tốt Tâm lý lành mạnh, hạnh phúc của bệnh nhân là yếu tố quan trọng góp phần điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả Hỗ trợ xã hội cũng là yếu tố quan trọng để chất lượng cuộc sống tốt hơn và giảm mức độ các sang chấn tâm lý mà bệnh nhân ung thư vú gặp phải[52]
Trang 114
2.1.2 Vai trò và thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư
Sau thế chiến thứ II (1945), ung thư đã trở thành một vấn đề y tế công cộng hàng đầu ở nhiều nước phát triển trên thế giới Đến những năm 1970, nhân viên CTXH chuyên ngành ung bướu nổi lên như là một chuyên ngành trong CTXH tham gia giải quyết các thách thức trong điều trị Trong hơn 40 năm phát triển, nhân viên CTXH chuyên ngành ung bướu đã có nhiều bước phát triển vượt bậc ở cả các nước phát triển và đang phát triển [50] Nhân viên CTXH chuyên ngành ung bướu là một chuẩn bắt buộc với nhiều bệnh viện ở các nước phát triển; là một loại hình cán bộ phải có hiểu biết về hai vai trò hoàn toàn khác biệt: (1) kiến thức và thực hành về CTXH và (2) khoa học và nghệ thuật trong điều trị ung thư [47].Vai trò của họ là
“sử dụng tối đa các dịch vụ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của bệnh nhân, giúp xây dựng các chiến lược ứng phó tối ưu và huy động tốt nhất các nguồn lực hỗ trợ
từ cộng đồng"[44] Ở nhiều nước phát triển, nhân viên CTXH về ung bướu được đào tạo các kiến thức và kỹ năng lâm sàng cũng như tâm lý học xã hội để đánh giá nhu cầu, thực hiện can thiệp cho người bệnh và gia đình của họ để giúp họ có những quyết định tốt nhất trong quá trình điều trị; đồng thời, nhân viên CTXH có thể làm việc với các cán bộ y tế khác, đào tạo và giám sát các cán bộ trẻ hơn [48] Hiệu quả hoạt động của họ được chứng minh thông qua việc tăng tỷ lệ sống sót cũng như chất lượng cuộc sống rõ rệt cho các bệnh nhân ung thư
Nhân viên CTXH đang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân ung thư, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, nơi phần lớn các trường hợp ung thư trên thế giới (56,8%) và tử vong do ung thư (64,9%) xảy ra ở đây Tuy vậy, hiện các
cơ sở điều trị ung thư ở hầu hết các nước đang phát triển đều đang phải đối mặt với các vấn đề về thiếu hụt nguồn nhân lực và tài chính để ngăn chặn, chẩn đoán, và điều trị ung thư, cũng như cung cấp dịch vụ CTXH, chăm sóc hỗ trợ và giảm nhẹ để giảm gánh nặng của căn bệnh này [44] Thiếu hụt cán bộ và khâu tổ chức dịch vụ yếu kém dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán, chẩn đoán sai và thiếu các dịch vụ chăm sóc và tư vấn hỗ trợ cho bệnh nhân [53] Bên cạnh đó, việc cung cấp các dịch
vụ đặc thù như dịch vụ CTXH thường chỉ được thực hiện bởi các cán bộ được đào
Trang 122.2 Một số nghiên cứu về dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư ở Việt Nam
2.2.1 Đặc điểm nhân khẩu, tâm lý, nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH của bệnh nhân ung thư
Các nghiên cứu ghi nhận rằng, tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc có số bệnh nhân nam điều trị nội trú cao hơn số bệnh nhân nữ (57% so với 43%), tập trung ở nhóm tuổi 50-69 (khoảng 2/3 số bệnh nhân), chiếm tỉ lệ cao nhất là nông dân và công nhân (khoảng 1/3) và tiếp theo là nhóm công chức nhà nước (khoảng 1/5) [7] Bệnh nhân ung thư có chất lượng sống thấp, sức khỏe yếu do gặp thêm các bệnh lý mãn tính khác (42%) hoặc do sức khỏe yếu, các khuyết tật chức năng khác (58%) hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (11%) Những người dưới 65 tuổi và không có khả năng lao động chiếm 17% [42] Đa số bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh kinh tế trung bình và nghèo (92%), vì vậy gặp khó khăn trong điều trị Họ cần được hỗ trợ về vật chất để được tiếp cận thuốc điều trị ung thư [42] Trong năm 2012,mỗi bệnh nhân ung thư phải chi 200 triệu đồng cho đều trị trực tiếp và gián tiếp, sau 1 năm điều trị, có 22,36% bệnh nhân bị khó khăn về kinh tế, trong đó có gần 34% bệnh nhân không thể mua thuốc; 24% bệnh nhân không thể thanh toán tiền gas, điện, nước; 21% không thể thanh toán chi phí đi lại và có tới 15,2% không có tiền mua đồ ăn uống Để giải quyết những vấn đề này, 66,7% bệnh nhân phải vay mượn; 22% bệnh nhân phải bán đi tài sản [28]
Bệnh nhân thường bị khủng hoảng tâm lý khi phát hiện bị bệnh ung thư, do gánh nặng gia đình, định kiến xã hội, tâm lý chán nản khi phải phụ thuộc cuộc sống tại bệnh viện , hơn 1/2 bệnh nhân ung thư vú cảm thấy suy sụp và bất lực khi biết mình mắc bệnh [29], bệnh nhân ung thư dạ dày có 2/3 rối loạn trầm cảm và trên
Trang 13họ cũng mong muốn được tư vấn trực tiếp bởi bác sỹ điều trị tại phòng tư vấn riêng sau khi đã có chẩn đoán xác định và trước khi ra viện Họ cũng có các nhu cầu được cung cấp thông tin về các mạng lưới, hỗ trợ tài chính, tư vấn chăm sóc con cái và tư vấn sức khỏe tình dục [21]
2.2.2 Vai trò và thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư
Theo Lý Thị Hảo (2016), một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh về hoạt động giao tiếp với cán bộ y tế với người bệnh là trên 3/4 Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư nhận được khá ít các dịch vụ hỗ trợ về giải quyết các thủ tục hành chính, về chi phí điều trị hoặc các chính sách dành cho người bệnh ung thư Ba yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý - xã hội của bệnh nhân ung thư là kinh tế của người bệnh, người chăm sóc và tinh thần người bệnh[21]
Vai trò cần thiết của nhân viên CTXH được khẳng định dưới góc nhìn của người đào tạo CTXH và cán bộ quản lý bệnh viện Nhân viên CTXH là thành phần không thể thiếu của nhóm chăm sóc bệnh nhân ung thư với tiêu chí lấy người bệnh làm trung tâm [36] Dù không tham gia vào hoạt động điều trị bằng y học nhưng họ
là người hỗ trợ về mặt tâm lý – xã hội tích cực cho người bệnh và gia đình, kết nối các nguồn lực trợ giúp khác [29] Tuy vậy, hiện ở Việt Nam, các bệnh viện ung thư vẫn chưa có đội ngũ nhân viên CTXH, các công việc chăm sóc bệnh nhân chủ yếu
là gia đình, và cán bộ y tế không được đào tạo chuyên môn CTXH [26]
Hiện mô hình thử nghiệm CTXH mới đang được tiến hành ở một số bệnh viện lớn, đánh giá ban đầu cho thấy, trong dịch vụ tư vấn chuyên sâu cho bệnh nhân ung thư, nhân viên CTXH đóng vai trò trong việc kết nối, chuyển giao tới nhân viên
y tế có chuyên môn để tư vấn cho bệnh nhân [36] Tuy vậy, một số điểm yếu cũng
Trang 147
được đề cập bao gồm việc triển khai mô hình thực hiện vai trò mang nặng tính từ thiện, nhân viên CTXH tập trung vào kết nối nguồn lực, huy động cộng đồng mà chưa chú trọng đến các dịch vụ trợ giúp khác của CTXH cho bệnh nhân[31]
Kết quả các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, dịch vụ CTXH chuyên ngành ung bướu có vai trò khá quan trọng như một bác sĩ xã hội tham gia vào việc hỗ trợ tâm lý, động viên, khuyến khích bệnh nhân tham gia có hiệu quả hơn trong vào quá trình điều trị Tuy nhiên, ở các bệnh viện Việt Nam, các hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân hiện còn nhiều hạnh chế và còn ít được nghiên cứu thực tiễn, ngoài thực tế nhân viên CTXH còn ít kiến thức lâm sàng hoặc người chăm sóc bệnh nhân ung thư chủ yếu là gia đình và nhân viên y tế không có chuyên ngành về CTXH Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu của luận văn này tập trung mô tả nhu cầu, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ CTXH đáp ứng nhu cầu người bệnh Hy vọng sẽ tạo thêm một luận cứ về vai trò của CTXH trong hỗ trợ điều trị, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo sự hài lòng cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn bệnh viện K
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, phân tích những vấn đề lý luận về công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư
- Phân tích, đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn bệnh viện K
Trang 158
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện K
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn bệnh viện K
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K, cụ thể là cung cấp 4 dịch vụ: (1) Dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn khám, chữa bệnh; (2) Dịch vụ truyền thông nâng cao nhận thức và phổ biến pháp luật; (3) Dịch vụ hỗ trợ tâm lý - xã hội; (4) Dịch vụ kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện
Trang 169
Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải đặt cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư trong bệnh viện với mối quan hệ tương tác khách quan tất yếu với các yếu tố khác như quản lý nhà nước, cộng đồng
hỗ trợ, đơn vị và các nhân tố trực tiếp cung cấp dịch vụ (nhân viên CTXH và mạng lưới hỗ trợ), đồng thời, xem xét trong bối cảnh điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của chính bệnh nhân….Các định hướng và giải pháp đề xuất không thể chỉ hướng tới các mối quan hệ nội tại bên trong các nhân tố cung cấp dịch vụ trực tiếp như trình
độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nhân viên CTXH; trách nhiệm, vai trò, ý thức của mạng lưới hỗ trợ; đặc điểm đối tượng trợ giúp; mà còn phải có các giải pháp tác động vào các chủ thể xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ để có được hiệu quả trợ giúp cao nhất
Với phương pháp duy vật lịch sử, khi nghiên cứu đòi hỏi phải đặt đối tượng,
cụ thể ở đây là cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K trong hoàn cảnh môi trường xã hội, thời gian cụ thể mà hoạt động này được triển khai Trong bối cảnh thực tế, bệnh viện K là bệnh viện chuyên ngành ung bướu của
Bộ Y tế, số lượng bệnh nhân đông, nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH lớn; trong khi
đó, Phòng CTXH mới được thành lập, nhân sự thiếu và yếu; mặc dù việc cung cấp dịch vụ CTXH được lãnh đạo Bệnh viện quan tâm, nhưng quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, hoạt động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; cơ chế phối hợp trong mạng lưới cung cấp dịch vụ nội bộ và bên ngoài bệnh viện chưa được đồng bộ… Phương pháp duy vật lịch sử cũng đòi hỏi khi nghiên cứu phải nắm vững những quan điểm, chủ trương và đường lối ứng với những thời điểm, giai đoạn cụ để đề ra những phương hướng, giải pháp phù hợp
5.2 Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp trong và ngoài nước
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được thực hiện trong các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về các vấn đề liên quan đến nội dung của nhiệm vụ nghiên cứu:
Bệnh nhân ung thư, đặc điểm tâm lý và nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Trang 17rõ ràng, đáng tin cậy, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, nghiên cứu của các cá nhân/tổ chức đã công bố hoặc chưa xuất bản.; Về ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh…
*Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi:
- Sử dụng với mục đích thu thập thông tin định lượng bằng cách phỏng vấn người được hỏi trả lời trực tiếp vào bảng hỏi thiết kế sẵn
- Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 phần: Phần 1: Tìm hiểu thông tin về bệnh nhân (đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng bệnh tật, tình trạng chữa trị, đặc điểm tâm
lý, người chăm sóc, tình trạng bảo hiểm y tế, khả năng chi trả); Phần II về thực trạng nhu cầu và thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư, đánh giá của bệnh nhân mức độ đáp ứng của dịch vụ đối với nhu cầu của họ
* Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm:
- Sử dụng với mục đích thu thập các thông tin định tính về quan điểm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; quan điểm của lãnh đạo, nhân viên y tế, nhân viên CTXH trong bệnh viện của về nhu cầu và thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH tại bệnh viện và các đề xuất giải pháp tăng cường cung cấp dịch vụ
- Phương pháp thảo luận nhóm: Nhằm tìm hiểu thông tin sâu với nhóm bệnh nhân nam, nữ và người nhà bệnh nhân, nhân viên điều dưỡng và nhân viên công tác xã hội Sử dụng bản gợi ý nội dung bán cấu trúc
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng với bệnh nhân, người nhà
bệnh nhân, lãnh đạo bệnh viện, nhân viên điều dưỡng, nhân viên công tác xã hội
*Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn mẫu với khảo sát định lượng: công thức chọn mẫu đáp ứng mức ý nghĩa thông kê của nghiên cứu là 95% Công thức chọn mẫu định lượng là:
Trang 1811
Trong đó:
n= cỡ mẫu cần khảo sát; N không biết trước
z2(1 – α/s): mức tin cậy định trước tối thiếu = 0,95
P: tỉ lệ P cần ước lượng = 0,05 để có được mức ý nghĩa thông kê của nghiên cứu là 95%;
d: sai số tuyệt đối = 0,05
o Tổng số mẫu định lượng (n) đã được đưa vào nghiên cứu là 420 người
(385 người + 10% đề phòng bỏ cuộc), mẫu nghiên cứu thực tế là 418 người; được lựa chọn phân phối tương đương theo giới và theo 4 nhóm khoa điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và chăm sóc giảm nhẹ
o Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh lý ung thư,
đang điều trị tại bệnh viện; đồng ý trả lời phỏng vấn; người nhà đồng ý trả lời thay thế cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân không đủ sức khỏe trả lời
- Chọn mẫu cho khảo sát định tính: được thực hiện với 30 người, bao gồm: + Với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: 18 người (08 ngườivới nhóm thảo luận bệnh nhân nam khoa Nội 1; 05 người với nhóm thảo luận nhóm bệnh nhân nữ khoa Ngoại 1; phỏng vấn sâu 03 bệnh nhân và 02 người nhà bệnh nhân)
+ Với Lãnh đạo bệnh viện và nhân viên điều dưỡng, nhân viên công tác xã hội: 12 người (07 nhân viên CTXH với nhóm thảo luận, phỏng ván sâu 01 trưởng phòng điều dưỡng, 01 trưởng phòng Công tác xã hội, 01 nhân viên công tác xã hội,
01 trưởng khoa, 01 điều dưỡng trưởng)
*Phương pháp thống kê toán học:
Đề tài sử dụng phần mềm xử lý thống kê số liệu SPSS phiên bản 20.0 dùng trong môi trường windown dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để việc xử lý
số liệu khảo sát đảm bảo được tính khách quan, khoa học Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận hồi qui logictic nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 19tố ảnh hưởng; xác định hệ thống cơ sở pháp lý từ quan điểm, chính sách của Đảng Nhà nước, bộ Y tế và của bệnh viện về chăm sóc sức khỏe nhân dân; khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư, cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện
Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, thực hành, quản lý và giảng dạy trong lĩnh vực công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư trong bệnh viện
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với người bệnh và thân nhân người bệnh: Đề tài góp phần tác động nâng cao chất lượng cung cấp dịch CTXH, chất lượng khám chữa bệnh cho người bệnh tại bệnh viện K thông qua mô tả nhu cầu bênh nhân các khuyến nghị, giúp họ đáp ứng tốt hơn với phác đồ điều trị
- Đối với các cán bộ, nhân viên y tế: Đề tài cung cấp cái nhìn khái quát về đặc điểm nhân khẩu, tâm lý, nhu cầu của bệnh nhân ung thư để giúp lập kế hoạch và thực hiện các giải pháp cung cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp, hiệu quả, sát hợp với tình hình thực tiễn
- Đối với cán bộ quản lý bệnh viện: Đề tài cung cấp các số liệu thực tiễn về nhu cầu và thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH, các khuyến nghị của các bên liên quan, là cơ sở để tham mưu, tư vấn và xây dựng các chính sách, chương trình phù hợp, hiệu quả, nâng cao chất lượng chỉ đạo và triển khai cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện
- Đối với cộng đồng, các nhà tài trợ, hảo tâm: Đề tài cung cấp cái nhìn khách quan về thực trạng nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý, nhu cầu của bệnh nhân, khả năng chi trả y tế, giúp cộng đồng thực hiện tăng cường xã hội hóa công tác
Trang 2013
cung cấp dịch vụ CTXH, chăm sóc người bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong bệnh viện và cả ở cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của họ
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân
ung thư
Chương 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư từ
thực tiễn Bệnh viện K
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường cung cấp dịch vụ CTXH đáp
ứng nhu cầu bệnh nhân K từ thực tiễn Bệnh viện K
Trang 2114
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ 1.1 Bệnh nhân ung thư: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu
1.1.1 Khái niệm bệnh nhân ung thư
*Bệnh nhân:
Đề tài sử dụng khái niệm “bệnh nhân” đồng nghĩa với người bệnh theo Luật khám, chữa bệnh (2009) [33] Theo đó, người bệnh (bệnh nhân) là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Điều 2) Bệnh nhân khi đến khám bệnh và chữa bệnh tại bệnh viện sẽ được bác sĩ thực hiện các qui trình khám – chẩn đoán bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp theo qui định và đã được công nhận giúp điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng
* Ung thư:
Cùng với nhiều định nghĩa khác nhau về ung thư, Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á cho rằng: “Ung thư là thuật ngữ dùng cho những căn bệnh trong đó các tế bào bất thường phân chia vượt ngoài tầm kiểm soát và có thể lan truyền qua các mô khác, … có thể tạo thành khối gọi là khối u ác tính Có hơn một trăm loại ung thư
và mỗi loại có một chế độ đề phòng, bảo vệ và điều trị khác nhau” [19]
Tổng hợp, kế thừa từ các khái niệm liên quan, tôi xây dựng khái niệm ung thư như sau: “Ung thư là một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu Di căn
là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư Hiện có khoảng 200 bệnh ung thư khác nhau”
* Bệnh nhân ung thư:
Qua tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu, tôi đưa ra quan niệm về bệnh nhân ung thư như sau: “Bệnh nhân ung thư là người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh được chẩn đoán bệnh lý ung thư, giảm sút sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần (tâm lý) và sức khỏe xã hội (các mối quan hệ xã hội) Họ thuộc nhóm đối tượng yếu
Trang 2215
thế, phải phụ thuộc vào bệnh viện và các nhân viên y tế, cần được trợ giúp các dịch
vụ công tác xã hội”
1.1.2 Một số đặc điểm tâm lý và nhu cầu của bệnh nhân ung thư
*Một số đặc điểm tâm lý của bệnh nhân ung thư
Chất trên vai gánh nặng bệnh tật, chăm sóc, điều trị, cộng với quan niệm trong cộng đồng: “mắc ung thư là nhận án tử hình”, các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư có tâm lý chán chường, buồn phiền, lo lắng, căng thẳng, mặc cảm, tự
ti, ngại giao tiếp, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng, tuyệt vọng, bị kích động và có nguy cơ tự tử Một số bệnh nhân mất niềm tin vào quá trình chữa trị, gây nên những vấn đề về mối quan hệ xã hội giữa bệnh nhân với người thân trong gia đình, bệnh nhân với đội ngũ y bác sỹ và cơ sở khám chữa bệnh
Trích dẫn từ Triệu Thị Biển (2012), theo Kubler-Ross (1970), mô hình diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư có 5 giai đoạn, viết tắt là mô hình DABDA (Denial – từ chối/phủ nhận) – Anger (giận dữ/phẫn nộ) – Bargaining (thương lượng/mặc cả) – Depression (trầm cảm) – Acceptance (chấp nhận) Người bệnh trải qua giai đoạn 1, với tâm lý phủ nhận thông tin, chối bỏ, sốc và không tin vào chẩn đoán; giai đoạn 2, người bệnh chuyển từ tâm lý phủ nhận sang tâm lý dễ bị kích động, khó tính, hay đòi hỏi, họ có thể nổi cơn giận, làm cho việc giao tiếp với mọi người xung quanh trở nên khó khăn; giai đoạn 3 người bệnh mong muốn thương lượng, mặc cả, họ mong được kéo dài sự sống, trì hoãn cái chết, giai đoạn 4, bệnh nhân rơi vào tâm lý trầm cảm Giai đoạn 5 là tâm lý chấp nhận Đây là mô hình được sử dụng khá phổ biến trong các hội thảo, hội nghị về đặc điểm tâm lý của bệnh nhân ung thư [8]
*Nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH của bệnh nhân ung thư
Theo Bùi Ngọc Dũng và cộng sự (2011), nhu cầu của bệnh nhân ung thư được khái quát ở 5 nhóm nhu cầu [17]: (1) Nhu cầu hỗ trợ tâm lý (2) Nhu cầu về thông tin y tế (3) Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc của người bệnh (4) Nhu cầu hỗ trợ thể chất, sinh hoạt hằng ngày (5) Nhu cầu giao tiếp, duy trì quan hệ xã hội
Trong nghiên cứu này, nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH của bệnh nhân ung thư được căn cứ theo thông tư hướng dẫn của Bộ y tế về nhiệm vụ CTXH trong
Trang 2316
bệnh viện, và bổ sung dựa trên thực tiễn hoạt động nghề CTXH trong bệnh viện tại Việt Nam và trên thế giới, được chi tiết hóa ở 4 nhóm nhu cầu mà bệnh nhân cần:
(1) Nhu cầu cung cấp thông tin, tư vấn khám, chữa bệnh gồm 2 nội dung: (a) Dịch
vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh, (b) Dịch vụ tư vấn thông tin điều trị bệnh; (2) Nhu cầu cung cấp dịch vụ thông tin, truyền thông và phổ biến,
giáo dục pháp luật; ( 3) Nhu cầu cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội; (4) Nhu cầu cung cấp dịch vụ kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện Nội dung chi tiết trong các nhóm nhu cầu này so với qui định của Bộ y tế về nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện có bổ sung các dịch vụ tư vấn thông tin điều trị bệnh (hỗ trợ đội ngũ bác sĩ nhân viên y tế giảm bớt quá tải bệnh viện; giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn phác đồ điều trị) và trị liệu tâm lý - can thiệp khủng hoảng cho bệnh nhân nhằm giải tỏa lo âu căng thẳng tâm lý xuất phát trong quá trình điều trị bệnh Chi tiết nội dung các dịch vụ được giải thích rõ hơn trong nội dung lý luận về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư dưới đây
1.2 Lý luận về cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thƣ nói chung và bệnh nhân ung thƣ tại bệnh viện K
1.2.1 Một số khái niệm
*Dịch vụ:
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt (2004), dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công Luận văn sử dụng khái niệm dịch vụ theo từ điển Tiếng Việt này
vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội"
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013): “Dịch vụ công tác xã hội có thể được coi là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp, điều phối bởi các nhân viên công
Trang 2417
tác xã hội Việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông và các dịch vụ khác Chính vì vậy, nhân viên công tác xã hội phải có sự nối kết chặt chẽ với các dịch vụ xã hội khác trong quá trình thực hiện dịch vụ công tác xã hội” [27] Luận văn sử dụng khái niệm dịch vụ CTXH cùa tác giả Bùi Thị Xuân Mai
*Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư:
Trong đề tài này, từ các khái niệm liên quan, tôi xây dựng khái niệm dịch vụ
công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư là: “Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân
ung thư là các hoạt động do cơ sở có chức năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các nhân viên công tác xã hội thực hiện nhằm ứng dụng chuyên nghiệp các giá trị, nguyên tắc, kỹ năng công tác xã hội hỗ trợ trực tiếp bệnh nhân ung thư góp phần giảm bớt gánh nặng bệnh tật; xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa thể chất và tinh thần người bệnh,giữa người bệnh với người thân, giữa bệnh nhân với những người xung quanh, giữa bệnh nhân và cơ sở y tế, đáp ứng tốt phác đồ điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”
1.2.2.Các nguyên tắc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư
Dựa vào nội dung khái niệm cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư, nguyên tắc cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân ung thư cần tuân thủ theo các nguyên tắc chung của nghề CTXH Các nguyên tắc trong cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư cần được thự hiện như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc chấp nhận bệnh nhân: nhân viên CTXH trong quá trình
trợ giúp bệnh nhân cần thừa nhận quyền được tôn trọng, chấp nhận bệnh nhân cho
dù bệnh nhân ung thư thuộc hoàn cảnh nào, bị bất cứ loại bệnh ung thư nào hay có điều kiện sống, hành vi ra sao
Thứ hai, nguyên tắc bệnh nhân cùng tham gia giải quyết vấn đề: Là nguyên
tắc cơ bản của nghề CTXH Nhân viên CTXH cần khơi dậy, giúp đỡ bệnh nhân phát huy nội lực của họ để cùng tham gia giải quyết vấn đề khó khăn họ gặp phải Bởi vì, hơn bất cứ ai, bệnh nhân là người hiểu họ có nhu cầu gì, đang gặp phải vấn
đề gì, hoàn cảnh và khả năng giải quyết vấn đề ra sao Họ cần tham gia từ khâu đánh giá vấn đề, lựa chọn và thực hiện giải pháp đến đánh giá kết quả
Trang 2518
Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh: Nhân viên
CTXH không áp đặt ý kiến chủ quan, không quyết định thay bệnh nhân, mà chỉ đóng vai trò là người xúc tác, giúp đỡ bệnh nhân đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, có trách nhiệm và tự tin với lựa chọn của mình
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo sự khác biệt (cá biệt hóa): Nhân viên CTXH
cần dựa trên đặc điểm khác biệt về nhân khẩu, tính cách, văn hóa, khả năng của bệnh nhân để đáp ứng đúng nhu cầu và lợi ích thiết thực của họ, tránh bảo thủ, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp bệnh nhân
Thứ năm, nguyên tắc giữ bí mật: Nhân viên CTXH cần tôn trọng và bảo mật
các vấn đề riêng tư của bệnh nhân, tạo điều kiện để bệnh nhân chân thành, cởi mở bộc lộ cảm xúc, tâm trạng và vấn đề họ đang gặp phải, giúp bệnh nhân tin tưởng và sẵn sàng trong quá trình hợp tác với nhân viên CTXH Đây cũng là một yêu cầu mang tính nhân văn, là tiêu chuẩn đạo đức của người làm CTXH
1.2.3 Nội dung các dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K
Tùy thuộc vào đặc điểm nhu cầu của từng loại đối tượng cung cấp dịch vụ và đặc điểm của cơ sở cung cấp dịch vụ mà từng cơ sở y tế hoặc các tác giả có cách phân chia loại hình dịch vụ CTXH một cách phù hợp
Trong luận văn này, để xác định 4 nội dung dịch vụ CTXH tại bệnh viện K mà bệnh nhân có nhu cầu cũng như đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân tại bệnh viện K, tôi dựa vào 4 căn cứ sau: (1) sử dụng khái niệm dịch vụ CTXH của tác giả Bùi Thị Xuân Mai, (2) nội dung nhiệm vụ và hình thức thực hiện nhiệm vụ CTXH của bệnh viện theo qui định từ thông tư số 43/2015/TT-BYT của Bộ Y tế [6] , (3) tình hình thực tiễn cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư của bệnh viện K
và các bệnh viện khác, (4) kinh nghiệm thực hiện nghề Công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt Nam và thế giới từ các y văn hiện có Cụ thể:
- Nội dung nhiệm vụ và hình thức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội
của bệnh viện theo qui định từ thông tƣ số 43/2015/TT-BYT của Bộ Y tế:
Thông tư qui định 7 nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện, trong đó có 4 loại hình dịch vụ cho bệnh nhân, chi tiết phụ lục kèm theo: (1) Hỗ trợ, tư vấn giải
Trang 26+ Thực tiễn hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân tại bệnh viện K:
Hiện nay Phòng CTXH tại bệnh viện K (BVK) đang từng bước thực hiện các nội dung cung cấp dịch vụ CTXH phù hợp theo qui định của bộ Y tế, tuy nhiên, chưa có sự cụ thể hóa một cách khoa học, hệ thống, phù hợp với nhu cầu người bệnh và với thực tiễn của khám chữa bệnh của bệnh viện Với nguồn lực hiện tại, phòng CTXH mới tập trung hỗ trợ bệnh nhân về các chỉ dẫn ở khu vực khám bệnh,
hỗ trợ tâm lý – xã hội, thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được chuyên sâu Các thông tin về điều trị bệnh giúp bệnh nhân hiểu rõ về bệnh và phác đồ điều trị giúp họ đáp ứng tốt hơn phác đồ điều trị, giải tỏa tâm lý lo âu, căng thẳng hiện tại do đội ngũ bác sĩ, y tá và điều dưỡng thực hiện và chưa thể giảm bớt tình trạng quá tải bệnh viện cho chính đội ngũ này
+ Thực tiễn cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân trong các bệnh viện ở Việt Nam:
Theo Trương Nguyễn Xuân Quỳnh, Phạm Thị Thu (2016), bài viết Mô hình
công tác xã hội tại Mỹ và hướng ứng dụng tại Việt Nam [35], nhận thấy kinh
nghiệm và đòi hỏi của thực tiễn dịch vụ CTXH cần cung cấp cho bệnh nhân trong các bệnh viện tại Việt Nam cần bổ sung cung cấp thông tin điều trị bệnh cho bệnh nhân, hỗ trợ nhân viên y tế giảm quá tải cho bệnh viện Tại một số bệnh viện tuyến
trung ương và tuyến tỉnh ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các nội dung dịch vụ CTXH được cung cấp cho người bệnh bao gồm: tư vấn thông tin khám bệnh, phân loại bệnh nhân, tư vấn và giới thiệu dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc người bệnh, người
Trang 2720
nhà bệnh nhân, hỗ trợ từ thiện, góp phần làm giảm bớt khó khăn cho các bệnh nhân trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Tuy nhiên, vì đây là lĩnh vực còn khá mới không chỉ đối với hệ thống chăm sóc y tế tại Việt Nam nên việc triển khai mô hình CTXH trong bệnh viện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng và hiệu quả còn nhiều hạn chế
Tác giả Tạ Thị Thanh Thủy (2016), bài viết Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay [38], nhận định hầu hết các bệnh viện trên đều trong tình trạng quá tải Nhân viên y
tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như hướng dẫn giải thích về qui trình khám chữa bệnh, tư vấn về phác đồ điều trị, cách phòng ngừa bệnh tật cho đến hỗ trợ tâm lý, tinh thần cho người bệnh, khai thác thông tin về đặc điểm nhân khẩu xã hội của người bệnh, cung cấp thông tin về giá
cả, chất lượng, địa điểm của các loại dịch vụ… Thực trạng này đang dẫn đến không
ít những phiền hà cho người bệnh như: sự thiếu hụt thông tin khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh, sự không hài lòng của bệnh nhân với cơ sở y tế,
sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc… Trước thực trạng trên, việc xác định rõ hơn vai trò cũng như những hoạt động của nhân viên CTXH trong bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH chăm sóc và phục vụ người bệnh là rất cần thiết
- Kinh nghiệm thực hiện nghề công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt
Nam và thế giới
Theo Nguy n trình điều trị/can thiệprị li (2016), trong bài vi)t “Công tác xã hđiều trị/can thiệprị liệu tâm lý,đào tạo dưới góc nhìn nhà tuyển dụng” [25] khm khảo từ ai trò c từ vai trò cCTXH tXH tác từ vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Mỹ, Anh vgiúp điúp tác từ vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Mỹ, Anh và Cang phương pháp nhằm lựa chọn phương pháp điều trị hoặc từ chối điều trị; giúp tác từ vai trò của nhân viên Vai trò citừ vai trò của nhân viên công tác xã tham gia vào quá trình trhân viên công tác xã hội tại Mỹ, Anh và Cachủ vượt qua những vấn
đề liên quan đến sức khỏe thể chất, tinh thần, kinh tế và xã hội; pham gia vào quhham gia vào quá trình trhân viên toàn di vào quá trình trhân viên cônđtoàn di
Trang 2821
vào quá trình trhân viên công tác xã hội tại Mỹ, Anh và Cachủ vượt qua nhực hiện diễn tiến quá trình điều trị/can thiệp Như vgũ nhân viên y th trhân viên công tác xã hội tại Mỹ, Anh và Cachủ vượt qua nhực hiện diễn tiến quá trình điều trị/can thiệpnh thần, kinh tế và xã hội;foreign-keys><key app="EN" db-id="0s5px25wtfpd5xedf
Dẫn chiếu theo Hội Đào tạo Công tác xã hội [24], Bộ tiêu chuẩn quốc gia
của hiệp hội nhân viên CTXH tại Mỹ (NASW) về hoạt động CTXH trong các cơ sở chăm sóc y tế, đã đưa ra ba tiểu mục bao gồm Tiêu chuẩn về Công tác Xã hội với bệnh Khuyết tật Phát triển, Tiêu chuẩn về Công tác Xã hộitại các Cơ sở Điều trị Bệnh Thận Giai đoạn cuối, và Tiêu chuẩn về Công tác Xã hội tại các Cơ sở Y tế Công cộng dành cho các nhân viên CTXH Trong số 20 tiêu chuẩn Hoạt động Công tác Xã hội trong các Cơ sở Chăm sóc Y tế của nhân viên CTXH, có tiêu chuẩn về Kiến thức, Năng lực trình độ và Giáo dục thường xuyên Các nhân viên công tác xã hội cần duy trì kiến thức về các tiến bộ và chẩn đoán y khoa, các hệ quả tâm lý-xã hội của bệnh tật, thương tổn, khuyết tật và điều trị Để hoàn thành mục tiêu này, các nhân viên công tác xã hội sẽ phải thường xuyên tìm cách cải thiện hoạt động của họ thông qua giáo dục và đào tạo và chia sẻ kiến thức với những đồng nghiệp khác
- Nhu cầu của bệnh nhân ung thư
Theo Bùi Ngọc Dũng và cộng sự (2011), nhu cầu của bệnh nhân ung thư, cụ thể là bệnh nhân ung thư máu được khái quát ở 5 nhóm nhu cầu [17], thể hiện bệnh nhân ung thư cần hỗ trợ cung cấp các thông tin y tế trong quá trình khám/chữa bệnh trong bệnh viện:
(1) Nhu cầu hỗ trợ tâm lý: để giảm bớt nỗi lo chống chọi với bệnh tật, để
giảm bớt lo sợ về sự suy giảm sức khỏe, để giảm bớt hậu quả xấu xảy ra (cái chết),
để giảm bớt nỗi lo về gánh nặng tài chính
(2) Nhu cầu về thông tin y tế: cần biết lợi ích, nguy cơ của mỗi phương pháp
điều trị, thông tin về mục đích xét nghiệm, can thiệp, cần thông báo về mức độ thuyên giảm của bệnh hay những thông tin về sự cải thiện tình trạng sức khỏe hoặc nguy cơ, mức độ đe dọa của bệnh
Trang 2922
(3) Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc của người bệnh: cần sự động viên, khích lệ
của bác sĩ; chăm sóc của điều dưỡng, của người thân, được tôn trọng bí mật thông tin từ nhân viên y tế…)
(4) Nhu cầu hỗ trợ thể chất, sinh hoạt hằng ngày: hỗ trợ vận động, đi lại, hỗ
trợ hướng dẫn để tự chăm sóc, những hoạt động tinh thần khác…
(5) Nhu cầu giao tiếp, duy trì quan hệ xã hội: cần được tôn trọng, cư xử như
một người bình thường trước khi bị bệnh, cần hỗ trợ để tự tin hơn trong giao tiếp,
có niềm tin trong điều trị bệnh
Từ các căn cứ trên, luận văn này xác định 4 nội dung dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư, làm cơ sở đánh giá nhu cầu của bệnh nhân và đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội của bệnh viện K, có so sánh với các nội dung
từ qui định của Bộ y tế về nhiệm vụ CTXH trong bệnh viện như sau:
1 Dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn khám, chữa bệnh:
(a) Dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh:
(1) Hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/qui trình khám bệnh;
(2)Tư vấn chi phí điều trị;
(3)Tư vấn chính sách bảo hiểm y tế;
(4) Tư vấn trợ cấp xã hội cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo;
(5) Hỗ trợ thủ tục chuyển cơ sở điều trị/xuất viện;
(b) Dịch vụ tư vấn thông tin điều trị bệnh:
(8) Cách chăm sóc sức khỏe thể chất, chế độ dinh dưỡng;
(9) Những khó khăn trong quá trình chung sống với bệnh;
(10) Thời gian tái khám;
(11) Các biện pháp phòng bệnh tái phát
Trang 3023
Nội dung động tư vấn thông tin về điều trị bệnh (mục b) được bổ sung nhằm hàm ý dịch vụ CTXH trong bệnh viện cho bệnh nhân ung thư có cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến dịch vụ khám- chữa bệnh, đảm bảo quyền khám chữa bệnh của bệnh nhân theo chính sách hiện hành; cung cấp thông tin bệnh và các thông tin khác trong quá trình điều trị bệnh, tạo mối liên kết chặt chẽ, thân thiện giữa nhân viên y tế và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong quá trình phối hợp điều trị hoặc chăm sóc người bệnh, đồng thời giảm bớt lo lắng, hoang mang của người bệnh về bệnh tật do thiếu các thông tin tư vấn về tình trạng bệnh và những vấn đề sẽ xảy ra trong tiến trình chữa trị
2.Dịch vụ thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:
(1) Truyền thông các nội dung về phòng, chống, điều trị ung thư;
(2) Hướng dẫn qui tắc ứng xử tại bệnh viện;
(3) Hướng dẫn thực hiện hòm thư góp ý trong bệnh viện;
(4) Truyền thông các chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh của bệnh viện
Nội dung dịch vụ này phù hợp với thông tư hướng dẫn của Bộ y tế hiện hành Mục đích bổ sung kiến thức phòng chữa bệnh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; giúp họ hiểu biết chính sách khám chữa bệnh của bệnh viện; xây dựng mối quan hệ ứng xử hải hòa giữa người bệnh và cơ sở y tế
3 Dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội:
(1) Thăm hỏi về tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh khó khăn của người bệnh; (2) Tư vấn - tham vấn tâm lý giải tỏa căng thẳng về bệnh;
(3) Trị liệu can thiệp khủng hoảng tâm lý;
(4) Tư vấn cách chăm sóc hình ảnh bản thân (sử dụng vú giả, tóc giả ); (5) Tư vấn giao tiếp xã hội (giúp tự tin);
(6) Cung cấp thông tin mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân ung thư
Nội dung dịch vụ này làm rõ hơn hoạt động hỗ trợ tâm lý, xã hội cho bệnh nhân được qui định trong thông tư nói trên, giúp đánh giá tâm lý xã hội toàn diện của bệnh nhân, bổ sung nội dung tham vấn và trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân giảm bớt nỗi lo chống chọi với bệnh tật, giảm lo sợ, khủng hoảng tâm lý về suy giảm sức khỏe, giảm các nỗi lo liên quan đến quan hệ gia đình, xã hội
4 Dịch vụ kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện:
Trang 3124
(1) Hỗ trợ tiền mặt thanh toán một phần chi phí điều trị;
(2) Hỗ trợ tiền mặt chi dùng cho sinh hoạt phí;
(3) Tặng đồ dùng cá nhân;
(4) Cung cấp bữa ăn miễn phí;
(5) Hỗ trợ chỗ ở cho người nhà trong thời gian chăm sóc;
Nội dung dịch vụ này làm rõ hơn qui định của thông tư trước thực tiễn hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện và làm rõ hơn nhu cầu của bệnh nhân
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K
Trong luận văn này, phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch
vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K bao gồm 02 nhóm yếu tố: (1) Nhóm yếu tố thuộc về người bệnh và (2) Nhóm yếu tố thuộc về bênh viện K – đơn
vị cung cấp dịch vụ
Mô hình nghiên cứu định lượng và định tính phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cung cấp địch vụ CTXH tại BVK được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích định lượng và định tính về các yếu tố ảnh hưởng
đến thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại bệnh viện K
Nhóm các yếu tố từ bệnh nhân
(số liệu định lượng)
- Nhu cầu cung cấp dịch vụ
CTXT của bệnh nhân, phân tích
Nhóm yếu tố từ bệnh viện K
(số liệu định tính)
+Quan điểm lãnh đạo: nội dung,
nhân sự, nguồn lực vật chất, huy
K
Trang 3225
Trang 3326
1.3.1.Nhóm các yếu tố thuộc về người bệnh
- Nhu cầu của bệnh nhân ung thư về các dịch vụ CTXH cần cung cấp:
Nhu cầu về cung cấp dịch vụ CTXH của bệnh nhân chính là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện phù hợp các
nguyên tắc làm việc với bệnh nhân, đặc biệt là với hai nguyên tắc: (1) nguyên tắc
bệnh nhân cùng tham gia giải quyết vấn đề, bởi vì hơn bất cứ ai, bệnh nhân là người
hiểu họ có nhu cầu gì, đang gặp phải vấn đề gì, hoàn cảnh và khả năng giải quyết vấn đề ra sao; họ cần tham gia từ khâu đánh gía vấn đề, lựa chọn và thực hiện giải
pháp đến đánh giá kết quả; (2) nguyên tắc đảm bảo sự khác biệt, bởi vì, mỗi người
bệnh là một cá nhân riêng biệt, có nhu cầu, hoàn cảnh, tính cách đặc điểm tâm lý, văn hóa, trình độ khác nhau Khi tuân thủ hai nguyên tắc này, nhân viên CTXH sẽ
đảm bảo được lợi ích thiết thực của bệnh nhân, đáp ứng đúng nhu cầu của họ, có khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục tính bảo thủ, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp bệnh nhân Mỗi nhóm bệnh nhân lại có nhu cầu khác nhau, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân của bệnh viện K
Nhu cầu của bệnh nhân thể hiện sự khác biệt ở các đặc điểm sau:
+ Đặc điểm nhân khẩu học đặc thù như tuổi, giới, nơi sinh sống, mức sống, học vấn, khả năng chi trả y tế, tình trạng bảo hiểm
+ Đặc điểm bệnh lý và điều trị của bệnh nhân như: loại bệnh, thời gian mắc bệnh, số lần điều trị tại bệnh viện
+ Đặc điểm tình trạng sức khỏe thể chất (bệnh kèm theo ung thư) và tinh thần (đặc điểm tâm lý)
- Tính sẵn sàng chi trả dịch vụ của người bệnh được coi là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch cung cấp dịch vụ tại bệnh viện
1.3.2 Nhóm các yếu tố thuộc về bệnh viện K
Bệnh viện là đơn vị cung cấp toàn bộ nội dung các dịch vụ CTXH đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH tại bệnh viện K bao gồm:
Trang 3427
- Quan điểm lãnh đạo về những nội dung dịch vụ cần thiết, số lượng và chất lượng nhân sự, mô hình bố trí nhân sự, nguồn lực kinh phí thực hiện
- Số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên được giao nhiệm vụ:
Số lượng nhân viên CTXH có nghiệp vụ được phân công cụ thể về cung cấp các dịch vụ CTXH theo các nội dung dịch vụ CTXH của đề tài, ở các vị trí cụ thể: hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các qui trình khám chữa bệnh, tư vấn, tham vấn tâm lý; kết nối, hỗ trợ từ thiện, tạo cơ hội cho người bệnh được tiếp cận với các nguồn lực cần thiết…
Năng lực, trình độ chuyên ngành, tính chuyên nghiệp về nghề CTXH của đội ngũ nhân viên CTXH quyết định hiệu quả trợ giúp bệnh nhân K nâng cao khả năng giải quyết, đối phó với các vấn đề khó khăn do bệnh tật gây ra
- Mạng lưới CTXH: số lượng tham gia và trách nhiệm được phân công, tinh thần, thái độ tham gia triển khai dịch vụ CTXH của đội ngũ y – bác sĩ, đặc biệt là đội ngũ thuộc hệ thống Phòng điều dưỡng, các điều dưỡng trưởng và điều dưỡng
viên cũng như các nhân viên y tế khác
Nội dung dịch vụ CTXH và những yếu tố ảnh hưởng thực trạng cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân ung thư là các căn cứ để xác định biến số phát triển bộ công
cụ nghiên cứu định tính và định lượng trong nghiên cứu này
1.4 Cơ sở pháp lý về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thƣ tại bệnh viện K
Hệ thống cơ sở pháp lý cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư (bệnh nhân K) tại BVK trong luận văn này bao gồm (1) các quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước về chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) và bệnh nhân ung thư (2) cơ sở pháp lý về thực hiện cung cáp dịch vụ CTXH trong bệnh viện; (3)
cơ sở pháp lý hoạt động phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện K
1.4.1 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc chăm sóc sức khỏe nhân dân và bệnh nhân ung thư
Theo số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2016 do Tổng cục Thống kê công
bố, vào cuối năm 2016, dân số Việt Nam ước tính là 92,7 triệu người Việt Namlà quốc gia có nguồn nhân lực trẻ, năng động, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
Trang 3528
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sức khỏe là yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chiến lược CSSKND, đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc phòng chống các bệnh ung thư và các bệnh không lây nhiễm
Trong các kỳ đại hội và trong Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/5/2005 về công tác bảo vệ CSSKND trong tình hình mới, Đảng đã nhấn
mạnh: “Nhà nước cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế Việt Nam đến năm
2020, định hướng cho lộ trình phát triển ngành Y tế Việt Nam” [2]
Thể chế hóa chính sách CSSKND của Đảng, Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030” đã
khẳng định: “Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, đầu tư cho
việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội” Chiến
lược khẳng định 5 quan điểm và 6 mục tiêu cụ thể về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhằm hướng đến một nên y tế công bằng – hiệu quả- phát triển, đảm bảo người bệnh đều có khả năng tiếp cận với các CSSK[13]
Cụ thể hóa chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030; ngày 20/3/2015, Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025 đã được ban hành bởi quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Bốn quan điểm,
3 mục tiêu, 4 giải pháp của chiến lược đã được chi tiết nhằm “khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước” [14]
1.4.2 Cơ sở pháp lý về thực hiện cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện
"Đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam, giai đoạn 2010-2020" do Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 [11] là
Trang 3629
khởi điểm quan trọng cho sự phát triển nghề CTXH ở nước ta với mục tiêu: “Phát
triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam Nâng cao nhận thức của toàn
xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến” Kể từ đó, hàng loạt những văn bản
pháp lý đã được ban hành bởi nhiều Bộ khác nhau nhằm đưa nghề công tác xã hội thực sự đi vào đời sống xã hội và trong ngành tế, trong bệnh viện; với mã chức danh nghề nghiệp của nhân viên CTXH, nội dung hoạt động dịch vụ CTXH trong bệnh viện Những văn bản pháp lý là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế - bệnh viện; văn bản pháp lý cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện bao gồm:
1) Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ban hành ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam, giai đoạn 2010-2020”
2) Thông tư số 08/2010/TT-BNV ban hành ngày 25/8/2010 của Bộ Nội vụ ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội
3) Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 8/11/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội
4) Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH ban hành ngày 26/01/2011 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”
5) Quyết định số 2514/QĐ-BYT ban hành ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng
Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020"
6) Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXHBHV ban hành ngày 19/08/2015 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Nội vụ về việc quy định
mã số tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH
Trang 3730
7) Thông tư số 43/2015/TT-BYT ban hành ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện
Bên cạnh các văn bản qui định tính pháp lý cho sự phát triển của nghề CTXH trong bệnh viện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, sự hài lòng của người bệnh, giảm bớt các tồn tại hạn chế của ngành y tế hiện nay, có Luật Bảo hiểm y tế và Luật khám, chữa bệnh; Quyết định của chính phủ về “Khám chữa bệnh cho người nghèo”, trong đó bệnh nhân ung thư là đối tượng được quan tâm; có các qui định về chế độ bảo trợ có liên quan nhằm tăng cường sự hỗ trợ, trợ cấp cho bệnh nhân ung thư tại cộng đồng Các văn bản pháp lý bao gồm:
+ Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 do Quốc Hội ban hành ngày 13/6/2014, có khoản 3 Điều 22 (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không đúng tuyến đã góp phần hỗ trợ cho người bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm trong quá trình khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, giúp người bệnh khắc phục các khó khăn về chi phí y tế, với các mức bảo hiểm chi trả theo tuyến Qui định chi tiết hơn, Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 37/2014/TT-BYT hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng tạo thuận lợi cho bệnh nhân khi
khám – chữa bệnh tại các tuyến trong cùng địa bàn tỉnh “Từ ngày 01 tháng 01 năm
2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh" [34]
+ Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 Quốc hội ban hành ngày 23/11/2009, Chương 2, Mục 1, từ Điều 7 đến Điều 13 ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh: quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; quyền được tôn trọng bí mật riêng tư; quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh; quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh….[33]
Trang 3831
+ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo; mục 4, khoản 1, điều 1
và mục 3,4 điều 3 của Quyết định đã bổ sung đối tượng Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí sẽ được hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế Nếu có bảo hiểm y tế thì được hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh; bảo hiểm y tế phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả
từ 100.000 đồng trở lên [12] Cụ thể hóa điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh tùy điều kiện ngân sách địa phương, có thể hỗ trợ chi trả viện phí từ 30%-50% cho người
bệnh [39] Đây là các qui định mới nhằm hỗ trợ cụ thể hơn cho người bệnh ung thư,
mãn tính thuộc đối tượng người bệnh nghèo, suy giảm sức khỏe giúp họ thực hiện tốt hơn quyền khám chữa bệnh
Ngoài ra, từ căn cứ các chính sách mới về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hiện hành[10], [37]; Căn cứ phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002; các UBND các tỉnh đã có các qui định cụ thể trợ cấp hàng tháng cho bệnh nhân ung thư hàng tháng như các đối tượng bảo trợ tại cộng đồng: đơn cử như theo quyết định số QĐ 53/2011/QĐ-UBND của UBNDTP Hà nội (2011), người bệnh là bệnh nhân ung thư
thuộc hộ nghèo được trợ cấp 350.000đ/người/tháng đến 400.000 đồng/người/tháng [40] còn theo quyết định số QĐ 45/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà
Nẵng, bệnh nhân ung thư được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền mai táng phí khi
chết theo mức như đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ giúp tại cộng đồng [41] Những qui định cụ thể này tùy theo điều kiện ngân sách của địa phương
và kết quả hoạt động của Quĩ Hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo (Quỹ 139) tại địa phương
Trang 3932
Hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trên đây chính là những
cơ sở pháp lý góp phần xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu của luận văn Đồng thời, đây cũng là các cơ sở pháp lý cần thiết cho nhân viên CTXH áp dụng lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề CTXH trong lĩnh vực y tế
1.4.3 Quyết định thành lập và hoạt động của Phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện K
Bệnh viện K (tiền thân là Viện Radium Đông Dương được thành lập ngày 19/10/1923) là Bệnh viện chuyên khoa ung thư trực thuộc Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số 711/QĐ-BYT ngày 17 tháng 7 năm 1969 của Bộ trưởng Bộ Y
tế, xác định lại theo Quyết định số 246/QĐ-TTgngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, có định hướng phát triển thành Bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng đặc biệt của Việt Nam [5]
Thực hiện đề án Công tác xã hội trong bệnh viện, Bệnh viện K đã thành lập
Tổ Công tác xã hội theo Quyết định số 474/QĐ-BVK ngày 1/7/2014 của Giám đốc bệnh viện K ký [1], và chuyển đổi thành Phòng Công tác xã hội vào tháng 5/2017 Hiện Phòng công tác xã hội có 13 nhân sự triển khai các hoạt động theo hướng dẫn
về chức năng, nhiệm vụ Công tác xã hội mà thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày
26 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y Tế ban hành [6]
Đây là căn cứ để Phòng công tác xã hội thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện nói chung và cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân K tại BVK nói riêng thông qua việc thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản chính sách, pháp luật, các quyết định, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Bộ Y
tế và các nghiên cứu trong ngoài nước đã có
Cơ sở lý luận có vai trò định hướng cho việc thực hiện nghiên cứu thực tiễn đạt kết quả cách khách quan, trung thực, tin cậy, có kế thừa kinh nghiệm trong và
Trang 4033
ngoài nước, sát hợp với nhu cầu bệnh nhân, phù hợp với bối cảnh khám chữa bệnh của bệnh viện, đáp ứng đầy đủ quyền và lợi ích khám chữa bệnh của bệnh nhân, góp phần giải quyết các thách thức về tâm lý của bệnh nhân, giảm tải quá tải bệnh viện, tăng cường hiệu quả điều trị, giảm tổn kém chi phí và tổn thất về người, tăng cường
sự hài lòng, khỏe mạnh của người bệnh
Thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về bảo vệ CSSKND theo định hướng công bằng - hiệu quả - phát triển; Chiến lược quốc gia về CSSKND; Chiến lược quốc gia phòng chống ung thư, tim mạch… và các bệnh không lây; Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Khám chữa bệnh cho người nghèo; Các qui định trợ cấp bảo trợ xã hội cho bệnh nhân K; Đề án Phát triển nghề CTXH, nghề CTXH trong bệnh viện và qui định thực hiện nghề CTXH trong bệnh viện đã được chi tiết hóa, làm căn cứ triển khai cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện
Cùng với các khái niệm cơ sở, nội dung dịch vụ CTXH, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân K đã được xác định để tiến hành khảo sát thực tiễn tại BVK Nội dung dịch vụ CTXH
bao gồm: 1 Dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn KCB (a.Dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh; b.Dịch vụ tư vấn thông tin điều trị bệnh); 2 Dịch vụ thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật; 3.Dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội; 4 Dịch vụ kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện Trong đó, so với
qui định của Bộ Y tế, nội dung dịch vụ 1 bổ sung các hoạt động nhân viên CTXH
phối hợp với bác sĩ, điều dưỡng tư vấn thông tin điều trị bệnh, nhằm cung cấp đầy
đủ thông tin về khám chữa bệnh, tháo gỡ các lo lắng, căng thẳng của người bệnh trong quá trình điều trị, giúp họ đáp ứng tốt hơn với phác đồ điều trị và giảm sự quá tải cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế Nội dung dịch vụ tâm lý xã hội xác định rõ
hơn phạm vi cung cấp dịch vụ có tham vấn và trị liệu các khủng hoảng tâm lý, làm
rõ hơn qui định của Bộ Y tế trong nhiệm vụ thực hiện CTXH trong bệnh viện
Các yếu tố ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân có
hai nhóm: (1) Nhóm yếu tố về bệnh nhân gồm (a) đặc điểm nhu cầu cung cấp dịch
vụ có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu, bệnh và điều trị; sức khỏe thể chất,