MỞ + ĐÓNG 9 CHỦ ĐỀ tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế,...
Trang 1TRƯỜNG MẦM NON
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cho trẻ tham quan, dạo chơi, khám phá sân trường, vườn trường, các khu vực
trong trường lớp nơi trẻ đang học Cùng trò chuyện về trường mầm non như : tên
đặc điểm của trường , cac hoạt động của cô , trẻ và các nhân viên trong trường
mầm non Trẻ biết đến trường để học và vui chơi
- Trò chuyện , đàm thoại, đưa ra những câu hỏi gợi mở khuyến khích trẻ mô tả về
trường lớp Đưa ra các câu hỏi “Vì sao?”, “như thế nào?” để kích thích trẻ biểu lộ
suy nghĩ, cảm xúc
- Treo tranh ảnh về trường mầm non hàng ngày cho trẻ xem và kể về trường mầm
non của mình
- Chuẩn bị một số bài hát thơ câu đố phù hợp với nội dung chủ đề để lôi cuốn trẻ
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Trẻ hát: “Ngày vui của bé”
- Cô cho trẻ kể về trường lớp mẫu giáo của bé, các cô, các bạn và các thành viên
khác tronmg trường mẫu giáo Thanh Tâm
- Cho trẻ kể về những hoạt động vui chơi của trẻ hôm trung thu và về mùa thu
- Cho trẻ hát những bài hát, đọc thơ, kể chuyện trong chủ đề trường mầm non
+ Hôm nay kết thúc chủ đề “Trường mầm non” rồi, sang tuần sau các con sẽ
được làm quen với chủ đề mới là chủ đề “Bản thân”
+ Các con sẽ được tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến bản thân mình như:
con là ai, con lớn lên như thế nào, con cần ăn những thức ăn gì…
Cô cháu cùng thu dọn tranh ảnh về “Trường mầm non”và bắt đầu sưu tầm
tranh ảnh về chủ đề “Bản thân”
BẢN THÂN
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cô cho trẻ soi gương và tự nhận xét về bản thân trẻ
- Cô đàm thoại và trò chuyện giúp trẻ nhớ lại kiến thức liên quan đến chủ đề, kết
hợp cho trẻ nói về các bộ phận trên cơ thể
- Cô gợi ý cho trẻ tự giới thiệu về mình: Bạn nào là là bạn trai ? Bạn nào là là bạn
gái? Sao con lại biết? Hôm nay con cảm thấy thế nào ? Nhờ đâu mà bạn lớn lên và
khoẻ mạnh thế? …
- Cô trưng bày tranh ảnh, học liệu liên quan đến chủ đề, để trẻ khảm phá quá trình
lớn lên của bé qua ảnh
- Sử dụng 1 số bài thơ, bài hát , câu chuyện để hướng trẻ quan tâm đến chủ đề
- Cô và trẻ cùng làm bộ sưu tập về quá trình lớn lênvà phát triển của trẻ Tạo môi
trường học tập chủ đề Bản Thân
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Cho trẻ chơi trò chơi “Ồ sao bé không lắc?” giáo viên kết hợp cho trẻ nói về các
bộ phận trên cơ thể
- Giáo viên gợi ý cho trẻ tự giới thiệu về mình:
+ Bạn là ai thế nhỉ?
+ Bạn thích gì?
+ Sinh nhật bạn ngày nào?
Trang 2+ Nhờ đâu mà bạn lớn lên và khỏe mạnh?
- Cho trẻ cùng hát múa lại các bài hát có trong chủ đề
- Cho trẻ cất bớt sản phẩm của chủ đề “Bản thân”
- Trang trí một số hình ảnh về chủ đền mới “Gia đình”
GIA ĐÌNH
MỞ CHỦ ĐỀ
- Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ: bố,mẹ,anh, chị, em trong gia đình
- Đại chỉ gia đình, các mối quan hệ của trẻ với những người trong gia đình, vai trò,
trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, gia đình trẻ là gia đình đông con
hay ít con, các nhu cầu cần thiết của gia đình và ngôi nhà mà gia đình trẻ ở…
- Trẻ cùng cô làm bức tranh về “gia đình của bé”, làm album gia đình
+ Dán ảnh của các gia đình lên tường (bảng)
+ Để ở vị trí trẻ dễ quan sát để trẻ được quan sát và trao đổi cùng bạn
+ Hàng ngày vào những thời điểm khác nhau, hướng dẫn trẻ xem ảnh và cho trẻ tự
kể với nhau về gia đình mình và gia đình bạn kể về sự giúp đỡ lẫn nhau trong gia
đình
- Cô cùng trẻ chuẩn bị và treo những bức ảnh về “gia đình” bày biện các đồ dùng,
đồ chơi ở góc gia đình Hướng trẻ chú ý đến sự thay đổi trong cách trang trí lớp,
trên tường (liên quan đến chủ đề)
- Qua giới thiệu chủ đề,giáo viên cần nắm được khả năng và kinh nghiệm ccur trẻ
để lựa chọn nội dung xây dựng mang hoạt động phù hợp với độ tuổi và kinh
nghiệm của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động đa dạng để
khám phá chủ đề
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Giáo viên tổ chức buổi Văn nghệ giao lưu
- Cô hướng dẫn chương trình, giới thiệu cá nhân, nhóm xung phong biểu diễn
thơ ca, hát, múa, kể chuyện về chủ đề “Gia đình”
- Đọc thơ Làm anh, sau bài thơ giáo viên phỏng vấn về tình cảm anh em trong
gia đình, thơ Em yêu nhà em Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình, về nhu
cầu ăn uống, bữa ăn sum họp gia đình có ông bà, cha mẹ
- Hát Cả nhà thương nhau, cô phỏng vấn về những người thân trong gia đình
bé Bài Nhà của tôi, trẻ nói về địa chỉ nhà, kiểu nhà, tình cảm của bé dành cho ngôi
nhà yêu thương của mình, kỷ niệm của gia đình, kể về buổi sinh nhật hoặc buổi đi
chơi cả gia đình
- Kết thúc chương trình, cô cho trẻ trưng bày các sản phẩm vẽ về ngôi nhà của
bé, bộ sưu tậm Album của bé, trang trí cây gia đình… cho trẻ nói lên những ước
mơ của bé về một gia đình hạnh phúc
- Giáo dục trẻ biết yêu thương ba mẹ vì ba mẹ phải làm việc rất vất vả để
chăm lo cho các cháu, giáo viên gợi hỏi về nghề nghiệp của ba mẹ
- Thu dọn đồ chơi của chủ đề “Gia đình” Chuẩn bị nguyên vật liệu trang trí
chủ đề “Nghề nghiệp”
NGHỀ NGHIỆP
MỞ CHỦ ĐỀ
Trang 3- Cô cùng trò chuyện với trẻ về các ngành nghề trong xã hội, tất cả mọi người đều
làm được các nghề đó
- Đặc điểm, tên gọi của từng nghề: tên, công việc, sản phẩm của nghề đó
- Trẻ biết bố mẹ và người thân của mình làm nghề gì
- Công cụ làm việc của các nghề
- Nêu lên tầm quan trọng của các nghề
- Chuẩn bị một số bài hát và bài thơ, truyện về các ngành nghề, để thu hút lôi cuốn
trẻ
- Hoạt động chính, mối quan hệ của các ngành nghề trong xã hội với nhau
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Cô tổ chức cho trẻ hát các bài hát trong chủ đề “Nghề nghiệp” dưới hình thức
biểu diễn văn nghệ
- Cô cho trẻ thi đua đọc thơ, ca dao, đồng dao… theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cho trẻ kể lại các ngành nghề trong xã hội: tên gọi, hoạt động, nơi làm việc, đồ
dùng và sản
phẩm… các nghề quen thuộc mà trẻ biết
- Giáo dục trẻ biết yêu quý người lao động, giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản
phẩm do người lao động làm ra
- Cô nhận xét rút ra những việc trẻ làm được và những việc trẻ chưa làm được
Động viên trẻ yếu cần cố gắng
hơn nữa trong chủ đề sắp tới
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
MỞ CHỦ ĐỀ
- Giúp trẻ hiểu về chủ đề trẻ sắp được học, cô dùng các câu hỏi gợi mở trò chuyện
cùng trẻ hay cho trẻ quan sát tranh ảnh về chủ đề: “Những con vật đáng yêu”
- Con biết những con vật nào?
- Những con vật đó sống ở đâu?
- Hoạt động của chúng ra sao? Và chúng ăn thức ăn gì?
- Trong gia đình nhà con nuôi con vật gì? Vì sao chúng ta lại nuôi con vật trong gia
đình?
- Cô cho trẻ thực hiện vẽ, cắt, xé, nặn, hát, múa, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề:
“Những con vật đáng yêu”
- Qua đó trẻ sẽ cảm nhận sâu hơn về chủ đề, hiểu và biết diễn đạt những suy nghĩ về
điều mà trẻ nhìn thấy
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Qua các buổi dạo chơi cô trò chuyện, chơi trò chơi: Chiếc “Túi kỳ lạ”, “Mời bạn
đoán”, “Truyền tin”… giúp trẻ củng cố kiến thức về các con vật, thế giới loài vật
- Khơi gợi, khuyến khích trẻ ôn lại các bài thơ: “Mèo đi câu cá”, “Nàng tiên ốc”,
“Chim chích bông” truyện: “Sơn tinh, thủy tinh”, “Sẻ con tốt bụng” các bài hát:
“Thương con mèo”, “Con chuồn chuồn”, “Chú ếch con”…qua đó cho trẻ nhắc lại
các kiến thức đã học về các ích lợi, vai trò và cách bảo vệ, chăm sóc các một số
động vật gần gũi, giáo dục trẻ thái độ yêu quí các con vật
- Qua giờ ăn nhắc trẻ biết ích lợi, vai trò của các thức ăn có nguồn gốc từ động vật?
Trang 4- Qua các hoạt động hằng ngày nhắc nhở trẻ phòng tránh và cách tiêu diệt các loại
côn trùng có hại cho con người: muỗi, gián, rệp
- Cho trẻ làm tranh, xem sách về các loại động vật, giúp trẻ biết động vật có ở khắp
nơi
THẾ GIỚI THỰC VẬT
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cô cùng trẻ trò chuyện về thế giới thực vật, mùa xuân và tết Nguyên Đán
- Đặc điểm về các loại cây hoa quả, quan hệ giữa môi trường và cuộc sống Biết
ích lợi của từng loại cây xanh với đời sống con người
- Cho trẻ cùng trò chuyện về các mùa trong năm Tên của thứ tự các mùa, thời tiết,
đặc điểm các mùa, mối liên hệ từng mùa
- Cho trẻ tìm hiểu qua các hoạt động, môn học trong chủ đề, trong ngày để tạo điều
kiện cho trẻ nắm vững kiến thức về thế giới thực vật
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Cô cùng trẻ hát múa: Mùa xuân ơi
- Cô cho trẻ kể lại tên, đặc điểm của mùa xuân và các loại cây xanh, rau, hoa, quả
- Cùng kể về những hoạt động vui chơi, những món ăn đặc trưng, những phong tục
trẻ được thực hiện trong những ngày Tết
- Cho trẻ hát những bài hát, đọc thơ, kể chuyện trong chủ điểm Tết và mùa xuân,
cây xanh và môi trường sống
Hôm nay là kết thúc chủ điểm “Thế giới thực vật – Mùa xuân và Tết Nguyên Đán”
rồi, sang tuần sau c/c sẽ được làm quen với chủ đề: “ Thế giới động vật”
- C/c con sẽ được biết những loại động vật quanh mình, về những đặc điểm của
chúng…
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cho trẻ xem tranh về các loại PTGT Hỏi trẻ con biết tên gọi của từng PTGT đó
không?
- Phương tiện giao thông gồm nhiều loại, mỗi loại có chức năng riêng của nó VD:
Xe tải chở hàng, chở gỗ,…Xe đạp, xe honda thì chở người, chở hàng hóa, xe buýt
chở khách,
- Để biết được các loại PTGT máy bay, xe lửa, tàu thủy, xe ôtô, đi trên đường gì,
công dụng, tiếng còi, chạy bằng động cơ gì? thì trong chủ đề về PTGT cô sẽ giới
thiệu cùng c/c
- Cô sẽ cho con biết luật lệ đi đường nè ! Còn biết được những biển báo cắm 2 bên
đường có nội dung gì nữa
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Giáo viên tổ chức trò chơi “ Thực hành vè luật giao thông”, dẫn trẻ ra sân tham
gia giao thông trên mô hình lớn
Trang 5- Cho trẻ thi đua xếp các PTGT theo tốc độ chậm nhất đến nhanh nhất; gạch chéo
các hành vi đúng, sai; biểu diễn các bài hát, bài thơ, câu chuyện về giao thông có
thưởng
- Giới thiệu thêm cho trẻ biết thêm một số loại biển báo: đường hẹp, đường đang
thi công, đường có chướng ngại vật…
- Giáo dục trẻ luôn ý thức chấp hành luật lệ giao thông, có ý thức bảo vệ đường
phố xanh-sạch-đẹp
HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cô trò chuyện đàm thoại, gợi ý giúp trẻ nhớ lại những hiểu biết về nước, các mùa
và các hiện tượng thiên nhiên như: nắng ,mưa, gió, bão, lũ lụt, nhật thực
-Kết hợp cho trẻ quan sát qua thực tế, phim ảnh, tranh vẽ để trẻ dễ dàng hình dung
và nắm bắt rõ hơn các tính chất, đặc điểm của nước , các mùa trong năm và các
hiện tượng thiên nhiên
-Bước đầu cho trẻ làm quen một số bài thơ, ca dao, câu đố, truyện, bài hát…có nội
dung ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm để lôi cuốn trẻ tìm hiểu về chủ đề
-Đặt câu hỏi để trẻ thảo luận nhóm như: lợi ích, đặt điểm,tác hại của nước,các mùa
và các hiện tượng tự nhiên đối với con người, loài vật, cây cối…
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Cô tổ chức cho lớp xem 1 số tranh về nước để trẻ nhớ lại các nguồn nước và ích
lợi của chúng đối với con người, động vật, cây cối
- Qua tham quan trẻ đã biết phân biệt được các nguồn nước Nhớ và thuộc bài hát,
bài thơ về nước và hiện tượng tự nhiên
- Bên cạnh trẻ cũng biết biểu lộ sự hiểu biết của mình qua tranh vẽ tạo hình 1 cách
rõ ràng có nội dung
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cô cùng trẻ đàm thoại và thảo luận về quê hương, đất nứơc, Bác Hồ như: Quê
hương mình tên gì? Ở vùng miền nào? Địa chỉ, nơi ở của mình Trẻ biết Bác Hồ là
vị lãnh tụ đầu tiên của nứơc ta, Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc ngoại
xâm để đất nứơc hoà bình, độc lập
- Trẻ biết các mối quan hệ giữa con người với quê hương, đất nứơc mình, biết đất
nước mình giàu đẹp có nhiều đồng bằng, đất đai màu mỡ, có biển rộng mênh
mông, có rừng núi hùng vĩ
- Thủ đô của nước Việt Nam là Hà Nội Ở Thủ đô có nhiều di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh như: Lăng Bác, chùa Một Cột, văn miếu, hồ Gươm
- Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, Bác Hồ
- Cho trẻ làm quen trong giờ học, giờ chơi
- Cô cùng trẻ làm tranh ảnh về quê hương và sưu tầm các ảnh, tranh về Bác Hồ
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
Trang 6- Cho lớp hát 1 bài về quê hương, bác Hồ và hỏi trẻ bài hát nói đến điều gì?
- Ngoài bài hát này con còn biết bài hát nào?
- Hãy kể các bài thơ, câu chuyện kể về quê hương, bác Hồ mà con đã được học?
- cô cho trẻ hát, đọc thơ thi đua
- Cho trẻ vẽ, tô màu những bức tranh quê hương
- Cắt dán, nặn những đồ dùng, đồ chơi trường tiểu học