MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 1 3. Mục đích nghiên cứu 1 4. Mục tiêu nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa của đề tài 2 7. Cấu trúc của đề tài 2 Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 3 1.1 Tổng quan chung về hệ thống quản lý chất lượng 3 1.1.1 Khái niệm chất lượng 3 1.1.2 Quản lý chất lượng 4 1.1.2.1 Khái niệm 4 1.1.2.2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi,nhiệm vụ, chức năng 4 1.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng 4 1.1.3.1 Khái niệm 4 1.1.3.2 Vai trò 5 1.2 Tổng quan chung về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 5 1.2.1 Khái quát về ISO 5 1.2.2 Khái niệm 6 1.4.2.2 Các yêu cầu 6 1.4.2.3 Lợi ích 6 1.4.3. Các nguyên tắc của hệ thống QLCL theo ISO 9001 7 Chương 2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU CỦA VIỆC ỨNG DỤNG ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG 9 2.1 Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 9 2.1.1 Nội dung áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 9 2.1.2 Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 10 2.2 Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 12 2.2.1 Mục đích và vai trò của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 12 2.2.2 Ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 14 2.3 Yêu cầu của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 15 2.3.1 Yêu cầu về các hệ thống văn bản 15 2.3.2 Yêu cầu về con người làm việc trong cơ quan, tổ chức (nguồn nhân lực) 16 2.3.3 Yêu cầu về trình độ công nghệ 18 2.3.4 Yêu cầu về quy mô của cơ quan, doanh nghiệp 19 2.3.5 Yêu cầu về chuyên gia tư vấn 19 2.3.6 Yêu cầu đảm bảo tính công khai minh bạch 19 2.3.7 Yêu cầu đảm bảo tính thống nhất 19 2.3.8 Yêu cầu đảm bảo tính cải tiến liên tục 20 Chương 3. GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG DỤNG CÓ HIỆU QUẢ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 22 3.1 Một số đánh giá chung tình trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong các cơ quan doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 22 3.2 Giải pháp để các cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả têu chuẩn ISO 24 3.2.1 Thực hiện nghiêm ngặt các qui trình, thủ tục đã soạn thảo, đồng thời bổ sung một số thủ tục còn thiếu Từ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong HTQLCL của cơ quan, tổ chức 25 3.2.2 Tăng cường công tác đào tạo về chất lượng cho cán bộ nhân viên 25 3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý 27 3.2.4 Nâng cao hiệu quả cho công tác đánh giá nội bộ 27 3.2.5 Tăng cường trao đổi thông tin nội bộ 28 3.2.6 Kết hợp ISO 9001:2008 với phương pháp 5S 29 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC 33
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành học phần “Ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 900 trong công tácvăn phòng”, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên bộ môn em đã thực hiện đề tài “Mụcđích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng và một số
đề xuất những kiến nghị để các cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả bộ tiêuchuẩn này vào cải tiến chất lượng làm việc” Để hoàn thành bài nghiên cứu này Emxin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quátrình học tập tại trường Và đặc biệt chúng em đã được tiếp cận với môn học “Ứngdụng bộ tiêu chuẩn ISO 900 trong công tác văn phòng” mà theo em là rất hữu ích vàthực tế đối với sinh viên văn phòng chúng em
Song do thời gian ngắn và do bản thân cá nhân em chưa đi làm và tiếp xúc vớimôi trường doanh nghiệp và tiếp cận với thực tế cũng như hạn chế về kiến thức vàkinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự đónggóp của quý thầy cô đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 22 tháng 11 năm 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của của riêng em Các số liệu sử dụngphân tích trong bài có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong bài do em tựtìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn củaViệt Nam
Sinh viên thực hiện
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 1
3 Mục đích nghiên cứu 1
4 Mục tiêu nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa của đề tài 2
7 Cấu trúc của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 3
1.1 Tổng quan chung về hệ thống quản lý chất lượng 3
1.1.1 Khái niệm chất lượng 3
1.1.2 Quản lý chất lượng 4
1.1.2.1 Khái niệm 4
1.1.2.2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi,nhiệm vụ, chức năng 4
1.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng 4
1.1.3.1 Khái niệm 4
1.1.3.2 Vai trò 5
1.2 Tổng quan chung về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 5
1.2.1 Khái quát về ISO 5
1.2.2 Khái niệm 6
1.4.2.2 Các yêu cầu 6
1.4.2.3 Lợi ích 6
1.4.3 Các nguyên tắc của hệ thống QLCL theo ISO 9001 7
Chương 2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU CỦA VIỆC ỨNG DỤNG ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG 9
2.1 Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 9
2.1.1 Nội dung áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 9
Trang 42.1.2 Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 10 2.2 Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn
phòng 12
2.2.1 Mục đích và vai trò của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 12
2.2.2 Ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 14
2.3 Yêu cầu của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng 15
2.3.1 Yêu cầu về các hệ thống văn bản 15
2.3.2 Yêu cầu về con người làm việc trong cơ quan, tổ chức (nguồn nhân lực) 16
2.3.3 Yêu cầu về trình độ công nghệ 18
2.3.4 Yêu cầu về quy mô của cơ quan, doanh nghiệp 19
2.3.5 Yêu cầu về chuyên gia tư vấn 19
2.3.6 Yêu cầu đảm bảo tính công khai minh bạch 19
2.3.7 Yêu cầu đảm bảo tính thống nhất 19
2.3.8 Yêu cầu đảm bảo tính cải tiến liên tục 20
Chương 3 GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG DỤNG CÓ HIỆU QUẢ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 22
3.1 Một số đánh giá chung tình trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong các cơ quan doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 22
3.2 Giải pháp để các cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả têu chuẩn ISO 24 3.2.1 Thực hiện nghiêm ngặt các qui trình, thủ tục đã soạn thảo, đồng thời bổ sung một số thủ tục còn thiếu Từ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong HTQLCL của cơ quan, tổ chức 25
3.2.2 Tăng cường công tác đào tạo về chất lượng cho cán bộ nhân viên 25
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý 27
3.2.4 Nâng cao hiệu quả cho công tác đánh giá nội bộ 27
3.2.5 Tăng cường trao đổi thông tin nội bộ 28
3.2.6 Kết hợp ISO 9001:2008 với phương pháp 5S 29
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC 33
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho các doanh nghiệp ViệtNam rất nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó là khá nhiều sức ép và thách thức phíatrước, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng nguồn lực chochính mình, phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Do đó một hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp Một hệ thống quản
lý chất lượng được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới đố là bộ tiêu chuẩn Quốc tếISO 9001 Hiện nay tại Việt Nam các doanh nghiệp cũng đã và đang áp dụng hệthống quản lý chất lượng theo ISO 9001 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũngnhư trong công tác văn phòng và việc làm này là thực sự cần thiết
Từ những lý do trên, em chọn đề tài “Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng” và một số đề xuất những kiến nghị để
các cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả bộ tiêu chuẩn này vào cải tiến chấtlượng làm việc
2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác vănphòng của các doanh nghiệp nói chung
Những yêu cầu của các doanh nghiệp cần đáp ứng để ứng dụng tiêu chuẩnISO 9001:2008
3.3 Một số đề xuất để doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả tiêu chuẩn này vào cảitiến chất lượng làm việc
Trang 64 Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
- Phân tích mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong côngtác văn phòng của các doanh nghiệp
- Đánh giá tình trạng chung của các tổ chức trong việc thực hiện bộ tiêuchuẩn ISO 9000 vào tổ chức
- Một số giải pháp để để doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả tiêu chuẩn này vàocải tiến chất lượng làm việc
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chủ yếu là:
+ Tiếp cận, phân tích tài liệu, thu thập thông tin từ văn bản,tập bài giảng vàtạp chí chuyên ngành
+ Chú trọng phương pháp tổng kết, chọn lọc phân tích thông tin các nguồn tàiliệu
6 Ý nghĩa của đề tài
- Thực hiện đề tài là điều kiện thuận lợi cho cá nhân thực hiện đề tài nâng caonăng lực nghiên cứu, hoàn thành tốt nhiệm vụ của môn học cũng như của bản thân
- Góp phần nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO9001:2008 trong công tác văn phòng của các doanh nghiệp
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chialàm 03 chương
Chương 1 Tổng quan chung về hệ thống quản lý chất lượng và bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Chương 2 Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng.
Chương 3 Giải pháp để các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng
có hiệu quả tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BỘ
TIÊU CHUẨN ISO 9000 1.1 Tổng quan chung về hệ thống quản lý chất lượng
1.1.1 Khái niệm chất lượng
Trong điều kiện hiện nay, thị trường hàng hóa ngày càng mở rộng và mangtính toàn cầu, tính cạnh tranh tăng cao Chính vì thế, các doanh nghiệp trên toàn thếgiới, trong mọi lĩnh vực ngành nghề đều quan tâm đến chất lượng và có những nhìnnhận đúng đắn về chất lượng Xung quanh vấn đề này, có nhiều quan điểm khácnhau, trong đó có một số quan điểm chính:
- Chất lượng là thuộc tính và bản chất của sự vật, đặc tính khách quan của sựvật, chỉ rõ nó là cái gì (từ điển bách khoa Việt Nam tập 1)
- Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu sử dụng và mục đích sử dụng (JosephJuran) - Chất lượng là toàn bộ đặc tính của sản phẩm làm thỏa mãn yêu cầu đã đề ra(cơ quan kiểm tra chất lượng Mỹ)
- Chất lượng là sự thỏa mãn tối đa yêu cầu của người tiêu dùng (IshikawaKaoru) - Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính làm thỏa mãn nhu cầu(ISO 9000-2000) - … Đặc điểm
- Một sản phẩm có chất lượng phải là sản phẩm làm thỏa mãn được yêu cầucủa người tiêu dùng Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không đáp ứng được nhucầu thì bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sảnphẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhàchất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình
- Chất lượng sản phẩm mang tính tương đối: Do chất lượng được đo bởi sự
Trang 8thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luônbiến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
- Chất lượng vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng: Nhu cầu có thểđược công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhucầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc cókhi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng Do đó chất lượng cũngmang đặc điểm tương tự
1.1.2 Quản lý chất lượng
1.1.2.1 Khái niệm
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chungxác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông quacác biện pháp như: Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chấtlượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng (ISO 8402:1994)Như vậy thực chất quản lý chất lượng là chất lượng của hoạt động quản lý chứkhông đơn thuần chỉ làm chất lượng của hoạt động kỹ thuật
1.1.2.2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi,nhiệm vụ, chức năng
Đối tượng quản lý chất lượng là các quá trình, các hoạt động, sản phẩm vàdịch vụ Mục tiêu của quản lý chất lượng chính là nâng cao mức thảo mãn trên cơ sởchi phí tối ưu
Phạm vi quản lý chất lượng: Mọi khâu từ nghiên cứu thiết kế triển khai sảnphẩm đến tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đền sản xuất, phân phối và tiêu dùng
Nhiệm vụ của quản lý chất lượng: Xác định mức chất lượng cần đạt được.Tạo ra sản phẩm dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đề ra Cải tiến để nâng cao mức phùhợp với nhu cầu
Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng: Lập kế hoạch chất lượng, tổchức thực hiện, kiểm tra kiểm soát chất lượng, điều chỉnh và cải tiến chất lượng
1.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng
1.1.3.1 Khái niệm
Hệ thống quản lý chất lượng là tổ chức, công cụ, phương tiện để thực hiệnmục tiêu và các chức năng quản lý chất lượng Đối với doanh nghiệp, hệ thống quản
Trang 9lý chất lượng là tổ hợp những cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, thủ tục, phương pháp vànguồn lực để thực hiện hiệu quả quá trình quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chấtlượng của một tổ chức có nhiều bộ phận hợp thành, các bộ phận này có quan hệ mậtthiết và tác động qua lại với nhau.
1.1.3.2 Vai trò
Hệ thống quản lý chất lượng là bộ phận hợp thành của hệ thống quản lý tổchức doanh nghiệp Hệ thống quản lý chất lượng không chỉ là kết quả của hệ thốngkhác mà còn là yêu cầu đối với hệ thống khác Hệ thống quản lý chất lượng đóng vaitrò quan trọng trên các lĩnh vực sau:
- Tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng
- Đảm bảo cho tiêu chuẩn mà tổ chức đặt ra được duy trì
- Tạo điều kiện cho các bộ phận, phòng ban hoạt động có hiệu quả, giảm thiểu
sự phức tạp trong quản lý
- Tập trung vào việc nâng cao chất lượng, giảm chi phí,…
1.2 Tổng quan chung về bộ tiêu chuẩn ISO 9000
1.2.1 Khái quát về ISO
ISO là một từ gốc Hi Lạp, có nghĩa là công bằng, là tổ chức Quốc tế về tiêuchuẩn hoá (International Organization for Standardization)
Tổ chức ISO chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) khuyếnnghị áp dụng nhằm thuận lợi hóa thương mại tòan cầu và bảo vệ an toàn, sức khỏe
và môi trường cho cộng đồng Hiện nay, ISO với gần 3000 tổ chức kỹ thuật với hệthống các Ban Kỹ thuật (TC-Technical committee); Tiểu ban kỹ thuật (STC); Nhómcông tác (WG) và Nhóm đặc trách có nhiệm vụ soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế.Tiêu chuẩn quốc tế ISO được ban hành sau khi được thông qua theo nguyên tắc đa
số đồng thuận của các thành viên chính thức của ISO
Hiện nay ISO đã soạn thảo và ban hành gần 16.000 tiêu chuẩn cho sản phẩm,dịch vụ, hệ thống quản lý, thuật ngữ, phương pháp…
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization forStandardization) được thành lập từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva - Thụy Sĩ.ISO là một hội đoàn toàn cầu của hơn 180 các các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (mỗi
Trang 10thành viên của ISO là đại diện cho mỗi quốc gia của mình) Việt Nam là thành viênchính thức năm 1977.
1.2.2 Khái niệm
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong đó tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được coi là tiêuchuẩn cơ bản nhất, cốt yếu nhất xác định các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lýchất lượng của một Tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm của một Tổ chức luôn cókhả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các chế định, đồng thờitiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng là cơ đồng thời tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng là
cơ sở để đánh giá khả năng của một Tổ chức trong hoạt động nhằm duy trì và khôngngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là một phương pháp quản lý chất lượng mới, khiđược áp dụng vào một tổ chức sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức đó kiểm soát được hoạtđộng trong nội bộ tổ chức đó và thúc đẩy hoạt động đạt hiệu quả ở mức cao nhất
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được chuyển đổi sang tiếng Việt và được banhành dưới dạng một tiêu chuẩn Việt Nam với tên gọi TCVN ISO 9001:2008
1.4.2.2 Các yêu cầu
- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
- Trách nhiệm của lãnh đạo:
+ Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
+ Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên
Trang 11+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột
về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng Mọi việc đều được kiểm soát, không
bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng
+ Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên
- Về đối ngoại:
+ Tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường
+ Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng
+ Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện
+ Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
+ Nâng cao lợi thế thương mại bằng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốc tế Củng cố và phát triển thị phần, giành ưu thế trongcạnh tranh
+ Phá bỏ được rào cản, tạo được một sân chơi bình đẳng giữa các doanhnghiệp trong các thị trường yêu cầu bắt buộc việc chứng nhận hệ thống quản lý chấtlượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
+ Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực
+ Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp
+ Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng
1.4.3 Các nguyên tắc của hệ thống QLCL theo ISO 9001
1 Nguyên tắc định hướng vào khách hàng
2 Nguyên tắc lãnh đạo thống nhất
3 Nguyên tắc hợp tác triệt để
4 Nguyên tắc hoạt động theo quá trình
5 Nguyên tắc hệ thống
6 Nguyên tắc cải tiến liên tục
7 Nguyên tắc quyết định dựa trên CSDL
8 Nguyên tắc hợp tác chặt chẽ giữa tổ chức và bên cung ứng
Trang 12Tiểu kết
Nhiệm vụ của ISO là xây dựng, công bố các t/chuẩn thuộc phạm vi hoạt động
của nhiều lĩnh vực khác nhau (trừ điện và điện tử là thuộc phạm vi trách nhiệm của
UB Điện Quốc tế IEC International Electronic Commitee)
Các tiêu chuẩn của ISO không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng mà chỉ cótính chất khuyến khích áp dụng
Các tiêu chuẩn ISO lại có vai trò quan trọng trong việc thống nhất các tiêu chíđánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới
Trang 13Chương 2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU CỦA VIỆC ỨNG DỤNG ISO 9001:2008
TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG 2.1 Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho các doanh nghiệp ViệtNam rất nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó là khá nhiều sức ép và thách thức phíatrước, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng nguồn lực chochính mình, phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Do đó một hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp Một hệ thống quản
lý chất lượng được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới đố là bộ tiêu chuẩn Quốc tếISO 9001 Hiện nay tại Việt Nam các doanh nghiệp cũng đã và đang áp dụng hệthống quản lý chất lượng theo ISO 9001 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũngnhư trong công tác văn phòng và việc làm này là thực sự cần thiết
2.1.1 Nội dung áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng
Trong công tác văn phòng không phải nội dung nào cũng có thể áp dụng tiêuchuẩn ISO 9001:2008 Những nội dung có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008trong công tác văn phòng phải căn cứ vào những văn bản hướng dẫn nghiệp cụ đócùng với các quy định của nhà nước về hướng dẫn nghiệp vụ; xác định rõ ràng đượctrách nhiệm của các cá nhân tham gia vào quy trình đồng thời cũng thỏa mãn đượcyêu cầu của tiêu chuẩn ISO Hiện nay, công tác văn phòng ở một số cơ quan, doanhnghiệp đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với các nghiệp vụ:
- Soạn thảo và ban hành văn bản
- Quản lý văn bản đến
- Quản lý nhân sự
- Tổ chức sự kiện
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát công việc
Ngoài những nội dung áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho công tác vănphòng, các bộ phận, phòng ban chuyên môn khác cũng áp dụng tiêu chuẩn ISO
Trang 149001:2008 trong xử lý coogn nợ; tiếp thị sản phẩm; theo dõi và xử lý phản hòi củakhách hàng…
2.1.2 Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng
Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng phảitrải qua gồm ba giai đoạn gồm tám bước
Giai đoạn 1 Chuẩn bị, phân tích tình hình và hoạch định
- Cam kết của lãnh đạo
- Thành lập ban chỉ đạo, nhóm công tác và chỉ định người đại diện
- Chọn tổ chức tư vấn
- Đào tọa về nhận thức và cách thức xây dựng văn bản theo tiêu chuẩn ISO9001:2008
- Khảo sát hệ thống hiện có và lập kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 2 Xây dựng và thực hiện quản lý chất lượng
- Viết các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng
- Thực hiện hệ thống quản lý chất lơngj
- Đánh giá chất lượng nội bộ
- Cải tiến hệ thống văn bản hoặc cải tiến các hoạt động
Giai đoạn 3 Chứng nhận
- Đánh giá trước chứng nhận
- Hành động khắc phụ
- Chứng nhận
- Giám sát sau chứng nhận và đánh giá lại
- Duy trì, cải tiến, đổi mới
Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với doanh nghiệp sẽ được chiathành tám bước cụ thể như sau:
Bước 1 Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng
- Thấy được ý nghĩa của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tròn côngtác văn phòng
- Lãnh đạo doanh nghiệp định hướng các hoạt động của hệ thống, xác định
Trang 15mục tiêu, phạm vi áp dụng.
Bước 2 Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9001:2008
- Thành lập ban chỉ đạo ISO 9001:2008 tại doanh nghiệp gồm đại diện lãnhđạo và đại diện các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008
- Bổ nhiệm địa diện của lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việcchỉ đạo áp dụng ISO và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chấtlượng
Bước 3 Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn
- Xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với các yêucầu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008
- Xác định yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đã có,mức độ áp dụng đến đâu và các haotj động nào chưa có, từ đó xây dựng kế hoạchchi tiết để thực hiện
- Sau khi đánh giá thực trạng, doanh nghiệp có thể xác định được những gìcần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn
Bước 4 Thiết lập và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2008
Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng
để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Cần xây dựng vàhoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn
Bước 5 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
Doanh nghiệp cần áp dụng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quảcủa hệ thống
Doanh nghiệp cần thực hiện:
- Phổ biến cho tất cả cán bộ, nhân viên trogn doanh nghiệp nhận thức về ISO9001:2008
- Hướng dẫn cho các cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện cácquy trình, thủ tục, đã được viết ra
- Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào, thực hiện đúng chức năng,nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù howpk của hệ thống và đề ra
Trang 16các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp.
Bước 6 Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
- Đánh giá nội bộ là nhằm xem xét được xây dựng, thực hiện, duy trì và cóhiệu lực, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra, từ đó đưa ra các biện pháp khắcphục hoặc cải tiến
- Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
- Lựa chọn tổ chức đánh giá chứng nhận Doanh nghiệp có quyền lựa chọnbất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng nhận
- Đánh giá trước chứng nhận
Bước 7 Tiến hành đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận được doanh nghiệp lựa chọn tiến hành đánh giá chứngnhận chính thức của doanh nghiệp Nếu phù hợp, doanh nghiệp được cấp chứngnhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Bước 8 Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận
Tại bước này, doanh nghiệp cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tạiphát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầucủa tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng của doanh nghiệp
2.2 Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng
2.2.1 Mục đích và vai trò của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có thể do nhiều mục đích khác nhautùy theo yêu cầu của mỗi tổ chức nhưng mục đích chung là Thúc đẩy sự phát triển
về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa,dịch vụ quốc tế Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người
ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô vàsản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp Việc áp dụng tiêu chuẩnnày trong một số tổ chức các cơ quan hành chính, các tổ chức, doanh nghiệp trongnước đã áp dụng thành công và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số mục đích
và vai trò cơ bản cho tổ chức như sau:
Trang 17Thúc đẩy hiệu quả làm việc của từng bộ phận trong văn phòng Khi áp dụng
ISO 9001:2008 buộc phải thiết lập các quy trinh làm việc cụ thể cho hoạt động củamỗi bộ phận hoặc cá nhân,điều này buộc mỗi phòng ban, bộ phận phải luôn nổ lựclàm việc hiệu quả mỗi ngày để có thể đạt được mục tiêu
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên nhờ sự hiểu rõ sự đónggóp của mình đối với mục tiêu chất lượng Trong một văn phòng đã áp dụng ISO9001:2008, mỗi người nhân viên đều được đào tạo để biết được tầm quan trọng củacông việc mình đang đảm nhận, mỗi nhân viên có thể thấy được vai trò quan trọngcủa mình như thế nào Vì vậy họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong công việc.Bên cạnh đó, khi áp dụng ISO 9001:2008, trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi nhânviên được xác định rõ ràng , vì vậy sẽ giảm đi rất nhiều tình trạng đùng đẩy công
việc và trách nhiệm lẫn nhau
Giảm thiểu tối đa sai sót trong công việc Trong một công ty có áp dụng vàduy trì ISO 9001:2008, những công việc phức tạp sẽ có hướng dẫn công việc, nhữngcông việc cần sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau sẽ có quy trình hướng dẫn
cụ thể, … tất cả các nhân viên tham gia công việc đều phải đọc và làm theo nhữngquy trình, hướng dẫn công việc đó Nhờ vậy các công việc có tính chuẩn hóa cao,những trường hợp như “quên”, “nhớ lầm”, “bỏ sót”, “không biết nên làm bị sai”,
“chưa có ai hướng dẫn” sẽ ít đi
Bên cạnh đó là là một số vai trò cơ bản cho tổ chức như sau:
- Các nghiệp vụ văn phòng khi áp dụng tiêu chuẩn ISO đều được thiết lậpcác quy trình làm việc cụ thể cho các hoạt động của bộ phận hay cá nhân Quy trình
xử lý công việc cho các cơ quan, tổ chức hầu hết được tiêu chuẩn hóa theo hướngkhoa học, hợp lý và đúng luật và theo cơ chế một cửa
- Một trong những nguyên tắc khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải minh bạch và công khai hóa quy trình và thủtục xử lý coogn việc cho tổ chức và công dân (hoặc khách hàng) Điều này đã tạođiều kiện thuận lợi cho người dân (khách hàng) có cơ hội kiểm tra
- Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác định được cơ chếgiám sát quản lý để hướng công tác văn phòng vào các nghiệp vụ cụ thể đảm bảo
Trang 18cho việc thực hiện các mục tiêu chung Từ đó lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp sẽkiểm soát được quá trình giải quyết coogn việc trong nội bộ tổ chức của mình để cóthể chỉ đạo kịp thời.
- Nâng cao hiệu lự và hiệu quả công tác quản lý và cung cấp dịch vụ côngtheo mục tiêu cải tiến thường xuyên theo yêu cầu của tiêu chuẩn
- Xây dựng được hệ thống văn bản một cách rõ ràng là cơ sở để hướng dẫnnguồn nhân lực và cải tiến công việc
- Tạo ra phong cách làm việc khoa học và nâng cao tính chất phục vụ nângcao chất lượng hành chính
- Khắc phục được mối quan hệ giữa các cơ quan, doanh nghiệp với nhau.Nâng cao năng lực và trách nhiệm cảu các bộ phận và người thừa hành trong việcthực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
2.2.2 Ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng
- Về tạo dựng thương hiệu
+ Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO cũng là nâng cao hình ảnh củ tổ chức, doanhnghiệp đối với khách hàng và cộng đồng
+ Đo lường đánh giá được hệ thống, quá trình, chất lượng công việc và sự hàilòng của khách hàng theo các chuẩn mực hay mục tiêu chất lượng cụ thể
- Về tài chính
+ Khi áp dụng hệ thống theo tiêu chuẩn sữ tiết kiệm được chi phí do quản lý
và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả
Bên cạnh đó còn một số ý nghĩa khác như:
Trang 19- Khuyến khích nhân viên chu động hướng đến việc nâng cao thành tich của
cơ quan, tổ chức
- Đánh giá được hiệu lực và tác dụng của các chủ trương chính sách và cácvăn bản pháp lý được thi hành trong thực tế để đề xuất với cơ quan chủ quản có cácbiện pháp cải tiến hoặc đổi mới cho thích hợp với tình hình phát triển
- Thúc đẩy nhanh việc thực hiện quy chế dân chủ trong các mặt hoạt độngcủa cơ quan, tổ chức và tạo cơ hội để các thành viên có liên quan tham gia góp ý cácđịnh hướng, mục tiêu chiến lược và các thủ tục và các quy trình giải quyết công việchành chính
Với những lợi ích và ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả thực sự, các cơ quan,
tổ chức trên thế giới và Việt Nam đã và đang áp dụng thành công ISO trong quản lýchất lượng nói chung và trong công tác văn phòng nói riêng
2.3 Yêu cầu của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng
Nhằm tạo điều kiện phát huy tối đa hiệu quả, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO9001:2008 vào công tác văn phòng có các yêu cầu sau:
2.3.1 Yêu cầu về các hệ thống văn bản
Hệ thống các văn bản như: văn bản mô tả mô tả các quy trình quản lý chấtlượng, các biểu mẫu, thủ tục được thực hiện bằng các Form mẫu thống nhất cho tất
cả các cấp soạn thảo và cung cấp phải viết một cách đơn giản, dễ hiểu, đồng bộ, cóhiệu lực và tương thích với các điều kiện thực tế
Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng phải bao gồm:
a Các văn bản công bố về chính sách, chất lượng và mục tiêu chất lượng
b Sổ tay chất lượng
c Các thủ tục dạng văn bản và hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn
d Các tài liệu, văn bản gồm được tổ chức xác định là cần thiết để vận hành vàkiểm soát có hiệu lực các quá trình của tổ chức
Một hệ thống tốt là một hệ thống đầy đủ nhưng đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng.Hãy nhớ rằng, tiêu chuẩn không yêu cầu về số trang của hệ thống tài liệu Thực tếcho thấy, hệ thống càng đơn giản và dễ hiểu bao nhiêu thì số điểm không phù hợp
Trang 20được phát hiện trong các kỳ đánh giá càng ít bấy nhiêu và hiệu quả áp dụng càngcao Điều đó có được là do mọi người dễ dàng hiểu và thực hiện theo các yêu cầucủa hệ thống chất lượng.
2.3.2 Yêu cầu về con người làm việc trong cơ quan, tổ chức (nguồn nhân lực)
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định củamọi cơ quan tổ, chức Áp dụng ISO phải có sự tham gia tích cực, tự giác của tất cảđối tượng có liên quan
Khi ban hành các quy trình áp dụng ISO, tất cả các đối tượng có liên quanphải thực hiện đúng theo các mô tả đã được biên soạn và phê duyệt và phải có sựtương tác của tất cả các đối tượng
Tất cả thành viên trong tổ chức hiểu được ý nghĩa, mục đích của quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn iso 9001
- Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với công việc cụ thể
Dưới đây là ví dụ bảng mô tả quy trình tuyển dụng cụ thể cụ thể của tổ chức:
Stt Tên bước Nội dung công
việc
Bộ phận/
người thực hiện
Bộ phận/
người phối hợp thực hiện
Kết quả đạt được
Hạn hoàn thành
lượng nhân sự
cần tuyển dụng
Các đơn vị xác định số lượng nhân sự còn thiếu của đơn vị mình
Các đơn vị
HC
P.TC-Đề nghị tuyển dụng nhân sự
Từ ngày 01 đến ngày
15 tháng 9 hàng năm
HC
P.TC-Các đơn vị
Kế hoạch tuyển dụng
Từ ngày 15 đến ngày
20 tháng 9 hàng năm
Trang 213 Triển khai thông
tin tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận, sàng lọc hồ sơ tuyển dụng (sau khi
KH tuyển dụng được phê duyệt)
HC
P.TC-Các đơn vị
Tổng hợp
hồ sơ tuyển dụng
Từ ngày 20/9 đến ngày 20/10 hàng năm
tuyển hoặc xét
tuyển nhân sự
Căn cứ hồ sơ tuyển dụng đã được phê duyệt.
Hội đồng tuyển dụng tiến hành thi tuyển hoặc xét tuyển
Hội đồng tuyển dụng
P.TC-HC và các đơn vị
Tổng hợp kết quả tuyển dụng
Từ ngày 01 đến ngày
10 tháng 11 hàng năm
quả thi tuyển/xét tuyển
Thông báo công khai kết quả thi tuyển/xét tuyển
P HC
TC-Các đơn vị
Thông báo kết quả thi tuyển/xét tuyển
Từ 11/11 cho đến 25/11
sự trúng tuyển
Căn cứ kết quả tuyển dụng và đối chiếu với nhu cầu tuyển dụng để xác định nhân sự trúng tuyển
Hội đồng tuyển dụng
Các đơn vị
Danh sách nhân sự trúng tuyển
30/11
quả tuyển dụng
Thông báo danh sách nhân sự trúng tuyển
HC
P.TC-Các đơn vị
Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng
01-05/12
kết quả đánh giá, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, danh sách các lớp đào tạo, bồi dưỡng
Nhân viên văn thư, lưu trữ
Cá nhân
Hồ sơ lưu trữ của trường và các cá nhân
Từ bảng mô tả trên ta thấy tất cả công việc và trách nhiệm của các cá nhân,phòng ban trong tổ chức khi áp dụng ISO trong quy trình tuyển dụng nhân sự thì tất
cả các đối tượng đã được nêu cụ thể và phải tham gia thực hiện đúng theo mô tảtrên
Có được sự tham gia chủ động và tích cực của mọi người Hãy tăng tính làm
Trang 22chủ của mọi người bằng cách khuyến khích mọi người tham gia vào quá trình xâydựng hệ thống và trao quyền làm chủ đối với từng phần của hệ thống.
Yếu tố con người: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trongcông ty đối với ISO 9000 và việc áp dụng giữ vai trò quyết định
2.3.3 Yêu cầu về trình độ công nghệ
Trình độ công nghệ ở đây chính là yêu cầu về công nghệ thiết bị, cơ sở vậtchất
Công tác văn phòng hiện nay không đơn thuần là nghề bàn giấy một cách đơnthuần, các yếu tố công nghệ thông tin góp phần quan trọng trong công tác hànhchính ngày càng hiện đại, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào công tác hànhchính cũng đòi hỏi trang thiết bị hiện đại để phát huy tối đa hiệu quả của việc ápdụng tiêu chuẩn ISO 9002:2008
Trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vai trò quan trọng trong việc ápdụng ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 có thể áp dụng cho mọidoanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bịcông nghệ Tất nhiên đối với các doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiệnđại hơn thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơngiản hơn
Có đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu theo tiêu chuẩniso 9001
- Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến chất lượng
- Đáp ứng các quy định của Nhà nước, của Ngành
Trình độ công nghệ thiết bị: Trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vaitrò quan trọng trong việc áp dụng ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vựckinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ Tất nhiên đối với các doanh nghiệp màtrình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tấtmột cách nhanh chóng và đơn giản hơn
2.3.4 Yêu cầu về quy mô của cơ quan, doanh nghiệp
Trang 23Yếu tố quy mô, tổ chức: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi loạihình tổ chức trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…và cho mọi quy môhoạt động Tuy nhiên, khi biên soạn, xây dựng quy trình vẫn phải bám sát quy mô,
cơ cấu của tổ chức để tối ưu hóa các khâu công việc để tạo được hiệu quả công việccao nhất, phát huy tối đa nhất nguồn lực của tổ chức
Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc phải thực hiện trongquá trình áp dụng càng nhiều
2.3.5 Yêu cầu về chuyên gia tư vấn
Ðây không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quantrọng đối với mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lýchất lượng ISO 9000 tại các tổ chức, công ty
Đội ngũ chuyên gia tư vấn phải có khả năng và kinh nghiệm trong triển khai
tư vấn áp dụng ISO 9001
- Có công nghệ tư vấn bài bản, phù hợp và có tính thuyết phục
- Có lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của, tổchức doanh nghiệp
2.3.6 Yêu cầu đảm bảo tính công khai minh bạch
Đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình áp dụng ISO trong coogntác văn phòng Sự công khai minh bạch được thể hiện ở chỗ các tài liệu viện dẫn,các lưu đồ, quy trình đều phải được phổ biến rộng rãi cho toàn bộ các cán bộ, nhânviên trong văn phòng thậm chí tỏng toàn cơ quan, tổ chức
Vì dụ: Đối với các nghiệp vụ mang tính đặc thù như văn thư – lưu trữ thì việccông khai, minh bạch các văn bản, quy tình phải diễn ra trong phạm vi toàn doanhnghiệp nhằm tạo điều kiện cho các phòng ban, cho từng cán bộ nhân viên thực hiệnmột cách thống nhất, đồng bộ và nghiêm chỉnh
2.3.7 Yêu cầu đảm bảo tính thống nhất
khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002:2008 phải đảm bảo tính thống nhất Bất cứmột cơ quan, tổ chức nào muốn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nói chung
để cải thiện chất lượng công việc coogn việc đều phải đảm bảo nguyên tắc này Sựthống nhất về tư duy, phương pháp làm việc là cơ sở dẫn đến sự thành công của tổ
Trang 24chức, tọa guồng máy làm việc trôi chảy, chính xác.
2.3.8 Yêu cầu đảm bảo tính cải tiến liên tục
Tính liên tục: Việc áp dụng tiê chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác vănphòng phải đảm bảo itnhs liên tục vì nếu các doanh nghiệp áp dụng một cách ngắtquãng thì hiệu quả đem lại khoogn cao, thậm chí còn làm cho quá tình giải quyếtcông việc gặp nhiều khó khăn hơn
Để việc đưa và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào công tác văn phòngcủa các cơ quan, doanh nghiệp được hiệu quả, mỗi cơ quan, doanh nghiệp cần phảixây dựng kế hoạch, những định hướng và nghiêm túc thực hiện có như vậy việc ứngdụng ISO trong công tác văn phòng mới đạt kết quả cao
Trang 25Tiểu kết
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có thể do nhiều mục đích khác nhautùy theo yêu cầu của mỗi cơ quan, tổ chức tuy nhiên nhưng mục đích chung là Thúcđẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá, dịch vụ Với ích lợi và tính hiệu quả củaviệc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chứckhông phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính,
sự nghiệp
Những yêu cầu để áp dụng thành coogn ISO 9001:2008 trong coq quan, tổchức nói chung cũng như trong công tác văn phòng nói riêng cần đảm bảo: Cam kếtcủa lãnh đạo đối với thực hiện chính sách chất lượng,sự tham tham gia của tích cựcủa nhân viên cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ và sử dụng chuyênviên tư vấn chuyên nghiệp chú trọng đến việc cải tiến liên tục có như vậy việc ứngdụng ISO trong công tác văn phòng mới đạt kết quả cao
Trang 26Chương 3 GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG DỤNG
CÓ HIỆU QUẢ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 3.1 Một số đánh giá chung tình trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong các cơ quan doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng quản lý chất lượng
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên điềunày sẽ khiến doanh nghiệp gặp một số khó khăn sau đây:
• Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêuchuẩn Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn vềISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành
• Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với các yêucầu của tiêu chuẩn đặt ra
• Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm hướng đi và tiến hành các bướcthực hiện, áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000
• Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau chứng nhận gần nhưkhông được thực hiện có hiệu quả
Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêuchuẩn
Không khách quan khi đánh giá thực trạng hệ thống của mình để so sánh vớicác yêu cầu của tiêu chuẩn
Mất nhiều thời gian trong việc xây dựng văn bản và triển khai áp dụng hệthống
Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp các
tổ chức rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanhnghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành nhữnghoạt động kém hiệu quả
Trang 27Khó khăn khi doanh nghiệp khi chưa áp dụng ISO
Tâm lý “ngại” thay đổi để thích nghi với cái mới
Trước cơ hội áp dụng một tiêu chuẩn hoàn toàn mới mẻ, doanh nghiệp sợ sẽmất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu Chính “sức ì” tâm lý quá lớn đã ăn sâuvào tiềm thức khiến doanh nghiệp “ngại” thay đổi và bằng lòng với những gì mìnhđang có
Việc xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng gặp nhiều khó khăn
Trong thực tế, việc xây dựng thói quen thực hiện công việc một cách có kếhoạch, tuân thủ các quy định mà tiêu chuẩn ISO yêu cầu và ghi lại những gì đã làm
là một công việc tốn nhiều công sức, thời gian
Đối với doanh nghiệp, việc ghi lại những gì đang làm một cách có hệ thốngkhá phức tạp và không hề đơn giản Điều này khiến việc so sánh và đánh giá giữathực trạng hệ thống của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn ISO 9001 trở lên thiếukhách quan
Trang 28Vai trò của người lãnh đạo chưa được chú trọng
Quá trình áp dụng ISO 9001 mang đến cơ hội để Ban lãnh đạo doanh nghiệpnhìn nhận và hệ thống lại công tác quản lý của mình trong suốt thời gian qua Đốivới những công việc đã hoàn thành tốt thì sẽ tiêu chuẩn hóa bằng những quy trình,quy định và hướng dẫn cụ thể Còn với những công việc chưa hiệu quả hoặc có vấn
đề thì Ban lãnh đạo sẽ cùng các bộ phận có liên quan ngồi lại với nhau để xem xét
và cùng nhau tìm ra giải pháp thực hiện hiệu quả hơn Do đó, để làm được nhữngcông việc này thì đòi hỏi Ban lãnh đạo mỗi doanh nghiệp cần đầu tư công sức vàthời gian để phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí và sự phối hợp giữacác bộ phận, thay vì uỷ thác cho một nhân viên hoặc bộ phận nào đó
Khó khăn trong vai trò của lãnh đạo
Phân công chưa rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí và sự phối hợpgiữa các bộ phận;
Chưa cung cấp nguồn lực: thời gian, đào tạo, sự hợp tác;
Chưa kiểm soát, duy trì hệ thống thường xuyên;
3.2 Giải pháp để các cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả têu chuẩn ISO
ISO 9001 là tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ được ápdụng trong mọi nghành nghề, ở mọi quy mô Việc doanh nghiệp được cấp chứngnhận ISO 9001 có nghĩa là họ đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng một cách cóhiệu quả và đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng trong việc manglại cho người tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
Việc thực hiện ISO trên thực tế không đòi hỏi quy trình sản xuất theo côngnghệ hiện đại và đội ngũ nhân sự trình độ cao mà mục đích chính là nhằm tạo ra một
hệ thống cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ổn định và phù hợp với tình hình hiện tạicủa doanh nghiệp
Để đáp ứng mục tiêu chất lượng cũng như nâng cao hiệu lực và hiệu quả côngtác chất lượng, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức của Việt Nam phải có những giải phápnhằm duy trì và cải tiến HTQLCL của mình theo đúng tinh thần cải tiến liên tục củaISO 9001:2008 Trên phương hướng chung là từ những ưu nhược điểm đã phân tích
Trang 29chỉ rõ ở từng khâu của qui trình chất lượng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằmphát huy hơn nữa những ưu điểm, hạn chế khắc phục nhược điểm của HTQLCL.
3.2.1 Thực hiện nghiêm ngặt các qui trình, thủ tục đã soạn thảo, đồng thời bổ sung một số thủ tục còn thiếu Từ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong HTQLCL của cơ quan, tổ chức
Các cơ quan, tổ chức cần có những giải pháp cụ thể:
- Các bộ phận bị đánh giá không phù hợp phải tích cực khắc phục
và bổ sung ngay các qui trình thủ tục không phù hợp hay còn thiếu trong thời gian qui định
- Tìm ra nguyên nhân và có biện pháp kiểm điểm những bộ phận chưa thực hiện đúng qui trình
- Các bộ phận cần ghi những điều sẽ làm, làm những điều đã ghi và kiểm tra những điều đã làm.
- Các biện pháp khen thưởng và khiển trách các phòng ban không tuân thủ các thủ tục qui trình.
- Bổ sung một số thủ tục như: Đánh giá nhà cung cấp phụ, kiểm kê kho và kiểm soát hồ sơ chất lượng Đây là những thủ tục không kém phần quan trọng, nhưng đã thiếu trong thực hiện mục tiêu, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra sự không đạt yêu cầu của mục tiêu đã đề ra.
3.2.2 Tăng cường công tác đào tạo về chất lượng cho cán bộ nhân viên
Từ triết lý của GSTS Shiwa “ chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúcbằng đào tạo” Chúng ta có thể thấy được đào tạo rất quan trọng đối với chất lượng
và HTQLCL như thế nào Vì vậy, các cơ quan, tổ chức nên chú trọng công tác đàotạo hơn nữa
- Hiện nay, nhận thức của đa số cán bộ, nhân viên về chất lượng chưa cao,chưa hiểu hết vai trò và tác dụng của chất lượng và HTQLCL Các thành viênthường tuân theo thủ tục khi có sự giám sát quản lý
- Nhân viên mới vào chưa được đào tạo về chất lượng
Trang 30Công ty cần thực hiện các bước sau: Chúng ta chia ra làm hai cách đào tạo:Đào tạo cho cấp quản lý và đào tạo với nhân viên
- Đối với cấp quản lý:
+ Đào tạo về chất lượng, và đánh giá nội bộ hay cho tham gia các khóa họcbên ngoài về các lớp cải tiến HTQLCL như : khóa học về Lean, Kaizen,…
+ Cần có những đợt tập huấn cho cán bộ từ cấp trung đến cấp cơ sở, sau đócác cấp này tuyên truyền lại cho từng nhân viên
Thực hiện khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực thicông tác chất lượng, cũng như kiểm điểm, phê bình cá nhân, bộ phận, vi phạmnguyên tắc
+ Thường xuyên tiến hành điều tra, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý sao chophù hợp với trình độ và năng lực sở trường Bổ sung những nhân viên đủ tiêu chuẩn,
có triển vọng phát triển, đồng thời sẽ thay thế những người thiếu tích cực trong laođộng
Đối với nhân viên:
+ Việc đào tạo và tuyển dụng phải căn cứ trên yêu cầu thực tế và kế hoạchphát triển của công ty
+ Có kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn
+ Thông tin kịp thời để mọi người nhân viên nhận thức đầy đủ về vai trò của
họ và mối liên quan đến các hoạt động khác trong phòng ban cũng như trong tổchức
+ Thiết lập hệ thống tuyên truyền, băng rôn, áp phích,…để đảm bảo sự nhậnthức của cán bộ, công nhân viên về vai trò của mình Vì hình ảnh là phương pháphiệu quả nhất giúp công nhân viên dễ hiểu, dễ thấy, dễ lấy, dễ làm
+ Việc đào tạo HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cần phải được đưavào chương trình đào tạo tuyển dụng lao động
+ Tổ chức đào tạo định kì và kiểm tra đánh giá nhận thức về chất lượng sảnphẩm hàng ngày, đảm bảo đánh giá đúng thực lực và đủ đáp ứng yêu cầu thực Thựchiện tốt các vấn đề trên các cơ quan doanh nghiệp có thể đảm bảo việc thực thi côngtác chất lượng một cách đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả phục vụ cho quá trình đánh giá,
Trang 31điều chỉnh và cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng và thực hiện theo cácthủ tục của các bộ phận, phát hiện và uốn nắn kịp thời nhằm tăng thêm hiệu lực của
hệ thống
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 mà tổ chức ápdụng thường gặp vấn đề trong công tác quản lý Đó là hai lý do chính để tổ chức nênxem xét các bước cho giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Tổ chức cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý không chỉ bó hẹp ở chứcnăng kiểm tra
- Tạo điều kiện cho đội ngũ lãnh đạo phát huy được hiệu quả quản lý củamình
- Một đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong công ty thực sự phát huy được năng lực,hiệu quả quản lý của mình khi cơ cấu tổ chức của công ty phù hợp
+ Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phậntrong tổ chức, tránh sự chồng chéo lẫn nhau, tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý cóthể tập trung chuyên sâu và đảm bảo hoạt động của các bộ phận trong tổ chức mộtcách nhịp nhàng
+ Đảm bảo hệ thống thông tin nội bộ chính xác, đầy đủ, và được duy trì mộtcách thường xuyên không bị ngắt quãng để làm sao cho mọi nhân viên trong công tyhiểu được những cam kết của lãnh đạo cũng như các mục tiêu chung mà họ vạch ra
để từ đó đạt được sự thống nhất, đồng lòng của toàn tổ chức trong việc thực hiện
+ Duy trì và phát triển mối quan hệ ngang giữa các bộ phận để tăng cường sựphối hợp với nhau trong việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức
3.2.4 Nâng cao hiệu quả cho công tác đánh giá nội bộ
Việc đánh giá nội bộ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể về mọi mặt hoạt độngcủa tổ chức như: thực hiện các cam kết của lãnh đạo, nguồn nhân lực, các quá trìnhtạo ra sản phẩm…Cho nên, đánh giá nội bộ tốt sẽ giúp cho tổ chức có cái nhìn trungthực, chính xác để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời các sai sót trongquá trình nâng cao chất lượng quản lý của mình
Trang 32Do vậy, muốn có công tác đánh giá hiệu quả, công ty cần có một kế hoạch cụthể như: Trong quá trình thực hiện hoạt động, đánh giá nội bộ cần phải được tiếnhành nhiều lần tùy theo các mức độ quan trọng khác nhau của hoạt động được đánhgiá Đặc biệt, cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc người đánh giá không được liênquan trực tiếp đến hoạt động được đánh giá để tránh việc đánh giá không được côngbằng và có xen lẫn tính chủ quan của người đánh giá
Thực hiện việc đánh giá nội bộ được khách quan sẽ đánh giá chính xác nhữngnguyên nhân và hạn chế của các phòng ban được đánh giá Từ đó, sẽ tìm ra biệnpháp khắc phục kịp thời
Đảm bảo tính công bằng và có biện pháp xử lý các đơn vị phòng ban chưathực hiện tốt
3.2.5 Tăng cường trao đổi thông tin nội bộ
Từ thực trạng của tổ chức, các phòng ban chưa cùng nhau thực hiện, chưa hiểu rõ về chất lượng và HTQLCL cũng như tiêu chuẩn ISO dựa trên nguyên tắc mọi người cùng tham gia
Hệ thống thông tin nội bộ trong tổ chức bao gồm những mối quan
hệ, tác động qua lại giữa các phòng ban, giữa các cá nhân trong công ty Nếu thông tin được thực hiện tốt giúp tổ chức dễ dàng phát hiện và ngăn chặn lỗi kịp thời
Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa sai hỏng và lỗi của sản phẩm hiệu quả
- Ban lãnh đạo cần khuyến khích việc trao đổi phản hồi giữa các phòng ban, các công nhân trong toàn tổ chức Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của công nhân viên nhằm thu thập những ý kiến hữu ích cho việc đánh giá HTQLCL
- Tạo sự đoàn kết của tập thể và nâng cao tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau hệ thống thông tin nội bộ được thông suốt và phản ánh được hiệu lực của hệ thống
Trang 333.2.6 Kết hợp ISO 9001:2008 với phương pháp 5S
Hầu hết mọi tổ chức luôn đề ra khẩu hiệu qui tắc tại nơi làm việc như: tài liệu
để ngăn nắp, giữ vệ sinh chung… Nhưng mọi người thường tuân theo các qui địnhnày một cách máy móc, đối phó mà chưa hề nghĩ đến đây là một nội dung quantrọng trong việc xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng nào đó Vìvậy, tổ chức sẽ không tạo được phong trào chung cho mọi người tham gia
Phương pháp 5S là một trong những phương pháp cải tiến đơn giản nhưnghiệu quả, và huy động tất cả mọi người cùng tham gia nhằm nâng cao năng suất,chất lượng Trước tiên chúng ta hiểu 5S là 5 chữ cái của các từ: Tiếng Nhật Tiếnganh Tiếng Việt SEIRI SORT SÀNG LỌC SEITION STABILIZE SẮP XẾP SEISOSHINE SẠCH SẼ SEIKETSU STANDARDIZE SẴN SÀNG
Để thực hiện thành công phương pháp này, trong tổ chức cần thực hiện theocác trình tự sau: Nội dung cần thực hiện Cách thức triển khai Lợi ích của giải pháp
1 Hiểu được nội dung của 5S Đào tạo cho CB- CNV của công về 5S Hiểuđược 5S là gì, thực hiện và duy trì được 5S
2 Cách thức triển khai và thực hành 5S
-Lập sơ đồ tổ chức ban 5S và phân chia nhóm
- Thành lập ban điều hành 5S
- Xây dựng trách nhiệm quyền hạn của mỗi thành viên tham gia 5S
- Lập kế hoạch thực hiện 5S Lập danh mục 5S cho mỗi phòng ban - Thôngbáo thực hiện 5S
- Tổ chức họp triển khai
- Thực hiện 5S
- Treo băng rôn về 5S
- Chụp ảnh trước và sau khi thực hiện để đánh giá
- Thực hiện gắn thẻ đỏ
- Sử dụng phương thức trực quan
- Chọn 1 phòng ban triển khai trước Kiểm tra việc thực hiện 5S
-Nơi làm việc sạch sẽ, an toàn, kích thích mọi người đưa ra ý tưởng mới
- Hạn chế lãng phí
Trang 34-Thành viên thấy tự hào về hình ảnh tốt của công ty - Lợi thế trong kinhdoanh
- Tạo thói quen làm việc theo nhóm 3 Đánh giá và duy trì 5S
- Thực hiện: Săn sóc và sẳn sàng
- Đánh giá kết quả thực hiện 5S
- Tổ chức họp, đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng nếu có
kiểm tra và các biện pháp khen thưởng cho các công nhân thực hiện tốt bằngcách cộng vào điểm thi đua hàng tháng, xử phạt đối với trường hợp vi phạm
Trang 35KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho các doanh nghiệp ViệtNam rất nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó là khá nhiều sức ép và thách thức phíatrước, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng nguồn lực chochính mình, phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.Một hệ thống quản lý chấtlượng được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới đố là bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO
9001 Hiện nay tại Việt Nam các doanh nghiệp cũng đã và đang áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo ISO 9001 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng nhưtrong công tác văn phòng và việc làm này là thực sự cần thiết Đề tài đã khái quátđược những vấn đề chung về quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý chất lượngISO 9001 Tập trung nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng ISO 9001:2008trong công tác văn phòng của các cơ quan, doanh nghiệp để từ đó nêu thực trạng vàkhó khăn trong việc ứng dụng ISO trong các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay và đưa
ra một số đề xuất về các biện pháp để doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả tiêu chuẩnnày vào cải tiến chất lượng làm việc
Trang 36DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Thị Bích Hằng, Nguyễn Xuân Khôi (2000), Các công cụ mới cho quản lý và cải tiến chất lượng, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2 Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004) Quản lý chất lượn,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
3 Đặng Minh Trang (2012), Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Thống kê thành phố Hồ Chí Minh
4 TCVN ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu.
5 Tập bài giảng Ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 900 trong công tác văn phòng.
6 Một số website
Trang 37PHỤ LỤC Phụ lục 01: Mô hình hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình