1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học thực hành kĩ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên công nghệ Tóm tắt Luận án tiến sĩ

25 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 596,5 KB
File đính kèm NguyenCamThanh_Tom tat LA Tieng Viet.rar (1 MB)

Nội dung

Dạy học thực hành kỹ thuật (THKT) theo tiếp cận tương tác là đứng trên góc độ tương tác, để thiết kế và thực hiện quá trình dạyhọc, nhằm bảo đảm quy luật về sự thống nhất giữa hoạt động dạy của giảng viên với hoạt động học của sinh viên trong môi trường dạy học thuận lợi. Sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa ba thành tố cơ bản (sinh viên, giảng viên và môi trường dạy học) luôn được định hướng tới mục tiêu dạy học. Thông qua sự tương tác đa chiều ấy, sinh viên tự kiến tạo cho mình hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách có ý nghĩa, làm cơ sở cho định hướng hành động.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Việc phát huy tính tự lực, sáng tạo, kỹ năng thực hành cho sinh viên đãđược quy định trong Luật Giáo dục Tuy nhiên, trong thực tế kỹ năng thựchành và kỹ năng dạy học thực hành của phần lớn giáo viên Công nghệ bịđánh giá là chưa thực sự tốt Nguyên nhân của thực trạng trên là do ý thứcchủ động trong học tập của sinh viên (SV) sư phạm hiện nay là chưa cao Dạy-học vốn có tính tương tác, nghĩa là có sự tác động qua lại và ảnhhưởng lẫn nhau giữa các thành tố của hệ thống dạy-học Mặt khác, sựthống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học là quy luật cơ bản của quátrình dạy học Do đó, để bảo đảm sự thống nhất đó, cần có sự phản hồi(trao đổi thông tin qua lại) liên tục giữa hai chủ thể này Thực tiễn dạy họcthực hành kỹ thuật (THKT) trong các cơ sở đào tạo giáo viên môn Côngnghệ cho thấy, sự tương tác chưa mạnh, chưa thể hiện rõ tính hướng đích,sinh viên tham gia hoạt động tương tác chưa chủ động, tích cực, môitrường học tập chưa khuyến khích sự tương tác đa chiều Vì thế, hiệu quả

và chất lượng thực hành chưa cao Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay làchuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triểntoàn diện năng lực và phẩm chất của người học Việc đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo củangười học cũng như định hướng phát triển năng lực đòi hỏi sự thay đổi về

cơ bản cơ chế tương tác phổ biến trong dạy học truyền thống

Những tư tưởng của lý thuyết kiến tạo có ảnh hưởng đặc biệt quantrọng tới việc nghiên cứu dạy học theo tiếp cận tương tác (TCTT) cũngnhư môi trường dạy học (MTDH) Lý thuyết kiến tạo nhấn mạnh vai tròcủa chủ thể nhận thức trong việc tự kiến tạo tri thức thông qua tương tácmột cách tự lực với đối tượng nhận thức cũng như thông qua tương tácnhóm trong một môi trường học tập được xác định Người dạy đóng vaitrò chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập, điều phối hoạt động kiếntạo tri thức và hành động của người học Dạy học tương tác (DHTT) cũng

đã được một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, nhưng kết quảnhìn chung chưa thật sâu sắc, toàn diện, nhất là trong dạy học thực hành(DHTH) Việc xác định rõ ràng hơn về khái niệm, đặc điểm, quy trình dạyhọc theo tiếp cận tương tác, phù hợp với các xu hướng dạy học hiện đại và

có khả năng vận dụng là yêu cầu cần thiết

Từ những lý do và phân tích trên, chọn đề tài nghiên cứu của luận án

với tên: “Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ”.

Trang 2

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng dạy học thực hành kỹ thuật theotiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ, trên cơ sở đó đề xuấtquy trình và biện pháp dạy học THKT theo TCTT, nhằm góp phần nâng caochất lượng đào tạo giáo viên Công nghệ

3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Khách thể nghiên cứu là thực tiễn dạy học THKT tại các cơ sở đào tạogiáo viên Công nghệ Đối tượng nghiên cứu là bản chất của dạy học tươngtác, quy trình và biện pháp dạy học THKT theo tiếp cận tương tác Phạm vinghiên cứu là quá trình dạy học THKT nói chung và thực hành Động cơ đốttrong (ĐCĐT) nói riêng theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viênCông nghệ, khảo sát và thực nghiệm với SV ngành SPKT, trường ĐHSP

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác, bằng việc

đề xuất quy trình, biện pháp dạy học và xác định được các yếu tố cơ bản ảnhhưởng đến quá trình này, để tạo ra các tác động đồng bộ thì sẽ góp phần nângcao chất lượng dạy học thực hành cho sinh viên

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Xác lập cơ sở lý luận, thực tiễn dạy học THKT trong đào tạo giáo viên

Công nghệ theo tiếp cận tương tác

5.2 Đề xuất quy trình, biện pháp dạy học THKT theo tiếp cận tương tác

trong đào tạo giáo viên Công nghệ

5.3 Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kết quả nghiên cứu

thông qua việc thiết kế và tổ chức dạy học thực hành ĐCĐT theo tiếp cậntương tác cho sinh viên ngành SPKT

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp luận nghiên cứu

- Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng để nghiên cứu mốiliên hệ phổ biến, quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cácthành tố của hệ thống dạy học

- Quan điểm hoạt động trong dạy học để xem xét việc tổ chức cho sinhviên học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo

- Tiếp cận điều khiển học để xử lý liên tục các thông tin phản hồi giữahoạt động dạy và hoạt động học nhằm đảm bảo quy luật về sự thống nhấtgiữa hai hoạt động này, điều chỉnh kịp thời hướng tới mục tiêu chung

6.2 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Các phương pháp nghiên cứu lý luận về phân tích, tổng hợp, phân loại và

hệ thống hóa, để nghiên cứu các nguồn tư liệu, tài liệu cho việc xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Trang 3

6.3 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra để khảo sát thực trạng dạy học THKT

- Phương pháp quan sát sư phạm để thu thập thông tin về thái độ, biểu hiện,phản ứng của SV, giảng viên (GV) trong dạy học THKT theo TCTT

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục để nghiên cứu phân tíchsản phẩm về thiết kế, xây dựng, tổ chức dạy học THKT, kết quả dạy học

- Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến phản hồi về các đề xuất

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm để dạy học THKT đã đề xuất

6.4 Phương pháp thống kê toán học: để xử lý, kiểm tra kết quả nghiên cứu.

7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

7.1 Về lý luận: phát triển cơ sở lý luận cho dạy học thực hành kỹ thuật

theo tiếp cận tương tác Cụ thể là:

- Làm rõ được các khái niệm về dạy học tương tác, dạy học THKT theotiếp cận tương tác, môi trường dạy học THKT theo tiếp cận tương tác

- Làm rõ được cơ sở khoa học của dạy học THKT theo tiếp cận tương tác

- Làm rõ được đặc trưng, cấu trúc, cơ chế và các cặp tương tác trong dạyhọc thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác

- Xác định được vai trò của "tương tác" trong dạy học THKT, khả năngvận dụng và điều kiện thực hiện dạy học THKT theo tiếp cận tương tác

7.2 Về thực tiễn: các đóng góp chính về thực tiễn của luận án là:

- Phân tích kết quả khảo sát đánh giá thực trạng dạy học THKT theo TCTT

- Đề xuất quy trình dạy học THKT theo tiếp cận tương tác

- Đề xuất biện pháp dạy học THKT theo tiếp cận tương tác

8 CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết quảnghiên cứu được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học thực hành kỹ thuật

theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ

Chương 2: Quy trình và biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật

theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ

Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá dạy học thực hành kỹ thuật

theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC

TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ

1.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Dạy học tương tác từ xưa tới nay đã được các tác giả trên thế giớiquan tâm nghiên cứu với các mức độ và góc độ khác nhau, có thể kể đến

Trang 4

Khổng Tử, Dewey, Vưgotsky, Mead, Brousseau, Surkova, Vial, Wagner,Moonis Raza, Chandra, Prakash Chander, Onkar Singh, Comiti, Artigue,Thurmond, Jean-Marc Denomm, Madeleine Roy người Canađa, BerndMeier và Nguyễn Văn Cường, Kersten Reich, Ở Việt Nam các nhà sưphạm cũng rất quan tâm đến DHTT, các tác giả như Nguyễn Cảnh Toàn,

Lê Khánh Bằng, Phan Trọng Ngọ, Thái Duy Tuyên, Đặng Thành Hưng,Phó Đức Hòa, Nghiên cứu DHTT vận dụng trong dạy học THKT đã cómột số tác giả nghiên cứu như Nguyễn Xuân Lạc, Nguyễn Văn Khôi và LêHuy Hoàng, bước đầu cho những kết quả khai phá, định hướng Với dạyhọc THKT theo tiếp cận tương tác chưa có tác giả nào nghiên cứu Tựuchung lại các nghiên cứu được đề cập dưới nhiều cách tiếp cận và mức độkhác nhau, có thể ở bình diện mô hình lý thuyết, hoặc chỉ nằm trong nhữngnghiên cứu liên quan hay những mô hình dạy học cụ thể Điểm chung cơbản trong những nghiên cứu này là đều nhấn mạnh tính tích cực và tự lựccủa người học trong mối tương tác đa dạng với các thành phần củaMTDH Trong dạy học quan tâm việc tác động vào hệ thần kinh của ngườihọc và mối quan hệ tương tác người dạy - người học - MTDH Dạy họctheo TCTT là sự kết hợp của việc dạy và học tương tác được hỗ trợ bởi cácthiết bị công nghệ Do vậy, yếu tố MTDH được quan tâm nhiều hơn, đó làMTDH có tổ chức, môi trường đa phương tiện là một xu hướng của dạyhọc theo TCTT Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại như: cơ sở lý luận cho dạyhọc THKT theo TCTT ít được nghiên cứu, chưa có quy trình, biện pháp hợp lýcho dạy học THKT theo TCTT Vì vậy, việc xác định một cách rõ ràng hơn

về khái niệm, đặc điểm, quy trình dạy học THKT theo TCTT, phù hợp vớicác xu hướng dạy học hiện đại và có khả năng vận dụng là yêu cầu cầnthiết trong thực tiễn dạy học

Qua nghiên cứu, phân tích về tổng quan trên đây, tác giả đề xuất đề tài

nghiên cứu: "Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ".

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1 Dạy học tương tác

Trong mọi hoạt động dạy học đều diễn ra các hoạt động tương tác, đó là

tương tác trong dạy học Tuy nhiên không phải mọi quá trình dạy học đều được gọi là dạy học tương tác Bởi một quá trình dạy học được gọi là dạy học tương tác khi thông qua các hoạt động tương tác đa dạng, vai trò người học làm trung tâm, chủ động, tự lực giải quyết các vấn đề học tập Hoạt

động học của người học trong dạy học tương tác là quá trình người học tựlực kiến tạo tri thức, đồng thời là quá trình xã hội, quá trình xúc cảm, quátrình ý chí, mang tính tình huống và là quá trình sáng tạo Kết quả học tập

Trang 5

của người học phụ thuộc vào sự kiến tạo tri thức mang tính cá nhân củangười học Vai trò người dạy là định hướng, trợ giúp Về bản chất, dạy họctương tác là dạy học mang tính kiến tạo Có thể hiểu:

Dạy học tương tác là dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó diễn ra các hoạt động tương tác đa dạng ở môi trường dạy học được tổ chức phù hợp, đòi hỏi người học chủ động, tích cực và tự lực giải quyết vấn đề Người dạy đóng vai trò là người tổ chức môi trường dạy học và hỗ trợ, tư vấn cho người học.

1.2.2 Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác

"Học thông qua hành" là hình thức điển hình trong dạy học tương tác,trong đó lý thuyết và thực hành được kết nối với nhau Thông qua hoạtđộng thực tiễn, các kiến thức lý thuyết được vận dụng và kiểm nghiệm, cáckiến thức và kinh nghiệm mới được lĩnh hội Các tương tác trong dạy họcđịnh hướng hành động mang tính đa dạng, trong đó có tương tác với cácphương tiện, công cụ thực hành Việc phát triển năng lực hành động chỉđược thực hiện thông qua hành động tự lực của người học Cũng như cácquan điểm dạy học khác, DHTT cũng có phạm vi và giới hạn áp dụng Tùytheo mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học có thể áp dụng DHTT ởnhững mức độ phù hợp để tổ chức tối ưu các hoạt động tương tác Vậy cóthể hiểu:

Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác là dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó diễn ra các hoạt động tương tác đa dạng ở môi trường dạy học được tổ chức phù hợp, đòi hỏi người học chủ động, tích cực và tự lực giải quyết các nhiệm vụ thực hành Người dạy đóng vai trò là người tổ chức môi trường dạy học và hỗ trợ, tư vấn cho người học.

1.2.3 Môi trường dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác

MTDH thực hành kỹ thuật phong phú, đó là điều kiện không gian, thời gian,

cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, máy móc phục vụ thực hành, Bêncạnh đó với điều kiện các nguồn tài liệu, tư liệu, các tình huống dạy học, diễnbiến của hoạt động thực hành, phương pháp làm việc của người dạy, ngườihọc, Tất cả các yếu tố này hình thành một MTDH mang tính động MTDHthực hành kỹ thuật nếu xem xét đến yếu tố trọng tâm trong hoạt động thựchành của người học, đó là những thiết bị thực hành, thấy rằng khi người họctác động/ tương tác với thiết bị thực hành sẽ làm biến đổi/ thay đổi về hìnhthức/ trạng thái của nó, tạo ra sản phẩm kỹ thuật Nhờ đó cung cấp thông tinphản hồi cho người học, đưa người học vào mối tương tác với chính bản thânmình (dùng kinh nghiệm, kiến thức đã có để giải thích, so sánh, loại trừ, đánhgiá, ) rút ra kiến thức mới, bổ sung thêm kinh nghiệm, hình thành kỹ năng

Trang 6

nghề nghiệp Từ đó có thể hiểu: Môi trường dạy học thực hành kỹ thuật là môi trường mà trong đó trọng tâm là các yếu tố phương tiện và đối tượng thực hành luôn có sự tương tác và biến đổi, cùng với các yếu tố khác như tư liệu, nhiệm vụ thực hành, phương pháp và hình thức làm việc của người dạy, người học, được thiết kế, tổ chức một cách phù hợp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động thực hành của người học.

1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸTHUẬT THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC

1.3.1 Cơ sở khoa học của dạy học tương tác

Quan điểm dạy học tương tác hoàn toàn được xây dựng chặt chẽ trên cơ

sở thành tựu của triết học về mối quan hệ phổ biến; cơ sở sinh lý học vềkhoa học thần kinh, cơ sở tâm lý học về các lý thuyết dạy học như thuyếthoạt động, thuyết nhận thức, đặc biệt nổi bật là tư tưởng của thuyết kiến tạo;

cơ sở giáo dục học về các yếu tố của quá trình dạy học; cơ sở lý thuyết điềukhiển về truyền-nhận thông tin, xử lý lưu trữ thông tin và sử dụng thông tin

1.3.2 Đặc trưng, cấu trúc, cơ chế và các mối tương tác

1.3.2.1 Đặc trưng: "tương tác" là cách thức và mục tiêu dạy học, vai trò

người học làm trung tâm, chủ động, tự lực giải quyết các vấn đề học tập,chú trọng việc xây dựng MTDH, tương tác nổi bật là tương tác người họcvới thiết bị thực hành để tạo ra sản phẩm, các thiết bị thực hành hỗ trợ mạnhcho tương tác khi nó là những thiết bị công nghệ có tính tương tác cao

1.3.2.2 Cấu trúc tương tác trong dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp

cận tương tác: cấu trúc đó là tác động, phản ứng của các chủ thể tham gia

tương tác Sự tương tác là tích cực khi cách thức tác động và phản ứng nàytạo nên sự chủ động, tự giác, tích cực của các chủ thể tham gia (sơ đồ 1.7)

Sơ đồ 1.7: Cấu trúc tương tác trong dạy học

Trong quá trình thực hành, hoạt động tương tác chủ động giữa người họcvới các phương tiện thực hành chính là tác động làm biến đổi đối tượng lao

Trang 7

động thành sản phẩm thực hành Cấu trúc dạy học THKT theo TCTT chútrọng quan tâm vào bộ ba yếu tố cơ bản là người học, người dạy, MTDH cótương tác với nhau và hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục đích dạy học

1.3.2.3 Cơ chế và các mối tương tác trong dạy học thực hành kỹ thuật Thực hiện tương tác cần có mục đích, công cụ, nội dung và các nhiệm

vụ tương tác Khi có một mối tương tác sẽ kéo theo sự xuất hiện các mốitương tác khác cùng tham gia, chúng sẽ có sự ảnh hưởng, chi phối nhau.Các mối tương tác cơ bản của hoạt động dạy học thực hành kỹ thuật gồm:

- Người dạy ⇆ người học mối quan hệ có cơ chế tác động - phản ứng

- Người học ⇆ người học mang tính hợp tác, phản biện - bảo vệ ý kiến

- Người học ⇆ bản thân người học tạo nguồn để xuất hiện nhu cầu cho

người học tham gia vào các mối tương tác khác

- Người học, người dạy ⇆ MTDH mang tính ảnh hưởng và thích nghi

1.3.3 Vai trò tương tác, khả năng vận dụng và điều kiện thực hiện dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác

1.3.3.1 Vai trò tương tác trong dạy học thực hành kỹ thuật

Hoạt động THKT có sự phối hợp giữa thao tác tư duy và thao tác vậnđộng Do đó, cần diễn ra tương tác đa dạng trong cùng thời điểm học tậpvới một MTDH có tổ chức Như vậy, nếu các tương tác đó càng mạnh, càngtích cực thì sẽ giúp người học càng nhanh chóng chiếm lĩnh được kiến thức,hình thành kỹ năng, do đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học THKT

1.3.3.2 Khả năng vận dụng

Dạy học theo TCTT có thể vận dụng trong mọi hình thức DHTH Tuy

nhiên tùy theo dạng bài THKT thì mức độ vận dụng khác nhau Dạy họcTHKT có nhiều dạng bài, nếu tiếp cận dựa trên mức độ tự lực của người

học (người học làm trung tâm), có thể chia các bài THKT thành hai dạng chính là bài rèn luyện kỹ năng cơ bản và bài thực hành nhiệm vụ tổng hợp

- Bài thực hành rèn luyện kỹ năng cơ bản là bài thực hành dựa trên cơ sởphương pháp làm mẫu-quan sát và huấn luyện-luyện tập Mặc dù hoạt độngluyện tập theo mẫu có tính thụ động là làm theo, nhưng vẫn đòi hỏi tính tíchcực và tự lực của người học trong quá trình học tập Vậy có thể vận dụng dạyhọc theo TCTT ở mức độ phù hợp Tổ chức dạy học theo TCTT là tăngcường tính đa dạng và hiệu quả của tương tác nhằm tăng cường tính tíchcực, chủ động và tự lực của người học

- Bài thực hành nhiệm vụ tổng hợp là những nhiệm vụ thực hành đượcngười học thực hiện tự lực trên cơ sở sử dụng các tài liệu, nguồn thông tin

và phương tiện thực hành, nhằm phát triển năng lực hành động độc lập Đây

là dạng bài điển hình có thể áp dụng dạy học theo TCTT với vai trò người

Trang 8

học là trung tâm, trong đó có thể thực hiện nhiều dạng tương tác và yêu cầutính tích cực và tự lực cao của người học, tạo cơ hội cho sự sáng tạo.

1.3.3.3 Điều kiện thực hiện

Cần phải thiết kế kế hoạch dạy học, MTDH phù hợp có tổ chức tốt đó

Một số yêu cầu đặc thù đối với người dạy và người học:

- Người dạy cần biên soạn học liệu đa dạng, kết hợp học liệu in với cáchọc liệu điện tử để kết hợp tương tác giáp mặt với tương tác ảo Người dạycần nắm vững mục tiêu, trọng tâm để chuyển thành chuẩn đầu ra và cáchọat động dạy học chính

- Người học cần chủ động trong học tập, tích cực chuẩn bị bài trước mỗibuổi học, tự tin trong các hoạt động cá nhân, nhóm với sự trợ giúp củangười dạy Trong học tập THKT, người học cần thực học, thực làm

Cơ sở lý luận trên đây sẽ làm nền tảng cho vận dụng vào dạy học THKTbằng việc nghiên cứu để xác định và xây dựng quy trình dạy học cũng nhưcác biện pháp dạy học THKT theo TCTT được thể hiện theo (sơ đồ 1.8):

Sơ đồ 1.8: Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác

Sơ đồ trên thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa quy trình với cácbiện pháp dạy học Quy trình cụ thể hóa cho thực hiện dạy học thông quacác biện pháp, các biện pháp dạy học phải phù hợp với quy trình dạy học,đồng thời cả quy trình và các biện pháp được xây dựng một cách chặt chẽdựa trên cơ sở lý luận của dạy học THKT theo tiếp cận tương tác

1.4 THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO TIẾPCẬN TƯƠNG TÁC

Trang 9

1.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng

- Mục đích khảo sát về thực trạng, để đánh giá hiện trạng, phân tích

nguyên nhân, lấy làm cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu, vận dụng vào dạy họcTHKT theo TCTT và cũng là xác định tính khả thi cho đề xuất của đề tài

- Nội dung và phạm vi khảo sát đánh giá, nghiên cứu khảo sát các yếu

tố của quá trình dạy học THKT trong đào tạo giáo viên Công nghệ theoTCTT Nội dung, đối tượng khảo sát về thiết kế, thực hiện dạy học vàkiểm tra đánh giá, năng lực GV, khả năng nhận thức của SV, nguồn tàiliệu phục vụ dạy học, điều kiện cơ sở vật chất Thực hiện khảo sát ở 5 cơ

sở đào tạo, trưng cầu ý kiến của 32 GV và 198 SV

- Phương pháp và công cụ khảo sát đánh giá, sử dụng hối hợp các

phương pháp: quan sát thực tiễn, trao đổi, phỏng vấn, khảo sát điều tra,tổng kết kinh nghiệm Dùng các công cụ như giấy bút để ghi chép, phiếuquan sát, phiếu hỏi, máy ảnh, máy quay, để thu thập thông tin

1.4.2 Kết quả đánh giá thực trạng dưới góc độ dạy học tương tác

Kết quả thu được từ phiếu trưng cầu ý kiến của GV và SV cho kết

quả như (bảng 1.3)

Bảng 1.3: Kết quả đánh giá về tương tác của SV trong dạy học THKT

Nội dung khảo sát

Đối tượng khảo sát

Kết quả thu được từ dự giờ, phỏng vấn và xin ý kiến qua bảng hỏi chothấy GV có khả năng vận dụng các PPDH đối với dạy học THKT, đáp ứngđược yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Bồi dưỡng, hướngdẫn cho các GV về dạy học THKT theo TCTT là rất cần thiết, hầu hết các

GV hoàn toàn đủ khả năng để thực hiện tốt Với SV khảo sát về các mặtnhư, nhận thức về mục đích học của SV; phương pháp học ưa thích, hứng

Trang 10

thú của SV; biện pháp, kĩ thuật dạy học giúp SV học tập tốt; MTDH ảnhhưởng tới việc học tập của SV; nguồn tài liệu phục vụ dạy học THKT;nguồn thông tin được SV tiếp cận Kết quả thu được từ dự giờ, xin ý kiếnqua bảng hỏi cho thấy, nếu dạy học THKT theo TCTT sẽ được SV tiếp

nhận đầy hào hứng Với điều kiện cơ sở vật chất qua thực tế tham quan

một số phòng thực hành kỹ thuật bộ môn, tiếp xúc trao đổi với GV, SV vàkết quả của phiếu điều tra về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy họcTHKT nhận thấy: nhìn chung cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy họcTHKT theo chương trình đào tạo hiện nay Đủ điều kiện tối thiếu để chophép dạy học THKT theo tiếp cận tương tác

Để nâng cao chất lượng dạy học THKT trong đào tạo giáo viên Công nghệ, cần giải quyết tốt một số vấn đề sau:

- Hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình sao cho vừa cơ bản, sát

với thực tiễn vừa đảm bảo tính cập nhật hiện đại Tăng cường cơ sở vật chất(đặc biệt là trang thiết bị hiện đại)

- Nâng cao năng lực sư phạm cho GV, đặc biệt là những GV mới

- Đổi mới PPDH thực hành kỹ thuật theo hướng tích cực hoá hoạt độngnhận thức của người học trong quá trình dạy học

Nếu dạy học THKT theo tiếp cận tương tác sẽ phát triển năng lực hành động cho sinh viên, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Sau khi nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của luận án, chương 1 đã đạtđược những kết quả và có ý nghĩa khoa học như sau:

1) Dạy học THKT theo TCTT nhấn mạnh vai trò người học là trung tâm,tương tác là cách thức và mục tiêu của dạy học, với MTDH phù hợp, đặcbiệt môi trường đa phương tiện, môi trường ảo, môi trường E-Learning sẽtích cực hóa hoạt động nhận thức cho người học Dạy học THKT theoTCTT dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng, cấu trúc lôgíc chặt chẽ, có cơ chế vàđặc trưng riêng, có khả năng, phạm vi, điều kiện áp dụng nhất định Từ cơ

sở lý luận này sẽ là tiền đề để nghiên cứu xây dựng quy trình dạy học và đềxuất các biện pháp dạy học THKT theo tiếp cận tương tác có ý nghĩa thựctiễn dạy học với những ưu điểm khẳng định về khả năng tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của người học, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH ởnước ta hiện nay

2) Khảo sát, phân tích thực trạng dạy học cho thấy dạy học theo tiếp cậntương tác đã được quan tâm trong dạy học THKT, song chưa đạt được hiệu

quả như mong muốn Một trong những nguyên nhân đó là, người dạy chưa

hiểu rõ bản chất của dạy học theo tiếp cận tương tác, thiếu quy trình và cácbiện pháp dạy học hợp lý Kết quả khảo sát, phân tích thực trạng khẳng

Trang 11

định việc dạy học THKT theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viênCông nghệ sẽ khả thi.

Cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây sẽ làm nền tảng cho nghiên cứu, thựchiện nội dung chương 2 của luận án

Chương 2 QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC

TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ

2.1 NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN DẠY HỌC THỰCHÀNH KỸ THUẬT THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC

2.1.1 Các nguyên tắc và yêu cầu thiết kế quy trình dạy học

Thiết kế quy trình dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương táccần tuân theo các nguyên tắc và yêu cầu sau:

- Đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học

- Đảm bảo việc tạo động cơ, nhu cầu, hứng thú cho các chủ thể tương tác

- Đảm bảo vị trí trung tâm của người học, vai trò chủ đạo của người dạy

- Đảm bảo vai trò ảnh hưởng tích cực của MTDH đến hoạt động dạy học

- Đảm bảo tính khả thi

2.1.2 Quy trình thực hiện bài dạy

2.1.2.1 Quy trình dạy học rèn luyện kỹ năng cơ bản

Trang 12

Sơ đồ 2.1: Quy trình dạy học bài dạy rèn luyện kỹ năng cơ bản

Bước 1: Mở đầu

Ngoài việc chuẩn bị thiết bị, lưu ý an toàn lao động, thống nhất mục tiêu,

giao nhiệm vụ Cần cho SV thấy được ý nghĩa của hành động kỹ thuậtchuẩn bị luyện tập trong lĩnh vực nghề nghiệp hoặc trong cuộc sống Nhữngkiến thức liên quan cần được củng cố, bổ sung Tương tác ở giai đoạn này

là GV ⇆ SV, SV ⇆ SV và tài liệu học tập Để tăng cường tính tương tác

và tính tích cực của SV, có thể sử dụng các mô phỏng, thảo luận và chấtvấn

Bước 2: Giảng viên làm mẫu, sinh viên quan sát

Việc làm mẫu của GV cung cấp mô hình hành động cho việc làm theo

của SV Các bước làm mẫu gồm: làm mẫu tổng thể → làm mẫu chậm từngbước → nhấn mạnh những điểm khó, trọng tâm → làm mẫu lại tổng thểtiến trình hành động, có thể làm lặp lại Tương tác cơ bản trong giai đoạnnày là GV ⇆ SV theo cơ chế GV làm mẫu - SV quan sát Để tăng cườngtính tương tác và tính tích cực của SV, có thể sử dụng mô phỏng để minh

Ngày đăng: 04/11/2017, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w