Dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo là cách tiếp cận các phương phápdạy học tích cực; người dạy không phải là người truyền đạt kiến thức có sẵn,cung cấp chân lý mà là người đảm nhiệm
Trang 1TRẦN TUYẾN
DẠY HỌC CƠ KỸ THUẬT THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN TẠO TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ
Chuyên ngành : Lý luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật
công nghiệp
Mã số : 62.14.01.11
LUËN ¸N tiÕn sÜ gi¸o dôc häc
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Nguyễn Thị Thu Hà
2 PGS.TS Nguyễn Văn Bính
HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN
Hà Nội - 2009
Trang 2trình nào khác.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả
Trần Tuyến
Trang 3Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới:
Quý thầy, cô hướng dẫn khoa học:
Khoa Sư phạm Tự nhiên – Trường Cao đẳng Sơn La, Khoa Tự nhiên –Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình và các giảng viên, các lớp sinh viên đãnhiệt tình tham gia thực nghiệm sư phạm, chia sẻ kinh nghiệm dạy học giúp tácgiả hoàn thiện luận án
Các cán bộ quản lý, chuyên gia, giảng viên, giáo viên một số trường đạihọc, cao đẳng, cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, tạo điềukiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án
Tác giả
Trần Tuyến
Trang 4Viết tắt Viết đầy đủ
Trang 5MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN TẠO 6
1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo 6
1.1.1 Những nghiên cứu về lý thuyết học tập kiến tạo trên thế giới 6
1.1.2 Những nghiên cứu về dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo ở Việt Nam 11
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo 14
1.2.1 Kiến tạo 14
1.2.2 Học tập kiến tạo 15
1.2.3 Đồng hóa 18
1.2.4 Điều ứng 20
1.3 Lý thuyết học tập kiến tạo và vận dụng 22
1.3.1 Khái quát về lý thuyết học tập kiến tạo 22
1.3.2 Kiến tạo cơ bản 26
1.3.3 Kiến tạo xã hội 28
1.3.4 Cấu trúc của dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo 29
1.3.5 Vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học 31
1.4 Thực trạng dạy học Cơ kỹ thuật xét theo quan điểm kiến tạo 35
1.4.1 Sinh viên học tập Cơ kỹ thuật 36
1.4.2 Giảng viên dạy học Cơ kỹ thuật 39
Kết luận chương 1 43
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC CƠ KỸ THUẬT THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN TẠO 45
2.1 Giới thiệu môn Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm 45
2.1.1 Mục tiêu môn học 45
2.1.2 Phân tích cấu trúc nội dung môn Cơ kỹ thuật 45
2.2 Nguyên tắc dạy học môn Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo.51 2.3 Quy trình dạy học CKT theo lý thuyết học tập kiến tạo 52
Trang 62.4.1 Biện pháp 1: Dạy sinh viên các phương pháp nghiên cứu môn học 56
2.4.2 Biện pháp 2: Cấu trúc bài dạy CKT theo tư duy của nhà khoa học 74
2.4.3 Biện pháp 3: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề 79
2.5 Thiết kế minh họa bài dạy Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo 86
2.5.1 Bài 1: Phương pháp Véc tơ 86
2.5.2 Bài 2: Cơ cấu Tay quay – Con trượt 93
2.5.3 Bài 3: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn 100
Kết luận chương 2 107
CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 109
3.1 Mục đích, nội dung, phương pháp kiểm nghiệm 109
3.1.1 Mục đích kiểm nghiệm 109
3.1.2 Nội dung kiểm nghiệm 109
3.1.3 Phương pháp kiểm nghiệm 109
3.2 Thực nghiệm sư phạm 110
3.2.1 Chuẩn bị thực nghiệm 111
3.2.2 Tiến hành thực nghiệm 111
3.2.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 114
3.3 Phương pháp chuyên gia 125
Kết luận chương 3 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
Phụ lục 1: Phiếu hỏi ý kiến giảng viên 143
Phụ lục 2: Phiếu lấy ý kiến sinh viên 144
Phụ lục 3: Các đề kiểm tra và đáp án 145
Phụ lục 4: Phiếu xin ý kiến chuyên gia 151
Trang 7Bảng 1.1: Ý kiến của SV về sử dụng PPDH 36
Bảng 1.2: Ý kiến của SV học tập CKT 37
Bảng 1.3: Ý kiến của GV về sử dụng PPDH 40
Bảng 2.1: Đề cương môn Cơ kỹ thuật 47
Bảng 3.1: Bảng phân phối thực nghiệm 116
Bảng 3.2: Bảng tần số điểm 117
Bảng 3.3: Bảng tần suất điểm 118
Bảng 3.4: Bảng tần suất hội tụ tiến 119
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tính phương sai ở nhóm lớp ĐC 120
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp tính phương sai ở nhóm lớp TN 121
Bảng 3.7: Bảng so sánh phương sai, phương sai hiệu chỉnh, độ lệch chuẩn hiệu chỉnh và hệ số biến thiên của nhóm lớp ĐC và TN 124
Bảng 3.8: Danh sách chuyên gia 126
Bảng 3.9: Kết quả xin ý kiến chuyên gia 127
Trang 8Hình 1.1: Sơ đồ quá trình đồng hóa và điều ứng trong học tập 23
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình học tập kiến tạo CKT 53
Hình 3.1: Đồ thị tần số điểm 117
Hình 3.2: Đường tần suất của nhóm lớp ĐC và TN 118
Hình 3.3: Đường tần suất hội tụ tiến của nhóm lớp ĐC và TN 119
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu đề tài
1.1 Quan điểm định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta
Đất nước ta đang trong thời kỳ đầu hội nhập khu vực và quốc tế trêntất cả các lĩnh vực Để nước ta sớm trở thành nước công nghiệp thì trướchết cần nhận thấy được nguồn nhân lực mang yếu tố quyết định Để cóđược nguồn nhân lực chất lượng tốt, Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốcsách hàng đầu” Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020của văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Phát triểngiáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dụcViệt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa vàhội nhập quốc tế, trong đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo,coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,khả năng lập nghiệp ” [99]
Luật giáo dục đại học 2012 cũng đã khẳng định dạy học ở các trườngcao đẳng luôn phải đổi mới bắt kịp với thời đại, đào tạo “sinh viên có kiếnthức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tácđộng của các nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội trong thực tiễn và có khảnăng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành đào tạo” [68]
Đảng và Nhà nước ta chưa bao giờ xem nhẹ, đánh giá thấp sự phát triểncủa giáo dục Nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và những
ưu đãi trong đào tạo giáo viên, tạo điều kiện cho người dạy phát huy sángtạo, chủ động đổi mới phương pháp, tìm những hướng đi, quan điểm phùhợp cho hoạt động dạy học Nhà nước luôn động viên người học, tạo môitrường học tập thuận lợi để người học chủ động tiếp nhận tri thức, làm chủquá trình nhận thức; khuyến khích đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướngtiếp nhận tri thức thụ động sang chủ động, phát huy tính tích cực chủ độngnhận thức của người học
Trang 101.2 Đổi mới phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học
Trong giáo dục truyền thống, người dạy là “trung tâm” của mọi hoạtđộng, chủ động truyền đạt kiến thức và kỹ năng đến người học Nhưng hiệnnay Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới phát triển giáo dục và đào tạotheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học Theo đó, giáo dụcphải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học phù hợp với đặcđiểm từng lớp học, môn học Đặc biệt trong đào tạo bậc đại học, cần tạo chocho sinh viên môi trường thuận lợi để họ chủ động xây dựng kiến thức, làmchủ tri thức dựa trên những hiểu biết của bản thân Do đó, dạy học cần chútrọng bồi dưỡng phương pháp tự học, quan tâm sự tương tác tích cực với môitrường, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động vào tìnhcảm, đem lại niềm vui cho người học
Thế giới mỗi ngày một thay đổi, xã hội ngày một phát triển, khối lượngkiến thức ngày càng tăng, để việc lĩnh hội kiến thức được hiệu quả và bắt kịpvới thời đại bên cạnh kiến thức thì vấn đề quan trọng là phải có phương phápchiếm lĩnh tri thức Do đó, dạy phương pháp chiếm lĩnh tri thức là bước quantrọng tiên quyết hiện nay; dạy người học cách giải quyết vấn đề bằng kiến tạokiến thức để họ có kỹ năng trong cuộc sống hiện đại; cần hình thành năng lựckiến tạo tri thức khi người học còn ngồi trên ghế nhà trường
1.3 Lý thuyết học tập kiến tạo đối với đổi mới phương pháp dạy học môn học Cơ kỹ thuật
Tạo môi trường học tập thích hợp để người học chủ động kiến tạo trithức đó là tư tưởng cốt lõi của Lý thuyết học tập kiến tạo Trong khi đó, dạyhọc Cơ kỹ thuật cần được đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của sinhviên Và thực tế cho thấy có thể vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạyhọc Cơ kỹ thuật góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát triển giáo dụctheo hướng hiện đại
Trang 11Dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo là cách tiếp cận các phương phápdạy học tích cực; người dạy không phải là người truyền đạt kiến thức có sẵn,cung cấp chân lý mà là người đảm nhiệm vai trò định hướng, đạo diễn hoặctạo tiền đề cho người học khám phá ra chân lý, tương tác, tự tìm ra kiến thức.Thực tiễn đòi hỏi cần phải trang bị cho sinh viên sư phạm những kiến thứcmới về các phương pháp dạy học, trong đó có vận dụng lý thuyết học tập kiếntạo để khi ra trường họ áp dụng vào dạy học, hiện thực hóa những kiến thức
đã học trong trường sư phạm
Thực trạng dạy và học môn Cơ kỹ thuật cho thấy cần phải đổi mới hơnnữa phương pháp dạy học để đáp ứng sự phát triển của giáo dục trong thời đạimới Hiện nay, việc dạy học nói chung và dạy học Cơ kỹ thuật nói riêng ở cáctrường đại học vẫn diễn ra tình trạng đọc chép; hoạt động dạy học chủ yếu làhoạt động của giảng viên, còn sinh viên thường ghi chép và tiếp thu bài thụđộng, thiếu tính sáng tạo, không chủ động, chưa làm chủ hoạt động học tập.Chính vì vậy việc tạo cho sinh viên một môi trường học tập để họ chủ độngtrong các hoạt động nhận thức là rất cần thiết Nhận thấy khả năng vận dụng
lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học để phát huy những yếu tố tích cực của
người học, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài “Dạy học Cơ kỹ thuật theo lý
thuyết học tập kiến tạo trong đào tạo giáo viên Công nghệ” nhằm tìm ra
những biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Công nghệ,góp phần vào sự phát triển giáo dục của đất nước
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp dạy học môn Cơ kỹ thuật trong chương trình đàotạo CĐSP theo lý thuyết học tập kiến tạo nhằm dạy SV nắm vững kiến thức
và cả phương pháp chiến lĩnh kiến thức đó (phương pháp nghiên cứu), giúp
họ có khả năng học tập suốt đời
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Cơ kỹ thuật cho sinh viên ngành Sư phạm công nghệtrình độ cao đẳng
Trang 123.2 Đối tượng nghiên cứu
- Khả năng ứng dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học và vận dụngvào dạy học môn Cơ kỹ thuật
- Các biện pháp dạy học môn Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo và vận dụng vàodạy học môn Cơ kỹ thuật trong chương trình đào tạo giáo viên Công nghệtrình độ cao đẳng
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và vận dụng hợp lý các biện pháp dạy học môn Cơ kỹthuật (trong chương trình đào tạo CĐSP) theo lý thuyết học tập kiến tạo thì
sẽ dạy được cho SV không chỉ nắm vững kiến thức mà cả phương phápchiễn lĩnh (phương pháp nghiên cứu) kiến thức đó, giúp cho họ có khảnăng học tập suốt đời
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về lý thuyết học tập kiến tạo, và ứng dụngtrong dạy học nói chung và trong dạy học Cơ kỹ thuật của chương trình đàotạo giáo viên Công nghệ trung học cơ sở
5.2 Tìm hiểu thực trạng dạy học Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạmtrên quan điểm của lý thuyết học tập kiến tạo
5.3 Phân tích logic kiến thức Cơ kỹ thuật trong chương trình đào tạogiáo viên trung học cơ sở làm cơ sở cho dạy học các nội dung của môn họctheo lý thuyết học tập kiến tạo; xây dựng quy trình dạy học theo lý thuyết họctập kiến tạo cho môn Cơ kỹ thuật
5.4 Kiểm nghiệm và đánh giá dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tậpkiến tạo để kiểm chứng giả thuyết của đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp hệ thống phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 136.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Hệ thống hóa, phân tích, tổnghợp, so sánh các tài liệu lý luận dạy học liên quan, đặc biệt là tài liệu về lý thuyếthọc tập kiến tạo Từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc vận dụng lý thuyết họctập kiến tạo vào dạy học Cơ kỹ thuật trong đào tạo giáo viên Công nghệ.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra cơ bản: Điều tra thực trạng dạy học Cơ kỹthuật ở trường cao đẳng sư phạm trên quan điểm của lý thuyết học tập kiến tạo.6.2.2 Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia về vận dụng
lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học môn Cơ kỹ thuật trong đào tạo giáoviên cao đẳng sư phạm công nghệ
6.2.3 Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằmkiểm chứng giả thuyết khoa học
6.2.4 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập của sinh viên
để có những nhận xét, đánh giá thực tiễn ứng dụng lý thuyết học tập kiến tạo.6.2.5 Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê Toán học để tính toán vàbiểu thị các kết quả một cách định lượng
7 Những đóng góp mới của luận án
7.1 Phát triển lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học Cơ kỹ thuật ởtrường cao đẳng sư phạm
7.2 Đề xuất các nguyên tắc dạy và quy trình dạy học Cơ kỹ thuật theo lýthuyết học tập kiến tạo ở trường cao đẳng sư phạm
7.3 Đề xuất ba biện pháp (có thực nghiệm) vận dụng lý thuyết học tậpkiến tạo vào dạy học Cơ kỹ thuật
8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học cơ kỹ thuật theo lýthuyết học tập kiến tạo
Chương 2: Biện pháp dạy học cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo.Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN TẠO 1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo
1.1.1 Những nghiên cứu về lý thuyết học tập kiến tạo trên thế giới
Trên thế giới, lý thuyết học tập kiến tạo có từ cổ xưa, thời Socrate (mộttriết gia thành Athènes) Cụ thể từ cuộc hội thoại của ông với những ngườihọc trò, ông đã đưa ra những câu hỏi trực tiếp để dẫn dắt người học tự nhận rađiểm yếu trong suy nghĩ của họ Cách trao đổi này đến nay vẫn được coi làcông cụ quan trọng trong kiến tạo mà các nhà giáo dục vận dụng để kiểm trakiến thức của người học và chuẩn bị cho việc hình thành kiến thức mới Đếncuối thế kỷ 18, đánh dấu sự ra đời quan điểm kiến tạo trong dạy học xuất phát
từ tuyên bố của nhà triết học Giam Battista Vico với đại ý: con người chỉ hiểumột cách rõ ràng những gì mà họ tự xây dựng nên cho chính mình [27]
Sau đó Jean Piaget và John Dewey đã phát triển quan điểm kiến tạothành các học thuyết về sự phát triển và giáo dục trẻ em - điều này đã tạo nênbước tiến cho lý thuyết học tập kiến tạo
Piaget cho rằng “nền tảng cơ bản của việc học là khám phá” Nhà tâm lýhọc người Thụy Sĩ này còn xây dựng lý thuyết học tập dựa trên quá trình
“đồng hóa” và “điều ứng” trong nhận thức của người học với nội dung: conngười học tập thông qua việc thiết lập nên chuỗi logic liên tiếp nhau, cái nàynối tiếp cái kia Những kiến thức mà người học hôm nay biết được có mốiliên hệ với những kiến thức mà họ đã được học hôm qua, đây chính là cơ sởcủa việc giáo dục dựa trên lý thuyết học tập kiến tạo [27, tr.24]
John Dewey, triết gia hàng đầu ở thế kỷ 20, nhà tâm lý học, nhà giáo dụchọc người Mỹ yêu cầu giáo dục phải dựa trên kinh nghiệm thực tế Ông chorằng việc học tập là một quá trình liên tiếp, những dữ liệu có được hôm nay là
Trang 15bằng chứng cho quá trình học tập ở ngày mai Đây là cơ sở ra đời của lýthuyết học tập kiến tạo - việc học được dựa trên kinh nghiệm của người học.Một người có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời của lý thuyết học tập kiến tạo
là Vưgotski, ông cho rằng trẻ em học các khái niệm thông qua sự mâu thuẫngiữa những quan niệm hàng ngày của họ với những khái niệm của người lớn.Trẻ em cũng biết kiến tạo những hiểu biết riêng của mình chứ không hoàntoàn phụ thuộc vào người lớn Tất cả những hoạt động tác động vào môitrường ngoài đều được trẻ em học hỏi và tạo thành kinh nghiệm của bản thânqua quá trình tiếp xúc Ban đầu có thể là những phép thử sai hoặc sự nhắc nhởcủa người lớn nhưng kiến thức thực sự là của trẻ khi tự trẻ thực hiện nhữngtác động ra môi trường Mặc dù được giới thiệu hoặc hướng dẫn những chuẩnmực, nhưng trẻ em phải biết kiến tạo những hiểu biết riêng của mình về thếgiới xung quanh chứ không phải chấp nhận một cách cứng nhắc những gì màngười lớn nói Ông định nghĩa "vùng phát triển gần nhất" với quan niệm:vùng phát triển gần hôm nay thì ngày mai sẽ trở thành trình độ hiện tại vàxuất hiện vùng phát triển gần mới [65, tr.106] Điều này nói lên quá trình dạyhọc thường được thực hiện dưới hình thức hợp tác của trẻ với người lớn làmột trường hợp riêng của sự tác động qua lại của cái lý tưởng và cái hiện có[80, tr.50]
Việc nghiên cứu và hoàn thiện tư tưởng của Piaget và Vưgotski đã thuhút nhiều nhà nghiên cứu, trong số đó đáng chú ý là Glaserfeld đã nghiên cứu
lý thuyết học tập kiến tạo dựa trên luận điểm: Tri thức được kiến tạo một cáchtích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từmôi trường bên ngoài Ông cho rằng nhận thức của người học là một quá trìnhthích nghi và tổ chức những hiểu biết của chính họ Người học nhận thứckhông phải khám phá một thế giới cho nhân loại mà là quá trình đi tìm cáimới cho chính họ mà họ chưa từng biết tới Điểm này khác biệt với nhận thứccủa nhà khoa học - họ tìm ra cái mới cho nhân loại Học là một quá trình
Trang 16mang tính xã hội trong đó người học dần tự hòa mình vào các hoạt động trítuệ của những người xung quanh Trong lớp học theo lý thuyết học tập kiếntạo, người học không chỉ tham gia vào quá trình khám phá, phát minh mà còntham gia vào cả quá trình xã hội bao gồm việc giải thích trao đổi, đàm phán
và đánh giá Những tri thức mới của người học nhận được từ việc điều chỉnhlại thế giới quan của họ để cho tri thức đó phải đáp ứng yêu cầu mà thực tế tựnhiên và thực trạng xã hội đặt ra [13]
Douglas H Clementes và Michael T Battista vận dụng lý thuyết học tậpkiến tạo vào dạy học Toán với quan điểm: Kiến thức được người học chủđộng và phát hiện chứ không phải thụ động tiếp nhận từ người khác mang đếnhay do môi trường đem lại Người học tạo dựng nên kiến thức mới cho bảnthân thông qua hoạt động thể chất và trí tuệ Sự biểu đạt thế giới và hiểu biết
về tri thức khoa học mang tính cá nhân của người học Học là một hoạt động
xã hội trong đó người học dần hòa mình vào hoạt động trí tuệ của nhữngngười xung quanh [13]
Trên con đường đi tìm lý thuyết kiến tạo cho dạy học, nhà nghiên cứu
Paul Ernest đã phân chia lý thuyết học tập kiến tạo thành hai loại: Kiến tạo cơ
bản và kiến tạo xã hội Cùng quan điểm kiến tạo cơ bản, Nerida F Ellerton
và M A Clementes cho rằng: tri thức được kiến tạo một cách cá nhân, thôngqua cách thức hoạt động của mỗi cá nhân Quan điểm này giống với luậnđiểm của Ernt Von Glaserfeld là: kiến thức là kết quả của hoạt động kiến tạocủa chính chủ thể nhận thức, không phải là thứ sản phẩm mà bằng cách nàyhay cách khác tồn tại bên ngoài chủ thể nhận thức và có thể được truyền đạthoặc thấm nhuần bởi sự cần cù nhận thức hoặc giao tiếp Về quan điểm kiếntạo xã hội có nhà nghiên cứu Nor Joharudeen, ông nghiên cứu học tập ở góc
độ xã hội, nghiên cứu chỉ rõ sự kiến tạo kiến thức bằng việc nhấn mạnh đếnvai trò của các yếu tố văn hóa, các điều kiện xã hội và sự tác động của các yếu
tố xã hội đến nhận thức của người học [13]
Trang 17Bruner, nhà tâm lý học người Mỹ trong quá trình nghiên cứu đã đề xuấtthay đổi chương trình dạy học dựa trên quan điểm học tập là một quá trìnhtích cực và mang tính xã hội; trong đó, người học tổ chức nên những ý kiếnmới và các khái niệm dựa trên kiến thức hiện tại của họ.
Ngoài ra, những nhà giáo dục hiện đại đã nghiên cứu, viết, và áp dụng lýthuyết học tập kiến tạo vào giáo dục như: John D Bransford, Ernst VonGlasersfeld, Eleanor Duckworth, George Forman, Roger Schank, JacquelineGrennon Brooks, và Martin G Brooks,
Trên đây là một số nhà nghiên cứu về giáo dục trên thế giới, nhữngngười tiên phong đi đầu trong nghiên cứu dạy học dựa trên lý thuyết học tậpkiến tạo Những nghiên cứu cho thấy sự hoàn thiện và bước đầu vận dụng của
lý thuyết học tập kiến tạo với các quan điểm:
- Tri thức được xuất hiện thông qua việc chủ thể tự cấu trúc nhận thứctheo ý chủ quan của bản thân
- Học là quá trình hình thành và phát triển các sơ đồ nhận thức thông quahoạt động đồng hóa và điều ứng nhằm tạo lập trạng thái cân bằng thích nghivới môi trường
- Người học tích cực, chủ động và sáng tạo xây dựng kiến thức của bảnthân dựa trên những kinh nghiệm đã có và tương tác với môi trường học tập Những nghiên cứu đã mở ra những hướng đi mới trong giáo dục, đặcbiệt là sự vận dụng các quan điểm của lý thuyết học tập kiến tạo vào quá trìnhdạy học Lý thuyết học tập kiến tạo cho thấy học không chỉ là khám phá màcòn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức Do đó, để dạy học tốt cần tổ chức
sự tương tác giữa người học và đối tượng học tập, giúp người học xây dựngthông tin mới vào cấu trúc tư duy đã được chủ thể điều chỉnh
Thành công của các nghiên cứu về lý thuyết học tập kiến tạo và vậndụng trong dạy học cũng đã góp phần đưa giáo dục của một số quốc gia đạtđược những thành tựu nhất định và được xếp vào các nước có nền giáo dục
Trang 18tiên tiến Để có được hiệu quả cao trong dạy học, các nước tiêu biểu như Mỹ,Nga, Hi lạp, Thụy Điển cũng đang dần thay đổi phương pháp dạy học.Phương pháp dạy học chủ yếu được các nước này áp dụng là các phươngpháp dạy học lấy người học làm trung tâm mà nền tảng là vận dụng lý thuyếthọc tập kiến tạo vào dạy học Thực tế đã cho thấy nền giáo dục của các nướcnày rất phát triển Đó là kết quả của nhiều tác động trong đó các nước này đã
áp dụng các phương pháp dạy học tích cực theo lý thuyết học tập kiến tạo.Trên thế giới tiêu biểu có Thụy Điển, đất nước thực hiện cuộc cải cáchgiáo dục từ mẫu giáo cho đến hết trung học phổ thông theo “chủ thuyết xâydựng kiến thức” (lý thuyết học tập kiến tạo) kết hợp với việc chuẩn bị cho lựclượng lao động trong nền kinh tế toàn cầu Đây là hướng cải cách mà Deweymột nhà cải cách Giáo dục Mỹ đã khởi xướng từ cách đây gần một thế kỷ.Đến nay, tiến trình cải cách giáo dục của Thụy Điển đã được hơn mười năm
và đạt được những thành công to lớn Thừa nhận đây là đường lối giáo dụctiên tiến nhất và cũng mong muốn áp dụng, Mỹ đã cử một phái đoàn điều tratại hiện trường tìm hiểu, xem xét các kết quả của công cuộc cải cách này.Hiện nay, Thụy Điển được đánh giá là đất nước có “nền giáo dục tiên tiếnnhất trên thế giới” [102]
Ở Phần Lan, Bộ Giáo dục của nước Bắc Âu này cho rằng: “Nguyên tắcchỉ đạo của nền giáo dục Phần Lan là sinh hoạt dân chủ, lấy học sinh làm gốc.Các trường không hề thực hiện việc tuyển chọn học sinh trong bất cứ giaiđoạn nào Tất cả học sinh được học chung một lớp và hoàn toàn không cóchuyện ở lại lớp hay học nhảy cóc lớp Học sinh được tự do lựa chọn những
gì các em muốn học và tự quyết định việc nên học tiếp bậc Trung học đệ nhịcấp hay vào học ở các trường Chuyên nghiệp Giáo viên chỉ hướng dẫn các
em trong việc lựa chọn” [100]
Cùng với Thụy Điển, Phần Lan các nước Na Uy, Đan Mạch, cũng thựchiện nền giáo dục mà người học được làm chủ việc học tập Người học được
Trang 19hướng dẫn, khuyến khích tự lập và triển khai kế hoạch học tập của riêngmình Người dạy là người hướng dẫn, chứ không chỉ thị, áp đặt, độc đoán; tuynhiên họ được sự tín nhiệm và giám sát hoạt động của người học Đó là môhình của dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo, và thực tế cho thấy giáo dụccủa các nước này đã đạt được những thành tựu nhất định đáng để nhiều nướctrong đó có nước ta vận dụng, học tập
1.1.2 Những nghiên cứu về dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo ở Việt Nam
Ở nước ta, giáo dục “tích cực” bắt đầu phát triển dưới ảnh hưởng củaquá trình đổi mới của đất nước, tư tưởng chủ yếu tập trung đến ý thức tíchcực, tự giác nhận thức của người học Những nghiên cứu của Trần Bá Hoành,Nguyễn Kỳ, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Bá Kim, Trần Kiều, Nguyễn HữuChâu, đều tập trung vào tính tự giác, tự kiến tạo kiến thức học tập của ngườihọc Trong các tài liệu tập huấn, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên về đổi mớigiáo dục hiện nay có phần lớn nội dung chú trọng đến các phương pháp dạyhọc tích cực được dựa trên các quan điểm như dạy học nêu vấn đề, dạy họctương tác, dạy học kiến tạo Trong một số dự án giáo dục hợp tác với nướcngoài cũng có mục đích triển khai các phương pháp dạy học hiện đại, phổbiến mang lại hiệu quả cao; trong đó có các phương pháp dựa trên lý thuyếthọc tập kiến tạo
Trong số các công trình nghiên cứu gần đây về dạy học kiến tạo có luận
án tiến sỹ của Dương Bạch Dương: “Nghiên cứu phương pháp giảng dạy một
số khái niệm, định luật trong chương trình Vật lý lớp 10 trung học phổ thôngtheo quan điểm kiến tạo (xây dựng)” Luận án đã bước đầu đề cập đến giảngdạy một số nội dung của bài học Vật lý 10 theo lý thuyết học tập kiến tạo.Luận án nhấn mạnh sử dụng phương pháp dạy học trên cơ sở vận dụng lýthuyết học tập kiến tạo theo hướng để người học tự bộc lộ các quan niệm sai
và xây dựng các quan niệm đúng [21]
Trang 20Cao Thị Hà, với luận án tiến sỹ: “Dạy học một số chủ đề hình học khônggian (hình học 11) theo quan điểm kiến tạo” Luận án đã vận dụng lý thuyếthọc tập kiến tạo vào dạy học khai thác triệt để các kiến thức và kinh nghiệm
đã có ở người học liên quan đến vấn đề cần dạy làm cơ sở cho việc kiến tạotri thức mới Tác giả cũng tạo lập môi trường học tập mang tính cởi mở vàhợp tác trong quá trình dạy học Đồng thời sử dụng quy trình kiến tạo tri thức
để thiết kế các hoạt động dạy học [27]
Luận án tiến sỹ của Lương Việt Thái, “Nghiên cứu tổ chức quá trình dạyhọc một số nội dung vật lí trong môn Khoa học ở tiểu học và môn Vật lí ởtrung học cơ sở trên cơ sở vận dụng tư tưởng của lí thuyết kiến tạo” Là luận
án về dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo dựa trên quan niệm của học sinhlớp 4 và lớp 7 về ánh sáng và âm thanh [71]
Trong những năm gần đây, cùng với phong trào đổi mới phương phápdạy học, nước ta có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến lý thuyết học tập kiến tạovới những góc độ khác nhau Tiêu biểu có Nguyễn Hữu Châu, Thái DuyTuyên, Đỗ Tiến Đạt, Đào Tam, Nguyễn Quang Lạc, Bùi Phương Nga, …cácnghiên cứu đã tìm hiểu lịch sử dạy học kiến tạo và tổng kết những đặc điểm
cơ bản của việc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học [13],[14],[69], [78] Tuy chưa được nhiều và chưa được triển khai rộng rãi, nhưng côngtrình của các tác giả ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã cho thấy quá trìnhđổi mới giáo dục ở nước ta đang được các nhà sư phạm hưởng ứng mạnh mẽ,đặc biệt là việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học,trong đó bước đầu vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học
Nghiên cứu của các tác giả trong nước cho người đọc cách tiếp cận lýthuyết học tập kiến tạo ở nhiều phương diện khác nhau Các nghiên cứu chothấy có thể vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học với quan điểmkiến tạo nhận thức, kiến tạo cơ bản, kiến tạo xã hội Điều này nói lên giáo dụcViệt Nam trong những năm gần đây đang dần thay đổi theo hướng dạy học
Trang 21tập trung vào người học Đây là sự đổi mới dạy học, trong đó có sự vận dụng
tư tưởng của lý thuyết học tập kiến tạo Tuy mới ở bước đầu, kết quả chưa rõràng nhưng công trình của các tác giả đã chứng tỏ nghiên cứu phát triển lýthuyết học tập kiến tạo phù hợp với thực tế hoàn cảnh và điều kiện giáo dụccủa nước ta
Một số tác giả nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo theo hướng vậndụng vào dạy học bộ môn đặc trưng Như nghiên cứu đổi mới dạy học Hóahọc theo lý thuyết kiến tạo của Đào Thị Việt Anh, Võ Văn Duyên Em [1], [2],[24] Môn Sinh học, tiêu biểu có Trần Thị Mai Lan [60], bước đầu đưa ra quytrình và có ví dụ cụ thể tổ chức dạy học dựa trên lý thuyết học tập kiến tạo.Trong môn Toán có nhiều nghiên cứu và vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo;tiêu biểu có Nguyễn Hữu Châu [12], Đỗ Tiến Đạt [23], Cao Thị Hà [26], [27],Đào Tam [69], Nguyễn Thùy Vân [80]; những nghiên cứu đã phân tích những
ưu nhược điểm khi vận dụng dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo và bướcđầu vận dụng vào quá trình tổ chức dạy một số nội dung cụ thể của Toán học.Môn Vật lý tiêu biểu có Dương Bạch Dương [21], Lương Việt Thái [71] làhai công trình tiêu biểu trong vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo ở môn Vật
lý góp phần vào sự đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy vàhọc Vật lý
Qua đây có thể thấy việc nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tiếpcận các quan điểm dạy học mới đã và đang được nghiên cứu sâu rộng cả vềphương diện lý thuyết cơ bản cũng như vận dụng vào từng nội dung dạy học
cụ thể Lý thuyết học tập kiến tạo có từ lâu trên thế giới, đã được cụ thể hóabằng hiệu quả trong đào tạo của giáo dục một số nước, hiện đang được quantâm nhiều ở Việt Nam Do vậy, xu hướng nghiên cứu triển khai lý thuyết họctập kiến tạo vào dạy học trong chương trình đào tạo giáo viên là khả thi, đápứng yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học
Trang 221.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo
1.2.1 Kiến tạo
Từ Tiếng Anh là Constructivism – Với nghĩa kiến tạo, tạo dựng Trong
một số trường hợp được dùng theo nghĩa xây dựng, kiến trúc Tuy nhiên,
trong đề tài này tác giả thống nhất sử dụng nghĩa Tiếng Việt là kiến tạo.
Theo từ điển Tiếng Việt, “kiến tạo” là xây dựng nên Ở góc độ nhận
thức, kiến tạo là hoạt động của con người chinh phục thế giới dựa vào những
khả năng hiện có và mối quan hệ với môi trường xung quanh [66]
Trong đời sống, kiến tạo được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực liên quan đến những hoạt động Động từ kiến tạo chỉ hoạt động của con người tác
động lên một đối tượng, hiện tượng, quan hệ nhằm mục đích hiểu chúng và sửdụng chúng như những công cụ ký hiệu để xây dựng nên các đối tượng, cáchiện tượng, các quan hệ mới hơn
Thực tiễn lịch sử loài người đã chứng tỏ con người không bao giờ khuấtphục trước thiên nhiên; trái lại luôn chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiênphục vụ cuộc sống con người Chính điều này đã làm cho con người khác vớicác động vật khác; từ thế hệ này qua thế hệ khác những kinh nghiệm đượccon người đúc rút và truyền cho thế hệ sau; để rồi càng ngày con người càngchinh phục được thiên nhiên làm cho họ càng khác xa với động vật Quá trình
đó còn gọi là sự kiến tạo trong đời sống để con người tồn tại và phát triển.Tóm lại, kiến tạo là hoạt động của con người dựa vào khả năng hiện cócủa mình để chinh phục thế giới quan tồn tại xung quanh cá nhân và trở thành
kỹ năng
Trong những nghiên cứu về dạy học, người ta xem xét kiến tạo là mộthọc thuyết mà mô hình lý thuyết của nó chính là cơ sở tâm sinh học để giảithích cơ chế học tập [83] Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết kiến tạo là đặtvai trò của chủ thể nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức
Trang 23Thực tiễn cho thấy mỗi người hình thành thế giới quan riêng của mình Tất cảnhững gì mà mỗi người trải nghiệm thì sẽ được sắp xếp chúng vào trong "bứctranh toàn cảnh về thế giới" của người đó, tức là tự kiến tạo riêng cho mìnhmột bức tranh thế giới Điều đó cho thấy cơ chế học tập theo thuyết kiến tạokhác thuyết hành vi, thuyết phản xạ, thuyết nhận thức.
Lý thuyết về kiến tạo khá phong phú cho việc nghiên cứu và vận dụng.Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu kiến tạo và vận dụng vào dạy học dựatrên quan điểm nhận thức (kiến tạo nhận thức) Nghiên cứu về lý thuyết họctập kiến tạo và quá trình tổ chức dạy học trên cơ sở lý thuyết của Piaget Đó là
lý thuyết về quá trình nhận thức của người học mà hoạt động học tập (học tậpkiến tạo) bao gồm quá trình đồng hóa và điều ứng
1.2.2 Học tập kiến tạo
Học là khái niệm được nhiều tác giả đề cập đến khi nghiên cứu về quátrình dạy học Bởi vì học là một trong những thành tố cơ bản trong quá trìnhdạy học, mặt khác học chính là khởi nguồn của quá trình dạy học, là mục đích
và cũng là kết quả mà dạy học mang đến
Phạm Minh Hạc xem xét học dưới góc độ đặc điểm tâm lý của ngườihọc: “là hoạt động của học sinh nhằm tiếp nhận các tri thức, thái độ, kỹ năng(kinh nghiệm xã hội) và chuyển chúng thành vốn liếng kinh nghiệm của bảnthân” [29, tr.189] Nghiên cứu này cho thấy học tập là sự kiến tạo trong nhậnthức, sự lĩnh hội tri thức, lĩnh hội các phương thức hành động và phương thức
tư duy Đó là sự hòa nhập kinh nghiệm mới với kinh nghiệm đã có trước đây,hòa nhập thông tin mới với thông tin đã biết
Phan Trọng Ngọ cho rằng “học là quá trình tương tác giữa cá thể với môitrường” Thực chất của quá trình tương tác với môi trường cũng là sự kiến tạocủa con người để tồn tại và phát triển Sự tương tác này dẫn đến kết quả có sựbiến đổi về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó [64, tr.15] Như vậy,học tập cũng là quá trình kiến tạo trong môi trường xung quanh
Trang 24Nguyễn Quang Uẩn xem học tập là sự diễn ra bền vững, hợp lý củangười học khi có đối tượng cụ thể xác định “Sự học là sự biến đổi hoạt độngvững chắc hợp lý nhờ một hoạt động xảy ra trước đó, chứ không phải do cácphản ứng sinh học bẩm sinh của cơ thể” Thực chất sự học là quá trình đồnghóa hay điều ứng những kiến thức đã có của người học [79, tr.137] Do đó cóthể gọi học tập là học tập kiến tạo.
Theo Nguyễn Cảnh Toàn, “Học là quá trình biến đổi và cân bằng cấutrúc nhận thức để thích nghi với môi trường” và “Học là tích hợp, đồng hóa,điều ứng, “nhập nội” những dữ liệu mới làm biến đổi cấu trúc nhận thức nộitại hiện có” Với quan điểm này, học tập tạo ra sự biến đổi nhận thức để hiểubiết thế giới bằng cách lý giải và thông hiểu thực tiễn, qua đó người học xácđịnh mô hình thông tin và liên kết mô hình đó với thông tin từ các tình huống
và hoàn cảnh khác nhau Hệ quả của việc xác định các mối quan hệ mới chưađược thừa nhận trước đây là người học thay đổi nhận thức của mình, do đóhọc làm biến đổi con người Có thể xem học là sự thông hiểu thế giới bằngnhiều con đường khác nhau mà kết quả làm biến đổi bản thân con người Mặtkhác, học là quá trình tự tạo ra sự tiến hóa tổng hợp về tri thức, kỹ năng, thái
độ và giá trị của một con người, nên xét về chiều sâu, học có bản chất cốt lõi
là tự học [75, tr.62] Như vậy, học là quá trình thông hiểu bản chất thông tin,liên kết thông tin cũ và mới, lý giải và kiểm nghiệm các giá trị trong thực tiễn,
là quá trình kiến tạo nhận thức, biến đổi nhận thức, biến đổi con người
Học chính là quá trình người học chiếm lĩnh kiến thức mới bằng nhiềucách khác nhau Người học chiếm lĩnh kiến thức mới (học được cái mới) cóthể do người khác (thầy, chuyên gia, bạn bè, ) truyền thụ, giảng giải cho; cóthể do thầy giáo hướng dẫn cho cách thức hành động (cách thức sử dụng công
cụ Toán học, cách thức làm thí nghiệm, ), theo đó mà hành động để chiếmlĩnh kiến thức Người học có thể được hướng dẫn sử dụng quy trình giải quyếtvấn đề mà nhà khoa học đã sử dụng khi giải quyết một vấn đề do thực tiễn đặt
Trang 25ra Các cách học mà người học chiếm lĩnh kiến thức mới từ kinh nghiệm củamình (kiến thức, kỹ năng đã có) chứ không phải do giáo viên giới thiệu,truyền thụ cho một cách thụ động đều mang tính chất học tập kiến tạo.
Học tập kiến tạo là hoạt động xã hội được tổ chức và kiểm soát chặt chẽ.Học tập kiến tạo là hoạt động kiến tạo kiến thức của người học Người họcdiễn ra quá trình đồng hóa và điều ứng kiến thức và kinh nghiệm để xây dựngnên kiến thức và kinh nghiệm mới, kiến thức và kinh nghiệm này sẽ lànguyên liệu để người học tiếp tục kiến tạo kiến thức mới hơn Học tập kiếntạo đã góp phần làm cho nền văn hóa loài người được giữ gìn và phát triển.Người học chiếm lĩnh tri thức được thể hiện qua các hình thức:
- Cá nhân kiến tạo hay tự nghiên cứu: Quan sát, đọc, viết, tự hỏi, ghichép, nghe băng, xem băng hình, xem tivi, làm việc với máy tính, vẽ biểu đồ,làm sơ đồ, lập bảng, thu thập thông tin, tra từ điển, điều tra, nghiên cứu v.v
- Học tập kiến tạo với bạn, qua thầy hay hợp tác các bạn: Nghe giảng,hỏi, học nhóm, cắm trại, trò chơi, sắm vai, mô phỏng, báo cáo, trình bày, giớithiệu, tranh luận, động não, xâu chuỗi, v.v
- Học tập kiến tạo từ thông tin phản hồi hay tự kiểm tra, tự điều chỉnh:
Tự phê bình, tự đánh giá, tự kiểm tra, phân tích, phê phán, tổng hợp, điềuchỉnh, rút kinh nghiệm v.v
Học tập kiến tạo cũng như học tập nói chung của con người được xuấtphát từ nhiều khía cạnh khác nhau như: động cơ, nhu cầu, hứng thú học tập, Nhưng kinh nghiệm đã có của người học mới là điểm xuất phát và quyết địnhrất lớn trong quá trình nhận thức của người học tập kiến tạo Người học sửdụng vốn nhận thức đã được tích lũy từ trước để học tập, để tiếp tục xây dựngkiến thức mới Đặc biệt ở bậc đại học, học tập kiến tạo thể hiện khi SV sửdụng kiến thức đã có làm phát triển nhận thức và giúp họ sửa chữa những gì
đã có nhưng chưa phù hợp, sai với tình huống mới Học tập kiến tạo làm thayđổi quan điểm sai chưa hoàn chỉnh, là quá trình vượt qua khó khăn nhận thức
Trang 26của SV Những khó khăn nhận thức có vai trò thúc đẩy quá trình xây dựngkiến thức của SV, tạo ra động cơ bên trong chính SV, làm cho nhận thức trởnên có ý nghĩa và giúp SV có được niềm vui trong quá trình học tập.
Học tập kiến tạo là hoạt động của chính cá nhân người học Tính cá nhânbiểu hiện rõ nhất qua quá trình tự học Tự học sẽ mang lại hiệu quả cao vì
“Tri thức được kiến tạo nên bởi mỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắchơn rất nhiều so với nó được nhận từ người khác” [13] Khi người học tựmình khám phá và xây dựng nên quan điểm, nhận thức cho bản thân thì quanđiểm đó là của chính họ, mang ý nghĩa cá nhân chủ quan và sẽ luôn tồn tạibên họ Mặt khác, trong học tập kiến tạo có sự hợp tác giữa người học với bạnhọc và với người dạy Sự hợp tác này có được vì tư duy có tính xã hội và cómối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Người học trao đổi, tranh luận, cộng tácvới nhau, cùng giải quyết nhiệm vụ trong quá trình học tập kiến tạo Ngườihọc sẽ biết cách trình bày, bảo vệ ý kiến của mình, có tinh thần hợp tác, xâydựng cộng đồng nhỏ học tập của mình Trong quá trình tương tác do va chạmvới nhiều quan điểm khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau, người học sẽphát triển được ngôn ngữ, mở rộng chiều sâu khái quát, tổng hợp của tư duy.Tóm lại, học tập kiến tạo là hoạt động của người học được diễn ra bằngchính hoạt động của chủ thể nhận thức Người học xây dựng kiến thức chochính mình trên cơ sở những kiến thức vốn có và sự tương tác với môi trườngnhằm sửa đổi hoặc mở rộng kiến thức của bản thân
1.2.3 Đồng hóa
Tiếng Anh là Assimilation, có nghĩa là sự tiêu hóa, hấp thu được, sự đồng hóa Trong giáo dục, Assimilation được xem xét với nghĩa đồng hóa, là
chủ thể tái lập lại một số đặc điểm của khách thể được nhận thức, đưa chúng
vào trong các sơ đồ đã có Thuật ngữ đồng hóa sử dụng trong đề tài nhằm mô
tả một sự thay đổi trong nhận thức người học có kết quả từ những nhận thức
cũ bằng sự tương tác giữa các thành viên học tập
Trang 27Theo Thái Duy Tuyên: “Đồng hóa là làm cho hệ thống kiến thức mớitiêu hóa được, hòa nhập được với hệ thống kiến thức cũ” [78, tr.114] Đỗ TiếnĐạt cho rằng “Đồng hóa là quá trình, nếu gặp một tri thức mới, nhưng tương
tự tri thức đã biết, thì tri thức mới này có thể được kết hợp trực tiếp vào sơ đồnhận thức đang tồn tại, hay nói cách khác học sinh có thể dựa vào kiến thức
cũ để giải quyết một tình huống mới” [23]
Xét về quá trình dạy học, người dạy phải tạo ra được quá trình đồng hóakiến thức cho người học Người dạy cần nắm được trình độ, nắm được hệthống kiến thức và kinh nghiệm của người học để tổ chức quá trình đồng hóanhận thức Điều này đặc biệt quan trọng trong dạy học với đối tượng là SV,bởi kinh nghiệm thực tiễn của SV khá phong phú và đa dạng Tuy nhiênnhững kinh nghiệm của SV nhìn chung chưa được hệ thống hóa Vì vậy GVcần tổ chức để SV hệ thống hóa và khai thác kinh nghiệm, nhằm phát triểnnhận thức cá nhân và phổ biến cho cả lớp Để làm được điều này GV cần cónhững hoạt động “gia công” về mặt sư phạm như: ra bài tập, hướng dẫn SV
về nội dung, cách làm, tổ chức cho SV báo cáo trước tập thể, động viên, giúp
đỡ SV để họ vượt qua được những khó khăn về khoa học, về thời gian vànhững trở ngại khác
Để đồng hóa được kiến thức mới với kiến thức cũ phải tiến hành quátrình phân tích, tổng hợp, so sánh… nhằm đánh giá lại những kiến thức cũ,xem những cái gì “sai” cần loại bỏ, cái gì cần giữ lại, cái gì cần bổ sung chohoàn thiện, chính xác hơn Do đó, dạy học thực chất là quá trình người dạy tổchức cho người học tiếp nhận kiến thức mới thông qua hoạt động đồng hóakiến thức của người học
Đồng hóa kiến thức không mang nghĩa bảo thủ, cứng nhắc Trái lại,đồng hóa trong dạy học là làm phong phú, phát triển hệ thống kiến thức bằngcách lựa chọn những tính chất, những quy luật, những kiến thức mới và xếpvào những vị trí xác định trong bộ nhớ đã được hình thành từ trước, để cho
Trang 28cái mới hòa nhập với cái cũ Trong nhiều trường hợp phải sắp xếp lại cấu trúccủa hệ thống tri thức để hoàn thiện, dễ nhớ, dễ vận dụng.
Tóm lại, sự đồng hoá xuất hiện như một cơ chế giữ gìn cái đã biết trongtrí nhớ và cho phép người học dựa trên những khái niệm quen biết để giảiquyết tình huống mới Quá trình đồng hóa là quá trình chủ thể tiếp nhậnkhách thể, tức là chủ thể dùng các kiến thức và kĩ năng đã có để xử lý cácthông tin và tác động từ bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu nhận thức
1.2.4 Điều ứng
Tiếng Anh là Accommodation, có nghĩa là sự điều chỉnh, sự thích
nghi, sự thay đổi phù hợp với mục đích đặc biệt Trong giáo dục, nhiều
nghiên cứu sử dụng với nghĩa điều ứng, cũng có nghiên cứu sử dụng nghĩa điều chỉnh Trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng Accommodation với nghĩa điều ứng, là quá trình thích nghi của chủ thể đối với những đòi hỏi đa
dạng của môi trường, bằng cách tái lập lại những đặc điểm của khách thểvào cái đã có, qua đó biến đổi cấu trúc đã có, tạo ra cấu trúc mới, dẫn đếntrạng thái cân bằng
Theo Thái Duy Tuyên, “Điều ứng là thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, tổchức vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn” [78,tr.114] Đỗ Tiến Đạt, cho rằng: “Điều ứng là quá trình khi gặp một tri thứcmới có thể hoàn toàn khác biệt với những sơ đồ nhận thức đang có thì sơ đồhiện có được thay đổi để phù hợp với tri thức mới” [23]
Trong quá trình học tập, người học có thể gặp phải vấn đề và cách giảiquyết không phù hợp với kiến thức và kinh nghiệm đã có; những kiến thức vàkinh nghiệm cũ cho kết quả sai lầm hoặc không phù hợp Khi đó họ cần đượcngười dạy gợi ý, điều chỉnh một số kiến thức cũ, bổ sung dữ kiện mới hoặcthêm các điều kiện để xử lý các tình huống của bài học Người dạy cần biếtkiến thức và kinh nghiệm đang có của người học để tạo tình huống cho nhữngnội dung bài học mới Tiến hành hệ thống hóa và gợi lại kinh nghiệm đã có,
Trang 29đưa người học vào các tình huống cụ thể Trong các điều kiện hoàn cảnh cụthể với những kết quả cụ thể nhiều khi phải điều chỉnh một số kinh nghiệm,thay đổi cách suy nghĩ, cách xử lý trước đây Có thể người học gặp những trởngại, họ cần được động viên, khuyến khích và có những gợi ý kịp thời Sosánh, phân tích tổng hợp những kết quả trong những điều kiện nhất định sẽ cónhững kết quả mới và nội dung học tập mới Kết quả này có thể không phùhợp với kiến thức và kinh nghiệm đã có của người học, nhưng phù hợp vớinhững dữ kiện mới, kiến thức hiện tại và được người học chấp nhận Cầnđánh giá lại những kiến thức, xem xét những nội dung cần giữ lại, cần bổsung cho hoàn thiện, chính xác hơn với yêu cầu của bài học mới Qua đó, kiếnthức mới của người học được khẳng định và củng cố Do đó, dạy học cũng làquá trình người dạy tổ chức cho người học tiếp nhận kiến thức mới thông quahoạt động điều ứng kiến thức của người học.
Điều ứng kiến thức đôi khi mang nghĩa phủ định, sử dụng những sailầm, đối lập Tuy nhiên học qua sai lầm cũng là sự phát triển nhận thức, kiếnthức cũ được phủ định để tiếp nhận kiến thức mới với mức độ cao hơn Điềuứng trong dạy học làm phong phú, phát triển hệ thống kiến thức bằng cách lựachọn những tính chất, những quy luật, những kiến thức mới và xếp vào những
vị trí xác định trong bộ nhớ chưa từng có trước đây Để cho cái mới thay thếcái cũ cần phải sắp xếp lại cấu trúc của hệ thống tri thức nhằm hoàn thiện, dễnhớ, dễ vận dụng, lúc đó tạo nên sự cân bằng nhận thức mới
Tóm lại sự điều ứng xuất hiện khi người học vận dụng những kiến thức
và kĩ năng quen thuộc để giải quyết tình huống mới nhưng đã không thànhcông Vì thế, để giải quyết tình huống này người học phải thay đổi, điềuchỉnh, thậm chí loại bỏ những kiến thức và kinh nghiệm đã có Khi tìnhhuống mới được giải quyết thì kiến thức mới được hình thành và được bổsung vào hệ thống kiến thức đã có
Trang 301.3 Lý thuyết học tập kiến tạo và vận dụng
1.3.1 Khái quát về lý thuyết học tập kiến tạo
Có rất nhiều mô hình lý thuyết khác nhau giải thích cơ chế tâm lý củaviệc học tập Mỗi mô hình lý thuyết có những ưu điểm và những giới hạnriêng, không có một lý thuyết học tập toàn năng có thể giải thích thoả đáng,đầy đủ cơ chế của việc học Cơ sở của mô hình lý thuyết học tập theo thuyếtkiến tạo (gọi tắt là lý thuyết học tập kiến tạo) là những luận điểm khoa họccủa Jean Piaget và Vưgotski J.Piaget kết luận rằng, trẻ em hình thành kiếnthức từ kinh nghiệm chứ không phải từ việc tiếp thu kiến thức do người kháctruyền thụ cho Ông dùng thuật ngữ “thích nghi” để chỉ trẻ em hoàn thiện vàđiều chỉnh kinh nghiệm “Thích nghi” bao gồm các quá trình “đồng hóa” và
“điều ứng” nhận thức, cũng đồng nghĩa với học Vưgotski đã nghiên cứu tưduy trẻ em và kết luận rằng, người lớn hỗ trợ trẻ em phát triển nhận thức theomột cách thức tương đối có hệ thống Để giúp trẻ em phát triển nhận thức,ông dùng khái niệm “tăng cường trên cơ sở kiến thức hiện có” để chỉ quátrình người lớn hỗ trợ trẻ em tư duy trong “vùng phát triển gần” khi cần thiết
và ngừng hỗ trợ khi không cần nữa
Học tập theo lý thuyết học tập kiến tạo là quá trình người học tự kiến tạokiến thức cho mình, người dạy chỉ giữ vai trò hỗ trợ (trong vùng phát triểngần) khi cần thiết Lý thuyết học tập kiến tạo ra đời dựa trên quan điểm của
Piaget cho rằng học tập của người học diễn ra sự chuyển hóa bên trong quá
trình nhận thức bao gồm quá trình “đồng hóa” và quá trình “điều ứng” như sơ
đồ (tham khảo [61], [104]) sau:
Trang 31Người học: Tiếp nhận thông tin
Không gắn kết được với thông tin đã có
Thông tin không được đồng hóa
Có thể gắn kết được
với thông tin đã có
Thông tin tương hợp hoàn toàn với cấu trúc nhận thức đã có
Không xảy ra việc học tập cái mới
Thông tin không tương
hợp hoàn toàn với cấu
trúc nhận thức đã có
Nếu không thành công thì học tập không xảy ra
Nếu thành công thì việc
học tập cái mới xảy ra
Điều ứng Đồng hóa
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình đồng hóa và điều ứng trong học tập
Sơ đồ cho thấy người học Nhập thông tin (A) sẽ diễn ra quá trình Tiếp nhận thông tin (B) Đây là một quá trình tự nhiên của nhận thức con người.
Trong đời sống con người luôn diễn ra quá trình thu nhận thông tin và xử lýthông qua các thao tác trí tuệ
Nếu thông tin được người học tiếp nhận nhưng Không gắn kết được với kiến thức đã có (C) thì Thông tin không được đồng hóa (không xảy ra việc
học tập ở người học) (D)
Nếu thông tin được người học tiếp nhận Có thể gắn kết được với kiến thức đã có (E) thì ở người học diễn ra quá trình Đồng hóa (F) Quá trình đồng
hóa kiến thức ở người học lại diễn ra qua hai trường hợp:
Nếu người học nhận được Thông tin tương hợp hoàn toàn với cấu trúc nhận thức đã có (G) (nghĩa là người học có thể sử dụng kinh nghiệm đã có để
giải quyết vấn đề và không cần học thêm kiến thức mới đã giải quyết được)
thì ở người học Không xảy ra việc học tập cái mới (H).
Trang 32Nếu người học tiếp nhận Thông tin không tương hợp hoàn toàn với cấu trúc nhận thức đã có (I) thì học tập của người học diễn ra quá trình Điều ứng
(J), nghĩa là khi người học dùng kinh nghiệm đã có không giải quyết đượcvấn đề đặt ra thì họ phải đặt ra giả thuyết (nêu một phương án mới) giải quyếtvấn đề này Nếu giả thuyết sai thì họ phải đề ra giả thuyết khác và lại chứngminh giả thuyết này Cứ như vậy, quá trình giải quyết vấn đề diễn ra Khi giảthuyết được chứng minh, tức là vấn đề được giải quyết và người học đã họcđược cái mới (kinh nghiệm mới) Quá trình điều ứng diễn ra ở người học xử
lý các hoạt động học tập và cho kết quả:
Người học xử lý thông tin Nếu không thành công thì học tập không xảy
ra (M), khi đó họ phải tìm cách khác để xử lý Người học tiếp tục tìm cách xử
lý thông tin, Nếu thành công thì việc học tập cái mới xảy ra (K).
Như vậy, quá trình điều ứng xuất hiện khi người học vận dụng nhữngkiến thức đã học để giải quyết một vấn đề mới (bài mới) nhưng vẫn khônggiải quyết được và phải tìm giải pháp mới, tìm phương án mới Còn quá trìnhđồng hóa xuất hiện khi người học dựa vào những kiến thức đã học tiến hànhtổng hợp hoặc phân tích để giải quyết vấn đề Kết quả cuối cùng là người họcgiải quyết được vấn đề bài mới và họ trở nên có kiến thức để học bài (vấn đề)tiếp theo Ở người học đều có sự thích ứng được gọi là sự cân bằng giữa đồnghóa và điều ứng
Khi học tập, diễn ra quá trình tư duy để tạo ra sự chuyển hóa bên trongquá trình nhận thức của người học Thực chất quá trình “đồng hóa” và quátrình “điều ứng” là quá trình sử dụng “kinh nghiệm” và quá trình thay đổi
“kinh nghiệm” những kiến thức đã học tập Cụ thể, khi gặp một vấn đề, mộtbài học mới, người học sẽ rơi vào một trong ba trạng thái:
Trạng thái 1: Người học nhận thấy vấn đề mới hoàn toàn, mọi thông tin
về vấn đề đều chưa gặp phải Người học chưa từng giải quyết vấn đề dạngnày, và người học không tìm thấy có mối liên hệ nào đến kinh nghiệm, kiến
Trang 33thức đã học Đây là trường hợp người học gặp phải vấn đề quá khó, ngoài khảnăng, trình độ có thể giải quyết, ngoài “vùng phát triển gần” của họ Khi đó, ởngười học không diễn ra quá trình đồng hóa và điều ứng nên quá trình học tậpcái mới không diễn ra.
Trạng thái 2: Người học nhận thấy vấn đề đã từng giải quyết, biết đượccác thông tin hoặc có mối liên hệ với các vấn đề trước đây, khi đó có cáctrường hợp:
- Vấn đề cần giải quyết quá dễ, chỉ cần kiến thức cũ là đủ để giải quyết.Người học giải quyết vấn đề theo cách cũ (kinh nghiệm cũ) gọi là quá trìnhđồng hóa hoàn toàn, người học sẽ không diễn ra quá trình học tập cái mới
- Người học sử dụng dữ liệu đã biết nhưng giải quyết theo cách mới (ví
dụ trước đây tính diện tích hình chữ nhật bằng phép cộng diện tích các ôvuông còn bây giờ học phép nhân cạnh với cạnh) Do đó, người học diễn raquá trình điều chỉnh kinh nghiệm hay gọi là quá trình điều ứng, việc học tậpcái mới đã diễn ra ở người học
Trạng thái 3: Người học nhận thấy vấn đề chưa được giải quyết bao giờnhưng các thông tin đều được biết, thông tin liên quan đến kiến thức và kinhnghiệm mà người học đã tích lũy Lúc này, người học có thể:
- Giải quyết được vấn đề, học tập cái mới Đó là lúc người học sử dụngnhững giả thiết, kinh nghiệm đã biết để giải quyết bài học mới theo kinhnghiệm Đây là lúc người học diễn ra quá trình đồng hóa trong nhận thức
- Giải quyết được vấn đề, học tập cái mới thông qua việc phải điềuchỉnh lại giả thiết, sửa lại các dữ kiện bằng giá trị mới thông qua thực hành,thực nghiệm, tính toán phân tích lại; hoặc người học phải thêm dữ kiện, điềuchỉnh lại cách giải Như vậy trong người học đã diễn ra quá trình điều ứngnhận thức
- Không giải quyết được vấn đề, không diễn ra quá trình học tập cái mới.Những thông tin liên quan đến bài học, những kinh nghiệm có được không đủ
Trang 34để người học giải quyết được vấn đề của bài học mới Người học không diễn
ra được quá trình đồng hóa và điều ứng trong nhận thức
Như vậy, đồng hóa và điều ứng là quá trình diễn ra trong hoạt động nhậnthức của người học Thái Duy Tuyên gọi đây là “cơ chế tiếp nhận nhận thức”,
mà trong học tập kiến tạo “người học phải tự xây dựng cho mình một hệthống kiến thức có cấu trúc riêng” [78, tr.109]
Quá trình nhận thức khoa học của mỗi người cũng là quá trình đồng hóa
và điều ứng các lý thuyết và tư tưởng khoa học để ngày càng thích hợp vớithực tiễn Đó thực chất là quá trình vượt qua trở ngại nhận thức do mâu thuẫngiữa những điều đã biết và yêu cầu của tình huống mới
Như vậy, lý thuyết học tập kiến tạo nhấn mạnh những kiến thức màngười học đã học ở lớp dưới hay được học ở bài học trước, đồng thời đề cao
sự tương tác giữa những kiến thức hiện có của người học với môi trườngtrong quá trình học tập của họ Hay nói cách khác, có thể phân học tập kiến
tạo thành hai loại là kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội.
1.3.2 Kiến tạo cơ bản
Theo Nguyễn Hữu Châu, “kiến tạo cơ bản là một quan điểm nhận thức,nhấn mạnh tới cách thức các cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân trong quátrình học tập” Nerida F Ellerton và M A Clementes cho rằng tri thức đượckiến tạo một cách cá nhân, thông qua cách thức hoạt động của mỗi cá nhân.Emst Von Glaserfeld cũng cho rằng kiến thức là kết quả của hoạt động kiếntạo của chính chủ thể nhận thức, không phải là thứ sản phẩm mà bằng cáchnày hay cách khác tồn tại bên ngoài chủ thể nhận thức và có thể được truyềnđạt hoặc thấm nhuần bởi sự cần cù nhận thức hoặc giao tiếp [13]
Thái Duy Tuyên cho rằng kiến tạo cơ bản đề cao vai trò của mỗi cánhân trong quá trình nhận thức và cách thức cá nhân xây dựng tri thức chobản thân Theo ông, kiến tạo cơ bản quan tâm đến quá trình chuyển hóa bêntrong của cá nhân trong quá trình nhận thức Do đó kiến tạo cơ bản coi trọng
Trang 35những kinh nghiệm của người học trong quá trình người học hình thành thếgiới quan khoa học cho mình Sự nhấn mạnh tới kiến tạo cơ bản trong dạyhọc là sự nhấn mạnh tới vai trò chủ động của người học, nhưng cũng nhấnmạnh tới sự cô lập về tổ chức nhận thức của người học Ông cho rằng sự chủđộng của cá nhân trong quá trình học thể hiện rõ trong giả thuyết “Nhận thức
là quá trình người học thích nghi với môi trường, thông qua các hoạt độngđồng hóa và điều ứng các tri thức và kinh nghiệm sẵn có của mình sao chothích ứng” Trong quá trình này chủ thể nhận thức suy nghĩ để loại bỏ nhữngquan niệm cũ không phù hợp nữa và chọn lọc những tri thức mới, đúng vàphù hợp với môi trường để hình thành tri thức mới, phù hợp với thế giớikhách quan Tri thức mới được hình thành bao gồm cả quá trình loại bỏ, kếthừa và phát triển các quan niệm sẵn có của người học Trong khi đó, sự côlập về tổ chức nhận thức của người học thể hiện ở chỗ kiến tạo cơ bản chỉtập trung quan tâm đến vai trò của chủ thể trong quá trình nhận thức màkhông thấy được vai trò và những tác động của những yếu tố xã hội khác đốivới quá trình nhận thức [78, tr.111]
Như vậy, có thể thấy ưu điểm của kiến tạo cơ bản là khẳng định vai tròchủ động của người học trong quá trình nhận thức Tổ chức dạy học với địnhhướng kiến tạo cơ bản sẽ tạo điều kiện cho người học tự xây dựng nên tri thứccho bản thân mình; nên người học trở thành người sở hữu tri thức đó Về điềunày Ellerton và Clement, khẳng định: điểm mạnh quan trọng nhất của kiến tạo
cơ bản trong giáo dục là con đường tự tìm kiếm kiến thức để tạo nên “quyền
sở hữu” hoàn toàn xác đáng cho người học [13]
Đào Thị Việt Anh gọi kiến tạo cơ bản là kiến tạo nội sinh với quan niệm
rằng “yếu tố con người đóng vai trò quyết định, việc lĩnh hội kiến thức xảy rabên trong cá nhân theo quy luật nhận thức” [1] Mặc dù khác nhau về tên gọi,nhưng kiến tạo nội sinh và kiến tạo cơ bản đều hàm ý nhấn mạnh yếu tố “chủ
Trang 36quan” của cá nhân nhận thức, đề cao vai trò tự lực tự tìm tòi, kiến tạo kiếnthức của người học.
Tuy nhiên với sự coi trọng quá mức kiến tạo cơ bản, người học bị đặttrong trình trạng cô lập và kiến thức xây dựng được thiếu tính xã hội Do vậytrong dạy học, ngoài khai thác các điểm mạnh của kiến tạo cơ bản người dạynên kết hợp với kiến tạo xã hội để đảm bảo quá trình dạy học đạt được hiệuquả cao hơn
1.3.3 Kiến tạo xã hội
Đào Thị Việt Anh gọi là kiến tạo ngoại sinh và cho rằng “môi trường
bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức” [1] Theo NorJoharudeen, kiến tạo xã hội là quan điểm nhấn mạnh đến vai trò của các yếu
tố văn hóa và các điều kiện xã hội, và sự tác động của các yếu tố đó đến sựhình thành kiến thức Quan điểm này được xây dựng dựa trên các tư tưởng trithức được cá nhân tạo nên phải “xứng đáng” với các yêu cầu của tự nhiên vàthực trạng xã hội đặt ra Kiến tạo xã hội xem xét cá nhân trong mối quan hệchặt chẽ với các lĩnh vực xã hội Nhân cách của chủ thể được hình thànhthông qua sự tương tác của họ với những người khác Kiến tạo xã hội cũngnhìn nhận chủ thể nhận thức trong mối quan hệ sống động với môi trường xãhội Kiến tạo xã hội không nhấn mạnh một cách cô lập tiềm năng tư duymang tính cá nhân Thay vào đó nó nhấn mạnh đến khả năng tiềm ẩn là conngười trong sự đối thoại Trong đó, tư duy được xem như một phần của hoạtđộng mang tính xã hội của các cá nhân [13]
Tổ chức dạy học với định hướng kiến tạo xã hội là nhấn mạnh những trithức khách quan đều mang tính xã hội Nhân loại cùng nhau khám phá thếgiới và xây dựng nên kho tàng tri thức Tri thức là sản phẩm của con người vàđược kiến tạo cả về mặt xã hội và văn hóa Mỗi cá nhân làm cho nó có ýnghĩa thông qua sự tương tác với người khác và với môi trường mà họ đangsống Paul Ernest cho rằng các tri thức khách quan được cá nhân kiến tạo
Trang 37thông qua mối quan hệ tương tác của họ với giáo viên và với bạn học, tạothành tri thức chủ quan mang tính cá nhân Theo ông, quan điểm của kiến tạo
xã hội xem tri thức khách quan mang tính xã hội không được chứa đựng trongsách vở hoặc các phương tiện ghi nhớ khác, cũng không phải trong những ýtưởng, mà tri thức khách quan tồn tại trong việc chia sẻ những luật lệ, nhữngthảo luận, những am hiểu và những chia sẻ của cá nhân với các thành viêntrong xã hội trong mối quan hệ tương tác của họ Ông cũng nhấn mạnh trithức khách quan không ngừng được sáng tạo lại và được thay thế bằng sự lớnmạnh của tri thức chủ quan trong tư duy của vô số cá nhân [13]
Khi phân loại kiến tạo trong dạy học, Thái Duy Tuyên cho rằng nền tảngcủa tri thức là ngôn ngữ với quy ước, quy tắc và ngôn ngữ là yếu tố mang tính
xã hội Những quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân dẫn tới các tri thứcchủ quan của mỗi cá nhân, những tri thức chủ quan đó sau khi được xã hộithừa nhận thì trở thành tri thức khách quan Việc học được kiến tạo một cáchtích cực dựa trên việc đưa ra vấn đề, giải quyết vấn đề, sự khám phá mang ýnghĩa cộng tác [78, tr.112]
Tóm lại, có thể thấy kiến tạo xã hội xem việc học là một quá trình xãhội Học tập kiến tạo không phải là một quá trình chỉ diễn ra trong đầu óc conngười, không phải là một sự phát triển thụ động về các hành vi của con người,
mà được hình thành bởi những tác động bên ngoài Việc học chỉ có ý nghĩakhi các cá nhân bị thu hút vào các hoạt động mang tính xã hội
1.3.4 Cấu trúc của dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo
Việc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học còn gọi là dạy họckiến tạo và được thể hiện qua hoạt động tổ chức dạy học ở môn học cụ thể
Do vậy nắm cấu trúc của dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo có ý nghĩarất lớn trong tổ chức dạy học các môn học cụ thể Cấu trúc của dạy học theo
lý thuyết học tập kiến tạo chính là sự tương tác hay mối quan hệ tác động qua
lại lẫn nhau giữa các thành tố cơ bản: Người dạy, người học, nội dung với cốt
Trang 38lõi của các hoạt động là kinh nghiệm của người học được diễn ra trong môi trường học tập tích cực
Môi trường dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo là toàn bộ các sự vật
hiện tượng, diễn ra xung quanh người học và tác động đến người học Ngoài
tự nhiên xã hội thì trang thiết bị dạy học cũng được xem là môi trường tácđộng đến người học Đặc biệt trong thời đại hiện nay, sự phát triển mạnh mẽcủa công nghệ thông tin có thể đưa đến cho người học môi trường hiện đại đểtương tác với các nội dung học tập Người học có thể làm việc độc lập vớinhau, cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong việc sử dụng đa dạng các công cụ vànguồn thông tin để cùng nhau theo đuổi những mục tiêu học tập với sự trợgiúp của người dạy Tạo một môi trường thân thiện đối với học tập là mộtcông việc quan trọng trong dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo Sự tươngtác giữa những người học sẽ hiệu quả hơn khi được diễn ra trong một môitrường học tập tích cực và dân chủ [15], [25, tr.49], [64]
Kinh nghiệm là kiến thức mà người học đã được tích lũy qua học tập
hay trải nghiệm thực tế Trong dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo ngườidạy là người nắm rõ trình độ của người học, biết được những kinh nghiệm củangười học để thiết kế nội dung, định hướng các vấn đề, đặt ra mục tiêu dạy
học Mặt khác, kinh nghiệm cũng là “nguyên liệu” để người học xây dựng
kiến thức nội dung học tập, tìm hiểu nội dung học tập mới Do vậy, kinhnghiệm của người học được xem là “linh hồn” trong dạy học theo lý thuyếthọc tập kiến tạo, là “trung tâm” của tổ chức dạy học tạo nên mối quan hệ
khăng khít giữa người dạy – người học – nội dung [15], [64].
Người học - chủ thể nhận thức Cấu trúc của dạy học theo lý thuyết
học tập kiến tạo nhấn mạnh những hoạt động của người học được thực
hiện bằng kinh nghiệm của chính họ Người học ở trong một môi trường học tập dân chủ sẽ có mối quan hệ với người dạy thông qua kinh nghiệm
Trang 39của mình và cũng bằng kinh nghiệm đó người học sẽ tìm hiểu nội dung
học tập [15], [25, tr.49], [64], [78, tr.113]
Người dạy - Trong dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo, người dạy
không còn là nguồn kiến thức, không là người quyết định mọi việc trong lớphọc mà là người hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động học diễn ra trong môi trường lớphọc được cấu thành từ nhiều yếu tố Nói như vậy không có nghĩa vai trò củangười dạy trở thành thứ yếu, mà ngược lại người dạy là mắt xích quyết định
chất lượng hoạt động dạy học Người dạy thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình với người học bằng việc thiết kế nội dung bài học dựa trên kinh nghiệm
của người học [15], [25, tr.49], [64], [78, tr.113]
Nội dung dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo không chỉ là nội dung
của bài học mà người học cần tiếp thu mà còn là những kiến thức có liên quan
đến kinh nghiệm của người học Trên cơ sở những kiến thức mà người học đang có, người dạy thiết kế những nội dung học tập để tạo điều kiện cho người học sử dụng kinh nghiệm của mình tìm hiểu bài mới và tích lũy thêm
kinh nghiệm [15], [64]
1.3.5 Vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học
Lý thuyết học tập kiến tạo có thể coi là một học thuyết (không phải làmột phương pháp dạy học cụ thể) đề cập một tư tưởng, một quan điểm vềhoạt động dạy học Tư tưởng chính của lý thuyết này là trẻ em chiếm lĩnhkiến thức từ kinh nghiệm, từ sự trải nghiệm thông qua quá trình đồng hóa vàđiều ứng Đó là quá trình thích nghi với sự vật, hiện tượng của thế giới chứkhông phải tiếp thu những kiến thức từ người khác truyền thụ cho Lý thuyếthọc tập kiến tạo xem xét trẻ vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình dạyhọc Tư tưởng này vận dụng vào dạy học được thể hiện qua các phương phápdạy học cụ thể như dạy học nêu vấn đề, dạy học theo phương pháp nghiêncứu, dạy học Algorit hóa, Các phương pháp dạy học tích cực này có chung
Trang 40đặc điểm là tạo môi trường tốt nhất để người học sử dụng kinh nghiệm nghiên cứu nội dung bài học.
1) Vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học nêu vấn đề
- Dạy học nêu vấn đề có mục đích dạy hai loại kiến thức: Kiến thức vềchuyên môn và kiến thức về phương pháp khoa học Kiến thức về phươngpháp khoa học chính là công cụ mà người học sẽ sử dụng để định hướng hànhđộng chiếm lĩnh kiến thức chuyên môn Nghĩa là cung cấp cho người học kiếnthức công cụ để họ có thể học tập suốt đời Đây cũng là mục đích của tưtưởng dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo
- Trong dạy học nêu vấn đề, dựa trên kiến thức, kỹ năng đã có (kinhnghiệm) của người học để tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa kinh nghiệm nàyvới nhiệm vụ giải quyết tình huống mới nhằm kích thích tư duy tìm phươngpháp giải quyết vấn đề đặt ra, chiếm lĩnh kiến thức mới Mâu thuẫn nhận thứclàm cho người học diễn ra quá trình “điều ứng” (điều chỉnh) nhằm hình thànhmột cơ chế nhận thức hoàn toàn mới hoặc sửa đổi cơ chế hiện thời để phù hợpvới tình huống mới này Trong quá trình hình thành cơ chế hành động mớicho tình huống mới, người dạy hỗ trợ bằng cách gợi ý sử dụng các phươngpháp nghiên cứu phù hợp như thí nghiệm khoa học, phương pháp thử sai,phương pháp toán học, để giải quyết vấn đề và ngừng ngay sự hỗ trợ khikhông cần thiết
2) Vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong phương pháp nghiên cứu
- Dạy cho người học phương pháp, trang bị cho họ công cụ và khả năngphân tích, giải quyết vấn đề trong học tập Người học được trang bị các công
cụ để học tập, để nghiên cứu, để kiến tạo kiến thức Trong cuộc sống hiện đại,mọi sự vật và hiện tượng biến đổi không ngừng, kiến thức đã học hôm nay thìngày mai chưa chắc đã sử dụng được, việc trang bị phương pháp và cách làmviệc có ý nghĩa hơn là trang bị một lý thuyết, một khái niệm cụ thể Một khi
đã có công cụ học tập, nghiên cứu trong tay thì người học có thể tiếp tục học