MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Lịch sử nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của đề tài 5 7. Kết cấu khóa luận 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG 6 1.1. Một số khái niệm liên quan 6 1.1.1. Cán bộ, công chức 6 1.1.1.1. Cán bộ 6 1.1.1.2. Công chức 6 1.1.2. Cán bộ, công chức phường theo quy định của pháp luật Việt Nam 7 1.1.3. Chất lượng cán bộ, công chức phường 10 1.2. Đặc điểm, nhiệm vụ của cán bộ, công chức phường 11 1.2.1. Đặc điểm của cán bộ, công chức phường 11 1.2.1.1. Đặc điểm của cán bộ phường 11 1.2.1.2. Đặc điểm của công chức phường 12 1.2.2. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức phường 12 1.2.2.1. Nhiệm vụ của cán bộ phường 12 1.2.2.2. Nhiệm vụ của công chức phường 14 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường 17 1.3.1. Trình độ của cán bộ, công chức 17 1.3.2. Kỹ năng nghề nghiệp 18 1.3.3. Phẩm chất chính trị 19 1.3.4. Phẩm chất đạo đức 20 1.3.5. Kết quả thực hiện công việc 21 1.3.6. Thể lực của cán bộ, công chức 21 1.3.7. Thái độ, ý thức trong thực thi công vụ 22 1.3.8. Sự hài lòng của công dân 23 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường 23 1.4.1. Chủ quan 23 1.4.2. Khách quan 25 1.5. Quan điểm của Nhà nước và một số văn bản pháp lý về CBCC Phường 26 1.5.1. Quan điểm của Nhà nước về CBCC Phường 26 1.5.2. Một số văn bản pháp lý liên quan 27 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 29 2.1. Giới thiệu chung về quận Bắc Từ Liêm 29 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên 29 2.1.1.1. Vị trí địa lý 1 29 2.1.1.2. Lịch sử hình thành 29 2.1.2. Về điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, truyền thống 30 2.1.2.1. Về thuận lợi 30 2.1.2.2. Về khó khăn 31 2.2. Khái quát về cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 31 2.2.1. Cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm 31 2.2.2. Cán bộ, công chức phường Đông Ngạc, Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai 32 2.3. Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 34 2.3.1. Trình độ của cán bộ, công chức phường 34 2.3.2. Kỹ năng nghề nghiệp 37 2.3.3. Phẩm chất chính trị 40 2.3.4. Phẩm chất đạo đức 43 2.3.5. Kết quả thực hiện công việc 44 2.3.6. Thể lực của cán bộ, công chức 46 2.3.7. Thái độ, ý thức trong thực thi công vụ 48 2.3.8. Sự hài lòng của công dân 50 2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 51 2.4.1. Ưu điểm: 51 2.4.2. Hạn chế 53 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế 54 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM,THÀNH PHỐ HÀ NỘI 56 3.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ, công phường của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 56 3.1.1. Quan điểm 56 3.1.2. Mục tiêu 56 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 57 3.2.1. Chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức phường 57 3.2.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức phường hàng năm 58 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống tham nhũng cho cán bộ, công chức phường 59 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức phường 60 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất 60 3.3.1. Đối với Đảng và Nhà nước 60 3.3.2. Đối với Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội 61 3.3.3. Đối với Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm 61 3.3.4. Đối với Đảng ủy, UBND các phường tại quận Bắc Từ Liêm 61 3.3.5. Đối với CBCC phường 61 3.3.6. Từ phía người dân 63 KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC
Trang 1BỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
em, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào Các số liệu, nộidung được trình bày trong bài khóa luận này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuânthủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Em xin chịu trách nhiệm về bàikhóa luận của mình
Sinh viên
Nguyễn Đức Ngọc
Trang 3LỜI CẢM ƠN Trải qua thời gian nghiên cứu, em đã trực tiếp tiếp xúc với cán bộ, công chức
phường tại quận Bắc Từ Liêm đó là một cơ hội quý báu giúp tôi tìm hiểu và ápdụng những kiến thức vào thực tiễn
Được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm; cán bộ,công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm và nhân dân về tìm hiểu thực trạng chấtlượng cán bộ, công chức phường cho bài khóa luận của em Những sự giúp đỡ đó
đã giúp tôi hoàn thành nội dung của bài khóa luận của mình
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới ThS Trần Thu Trang đã tận tình hướng dẫn,giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4 Lịch sử nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Kết cấu khóa luận 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG 6
1.1 Một số khái niệm liên quan 6
1.1.1 Cán bộ, công chức 6
1.1.1.1 Cán bộ 6
1.1.1.2 Công chức 6
1.1.2 Cán bộ, công chức phường theo quy định của pháp luật Việt Nam7 1.1.3 Chất lượng cán bộ, công chức phường 10
1.2 Đặc điểm, nhiệm vụ của cán bộ, công chức phường 11
1.2.1 Đặc điểm của cán bộ, công chức phường 11
1.2.1.1 Đặc điểm của cán bộ phường 11
1.2.1.2 Đặc điểm của công chức phường 12
1.2.2 Nhiệm vụ của cán bộ, công chức phường 12
1.2.2.1 Nhiệm vụ của cán bộ phường 12
1.2.2.2 Nhiệm vụ của công chức phường 14
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường 17
Trang 51.3.1 Trình độ của cán bộ, công chức 17
1.3.2 Kỹ năng nghề nghiệp 18
1.3.3 Phẩm chất chính trị 19
1.3.4 Phẩm chất đạo đức 20
1.3.5 Kết quả thực hiện công việc 21
1.3.6 Thể lực của cán bộ, công chức 21
1.3.7 Thái độ, ý thức trong thực thi công vụ 22
1.3.8 Sự hài lòng của công dân 23
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường 23
1.4.1 Chủ quan 23
1.4.2 Khách quan 25
1.5 Quan điểm của Nhà nước và một số văn bản pháp lý về CBCC Phường 26
1.5.1 Quan điểm của Nhà nước về CBCC Phường 26
1.5.2 Một số văn bản pháp lý liên quan 27
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 29
2.1 Giới thiệu chung về quận Bắc Từ Liêm 29
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên 29
2.1.1.1 Vị trí địa lý 1 29
2.1.1.2 Lịch sử hình thành 29
2.1.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, truyền thống 30
2.1.2.1 Về thuận lợi 30
2.1.2.2 Về khó khăn 31
2.2 Khái quát về cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 31
2.2.1 Cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm 31
Trang 62.2.2 Cán bộ, công chức phường Đông Ngạc, Thụy Phương, Thượng
Cát, Liêm Mạc, Minh Khai 32
2.3 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 34
2.3.1 Trình độ của cán bộ, công chức phường 34
2.3.2 Kỹ năng nghề nghiệp 37
2.3.3 Phẩm chất chính trị 40
2.3.4 Phẩm chất đạo đức 43
2.3.5 Kết quả thực hiện công việc 44
2.3.6 Thể lực của cán bộ, công chức 46
2.3.7 Thái độ, ý thức trong thực thi công vụ 48
2.3.8 Sự hài lòng của công dân 50
2.4 Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 51
2.4.1 Ưu điểm: 51
2.4.2 Hạn chế 53
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 54
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM,THÀNH PHỐ HÀ NỘI 56
3.1 Quan điểm và mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ, công phường của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 56
3.1.1 Quan điểm 56
3.1.2 Mục tiêu 56
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 57
3.2.1 Chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức phường 57 3.2.2 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức phường
Trang 73.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống tham nhũng cho cán bộ, công chức phường 59
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức phường 60
3.3 Một số kiến nghị, đề xuất 60
3.3.1 Đối với Đảng và Nhà nước 60
3.3.2 Đối với Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội 61
3.3.3 Đối với Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm 61
3.3.4 Đối với Đảng ủy, UBND các phường tại quận Bắc Từ Liêm 61
3.3.5 Đối với CBCC phường 61
3.3.6 Từ phía người dân 63
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC
Trang 91 Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm năm
2017
2 Bảng 2.2 Số lượng cán bộ, công chức phường Đông Ngạc, Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai tại quận Bắc Từ Liêm năm 2017.
3 Biểu đồ 2.1 Số lượng cán bộ, công chức phường Đông Ngạc, Thụy Phương,
Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai năm 2017
4 Bảng 2.3 Trình độ văn hóa của cán bộ, công chức phường Đông Ngạc,
Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai tại quận Bắc Từ Liêm
5 Biểu đồ 2.2 Trình độ văn hóa của cán bộ, công chức phường Đông Ngạc,
Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai năm 2017
6 Bảng 2.4 Số lượng trình độ chuyên môn của CBCC phường
7 Biểu đồ 2.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức phường Đông
Ngạc, Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai năm 2017
8 Bảng 2.5 Kết quả tự đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của CBCC phường
Đông Ngạc, Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai tại quận Bắc TừLiêm, TP Hà Nội
9 Bảng 2.6 Kết quả đánh giá của CBCC quận về kỹ năng thực thi công vụ của
CBCC phường tại quận Bắc Từ Liêm
10 Bảng 2.7 Trình độ lý luận chính trị của CBCC phường Đông Ngạc, Thụy
Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai tại quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2014– 2017
11 Bảng 2.8 Kết quả tự đánh giá của CBCC phường Đông Ngạc, Thụy
Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai tại quận Bắc Từ Liêm về kết quả thựchiện công việc
12 Bảng 2.9 Kết quả đánh giá của CBCC quận Bắc Từ Liêm về kết quả thực
hiện công việc của CBCC phường Đông Ngạc, Thụy Phương, Thượng Cát, LiêmMạc, Minh Khai
13 Bảng 2.10 Khả năng sức khỏe đáp ứng yều của CBCC phường Đông
Ngạc, Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai tại quận Bắc Từ Liêmtrong thực thi công vụ
Trang 1014 Bảng 2.11 Kết quả đánh giá của công dân địa phương về nếp sống văn hoá
công sở và hành vi ứng xử trong công vụ về CBCC phường Đông Ngạc, ThụyPhương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố HàNội
15 Bảng 2.12 Kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân về CBCC phường
Đông Ngạc, Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc, Minh Khai tại quận Bắc TừLiêm trong thực thi công vụ
Trang 11Hiểu được vấn đề, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [1, Tr.93] Nghị quyết của
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI cũng đều nhấn mạnh việc xây dựngmột đội ngũ cán bộ công chức vừa có đạo đức, vừa có tài năng, thành thạo nghềnghiệp và tận tụy phục vụ nhân dân
Chính vì lý do đó mà cán bộ, công chức phường có vai trò hết sức quan trọngtrong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hànhcông vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền phường nói riêng và hệ thôngchính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệuquả công tác của CBCC phường Vì vậy, việc nâng cao chất lượng CBCC phườngvững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức
và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm hiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo
vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng.Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp huyện ĐanPhượng, huyện Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp huyện ĐôngAnh Quận gồm 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, LiênMạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, XuânĐỉnh, Xuân Tảo Số lượng cán bộ, công chức phường tại Quận Bắc Từ Liêm với số
Trang 12lượng trên 200 người Trong đó, chất lượng cán bộ công chức phường tại quận Bắc
Từ Liêm có những ưu điểm đáng kể là: chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhànước, tích cực hoạt động và xây dựng nếp sống văn minh trong công sở, góp phầnnâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, làm tăng niềm tin củanhân dân đối với nhà nước và chính quyền địa phương, Song, trên thực tế một sốnhỏ cán bộ, công chức phường vẫn còn tồn tại một số bất cấp như: năng lực chuyênmôn còn hạn chế; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lề lối làm việc chưa chỉn chu.Tuy nhiên, CBCC Phường là đội ngũ hàng ngày phải giải quyết khối lượng lớncông việc liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống: chính trị, văn hóa - xã hội, kinh
tế, an ninh - quốc phòng của địa phương Chính vì vậy, nếu vì lý do nào đó mà sửdụng những cán bộ, công chức có chất lượng kém về: năng lực, trình độ chuyênmôn yếu, tư tưởng chính trị, đạo đức…sẽ dẫn tới những hậu quả trực tiếp, đáng tiếc,
mà thiệt thòi nhất chính là quyền lợi của nhân dân địa phương Quận ủy HĐND UBND Quận Bắc Từ Liêm đã và đang chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nângcao chất lượng cán bộ, công chức của phường nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm
-vụ mới trong giai đoạn cải cách hành chính diễn ra mạnh mẽ hiện nay
Nhận thấy, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm, chăm lo nhiều hơn đếnmọi khía cạnh, lĩnh vực đời sống, cả về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân Do đó,việc tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng CBCC phường lànội dung quan trọng, hữu hiệu để nâng cao hơn phẩm chất chính trị, đạo đức lốisống trong cán bộ, công chức hiện nay tại quận Bắc Từ Liêm Để có thể có nhữngngười CBCC biết lo cái lo của dân, hết mình vì đời sống nhân dân phường càng cấp
thiết hơn lúc nào hết Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Chất lượng cán bộ, công chức
phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội – thực trạng và giải pháp” làm đề
tài cho khóa luận tốt nghiệp Nhưng do thời gian và số lượng phường tại quận Bắc
Từ Liêm lớn nên tác giả tập trung nghiên cứu 5 phường: Đông Ngạc, Thụy Phương,Thượng Cát, Liêm Mạc và Minh Khai trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung làm rõ thực trạng chất lượng cán bộ, công chức phường
Trang 13tại quận Bắc Từ Liêm và đưa ra giải pháp, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng caochất lượng cán bộ, công chức phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và pháp lý về cán bộ, công chức phường.+ Phân tích thực trạng chất lượng cán bộ, công chức phường tại quận Bắc TừLiêm, thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân củahạn chế đó
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chứcphường tại quận Bắc Từ Liêm
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng cán bộ, công chức phường tại quận Bắc
Từ Liêm, TP Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: ở 5 phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Có cácphường như: Đông Ngạc, Thụy Phương, Thượng Cát, Liêm Mạc và Minh Khai + Thời gian: Từ năm 2014 – 2017
4 Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, luận án tiến sỹ, các tác phẩm đăngtrên tạp chí nghiên cứu…về đội ngũ cán bộ, công chức phường trong đó cán bộ,công chức phường cũng được thể hiện trong những công trình nghiên cứu phườngdưới nhiều góc độ khác nhau Tác giả sẽ giới thiệu một số công trình khoa học củamột số tác giả với một số tác phẩm như sau:
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng
và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,năm 2003 Trong cuốn sách này, hai tác giả đã nêu và phân tích các luận cứ khoahọc cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, tác phẩm viết ở tầm rộng: đội ngũcán bộ Nhà nước nói chung, chứ chưa chuyên sâu về cán bộ phường nói riêng
Luận án tiến sỹ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hải
Trang 14Dương”, do Nguyễn Kim Diện thực hiện năm 2006, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân Luận án đã hệ thống được những lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng độingũ công chức hành chính nhà nước nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ côngchức hành chính nhà nước của tỉnh Hải Dương nói riêng Đồng thời đã phân tích vàrút ra những đánh giá thực trạng đó một cách khách quan, chính xác về một số ưuđiểm và hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức hành chính sự nghiệp nhà nướctỉnh Hải Dương trong thời kỳ mới Luận án cũng đã đưa ra những quan điểm, mụctiêu và một số giải pháp quan trọng, phù hợp, nêu lên những kiến nghị nhằm nângcao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương trong thời
kỳ đổi mới
Luận án tiến sỹ, “Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền
phường đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” do Mạc
Minh Sản thực hiện năm 2008 Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạngcủa pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền phường để đưa ra những quan điểmphương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức
“Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trong thời kỳ mới”
của ThS Nguyễn Huy Hoàng, Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng, do tạp chí
Tổ chức nhà nước số 10/2011 Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước đangdiễn ra mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức phường được đặc biệt quan tâm Dưới góc độ khoa học, các công trình trên rất
có giá trị đối với những người nghiên cứu vấn đề này
Ngoài ra, còn có một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí Tổchức nhà nước, Tạp chí Cộng sản như:
Bài báo: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường, góp phần
xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh” của tác giả Đoàn Văn Tình được
đăng trên tạp chí điện tử tổ chức nhà nước ngày 16/3/2015;
Bài báo: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường từ sau Hội nghị
Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị” của tác giả ThS Trần Thị Hạnh, Trường
Đại học Nộ i vụ - Bộ Nộ i vụ đăng trên chí cộng sản ngày 3/7/2015;
Tính đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về “chất lượng cán bộ, công chức
Trang 15phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội - thực trạng và giải pháp” Chính
vì vậy, tác giả chọn đề tài trên là thực sự cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đốivới các phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp thống kê; so sánh;
- Phương pháp quan sát; điều tra;
- Thu thập số liệu bằng bảng hỏi
6 Đóng góp của đề tài
Khóa luận phân tích thực trạng chất lượng cán bộ, công chức phường tại quậnBắc Từ Liêm như thế nào Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng chất lượngcán bộ, công chức và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ côngchức phường để giải quyết những yếu kém, đồng thời nâng cao thêm những thànhtựu đã đạt được
Khóa luận tốt nghiệp là tài liệu tham khảo, giúp tham mưu cho lãnh đạo cácphường tại quận Bắc Từ Liêm nhìn vào đó để thấy được những thực trạng đang diễn
ra với CBCC phường Để từ đó lãnh đạo Quận có thể đưa ra những chính sách, chế
độ phù hợp để nâng cao chất lượng CBCC phường tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố
Hà Nội
7 Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về chất lượng cán bộ, công chức phường Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức phường tại quận Bắc TừLiêm, thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phường tại quậnBắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC PHƯỜNG 1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Cán bộ, công chức
1.1.1.1 Cán bộ
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia có ghi, “cán bộ trong tiếng Việt thuậtngữ chỉ những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danhtheo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước (cơ quan dân cử, cơ quan hành chính) vàthuộc biên chế của một cơ quan, đơn vị và được hưởng lương từ ngân sách nhànước” [5, Tr.1]
Thuật ngữ Cán bộ còn chỉ chung cho những người mang trọng trách, công vụ
và có những quyền hạn nhất định Trong quân sự, cán bộ được dùng như từ đồngnghĩa với sĩ quan. Thuật ngữ cán bộ cũng thường được những tù nhân trong trạigiam gọi những người quản lý trại giam, cai tù, cai ngục ở Việt Nam Cán bộ cũng
là danh xưng thường được những người dân chỉ về những người có quyền hành (cán
bộ lãnh đạo, cán bộ cao cấp, cán bộ quản lý, cán bộ nguồn ), hay đang thụ lý giảiquyết một vụ việc cho người dân (cán bộ thuộc dịch vụ công cộng)
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thực chất “cán bộ, đảng viên là người đầy tớtrung thành của nhân dân”[17, Tr.1], cán bộ đóng vai trò quan trọng họ là cái gốccủa mọi công việc và công việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém
1.1.1.2 Công chức
Mặc dù chế độ công vụ đã tồn tại và phát triển đã trên 3 thế kỷ tính từ thờiđiểm xuất hiện thuật ngữ công chức vào năm 1859 ở Anh nhưng cho đến nay vẫnchưa có một quan niệm thống nhất về công chức cho tất cả các quốc gia trên thếgiới Sự khác nhau trong quan niệm về công chức thể hiện trên các phương diện:phạm vi công chức, đặc điểm công chức và chế độ công vụ
Một số quốc gia có một số quan niệm về công chức như sau:
- Công chức là những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong bộmáy hành chính của các bộ thuộc Chính phủ Như vậy, những đối tượng khác tuy
Trang 17làm việc ở bộ nhưng không trực tiếp làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chứcnăng quản lý của bộ thì không phải là công chức và cũng theo quan niệm về côngchức như vậy thì những người làm việc trong bộ máy của chính quyền địa phươngcũng không phải là công chức (Anh, Thái lan, Singapore );
- Công chức không chỉ là những người thực hiện các hoạt động chuyên mônnghiệp vụ quản lý trong bộ máy hành chính của các bộ (trung ương) mà còn baogồm cả những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ quản lý trong bộ máyhành chính thuộc chính quyền của các địa phương (Nga, Trung Quốc, Ba Lan,Hung-ga-ri );
- Khác với các quan niệm đã nêu trên, một số nước xác định phạm vi côngchức bao gồm cả những người thực thi công vụ tại các tổ chức cung ứng dịch vụcông hoặc cả ngành lập pháp, tư pháp (Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha )
Với các quan niệm trên cho thấy vẫn còn những câu trả lời khác nhau với câuhỏi ai là công chức trong số những người làm việc tại các cơ quan trong bộ máy nhànước và sẽ vẫn chưa có câu trả lời chung cho câu hỏi này trong một thời gian dàinữa Sự khác nhau này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: lịch sử sựtồn tại và phát triển của nền hành chính quốc gia; điều kiện kinh tế - xã hội mà trên
đó pháp luật được hình thành; quan điểm của các nhà lập pháp trong việc đánh giá
sử dụng các thành tựu của khoa học pháp lý
Vậy cuối cùng công chức theo nghĩa chung được hiểu là là nhân viên trong cơquan nhà nước, đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danhtrong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thựcthi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhànước Công chức của một quốc gia thường là công dân, người có quốc tịch củanước sở tại và thường nằm trong biên chế Phạm vi làm việc của công chức là các
cơ quan nhà nước, tuy nhiên pháp luật nhiều nước quy định công chức có thể làmviệc không chỉ trong cơ quan nhà nước
1.1.2 Cán bộ, công chức phường theo quy định của pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và phát triển ngày cànghoàn thiện luôn gắn liền với nền hành chính nhà nước Chính vì thế mà khái niệm
Trang 18công chức lần đầu tiên được nêu ra trong Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủtịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Quy chế công chức được quy địnhnhư sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giaogiữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoàinước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chínhphủ quy định”.
Ở khái niệm trên, chúng ta có hiểu được ngắn gọn những người công chứcchính là một công dân Việt Nam được chính quyền nhà nước của nhân dân tuyểndụng hoặc giao cho một nhiệm vụ tại các cơ quan hành chính như: Chính phủ, các
cơ quan trong Chính phủ hay là ngoài nhà nước của nước Việt Nam dân chủ cộnghòa Nhưng ở quy định nầy khái niệm CBCC làm việc tại phường vẫn chưa đượchình thành
Đến năm 2008, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua LuậtCán bộ, công chức số 22/2008/QH12 Đây là bước tiến mới rõ rệt, mang tính cáchmạng về cải cách chế độ công vụ, cán bộ công chức, thể chế hoá quan điểm, đườnglối của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Gắn liền với sự nghiệp côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Điều quan trọng là Luật Cán bộ, công chức số22/2008/QH12 đã đưa ra được khái niệm CBCC phường tại Điều 4, Khoản 3 LuậtCán bộ, công chức năm 2008 như sau :
- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chínhtrị - xã hội;
- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước
Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng Luật CBCC 2008 đã chỉ ra rõ ràng cán bộcấp xã trong đó có bao gồm cả cán bộ, công chức phường
Một người để có thể trở thành cán bộ, công chức ở bất kỳ cơ quan nào trong
Trang 19cơ quan nhà nước ở đơn vị hành chính phường thì trước hết người đó phải là côngdân Việt Nam Theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp 2013 thì công dân Việt Nam làngười có quốc tịch Việt Nam Việc xác định thế nào là người có quốc tịch Việt Nam
là căn cứ vào quy định của Luật Quốc tịch hiện hành, cụ thể là theo quy định tạiĐiều 13, Điều 14 của Luật Quốc tịch 2008 hiện nay được thể hiện tại Điều 1 Luậtsố: 56/2014/QH13 ngày 24 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội về việc Sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008
Trước tiên đối với khái niệm về cán bộ đã nêu ở trên có thể thấy một điểmchung nhất khái niệm CB tại khoản 1 Điều 4, Luật CBCC năm 2008 là làm việctheo nhiệm kỳ Làm việc theo nhiệm kỳ tức là làm việc trong một khoảng thời giannhất định, nhiệm kỳ đối với mỗi vị trí công tác là không giống nhau và đều đã đượcpháp luật quy định rất cụ thể Như tại Điều 2 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 đãnêu rõ “Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họpthứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hộikhoá sau” Hay nhiệm kỳ của Thủ tướng theo nhiệm kỳ của Quốc hội tức là 05 năm(Điều 3 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015) Còn đối với công chức thì không đặt ravấn đề nhiệm kỳ làm việc, điều này có nghĩa là thông thường họ làm việc cho đếnkhi về hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi)
Thứ hai là về cách thức hình thành: Riêng đối với cán bộ ở đơn vị hành chínhphường thì chỉ là do bầu cử mà được giữ chức vụ Tương tự với công chức phườngcũng chỉ theo một hình thức là tuyển dụng để giữ một chức danh chuyên môn,nghiệp vụ và thuộc Ủy ban nhân dân phường
Thứ ba là nơi làm việc của cán bộ phường là trong Thường trực Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, và còn là người đứng đầu
tổ chức chính trị - xã hội (CT- XH) Các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta gồm có:Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến binh ViệtNam Còn công chức phường thì làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ởphường là UBND
Thứ tư là nếu đã là cán bộ, công chức phường thì họ phải là người trong biên
Trang 20chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Như vậy, có thể lấy một số ví dụ điển hình cho những người thuộc đối tượng
là cán bộ phường ở nhà nước ta như: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội nông dânphường, Bí thư Đoàn thanh niên,…Đối với công chức, để có thể xác định những đốithượng là công chức có thể căn cứ vào quy định của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP
Để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ công chức, Chính phủ và các bộ ngành đãban hành nhiều văn bản pháp luật mới như Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25tháng 01 năm 2010 để quy định rõ ràng hơn về công chức là “Công dân Việt nam,được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởnglương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật”
1.1.3 Chất lượng cán bộ, công chức phường
“Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau Córất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng Hiện nay có một số định nghĩa vềchất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
“Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ)
“Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” Theo Giáo
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quanđiểm về chất lượng khác nhau Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng đượcthừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế.Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức độđáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”
Tuy nhiên, chất lượng cán bộ, công chức không hoàn toàn giống với chấtlượng của các loại hàng hóa, dịch vụ, bởi con người là một thực thể phức tạp Hơn
Trang 21nữa, mỗi cá nhân CBCC không thể tồn tại biệt lập mà phải được đặt trong mối quan
hệ với cả tập thể
Do vậy, chất lượng cán bộ, công chức phường được hiểu là: sự phản ánh thôngqua các tiêu chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tinhọc, các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức của ngườicán bộ, công chức phường Chất lượng của CBCC phường còn bao hàm tình trạngsức khỏe của cán bộ, công chức phường trong thực thi công vụ
Nói đến chất lượng từng cán bộ, công chức phường được biểu hiện cụ thểthông qua tình trạng sức khỏe để làm việc; tiếp đến là chất lượng lao động, khảnăng triển khai, hoàn thành nhiệm vụ được giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhân dântrong thực thi công việc; trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chínhtrị; khả năng thích ứng với điều kiện cải cách hành chính đang diễn ra ngày càngsâu rộng như hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn hội nhập quốc tế Ngoài ra,chất lượng đội ngũ cán bộ công chức phường còn được thể hiện ở mối quan hệ giữacán bộ, công chức với nhau: sự phối kết hợp trong công tác, triển khai nhằm hoànthành nhiệm vụ; giúp đỡ, ủng hộ nhau trong cả quá trình lao động
Chất lượng của CBCC phường được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi đểhoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị, nâng cao hiệu lực quản lý nhànước và áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác quản lý nhà nước
1.2 Đặc điểm, nhiệm vụ của cán bộ, công chức phường
1.2.1 Đặc điểm của cán bộ, công chức phường
1.2.1.1 Đặc điểm của cán bộ phường
- Phải là công dân Việt Nam
- Về chế bầu cử: Cán bộ phải là người được bầu cử chức vụ, chức danh theonhiệm kỳ trong Cơ quan, Tổ chức, Đơn vị thuộc phường
- Về nơi làm việc: Cán bộ phường là những người hoạt động trong các cơquan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở phường
- Về thời gian công tác: Cán bộ phường đảm nhiệm công tác từ khi được bầu
cử cho tới khi hết nhiệm kì hoặc xin thôi việc, từ chức hay bị bãi nhiệm
- Về chế độ lao động: Cán bộ được biên chế và hưởng lương từ ngân sách của
Trang 22Nhà nước.
1.2.1.2 Đặc điểm của công chức phường
- Phải là công dân Việt Nam
- Về con đường hình thành: Công chức phường cũng chỉ theo một hình thức là
tuyển dụng để giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan, đơn vị
- Về nơi làm việc: Công chức phường thì làm việc trong các cơ quan hànhchính nhà nước ở phường là UBND
- Về thời gian công tác: Công chức đảm nhiệm công tác từ khi được tuyểndụng cho tới khi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động mà không hoạt độngtheo nhiệm kì như cán bộ (Điều 60 - Luật cán bộ, công chức năm 2008) Chấm dứtđảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Quy địnhtại điểm a Khoản 1 Điều 73 - Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014)
- Về chế độ lao động: Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước
1.2.2 Nhiệm vụ của cán bộ, công chức phường
1.2.2.1 Nhiệm vụ của cán bộ phường
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ [6, Tr.2]
* Nhiệm vụ của Bí thư:
- Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chứcnăng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình
- Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc chuẩn
bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổchức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt trong hệthống chính trị ở phường
- Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấptrên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng uỷ
* Nhiệm vụ của Phó Bí thư
- Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết
Trang 23- Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban chấp hành, Banthường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên.b) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân,Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
- Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình
- Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thường trực(4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạtđộng đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở tổ dân phố
- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán
bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện cácchương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựngchính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại phường
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động
và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp
- Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở phường trong việc xây dựng đội ngũ cán
bộ của tổ chức mình
- Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báocáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoàn thể cấp trên về hoạt động của tổ chức.c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
* Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
- Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Uỷ bannhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của HĐND
- Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại,
tố cáo của nhân dân
- Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên HĐND và UBND quận
- Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc quyết định đưa ra bãinhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Trang 24Nam cùng cấp.
* Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công
cụ thể và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việc khi Chủ tịchHội đồng nhân dân vắng mặt
d) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
* Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
- Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân phường
- Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhândân phường, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể UBND
- Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máyhành chính ở phường hoạt động có hiệu quả
- Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong cán bộ công chức Nhànước và trong bộ máy chính quyền địa phương phường; tiếp dân, xét và giải quyếtkiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật
- Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và UBND cấp trên
- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của phápluật hiện hành
* Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế
- tài chính, khối văn hoá - xã hội ) của Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhândân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủtịch Uỷ ban nhân dân đi vắng
1.2.2.2 Nhiệm vụ của công chức phường [7, Tr.3-5]
a) Công chức Trưởng Công an phường
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xãhội trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Trang 25- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công anphường và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao.b) Công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trênđịa bàn theo quy định của pháp luật
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự
vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan
- Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường tổ chứccác kỳ họp
- Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân phường; thực hiệncông tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhândân phường theo quy định của pháp luật
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triểncông nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bànphường
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao
d) Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường phường
- Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng cácbáo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học,công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông
Trang 26thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lýcủa Ủy ban nhân dân phường
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trongviệc tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao
e) Công chức Tài chính - kế toán
- Xây dựng, tổ chức dự toán thu, chi ngân sách phường trình cấp có thẩmquyền phê duyệt
- Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướngdẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán và báo cáo ngân sách phường
- Thực hiện công tác kế toán ngân sách theo quy định của pháp luật
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyếttoán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dânphường theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
f) Công chức Tư pháp - hộ tịch
- Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân tại địa phương
- Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân phường báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; thamgia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn phường
- Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận vàtheo dõi về quốc tịch trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao
g) Công chức Văn hóa - xã hội
- Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, dulịch, y tế và giáo dục trên địa bàn
Trang 27Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế
-xã hội ở địa phương;
- Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổnghợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách laođộng, thương binh và xã hội
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phốxây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tạiđịa bàn phường
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường
Hiện nay, việc đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung vàcán bộ, công chức phường nói riêng chủ yếu căn cứ theo các quy định của phápluật Trong bài khóa luận tốt nghiệp, tác giả chủ yếu dựa theo Luật Cán bộ, côngchức năm 2008 để làm tài liệu căn cứ đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức phường của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Đánh giá cán bộ, CBCC là một biện pháp quan trọng để xem xét quá trình làmviệc, cống hiến của cán bộ, CBCC và xác định kế hoạch phát triển nguồn nhân lựccủa tổ chức Tuy nhiên, việc đánh giá CBCC hàng năm hiện nay còn chung chung,mang tính hình thức, chưa thực sự là căn cứ để khen thưởng, thăng tiến hoặc để cử
đi đào tạo, bồi dưỡng, chưa tạo cơ sở tin cậy cho việc sử dụng và phát triển nhân lựctrong các cơ quan quản lý nhà nước Bởi vậy, để việc đánh giá CBCC thực hiện cóhiệu quả cần dựa trên những tiêu chí cụ thể phản ánh chất lượng CBCC Dưới đây
là những tiêu chí chủ yếu
1.3.1 Trình độ của cán bộ, công chức
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện cácnhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹnăng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở vănbằng chứng chỉ mà mỗi CBCC phường nhận được thông qua quá trình học tập Tiêuchuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp CBCC phường vào hệ thống ngạch,
Trang 28bậc Tiêu chuẩn về trình độ có sự khác nhau với từng ngành, từng ngạch CBCCphường khác nhau Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCCphường gồm ba loại loại:
- Tiêu chí về trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá của CBCC phường là mức độtri thức của CBCC phường đạt được thông qua hệ thống giáo dục Hiện nay trình độvăn hoá ở nước ta được chia thành các cấp độ từ thấp đến cao (tiểu học, trung học
cơ sở, phổ thông trung học)
- Tiêu chí về trình độ đào tạo nghề nghiệp: Trình độ đào tạo nghề nghiệp củaCBCC phường là trình độ chuyên môn của CBCC phường đã được đào tạo qua cáctrường lớp với văn bằng chuyên môn phù hợp với công việc được giao Trình độđào tạo nghề nghiệp ứng với hệ thống văn bằng hiện nay được chia thành các trình
độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học
Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng CBCCphường khi thực thi nhiệm vụ CBCC phường cần có những kỹ năng nhất định đểthực thi nhiệm vụ Tuy nhiên, có những kỹ năng cần thiết cho mọi CBCC phường
và có những kỹ năng không thể thiếu đối với một nhóm CBCC phường nhất địnhphụ thuộc vào tính chất công việc mà họ đảm nhận Việc phân chia kỹ năng nghềnghiệp thành các nhóm là cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho cácnhóm CBCC phường khác nhau Căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hướng đến thì
kỹ năng nghề nghiệp đối với CBCC phường có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm kỹ năng liên quan đến đề xuất, ban hành, thực hiện và kiểm tra cácchính sách, các quyết định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích vàđánh giá thông tin; kỹ năng triển khai quyết định quản lý; kỹ năng phối hợp; kỹnăng đánh giá dư luận
Trang 29- Nhóm kỹ năng quan hệ, giao tiếp như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắngnghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tiếp dân.
- Nhóm kỹ năng tác nghiệp cá nhân như kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng bố trílịch công tác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình
Tất cả các kỹ năng nêu trên đều chịu ảnh hưởng quan trọng của trình độchuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của người CBCC phườngtrong quá trình thi hành công vụ Bởi vậy, đây là nội dung phức tạp trong quá trìnhđánh giá CBCC phường, dễ gây nhầm lẫn với trình độ chuyên môn nghiệp vụ Vìvậy, khi đánh giá theo tiêu chí này cần xác định các kỹ năng tốt phục vụ cho hoạtđộng; các kỹ năng chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu; các kỹ năng cần thiết màngười CBCC phường chưa có; các kỹ năng không cần thiết mà người CBCCphường có
1.3.3 Phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là tiêu chuẩn, điều kiện quan trọng đối với mỗi CBCCphường Nhất là trong bối cảnh hiện nay, sự suy thoái và xuống cấp về tư tưởng,đạo đức, lối sống ở một bộ phận CBCC phường, đảng viên của Đảng đang ở mứcbáo động, đặc biệt là trong đội ngũ CBCC phường, những người thường xuyên trựctiếp làm việc với nhân dân
Phẩm chất chính trị thể hiện nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự kiên định vớiđường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trungthành với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Chính vì vậy, Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức cách mạng, Người viết: “Cũng như sông thì cónguồn mới có nước, không có nguồn thì cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân”
Phẩm chất chính trị còn được thể hiện ở tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; chống lại chủ nghĩa cơ hội, bè phái,các biểu hiện tiêu cực, các tư tưởng thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước Đồngthời tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng, giữ vững bản lĩnh
Trang 30chính trị trong mọi tình huống Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xãhội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cáchsống Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi íchcủa cộng đồng xã hội Chính vì vậy mà đạo đức là phẩm chất đáng quý, đáng trântrọng nhất của người CBCC phường
Ngoài ra, phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức còn được thể hiệnthông qua trình độ lý luận chính trị Nó chính là thước đo chủ yếu về phẩm chấtchính trị của một người là CBCC phường
- Trình độ lý luận chính trị: trình độ lý luận chính trị của CBCC phường baogồm những tri thức tổng hợp, liên ngành mang tính đảng, tính giai cấp rõ rệt, đồngthời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao Điều nàykhẳng định vai trò và tầm quan trọng to lớn của nó đối với nhận thức và hành độngcủa từng CBCC phường nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội Trình độ lý luậnchính trị ứng với hệ thống văn bằng hiện nay được chia thành các trình độ sơ cấp,trung cấp, cao cấp, cử nhân
1.3.4 Phẩm chất đạo đức
Về phẩm chất đạo đức của CBCC phường, chúng ta cần nhắc đến đạo đức cánhân và đạo đức nghề nghiệp Phẩm chất đạo đức của CBCC phường được thể hiệnthông qua lối sống, tác phong, lề lối làm việc Đó là việc giữ gìn đạo đức trongsáng, lối sống lành mạnh, giản dị, tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
và những biểu hiện tiêu cực khác; Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân được xem
là chìa khóa thành công của CBCC phường Muốn được nhân dân tin tưởng, tínnhiệm thì mỗi CBCC phường cần phải tận tụy với công việc, không hách dịch, sáchnhiễu, gây khó khăn cho tổ chức, cho công dân trong thực hiện nhiệm vụ Nhất lànạn hối lộ, nhận “phong bì”, lợi dụng chức vụ, cửa quyền, gây phiền hà, đòi hỏi vậtchất của nhân dân
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của CBCC phường được thể hiện thông qua ýthức tổ chức kỷ luật tại cơ quan, đơn vị và tinh thần trách nhiệm của CBCC phườngtrong thực thi nhiệm vụ như: chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữgìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc, chấp hành sự phân công của tổ
Trang 31chức, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm
vụ và thể hiện sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhữngviệc mình làm Như vậy việc đề cao phẩm chất đạo đức của người CBCC phường
là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC phường và sinh thờiChủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã đúc kết đạo đức cách mạng của người cán bộtrong 8 chữ vàng: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư” vẫn còn nguyên giá trịquý báu để mỗi CBCC phường học tập và làm theo đến ngày hôm nay
1.3.5 Kết quả thực hiện công việc
Khi chúng ta đề cập đến kết quả thực hiện công việc của cán bộ công chứcphường thì nó chính là nói đến vấn đề đầu ra của của công việc Chính vì thế màđầu ra của công việc nó sẽ thể hiện rõ kết quả công việc mà người CBCC phường sẽlàm được những gì? và đạt được với số lượng bao nhiêu?
- Đầu ra của công việc chính là toàn bộ sản phẩm có thể đánh giá được về chấtlượng, số lượng mà CBCC phường đã thực hiện Đây là tiêu chí quan trọng nhất vì
nó liên quan trực tiếp tới việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Mức độhoàn thành nhiệm vụ của cơ quan phụ thuộc chủ yếu vào số lượng, chất lượng côngviệc do CBCC phường thực hiện Tiêu chí này phản ánh mức độ hiệu lực, hiệu quảcủa từng cá nhân trong đội ngũ CBCC phường khi sử dụng các nguồn lực sẵn có.Đầu ra của công việc được đánh giá theo 5 hướng: số lượng công việc người CBCCphường hoàn thành; chất lượng của các công việc đã hoàn thành; tính hiệu quả củachi phí; tính kịp thời của từng công việc đã hoàn thành; thực hiện các quy định vàchỉ thị hành chính
Để đánh giá tính chuyên nghiệp cần phân tích sản phẩm đầu ra mà CBCCphường đã thực hiện, đối chiếu với kết quả của các CBCC phường khác cùng thựchiện hoạt động đó trong bối cảnh tương tự để xác định hiệu quả làm việc của CBCCphường Tiêu chí này có liên quan trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ quannhà nước, nên cần đặc biệt chú trọng và coi đó là tiêu chí cơ bản
1.3.6 Thể lực của cán bộ, công chức
Yếu tố thể lực cũng là cơ sở nền tảng để phát triển trí tuệ, là phương tiện đểtruyền tải tri thức, trí tuệ của CBCC phường vào hoạt động thực tiễn Tất cả CBCC
Trang 32phường đều phải có sức khoẻ, dù làm công việc gì, ở đâu Sức khoẻ là nền tảngquan trọng cho mọi hoạt động Chất lượng đội ngũ CBCC phường biểu hiện ở thểlực, trí lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động.
Ngoài ra sức khoẻ, độ tuổi người CBCC phường nó sẽ thể hiện cho yếu tố thểlực của người CBCC phường: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người Sứckhoẻ là nhu cầu trước hết của bản thân con người, là nhu cầu tồn tại Có một cơ thểkhoẻ mạnh, cường tráng là điều kiện cần thiết cho một tinh thần sảng khoái, minhmẫn, là tiền đề và cơ sở chắc chắn, thường xuyên cho việc thực hiện có chất lượngnhiệm vụ được giao
Sức khoẻ của CBCC phường là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượngCBCC phường Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, làtổng hoà nhiều yếu tố tạo nên Hiện nay, Bộ Y tế quy định ba trạng thái sức khoẻcủa người lao động nói chung và CBCC nói riêng: loại A là loại có thể lực tốt, loại
B là trung bình, loại C là yếu Yêu cầu về sức khoẻ của CBCC không chỉ là tiêuchuẩn bắt buộc khi tuyển dụng CBCC mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộcđời công vụ của CBCC CBCC phải đảm bảo sức khoẻ mới có thể duy trì việc thựchiện công việc liên tục với áp lực cao
1.3.7 Thái độ, ý thức trong thực thi công vụ
Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân được xem là chìa khóa thành công củaCBCC phường Muốn được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm thì mỗi CBCC phườngcần phải tận tụy với công việc, không hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn cho tổchức, cho công dân trong thực hiện nhiệm vụ
Thước đo về tinh thần thái độ phục vụ nhân dân được thể hiện thông qua nếpsống văn hóa và hành vi ứng xử của người CBCC phường trong quá trình thực thicông vụ quản lý nhà nước
- Nếp sống văn hoá công sở và hành vi ứng xử trong công vụ: hoạt động củaCBCC phường chủ yếu tại công sở, nơi trực tiếp thể hiện mối quan hệ giữa Nhànước và công dân, tổ chức Để đảm bảo đúng bản chất của nhà nước phục vụ nhândân, nếp sống văn hoá công sở phải được thực hiện nghiêm túc bằng các quy địnhcủa Nhà nước Bên cạnh đó, hành vi ứng xử của CBCC phường trong công vụ,
Trang 33trong mối quan hệ với công dân, tổ chức cũng rất quan trọng, thể hiện ở thái độ, tácphong, cách ăn nói, lắng nghe Điều này được đánh giá qua hoạt động thanh tracông vụ và của xã hội qua báo chí, dư luận xã hội
1.3.8 Sự hài lòng của công dân
Sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo hiệu quả phục vụ của cơ quannhà nước
Sự hài lòng của người dân là thước đo mang tính khách quan, phản ánh trungthực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan nhà nước,CBCC phường thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính, quá trình giải quyếtcông việc của CBCC phường trong quá trình thực thi công vụ Sự hài lòng củangười dân được đo lường thông qua điều tra xã hội học đối với người dân, tổ chức
đã tham gia hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính (đã hoànthành và nhận kết quả) ở các cơ quan nhà nước
Sự hài lòng của người dân là yếu tố quan trọng để đánh giá và nâng cao chấtlượng CBCC phường Giúp cho CBCC phường ngày càng hoàn thiện mình hơntrong quá trình giải quyết công việc cho người dân, tổ chức
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường 1.4.1 Chủ quan
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, cán bộ, côngchức phường bao gồm các nhân tố sau:
- Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức phường: Trình độ, năng lực củacán bộ, công chức phường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chấtlượng hoạt động của cơ quan nhà nước ở phường Khi cán bộ, công chức phườngkhông đáp ứng được những yêu cầu về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị tríđang công tác thì không thể hoạt động có hiệu quả cao Một số cán bộ phường dothiếu năng lực nên giải quyết công việc chủ yếu dựa theo kinh nghiệm mà thiếunhững căn cứ khoa học; thiếu trình độ, kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến giải quyếtcông việc còn chậm; hiểu biết về pháp luật còn yếu nên không ít trường hợp cán bộhiểu sai tinh thần của văn bản pháp luật dẫn đến việc thực thi sai và không thốngnhất các văn bản pháp luật
Trang 34- Phẩm chất đạo đức: Đây là một nhân tố quan trọng đối với CBCC phường,
họ phải là người hết lòng trong công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là côngbộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ
Nếu một người CBCC phường có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ giúp cho cơquan nhà nước có những tấm gương đạo đức trong sạch, vững mạnh Giúp ích cho
tổ quốc, xã hội, và địa phương CBCC phường hoạt động rất là nhiều Ngược lại mộtngười CBCC phường không có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ là một điều rất tồi tệđối với sự phát triển của địa phương, họ sẽ là những con sâu, con mọt đục khoét địaphương Họ sẽ kìm hãm sự phát triển của địa phương về mọi mặt: kinh tế, giáo dục,văn hóa - xã hội,…
- Sức khỏe: Yếu tố sức khỏe không thể không nhắc đến khi chúng ta đề cậpđến vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức phường
Người CBCC phường nếu có một sức khỏe tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong quátrình họ thực thi công việc Sức khỏe tốt sẽ giúp họ có một tinh thần làm việc thoảimái và tự tin, đáp ứng được nhu cầu công việc của người CBCC phường Bên cạnh
đó nó sẽ mang lại là hiệu suất công việc được nhanh lên và hiệu quả công việc sẽđược tăng lên Ngược lại, nếu họ có một sức khỏe không đảm bảo cho công việccủa mình thì họ sẽ làm cho hiệu suất công việc sẽ bị giảm xuống và không đạt đượckết quả như ý muốn
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác: Một người CBCC phường có tinh thầntrách nhiệm sẽ mang lại kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, từ đóchi phối hành động tích cực, tự giác của họ Những người có nhận thức và hànhđộng như thế sẽ có một tinh thần trách nhiệm cao
Ngoài ra, chúng ta còn nói đến trách nhiệm công vụ nó mang tính chất chínhtrị, đó là việc cán bộ, công chức phường tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phâncông cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó Trách nhiệmtrong hoạt động công vụ của cán bộ, cán bộ, công chức có mối quan hệ chặt chẽ vớikết quả hoạt động công vụ Kết quả công vụ và trách nhiệm công vụ tạo nên hiệulực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức
- Ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, cán bộ, công chức: Một người CBCC
Trang 35phường có ý thức kỷ luật tốt sẽ giúp cho cơ quan, đơn vị mình đang công tác sẽ hoạtđộng một cách đúng đắn và đi đúng hướng.
ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ, côngchức phường ở địa phương Một số yếu tố về điều kiện vật chất có thể ảnh hưởngtới chất lượng công việc của cán bộ, công chức phường là:
+ Bố trí, sắp xếp phòng làm việc hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộcông chức, giảm được thời gian thực thi công vụ, nâng cao năng suất lao động chocán bộ, công chức phường Khi sắp xếp, bố trí phòng làm việc phải lưu ý tới yêucầu chuyên môn, tính chất công việc của cán bộ để bố trí phòng cho thích hợp, đủdiện tích và trang thiết bị làm việc
+ Đảm bảo thông tin liên lạc: hiện nay các cơ quan hành chính nhà nước đãđược trang bị khá tốt cho việc bảo đảm thông tin liên lạc Tuy nhiên cần phải quátriệt quan điểm trang thiết bị hiện đại phải phù hợp với trình độ của đội ngũ cán bộ,công chức phường để tránh lãng phí và phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của chúng.Đồng thời cũng phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, công bằng trong công vụ,trang thiết bị thông tin liên lạc để phục vụ công việc Vị trí công việc nào cần phảiliên lạc trao đổi, xử lý thông tin nhanh và thường xuyên thì phải trang bị cho vị trícông việc đó, tránh tình trạng chỗ cần trang bị thì không được trang bị và ngược lại
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức bao gồm: Các quy định về ưutiên tuyển dụng, thu hút nhân tài vào đội ngũ cán bộ, công chức; các quy định vềđào tạo cán bộ, công chức có điều kiện học tập, nâng cao trình độ; chế độ tiền
Trang 36lương; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế…Đây sẽ là những yếu tố tác động bên ngoàivào CBCC phường, những yếu tố nầy giúp cho người CBCC phường có một tinhthần trách nhiệm trong hoạt động công vụ của mình và mang lại hiệu quả trongcông việc Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phải gắn liền với đổimới hệ thống cơ chế, chính sách.
- Công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức
Công tác kiểm tra, giám sát nó chính là căn cứ chính xác nhất để đánh giá,nhận xét về mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ CBCC phường Vì vậy cầnnghiêm túc triển khai công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC phường.Thông qua đó, nắm bắt được hệ thống những tư tưởng trong từng giai đoạn và thựctrạng hoạt động của đội ngũ CBCC nhằm kịp thời ngăn chặn những tư tưởng tiêucực, lệch lạc, hạn chế những khuyết điểm, thiếu sót, phát huy những mặt tích cựctrong thực thi công vụ
- Đánh giá, xếp loại đội ngũ cán bộ, công chức phường
Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cán bộ, công chức do Nhà nước quyđịnh, công tác đánh giá, xếp loại đưa ra kết luận xác đáng về đức và tài, về trình độnăng lực, khả năng phát triển của CBCC Vì vậy, nếu khen đúng người, kỷ luậtđúng tội, đánh giá đúng về CBCC phường sẽ là động lực thúc đẩy tinh thần và tráchnhiệm đối với công việc của CBCC phường Ngược lại nếu đánh giá chưa đầy đủ,chưa chính xác về CBCC sẽ nảy sinh những bất mãn, ý nghĩ tiêu cực trong CBCC,ảnh hưởng đến kết quả làm việc
Làm tốt công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ CBCC phường còn là căn cứ đểtuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, xác định nhu cầu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng,
bố trí, sử dụng, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chínhsách đối với cán bộ: nâng lương trước thời hạn, xem xét ưu tiên, động viên CBCCphường tham dự các kỳ thi nâng ngạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo và hưởngthêm các chế độ khác
1.5 Quan điểm của Nhà nước và một số văn bản pháp lý về CBCC Phường
1.5.1 Quan điểm của Nhà nước về CBCC Phường
Trang 37Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước ta đang hướng đội ngũ CBCC làm việctrong cơ quan nhà nước học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chủtịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việcthành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.” Vì đội ngũ cán bộ, công chức
là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng Nếu đội ngũ này yếu thì dù cóđường lối, chính sách đúng cũng không thể hiện thực hoá Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, khôngchạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ là những ngườiđem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dởthì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”.[2, Tr.269-273]
1.5.2 Một số văn bản pháp lý liên quan
- Hiến pháp năm 2013;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
- Luật Cán bộ công chức năm 2008;
- Nghị định số 92/2009 và Nghị định số 29/2013 ngày 8/4/2013 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009 ngày 22/10/2009 củaChính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, côngchức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định những người là côngchức;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Về đào tạo, bồi dưỡng côngchức;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tuyển dụng, sửdụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi một số điều của Nghịđịnh số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định vềtuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử lý kỷ luật đốivới công chức’;
- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Về công chức xã, phường, thị
Trang 38- Nghị định số 29/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/4/2013 về sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 92/2009 ngày 22/10/2009 về chức danh, sốlượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
- Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Hướng dẫn về chức trách, tiêuchuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn
- Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 về về việc banhành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường,thị trấn
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về quận Bắc Từ Liêm
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý 1
Diện tích: 43,35 km²; Dân số: 320.414 người; Mật độ: 7.381 người/km²
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam củasông Hồng Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáphuyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp sông Hồng
2.1.1.2 Lịch sử hình thành
Từ Liêm là một huyện cũ của Hà Nội, trước khi Hà Tây được sáp nhập vào HàNội, huyện Từ Liêm nằm về phía Tây của thủ đô, nhưng hiện hay thì dường nhưnằm ở trung tâm của Hà Nội mở rộng
Tên Huyện Từ Liêm được đặt năm Vũ Đức thứ 4 (621) thời thuộc nhà Đường,thuộc Từ Châu (sau đổi là Nam Từ Châu, gồm 3 huyện: Từ Liêm, Ô Diên và Vũ Lập).Thời Lý-Trần đặt lại huyện Từ Liêm thuộc phủ Đông Đô Thời thuộc Minh đặtthuộc phủ Giao Châu
Nhà Lê đặt thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Từ Liêm trước năm 1831 là mộthuyện thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đặtthuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội (nay là huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội và phầnphía nam huyện Hoài Đức) Sau khi thành lập tỉnh Hà Nội thì Từ Liêm là một huyệncủa phủ Hoài Đức
Sau khi thành Hà Nội bị cắt nhượng cho Pháp, một số xã của huyện Từ Liêm trởthành ngoại thành Hà Nội, phần còn lại thuộc tỉnh Hà Đông
Huyện Từ Liêm được tái lập trên cơ sở sáp nhập hai quận 5 và 6 của Hà Nội cũ(bao gồm các xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Thụy Phương, Xuân La, Nhật Tân,Quảng An, Phú Thượng, Tứ Liên (thuộc quận 5 cũ), Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô,
Mễ Trì, Mỹ Đình, Nhân Chính, Yên Lãng (thuộc quận 6 cũ) cùng với một số xã như