MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Điểm mới và ý nghĩa đóng góp của đề tài về lý luận và thực tiễn 6 7. Kết cấu của khóa luận 6 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA. 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính. 7 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính. 7 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính. 8 1.1.3 Vai trò của thủ tục hành chính. 9 1.1.4. Phân loại thủ tục hành chính. 11 1.2. Những vấn đề cơ bản về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 12 1.2.1. Khái niệm cơ chế một cửa và cải cách thủ tục hành chính . 12 1.2.2. Phạm vi áp dụng và trách nhiệm triển khai thủ tục hành chính. 17 1.2.3 Quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 19 1.2.4. Bản chất, mục tiêu của cơ chế một cửa. 23 1.2.5. Vai trò của việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 24 1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 26 1.3.1. Hiệu quả và tiêu chí xác định hiệu quả của cơ chế một cửa. 26 1.3.2 Các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa. 28 1.4. Kinh nghiệm thực tế của một số địa phương xây dựng các mô hình mới về giải quyết thủ tục hành chính. 32 1.4.1.Quảng ninh với trung tâm hành chính công. 32 1.4.2 Mô hình một cửa tiến tới mô hình một cửa liên thông. 35 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN. 37 2.1 Khái quát về UBND huyện Yên Thành và bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành. 37 2.1.1. Khái quát về UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 37 2.1.2 . Tổng quan về bộ phận một cửa tại UBND huyện Yên Thành. 39 2.2. Thực trạng hoạt động giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghê An. 44 2.2.1. Về công tác xây dựng và thực hiện thể chế cho việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 44 2.2.2. Công tác tổ chức bộ máy giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành. 47 2.2.3. Về cơ sở vật chất. 50 2.2.4. Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành. 52 2.2.5 Đánh giá chung về thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành. 57 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ CỬA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN. 66 3.1. Định hướng 66 3.2. Các giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 67 3.2.1 Giải pháp 67 3.2.2. Một số kiến nghị 74 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 77 PHỤ LỤC.
Trang 1BỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Người hướng dẫn : THS HOÀNG THỊ THÚY VÂN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ DUNG
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kếtquả nghiên cứu trong bài khóa luận này là trung thực Mọi sự giúp đỡ cho việc thựchiện báo khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận
đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố
Sinh viên
Nguyễn Thị Dung
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự chỉ bảo tận tình, nhữnglời khuyên chân thành của cô hướng dẫn là Ths.Hoàng Thị Thúy Vân góp phần giúptôi hoàn thành khóa luận này còn có sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Hànhchính học, Thư viện của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội cũng như tập thể lãnh đạo,các anh chị cán bộ công chức của phòng Nội vụ huyện Yên Thành, Văn phòng Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành và các phòng ban chuyên mônkhác đã giúp tôi trong việc thu thập số liệu, tìm hiểu thực tế để phục vụ cho bài khóaluận của mình
Nhân đây, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Hoàng Thị Thúy Vân , cácthầy cô Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, tập thể các anh chị cán bộ, công chức trungtâm một cửa Ủy ban Nhân Dân huyện Yên Thành đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luậnnày./
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Dung
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Điểm mới và ý nghĩa đóng góp của đề tài về lý luận và thực tiễn 6
7 Kết cấu của khóa luận 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA 7
1.1 Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính 7
1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính 7
1.1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính 8
1.1.3 Vai trò của thủ tục hành chính 9
1.1.4 Phân loại thủ tục hành chính 11
1.2 Những vấn đề cơ bản về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 12
1.2.1 Khái niệm cơ chế một cửa và cải cách thủ tục hành chính 12
1.2.2 Phạm vi áp dụng và trách nhiệm triển khai thủ tục hành chính 17
1.2.3 Quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 19
1.2.4 Bản chất, mục tiêu của cơ chế một cửa 23
1.2.5 Vai trò của việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 24
1.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả của giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 26
1.3.1 Hiệu quả và tiêu chí xác định hiệu quả của cơ chế một cửa 26
1.3.2 Các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa 28
1.4 Kinh nghiệm thực tế của một số địa phương xây dựng các mô hình mới về giải quyết thủ tục hành chính 32
1.4.1.Quảng ninh với trung tâm hành chính công 32
Trang 51.4.2 Mô hình một cửa tiến tới mô hình một cửa liên thông 35
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN 37
2.1 Khái quát về UBND huyện Yên Thành và bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành 37
2.1.1 Khái quát về UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 37
2.1.2 Tổng quan về bộ phận một cửa tại UBND huyện Yên Thành 39
2.2 Thực trạng hoạt động giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghê An 44
2.2.1 Về công tác xây dựng và thực hiện thể chế cho việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 44
2.2.2 Công tác tổ chức bộ máy giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành 47
2.2.3 Về cơ sở vật chất 50
2.2.4 Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành 52
2.2.5 Đánh giá chung về thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành 57
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ CỬA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN 66
3.1 Định hướng 66
3.2 Các giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 67
3.2.1 Giải pháp 67
3.2.2 Một số kiến nghị 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC.
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thủ tục hành chính là phương thức của nhà nước trong phục vụ nhân dân,thông qua hệ thống thủ tục hành chính có thể đánh giá nhà nước gần dân hay xadân Tuy vậy, đã từ lâu, việc giải quyết thủ tục hành chính của các tổ chức, công dântại các cơ quan hành chính nhà nước phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều bước, mấtrất nhiều công sức, tiền bạc cho người dân Từ vấn đề chung ấy, nhu cầu đặt ra đốivới nhà nước ta là phải đẩy mạnh nội dung cải cách thủ tục hành chính phải coi đây
là khâu quan trọng, mang tính sống còn của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh gaygắt và hội nhập quốc tế sâu rộng Cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tínhhợp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành chính; loại
bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn chongười dân
Từ năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP về cải cách mộtbước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốthơn các công việc của tổ chức, công dân và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.Trên lộ trình thực hiện Nghị quyết trên, cơ chế một cửa đã được thí điểm thực hiệntại một số địa phương trên cả nước Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2001 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTgngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc mở rộng cơchế một cửa trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhànước Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩymạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhànước đã nêu rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước và mở rộng áp dụng tại các đơn
vị sự nghiệp dịch vụ công như bệnh viện, trường học” Thực hiện các văn bản chỉđạo của Đảng và Nhà nước, các địa phương đã có những nỗ lực đáng kể trong việcthực hiện các nội dung trên, các loại thủ tục hành chính đã được rà soát và được đưavào giải quyết theo cơ chế một cửa từng bước tạo lập lại niềm tin của người dân vàdoanh nghiệp vào các cơ quan nhà nước
Trang 8Phát huy hiệu quả của cơ chế một cửa Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng
11 năm 2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước đã đưa cải cách thủ tục hành chính thành một nội dung độc lập trong đó cónhấn mạnh đến cơ chế một cửa, và xem đó như là một bộ phận quan trọng trongviệc đơn giản hóa một cách tối đa quy trình giải quyết thủ tục hành chính Để hiệnthực hóa các mục tiêu đặt ra theo Nghị quyết 30c/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đãban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg và sau nàyđược quy định tại Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg và sau này được thay thế bởiQuyết định số 09/2015/QĐ-TTg
Tỉnh Nghệ An là một tỉnh phát triển theo hướng chuyển dịch từ nông nghiệpsang hướng công nghiệp, dịch vụ với tốc độ phát triển nhanh trong phạm vi cả nước
Vì vậy, số lượng thủ tục hành chính nhất là trong các lĩnh vực nhà đất, đăng ký kinhdoanh rất lớn Tốc độ gia tăng về số lượng nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính đòihỏi chính quyền tỉnh nói chung và các huyện nói riêng phải có những đổi mới vềquy trình giải quyết thủ tục hành chính để đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra Chủ tich
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 60/2015/QĐ-UBNDngày 19 tháng 10 năm 2015 về ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chếmột cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Huyện Yên Thành đang đổi mình với diện mạo từ sự chuyển dịch từ nôngnghiệp Sang hướng công nghiệp, chủ yếu là dịch vụ-kinh doanh nên số lượng hồ sơhành chính là rất lớn Việc áp dụng cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hànhchính đã thay đổi bộ mặt của cơ quan hành chính tại huyện Yên Thành, nâng caochất lượng giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường năng lực, trách nhiệm của độingũ cán bộ công chức, từng bước hiện đại hóa nền hành chính nhà nước để huyệnYên Thành bắt kịp với nhịp độ hiện đại hóa hành chính nói chung, và cải cách thủtục hành chính theo cơ chế một cửa Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế này còn một
số những hạn chế như:
- Kết quả giải quyết còn thấp so với yêu cầu đặt ra, hồ sơ trễ hẹn còn nhiều;
Trang 9- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận liên quan trong giải quyết thủtục hành chính còn yếu, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chứctrong việc thực hiện cơ chế này còn thấp, có những công chức chuyên môn thụ lý
hồ sơ còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, quan liêu trong xử lý công việc
Nhận thấy đây là vấn đề có tính chất trọng yếu trong hoạt động của Ủy ban
nhân dân huyện tác giả quyết định chọn đề tài: “ Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp.” làm nội dung đề tài của mình với mong muốn đem lại
một cái nhìn tổng quan hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhândân huyện và đồng thời đánh giá lại quá trình áp dụng cơ chế một cửa tại Ủy bannhân dân huyện Yên Thành để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện giải quyếtthủ tục hành chính theo cơ chế một cửa góp phần thúc đẩy hoạt động của Ủy bannhân dân huyện
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đã có nhiều công trìnhnghiên cứu từ nhiều phương diện và phạm vi khác nhau
Trong cuốn Cải cách hành chính nhà nước – Thực trạng, nguyên nhân và giảipháp của TS.Thang Văn Phúc xuất bản năm 2001, tác giả đã có những cái nhìn tổngquan về việc thực hiện cơ chế một cửa, một dấu, thực trạng giải quyết thủ tục hànhchính theo cơ chế này tại các địa phương mà trong đó, nhấn mạnh mô hình thí điểmtại Thành phố Hồ Chí Minh để chỉ ra những ưu điểm cũng như những khó khăn, tồntại và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện cơ chế này
Trong cuốn Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn của TSKH NguyễnVăn Thâm và TS Võ Kim Sơn xuất bản năm 2002 bàn về việc cải cách thủ tụchành chính trong đó có nhấn mạnh đến việc xây dựng cơ chế khoa học và hợp lýcho việc thực hiện các thủ tục hành chính Qua đó đã đề xuất việc nghiên cứu ápdụng cơ chế một cửa một dấu và tạo sự liên hệ thống suốt giữa các ngành, các bộphận có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính
Trong bài báo “Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”, “một cửa liênthông” của tác giả Trần Văn Tuấn trên tapchicongsan.org số đăng ngày 22 tháng 3 năm
Trang 102010 đã nêu được quá trình hình thành và phát triển của cơ chế này từ khi là mô hìnhthí điểm một cửa, một dấu theo Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ tới việc thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa
X và Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 để tổng kết những kếtquả, thành tựu đạt được và chỉ ra được những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó
để có những để đưa ra những giải pháp để hoàn thiện cơ chế
Nguyễn Thị Thanh (2011), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại một số Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ (2014), Hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Quận (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn Thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Tuy nhiên, các đề tài trên thường chỉ đi sâu vào nghiên cứu từng cơ chế riêng
lẻ, nghiên cứu việc áp dụng cơ chế một cửa trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cơchế một cửa giai đoạn cũ, của những địa phương khác có những đặc điểm khôngtương đồng với tỉnh Nghệ An cũng như chưa có công trình nào nghiên cứu về cơchế một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An theo Chươngtrình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết30C/NQ-CP của Chính phủ Vì vậy, tôi chọn đề tài này nhằm tìm hiểu một cáchtương đối toàn diện về việc áp dụng cơ chế một cửa trên cơ sở các quy định mớicũng như thực tế tại địa phương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu cơ bản của đề tài này là nghiên cứu cơ sở lý luận vàpháp lý về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dâncấp huyện; đánh giá các thực trạng, làm rõ những ưu điểm để phát huy, phân tíchnhững hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế của giải quyết thủ tục hànhchính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; trên cơ sở đó đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại
Trang 11Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành nói riêng và Ủy ban nhân dân cấp huyện nóichung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chếmột cửa thuộc thẩm quyền giải quyết tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành, tỉnhNghệ An
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Yên Thànhthuộc văn phòng HĐND&UBND huyện Yên Thành, ủy ban nhân dân huyện YênThành
Phạm vi thời gian: Tình hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế mộtcửa huyện Yên Thành từ năm 2013 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Bài khóa luận vận dụng Chủ nghĩa Mác – Lênin, phép duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về phápluật làm cơ sở phương pháp luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
Để giải quyết các vấn đề cụ thể, các phương pháp nghiên cứu khoa họcchuyên ngành được áp dụng như:
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp tổng hợp;
Trang 12- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích,
- Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan
6 Điểm mới và ý nghĩa đóng góp của đề tài về lý luận và thực tiễn
Khóa luận là công trình nghiên cứu cơ bản, hệ thống về quy trình giải quyết thủtục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành Kết quảnghiên cứu của đề tài có thể sẽ góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả củacông tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa không chỉ tại Ủy ban nhândân huyện Yên Thành mà còn là các Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cả nước
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Chương 2: Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An.
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA.
1.1 Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính.
1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính.
Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước là tổ chức và hoạt động theotrật tự pháp lý, nghĩa là pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tựthực hiện, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết công việc nội bộnhà nước và công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức Quản lý Nhà nước cũng giốngnhư bất kỳ hoạt động có mục đích nào đều phải thực hiện bằng một loạt các hoạtđộng nối tiếp nhau theo một trật tự nhất định, nói cách khác nó diễn ra theo một thủtục nhất định
Với cách hiểu chung nhất về thủ tục thì ta có thể hiểu Thủ tục là những quytắc, chế độ, phép tắc hay quy định chung phải tuân theo khi thực hiện một công việcnhất định
Trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, khi giải quyết mộtcông việc nhất định thì đều cần phải tuân theo những cách thức, trình tự nhất định.Những cách thức đó phải tuân theo những quy tắc, những nguyên tắc pháp lý đượcquy định một cách cụ thể Những quy định về trình tự, cách thức thực hiện côngviệc từ khi bắt đầu tới khi kết thúc, phạm vi quyền hạn của các cơ quan hành chínhnhà nước khi thực thi công việc được gọi là thủ tục hành chính Có nhiều khái niệmkhác nhau về thủ tục hành chính:
Theo cuốn Thủ tục hành chính của tác giả Nguyễn Văn Thâm và Võ KimSơn thì thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thờigian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước,
là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan
hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân
Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính
phủ về kiểm soát thủ tục hành chính thì thủ tục hành chính là trình tự, cách thức
Trang 14thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức
Như vậy có thể thấy, thủ tục hành chính là một bộ phận vô cùng quan trọngcủa thể chế hành chính nhà nước với vai trò thiết lập trật tự trong quản lý hànhchính nhà nước trên các mặt, thủ tục hành chính là công cụ đắc lực để cơ quan nhànước thực hiện chức năng quản lý của mình Nếu các thủ tục hành chính được xâydựng chặt chẽ, khoa học, thuận tiện cho người dân cũng như các cơ quan hànhchính nhà nước thì sẽ phát huy tối đa hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhànước và ngược lại, nếu thủ tục hành chính được xây dựng thiếu tính khoa học, ápdụng tùy tiện vào đời sống thì sẽ gây bất tiện cho người dân, khó khăn cho các cơquan nhà nước trong việc thực hiện, làm giảm sút lòng tin của người dân đối vớinền hành chính nhà nước
Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý nhà nước.
Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố tụng tại tòa
án, kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc khái niệm thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp Tính đa dạng, phức tạp của nó
được quy định bởi các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là hoạt động diễn ratrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính bao gồm rất nhiềucác cơ quan từ trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan đó trong quá trình thựchiện nhiệm vụ của mình đều tuân thủ theo những thủ tục nhất định Hơn nữa nềnhành chính nhà nước ta hiện đang chuyển mình từ nền hành chính cai trị sang nềnhành chính phục vụ, từ quản lý tập trung sang cơ chế thị trường làm cho hoạt động
Trang 15quản lý hành chính đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, vì vậy thủ tụchành chính hiện nay rất đa dạng và phức tạp.
Thủ tục hành chính có tính năng động và đòi hỏi phải thích ứng nhanh với
sự thay đổi thực tế cuộc sống Thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền đặt ra để giải quyết công việc Trên một khía cạnh nhất định,
nó phụ thuộc vào nhận thức khách quan
Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa nhà nước với nhân dân
và các tổ chức, có khả năng làm bền chặt mối quan hệ đó, làm cho nhà nước ta thực
sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân
Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là bước phát triển tạo đà cho quá trình hộinhập đồng thời góp phần vào sự phát triển của đất nước về mọi mặt, mọi lĩnh vực
1.1.3 Vai trò của thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính là một bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quy địnhnội dung Quy định thủ tục hành chính là một bộ phận quan trọng của quy phạmpháp luật hành chính, là phương tiện để đưa các quy phạm nội dung của Luật hànhchính và một số ngành luật khác vào cuộc sống
Quy phạm nội dung quy định các nguyên tắc quản lý, thẩm quyền của cơquan quản lý hành chính nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức… vàquy phạm thủ tục hành chính chỉ ra cách thức cụ thể để thực hiện các nội dung đó.Các quy phạm thủ tục hành chính là phương tiện để thực hiện các quy phạm nộidung, thiếu các quy phạm thủ tục thì việc áp dụng quy phạm nội dung sẽ không
Trang 16thống nhất, dễ mất trật tự trong hoạt động quản lý Thực tế, người dân quan tâmnhiều đến quy định thủ tục hành chính vì quy định thủ tục hành chính buộc họ phảibiết và chấp hành khi có yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan hành chính giải quyết mộtcông việc hành chính cụ thể liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ Đây cũng chính
lý do để các cơ quan có thẩm quyền đặt ra vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm thủtục hành chính
Quy định thủ tục hành chính chuẩn mực là cơ sở để đảm bảo chấp hànhnghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lýhành chính nhà nước
Thông qua quy định thủ tục hành chính chuẩn mực, cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân ở khu vực ngoài nhà nước cóthể kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan, cán bộ, côngchức nhà nước; đồng thời thúc đẩy quá trình giải quyết công việc nhanh chóng,chính xác theo đúng pháp luật, góp phần chống tham nhũng, sách nhiễu nhân dân
Quy định thủ tục hành chính là biểu hiện trình độ văn minh trong tổ chức, điềuhành hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước Do đó, thủ tục hànhchính chính là chất keo kết dính mọi yếu tố và sự vận hành của nền hành chính
Chất lượng và hiệu quả của thủ tục hành chính liên quan đến chất lượng vàhiệu quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, côngchức nhà nước, biểu hiện cụ thể qua các tiêu chí: giải quyết đúng quy định, giảiquyết trong thời gian ngắn nhất (nhanh chóng, kịp thời) và mang lại sự hài lòng cho
cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính đảm bảo hoạt động quản lý hành chính được thốngnhất.Thủ tục hành chính là một bộ phận quan trọng của văn bản quy phạm phápluật, là bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quy phạm nội dung; quy định thủtục hành chính là một hiện hữu thực tế để minh chứng về tính hiệu lực, hiệu quả củaquy định pháp luật hành chính với đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời phản ánhsống động về ý thức tuân thủ pháp luật và niềm tin của người dân đối với các cấpchính quyền; quy định thủ tục hành chính chuẩn mực là cơ sở để đảm bảo chấphành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng quy
Trang 17định thủ tục hành chính ngay từ khâu soạn thảo cũng như việc kiểm soát quá trìnhthực hiện sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng văn bản quy phạmpháp luật và việc triển khai thực hiện thủ tục hành chính nói riêng, thi hành phápluật nói chung
1.1.4 Phân loại thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính có nhiều cách phân loại khác nhau, vì vậy thủ tục hànhchính sẽ có nhiều cách tiếp cận
Thứ nhất, Căn cứ vào đối tượng quản lý hành chính nhà nước, thủ tục hành
chính được chia theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước và được chia theo cơ cấu, chứcnăng của bộ máy quản lý hiện hành như thủ tục hành chính trong lĩnh vực tàinguyên- môi trường; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đô thị; thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực nông nghiệp; thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế; thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động,thương binh và xã hội; thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh - đầu tư; thủtục hành chính trong khiếu nại, tố cáo…
Thứ hai, căn cứ theo loại hình công việc của cơ quan nhà nước thì đơn giản
hơn, có khả năng áp dụng rộng rãi như: thủ tục xây dựng và ban hành văn bản trong
cơ quan hành chính; thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm, chuyển ngạch công chức; thủ tụcthi đua-khen thưởng;… các thủ tục này gắn liền với hoạt động cụ thể của các cơquan, phản ánh tính đặc thù trong quá trình vận dụng các thủ tục đó vào thực tiễn
Thứ ba, căn cứ theo quan hệ công tác trong hoạt động của các cơ quan thuộc
bộ máy quản lý nhà nước, thủ tục hành chính được phân theo các nhóm:
- Nhóm thủ tục hành chính nội bộ là các thủ tục liên quan đến quan hệ trongquá trình thực hiện các công việc nội bộ cơ quan bao gồm các thủ tục về quan hệlãnh đạo, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cấp dưới, quan hệ hợp tác, phối hợpgiữa các cơ quan cùng cấp với các bộ, cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân
- Nhóm thủ tục liên hệ là thủ tục thực hiện thẩm quyền tiến hành giải quyếtcác công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa,ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm hành chính, trưng thu, trưng mua,… Đặcbiệt căn bản của loại thủ tục này là cơ quan hành chính và công chức nhà nước có
Trang 18thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước bằng hoạt động áp dụng quy phậm phápluật để giải quyết công việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện các quyền chủ thể vànghĩa vụ pháp lý của cá nhân và tổ chức Loại thủ tục này bao gồm: thủ tục chophép, thủ tục cưỡng chế; thủ tục trưng thu, trưng mua.
- Nhóm thủ tục văn thư là toàn bộ hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp các loạigiấy tờ và đưa ra giải quyết một công việc nhất định Loại thủ tục này có liên quanchặt chẽ với hoạt động văn thư và thường xuyên xảy ra trong hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước
1.2 Những vấn đề cơ bản về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
1.2.1 Khái niệm cơ chế một cửa và cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính liên quan không chỉ đến công việc nội bộ của một cơquan mà còn liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức và công dân Cácquyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bảnpháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào, về cơ bản, đượcthực hiện phần lớn thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chínhquyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầmquan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghịquyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính
mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của côngdân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Yêu cầu của Nghị quyết là "nhằmtạo bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơquan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quannhà nước với công dân"
Mục tiêu của cải cách hành chính là: tiến hành rà soát thủ tục hành chính ởtất cả các cấp, các ngành, phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng
bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp, ban hành không đúng thẩm quyền, đã và đanggây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa các cơ quan nhà nước vớinhau, giữa cơ quan nhà nước với công dân; đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành
Trang 19chính, xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, côngkhai; ngăn chặn, xóa bỏ tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ côngchức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, giữ vững kỷ cương pháp luật.
Một số nhiệm vụ cụ thể của cải cách thủ tục hành chính
Theo khoản 2, điều 3 của nghị quyết 30C/NQ-CP nghị quyết ban hànhchương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nêu rõ một số nhiệm vụ như sau:
Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnhvực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanhnghiệp;
Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếptục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nướcphát triển nhanh, bền vững Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đấtđai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục;lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướngChính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;
Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, cácngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;
Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quyđịnh của pháp luật;
Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thứcthiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chứcphải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duytrì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thểchế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước vớidoanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức vàchuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủtục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩnmực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;
Trang 20 Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy địnhhành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sátviệc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Cơ chế một cửa.
Khái niệm cơ chế một cửa.
Trong quản lý hành chính nhà nước, “cửa” có thể được hiểu là nơi diễn ra cáchoạt động giao dịch giữa các cơ quan công quyền với người dân, là điểm giao tiếpgiữa các chủ thể để giải quyết các quan hệ hành chính Từ quy trình thực hiện giaodịch hành chính, khi đã có đầy đủ quy định pháp lý cho việc tồn tại của “cửa” trongquan hệ hành chính, thì “cửa” chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch cho việcthực hiện quan hệ hành chính: tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả Từ yếu tố
kỹ thuật trong tổ chức kỹ thuật trong tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính:mỗi loại quan hệ hành chính đều được thực hiện bởi một quy trình gồm nhiều bướcthực hiện, do một hoặc nhiều bộ phận, cơ quan phối hợp thực hiện mà điểm đầu vàđiểm cuối được thực hiện tại “cửa” Như vậy, “cửa” trong quan hệ hành chính đượchiểu là nơi diễn ra các giao dịch hành chính, là nơi mà người dân có quyền yêu cầumột hoặc nhiều cơ quan cùng phối hợp để giải quyết một nhu cầu của mình
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ chế “nhiều cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính.
Xuất phát của cơ chế một cửa chính là sự đối lập với cơ chế nhiều cửa Nếuquy trình giải quyết công việc cho một giao dịch hành chính mà phải trải qua nhiều
Trang 21“cửa” thì sẽ làm cho quy trình bị chia cắt, đứt khúc, phức tạp và lãng phí Với cáchlàm cũ, tổ chức và công dân phải đi lại nhiều lần khi có nhu cầu giải quyết côngviệc của mình Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân được tiến hành theo nhữngthủ tục phức tạp, không rõ ràng và không thống nhất giữa các cơ quan Vì vậy, cơchế một cửa được hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu cải cách hànhchính, nhằm thay thế cho cơ chế nhiều cửa trong quan hệ và thủ tục giải quyết côngviệc giữa các cơ quan công quyền với công dân và tổ chức cũng như giữa các cơquan công quyền với nhau Có thể rút ra khái niệm cơ chế một cửa như sau:
Theo khoản 1, Điều 1, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm
2015 về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (sau đây gọi tắt là Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg) thì Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước
Về nguyên tắc, tất cả các thủ tục hành chính đều phải được thực hiện thôngqua cơ chế một cửa hoặc cơ chế một cửa liên thông Với những thủ tục đơn giản, domột cơ quan thực hiện, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận khác nhau thực hiện thì cơchế một cửa chính là phương thức để điều chỉnh, sắp xếp lại cách thức tổ chức côngviệc khoa học trong cơ quan
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Tại điều 3, Quyết định số: 09/2015/QĐ-TTg đã quy định rõ nguyên tắc thựchiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa bao gồm:
- Thứ nhất, niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính tại Quyết định công bố thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định
Nguyên tắc này đảm bảo cho quyền lợi của người dân khi có nhu cầu giảiquyết thủ tục hành chính có thể có những thông tin đầy đủ và cơ bản nhất đối vớinhu cầu giải quyết công việc của mình Nguyên tắc này giảm đến mức tối đa việcbưng bít, che giấu thông tin để trục lợi cá nhân của các cơ quan, cá nhân, bên cạnh
Trang 22đó, hạn chế việc các cơ quan tự tiện đặt ra các yêu cầu, giấy tờ trái với pháp luậtquy định Ngoài ra việc công khai thủ tục hành chính còn giúp cho người dân chủđộng hơn trong việc hoàn thiện hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của mình, giúpthuận tiện hơn cho cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, không phải yêucầu bổ sung hồ sơ nhiều lần, hiệu quả công việc được nâng cao
- Thứ hai, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức; việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên môn
Nguyên tắc này là một điểm mới nổi bật so với quy định trước đây, thấy rõđược sự cố gắng của nhà nước ta, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cánhân tổ chức có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời giảm sự phiền hànhững nhiễu cho người dân, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức bộ phậnmột cửa
Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần giảm bớt thời gian đi lại của ngườidân, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, cá nhân tổ chức chỉ đi lại tối đa
ba lần và chỉ tại một nơi là có thể giải quyết xong Việc giải quyết công việc nhanhchóng đòi hỏi phải có sự tính toán thời gian hợp lý cho một quy trình thủ tục vàthực hiện nghiêm túc theo quy trình đặt ra đó Việc hạn chế đến mức tối đa việctiếp xúc giữa các cơ quan chuyên môn với cá nhân tổ chức sẽ góp phần chống quanliêu, tham nhũng, phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức đối với người dân;nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của các cơ quanhành chính nhà nước
- Thứ ba, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức
Nguyên tắc này đảm bảo cho sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộphận, cơ quan hành chính trong việc giải quyết thủ tục hành chính đặc biệt là giảiquyết theo cơ chế một cửa liên thông Với yêu cầu của nguyên tắc này là để giảiquyết công việc một cách nhanh chóng, đảm bảo quy trình, thủ tục theo đúng quyđịnh đồng thời về mặt ý nghĩa tạo sự thuận tiện, phục vụ nhân dân được tốt hơn,tránh đùn đẩy, chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan
Trang 23- Thứ tư, việc thu phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
Các khoản phí và lệ phí phải được niêm yết công khai cùng với các thủ tục hànhchính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Các khoản thu phí, lệ phí phải được thựchiện theo các quy định, văn bản hướng dẫn của cấp trên Khi có những thay đổi vềcác khoản thu thì các cơ quan chuyên môn giải quyết thủ tục hành chính phải báongay cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tiến hành niêm yết lại cho người dân.Khi thu phí, lệ phí phải có biên lai, không được tùy tiện đặt ra các khoản thu khác
để thu lợi cá nhân
1.2.2 Phạm vi áp dụng và trách nhiệm triển khai thủ tục hành chính.
1.2.2.1 Phạm vi áp dụng.
Theo quyết định 09/2015/QĐ-TTg thì phạm vi áp dụng bao gồm:
Văn phòng ủy ban nhân dân, các sở và các cơ quan tương đương (gọi chung
là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương;
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
Các cơ quan tổ chức và quản lý hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1.2.2.2 Trách nhiệm triển khai thực hiện thủ tục hành chính
Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Công bố thủ tục hành chính về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năngquản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho người đứngđầu cơ quan, đơn vị trực thuộc hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho
cá nhân, tổ chức và công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơquan, đơn vị
Chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan quyđịnh, hướng dẫn các địa phương thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải
Trang 24quyết thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chếnày để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương thựchiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và phối hợp với các cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương trong triển khai Quy chế này
Quy định việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đối vớicác đơn vị trực thuộc có nhiều giao dịch với cá nhân, tổ chức
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
Công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chínhquyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo cơ chế mộtcửa, cơ chế một cửa liên thông
Ban hành Quyết định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thôngtại các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; quy định việcthực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các đơn vị sự nghiệp cônglập, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn có liên quan đến cá nhân, tổ chức
Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế mộtcửa, cơ chế một cửa liên thông; triển khai nhân rộng Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật
Bảo đảm việc thực hiện thu phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật.Ngoài việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hànhchính thuộc các lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này, quy định thựchiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc các lĩnhvực khác phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương
Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chế độ hỗ trợ và công tác phíđối với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp; quyết địnhmức thu đối với khoản thu về phí, lệ phí có trong danh mục thuộc thẩm quyền đượcphép ban hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Định kỳ 6 tháng, hàng năm kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chếmột cửa liên thông thuộc phạm vi quản lý
Trang 25Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bố trí và phân công công chức có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp làm việctại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Căn cứ vào tình hình cụ thể, ban hành quy chế hoạt động của bộ phận tiếpnhận và trả kết quả thuộc trách nhiệm quản lý
Công khai các quy định, thủ tục hành chính đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng,
dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng theo quy định; công khai các chuẩn mực, các quyđịnh hành chính để tạo thuận lợi cho việc giám sát
Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với cá nhân, tổ chức trong quá trình giảiquyết công việc đối với đội ngũ công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Thông tin, tuyên truyền để cá nhân, tổ chức biết về hoạt động của cơ chế mộtcửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
1.2.3 Quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Sơ đồ: Mô hình tổ chức và quy trình giải quyết công việc theo cơ chế một
cửa tại UBND huyện.
Chú thích:
Trang 26(1) Tổ chức, công dân liên hệ giải quyết các thủ tục hành chính đến quầy giao dịch của Bộ phận tiếp nhận theo lĩnh vực đã đăng ký để nộp hồ sơ.
(2) Bộ phận tiếp nhận sau khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, chuyển cho các cơ quan chuyên môn của huyện.
(3 ) Cơ quan chuyên môn sau khi giải quyết hồ sơ, thu phí, lệ phí theo quy định sẽ chuyển lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
(4) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiến hành trả kết quả cho tổ chức và công dân
* Với trường hợp hồ sơ của tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiều phòng chuyên môn:
(5) Đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện, lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển cho cơ quan chuyên môn.
(6) Bộ phận trả kết quả tiến hành trả kết quả cho tổ chức và công dân, thu phí, lệ phí theo quy định
Đường nét đứt đoạn ( ) từ lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ sử dụng đối với những hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban chuyên môn cùng giải quyết và đến Thường trực UBND ký duyệt cuối cùng
Theo Điều 6, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg, quy trình giải quyết thủ tụchành chính theo cơ chế một cửa được thực hiện như sau:
Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ
- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc nộpqua dịch vụ bưu chính tại những nơi có quy định nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
- Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tínhhợp lệ, hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân,
tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 đính kèm tại Phụ lục của Quyết định 09/2015/QĐ-TTg (phụ lục 01)
- Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02 ( phụ lục 02) tại Phụ lục của Quyết định 09/2015/QĐ-TTg; lập và cấp Giấy tiếp nhận hồ
sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục của Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ( phụ lục 03)
- Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đượcphân công giải quyết hồ sơ thì nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử
Trang 27+ Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập giấytiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức thẩm định, trình lãnh đạo đơn vị xemxét quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức;
+ Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết: Công chức lập, cấp giấy tiếpnhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; sau đó chuyển hồ sơ đến các đơn vị có liên quan đểthụ lý, thẩm định, trình lãnh đạo đơn vị xem xét quyết định và trả kết quả giải quyết
hồ sơ cho cá nhân, tổ chức
Bước 2: Chuyển hồ sơ
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định như trên, công chức lập Phiếu kiểm
soát quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu số 04 tại phụ lục của Quyết định 09/2015/ QĐ-TTg và đính kèm vào hồ sơ.(phụ lục 04)
- Chuyển hồ sơ và phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, đơn
vị hoặc các bộ phận có liên quan giải quyết Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ
sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cơ quan, tổ chứcphân công cán bộ, công chức giải quyết như sau:
- Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: công chức thẩmđịnh, trình lãnh đạo đơn vị xem xét quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơcho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
- Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: công chức báo cáolãnh đạo đơn vị phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực hiện Quá trình thẩmtra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại cơ quan giải quyết;
+ Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: công chứcthẩm định, trình lãnh đạo đơn vị xem xét quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ
sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
+ Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: côngchức báo cáo lãnh đạo đơn vị trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do, nội dung cần bổ sung Thời gian mà cơ quan, tổ chức đã giải quyết lần đầuđược tính trong thời gian giải quyết hồ sơ
Trang 28- Các hồ sơ trên sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, công chứcbáo cáo lãnh đạo đơn vị trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do khônggiải quyết hồ sơ Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong ổ theo dõi hồ sơ Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định;
- Đối với các hồ sơ quá hạn giải quyết: cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ phảithông báo bằng văn bản cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, gửi văn bản xin lỗi cánhân, tổ chức trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả, nhưng không quá1/4 thời gian quy định giải quyết thủ tục hành chính đó Đồng thời có hình thức xửphạt nghiêm (kiểm điểm, luân chuyển công tác) đối với cán bộ, công chức giảiquyết hồ sơ trễ hẹn nhiều lần mà không có lý do chính đáng
Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm vào sổ theo dõi
hồ sơ và phầm mềm điện tử, thực hiện như sau:
- Các hồ sơ đã giải quyết xong: công chức trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cánhân, tổ chức và thu phí, lệ phí; trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận kếtquả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí và cước phí được thựchiện qua dịch vụ bưu chính;
- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Công chức liên hệ với cá nhân,
tổ chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan, tổ chức giải quyết hồ
sơ và văn bản xin lỗi của bộ phận tiếp nhận và trả kết Việc bổ sung hồ sơ khôngđược quá 01 lần trong suốt quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ;
- Đối với hồ sơ không giải quyết: Công chức liên hệ với cá nhân, tổ chức đểtrả lại hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ;
- Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Công chức thông báo thời hạn trả kết quả lầnsau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức làm quá hạn cho cơ quan, tổ chức;
- Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Công chức tại bộphận tiếp nhận và trả kết quả báo cáo lãnh đạo và liên hệ để cá nhân, tổ chức nhậnkết quả;
- Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận hồ sơ vàtrả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Trang 291.2.4 Bản chất, mục tiêu của cơ chế một cửa.
1.2.4.1.Bản chất của cơ chế một cửa.
Thực hiện cơ chế "một cửa" đã cơ bản thay đổi bộ mặt của cơ quan hành chínhcác cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương củaChính phủ Ở nhiều tỉnh, thành phố, bộ phận "một cửa" đã được hiện đại hóa với việcứng dụng công nghệ thông tin, người dân, cán bộ có thể kiểm tra được quá trình giảiquyết thủ tục tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thuận tiện, đơn giản qua
hệ thống máy vi tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ
Vậy bản chất của cơ chế một cửa là thay đổi phương thức, cách thức giảiquyết công việc cho công dân, tổ chức có nhu cầu giải quyết công việc Mối quan
hệ giữa nhà nước và nhân dân đã thay đổi, nhà nước gần dân hơn, phục vụ nhândân Nhờ phương thức, cách thức giải quyết công việc cho công dân thay đổi đã làmgiảm chi phí, công sức của nhân dân khi không phải đi lại nhiều lần, từ chỗ phải đinhiều nơi để nộp hồ sơ thì bây giờ đã quy về một đầu mối duy nhất “một cửa”
Đồng thời, cơ chế một cửa đổi mới mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân,Nhà nước có trách nhiệm giải quyết công việc của người dân và người dân có quyềnyêu cầu Nhà nước thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của mình để đảm bảoquyền và lợi ích của mình trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính Đây chính làbản chất nhà nước ta, nhà nước của dân, do dân và vì dân Điều này, thể hiện rõđược bản chất của nhà nước ta từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục
vụ, xem nhân dân là khách hàng, đặt sự hài lòng của người dân lên trên
1.2.4.2.Mục tiêu của việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dânkhi giải quyết công việc hành chính, tạo nên tính thiện cảm đối với doanh nghiệpnước ngoài khi đầu tư vào nước ta, cũng từ đây thu hút được nhiều doanh nghiệpnước ngoài như Nhật, Hàn, …thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước
Trước đây, tổ chức, công dân phải đi làm nhiều lần, đến một hoặc nhiều cơquan để liên hệ giải quyết công việc của mình Nay với cơ chế “một cửa”, tổ chứccông dân chi phải đến liên hệ tại một nơi, việc phối hợp giải quyết công việc của tổchức, công dân thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước Giảm phiền hà
Trang 30cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tai cơ quan hành chínhnhà nước.
Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán
bộ, công chức Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức,công dân của đội ngũ cán bộ, công chức
Nâng cao chất lượng công vụ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quanhành chính nhà nước Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vìdân, nền hành chính phục vụ vì vậy nhân dân được coi như khách hàng của nhànước, nâng cao chất lượng chất lượng công vụ là điều tiên quyết để đảm bảo sự hàilòng của công dân vào nền hành chính và từ đó tạo nên sự tin tưởng của người dân
Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấptrong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân Mục tiêu này hết sức có
ý nghĩa khi quy trách nhiệm thuộc cá nhân công chức tránh tình trạng phổ biến nhưhiện nay đùn đẩy trách nhiệm, không dám nhận lỗi trước công dân
Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chínhnhà nước, trên cơ sơ đó sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệulực, hiệu quả
1.2.5 Vai trò của việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Qua thực tiễn áp dụng cơ chế một cửa đã cho thấy lợi ích của cơ chế này như sau:
1.2.5.1 Đối với các cơ quan nhà nước và công chức trực tiếp giải quyết thủ
tục hành chính cho người dân.
Cơ chế một cửa góp phần hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, gâyphiền hà khó khăn cho người dân của cán bộ công chức Cơ chế này đã hạn chế việctiếp xúc của những người thực thi công vụ với công dân, tổ chức Điều này đảm bảotính trung thực, công bằng và khách quan trong việc giải quyết những yêu cầu củacông dân
Cơ chế một cửa thực chất là việc công dân giao lại những việc mà các cơquan nhà nước vốn dĩ phải làm nhưng lâu nay người dân đang làm thay phần việcnày, đó là những hoạt động thuộc mối quan hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước
Trang 31với nhau Cơ chế một cửa thể hiện được bản chất hoạt động để phục vụ nhân dâncủa bộ máy nhà nước
Thực hiện cơ chế một cửa tạo tiền đề thúc đẩy việc chấn chỉnh cơ cấu tổ chức
bộ máy và quy chế hoạt động của các cơ quan hành chính chính nhà nước, hìnhthành các khu hành chính tập trung ở địa phương, góp phần xây dựng lề lối làm việckhoa học và xây dựng công sở văn minh, giúp cải thiện mối quan hệ phối hợp côngtác giữa các cơ quan chuyên môn trong bộ máy nhà nước, hạn chế tình trạng mỗi cơquan có một yêu cầu, gây khó khăn cho người dân
Nâng cao năng lực thực thi công vụ, ý thức tổ chức kỷ luật cũng như tinhthần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ công chức.Với quy trìnhthực hiện khép kín từ khi tiếp nhận hồ sơ tới khi trả kết quả giải quyết, lãnh đạo các
cơ quan có điều kiện thuận lợi để điều hành tập trung, thống nhất, nắm vững tìnhhình hoạt động của các bộ phận chuyên môn, của từng cá nhân cán bộ công chức đểkịp thời phát hiện những khâu còn vướng mắc, tồn đọng để tháo gỡ nhanh kịp tiến
độ giải quyết hồ sơ
1.2.5.2.Đối với người dân.
Có thể nhận thấy vai trò lớn nhất mà cơ chế một cửa mang lại đó là lợi íchcho người dân, tránh được phiền hà cho người dân Cơ chế một cửa giúp cho việcthực hiện thủ tục hành chính chính được đơn giản hóa, người dân chỉ phải đến mộtnơi để nộp hồ sơ và cũng đến chính nơi đó để nhận kết quả, không còn tình trạngngười dân phải đi qua nhiều cửa để giải quyết một công việc nhất định, giúp tiếtkiệm thời gian, chi phí, công sức cho người dân
Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thân thiệncủa cán bộ, công chức đã đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết thủ tụchành chính nói riêng, cũng như công việc hành chính nói chung
Việc công bố, công khai thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc,các văn bản quy phạm pháp luật, phí, lệ phí giúp cho người dân có thể giám sát hoạtđộng của các cơ quan nhà nước
Một số thủ tục hành chính trên những lĩnh vực bức xúc, liên quan trực tiếptới người dân và doanh nghiệp như đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng
Trang 32ký doanh nghiệp, thuế, kho bạc, v.v đã được rà soát nhiều lần, loại bỏ những thủtục hành chính phức tạp, gây phiền hà, bước đầu tạo lập lại niềm tin của người dân
và doanh nghiệp vào hoạt động phục vụ của các cơ quan công quyền
1.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả của giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
1.3.1 Hiệu quả và tiêu chí xác định hiệu quả của cơ chế một cửa.
Có rất nhiều quan niệm về hiệu quả, đồng thời hiệu quả cũng có nhiều kháiniệm khác nhau, nhưng cách hiểu đơn giản nhất chúng ta có thể hiểu như sau: “
Hiệu quả là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức
và nguồn lực nhất.”
Các tiêu chí xác định hiệu quả của cơ chế một cửa.
Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính
Quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa phải trải qua cácbước theo quy định Sản phẩm đầu ra của giải quyết thủ tục hành chính thì có nhiềuloại từ phức tạp là các loại giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ, quyết định, đến các loại đơn giải hơn như sao y, chứng thực, Tùy theo mức độ phức tạp củatừng loại thủ tục hành chính mà có quy định thời gian giải quyết khác nhau đượcquy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định công bố thủtục hành chính
Yêu cầu lớn nhất đặt ra đối với giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế mộtcửa là phải phù hợp với quy định của pháp luật và giải quyết đúng hạn Trong quátrình giải quyết thủ tục hành chính, nếu thành phần hồ sơ đảm bảo được các yêu cầutheo quy định của pháp luật thì phải được giải quyết trong thời gian quy định.Trường hợp thành phần hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thìphải có văn bản trả lời công dân, tổ chức và cũng phải được thực hiện trong thời hạngiải quyết theo quy định
Mức độ hài lòng của người dân
Mức độ hài lòng của người dân được thể hiện qua Chỉ số hài lòng về sự phục
vụ hành chính (viết tắt tiếng Anh là SIPAS) - là kết quả mang tính định hướng củaviệc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan
Trang 33hành chính nhà nước Chỉ số SIPAS là thước đo mang tính khách quan, phản ánhtrung thực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hànhchính nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cụ thể
Chỉ số SIPAS được đo lường thông qua điều tra xã hội học đối với ngườidân, tổ chức đã giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước trên
04 nhóm tiêu chí như sau:
* Tiếp cận dịch vụ
- Đánh giá về chất lượng cung cấp thông tin về dịch vụ hành chính và cơ sởvật chất tại nơi cung cấp dịch vụ hành chính:
+ Nguồn thông tin về dịch vụ hành chính;
+ Sự thuận tiện trong việc tìm hiểu thông tin về dịch vụ hành chính;
+ Mức độ đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức về thông tin dịch vụ đượccung cấp;
+ Mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ngườidân, tổ chức tại cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính
- Sự hài lòng đối với thông tin về dịch vụ và cơ sở vật chất tại nơi cung cấpdịch vụ hành chính
* Thủ tục hành chính
- Đánh giá về chất lượng thủ tục hành chính:
+ Sự công khai, minh bạch của thủ tục hành chính;
+ Sự đơn giản, dễ hiểu trong các quy định về hồ sơ của thủ tục hành chính; + Sự thuận tiện trong thực hiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính
- Sự hài lòng về thủ tục hành chính
* Sự phục vụ của công chức
- Đánh giá về sự phục vụ của công chức:
+ Thái độ phục vụ của công chức;
+ Năng lực giải quyết công việc của công chức
- Sự hài lòng đối với sự phục vụ của công chức
* Kết quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước
- Đánh giá về kết quả giải quyết công việc:
Trang 34+ Kết quả người dân, tổ chức nhận được từ cơ quan hành chính nhà nước; + Thời gian giải quyết công việc;
+ Chi phí người dân, tổ chức phải trả để giải quyết công việc;
+ Việc tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức về kếtquả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước
+ Sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhànước
Tại các tiêu chí nêu trên, người dân, tổ chức đánh giá sự hài lòng của mìnhđối với toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhànước theo thang đánh giá 05 mức như sau: Rất không hài lòng, không hài lòng, bìnhthường, hài lòng và rất hài lòng
Chỉ số SIPAS được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm số người dân, tổ chức
có câu trả lời ở mức hài lòng và rất hài lòng đối với câu hỏi hài lòng chung về toàn
bộ dịch vụ
1.3.2 Các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa.
Yếu tố con người.
Con người là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại củaquá trình thực hiện cơ chế Do vậy, phải có sự bảo đảm về số lượng và chất lượngcủa đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện cơ chế
- Công chức thực thi công vụ: những người trực tiếp thực hiện trình tự, thủ
tục và giải quyết công việc cho người dân, tổ chức theo cơ chế một cửa Trình độchuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần thái độ, đạo đức công vụ của họ sẽ là những yếu
tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của cơ chế một cửa Về năng lực chuyên môn,cán bộ công chức phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải được đào tạo bài bản vềchuyên môn ở các lĩnh vực đó, đồng thời phải có kiến thức pháp luật vững vàng để
xử lý các tình huống pháp lý xảy ra trong khi thực hiện các thủ tục hành chính
+ Về kỹ năng hoạt động: Cán bộ, công chức làm việc trong Bộ phận tiếpnhận và trả kết quả nếu thiếu các kỹ năng cụ thể thì sẽ không hoàn thành tốt côngviệc của mình, do đó bảo đảm đội ngũ này phải có các kỹ năng giao tiếp hành chính
Trang 35với công dân, tổ chức; kỹ năng lưu trữ hồ sơ; kỹ năng sử dụng công nghệ thôngtin,
+ Về mặt đạo đức công vụ: Đòi hỏi bảo đảm đội ngũ cán bộ, công chức thựchiện cơ chế phải có ý thức phấn đấu hoàn thành công việc ở mức tốt nhất có thểđược; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân; tinh thần đồng đội và sự nhiệt tình phốihợp công tác với đồng nghiệp trong cơ quan và các cơ quan liên quan khác,
+ Về tư tưởng, nhận thức: Đòi hỏi đội ngũ CB, CC trực tiếp làm việc tại Bộphận một cửa phải nhận thức đúng đắn về mục tiêu của việc thực hiện cơ chế,những chuẩn mực yêu cầu đối với CB, CC thực hiện thủ tục hành chính, cần thayđổi thói quen, nếp nghĩ "dân cần nhưng quan không vội", nhận thức đúng vị trímình là người phục vụ trong mối quan hệ hành chính với công dân, tổ chức Dovậy, cần phải có sự lựa chọn, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợpvới yêu cầu của việc thực hiện cơ chế Cần đầu tư vào công tác nâng cao chất lượngcho đội ngũ cán bộ công chức và có chính sách khuyến khích, đánh giá cán bộ, côngchức một cách khoa học để khai thác được những ưu điểm của họ nhằm tránh tìnhtrạng có "tâm lý thêm thù lao để bôi trơn" khi thực hiện qui trình thủ tục hành chínhvới công dân, tổ chức
- Công chức lãnh đạo: mức độ quyết tâm, quan tâm sâu sát trong chỉ đạo,
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá khen thưởng, kỷ luật sẽ là yếu tố tác độngđến hiệu quả cơ chế một cửa Do đó, để nâng cao hiệu quả cơ chế một cửa cần phânđịnh rành mạch trách nhiệm cá nhân, tập thể, tăng cường vai trò, trách nhiệm cá nhânngười lãnh đạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chống quan liêu, hành chính hóa
- Người dân: là đối tượng “được phục vụ”, được thụ hưởng dịch vụ thì vấn
đề nhận thức, hiểu biết pháp luật và thói quen, tâm lý là những yếu tố tác động đếnchất lượng của cơ chế một cửa Người dân có nhận thức, hiểu biết tốt về sự cần thiếtcủa việc cải cách thủ tục hành chính, nắm được các quy định pháp luật về vấn đềgiải quyết thì họ sẽ phối hợp tốt với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giảiquyết công việc của mình Bên cạnh đó, họ sẽ giám sát hoạt động cũng như chấtlượng giải quyết công việc cho người dân của đội ngũ công chức, góp phần ngănchặn tệ cửa quyền, tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước
Trang 36Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật
Những điều kiện pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện cơ chế bao gồm: sựhoàn thiện của hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật thực định về thủ tục hànhchính trong các lĩnh vực áp dụng cơ chế; sự hoàn thiện của các văn bản qui phạmpháp luật điều chỉnh về xây dựng cơ chế và thực hiện cơ chế một cửa nói chung vàtại UBND cấp huyện nói riêng
Sự hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành qui định các thủtục hành chính trên các lĩnh vực cụ thể như đất đai, xây dựng, chứng thực, hộ tịch,chế độ chính sách, sẽ có vai trò to lớn bảo đảm điều kiện cho việc xây dựng cơchế Nếu hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực này không thống nhất, mâu thuẫn,chồng chéo nhau, qui định thủ tục hành chính rườm rà, nhiều loại, nhiều giấy tờkhông cần thiết thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện cơ chế
Đồng thời, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật còn thể hiện thông qua việcban hành các văn bản điều chỉnh về qui trình, cơ chế phối hợp giữa các cơ quanhành chính; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cơ chế Đây chính
là cơ sở, tiền đề cho UBND các cấp ban hành các văn bản chi tiết hóa, các chương trình
kế hoạch và biện pháp cụ thể để triển khai cơ chế tại địa phương, cơ quan mình theocác mục tiêu trong từng giai đoạn thời gian
Nếu các văn bản được xây dựng đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý sẽ tạo cơ sởpháp lý chặt chẽ, thống nhất cho việc áp dụng giải quyết công việc cho các tổ chức,công dân được nhanh chóng, chính xác Do đó, để thực hiện tốt cơ chế một cửa cần
rà soát và điều chỉnh lại các quy định về thủ tục hành chính theo hướng loại bỏ bớtnhững thủ tục không cần thiết, không phù hợp giảm phiền hà cho người dân
Cơ chế chính sách
+ Chế độ chính sách đối với công chức làm việc tại bộ phận một cửa gồmchính sách về tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ vật chất và tinh thần khác Chính sáchtiền lượng và chế độ đãi ngộ hợp lý sẽ đảm bảo cho công chức làm công tác gại bộphận này yên tâm gắn bó, tận tâm, tận lực với công việc được giao Đồng thời điều
đó có tác động tích cực tới đạo đức nghề nghiệp của công chức, là một giải phápnhằm hạn chế những hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức nhà nước
Trang 37+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức thực hiện công việc tại bộphận một cửa: Nếu được tập huấn thường xuyên về các kiến thức quản lý nhà nước,văn bản pháp luật, kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp làmviệc đồng thời được giáo dục về ý thức trách nhiệm trong công việc thì họ sẽ phục
vụ nhân dân tốt hơn
Yếu tố cơ sở vật chất
Thực hiện cơ chế này ở cấp xã đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất nhất định
- Địa điểm, trụ sở, bảng treo niêm yết các thủ tục hành chính Đây chính làcác yếu tố tác động lớn tới hiệu quả cơ chế một cửa Nếu nơi giải quyết công việccho tổ chức, công dân được bố trí ở địa điểm có trụ sở làm việc rộng dãi, thoángmát, tiện lợi, các thủ tục hành chính được niêm yết công khai, dễ thấy, dễ tìm, tracứu thì giúp cho các tổ chức, công dân khi đến làm việc với các cơ quan không bịlúng túng, cảm thấy thoải mái, thuận tiện
- Ứng dụng công nghệ thông tin: hệ thống máy tính nối mạng, phần mềm ứngdụng (quản lý hồ sơ, tra cứu hồ sơ, ) hệ thống lấy số thứ tự tự động giúp và tạo điềukiện cho công chức, tổ chức và công dân giải quyết công việc quản lý, theo dõi hồ sơthuận lợi, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn
- Trang thiết bị văn phòng, phục vụ hoạt động: bàn ghế, tủ hồ sơ, thẻ đeocông chức, máy tính, máy in, máy photocopy, kinh phí duy trì hoạt động văn phòng,điện thoại, internet Đây là những điều kiện trang thiết bị cần thiết nhằm hỗ trợ chohoạt động phục vụ nhân dân được tốt hơn
- Trang thiết bị phục vụ cho người dân, tổ chức như quạt điện, điều hòa, bànghế ngồi chờ cho người dân đợi giải quyết công việc, nước uống khi được quantâm đầu tư sẽ đem đến sự hài lòng của người dân, từ đó sẽ hỗ trợ cho hoạt động giảiquyết công việc của công chức đối với thủ tục hành chính mà người dân có nhu cầugiải quyết
Đồng thời cần bảo đảm điều kiện về kinh phí thực hiện cơ chế một cửa Địaphương cần có kế hoạch chi ngân sách để đầu tư cho việc thực hiện cơ chế một cửatại cấp mình Nếu không có sự bảo đảm về kinh phí, về trụ sở làm việc, các phương
Trang 38tiện và trang thiết bị làm việc tối thiểu thì cơ chế vận hành sẽ không thông suốt,thống nhất được.
Các yếu tố khác
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước: Nếu hoạt động này được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng vàoviệc nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa
+ Công tác kiêm tra, giám sát: làm tốt công tác này sẽ đảm bảo kỷ cương của
bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của cán bộ,công chức Đồng thời, thực hiện tốt việc giám sát sẽ góp phần nâng cao hiệu quảthực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở
1.4 Kinh nghiệm thực tế của một số địa phương xây dựng các mô hình mới về giải quyết thủ tục hành chính.
1.4.1.Quảng ninh với trung tâm hành chính công.
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình Trung tâmHành chính công Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt và triển khai thực hiện
Đề án chính quyền điện tử Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014 (theo Quyết định số2459/QĐ-UBND ngày 28-9-2012 của UBND tỉnh); thành lập Ban Chỉ đạo xâydựng Đề án Chính quyền điện tử và Trung tâm HCC do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷlàm Trưởng ban (Quyết định số 997-QĐ/TU ngày 6-3-2014 của Tỉnh uỷ QuảngNinh); Quyết định thành lập và thí điểm đưa mô hình của Trung tâm HCC tỉnh và 5Trung tâm HCC cấp huyện (Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Cẩm Phả và Vân Đồn)
đi vào hoạt động Đây thực sự là bước đột phá, đi đầu trong cả nước về công tác cảicách hành chính và hiện đại hoá nền hành chính được Chính phủ và các bộ, ngànhTrung ương đánh giá cao
Từ 5 Trung tâm HCC cấp huyện triển khai thực hiện điểm, đến nay QuảngNinh đã xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm HCC tỉnh và 14 trung tâm cấphuyện Các địa phương đã đưa 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giảiquyết vào giải quyết tại Trung tâm Cụ thể, Trung tâm HCC tỉnh giải quyết 965 thủtục hành chính Từ đầu năm 2015 đến nay, Trung tâm đã tiếp trên 70.000 lượt côngdân; tiếp nhận và giải quyết trên 38.890 hồ sơ và 730 hồ sơ luỹ kế thuộc các lĩnh
Trang 39vực Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn đạt trên 99% Cùng với đó, Trung tâmHCC các địa phương cũng tiếp hơn 160.000 lượt công dân và nhận trên 110.280 hồ
sơ thuộc các lĩnh vực, trong đó hồ sơ đã giải quyết đúng hạn đạt trên 98% Tỉnh đãphân cấp, phân quyền cho các sở, ngành, địa phương trong giải quyết các thủ tụchành chính để thực hiện hiệu quả theo nguyên tắc “thẩm định và phê duyệt tại chỗ”
Mô hình này nhằm hạn chế tối đa tầng, nấc trung gian trong giải quyết các thủ tụchành chính, tạo thuận tiện tối đa cho tổ chức và công dân giải quyết thủ tục hànhchính tại Trung tâm Các thủ tục hành chính trước khi đưa vào Trung tâm đềuđược rà soát, cắt giảm, đơn giản về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục và cắt giảm vềthời gian giải quyết so với thời gian quy định của pháp luật nên đã tạo thuận lợi tối
đa cho các tổ chức, công dân đến Trung tâm giải quyết các thủ tục hành chính Cụthể như: Giảm trung bình trên 70% thời gian so với quy định, trong đó, lĩnh vựcchấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư thời gian giải quyết đã giảm từ 40 ngàyxuống còn 9 ngày làm việc; lĩnh vực cấp mới, thay đổi cấp giấy chứng nhận đầu tư
đã được rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư từ 25 ngày xuống còn 7-10 ngày làmviệc…
Đến nay, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thí điểm thành lập Trung tâmHCC tỉnh Quảng Ninh trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh (theo QĐ số 1831/2015/QĐ-TTg ngày 28-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ) Thời gian thực hiện thí điểm
là 3 năm Trung tâm HCC có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Khobạc Nhà nước và ngân hàng Trụ sở làm việc của Trung tâm HCC tại TP Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Ninh quy định cụthể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm HCC và Quychế phối hợp tổ chức hoạt động giữa Trung tâm HCC với các cơ quan, đơn vị cóliên quan Trung tâm HCC của tỉnh sẽ là đầu mối tập trung thực hiện việc hướngdẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để giải quyết và nhận,trả kết quả cho cá nhân, tổ chức; tham gia đề xuất các giải pháp nhằm cải cách thủtục hành chính, hiện đại hoá hành chính và thực hiện cung cấp các dịch vụ công trựctuyến mức độ cao
Trang 40Mô hình tổ chức các Trung tâm HCC chưa có tiền lệ, song hoạt động của cácTrung tâm HCC bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định trong tiếp nhận, thụ lýgiải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh Tuynhiên, do đây là một mô hình mới, chưa có tiền lệ, nên mặc dù đã chắt lọc kinhnghiệm từ nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, nhưng việc triển khai vẫn cònnhiều vướng mắc Chẳng hạn, việc xây dựng mô hình Trung tâm HCC với cơ cấu
bộ máy, biên chế, chế độ chính sách lúc đầu chưa rõ ràng do các quy định hiện hànhcủa Nhà nước chưa điều chỉnh mô hình tổ chức mới này (đến nay đã được quy định
cụ thể theo QĐ số 1831/2015/QĐ-TTg ngày 28-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ);quá trình rà soát thủ tục hành chính nhiều nội dung, quy trình chưa phù hợp, việcđiều chỉnh, cắt giảm, đưa các thủ tục do ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàngặp hạn chế; hồ sơ giải quyết quá hạn tại Trung tâm hiện nay chủ yếu do lỗi kháchquan trong việc các đơn vị phụ thuộc kết quả giải quyết của cấp có thẩm quyền (bộ,ngành Trung ương) do đó ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết thủ tục hành chính củacác cơ quan, đơn vị; cơ sở vật chất chưa đáp ứng theo yêu cầu
Trong thời gian tới, các Trung tâm HCC tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục rà soát,cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết; đào tạo công dân điện tử, tăngcường phân cấp, uỷ quyền các thủ tục hành chính; các ngành, các địa phương tiếptục đưa toàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền vào giải quyết tại trung tâm
Trong quá trình thực hiện thí điểm dịch vụ hành chính công ở quảng ninhcũng rút ta được những tồn tại để từ đó xây dựng một mô hình hiệu quả hơn
Thứ nhất, phải kể đến là có quá nhiều loại công việc phải xin phép các cơquan hành chính nhà nước Tuy nhiên xin và cấp phép là nhằm mục tiêu bảo đảm
sự quản lý của nhà nước, nhưng do chưa có thói quen tuân thủ pháp luật hoặc do thủtục còn phiên hà nên người dân thường tự lựa chọn phương thức” làm chui”hoặc
“trao tay” bằng những giao dịch không hợp lệ nên khi cần hợp thức hóa gặp rấtnhiều trở ngại
Thứ hai, dịch vụ hành chính phải trải qua quá nhiều cửa, thủ tục rườm rà.Tuy Nghi định 38/CP về cải cách thủ tục hành chính đã tháo gỡ nhiều vướng mắcsong trên thực tế các thủ tục còn rườm rà phức tạp