1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tính bền vững của mô hình sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) tại xã thanh xuân huyện sóc sơn hà nội

103 429 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Năm 2004 Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ IFOAM đã đưa ra hệ thống chứng nhận tin cậy cho sản phẩm được sản xuất hữu cơ hay là hệ thống đảm bảo cùng tham gia- PGS Part

Trang 1

NGUYỄN NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CÓ

SỰ THAM GIA (PGS) TẠI XÃ THANH XUÂN- SÓC SƠN- HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

NGUYỄN NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CÓ

SỰ THAM GIA (PGS) TẠI XÃ THANH XUÂN- SÓC SƠN- HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG

Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đào Châu Thu

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

Tôi cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là của riêng cá nhân tác giả; các số liệu là trung thực; không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố; các kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2017

HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp này, trước hết, tôi

đã nhận được sự chỉ bảo ân cần, dạy dỗ tận tình, sự góp ý thẳng thắn, chân thành của các thầy cô giáo thuộc Khoa các Khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội Xin cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới quý thầy cô, đặc biệt là những thầy giáo, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và phương pháp làm việc, nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian tôi học tại lớp K1-Khoa học bền vững, Khoa các Khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội

Lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi tới PGS.TS Đào Châu Thu là giáo viên hướng dẫn, cô đã dành rất nhiều thời giờ quý báu và tâm huyết của mình để hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này

Đồng thời, tôi xin được cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp của Ban Truyền thông và Marketing- Tập đoàn FLC, đơn vị tôi đang công tác hiện nay, đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, phân công và hỗ trợ trong công việc để tôi có thể tham gia khóa học Khoa học bền vững cũng như tiến hành các điều tra, nghiên cứu

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban điều phối PGS Việt Nam, Hội nông dân và bà con nông dân xã Thanh Xuân- Sóc Sơn Hà nội, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn Bác Tôm đã nhiệt tình hướng dẫn , cung cấp số liệu để tôi có thể hoàn thành được luận văn của mình

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè của mình, những người đã luôn bên cạnh, hỗ trợ và động viên tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóa học cao học này

Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, nên luận văn này vẫn còn có nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô, bạn bè đồng môn và đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 02 tháng 5, 2017

Học viên

Nguyễn Ngọc Anh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

1.Các khái niệm công cụ 5

1.1.Hữu cơ: 5

1.2.Nông nghiệp hữu cơ: 5

1.3.Phát triển bền vững: 5

1.4.Hê ̣ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia- PGS: 6

2.Tổng quan nghiên cứu 6

2.1.Tổng quan lý thuyết về mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia - pgs (participatory guarantee system) 6

2.1.1.Sự ra đời của PGS 6

2.1.2.Phạm vi và lĩnh vực áp dụng 9

2.2 Cấu trúc mô hình PGS 12

2.2.1.Hộ nông dân cá thể: 14

2.2.2.Nhóm sản xuất: 14

2.2.3.Liên nhóm: 16

2.2.4.Nhóm điều phối PGS: 18

2.2.5.Quy trình triển khai và chứng nhận theo mô hình PGS 19

2.2.6.Hoạt động thanh tra và cấp chứng nhận trong PGS 22

2.2.7.Hình thức thanh tra 23

2.2.8.Cấp và quản lý chứng nhận 23

2.3.Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 24

2.3.1.Nghiên cứu ngoài nước 24

2.3.2.Nghiên cứu trong nước 25

3.Đặc trưng cơ bản của vùng nghiên cứu 28

3.1.Đặc điểm- điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác nông nghiệp của huyện Sóc Sơn nói chung và xã Thanh Xuân nói riêng 28

3.2.Hiện trạng canh tác rau hữu cơ tại vùng nghiên cứu 31

Trang 6

3.2.2.Đặc điểm của liên nhóm Thanh Xuân 32

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

1.Đối tượng nghiên cứu 35

2.Phạm vi nghiên cứu 35

3.Nội dung nghiên cứu 35

4.Phương pháp nghiên cứu 36

4.1Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 36

4.2.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: 36

5.Khung đánh giá tính bền vững của mô hình sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN 38

1.Kinh nghiệm triển khai mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS trên thế giới 38

2.Khái quát tình hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ và tình hình triển khai áp dụng mô hình PGS ở Việt Nam 40

2.1.Khái quát tình hình sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam 40

2.2 Khái quát tình hình triển khai và áp dụng mô hình PGS ở Việt Nam 42

3.Triển khai áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS tại vùng rau Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội 46

3.1 Thực trạng triển khai và áp dụng hệ thống PGS trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ tại vùng rau Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội 46

3.1.1Diện tích sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống PGS tại xã Thanh Xuân 46

3.1.2.Cơ cấu các chủng loại rau được sử dụng trong sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân 47

3.1.3.Ý thức của người nông dân trong việc áp dụng hệ thống PGS vào sản xuất rau hữu cơ 49

3.2.Tình hình tổ chức hoạt động xản xuất rau hữu cơ theo PGS tại Thanh Xuân 50

3.3 Công tác phát triển cộng đồng 52

3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại xã Thanh Xuân 53

3.4.1.Thuận lợi 53

Trang 7

4.Đánh giá tính bền vững của Hệ thống PGS trong sản xuất rau hữu cơ tại vùng rau

Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội 55

4.1.Đặc điểm của nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chí Phát triển bền vững: 55

3.2 Đánh giá tính bền vững của hệ thống PGS tại địa bàn xã Thanh Xuân 57

3.2.1.Tác động tới xã hội 57

3.1.2.Đánh giá hiệu quả kinh tế: 61

3.2.2.Tác động tới môi trường 65

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH BỀN VỮNG VÀ MỞ RỘNG MÔ HÌNH PGS Ở VÙNG RAU THANH XUÂN NÓI RIÊNG VÀ VIỆT NAM NÓI CHUNG 68

1.Thách thức của việc áp dụng và mở rộng hệ thống PGS trong sản xuất thực phẩm hữu cơ 68

1.1 Hệ thống văn bản chính sách 69

1.2 Thị trường và người tiêu dùng 70

2.Một số giải pháp để tăng cường tính bền vững và mở rộng sản suất rau hữu cơ theo PGS 71

2.1 Giải pháp cho các thành viên tham gia sản xuất: 71

1.2 Giải pháp cho nhà phân phối: 72

1.3 Đối với Ban điều phối PGS Việt Nam: 73

1.4 Tăng cường sự tham gia tích cực và nâng cao hiểu biết của tổ chức người tiêu dùng 73

2.Kết luận và khuyến nghị 74

2.1 Kết luận 74

2.2 Một số khuyến nghị với các cơ quan Nhà nước: 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 79

Trang 8

Hình 1: Bản đồ phân bổ số lượng chứng nhận PGS trên toàn thế giới 8

Hình 2: Tổ chức hoa ̣t đô ̣ng của hê ̣ thống PGS 13

Hình 3: Sơ đồ Quy trình cấp chứng nhận theo PGS 20

Hình 4 : Bản đồ hành chính xã Thanh Xuân- Sóc Sơn 30

Hình 5: Nhãn hiệu của PGS và nhãn hiệu của liên nhóm Thanh Xuân-Sóc Sơn 33

Bảng 1: PGS ta ̣i mô ̣t số quốc gia trên thế giới 40

Bảng 2: Tình hình phát triển hệ thống PGS tại Việt Nam 45

Biểu đồ 1 Sự gia tăng diện tích canh tác rau hữu cơ theo hệ thống PGS giai đoạn 2008- 2016 47

Bảng 2: Cơ cấu chủng loại rau được đưa vào sản xuất hữu cơ 47

Bảng 3: Các loại rau hữu cơ chủ yếu được trồng ở Thanh Xuân 48

Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng chất hóa học và kích thích sinh trưởng trong sản xuất rau hữu cơ của người dân (%) 49

Bảng 4: Số lượng người tham gia tập huấn nông nghiệp rau hữu cơ qua các năm 50

Hình 6: Tóm lược quy trình sản xuất rau hữu cơ theo PGS* 52

Hình 7: Nguyên lý của sản xuất nông nghiệp bền vững 56

Bảng 4: Mức đô ̣ quan tro ̣ng của các yếu tố khi mua rau 59

Bảng 5: Thời gian duy trì kiểm soát chất lượng/nhóm 61

Bảng 6: Giá rau PGS Hữu cơ 62

Bảng 7: Phân tích chi phí – lợi nhuâ ̣n từ sản xuất rau PGS/sào/vụ 63

Bảng 9: So sánh hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và vô cơ 66

Bảng 10: Phân tích SWOT của hệ thống PGS tại Việt Nam 68

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam đang xuất khẩu rau quả đi nhiều nước trên thế giới, nhưng nghịch lý là hơn 90 triệu người dân tại Việt Nam lại đang phải vật lộn với cuộc chiến rau, quả sạch để có được bữa ăn sạch hàng ngày cho chính gia đình mình Hơn bao giờ hết, vấn đề rau an toàn hiện đang được xã hội quan tâm số một khi thực trạng rau, củ nhiễm hóa chất độc hại vượt ngưỡng cho phép đang diễn ra ngày một phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Với tình trạng đáng báo động về An toàn thực phẩm (ATTP) hiện nay, nhu cầu mua và sử dụng thực phẩm an toàn là rất lớn Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà nước, các cấp các ngành và của toàn xã hội Đã có nhiều chương trình, dự án, đề án tập trung nghiên cứu, tìm giải pháp cho việc xây dựng các chuỗi hay các hình thức liên kết trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, các mô hình quản lý chất lượng hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cũng như thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và cả tiêu thụ thực phẩm an toàn ở Việt Nam Tuy nhiên, theo ước tính, lượng thực phẩm được sản xuất và kinh doanh theo những mô hình này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn về tiêu thụ thực phẩm

an toàn ở Việt Nam Thị trường cho sản phẩm an toàn không phải là vấn đề đáng lo ngại Nhưng thực tế cho thấy, những mô hình sản xuất hoặc liên kết sản xuất, kinh doanh (chuỗi) thực phẩm an toàn đều gặp rất nhiều khó khăn trong cả khâu sản xuất cung ứng và tiêu thụ

Trong khâu sản xuất và cung ứng, một trong những điểm yếu nhất của nông nghiệp Việt Nam là sản xuất quy mô nhỏ, manh mún và không đảm ATTP Vậy làm thế nào để những nông hộ quy mô nhỏ có thể tiếp cận với quy trình sản xuất an toàn

và bền vững là câu hỏi không hề dễ dàng Với đại bộ phận những hộ sản xuất quy

mô nhỏ, rất khó để có thể tiếp cận với những tiêu chuẩn, kỹ thuật sản xuất và quản

lý chất lượng tiên tiến Để được cấp giấy chững nhận hay chứng chỉ về an toàn, chất

Trang 10

lượng cho sản phẩm đầu ra (chẳng hạn như tiêu chuẩn VietGAP) cũng tốn rất nhiều chi phí

Trong khâu tiêu thụ, người tiêu dùng thực sự có nhu cầu mua và tiêu dùng thực phẩm an toàn nhưng đứng trước tình trạng thiếu thông tin và không minh bạch

về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, về nhà phân phối, tình trạng thực phẩm không an toàn hoặc không được kiểm tra, chứng nhận vẫn được bày bán lẫn hoặc gắn mác thực phẩm an toàn khiến người tiêu dùng mất lòng tin

Có thể nói, để giải bài toán đầu ra cho thực phẩm an toàn và với điều kiện sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún ở Việt Nam, cần giải quyết hai vấn đề lớn

là chi phí quản lý, chứng nhận và lòng tin của người tiêu dùng Muốn giải quyết được điều đó, cần có một mô hình có thể liên kết được các tác nhân trong chuỗi sản xuất, kinh doanh cùng các bên liên quan, trong đó có người tiêu dùng nhằm thiết lập

cơ chế giám sát chặt chẽ với chất lượng sản phẩm đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, minh bạch thông tin và thiết lập niềm tin với sản phẩm

Năm 2004 Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM)

đã đưa ra hệ thống chứng nhận tin cậy cho sản phẩm được sản xuất hữu cơ hay là hệ thống đảm bảo cùng tham gia- PGS (Participatory Guarantee System) Đó là hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ, từ người sản xuất cho đến người mua cùng nhau tham gia vào hệ thống chứng nhận Tính đến nay, PGS đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Brazil…nhưng ở Việt Nam nó chỉ mới xuất hiện

từ năm 2008 Vì vậy, PGS còn là một khái niệm mới mẻ với người tiêu dùng cũng như là một mô hình mới trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn ở Việt Nam

PGS là một dạng hệ thống quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn, áp dụng trong sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ, đảm bảo sự

an toàn và chất lượng sản phẩm Đây cũng là mô hình mới về hệ thống đảm bảo chất lượng với tính ưu việt nổi trội là quản lý chất lượng tập trung chủ yếu tại cộng đồng, đòi hỏi sự tham gia giám sát của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng (hộ trồng trọt/chăn nuôi, nhà sản xuất, chế biến, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách

Trang 11

hàng,…) và các bên quan tâm Chính sự vận hành theo cơ chế này sẽ gia tăng sự giám sát và thúc đẩy niềm tin của các thành viên trong chuỗi, đặc biệt là của khách hàng với các sản phẩm của chuỗi Khác với các mô hình quản lý chất lượng khác,

mô hình PGS là mô hình đảm bảo chất lượng vừa mang tính khoa học, vừa mang tính hiện đại, vận hành theo cơ chế chuỗi với các bên liên quan nhưng lại đặc biệt

có sự phù hợp cao với điều kiện sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm ở Việt Nam như sản xuất quy mô nhỏ, kênh hàng ngắn, chi phí thấp (Ban điều phối PGS Việt Nam)

Từ những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài:

“Đánh giá tính bền vững của mô hình sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) tại xã Thanh Xuân- huyện Sóc Sơn- Hà Nội”

để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Khoa học bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu đánh giá hệ thống quản lý chất lượng sản xuất rau hữu cơ chứng

nhận Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) đang được áp dụng để quản lý chất lượng rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống sản xuất rau hữu cơ khi có sự tham gia của người dân và các tổ chức liên quan

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của mô hình mô hình đảm bảo có sự tham gia PGS

- Nghiên cứu việc áp dụng và thực trạng áp dụng mô hình PGS trong sản xuất và cung ứng thực phẩm hữu cơ tại vùng rau Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội

- Củng cố luận điểm Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) góp phần đảm bảo tính bền vững của hệ thống sản xuất rau hữu cơ vùng ven đô Hà Nội, là

cơ sở khuyến nghị đề xuất mở rộng hệ thống này cho các vùng rau an toàn và hữu cơ khác

Trang 12

3 Dự kiến đóng góp của đề tài

Là một đề tài luận văn Thạc sỹ thực hiện trong phạm vi thời gian ngắn và năng lực cũng như hiểu biết còn hạn chế trong lĩnh vực “Khoa học bền vững” nên học viên chỉ mong muốn đóng góp 1 phần nhỏ trong việc đánh giá tính bền vững của mô hình sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) tại xã Thanh Xuân- huyện Sóc Sơn- Hà Nội Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị, nhân rộng giải pháp từ kết quả nghiên cứu này ra các vùng trồng rau hữu cơ khác trên cả nước

4 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

4.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu đánh giá hệ thống quản lý chất lượng sản xuất rau hữu cơ chứng nhận Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) đang được áp dụng để quản lý chất lượng rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống sản xuất rau hữu cơ khi có sự tham gia của người dân và các tổ chức liên quan

4.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của mô hình mô hình đảm bảo có sự tham gia PGS

- Nghiên cứu việc áp dụng và thực trạng áp dụng mô hình PGS trong sản xuất và cung ứng thực phẩm hữu cơ tại vùng rau Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội

- Củng cố luận điểm Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) góp phần đảm bảo tính bền vững của hệ thống sản xuất rau hữu cơ vùng ven đô Hà Nội, là

cơ sở khuyến nghị đề xuất mở rộng hệ thống này cho các vùng rau an toàn và hữu cơ khác

5 Câu hỏi nghiên cứu

1 Tính bền vững của mô hình gồm những yếu tố nào?

2 Yếu tố nào bền vững hay chưa bền vững?

3 Giải pháp để tăng cường tính bền vững của mô hình là gì?

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Các khái niệm công cụ

1.1 Hữu cơ:

Được sản xuất bằng các phương pháp quản lý sản xuất đặc biệt trong đó có chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và đất; Không được phép sử dụng các hóa chất hóa học tổng hợp (kể cả thuốc trừ sâu và phân bón hóa học) (trừ những chất

cho phép được liệt kê trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn) (Theo tiêu chuẩn về sản xuất

nông nghiệp hữu cơ và chế biến 10TCN602:2006)

1.2 Nông nghiệp hữu cơ:

Là hệ thống đồng bộ hướng tới việc thực hiện các quá trình sản xuất với kết quả là bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, chất lượng tốt, chăm sóc chu đáo động vật và công bằng xã hội; Là hệ thống sản xuất không sử dụng hoặc loại trừ các chất hóa học tổng hợp trong các vật tư đầu vào, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín vật chất trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các vật tư được quy định trong tiêu chuẩn này

1.3 Phát triển bền vững:

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai "

Trang 14

1.4 Hê ̣ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia- PGS:

PGS - “Hê ̣ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS” là hệ thống đảm bảo dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có tham gia trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ (IFOAM)

Như vậy, đây là hê ̣ thống đảm bảo chất lượng nô ̣i bô ̣, gồm các tổ chức và con người cùng tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ hoặc đang sử dụng sản phẩm hữu cơ để đảm bảo sự minh bạch , tin cậy với chất lượng hữu cơ của sản phẩm Hê ̣ thống này chứng thực cho người sản xuất dựa trên sự tham gia tích cực của các bên liên và được xây dựng trên cơ sở sự tin cậy , các liên kết xã hô ̣i và trao đổi tri thức

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tổng quan lý thuyết về mô hình đảm bảo chất lƣợng cùng tham gia - pgs (participatory guarantee system)

về sản phẩm hữu cơ là tương đối lớn nhưng bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng còn không ít băn khoăn rằng liệu các sản phẩm họ lựa chọn có thực sự được sản xuất

Trang 15

theo tiêu chuẩn hữu cơ hay không? Và họ có thể dựa vào đâu để có thể tin tưởng rằng các sản phẩm này đạt chuẩn hữu cơ?

Nắm bắt được những mong muốn của người tiêu dùng, hệ thống đảm bảo chất lượng cung tham gia PGS ra đời Đây là một hệ thống gồm các tổ chức và con người cùng tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ hoặc đang sử dụng sản phẩm hữu cơ để đảm bảo sự minh bạch, tin cậy với chất lượng hữu cơ của sản phẩm Qua đó tổ chức các chương trình khuyến khích, xây dựng cộng đồng, bảo vệ môi trường và hỗ trợ các nền kinh tế địa phương nói chung

Năm 2004, Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấp nhận PGS là một hệ thống đảm bảo có giá trị cho các sản phẩm hữu cơ đặc biệt là cho thị trường nội địa IFOAM sau đó đã lập ra một ban chuyên trách để phát triển phương pháp PGS cụ thể hơn Đã có rất nhiều nước trên thế giới tham gia ứng dụng mô hình này vào thực tế sản xuất để phục vụ nhu cầu sử dụng như : New Zealand, Mỹ, các nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và một số nước ở châu Mỹ La Tinh như Brazil, Peru

Theo khảo sát, năm 2015 có khoảng 109.317 hộ nông dân tham gia vào hệ thống PGS trên toàn thế giới, trong số đó đã có 46.945 hộ được cấp chứng nhận PGS Sau 1 thời gian phát triển, PGS đã có mặt tại 72 quốc gia tham gia, với 20 quốc gia đã tự mình xây dựng và phát triển hệ thống PGS, 33 quốc gia đang xây dựng hệ thống và 19 quốc gia bắt đầu triển khai PGS (IFOAM, 2015)

Trang 16

(Nguồn: IFOAM, 2015)

Hình 1: Bản đồ phân bổ số lƣợng chứng nhận PGS trên toàn thế giới.

Khi ứng dụng hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS ở các nước này, cả nông dân và người tiêu dùng đã cùng đóng góp và xây dựng cho hệ thống PGS thêm hoàn thiện, từ đó đưa PGS trở lại phục vụ cho họ Song ở mỗi nước, với mỗi một điều kiện tự nhiên và con người khác nhau, hệ thống PGS phải được xây dựng và áp dụng một cách hợp lý Bởi vậy mà hệ thống PGS ở mỗi một quốc gia lại

có một phương pháp và quy trình riêng, sao cho đó có thể phù hợp và dễ thích nghi nhất với điều kiện thực tế của địa phương áp dụng.Tuy nhiên những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện việc ứng dụng hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS đều nhất quán (IFOAM)

Tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của IFOAM, dự án ADDA- VNFU đã giới thiệu

ý tưởng PGS tới các nhà sản xuất, thương lái, người tiêu dùng mà dự án đang cùng làm việc cũng như với một số nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ tại địa

phương ADDA là “Dự án Phát triển Nông nghiê ̣p Hữu cơ” được tài trợ bởi Tổ

chức Phát triển Nông nghiê ̣p Châu Á , Đan Ma ̣ch– Tổ chức Phi chính phủ của Đan Mạch, phối hơ ̣p thực hiê ̣n với Hô ̣i Nông dân Viê ̣t Nam từ tháng 11/2005 đến tháng 10/2012 tại các tỉnh phía bắc bao gồm : Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng , Hòa Bình , Tuyên Quang , Lào Cai , Hà Tĩnh Từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2012, Dự án lựa chọn các nhóm nông dân tiềm năng , thực sự mong muốn

Trang 17

và quyết tâm làm nông nghiệp hữu cơ tại Sóc Sơn (Hà Nội ) và Lương Sơn (Hòa Bình) để tiếp tu ̣c củng cố và phát triển sản xuất hữu cơ một cách bền vững

Năm 2008, các bên liên quan đã đồng ý thiết lập hệ thống PGS là hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm hữu cơ Từ năm 2009 đến 2011, dự án đã tiến hành phát triển hệ thống PGS , bao gồm : Cơ cấu tổ chức , thiết lâ ̣p tiêu chuẩn , phương pháp giám sát và đánh giá , mẫu biểu, thủ tục đăng ký ; Tiến hành đào ta ̣o thanh tra viên trong đó có 75 thanh tra nông dân đã được đào tạo ; Ra quyết đi ̣nh và cấp chứng nhâ ̣n PGS cho các đơn vi ̣ đa ̣t tiêu chuẩn (Ban điều phối PGS Việt Nam)

Sự tham gia và vai trò của các thành viên trong hệ thống thể hiện như sau:

- Nông dân: là những người trực tiếp sản xuất, vì thế hơn ai hết, họ nhận thức rõ ràng được những lợi ích của việc áp dụng mô hình PGS này Nếu như trước đây, họ sản xuất theo phương thức thông thường, đó là sử dụng các sản phẩm hóa học như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, trong sản xuất thì những sản phẩm sản xuất ra có thể đem lại cho họ nguồn thu nhập trước mắt nhưng

nó lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới chính sức khỏe của bản thân người nông dân và cả gia đình họ Nhưng ngày nay khi áp dụng sản xuất theo mô hình PGS này, lợi ích lớn nhất mà việc làm này đem lại chính là người nông dân thực sự thoải mái khi những sản phẩm của họ không chỉ tốt cho người tiêu dùng, tốt cho gia đình họ ngoài ra còn giúp họ kiếm thêm thu nhập

Trang 18

- Các thành viên khác:

+ Đối với các nhà bán lẻ: nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ của khách hàng ngày càng gia tăng, áp dụng theo các tiêu chuẩn của PGS giúp các nhà bán lẻ có thể hoàn toàn yên tâm về các sản phẩm của mình tuyệt đối xuất xứ hữu cơ và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, góp phần tạo dựng thương hiệu uy tín cho cửa hàng

+ Đối với ban điều phối PGS: hướng dẫn người nông dân sản xuất theo

mô hình PGS, góp phần cung cấp một nguồn thực phẩm sạch, an toàn, hữu cơ tuyệt đối tới người tiêu dùng

Tuy nhiên mọi người trong hệ thống PGS đều chung quan điểm: để các thành viên bên ngoài cùng tham gia vào quá trình áp dụng hệ thống PGS là một điều tốt mà qua đó tính tin cậy của các sản phẩm PGS càng được khẳng định và thể hiện rõ hơn

2.1.3 Mục tiêu và lợi ích áp dụng

Mục tiêu của PGS là cung cấp một hệ thống đảm bảo đáng tin cậy cho người tiêu dùng đang tìm kiếm và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận bởi các bên liên quan, có chi phí thấp

Phương pháp của hệ thống PGS là khuyến khích hoặc thậm chí có thể yêu cầu

sự tham gia trực tiếp của người nông dân và người tiêu dùng vào quá trình cấp chứng nhận để đảm bảo yếu tố khách quan với người sử dụng Sự tham gia trực tiếp này giúp các chương trình của PGS giảm bớt được các công việc giấy tờ và ghi chép hồ sơ, đồng thời tạo điều kiện cho những nông dân sản xuất nhỏ trong hệ thống hữu cơ có thể cùng tham gia và giữ cho việc cấp chứng nhận đơn giản hơn, có chi phí thấp hơn

Bên cạnh đó, áp dụng mô hình PGS sẽ giúp tăng số lượng các sản phẩm hữu

cơ có sẵn trong thị trường địa phương, đặt trọng tâm vào việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng để người nông dân có thể nhận được nhiều lợi nhuận hơn so với việc bán sản phẩm cho người bán buôn

Đối với người tiêu dùng, tham gia vào hệ thống này còn có thể giúp họ nâng cao hiểu biết hơn về kỹ thuật sản xuất hữu cơ, khả năng hoạt động cộng đồng và tăng niềm tin vào chất lượng của các sản phẩm hữu cơ

Trang 19

2.1.4 Những nguyên tắc và giá trị chính của PGS

Người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khoẻ của gia đình mình Họ nhận thấy những lợi ích của các sản phẩm hữu cơ và sẵn sàng chấp nhận trả giá cho sản phẩm cao hơn Thế nhưng, người tiêu dùng muốn được dảm bảo sản phẩm họ mua thực sự

là sản phẩm hữu cơ và không chứa các hóa chất hoặc các chất độc hại với cơ thể Mặt khác, người nông dân muốn sản xuất sản phẩm hữu cơ và có thể nhận được lợi nhuận xứng với những nỗ lực mà họ bỏ ra, nhưng họ lại không đủ khả năng chủ động tìm được khách hàng của mình Giá trị của hệ thống PGS nằm ở chỗ nó chú trọng vào cả hai vấn đề: cung cấp cho người tiêu dùng sự đảm bảo đáng tin cậy về những sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn và thông qua quá trình này, PGS giúp tạo sự kết nối trực tiếp giữa người mua và người bán

Sau khi cùng làm việc, nhóm PGS Việt Nam đã xác đinh một số nguyên tắc chung như sau:

*Tin tưởng nhau

Đây là nguyên tắc nền tảng cơ bản của PGS Hệ thống PGS cung cấp sự giám sát cần thiết để đảm bảo tính minh bạch cho sản phẩm hữu cơ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

*Minh bạch

Tất cả các bên liên quan, gồm cả nông dân, bắt buộc phải hiểu chính xác bộ máy đảm bảo PGS sẽ hoạt động như thế nào và việc ra các quyết định được tiến hành ra sao Mọi người cần phải hiểu ra quyết định cấp chứng nhận được dựa trên những tiêu chí nào, đặc biệt là lý do tại sao một số trang trại lại không được cấp chứng nhận

*Cùng hợp tác và cùng chịu trách nhiệm:

Hệ thống PGS không thể hoạt động nếu thiếu sự hợp tác giữa các thành viên Trong PGS, ở các cấp khác nhau đều có những trách nhiệm riêng được xác định rõ và ở tất cả các cấp, tất cả các bên liên quan đều chia sẻ trách nhiệm trong hoạt động PGS

*Phát triển

Trang 20

Bằng việc tham gia hệ thống PGS, các đối tác khác nhau sẽ cùng phát triển năng lực riêng của mình để lập kế hoạch và quản lí các hoạt động cụ thể Khi tiến trình ra quyết định được phân quyền, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự năng động và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên PGS

*Chia sẻ niềm tin “Thức ăn lành cho cuộc sống khỏe mạnh”

Một trong những điều cốt lõi đó là những người tham gia vào PGS cùng chia

sẻ niềm tin của họ vào điều ăn thức thức ăn lành là cách để có cuộc sống khỏe mạnh Nông dân PGS đã cam kết sản xuất thức ăn hữu cơ có lợi cho sức khoẻ, điều này đã giúp họ đến với những người tiêu dùng quan tâm theo cả hai cách hoặc là trực tiếp hoặc thông qua những lái thương trong hệ thống PGS

*Quan tâm về “đời sống nông thôn:

Với việc đưa người tiêu thụ và người sản xuất lại gần nhau hơn, PGS cũng giúp tạo ra sự quan tâm tốt hơn về “đời sống nông thôn”, hiểu biết về những điều kiện và những khó khăn của nông dân (Ban điều phối PGS Việt Nam)

2.2 Cấu trúc mô hình PGS

Hệ thống PGS có một cấu trúc đơn giản gồm nhiều “đơn vị”, mỗi đơn vị có vai trò và nhiệm vụ riêng được miêu tả theo bảng dưới đây:

Trang 21

Hình 2: Tổ chức hoạt động của hệ thống PGS

Có hai mối liên kết chính tạo nên sự nhịp nhàng trong việc vận hành hệ thống PGS hữu cơ

(1) Liên kết dọc : kết nối các thành phần trong hệ thống gồm hộ nông dân , nhóm sản xuất, liên nhóm và ban điều phối

(2) Liên kết ngang : giúp củng cố các thành phần trong hệ thống thông qua hoạt động thanh tra, giám sát và trách nhiệm của các thành viên tham gia

Liên kết dọc được củng cố và phát triển nhờ việc phát triển sản xuất, phân phối của hệ thống tại các vùng hoặc địa phương Khi liên kết ngang phát triển, nó thể hiện sức lan tỏa của hệ thống vượt ra khỏi lãnh thổ của từng địa phương, tạo thành mạng lưới sản xuất theo chứng nhận PGS

Như vậy hệ thống PGS được tạo nên nhờ sự tham gia tích cực và tự nguyện của các bên liên quan trong chuỗi để duy trì các biện pháp quản lý chất lượng cho sản phẩm cung ứng ra thị trường Trên từng thành phần của hệ thống PGS, mối liên

Trang 22

kết được thiết lập dựa trên sự ràng buộc về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia

2.2.1 Hộ nông dân cá thể:

Để tham gia vào nhóm sản xuất, nông dân phải liên hệ với người lãnh đạo nhóm sản xuất trong khu vực của họ Vai trò và nhiệm vụ chính của nông dân và các thành viên trong gia đình họ gồm:

• Học các nguyên tắc và phương pháp làm canh tác hữu cơ

• Tham gia một cách tích cực vào tất cả các hoạt động bao gồm các cuộc họp nhóm, các hoạt động tập huấn, thanh tra, v…v

• Học về các tiêu chuẩn PGS

• Điền vào Kế hoạch quản lí trang trại và cập nhật nó thường xuyên

• Làm cam kết và nghiêm ngặt tuân thủ theo cam kết

• Cung cấp các sản phẩm hữu cơ và đảm bảo chất lượng của chúng

• Khuyến khích và giúp đỡ các nông dân khác tham gia PGS

• Lập kế hoạch sản xuất của nhóm và tuyên truyền các sản phẩm của nhóm

• Tiến hành kiểm tra chéo định kỳ ( kiểm tra của thanh tra ) cho tất cả các thành viên nhóm

• Thúc đẩy các thành viên trong nhóm đạt được mục đích và mục tiêu của nhóm

• Đảm bảo tính công bằng và tránh xung đột quyền lợi giữa các thành viên

- Tạo dựng một nhóm sản xuất:

• Bất cứ nông dân nào cũng có thể khởi đầu thành lập một nhóm sản xuất của những nông dân làm hữu cơ Nhóm sản xuất cần có ít nhất 5 thành viên Nhóm phải

Trang 23

nằm ở tại địa phương (cụ thể là các thành viên phải quen nhau và biết đồng ruộng sản xuất của nhau)

• Các thành viên nhóm sản xuất có hệ thống sản xuất tương tự nhau

• Để hình thành một nhóm, nông dân phải hoàn thành “bản đăng ký tham gia PGS của nhóm sản xuất” và gửi tới Ban điều phối PGS

• Ban điều phối sẽ sắp xếp đưa nhóm sản xuất vào trong liên nhóm thích hợp Trưởng của liên nhóm sẽ liên hệ trực tiếp với nhóm sản xuất Tiến trình này sẽ bắt đầu bằng việc đào tạo nông dân trong nhóm sản xuất về các tiêu chuẩn hữu cơ của PGS và hoàn thành đơn cam kết của mình

• Nhóm sản xuất sẽ phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên đang canh tác hoặc chế biến hữu cơ sẽ hoàn thành đơn cam kết, đọc và học những tài liệu cơ bản nhất về PGS được cung cấp

- Chức năng của nhóm sản xuất

• Nhóm sản xuất tự xây dựng nội quy, quy chế của riêng mình, sử dụng biểu mẫu được liên nhóm cung cấp Nội quy, quy chế của nhóm cần được thảo luận và đồng ý bởi tất cả các thành viên trong buổi họp đầu tiên và sau đó được viết lại thành văn bản Một bản copy những nội quy quy chế này được gửi đến nhóm điều phối xem xét để bảo đảm rằng không có mẫu thuẫn với các quy định chung của PGS ( được ghi trong cẩm nang hoạt động PGS)

• Nhóm sản xuất sẽ hoàn thành tài liệu của nhóm bao gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục ra quyết định minh bạch và tiến trình bầu chọn cán bộ nhóm Các buổi họp của nhóm sản xuất sẽ được tiến hành một cách chính qui có kèm theo biên bản các cuộc họp Mỗi nhóm sản xuất sẽ có một hệ thống lưu giữ các tài liệu chính ( xem phụ lục 3 của cuốn cẩm nang này để biết thêm chi tiết) Nhóm điều phối có thể kiểm tra các tài liệu để đảm bảo rằng nhóm sản xuất hoạt động theo đúng yêu cầu Đơn đăng ký tham gia PGS của nhóm sản xuất cũng như quyền tham gia vào hệ thống chứng nhận PGS của nông dân có thể sẽ bị hủy bỏ nếu như có các hoạt động yêu cầu không được thực hiện

Trang 24

• Nhóm sản xuất chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các thành viên tham gia đầy

đủ các buổi đào tạo được tổ chức thông qua liên nhóm và hoàn thành tất cảc các tài liệu theo yêu cầu Nhóm điều phối PGS có thể hỗ trợ để tổ chức các buổi đào tạo

• Nhóm sản xuất có thể đáp ứng sự hỗ trợ cho các thành viên để phát triển các mối liên kết với thị trường Nhóm sản xuất có thể có biểu trưng (logo) riêng, khẩu hiệu và xây dựng thương hiệu riêng Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, họ vẫn phải tuân thủ các qui đinh chung trong việc sử dụng nhãn hiệu PGS ( xem chương 13 để biết thêm chi tiết)

2.2.3 Liên nhóm:

Một liên nhóm bao gồm một số các nhóm sản xuất ở một khu vực nhất định Các thành viên bao gồm trưởng của tất cả các nhóm sản xuất cũng như các thành viên từ bên ngoài như người tiêu dùng, thương lái, các quan chức địa phương, giảng viên nông dân hoặc nhân viên của các tổ chức phi chính phủ, đang làm việc trong khu vực của liên nhóm

- Nhiệm vụ và vai trò của liên nhóm bao gồm:

• Làm việc như một điểm liên lạc của nông nghiệp hữu cơ và PGS

• Điều phối tiến trình hoàn thành bản kế hoạch quản lí trang trại và bản cam kết của nông dân, đảm bảo rằng các thành viên hiểu rõ về tiêu chuẩn PGS

• Lưu giữ hệ thống dữ liệu và cập nhật hàng năm tình trạng hữu cơ cũng như những hoạt động sản xuất của các thành viên

• Điều phối tiến trình kiểm tra chéo

• Kiểm tra sổ sách của tiến trình kiểm tra chéo của mỗi nhóm sản xuất

• Xem xét các tài liệu kiểm tra chéo của các nhóm và đôn đốc các hoạt động khi cần

• Ra quyết định chứng nhận

• Có các xử lý khi có gian lận hoặc sai phạm

• Điều phối kế hoạch sản xuất cho tất cả các nhóm trong liên nhóm và quảng bá các sản phẩm của liên nhóm

Trang 25

• Thúc đẩy các thành viên liên nhóm đạt được các mục tiêu, mục đích của liên nhóm

• Đảm bảo không có xung đột quyền lợi giữa các thành viên

• Hàng năm báo cáo tới nhóm điều phối PGS theo đúng quy định

- Thành lập liên nhóm:

Trách nhiệm của việc thành lập liên nhóm phụ thuộc vào nhóm điều phối Khi nhận được một yêu cầu từ nông dân hoặc từ một nhóm sản xuất, quá trình hình thành Liên nhóm sẽ bắt đầu

• Các thành viên của liên nhóm sẽ bao gồm các nhóm trưởng của các nhóm sản xuất cũng như các thành viên không phải là nông dân như cán bộ của các tổ chức phi chính phủ, thương lái, các tổ chức của người tiêu dùng hoặc các tổ chức ở địa phương như Hội Nông dân

• Trong Liên nhóm, các thành viên không phải là nông dân có thể góp phần soạn thảo các báo cáo, bảo quản các số liệu và tham gia vào quá trình giám sát hoặc ra quyết định Họ sẽ cam kết làm thành viên cho Liên nhóm trong khoảng thời gian là 2 năm

• Liên nhóm sẽ lựa chọn một ban Quản Lý trong số các thành viên liên nhóm để chịu trách nhiệm cho các hoạt động chung của Liên nhóm

• Trong quá trình cấp chứng nhận, Liên nhóm sẽ lựa chọn:

+ Hội đồng chứng nhận: xem xét lại các báo cáo thanh tra của các nhóm sản xuất để quyết định tình trạng cấp chứng nhận cho nông dân, đôn đốc, theo dõi và đưa ra hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm

+ Người quản lí việc cấp chứng nhận (Giám đốc chứng nhận) Giám đốc chứng nhận sẽ:

Điều phối hoạt động của hội đồng cấp chứng nhận

Điều hành tiến trình cấp chứng nhận và đồng ý cấp chứng nhận cho các nhóm sản xuất

Trả lời những thắc mắc về các vấn đề đầu vào được phép sử dụng của PGS Lên lịch và thu xếp với các trưởng nhóm việc kiểm tra chéo trong các nhóm sản xuất

Kiểm tra tất cả các báo cáo kiểm tra chéo (Danh mục thanh tra theo nhóm của PGS)

Trang 26

Truyền đạt tới nhóm điều phối tất cả các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra chéo và việc cấp chứng nhận, bao gồm các vi phạm, biện pháp kỷ luật, thanh tra ngẫu nhiên, kiểm tra dư lượng

2.2.4 Nhóm điều phối PGS:

Nhóm điều phối PGS chịu trách nhiệm những vấn đề lớn phổ biến trong các liên nhóm nói chung Các thành viên của nhóm điều phối là các tình nguyện viên có năng lực kĩ thuật được chọn tại các cuộc họp thường niên của PGS

Vai trò và trách nhiệm của nhóm điều phối viên bao gồm:

• Bảo vệ quyền lợi của các Liên nhóm, nông dân và PGS

• Duy trì và cập nhật các tiêu chuẩn hữu cơ PGS và phê chuẩn hướng dẫn vật tư đầu vào trong sản xuất để áp dụng trong thanh tra và trừng phạt

• Tiếp nhận các đơn đăng kí từ các nhóm sản xuất mới và phân bổ tới Liên nhóm thích hợp

• Hỗ trợ các nhóm sản xuất và các Liên nhóm cải tiến các thủ tục và hệ thống

• Điều phối việc lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên thuốc sâu tại trang trại hoặc cửa hàng

• Tiếp nhận các thông tin/ báo cáo từ Liên nhóm

• Cấp giấy chứng nhận

• Quảng bá các sản phẩm hữu cơ

• Chịu trách nhiệm quản lí nhãn hiệu riêng của PGS (tên thương mại)

• Báo cáo tới các cấp cao hơn và các nhóm địa phương

• Quảng bá và liên hệ với các cơ quan thông tin đại chúng

- Thành lập nhóm điều phối:

• Nhóm điều phối PGS gồm sáu đến bảy thành viên khác nhau trong hệ thống của PGS tình nguyện tham gia Trong phiên họp thường niên, các thành viên của nhóm PGS sẽ chỉ định ra nhóm điều phối Các thành viên của nhóm sẽ được chỉ định trong hai năm Cố gắng đảm bảo rằng các thành viên của nhóm điều phối có đủ năng lực kĩ thuật để hoàn thành các nhiệm vụ được giao

Trang 27

• Nhóm điều phối sẽ chỉ định một hành chính viên Người này sẽ chịu trách nhiệm duy trì các cơ sở dữ liệu của hệ thống PGS, phát hành giấy chứng nhận và là người liên lạc cho PGS và nhóm điều phối

• Nhóm điều phối sẽ chỉ định một Hội đồng Tiêu Chuẩn để xem xét lại các tiêu chuẩn hữu cơ và các đầu vào sản xuất được phép sử dụng Những thay đổi trong các tiêu chuẩn hữu cơ sẽ được trình lên cuộc họp thường niên của PGS để phê chuẩn Các thành viên của Hội đồng Tiêu Chuẩn có thể là những người bên ngoài nhóm điều phối hoặc thậm chí bên ngoài các tổ chức thành viên của PGS, ví

dụ một chuyên viên từ Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn hoặc từ một trường đại học

• Nhóm điều phối có trách nhiệm cai quản toàn bộ hệ thống PGS đặc biệt về vấn

đề liêm chính và các tiêu chuẩn của hệ thống PGS Mặc dù các liên nhóm chịu trách nhiệm cho các hoạt động sản xuất thường ngày của các nhóm trực thuộc, tuy nhiên một

số công việc vẫn cần có sự trợ giúp của các chuyên gia kĩ thuật và quản lí ở cấp cao hơn

• Để bảo vệ dấu niêm phong PGS, nhóm điều phối sẽ có quyền kiểm tra các hoạt động trong nội bộ các nhóm sản xuất và liên nhóm khi có yêu cầu Họ cấp chứng nhận và cũng sẽ có quyền từ chối cấp chứng nhận

• Một trọng trách của nhóm điều phối là duy trì hệ thống dữ liệu PGS bao gồm: + Các thông tin cơ bản của các nhóm sản xuất ( ngày thành lập, danh sách thành viên, v v)

+Thông tin chi tiết về hiện trạng cấp chứng nhận của từng người sản xuất + Sao chép các quyết định cấp chứng nhận cho nông dân từ các Liên nhóm (để các giấy chứng nhận có thể được phát hành )

+ Lập hồ sơ các trường hợp sai phạm và những việc làm đã được thực hiện

để cải thiện nó

2.2.5 Quy trình triển khai và chứng nhận theo mô hình PGS

Sơ đồ toàn bộ tiến trình:

Trang 28

Hình 3: Sơ đồ Quy trình cấp chứng nhận theo PGS

(Nguồn: Ban điều phối PGS Việt Nam)

Việc cấp chứng nhận có thể được thực hiện cho tất cả các nhóm nông dân Ngoài ra, sẽ có một hệ thống riêng do PGS điều khiển chạy dọc suốt chuổi giá trị của sản phẩm được chứng nhận hữu cơ để quản lí sự liêm chính của nó ở tất cả các khâu sơ chế, thương lái và bán hàng Hệ thống này được quản lí bởi nhóm điều phối, khi được cấp chứng nhận thì các đối tượng trên cũng được phép sử dụng dấu hiệu niêm phong của PGS

Để nông dân có được chứng nhận PGS, thì bắt buộc phải qua các bước sau:

Bước 1: Nông dân liên hệ với nhóm sản xuất để làm thủ tục tham gia nhóm

Các nhóm sản xuất hữu cơ được hình thành và hoạt động trên những khu vực được cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn Nông dân phải tham gia khóa tập huấn về tiêu chuẩn hữu cơ PGS, sau đó hoàn thành và kí cam kết để chứng tỏ sự tự nguyện làm theo các tiêu chuẩn và thủ tục cấp chứng nhận PGS ngoài ra, các nông hộ

Trang 29

muốn tham gia nhóm phải hoàn thànhkế hoạch quán lí đồng ruộng và nộp lại cho liên nhóm

Bước 2: Liên nhóm sẽ thẩm tra xem kế hoạch quản lí đồng ruộng của nông

dân có được hoàn thành đầy đủ không và sau đó sẽ thông báo cho nhóm sản xuất để tiến hành thanh tra chéo

Bước 3: Nông dân và đồng ruộng của họ sẽ được thanh tra bởi các thành viên

khác trong nhóm sản xuất Ít nhất có ba thành tra viên của nhóm sản xuất cần có mặt trong một buổi kiểm tra chéo (Nhóm có thểcử thêm thanh tra viên) và tất cả họ đều phải kí vào phần báo cáo trong mẫu danh mục thanh tra theo nhóm

Biểu danh mục thanh tra theo nhóm của PGS phải được sử dụng để đảm bảo tính nhất quán giữa các cuộc thanh tra

Công việc thanh tra gồm cả việc kiểm tra thực tế trong hộ gia đình (đồng ruộng, nhà kho, khu sơ chế, nhà ở v.v) và sổ sách tài liệu được nông dân lưu giữ theo quy định Cẩm nang thanh tra chéo PGS giành cho các thanh tra viên sẽ cung cấp thông tin cụ thể hơn cho quá trình thanh tra

Các câu hỏi sẽ được đưa ra để kiểm tra xem người nông dân có hiểu các tiêu chuẩn hữu cơ PGS mà họ đã đồng ý làm theo hay không

Trong quá trình thanh tra, các thanh tra viên sẽ lấu mẫu đất và nước để kiểm tra Nông dân sẽ được miễn kiểm tra khâu này nếu họ đã được kiểm tra trong vòng

12 tháng trước đây hoặc nếu nông dân đã có chứng nhận rau an toàn

Bước 4: Dựa trên báo cáo thanh tra theo danh mục và các báo cáo khác (ví

dụ báo cáo kết quả kiểm tra đất và nước) cũng như kiểm tra bản Cam kết của người nông dân và kế hoạch quản lí đồng ruộng, Hội đồng chứng nhận liên nhóm sẽ ra quyết định về tình trạng cấp chứng nhận của các ruộng Quyết định sẽ được gửi tới nhóm điều phối trong đó bao gồm các họat động cần thực hiện nếu có sai phạm

Bước 5: Nhóm điều phối sẽ nhập các thông tin tóm tắt của từng nông dân

vào hệ thống dữ liệu và gửi giấy chứng nhận tới nông có giá trị trong 1 năm kể từ ngày thanh tra Mỗi giấy chứng nhận của nông dân có ghi số nhận diện (số ID) của từng nông dân gồm cả mã số cho nông dân và liên nhóm

Trang 30

Bước 6: Các khu vực sản xuất của nông dân sẽ được thanh tra lại hàng năm

Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ điều khiển tiến trình tái thanh tra.Trước khi thanh tra, nông dân phải cập nhật Kế hoạch quản lí đồng ruộng và kiểm tra hồ sơ ghi chép của họ (ghi chép vật tư đầu vào đã được sử dụng và việc bán sản phẩm)

Bước 7: Tiến trình thanh tra, ra quyết định và phê chuẩn theo các bước từ 3

đến 5 ở trên

Kiểm tra dư lượng:

Khu vực sản xuất sẽ được chọn ngẫu nhiên một tỉ lệ nhỏ để kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong các loại cây đang trồng trên đồng ruộng.Việc kiểm tra dư lượng thuốc sâu sẽ được điều khiển bởi nhóm điều phối nhưng liên nhóm sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động nếu được yêu cầu

Bước 8: Hàng năm, Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ chọn ngẫu

nhiên khoảng 10% các báo cáo thanh tra để các thành viên của liên nhóm sẽ tái thanh tra các khu vực sản xuất này và báo cáo tới hội đồng chứng nhận liên nhóm

về các kết luận tái thanh tra theo danh mục Hội đồng chứng nhận sẽ thông qua các báo cáo này và ra quyết định phê chuẩn hoặc thay đổi tình trạng chứng nhận cho nông dân Những khu vực được tái thanh tra sẽ được đánh dấu trong hệ thống

dữ liệu

2.2.6 Hoạt động thanh tra và cấp chứng nhận trong PGS

Trong vòng một năm, mỗi khu vực sản xuất sẽ có khả năng được thanh tra ít nhất hai lần không được báo trước.Tất cả các ruộng hữu cơ trong hộ sản xuất sẽ được tới thanh tra ít nhất hai lần và các ruộng trồng thông thường sẽ được thanh tra

Trang 31

hay bệnh phá hại mạnh có nguy cơ nông dân có thể sử dụng các chất không được phép để kiểm soát sâu bệnh Hoặc, chọn vào thời điểm khi có nhiều nông dân thông thường có ruộng ở bên cạnh ruộng hữu cơ thể phun thuốc trừ sâu và có khả năng làm nhiễm bẩn khu vực sản xuất hữu cơ nếu các cây bờ bao hoặc vùng đệm không

có đủ hiệu quả

2.2.7 Hình thức thanh tra

Việc thanh tra các nông hộ hoặc các cơ sở chế biến và kinh doanh áp dụng hệ thống PGS gồm 2 hình thức: thanh tra nội bộ và thanh tra do Ban điều phối tiến hành

- Thanh tra nội bộ do các nhóm tự tổ chức, kiểm tra chéo trong nhóm và giũa các nhóm

- Thanh tra do Ban điều phối tiến hành: tiểu ban thanh tra và đội thanh tra độc lập tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất

- Đối tượng thanh tra: Là các thành viên (hộ cá thể, nhóm hộ, hợp tác xã, ) tham gia sản xuất, thu gom, sơ chế, tiêu thụ rau trong hệ thống

- Nô ̣i dung thanh tra:

o Thanh tra viê ̣c chấp hành , áp dụng các quy định trong sản xuất, thu hoạch

và bán rau của các thành viên

o Thanh tra viê ̣c ghi chép nhâ ̣t ký đồng ruô ̣ng

o Lấy mẫu rau phân tích để công bố hoă ̣c đánh giá chất lượng sản phẩm

- Xử lý kết quả thanh tra:

o Đưa ra biện pháp xử lý điều chỉnh quá trình sản xuất, bán rau cho phù hợp

o Phê duyệt, cấp chứng nhận cho những hộ thực hiện tốt Thu hồi chứng nhâ ̣n cho các hô ̣ vi pha ̣m

2.2.8 Cấp và quản lý chứng nhận

Căn cứ theo báo cáo kết quả của việc kiểm tra nội bộ hoặc thanh tra của Ban điều phối đối với các nông hộ hoặc các cơ sở kinh doanh ra sẽ được cấp chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn rau hữu cơ của PGS nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn như:

Trang 32

- Kết quả thanh tra, giám sát (nội bộ nhóm và Ban điều phối) đạt kết quả tốt

- Kết quả mẫu phân tích mẫu (nếu có ) đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy

đi ̣nh hiê ̣n hành

- Tâ ̣p thể (tổ, nhóm, HTX, …) hay cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng nhâ ̣n đủ điều kiê ̣n sản xuất rau an toàn

- Là thành viên hệ thống chứng nhâ ̣n cùng đảm bảo

- Chấp hành tốt nô ̣i quy, quy chế nhóm; chấp hành đầy đủ, đúng các tiêu chuẩn đã thống nhất

Sau khi được Ban điều phối chấp thuận , chứng nhận PGS sẽ được công khai tại nơi sản xuất , nơi bán hàng và các hình thức quảng cáo khác nhằm quảng bá và thúc đẩy các hộ cùng phấn đấu đạt chứng nhận cũng như tạo sự giám sát chéo trong cộng đồng

Đối với các nông hộ hoặc cơ sở chế biến , kinh doanh không duy trì và đáp ứng được các tiêu chuẩn do hệ thống PGS quy định , Ban điều phối có thể thu hồi chứng nhận vĩnh viễn hoặc tạm thời tùy theo mức độ vi phạm Việc cấp, thu hồi đều được bàn bạc, thống nhất, công khai thành nội quy, quy chế ngay từ đầu và được tất

cả các thành viên đăng ký đồng thuận

2.3 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, đã có một số các công trình nghiên cứu tiến hành nghiên cứu

về hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Trong đó, các nghiên cứu tập trung làm rõ những tác động và vai trò, lợi ích cũng như sự phù hợp của mô hình này đối vơi điều kiện sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt tại các nước đang phát triển và với điều kiện sản xuất, canh tác quy mô nhỏ

- Tác động của Hệ thống đảm bảo chất lượng có sự tham gia trong sản xuất

và và thương mại của nông sản hữu cơ (Els Wynen, 2004) Nghiên cứu giới thiệu đặc trưng của từng quốc gia và hệ thống chứng nhận hữu cơ của từng nước, phân tích chi phí trực tiếp, gián tiếp và hiệu quả tác động của từng mô hình chứng nhận,

Trang 33

trong đó có mô hình PGS Đồng thời chỉ ra khả năng hài hòa các tiêu chuẩn và mô hình với nhau, áp dụng cho từng loại thực phẩm cụ thể

- Hệ thống đảm bảo có sự tham gia: Giải pháp chứng nhận cho các nông hộ nhỏ (Erin Nelson, 2008) Nghiên cứu thuộc khuôn khổ dự án của Pan – Canada Reseach Impact Network nhằm mô tả hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS như một cách thức có thể áp dụng rộng rãi cho những nhà sản xuất sản phẩm hữu cơ quy

mô nhỏ co thể tham gia trên thị trường thực phẩm

- Chiến lược Marketing và hệ thống quản lý của các chứng nhận nông sản hữu cơ (Pilar Santacoloma, 2008) Mục đích của nghiên cứu là tiến hành so sánh cấu trúc tổ chức và chiến lược marketing trong các chuỗi cung ứng thực phẩm hữu cơ được vận hành theo 3 mô hình chứng nhận khác nhau ở các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi Mô hình thứ nhất là sự chứng nhận của bên thứ ba với từng thành viên trong chuỗi cung ứng, được biết đến như những chứng nhận mang tính quốc tế Mô hình thứ hai cũng dựa trên chứng nhận của bên thứ ba nhưng trong đó các nông hộ quy mô nhỏ có thể được chứng nhận theo nhóm - được gọi là hệ thống kiểm soát nội bộ ICS Mô hình thứ ba là hệ thống chứng nhận về đảm bảo cùng tham gia PGS

Đã có nhiều công trình nghiên cứu tại các nước các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, New Zealand, Thái Lan, Phillipine…, nhằm giới thiệu về mô hình PGS, phân tích những lợi ích đạt được cũng như chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn mà các chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các nước này gặp phải trong quá trình triển khai và vận hành hệ thống PGS

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, sản xuất và kinh doanh sản phẩm hữu cơ (thực phẩm sạch, an toàn) mới chỉ được nhắc đến trong một vài năm trở lại đây Năm 2006, Bộ NN&PTNT đã ban hành Bộ tiêu chuẩn Quốc gia cho các sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam Tuy nhiên, những thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ lại không

Trang 34

được mô tả trong bộ tiêu chuẩn này Vì vậy, dù sản phẩm hữu cơ có được sản xuất

ra cũng khó có thể tạo được niêm tin với người tiêu dùng Vì vậy, sự ra đời của tiêu chuẩn PGS cùng các mô hình sản xuất và liên kết chuỗi theo hệ thống này sẽ giúp giải quyết những mâu thuẫn và những khoảng trống mà cả người sản xuất (hộ nông dân), các nhà phân phối, kinh doanh, người tiêu dùng và các bên liên quan đang rất quan tâm Hai tiêu chuẩn PGS chính trong hệ thống các tiêu chuẩn PGS, đó là: Tiêu chuẩn PGS cho nhà sản xuất và tiêu chuẩn PGS cho nhà bán lẻ cùng một số tài liệu

và cẩm nang hướng dẫn đã được xây dựng nhằm giới thiệu về tiêu chuẩn, mô hình

và chia sẻ kinh nghiệm, cách thức xây dựng và triển khai hệ thống

- Tiêu chuẩn hữu cơ PGS (Ban điều phối PGS Việt Nam, 2013)

Đây là bộ tiêu chuẩn PGS áp dụng cho các nhà sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi Tiêu chuẩn về vận hành, chế biến và bán lẻ các sản phẩm hữu cơ Những tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng và cho đến người tiêu dùng

- Tiêu chuẩn PGS cho đối tượng bán lẻ (Ban điều phối PGS Việt Nam, 2011) Tiêu chuẩn trình bày những yêu cầu của PGS đối với nhà bán lẻ, thủ tục đăng ký PGS, các phương pháp thanh tra và cấp giấy chứng nhận PGS cho nhà bán lẻ

- Cẩm nang hoạt động cho người sản xuất (ADDA, PGS, 2009), Tài liệu giới thiệu những nguyên tắc và giá trị chính của PGS cũng như đưa ra các hoạt động chính trong vận hành và triển khai mô hình theo PGS

- Chia sẻ kinh nghiệm mô hình áp dụng hệ thống chứng nhận cùng đảm bảo - PGS, nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Mở rộng dự án PGS tại Tỉnh Vĩnh Phúc” (VECO Việt Nam, 2012) Nghiên cứu giới thiệu các nội dung cơ bản liên quan đến rau hữu cơ, các tiêu chuẩn chứng nhận và phương thức chứng nhận Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu và chia sẻ các kinh nghiệm về vận hành hệ thống chứng nhận cùng đảm bảo PGS

Trang 35

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai PGS tại Việt Nam cũng như phát triển sản xuất thực phẩm sạch, an toàn có nguồn gốc hữu cơ tại Việt Nam hiện nay còn rất ít và gặp rất nhiều khó khăn Do vậy, có khá ít công trình nghiên cứu liên quan tới những vấn

đề này Một số bài viết, bài nghiên cứu tập trung làm rõ lợi ích, ý nghĩa và sự phù hợp của mô hình PGS với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Một số đi vào nghiên cứu những khía cạnh sâu hơn như hành vi mua của người tiêu dùng, thái độ của các tác nhân tham gia trong mô hình để làm rõ triển vọng cũng như những khó khăn, thách thức đang gặp phải trong quá trình thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch có nguồn hữu cơ nói chung và triển khai hệ thống PGS nói riêng

- Kỷ yếu hội thảo “Tham vấn báo cáo nghiên cứu tính bền vững của hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS” (2013), Các biết viết, bài trình bày tại hội thảo tập trung giới thiệu về hiện trạng chứng nhận chất lượng rau tại Việt Nam, các mô hình PGS đang được áp dụng hiện nay và tóm lược báo cáo về nghiên cứu tính bền vững của hệ thống PGS Việt Nam

- Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) – Hướng đi mới cho rau an toàn (Đào Thế Anh, 2013)

Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về công tác quản lý chất lượng trong ngành hàng rau an toàn cũng như những khó khăn, hạn chế của công tác này trong ngành hàng rau an toàn ở Việt Nam Thông qua nghiên cứu và giới thiệu về mô hình đảm bảo có sự tham gia PGS để khẳng định đây chính là mô hình phù hợp với sản xuất quy mô nhỏ ở Việt Nam hiện nay, và sẽ là hướng đi mới, giải pháp mới để giải quyết những khó khăn và thúc đẩy đầu ra cho sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở Việt Nam

Tóm lại, Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia – PGS là một hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng trong sản xuất thực phẩm an toàn có nguồn gốc hữu cơ, mặc dù đã được áp dụng khá phổ biến ở một số quốc gia trên thế giới nhưng

Trang 36

vẫn còn là khá mới ở Việt Nam Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống này Mặc dù vậy, đây là một mô hình đảm bảo chất lượng dựa trên quan điểm tiếp cận hiện đại – quan điểm chuỗi giá trị, cũng như đặc biệt phù hợp với điều kiện sản xuất, canh tác nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam

Vì vậy, để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm an toàn, nghiên cứu việc đẩy mạnh việc triển khai và áp dụng PGS ở Việt Nam cũng như cần có những

hệ thống cơ sở lý luận và những nghiên cứu chuyên sâu về mô hình này

3 Đặc trƣng cơ bản của vùng nghiên cứu

3.1 Đặc điểm- điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác nông nghiệp của huyện

Sóc Sơn nói chung và xã Thanh Xuân nói riêng

Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội với diện tích 18.040,62 ha đất nông lâm nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 13.205,9 ha, người sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính Với 3 con sông lớn và 34 hồ đập, tạo cảnh quản môi trường sinh thái, có lượng nước đảm bảo đủ cung cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như cho hoạt động sản xuất rau an toàn, huyện đã xây dựng được nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh như rau hữu cơ, lúa chất lượng cao, lúa nếp cái Hoa vàng, chè an toàn, gà đồi, bưởi Diễn Riêng sản phẩm rau hữu cơ, chè an toàn đang được thị trường chấp nhận và tiêu thụ ổn định Hiệu quả kinh tế đem lại cho người dân cao, đặc biệt từ thu nhập trung bình từ sản xuất rau hữu cơ đạt trên 500 triệu/ha (Hội nông dân Việt Nam)

Để tạo ra sản phẩm rau sạch, rau an toàn và hệ thống phân phối cho người tiêu dùng, huyện đã thành lập 13 nhóm, 2 liên nhóm và 2 HTX sản xuất rau hữu cơ Các nhóm sản xuất rau hữu cơ được tổ chức ADDA kiểm tra giám sát và cấp giấy chứng nhận sản phẩm rau hưu cơ mang tên PGS PGS là tiêu chuẩn dành cho các loại rau sản xuất theo phương pháp hữu cơ, ở mô hình này bà con hoàn toàn không

sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, các chế phẩm, các chất biến đổi gien

Trang 37

Để mở rộng sản xuất và khẳng định chất lượng thương hiệu rau hữu cơ Sóc Sơn trên thị trường, cuối năm 2012, huyện đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể rau hữu cơ Sóc Sơn Hội nông dân huyện được giao

là đơn vị quản lý thương hiệu, nhằm hoàn thiện từ khâu quản lý tổ chức sản xuất, sơ chế, đóng gói tiêu thụ sản phẩm, quản lý thương hiệu và tìm kiếm mở rộng thị trường Đến nay, nhãn hiệu rau Sóc Sơn đã gắn liền với các chủng loại rau hữu cơ khi được đưa ra thị trường, đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng Việc có chỗ đứng trên thị trường đã đem lại giá trị sản phẩm cao hơn từ 1,5 lần so với trước khi

có thương hiệu và ổn định đầu ra cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân

Huyện đã xây dựng được tổng diện tích gieo trồng hoa mầu tại 26 xã, thị trấn

là 1.425 ha, với 3 vụ sản xuất chính trong một năm, sản lượng đạt 14.745 tấn Hiện nay, huyện mới xây dựng được diện tích sản xuất rau an toàn trên 400 ha Trong đó gần 20ha rau hữu cơ được tổ chức sản xuất tập trung tại xã Thanh Xuân Đây có thể nói là một trong những vùng sản xuất rau an toàn lớn nhất của thành phố

Trang 38

Hình 4 : Bản đồ hành chính xã Thanh Xuân- Sóc Sơn

Là một xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Thanh Xuân có diện tích 8,74km2 nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc Hà Nội Phía Tây- Nam giáp với Sân bay Quốc tế Nội Bài, phía Tây có có cao tốc Hà Nội- Lào Cai, con đường huyết mạch giao thương kinh tế với vùng Tây Bắc Quốc lộ 2A cũng chạy dài suốt dọc địa phận hành chính của xã Địa phận phía Đông của xã được đánh dấu bằng một biên giới tự nhiên với các vùng khác bởi con sông Phan, một nhánh của sông Cà Lồ

Địa hình của xã Thanh Xuân khá bằng phẳng, nằm trong vùng bồi đắp phù sa của sông Hồng, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc nên rất thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là rau màu Hơn nữa, xã nằm gần các khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp Quang Minh, nhà máy Toyota nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn là khá lớn và rất có tiềm năng để phát triển

Trang 39

3.2 Hiện trạng canh tác rau hữu cơ tại vùng nghiên cứu

3.2.1 Bối cảnh thành lập:

Nằm trong kế hoạch của dự án “Trồng rau hữu cơ giúp xóa đói giảm nghèo

và bảo vệ môi trường tại Sóc Sơn, Hà Nội” của trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị (www.vidothị.org) do cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) tài trợ năm 2008, cho tới năm 2010, sản xuất rau hữu cơ của nhóm nông dân tại thôn Bái Thượng- xã Thanh Xuân- huyện Sóc Sơn đã gặt hái được nhiều thành công, trở thành điểm tham quan hấp dẫn, mô hình tiêu biểu để các tổ chức, nông dân từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tới tham quan và học tập

Tháng 4 năm 2011, liên nhóm Thanh Xuân với sự hỗ trợ từ giải thưởng của quỹ Spark (www.spark.org.vn) - Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các sáng kiến xã hội, tiến hành khai trương công ty Cổ phần Hà Nội Organic Roots với mục tiêu đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến gần hơn với người tiêu dùng

Xã Thanh Xuân, Huyện Sóc Sơn, Hà nội là vùng có truyền thống trồng rau

từ lâu, nhưng từ năm 2008 mới bắt đầu chuyển sang canh tác theo phương thức hữu

cơ thông qua dự án “Trồng rau hữu cơ để bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo”.Trên địa bàn xã hiện có 8 nhóm trồng rau hữu cơ, tổng diện tích khoảng 8

ha, bao gồm: Nhóm Bái Thượng, Nhóm Thành công, Nhóm Trung, Nhóm Na, Nhóm Đoàn Kết, Nhóm Ánh Dương, Nhóm Tự nguyện, Nhóm Thanh Nhàn 8 nhóm này đều tham gia vào liên nhóm sản xuất hữu cơ Thanh Xuân và đều có chứng chỉ PGS cho nông nghiệp hữu cơ Trong đó, nhóm Bái Thượng với diện tích 9200m2 và 11 hộ gia đình tham gia sản xuất, đây là nhóm được đánh giá

là có sản lượng ổn định nhất, vinh dự là nhóm sản xuất đầu tiên nhận được chứng chỉ PGS cho nông nghiệp hữu cơ, là địa chỉ sáng giá để các đơn vị sản xuất, hội nông dân, các cơ quan nghiên cứu tới tìm hiểu

Trang 40

3.2.2 Đặc điểm của liên nhóm Thanh Xuân

Năm 2009 Liên nhóm Thanh Xuân thành lập với 14 nhóm và 90 thành viên Tới năm 2016, Hội nông dân xã đã thành lập được 18 nhóm với 157 thành viên tham gia trên diện gần 20 ha Mỗi tháng đưa ra thị trường Hà Nội bình quân 30-50 tấn rau, mỗi thành viên thu nhập từ 4,5-6 triệu đồng/một tháng

Trong suốt quá trình hoạt động, liên nhóm luôn cố gắng duy trì mọi công việc theo như yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia Các cuộc họp giao ban được tổ chức hàng tháng, công tác thanh tra, kiểm tra trong nhóm và kiểm tra chéo đều được lên kế hoạch và triển khai định kỳ, các thành viên trong ban thanh tra thực hiện nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo đầy đủ yếu tố khách quan, đúng quy trình Tính từ năm 2008 đến năm 2015 liên nhóm đã tổ chức được trên 334 cuộc thanh tra, trong đó có 117 cuộc thanh tra định kỳ và 217 cuộc thanh tra đột xuất Ngoài cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước, sản phẩm rau hữu cơ của Thanh Xuân đã được sang các nước như Pháp và Đức, với sản phẩm chủ yếu là rau gia vị và bí xanh, mỗi tháng xuất được 60kg bí xanh và rau gia vị

Tất cả 18/18 nhóm trong liên nhóm đều được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ PGS, tạo điều kiện cho nông dân tham gia các hội chợ để giới thiệu và bán các sản phẩm hữu cơ Bình quân mỗi năm đưa ra thị trường trên 300 tấn rau, củ, quả các loại, tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng hàng năm Tính đến năm 2016 có 12 công ty và 45 điểm bán sản phẩm hữu cơ trên địa bàn Thành phố thu mua rau hữu cơ của Thanh Xuân.

Bên cạnh việc tích cực sản xuất gia tăng sản lượng, Thanh Xuân liên tục triển khai tập huấn quy trình sản xuất rau hữu cơ hàng năm cho cả thành viên mới

và cũ Đối với những vấn đề còn nổi cộm, cần xem xét hay chưa phù hợp, liên nhóm cũng tham gia bàn luận, bổ sung và góp ý vào bộ tiêu chuẩn hữu cơ của bộ thực vật sản xuất Hà Nội

Ngày đăng: 03/11/2017, 12:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Đào Thế Anh, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Quý Bình (2013). Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) – Hướng đi mới cho rau an toàn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Thế Anh, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Quý Bình (2013)
Tác giả: Đào Thế Anh, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Quý Bình
Năm: 2013
5. Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống trong nông nghiệp (2013). Kỷ yếu hội thảo “Tham vấn báo cáo nghiên cứu tính bền vững của hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo “Tham vấn báo cáo nghiên cứu tính bền vững của hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống trong nông nghiệp
Năm: 2013
6. VECO Việt Nam (2012). Chia sẻ kinh nghiệm mô hình áp dụng hệ thống chứng nhận cùng đảm bảo – PGS. Dự án “Mở rộng dự án PGS tại Tỉnh Vĩnh Phúc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia sẻ kinh nghiệm mô hình áp dụng hệ thống chứng nhận cùng đảm bảo – PGS". Dự án “Mở rộng dự án PGS tại Tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: VECO Việt Nam
Năm: 2012
1. Claudia Hochreiter (2011). Attitude, benefits, and challenges of organic farmers in paticipatory guarantee systems (PGS), Cacahoatán, Mexico, Master thesis Sách, tạp chí
Tiêu đề: Attitude, benefits, and challenges of organic farmers in paticipatory guarantee systems (PGS), Cacahoatán, Mexico
Tác giả: Claudia Hochreiter
Năm: 2011
4. Ron Khosla, A participatory Organic Guarantee System for India, Final Report of FAO, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A participatory Organic Guarantee System for India, Final Report of FAO
1. ADDA (2009). PGS – Hệ thống giám sát có sự tham gia cho sản phẩm hữu cơ – Cẩm nang hoạt động cho người sản xuất Khác
2. Ban điều phối PGS Việt Nam (2013). Tiêu chuẩn hữu cơ PGS Khác
3. Ban điều phối PGS Việt Nam (2011). Tiêu chuẩn PGS cho đối tượng bán lẻ Khác
4. Đào Châu Thu (2016). Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ với sử dụng đất hiệu quả và bền vững Khác
7. Đào Thế Anh, Nguyễn Thị Hà và Đào Dũng Minh (2013). Nghiên cứu sâu về tính bền vững của Hệ thống đảm bảo có sự tham gia PGS Khác
8. Từ Tuyết Nhung (2017). Báo cáo PGS Việt Nam tại Hội thảo về Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PSG) đối với nông nghiệp hữu cơ tại các nước vùng đồng bằng song Mekong tại BangKok- Thái Lan Khác
2. Laercio (2010). Meirelles, Regulation of participatory gurantee systems in Brazil – A case study Khác
3. Erin Nelson (2008). Laura Gomez Tovar, participatory guarantee systems: A certification idea for small organic farmers Khác
6. Report Regional workshop on Participatory Guarantee Systems (PGS) for organic agriculture in the Greater Mekong Sub-region, Bangkok, 6 th , April, 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w