1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QUAN TRI MARKETING HUFI EXAM

38 348 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 583,13 KB

Nội dung

QUAN TRI MARKETING HUFI EXAM tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ MARKETING I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MARKETING Marketing là một qúa trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác. Định nghĩa này về marketing dẫn chúng ta đến những khái niệm cốt lõi sau: nhu cầu cấp thiết, mong muốn, nhu cầu, sản phẩm, lợi ích, chi phí, sự thỏa mãn, trao đổi, giao dịch, thị trường, marketing và người làm marketing. 1. Nhu cầu cấp thiết (needs) Điểm xuất phát của tư duy marketing là những nhu cầu và mong muốn của con người. Người ta cần thức ăn, nước uống, không khí và nơi ở để sống còn. Bên cạnh đó, con người còn có nguyện vọng mạnh mẽ cho sự sáng tạo, giáo dục và các dịch vụ khác. Nhu cầu cấp thiết của con người là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà họ cảm nhận được. Nhu cầu cấp thiết của con ngưòi rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn, mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội như sự thân thiết gần gũi, uy tín và tình cảm cũng như các nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Nhu cầu cấp thiết là những phần cấu thành nguyên thủy của bản tính con người, không phải do xã hội hay người làm mketing tạo ra. Nếu các nhu cầu cấp thiết không được thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Và nếu các nhu cầu đó có ý nghĩa càng lớn đối với con ngưòi thì nó càng khổ sở hơn. Con người không được thỏa mãn sẽ lựa chọn một trong hai hướng giải quyết : hoặc là bắt tay tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu, hoặc cố gắng kìm chế nó. 2. Mong muốn (wants) Mong muốn của con người là một nhu cầu cấp thiết có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người. Mong muốn được biểu hiện ra thành những thứ cụ thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu bằng phương thức mà nếp sống văn hóa của xã hội đó vốn quen thuộc. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của các thành viên cũng tăng lên. Con ngưòi càng tiếp xúc nhiều hơn với những đối tượng gợi trí tò mò, sự quan tâm và ham muốn. Các nhà sản xuất, về phía mình, luôn hướng hoạt động của họ vào việc kích thích ham muốn mua hàng và cố gắng thiết lập mối liên hệ thích ứng giữa những sản phẩm của họ với nhu cầu cấp thiết của con ngưòi. 3. Nhu cầu (demands) Nhu cầu của con người là những mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán. Các mong muốn sẽ trở thành nhu cầu khi được bảo đảm bởi sức mua. Con người không bị giới hạn bởi mong muốn mà bị giới hạn bởi khả năng thỏa mãn ước muốn. Rất nhiều người cùng mong muốn một sản phẩm, nhưng chỉ có số ít là thỏa mãn được nhờ khả năng thanh toán của họ. Do vậy, trong hoạt động marketing, các doanh nghiệp phải đo lường được không chỉ bao nhiêu người muốn sản phẩm của mình, mà quan trọng hơn là bao nhiêu người có khả năng và thuận lòng mua chúng. Trong quá trình thực thi marketing như một chức năng kinh doanh, những người làm marketing không tạo ra nhu cầu, nhu cầu tồn tại một cách khách quan. Người làm marketing cùng với các yếu tố khác trong xã hội tác động đến những mong muốn, nhu cầu bằng càch tạo ra những sản phẩm thích hợp, dễ tìm, hấp dẫn và hợp túi tiền cho những khách hàng mục tiêu của họ. Sản phẩm càng thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu bao nhiêu thì người làm marketing càng thành công bấy nhiêu. 4. Sản phẩm Những nhu cầu cấp thiết, mong muốn và nhu cầu của con người gợi mở nên sự có mặt của sản phẩm. Sản phẩm là bất cứ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận, được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người. Thông thường thì từ “sản phẩm“ gợi trong QUẢN TRỊ MARKETING HUFI EXAM ÔN TẬP QUẢN TRỊ MARKETING BÀI NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ QUẢN TRỊ MARKETING I, Vai trò quản trị marketing hoạt động kinh doanh 1, Đinh nghĩa : Trong hoạt động kinh doanh tổ chức, marketing giữ vai trò quan trọng Marketing cầu nối người mua người bán- giúp cho người bán hiểu nhu cầu đích thực người mua nhằm thỏa mãn cách tối ưu Dựa vào mục tiêu đề tổ chức mà nhà quản lý xây dựng chương trình hoạt động marketing phù hợp hoạt động quản trị marketing “Quản trị Marketing phân tích, hoạch định, thực kiểm tra chương trình đề , nhằm tạo dựng, bồi đắp trì trao đổi có lợi với người mua mà muốn hướng đến, mục đích đạt mục tiêu tổ chức.” Quản trị Marketing tìm cách ảnh hưởng đến mức độ, thời tính đặc trưng nhu cầu theo hướng giúp cho tổ chức đạt thành mục tiêu Nói đơn giản , quản trị marketing quản trị sức mua Facebook.com/hufiexam 2, Các quan điểm : Xét theo góc độ cạnh tranh tổ chức hoạt động kinh doanh, có quan điểm : quan điểm trọng sản xuất, trọng sản phẩm, trọng việc bán, trọng tiếp thị, tiếp thị vị xã hội  Quan điểm trọng sản xuất : Theo quan điểm người tiêu thụ ưa chuộng sản phẩm có sẵn để dùng sản xuất, đương nhiên việc quản trị nên tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất phân phối có hiệu Quan điểm thích hợp nhu cầu thị trường lớn khả cung cấp lúc tổ chức tập trung sản xuất đế đáp ứng nhu cầu; chi phí sản xuất cao tổ chức cần tăng suất để kéo chi phí xuống đồng thời giảm giá sản phẩm  Quan điểm trọng sản phẩm : Quan điểm cho người tiêu thụ thích sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả, hình dáng tuyệt hảo, đương nhiên việc quản trị tập trung vào việc cải thiện sản phẩm Nhà sản xuất phải có nghiên cứu phát triển kiểu dáng, bao bì, giá hấp dẫn, phân phối tiện lợi, thu hút ý khách hàng từ nhiều phía  Quan điểm trọng việc bán : Theo quan điểm này, người tiêu thụ không mua đủ sản phẩm công ty trừ công ty tiến hành công việc bán hoạt động nhằm cổ động việc mua hàng Quan điểm nhắm vào nhu cầu người bán, áp dụng cách nổ hàng hóa thuộc loại “hàng khó bán, hàng ngậm, hàng mà người mua không nghĩa đến việc mua “(bảo hiểm, tự điển…) Tuy nhiên quan điểm áp dụng cho hàng hóa thơng thường xe hơi…  Quan điểm trọng tiếp thị : QUẢN TRỊ MARKETING HUFI EXAM Quan điểm cho chìa khóa để đạt mục tiêu tổ chức nằm việc xác định nhu cầu ước muốn thị trường trọng điểm, đồng thời đáp ứng thỏa mãn mong đợi cách hiệu hiệu đối thủ cạnh tranh Điểm nhắm vào nhu cầu người mua, thoả mãn nhu cầu khách hàng phương tiện sản phẩm dịch vụ kết hợp qua phân phối tiêu thụ  Quan điểm tiếp thị vị xã hội : Theo quan điểm này, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu mong đợi người mua cách hiệu đối thủ cạnh tranh, mà phải bảo tồn nâng cao phúc lợi người tiêu thụ xã hội Quan điểm phát sinh từ nghi ngại có nên thiết lập triết lý kinh doanh tuý hay không, trời buổi có nhiễm mơi trường, tài nguyên cạn kiệt, bùng nổ dân số, sức khoẻ người bị đe dọa … Vai trò quản trị marketing : Facebook.com/hufiexam Quản trị marketing nhằm tạo dựng, bồi đắp trì trao đổi có lợi với người mua mà muốn hướng đến, mục đích đạt mục tiêu tổ chức Có vai trò trọng tâm sau :  Tối đa hóa tiêu thụ : Cơng việc Marketing tạo ham muốn kích thích tiêu thụ tối đa, bên cạnh tạo sản xuất, thuê mướn nhân công tối đa doanh thu  Tạo thỏa mãn cho khách hàng chất lượng dịch vụ: tạo điều kiện dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng tối đa Tuy nhiên việc thỏa mãn khó mà đo lường được, đơi lúc việc thoả mãn cá nhân liên quan đến điều tệ hại sa đọa thiệt hại môi sinh  Tối đa hóa chọn lựa : Đa dạng hóa sản phẩm kéo theo đa dạng chọn lựa Việc tối đa hóa chọn lựa người tiêu dùng biến thành phí tổn , hàng hóa dịch vụ đắt việc đa dạng hóa q rộng đòi hỏi thời đoạn vận hành sản xuất ngắn cấp độ phát minh cao II Quản trị trình marketing lập kế hoạch marketing Marketing cung cấp thông tin, dự báo, nhu cầu lời khuyên cho nhà hoạch định chiến lược dùng việc phân tích đánh giá sau Các nhà hoạch định chiến lược sau thương thuyết mục đích nguồn tài nguyên, lập nên kế hoạch marketing dựa mục đích tiến hành thực chúng Để thực nhiệm vụ trách nhiệm mình, nhà quản trị marketing qua trình marketing Người ta định nghĩa sau : “ Q trình marketing bao gồm việc phân tích hội marketing, nghiên cứu chọn lựa thị trường có mục tiêu, thiết kế chiến lược marketing hoạch định chương trình marketing tổ chức thực thị kiểm tra cố gắng nổ lực marketing” Phân Nghiên cứu & Thiết kế tích chọn lựa thị chiến hội trường mục lược Mar Hoạch định Tổ chức thực Mar tiêu chương trình kiểm Mar tra nổ lực Mar QUẢN TRỊ MARKETING HUFI EXAM Facebook.com/hufiexam  Phân tích hội thị trường : Để xác định đánh giá hội, cần xây dựng hoạt động hệ thống nghiên cứu marketing đáng tin cậy Tiến hành tổ chức nghiên cứu yêu cầu, mong muốn, vị trí khả mua thực tế khách hàng … Cần phải liên tục thu thập tin tức tình báo thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tran, nhà phân phối…Nắm bắt lựa chọn hội phù hợp  Nghiên cứu & chọn lựa thị trường mục tiêu: Để chọn lựa thị trường mục tiêu cần đo lường thị trường tiềm dự báo nhu cầu tương lai Phân khúc thị ...CHƯƠNG II: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING Trong chương 1 và 2, chúng ta đã trả lời câu hỏi : Các công ty cạnh tranh với nhau như thế nào trong thị trường khu vực và toàn cầu? Một phần của câu trả lời đó chính là sự cam kết tạo ra và duy trì sự thoả mãn của khách hàng. Bây giờ chúng ta có thể thêm vào một phần thứ hai: Các công ty thành công biết phải làm gì để thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường. Họ đã thực hành việc hoạch định chiến lược Marketing định hướng thị trường. Hoạch định chiến lược Marketing định hướng thị trường: là tiến trình quản trị nhằm phát triển và duy trì sự thích ứng giữa những mục tiêu, các kỹ năng và nguồn lực của tổ chức với những cơ hội thị trường thay đổi nhanh chóng. Mục tiêu của việc hoạch định chiến lược là làm cho các sản phẩm và các đơn vị kinh doanh đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng của chúng. Các khái niệm và công cụ là nền tảng của việc hoạch định chiến lược đã hình thành vào những năm 70 như là kết quả của một loạt cú sốc tác động đến nền công nghiệp Mỹ: khủng hoảng năng lượng, lạm phát hai chữ số, sự trì trệ của nền kinh tế, chiến thắng của người Nhật trong cạnh tranh . Các công ty của Mỹ không còn có thể dựa vào các dự án tăng trưởng đơn giản để hoạch định sản phẩm, doanh số và lợi nhuận. Ngày nay, mục tiêu đích của việc hoạch định chiến lược là giúp một công ty lựa chọn và tổ chức các đơn vị kinh doanh của nó theo cách duy trì sự vững mạnh cho công ty ngay cả khi các sự kiện không trông đợi tác động làm lệch hướng đối với các đơn vị kinh doanh riêng biệt hay những dòng sản phẩm của công ty . Hoạch định chiến lược đòi hỏi các hoạt động ở 3 phạm vi chính yếu: đầu tiên là quản trị các đơn vị kinh doanh của công ty như là 1 danh mục đầu tư. Phạm vi thứ 2 bao gồm việc đánh giá sức mạnh của mỗi đơn vị kinh doanh qua việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng thị trường, vị trí công ty và sự thích ứng với thị trường đó. Phạm vi chính yếu thứ 3 chính là chiến lược. Đối với mỗi một đơn vị kinh doanh, công ty phải phát triển 1 kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu dài hạn. Marketing đóng vai trò chính yếu trong tiến trình hoạch định chiến lược. Theo nhà quản trị việc hoạch định chiến lược tại General Electric: “ Nhà quản trị Marketting có chức năng quan trọng nhất trong tiến trình hoạch định chiến lược, họ có vai trò lãnh đạo trong việc định ra sứ mệnh kinh doanh doanh; phân tích môi trường, cạnh tranh và những tình huống kinh doanh; phát triển các mục tiêu, mục đích và chiến lược; xác định sản phẩm, thị trường, kênh phân phối và những kế hoạch chất lượng để thực thi chiến lược các đơn vị kinh doanh. Các vai trò này đưa đến việc phát sự phát triển các chương trình và những kế hoạch tác nghiệp liên kết đầy đủ với kế hoạch chiến lược”. Để hiểu quản trị Marketing, chúng ta phải hiểu được việc hoạch định chiến lược. Và để hiểu hoạch định chiến lược, chúng ta phải nhận ra rằng: các công ty thường hoạch định theo 3 cấp độ tổ chức: cấp độ công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp chức năng. Cấp công ty chịu trách nhiệm thiết kế chiến lược của công ty để định hướng hoạt động cho toàn bộ tổ chức; đưa ra các quyết định phân bổ các nguồn lực cho mỗi bộ phận cũng như từng đơn vị kinh doanh. Mỗi đơn vị kinh doanh phát triển một chiến lược của mình để đảm bảo khả năng sinh lời trong tương lại. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh sẽ được thực thi bằng một sự phối hơp của các chiến lược chức năng (marketing, sản xuất, R&D, .), và như vậy mỗi đơn vị kinh doanh hay mỗi cấp sản CHƯƠNG III CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CẠNH TRANH I. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Ngày nay trong kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ mới hiểu được các khách hàng của mình thôi là chưa đủ để thành công. Họ còn phải am hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình nữa, để có thể hoạch định các chiến lược marketing cạnh tranh có hiệu quả. Trong vài ba thập kỷ trở lại đây, sự phát triển doanh nghiệp ngày càng gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước. Nhiều nền kinh tế đang điều chỉnh lại và khuyến khích các lực lượng thị trường hoạt động. Thị trường chung Châu Âu đã hủy bỏ các hàng rào mậu dịch và thống nhất một đồng tiền chung Euro trong phạm vi hầu hết các nước thành viên. Hệ thống kinh tế đa quốc gia đang tiến đến các thị trường mới mang tính toàn cầu. Vì thế, doanh nghiệp không có con đường nào khác ngoài việc phải củng cố khả năng cạnh tranh của mình. Họ phải bắt đầu chú ý đến các đối thủ cạnh tranh cũng như các khách hàng mục tiêu của họ. Triết lý marketing chỉ ra rằng để thành đạt mục tiêu kinh doanh, nhà quản trị marketing phải xác định được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu, và đem lại sự hài lòng cho họ một cách có kết quả và hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Do vậy, chiến lược marketing chẳng những phải phù hợp với khách hàng mục tiêu mà còn phải thích nghi với những chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, vốn cũng đang phục vụ cho những khách hàng mục tiêu ấy. Để thành công, nhà quản trị marketing phải thiết lập các chiến lược định vị một cách mạnh mẽ những cống hiến của mình trong tâm trí của khách hàng chống lại cống hiến của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh sản phẩm, giá cả, phân phối và cổ động bán hàng với đối thủ trực tiếp. Trong cách này, có thể xác định các lĩnh vực cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Doanh nghiệp có thể tung ra nhiều cuộc tiến công trực diện vào đối thủ cũng như chuẩn bị phòng thủ mạnh mẽ hơn chống lại các đợt tấn công của chúng. Không có chiến lược nào tốt nhất cho mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải xác định cái gì có ý nghĩa nhất trong chức năng hoạt động của mình, các cơ hội và các tiềm năng của mình. Ngay cả trong một doanh nghiệp, các chiến lược có thể được hoạch định khác nhau theo các đơn vị kinh doanh chiến lược hoặc các sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp. Những người làm marketing cần biết rõ năm vấn đề về đối thủ cạnh tranh : - Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ? - Chiến lược của họ như thế nào ? - Mục tiêu của họ là gì ? - Các điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào ? - Cách thức phản ứng của họ ra sao ? 2. Xác định đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng các đối thủ cạnh tranh của mình, bao gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm, có thể phân biệt bốn loại đối thủ cạnh tranh : 1. Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu. Một doanh nghiệp có xem đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp khác đưa ra một sản phẩm và các dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng ở mức giá tương tự. Ví dụ, Sony có thể xem Matsushita là đối thủ cạnh tranh của mình như một nhãn hiệu danh tiếng về các sản phẩm nghe nhìn điện tử, nhưng không thấy mình đang cạnh tranh với Daewoo. 2. Đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Một doanh nghiệp có thể xem đối thủ cạnh tranh của họ là các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay các loại sản phẩm trong cùng một ngành. Trong trường hợp này, Sony coi đối thủ cạnh tranh là tất cả các hãng sản xuất sản phẩm nghe nhìn điện tử. 3. Đối thủ cạnh tranh về công dụng. Một doanh nghiệp có thể xem đối thủ cạnh tranh của mình một cách rộng hơn nữa như tất cả các doanh nghiệp cung ứng cùng một dịch vụ. Trường hợp CHƯƠNG IV HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING Để quản trị tốt một doanh nghiệp thì phải quản trị được tương lai của nó, mà muốn quản trị tương lai của nó thì phải quản trị thông tin. Cũng như vậy, chừng nào mà doanh nghiệp chưa quản trị tốt thông tin marketing thì nó không thể quản trị hoạt động marketing một cách có hiệu quả. Ngày nay, nhu cầu thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh đã trở thành một nhu cầu tất yếu phải có để có thể đưa ra các quyết định marketing có tính khả thi. Các doanh nghiệp cần phải biết được những thông tin về hành vi mua sắm của khách hàng, như họ làm gì, ở đâu, mua khi nào, mua như thế nào và tại sao mua. Ví dụ, Coca - Cola biết rằng có một triệu người Mỹ uống Coke hàng ngày vào bữa ăn sáng, và họ thích loại hộp khi mở có tiếng nổ bốp. Mỗi người Mỹ trong một năm ăn hết 156 suất hamburger, 95 cái xúc xích, 283 quả trứng, 4 kg ngũ cốc, mỗi ngày bỏ ra 90 phút để nấu ăn và 40 phút để ăn, và tất cả họ đã chi ra 650 triệu USD mỗi năm để mua thuốc giảm axít giúp tiêu hóa những thứ đã ăn. 38 % số người Mỹ thà chịu đi nhổ răng còn hơn phải đưa xe của mình đi sửa chữa, 51 % số đàn ông khi mặc quần xỏ chân trái trước và 65 % số phụ nữ thì làm điều ngược lại là xỏ chân phải trước, và nếu để cho ông chồng và bà vợ đi mua bia riêng lẽ, thì có đến 90 % số trường hợp là họ chọn những nhãn hiệu khác nhau. Trong bối cảnh mà các doanh nghiệp ngày càng mở rộng phạm vi địa lý của thị trường, đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng, và các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh phi giá cả, bằng cách đặt nhãn hiệu, tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm, quảng cáo và khuyến mãi, thì hơn bao giờ hết, họ cần có những thông tin marketing về các khu vực địa lý, hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh để hoạch định và thực thi các chiến lược marketing của mình. I. HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING Các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu những nhu cầu thông tin của các nhà quản trị và thiết kế các hệ thống thông tin marketing đáp ứng những nhu cầu đó. Hệ thống thông tin marketing (MIS) bao gồm con người, phương tiện thiết bị và qui trình thu thập, xử lý, phân loại, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác và đáng tin cậy cho những người có thẩm quyền ra các quyết định marketing. Nhà quản trị marketing Hệ thống thông tin marketing Phát triển thông tin Môi trường marketing Phân tích Xác định nhu càu thông tin Ghi chép nội bộ Tình báo marketing Thị trường mục tiêu Lập kế hoạch Kênh marketing Thực hiện Đói thủ cạnh tranh Kiểm tra Phân phối thông tin Hệ thống hỗ trợ quyết định marketing Nghiêncứu marketing Lực lượng của môi trường vĩ mô Hình 4.1. Hệ thống thông tin marketing Để tiến hành phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra, những người quản trị marketing cần những thông tin diễn biến của môi trường marketing. Vai trò của MIS là xác định nhu cầu thông tin của người quản trị, phát triển những thông tin cần thiết và cung cấp thông CHƯƠNG V PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING Sự thành công về marketing tùy thuộc vào việc xây dựng chiến lược và các chính sách marketing đúng đắn (các biểu số có thể kiểm soát được) phù hợp với những thay đổi của môi trường marketing (các biểu số không thể kiểm soát được). Môi trường marketing tiêu biểu cho một loạt các thế lực không chỉ kiểm soát được mà doanh nghiệp phải dựa vào đó để xây dựng chiến lược và chính sách marketing thích hợp. Theo P. Kotler, môi trường marketing của một doanh nghiệp bao gồm những tác nhân và những lực lượng nằm ngoài chức năng quản trị marketing của doanh nghiệp và tác động đến khả năng quản trị marketing, trong việc phát triển cũng như duy trì các trao đổi có lợi đối với các khách hàng mục tiêu. Kinh tế Đối thủ Chính trị cạnhtranh Dân số học ... Mar tra nổ lực Mar QUẢN TRỊ MARKETING HUFI EXAM Facebook.com/hufiexam  Phân tích hội thị trường : Để xác định đánh giá hội, cần xây dựng hoạt động hệ thống nghiên cứu marketing đáng tin cậy Tiến... TÍCH CÁC CƠ HỘI MARKETING Facebook.com/hufiexam I, Hệ thống thông tin marketing nghiên cứu marketing 1, Khái niệm thành phần hệ thống thông tin Marketing : Marketing Information Systems (M.I.S)... báo tiếp thị : Facebook.com/hufiexam QUẢN TRỊ MARKETING HUFI EXAM “ Hệ thống tình báo tiếp thị loạt tiến trình nguồn nhà quản trị sử dụng để có thơng tin hàng ngày phát tri n phù hợp môi trường

Ngày đăng: 03/11/2017, 07:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w