1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5

22 311 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác dạy phụ đạo học sinh yếu lớp 5

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ PHỤ

ĐẠO HỌC SINH YẾU LỚP 5

Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tậptích cực cho người học từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triểnnhu cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ Trước vấn đề

đó, người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạtđộng, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợpvới từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng pháthuy chủ động, sáng tạo

Trong những năm qua, có một thực tế là càng ngày tính đa dạng về trình

độ học sinh trong các lớp càng tăng Do đó làm cách nào để có thể giúp cho họcsinh nắm được tối đa kiến thức trong bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinhyếu Ở các em có sự khác biệt về : khả năng tiếp thu bài, khả năng nhận thức,sức khoẻ so với những học sinh khác Cần xem xét những học sinh này vớinhững đặc điểm riêng biệt vốn có của từng em để tìm ra những biện pháp nhằmdẫn dắt các em đạt đến kết quả cao hơn, tránh cho các em bị rơi vào những khókhăn thường trực trong học tập Đó chính là điều mà bản thân tôi muốn trao đổi,chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu

Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viênkhông những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huytính tích cực, tự giác của học sinh và giảm dần tỉ lệ học sinh yếu Vấn đề này làmột khó khăn với rất nhiều giáo viên Nhưng ngược lại, giải quyết được điềunày là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách vàphương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trongviệc lĩnh hội kiến thức

Vận dụng sự đổi mới trong công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu khôngchỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy Mặt khác nếuquan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu thì sẽ giúp các em tự tin hơn khi đếnlớp, góp phần làm nên thắng lợi của công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địaphương Những năm qua, được sự quan tâm sâu sát của ngành, chính quyền địaphương, của ban giám hiệu nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh và đặcbiệt là sự nỗ lực không ngừng của tập thể thầy cô Trường Tiểu học Thanh Tântrong công tác phổ cập giáo dục Tiểu học – xoá mù chữ

1

Trang 2

Với những lí do trên, ngay từ đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp chođến khi giảng dạy, bản thân tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinhyếu Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em có hứng thú học tập,tiếp thu bài được tốt hơn, là điều kiện tốt để các em không ngừng trau dồi trithức, tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình.

Từ những suy nghĩ trên, bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu lớp 5” để tiếp tục áp

dụng vào thực tế lớp 5B nói riêng và học sinh khối 5 Trường Tiểu học ThanhTân nói chung

2 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài

2.1 Mục tiêu của đề tài

Qua những năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã nắm bắt và hiểu được tâm lí lứatuổi học sinh tiểu học Nếu các em được sống trong sự yêu thương, quan tâm,chăm sóc của gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì các em sẽham thích say mê và nỗ lực trong học tập Điều này có tác động rất lớn đến các

em là học sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình Việc phụđạo học sinh yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ làtrách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội.Vì vậy, đây là mụctiêu mà những ai đã và đang làm công việc “ trồng người” luôn cố gắng tìm ranhững tồn tại, nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh yếu chưa đạtkết quả cao Từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục Đây cũng chính là mụcđích nghiên cứu của đề tài này

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

Khảo sát tình hình học sinh yếu của học sinh lớp 5B

Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học sinh

để tìm ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo học sinh yếu Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khănnhằm nâng cao chất lượng giáo dục

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về “Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo họcsinh yếu lớp 5”

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Lớp 5B Trường Tiểu học Thanh Tân.

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang 3

Học sinh lớp 5B năm học 2013-2014, trong đó chủ yếu là đối tượng họcsinh yếu.

Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu

Nghiên cứu cách dạy, phụ đạo cho học sinh yếu để nâng cao chất lượng Tiến hành thực nghiệm

5.Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.

Nghiên cứu qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương pháp giảngdạy các phân môn và khảo sát thực tế để tìm cách giải quyết vấn đề nêu trên.Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Điều tra, quan sát, đàm thoại, thực hành, thống kê, tổng kết kinhnghiệm;

PHẦN II

PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

3

Trang 4

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu

cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ vàcác kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở

Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản ( nghe, nói, đọc,viết và tính toán ) của học sinh được hình thành ở tiểu học và được sử dụngtrong suốt cuộc đời của mỗi con người Học sinh tiểu học được dạy từ nhữngthói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi, đi đứng,

ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập

và khả năng tự học, sáng tạo Như vậy, giáo dục tiểu học là nền tảng của giáodục phổ thông; đặt cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự pháttriển toàn diện con người Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị cơ bản, lâudài, có tính quyết định, vì thế, làm tốt giáo dục tiểu học là đảm bảo sự phát tiểnbền vững của đất nước

Giáo dục tiểu học đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về

tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc viết và tínhtoán Kiến thức ở tiểu học là những vấn đề cơ bản, cần thiết, đơn giản và gầngũi với cuộc sống thực của học sinh

Các môn học và hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu học góp phần tạonên những học sinh khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, ham hoạt động, biết yêu thương,quý trọng con người; yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật; có kĩ năng sống, biếtsống an toàn, chia sẻ và hợp tác; thích học, biết cách học và học tốt các mônhọc Trách nhiệm của nhà trường là tạo cho học sinh niềm vui đến trường, đểcác em thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và “ Đi học là hạnh phúc”

2.Thực trạng

Trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch về trình độ tiếpthu của học sinh và nhất là học sinh yếu kém thì quả là một gánh nặng Gánhnặng đó, khiến các em khó vượt qua để theo kịp các bạn trong lớp Vậy làm sao

để thúc đẩy động cơ học tập của học sinh yếu- kém Đó chính là vấn đề đặt ra

và cần có hướng giải quyết

2.1 Thuận lợi, khó khăn:

* Thuận lợi.

Đối với học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc tiểu học nên ý thức, động

cơ học tập của các em tương đối cao

Học sinh lớp 5 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía.Trong đó, bạn học với vai trò “ Đôi bạn cùng tiến” đã giúp các em học sinh yếugiảm bớt phần nào khó khăn trong học tập

Trang 5

Đội ngũ giáo viên trong khối nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đếntừng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu Sự quan tâm, phối hợp của Bangiám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường.

Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoánnội dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phânmôn, từng bài học Vì vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ độnghơn

* Khó khăn.

Như đã nêu ở trên, đối tượng học sinh yếu có những khác biệt Hơn thếnữa, trong từng cá nhân của đối tượng này cũng là sự khác biệt về phong cáchnhận thức Vì vậy, mỗi dạng đối tượng cần có sự tác động khác nhau

Trong thực tế, những học sinh yếu môn Toán, Tiếng Việt thì những mônhọc khác cũng bị ảnh hưởng Điều này đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì của thầy và tròrất cao

Đối tượng học sinh yếu thường là những em có hoàn cảnh khó khăn vềkinh tế hoặc là gia đình ít quan tâm đến việc học tập của các em Ngoài ra, cácyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục là:

+ Đội ngũ giáo viên

+ Cơ sở vật chất

+ Chất lượng đầu vào

2.2 Thành công, hạn chế

* Thành công:

Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi đã luôn tự bồi dưỡng nâng cao

trình độ tay nghề để cải tiến phương pháp dạy, bên cạnh đó phải trau dồi chomình đạo đức nghề nghiệp, thương yêu học sinh, quan tâm đến mọi đối tượnghọc sinh; đồng thời tạo sự đoàn kết thương yêu, tinh thần giúp đỡ giữa các emhọc sinh trong lớp, trong trường Từ đó lôi cuốn học sinh học tập tích cực hơn

Có một môi trường học tập thân thiện như vậy đã giúp cho các em mạnh dạn, tựtin hơn để phát huy khả năng học tập của mình

* Hạn chế :

Bên cạnh nhiệm vụ bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu để các em có thểvươn lên chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất theo yêu cầu của phổcập giáo dục tiểu học thì mỗi giáo viên như chúng tôi còn phải chủ nhiệm, giảngdạy một lớp mà trong đó còn có cả các đối tượng học sinh khác nhau Vì vậy,bồi dưỡng học sinh khá, giỏi để các em có thể phát triển tối đa khả năng củamình cũng là một nhiệm vụ quan trọng Nhiệm vụ đó đòi hỏi người giáo viên

5

Trang 6

phải có kế hoạch dạy học hợp lí để tất cả các em đều được bình đẳng trong họctập.

2.3 Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh :

Là một giáo viên nhiều năm trong nghề nên kinh nghiệm mà bản thân tíchluỹ được cũng khá nhiều Hơn nữa tôi đã trực tiếp giảng dạy lớp 5 được nhiềunăm nên kiến thức, kĩ năng cơ bản trong chương trình các môn học ở lớp 5 tôinắm khá vững vàng Mặt khác các đồng chí giáo viên trong tổ, khối là nhữngđồng chí có kiến thức vững vàng, thuận lợi cho việc trao đổi, chia sẻ, học hỏikinh nghiệm của nhau

Học sinh lớp 5 có ý thức tự giác cao hơn so với các khối lớp khác trongtrường Hình thức học theo nhóm dễ đạt hiệu quả hơn, là điều kiện tốt để nhữnghọc sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu

* Mặt yếu :

Là học sinh vùng nông thôn nên điều kiện học tập của nhiều em chưađược tốt Ngoài việc học, nhiều em còn phải tham gia lao động thêm, giúp đỡgia đình Mặt khác, nhiều gia đình chưa thật sự chú ý đến việc học của con emmình mà hầu như là giao toàn bộ việc học của con cho nhà trường, cho thầy cô

2 4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu :

* Về phía học sinh : Học sinh là người học, là người lĩnh hội những trithức thì nguyên nhân học sinh yếu có thể là do :

Học sinh lười học : Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằngcác em học sinh yếu là những học sinh cá biệt, vào lớp không chú ý chuyên tâmvào việc học, về nhà thì không xem lại bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ họcthì cắp sách đến trường Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định đượcmục đích của việc học Các em chỉ đợi đến khi đến lớp nghe giáo viên giảng bàirồi ghi vào những nội dung đã học, sau đó về nhà lấy vở ra “ học vẹt” mà khônghiểu nhiều về nội dung Tuy nhiên cũng có những em do chưa có phương pháphọc tập hợp lí cũng dẫn đến học yếu

Học sinh không có thời gian cho việc tự học : Ở vùng nông thôn thì ngoàithời gian học trên lớp, khi ở nhà các em còn phải phụ giúp gia đình việc cơmnước, đồng áng, chăn trâu, chăn bò,

Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ : Đây là một tồn tại khá phổ biếnvới chương trình học tập hiện nay Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗicủa giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh

Trang 7

* Về phía giáo viên : Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàntoàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên Thầyhay thì mới có trò giỏi Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảngdạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ Tuy nhiên, không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốtnghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà giáo viên phải biết lựa chọn phương phápdạy học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiếnthức Qua quá trình công tác tôi nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viênchưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu Chưatìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động củahọc sinh Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng họcsinh

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu mà bảnthân tôi nhận thấy trong quá trình công tác Qua việc phân tích những nguyênnhân đó, tôi mạnh dạn nêu ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinhyếu Trong phạm vi của bài viết, tôi chỉ đề cập đến biện pháp giúp đỡ học sinhyếu ở hai môn học Toán và Tiếng Việt

3 Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu lớp 5.

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượngbồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu phù hợp với điều kiện của lớp mình đang phụtrách, phù hợp với điều kiện chung của nhà trường

Ở trường tiểu học hiện nay có thuận lợi là học sinh được học 2 buổi/ ngày,chương trình dạy buổi sáng nếu chưa hết có thể chuyển bớt sang buổi chiều Vìvậy, giáo viên có nhiều thời gian để cung cấp đến các em những đơn vị kiến thức

mà giáo viên cho là cần thiết cho các em hoặc là những đơn vị kiến thức mà các

em nắm chưa vững

Là giáo viên thì ai cũng biết.”Muốn giáo dục con người thì phải hiểu conngười về mọi mặt ”Để giáo dục dạy hiệu quả người giáo viên phải hiểu sâu sắccác em Từ đó mới có thể đặt ra các tác động sư phạm thích hợp và cụ thể vớitừng đối tượng học sinh

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Biện pháp 1: Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quảcao Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảmgiác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trongcuộc sống của bản thân mình

7

Trang 8

Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng,không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho họcsinh thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu tôn trọng mình.

Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồitích cực Ví dụ như : giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìmnhững việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các

em

Biện pháp 2: Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh

Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặcđiểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểmchung và riêng của từng em Một số khả năng thường hay gặp ở các em là : sứckhoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát

Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấyphong cách nhận thức Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự

đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạmthông qua đặc trưng này

Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề

ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phùhợp Ví dụ khi học bài : giải toán về tỉ số phần trăm ( Toán- lớp 5), đối với các

em học sinh yếu thì các em chỉ cần nắm mục tiêu thứ nhất :“ Biết cách tìm tỉ sốphần trăm của hai số” là đạt yêu cầu rồi

Trong dạy học cần phân hoá đối tượng học tập trong từng hoạt động, dànhcho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản đề tạo điều kiệncho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được

vị trí đích thực của mình trong tập thể Yêu cầu luyện tập của một tiết là 3 đến 4bài tập, các em này có thể hoàn thành 1 đến 2,3 bài tuỳ theo khả năng của cácem

Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khicác biện pháp giúp đỡ trên lớp là chưa đủ Có thể phụ đạo từ 1 đến 2 buổi trongmột tuần Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải phù hợp với hình thức vui chơinhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải nặng nề

Biện pháp 3: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sựhứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên Trongmỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấyđược ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn Từ đây, các em

sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức

Trang 9

Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàncảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổchức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ýthức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học.Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh.

Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự ápđặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao Bản thân giáo viên cần phân tích

để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức Nhận được sự quan tâmcủa gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên

Biện pháp 4: Kèm cặp học sinh yếu:

Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng họcsinh yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo Như lớp 5B mà bản thân chủnhiệm, sau khi thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có 4 học sinh yếu và bản thân

đã lên kế hoạch phụ đạo cho các em

Lập danh sách học sinh yếu (theo mẫu dưới đây) và chú ý quan tâm đặcbiệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đólên trả lời câu hỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,…

DANH SÁCH HỌC SINH YẾU LỚP 5B

STT Họ và tên

TIẾNGVIỆT TOÁN Con ông(bà) Nơi ở

Đọcyếu

Viết yếu Không biết

tính

Tínhyếu

Tuân

NhamTràng

Trang 10

Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học của học sinh, cùng với phụhuynh tìm biện pháp khắc phục.

Biện pháp 5: Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn Tiếng Việt và biện pháp khắc phục:

+ Tập đọc: Dù là học sinh lớp 5, nhưng trong lớp 5B còn một số em đọcrất yếu Như em Lại Minh Quang , em Lại Thị Hiền Nguyên nhân đọc yếu ở các

em là ngắt nghỉ hơi chưa đúng dấu câu, cụm từ, không phân biệt được các dấucâu, chưa đạt được tốc độ đọc của học sinh lớp 5, với những từ có vần khó thìphải đánh vần thật lâu, tùy tiện lược bớt hoặc thêm từ vào khi đọc Bên cạnh đó,khả năng đọc trôi chảy, đọc hiểu và cảm thụ một tác phẩm, một văn bản còn hạnchế

+ Chính tả: Đọc đúng là cơ sở, nền tảng của viết đúng Vì vậy, các em đọcyếu thường cũng viết yếu Nguyên nhân các em viết yếu là do không hiểu vànắm nghĩa của từ, không nắm vững âm, vần, dấu thanh và cách ghép, một sốmắc lỗi do phát âm chưa đúng nên dẫn đến viết sai

+ Luyện từ và câu: Vốn từ vựng ít, thường mắc lỗi về ngữ pháp khi viếtcâu

+ Tập làm văn: Khả năng đọc, viết hạn chế ảnh hưởng nhiều khi diễn đạtbằng lời, diễn đạt khi viết Hơn nữa, hoàn cảnh sống làm hạn chế khả năng hiểubiết của các em Vì vậy, các em gặp khó khăn khi cần mở rộng hiểu biết về cuộcsống theo các chủ điểm đã học thông qua các kỹ năng như: phân tích đề, tìm ý,quan sát, viết đoạn

* Biện pháp:

+ Tập đọc:

Đối với những học sinh đọc yếu thì giáo viên cần:

- Tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều trong giờ tập đọc như:thường xuyên gọi các em đọc bài, luyện phát âm đúng, sửa sai kịp thời cho các

em và cho các em luyện đọc lại từ sai nhiều lần Nếu thời gian của tiết họckhông đủ thì giáo viên có thể tranh thủ cho các em luyện đọc thêm vào giờ giảilao 5 hoặc 10 phút

- Dặn các em về nhà đọc lại bài, có thể đọc tham khảo thêm một văn bản,một bài tập đọc khác có nội dung phù hợp và quan trọng là giáo viên phải kiểmtra và nhận xét đánh giá việc đọc ở nhà của các em để động viên khuyến khíchkịp thời Bên cạnh đó, thỉnh thoảng một hoặc hai tuần giáo viên có thể đến nhàgặp phụ huynh học sinh để xem cách học ở nhà của các em như thế nào, nếuthấy cần thiết thì giáo viên đưa ra biện pháp giúp đỡ

Trang 11

- Giáo viên động viên học sinh xuống thư viện mượn truyện thiếu nhi,truyện cổ tích đọc vào giờ nghỉ giải lao Giáo viên nên dành thời gian để các emthể hiện giọng đọc của mình, đọc câu chuyện trước lớp cho các bạn nghe, chocác bạn nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của các em sau mỗi tuần Làm đượcđiều này, ta sẽ tạo được niềm tin nơi các em rất nhiều, là động lực thúc đẩy các

em say mê rèn đọc

- Khi các em đã đọc đúng thì giáo viên tổ chức cho các em luyện đọc trôichảy thông qua các hình thức đọc trước lớp, đọc trong nhóm Giúp học sinh mởrộng vốn từ và hiểu nghĩa từ qua việc đọc chú giải và nghe bạn trình bày nghĩamột số từ trong bài đọc, từ đó giúp các em hiểu nội dung bài đọc

+ Chính tả:

Đối với những học sinh viết yếu thì giáo viên cần:

- Tổ chức cho các em ôn lại âm, vần đã học Giáo viên yêu cầu học sinhmỗi ngày viết khoảng một trang vở gồm cả âm, vần, tiếng, từ Sau đó, giáo viênđọc cho học sinh viết một đoạn văn mà sử dụng nhiều các âm, vần vừa viết.Chúng ta có thể cho các em viết vào giờ ra chơi hoặc về nhà viết Các em sẽ cómột vở riêng để luyện viết và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, nhận xétđánh giá kịp thời

- Nếu có điều kiện thì yêu cầu các em đến nhà của giáo viên để luyện viếtthì các em sẽ tiến bộ nhanh hơn Chỉ cần các em nắm hết các âm, vần thì dầndần các em sẽ viết đúng chính tả

- Khi các em đã nắm được các âm, vần thì đối với bài chính tả trong sáchgiáo khoa, giáo viên cần cho học sinh nêu từ khó và luyện viết từ khó nhiều lần,nhiều từ Có thể cho các em có chọn từ để luyện viết thêm

- Đối với chính tả nhớ viết, các em này thường nhớ rất ít so với yêu cầu nên

có thể chấp nhận em viết đến hết phần nhớ được nhưng khuyến khích viết đúngchính tả

+ Luyện từ và câu:

Sửa lỗi ngữ pháp trong câu cụ thể, trong giao tiếp hàng ngày

Hướng dẫn các em tra từ điển, tạo cơ hội cho các em được tra nhiều từnhằm giúp các em hiểu nghĩa gốc của từ, tạo sự ham thích tìm hiểu

+ Tập làm văn:

Nhận dạng thể loại, sửa phần tìm ý, viết đoạn

Giáo viên chỉ ra lỗi cụ thể trên bài làm của học sinh

Học sinh tự viết lại

11

Ngày đăng: 02/11/2017, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Chuẩn kiến thức kỹ năng Tiếng Việt lớp 5- Nhà xuất bản giáo dục Khác
2- Phương pháp dạy các môn học ở lớp Năm - Nhà xuất bản giáo dục Khác
3- Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt - Sách giáo viên - Nhà xuất bản giáo dục . 4- Tiếng Việt lớp 5 - sách giáo khoa - Nhà xuất bản giáo dục Khác
5- Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả. - Nhà xuất bản giáo dục Khác
6- Dạy học theo quan điểm tích hợp trong môn Tiếng Việt- Nhà xuất bản giáo dục Khác
7- Lỗi từ vựng và cách khắc phục - NXB Khoa học - Xã hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w