1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu học

10 497 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 150 KB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu họcSKKN Một số biện pháp nâng cao công tác Chủ nhiệm lớp ở Tiểu học

Trang 1

A TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

B PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.Cơ sở lý luận

Đất nước ta đã và đang tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đây là định

hướng chiến lược đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại Thời

đại mà trí tuệ con người được coi là tài sản quý báu tạo nên mặt bằng nâng cao

về dân trí, trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến

lược quốc gia " Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, nhằm đào tạo những con người có kiến

thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ,

sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội,

sống lành mạnh đáp ứng được những yêu cầu phát triển đất nước"

Để thực hiện những mục tiêu về giáo dục con người mà ở đây là học sinh

thì người giáo viên chủ nhiệm phải xác định rõ được yêu cầu và nhiệm vụ của

mình, là người có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nhà trường giao,

nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên lý và mục tiêu giáo dục cấp học đã được nêu

ở điều lệ trường Tiểu học

Nhờ đó mà nhà trường phát triển nhanh hơn, bền vững hơn Nhiệm vụ

trung tâm của nhà trường là dạy và học đó cũng là nhiệm vụ của giáo viên chủ

nhiệm Chất lượng dạy và học của nhà trường được thể hiện ở chất lượng của

mỗi lớp và mỗi giáo viên Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm còn phải

rèn luyện cho học sinh về mặt đạo đức cũng như các lĩnh vực hoạt động khác

Trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế

kỷ luôn có những biến đổi to lớn về khoa học kỹ thuật và công nghệ, Đảng ta

xác định rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc

đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn

lực con người” (Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 - 2001) Và “

Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Xây dựng xã hội

học tập, tạo điều kiện cho con người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học

thường xuyên, học suốt đời Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp

giáo dục Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều

kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục” ( Các quan điểm chỉ đạo phát

triển Giáo dục - chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010)

Qua các luận điểm đó cho thấy rằng để đào tạo con người có ích cho xã

hội thì không thể không nói đến người giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm

lớp ở bậc Tiểu học.“Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng

người” Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào chủ trương, đường lối của

Đảng và Nhà nước ta Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã và đang hướng tới việc

đổi mới căn bản và phát triển toàn diện giáo dục Vậy mỗi người giáo viên chủ

Trang 2

nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp

học Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường,

muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình

huống mới dành được thắng lợi Đối với người giáo viên là người chỉ đạo, điều

khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về

việc xây dựng nề nếp, cách ứng xử trong cuộc sống,và từng bước phát triển toàn

diện về mọi mặt trở thành những chủ tương lai của đất nước

Xác định được những yêu cầu trên, để thấy rõ vai trò của người giáo viên

chủ nhiệm lớp ta cần biết chú trọng đến các biện pháp trong công tác chủ nhiệm

nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt của học sinh, thực hiện tốt mục tiêu chiến

lược giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước

2 Cơ sở thực tiễn :

Công tác giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn

đặc biệt là việc duy trì sĩ số Muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết

phải chú ý đến việc huy động học sinh đến lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo tỷ lệ

chuyên cần của học sinh vì học sinh có đến lớp đều đặn thì việc tiếp thu bài mới

tốt, mới hệ thống được kiến thức liền mạch Vì vậy đây là vấn đề được đặt lên

hàng đầu ở các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng cao, vùng có điều kiện

phát triển kinh tế khó khăn…

Do vậy, nhằm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đưa trẻ đến

trường và duy trì sĩ số học sinh của nhà trường là công việc hết sức quan trọng

trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp huy động học sinh đến lớp là vấn đề, mang tính thời sự ở

nhiều nơi Tuy nhiên hầu như chưa có những tài liệu đề cập riêng biệt về vấn đề

này Trái lại ở mỗi vùng miền có những đặc điểm, đặc thù khác nhau; đòi hỏi

phải có những biện pháp khác nhau phù hợp với điều kiện ở từng địa phương

Trong những năm qua, Trường Tiểu học Hướng Phùng đã nỗ lực thực

hiện công tác huy động học sinh ra học các lớp, đồng thời áp dụng nhiều biện

pháp để duy trì sĩ số học sinh Với mục tiêu sẽ xây dựng trường Tiểu học Hướng

Phùng đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2017 và từng

bước xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia theo chủ trương chung của

Ngành

Tuy nhiên, Hướng Phùng là một xã vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trình

độ dân trí phát triển không đồng đều Các điều kiện để phát triển giáo dục còn

thấp kém và lạc hậu Số học sinh hay nghỉ học có nguy cơ bỏ học vẫn còn Vậy

nên việc nghiên cứu các biện pháp huy động học sinh đến lớp và duy trì sĩ số để

đảm bảo tỷ lệ chuyên cần là một yêu cầu cấp bách

Nhằm góp thêm ý kiến về vấn đề này, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến

kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp” trong năm

học 2016 – 2017 bản tôi được phân công thực hiện nhiệm vụ giảng dạy học sinh

lớp 4D tại điểm trường lẻ Chênh Vênh trường Tiểu học Hướng Phùng

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 3

Qua nhiều năm dạy học, đặc biệt với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp.

Tôi thấy kết quả áp dụng thực tế của đề tài: “Một số biện pháp nâng cao công

tác chủ nhiệm lớp” rất tốt Trong năm học 2016 - 2017 tôi tiếp tục mở rộng đề

tài trên với mục đích:

Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh lớp mình

chủ nhiệm

Phấn đấu duy trì số lượng học sinh đến cuối năm đạt tỷ lệ 100 %

Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng em và tập thể học sinh

Phát huy vai trò phối hợp của phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn trong

công tác giáo dục

Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Từ thực trạng nêu ra trên đây để tìm ra những nguyên nhân mà công tác

chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả Qua đó đề xuất “Một số biện pháp nâng cao công

tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Hướng Phùng Hướng Hóa Quảng

Trị”

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu “Một số biện pháp về

công tác chủ nhiệm lớp”

do bản thân tôi chủ nhiệm và giảng dạy năm học 2016 - 2017

IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM

Học sinh lớp 4D:

Tổng số lớp 4D: 09 ;Nữ: 04; Dân tộc: 09; Nữ dân tộc: 04.

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để tiến hành đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm là học hỏi những người đi trước,

những kiến thức đã học ở trường sư phạm và sự hướng dẫn của chuyên môn nhà

trường nên bản thân tôi đã đúc rút lại kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

về việc huy động số lượng học sinh đến lớp đảm bảo tỷ lệ chuyên cần

Phương pháp theo dõi mọi hoạt động học tập cũng như phẩm chất đạo đức

của từng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp

Phương pháp đàm thoại được vân dụng qua từng tiết dạy, tiết sinh hoạt

lớp, trao đổi với nhà trường và gia đình để phối hợp giáo dục học sinh

Ngoài ra còn sử dụng thêm một số phương pháp khác trong quá trình

nghiên cứu

VI PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

1 Phạm vi nghiên cứu

Tại trường Tiểu học Hướng Phùng; thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng

4/2017.(08 tháng)

2 Kế hoạch nghiên cứu

Trang 4

Tháng 9 đến tháng 11: Đi thực tế gia đình và thu thập số liệu

Tháng 12 đến tháng 02: Xây dựng đề cương

Tháng 3 đến tháng 4: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm

C PHẦN NỘI DUNG

I THỰC TRẠNG:

Điểm trường lẻ Chênh Vênh thuộc trường Tiểu học Hướng Phùng đóng

trên địa bàn thôn Chênh Vênh xã Hướng Phùng toàn bộ điểm trường chỉ có 5

lớp, học chia thành hai buổi, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu thốn Từ năm học

2016 - 2017 đội ngũ cán bộ giáo viên của điểm trường được tăng cường và thay

đổi nhiều, trình độ đào tạo chuyên môn không đồng đều,ảnh hưởng không nhỏ

đến chất lượng giáo dục

Là một giáo viên năm học 2016 - 2017 được phân công chủ nhiệm lớp

4D tại điểm trường lẻ Chênh Vênh tôi đã có nhiều trăn trở trong quá trình nhận

lớp Phải làm gì đây để đưa hoạt động mọi mặt của lớp đi lên, giáo dục học sinh

xứng đáng là " Con ngoan trò giỏi" của gia đình và nhà trường.

Là một điểm trường đóng trên địa bàn là một xã vùng sâu vùng xa, vùng

có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn Dân số của xã có trên 90% là người dân

tộc thiểu số nên phần lớn học sinh của trường là con em người dân tộc thiểu số

Điều kiện sản xuất canh tác của bà con nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào nương

rẫy, quanh năm thiếu ăn

Trình độ dân trí thấp Cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em

mình, có nhiều em phải phụ giúp cha mẹ việc nương rẫy, việc nhà Vì thế nhà

trường rất khó khăn trong công tác vận động học sinh đến lớp và duy trì sĩ số để

đảm bảo chuyên cần

Cùng với nhu cầu phát triển giáo của đất nước, người giáo viên hơn bao

giờ hết cần thể hiện rõ được vai trò của mình trong nhiệm vụ mới Vì vậy nhằm

phát huy vai trò sức mạnh của người thầy và việc học của học trò trong việc

thực hiện mục tiêu của nhà trường Thì vấn đề giáo dục học sinh phát triển toàn

diện thông qua công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng tập thể lớp thành một tập thể

đoàn kết, sáng tạo có năng lực, có hiệu quả

Chính vì vậy tôi đã quan tâm đến công việc này và tập trung tìm hiểu và

phân tích nguyên nhân, đưa ra biện pháp và việc làm để thực hiện tốt nhiệm vụ

được giao

II NGUYÊN NHÂN:

Thực tế cho thấy những nguyên nhân học sinh bỏ học và hay nghỉ học

chủ yếu là:

1 Trình độ dân trí thấp, cha mẹ chưa nhận thức được tầm quan trong của

việc học của con cái Hầu hết cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm việc học

hành của con cái

2 Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đông con,không đủ cái ăn, cái mặc

cho con đi học

Trang 5

3 Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh còn thấp, ham chơi,

không thích học tập

4 Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm Vào lớp ngại

tiếp xúc với thầy, cô trong việc học, các bạn chê cười, đối xử thiếu thân thiện

nên nghỉ học, bỏ học

Thống kê kết quả khảo sát chất lượng đầu năm lớp 4D

Lớp T.số HTT(T)Môn học và hoạt động giáo dụcHT(H) CHT(C) Tốt(T)Phẩm chất và năng lựcĐạt(Đ) CCG(C) Ghichú

III BIỆN PHÁP

Tìm hiểu được nguyên nhân tôi đề ra những nhóm biện pháp thực hiện

như sau:

1 Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ để vận động học sinh:

Đầu năm học nhà trường triển khai họp và thành lập Ban đại diện cha mẹ

học sinh tại các điểm trường nhằm hỗ trợ thêm giáo viên trong việc vận động

học sinh ra lớp Trong đó giáo viên chủ nhiệm lớp vừa giảng dạy vừa là người

trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền vận động tại cộng đồng dân cư Do đó

giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng, phải ý thức đầy đủ ý

nghĩa của vấn đề huy động học sinh đến lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên

cần là hai công việc phải tiến hành song song có quan hệ nhân quả Muốn làm

được công tác này giáo viên phải tập trung vào các khâu sau:

Khi tổ chức đi vận động học sinh phải có sự phối hợp Ban đại diện cha

mẹ học sinh,đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán sự lớp đến gặp trực tiếp cha mẹ

học sinh như một chiến dịch đi vận động học sinh Tổ chức đi như vậy vừa tạo

ra không khí, động lực cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên khi đi vận động

học sinh, vừa làm cho cha mẹ, học sinh thấy sự quan tâm đến việc học của học

sinh không chỉ có thầy cô chủ nhiệm mà tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường

cũng đều quan tâm Bên canh đó cần phải phát huy hết vai trò của giáo viên chủ

nhiệm lớp người trực tiếp chỉ đạo cán sự lớp để các em trao đổi với cha mẹ học

sinh bằng tiếng Vân kiều thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn

Đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, tăng cường chỉ đạo

đội ngũ cán sự lớp nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác vận động học

sinh đến lớp Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các tổ chức đoàn

thể xác định việc huy động học sinh đến lớp và đảm bảo sĩ số học sinh là nhiệm

vụ đặc biệt quan trọng, là công việc thường xuyên, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp

và toàn diện đến các hoạt động của nhà trường, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến

hiệu quả giáo dục Từ đó nhà trường đã đưa ra các biện pháp quyết liệt, thiết

thực, huy động toàn trường tích cực tham gia, cụ thể:

Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán

bộ giáo viên, xây dựng tập thể đoàn kết, tâm huyết với nghề nghiệp, thương yêu

tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh để tránh đi những mặc cảm

ngăn cách giữa thầy với trò; xây dựng mối quan hệ thân thiện tốt đẹp tình thầy

Trang 6

-trò Bản thân thầy, cô giáo phải luôn luôn tự rèn luyện để hoàn thiện mình; phải

luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cuộc vận động: Cuộc vận động “Hai

không với 4 nội dung”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” phong trào; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo”, đẩy

mạnh dân chủ trong trường học, xây dựng ý thức làm chủ, tự giác, tinh thần

trách nhiệm

Quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: Phát huy tính

tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh; khuyến

khích sự chuyên cần, ý thức vươn lên, động viên học sinh tham gia đóng góp ý

kiến, cùng các thầy cô giáo viên thực hiện các tiết học có hiệu quả hơn Từ đó

giúp học sinh “Hiểu bài sâu, nhớ bài lâu”, ham thích học tập, có động cơ, thái

độ học tập đúng

Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức chiến dịch đi vận động học

sinh đến lớp cùng đi đến từng nhà học sinh hay nghỉ học, những học sinh có

nguy cơ bỏ học để trực tiếp gặp cha mẹ báo cáo, trao đổi tình học tập của con

em họ và tuyên truyền, vận động cha mẹ quan tâm đến việc học của con em

mình từ đó vận động học sinh đến lớp

Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu kém để giảm nguy cơ bỏ học

do chán nản, khuyến khích sự cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho học sinh yếu

kém có cơ hội được học tập, rèn luyện lại

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có kinh phí hỗ trợ, động viên học

sinh nghèo, khó khăn về vật chất và tinh thần Đầu năm học nhà trường đã làm

tốt công tác phối hợp với Chương trình phát triển vùng Hướng Hóa xin hỗ trợ

cho học sinh một số đồ dùng như quần áo đồng phục học sinh, vở viết, bút, bảng

con, cặp sách để phát cho học sinh như một món quà khuyến khích động viên

các em ngay từ đầu năm học mới Mặt khác học sinh tới lớp giáo viên không để

học sinh ngồi chơi trong giờ học vì thiếu đồ dùng học tập

Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt thì trước hết đòi hỏi người giáo

viên chủ nhiệm đặc biệt là giáo viên Tiểu học phải có kiến thức vững chắc, phải

có kỹ năng sư phạm, phải biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn dễ dàng

Vậy người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, coi các em như chính con

em của mình Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự

là người cha, người mẹ trong việc giáo dục, giáo dưỡng

Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch cụ thể cho

từng tuần, từng tháng và cho cả năm học Phải xây dựng đội ngũ cán sự cốt cán

rèn ý thức tự quản tốt cho học sinh Giáo viên cần phải nắm bắt được hoàn cảnh

gia đình của từng em và đặc điểm tâm sinh lý của từng em để có biện pháp giáo

dục học sinh, hướng các em đi vào nề nếp tốt - Luôn luôn gần gũi với học sinh,

vừa là thầy, vừa là cha mẹ, cũng có lúc phải đóng vai là bạn của các em Ngoài

ra còn phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với các ban ngành đoàn

Trang 7

thể trong nhà trường, địa phương, nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình

với nhà trường và xã hội

2 Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp:

Tham mưu, phối hợp là một công tác quan trọng trong hoạt động quản lí

trường học Trong những năm học vừa qua nhà trường đã tham mưu kịp thời

cho UBND xã về kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn Đây

là một nhiệm vụ góp phần đắc lực cho việc phát triển bền vững cả về số lượng

và chất lượng, không chỉ nhằm phối hợp huy động học sinh đến lớp mà quan

trọng hơn là phải phối hợp để đảm bảo thực hiện thắng lợi công tác phổ cập giáo

dục và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn xã vùng biên

Hàng tháng báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình học sinh đến lớp của nhà

trường để lãnh đạo địa phương có trách nhiệm quán triệt, triển khai cho cán bộ

thôn trưởng, các đoàn thể để họ thấy rõ ý nghĩa, tác dụng, mục tiêu, yêu cầu của

việc thực hiện cuộc vận động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh là

trách nhiệm chung của toàn xã hội Coi đây là công việc chung, không chỉ là

công việc của nhà trường mà còn là công việc của các lực lượng địa phương; là

trách nhiệm của chính quyền địa phương

Ban giám hiệu nhà trường phối hợp chặt chẽ với các trưởng thôn để tham

dự các cuộc họp, các buổi triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở

từng thôn để trực tiếp báo cáo tình hình hoạt động của nhà trường; tình hình học

tập ở trường, ở nhà của học sinh; tình hình học sinh ra lớp.v.v, qua đây tuyên

truyền và vận động bà con nhân dân quan tâm đúng mực đến việc học của con

em cũng như động viên con em đến trường

Tham mưu, phối hợp tốt là một giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo

các điều kiện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập của địa phương

IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Qua nhiều biện pháp tác động đồng bộ khác nhau, đặc biệt là sự cố gắng

của đội ngũ cán bộ, giáo viên, các đoàn thể trong nhà trường; sự đồng tình, hỗ trợ

của phụ huynh học sinh và sự phối kết hợp của cấp ủy chính quyền địa phương,

đặc biệt là đội ngũ thôn trưởng đã tạo điều kiện cho nhà trường có điều kiện để

tiếp xúc với bà con nhân dân trong các buổi họp thôn Từ đó việc huy động học

sinh đến lớp và duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần trong năm học qua đạt hiệu quả

cao

Như vậy tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh của lớp 4D trong năm học 2016 - 2017

là 9/9 đạt 100% Khi đã huy động được học sinh đến lớp và đảm bảo chuyên cần

thì đây là một điều kiện tốt nhất để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục

Thống kê kết quả giáo dục giữa học kỳ 2 lớp 4D

Lớp T.số HTT(T)Môn học và hoạt động giáo dụcHT(H) CHT(C) Tốt(T)Phẩm chất và năng lựcĐạt(Đ) CCG(C) Ghichú

Trang 8

D KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận:

Đảng ta nhận định: “Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát

triển xã hội”, đó là một nhận thức hoàn toàn khoa học và biện chứng Trong đó

học sinh là nguồn lực tương lai của đất nước Đội ngũ học sinh được chăm sóc

tốt thì mới có thể phát triển thành hoa thơm trái ngọt được Bác Hồ từng dạy

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có

bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không

? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Điều này cho thấy

việc phát triển sự nghiệp giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay

của đất nước Để sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành công thì công việc đầu

tiên là phải huy động học sinh đến lớp thành công

Qua quá trình thực hiện công tác trên tôi nhận thấy: Phải có sự đồng tâm

nhất trí cao, phát huy trách nhiệm của đội ngũ CB-GV, NV và phụ huynh và đặc

biệt là phát huy được vai trò của xã hội hóa giáo dục Chủ động, sáng tạo, đề ra

những biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện của trường,

của địa phương để làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, chống học sinh bỏ

học giữa chừng và duy trì sĩ số học sinh, đảm bảo chuyên cần Đây là một điều

kiện quan trọng để nâng cao chất lượng một cách bền vững

Giáo viên phải có tình yêu thương và tận tình giúp đỡ các em Luôn phải

kiên trì, tận tâm,tận lực và phải tâm niệm rằng: “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

Một điều quan trọng nhất là sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo Những

bài giảng của thầy cô cần phải tạo cho các em tâm lí muốn học và thích đến lớp

hơn Các thầy cô giáo không những chỉ dạy kiến thức mà còn phải dỗ học sinh

học bài Vì vậy với giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải rất

kiên trì, hiểu tâm lí học sinh và tận tụy với nghề Nếu yêu cầu ở các em quá cao

hay phương pháp không phù hợp có thể khiến các em có tâm lí “sợ học” bởi

vậy bài giảng phải luôn vừa sức với học sinh nhưng kiến thức vẫn đủ và sinh

động, lí thú, từ đó học sinh mới đi học đều

Qua kết quả cụ thể đạt được, với những biện pháp cụ thể sát sao Tôi thấy

rằng xét về hiệu quả chung đã có kết quả khả quan và sự nhìn nhận đánh giá của

nhà trường và đoàn đội Điều tôi nhận thấy đó là kết quả của sự phấn đấu không

ngừng của bản thân tôi và tập thể học sinh Tuy nhiên tôi cũng thấy được mặt

hạn chế đó là: Nhận thức chậm của một số học sinh chưa được khắc phục triệt

để vì vậy bản thân tôi cần phải tìm ra biện pháp thích hợp hơn để khắc phục điều

này, để có kết của cao và bền vững hơn

Với phạm vi của của sáng kiến kinh nghiệm này đã đưa ra những cơ sở lý

luận, thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp của việc huy động học sinh

đến lớp và duy trì sĩ số học sinh để đảm bảo chuyên cần nhằm đáp ứng tốt cho

công tác phổ cập giáo dục và xây dựng xã hội học tập trong địa bàn với đặc thù

của trường tiểu học Hướng Phùng Qua đó đã đề xuất các biện pháp nhằm làm

tốt công tác huy động học sinh và duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần để từng bước

nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 9

Từ những kinh nghiệm trên, trong năm học này lớp 4D đã nhiều tiến bộ

về nề nếp và duy trì sĩ số trong học tập Trong lớp nhiều học sinh đạt danh hiệu

cháu ngoan Bác Hồ Kết quả qua các đợt kiểm tra đã có sự đổi thay,các em trong

lớp có sự ngoan ngoãn chăm chỉ học tập Đây là kết quả thực chất do các em

phấn đấu và rèn luyện đã đạt được trong năm học này

2 Kiến nghị.

Để làm tốt công tác huy động số lượng học sinh có kết quả xin có một số

đề xuất sau:

Đối với nhà trường: Nhà trường tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ

dùng dạy học, các tài liệu tham khảo để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm

lớp

Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn và

thái độ đạo đức của các em ở nhà nhiều hơn Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao

việc tự học, tự rèn ở nhà của các em

Đối với chính quyền địa phương: Cần làm tốt công tác tham mưu với cấp

trên tranh thủ các nguồn vốn,đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các điểm trường

luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và

những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các

bạn khác và tham gia vận động học sinh bỏ học ra lại lớp học cùng giáo viên

Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được sau những năm làm

công tác chủ nhiệm lớp Rất mong được sự góp ý của lãnh đạo nhà trường và

các anh chị đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hướng Phùng,ngày 29 tháng 3 năm 2017

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác

Người viết

Hoµng H÷u Thµnh

Trang 10

MỤC LỤC

A TÊN ĐỀ TÀI 1

B PHẦN MỞ ĐẦU 1

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1 Cơ sở lí luận 1

1 Cơ sở thực tiễn 2

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 4

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

VI PHẠM VI,KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 5

C NỘI DUNG: 5

I THỰC TRANG 5

II NGUYÊN NHÂN 6

III CÁC BIỆN PHÁP .7

1 Phối hợp chặt chẽ với BĐD cha mẹ học sinh 7

2 Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp 9

IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN 10

D.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11

1 Kết luận 11

2 Kiến nghị 13

Ngày đăng: 12/12/2017, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w