1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu

19 2,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 119,5 KB

Nội dung

Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn hiện nay.Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó, người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo.

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn hiện nay

Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho người học Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ Trước vấn đề đó, người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo

Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong các lớp càng tăng Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với những học sinh khác Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn

có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập

Đó chính là điều mà bản thân muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu

Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu Vấn

đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong

Trang 2

cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức

Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy Mặc khác, nếu quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương Những năm qua, được sự quan tâm sâu sát của ngành, chính quyền địa phương, của ban giám hiệu nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của tập thể thầy cô trường Tiểu học Thiện Hưng A thì nhà trường luôn là một trong những trường đứng đầu trong toàn huyện về chất lượng giáo dục, công tác PCGDTH-XMC và PCTHCS ở địa phương đã đạt chuẩn và duy trì tốt

Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu Đây sẽ

là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình

Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu” để tiếp tục áp dụng vào thực tế

lớp 5A3 nói riêng và học sinh khối 5 trường Tiểu học Thiện Hưng A nói chung

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

2.1 Mục đích

Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân cũng nắm bắt và thấu hiểu được tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học Nếu các em được sống trong sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm của gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì các em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực trong học tập Điều này có tác động rất

Trang 3

lớn đến các em là học sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội Vì vậy, đây là động lực để những ai đang làm công việc “trồng người” luôn cố gắng tìm

ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh yếu chưa đạt hiệu quả cao Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp Đây cũng chính là mục đích của đề tài này

2.2 Nhiệm vụ

Khảo sát tình hình học yếu của học sinh khối 5 hiện nay

Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học sinh để tìm

ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo học sinh yếu

Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn (nếu có)

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng

Giáo viên và học sinh khối 5 trường Tiểu học Thiện Hưng A về việc giúp đỡ các

em là học sinh yếu

3.2 Thời gian

Từ ngày 10/9/2010 đến 30/9/2010: Lập đề cương

Từ ngày 1/10/2010 đến 30/11/2010: Nghiên cứu và áp dụng thử trong khối

Từ ngày 1/12/2010 đến 15/12/2010: Áp dụng rộng rãi trong toàn khối

Từ ngày 15/12/2010 đến 30/12/2010: Cùng tập thể giáo viên trong khối, trường rút ra bài học kinh nghiệm và hoàn tất đề tài

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 4

1 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG:

1.1 Thuận lợi

Đối với học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc tiểu học nên ý thức, động cơ học tập của các em tương đối cao

Học sinh lớp 5 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía Trong

đó, bạn học với vai trò “ Đôi bạn cùng tiến” đã giúp các em học sinh yếu giảm bớt phần nào khó khăn trong học tập

Đội ngũ giáo viên khối nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu Sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và Đoàn thể nhà trường

Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn, từng bài học Vì vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ động hơn

1.2 Khó khăn

Như đã nêu, đối tượng học sinh yếu có những khác biệt Và hơn thế nữa, trong từng cá nhân của đối tượng này cũng là sự khác biệt về phong cách nhận thức.Vì vậy, mỗi dạng đối tượng cần có sự tác động khác nhau

Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, một môn học xếp loại yếu khi điểm học lực môn dưới 5 Nhưng trong thực tế, những học sinh yếu môn Toán, Tiếng Việt thì những môn học khác cũng bị ảnh hưởng Điều này đòi hỏi

sự nỗ lực kiên trì của thầy và trò rất cao

Đối tượng học sinh yếu thường là những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cha mẹ ly hôn, cuộc sống không ổn định hoặc là gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số, ít quan tâm đến việc học tiếng Việt

Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục:

• Đội ngũ giáo viên

• Cơ sở vật chất

Trang 5

• Chất lượng đầu vào

Trường chúng tôi luôn đứng trước khó khăn về cơ sở vật chất và chất lượng đầu vào Trước những thách thức đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực bản thân, kiên trì, bền bỉ cùng nhà trường khắc phục khó khăn và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục

Thực tế, trong lớp 5A3 mà bản thân chủ nhiệm, phần lớn các em nhà ở xa

trường, nhà em Nhung cách trường đến 9 km, nhà em Điểu Thị Oanh nhà cách trường đến 10 km, ngày ngày em phải đi về 4 lượt 40 km Nhà xa, chưa có điện, mỗi buổi tối em phải học bài bên ngọn đèn dầu, thậm chí Oanh nói: “ Có những hôm hết dầu, con phải ngồi học bên bếp lửa cô ạ!”

Bên cạnh đó, địa bàn xã Thiện Hưng là nơi tâp trung nhiều thành phần dân tộc sinh sống, nhiều gia đình từ miền Bắc, Miền Trung, …đến định cư xây dựng kinh tế mới Với đặc thù như vậy nên học sinh trường Tiểu học Thiện Hưng A thuộc rất nhiều vùng miền khác nhau Vì vậy, có một số học sinh thuộc con em gia đình đồng bào dân tộc STiêng, một số học sinh thuộc con em gia đình lao động nghèo, vì cuộc sống mưu sinh, vì mãi lo cho kinh tế gia đình, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình Điều này phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em

2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỌC SINH YẾU:

2.1 Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân học sinh yếu có thể là do:

Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì

Trang 6

Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người thì ngoài thời gian học trên lớp, khi ở nhà các em phải phụ giúp gia đình việc đồng áng, chăn trâu, chăn bò,… Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh

2.2 Về phía giáo viên: Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở

học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên Thầy hay thì mới có trò giỏi Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức Qua quá trình công tác bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học sinh Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu mà bản thân nhận thấy trong quá trình công tác Qua việc phân tích những nguyên nhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu Trong phạm vi của bài viết, bản thân chỉ đề cập đến biện pháp giúp đỡ học sinh yếu ở hai môn công cụ: Toán và Tiếng Việt

3 NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

3.1 Những biện pháp chung:

3.1.1 Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm

Trang 7

giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình

Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy

sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình

Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em Hoặc có thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các

em như: “Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực”…

3.1.2 Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh

Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung

và riêng của từng em Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…

Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong cách nhận thức Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng này

Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp Ví dụ khi học bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (Toán–lớp 5 ), đối với các em học sinh yếu thì các em chỉ cần nắm mục tiêu thứ nhất: “Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số” là đạt yêu cầu rồi

Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các

em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí

Trang 8

đích thực của mình trong tập thể Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các

em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em

Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao Có thể tổ chức phụ đạo từ 1 đến 2 buổi trong một tuần Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề

3.1.3 Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:

Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức

Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên

3.1.4 Kèm cặp học sinh yếu:

Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo Như lớp 5A3 mà bản thân chủ nhiệm, sau khi thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có 3 học sinh yếu và bản thân đã lên

kế hoạch phụ đạo cho các em

Trang 9

Lập danh sách học sinh yếu (theo mẫu dưới đây) và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời câu hỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,…

DANH SÁCH HỌC SINH YẾU LỚP …

Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học của học sinh, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục

3.2 Những biện pháp cụ thể:

3.2.1 Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn Tiếng Việt và biện pháp khắc phục:

+ Tập đọc: Dù là học sinh lớp 5, nhưng trong khối còn một số em đọc rất yếu

Như em Điểu Đức Trọng lớp 5A3, em Hồ Viết Đức, Lương Duy Dư lớp 5A4 Nguyên nhân đọc yếu ở các em là ngắt nghỉ hơi chưa đúng dấu câu, cụm từ, không phân biệt được các dấu câu (em Trọng), chưa đạt được tốc độ đọc của học sinh lớp 5, với những từ có vần khó thì phải đánh vần thật lâu, tùy tiện lượt bớt hoặc thêm từ vào khi đọc Bên cạnh đó, khả năng đọc trôi chảy, đọc hiểu và cảm thụ một tác phẩm, một văn bản còn hạn chế

STTHọ và

tên

TIẾNGVIỆT TOÁN

Con ông (bà)

Nơi ở

Đọc yếu

Viết yếu

Không biết tính

Tính yếu 1

2

Trang 10

+ Chính tả: Đọc đúng là cơ sở, nền tảng của viết đúng Vì vậy, các em đọc yếu

thường cũng viết yếu Nguyên nhân các em viết yếu là do không hiểu và nắm nghĩa của từ, không nắm vững âm, vần, dấu thanh và cách ghép, một số mắc lỗi

do phát âm chưa đúng nên dẫn đến

+ Luyện từ và câu: Vốn từ vựng ít, thường mắc lỗi về ngữ pháp khi viết câu + Tập làm văn:

Khả năng đọc, viết hạn chế ảnh hưởng nhiều khi diễn đạt bằng lời, diễn đạt khi viết Hơn nữa, hoàn cảnh sống làm hạn chế khả năng hiểu biết của các em Vì vậy, các em gặp khó khăn khi cần mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học thông qua các kỹ năng như: phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn

v Biện pháp:

+ Tập đọc:

Đối với những học sinh đọc yếu thì giáo viên cần:

Tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều trong giờ tập đọc như: thường xuyên gọi các em đọc bài, luyện phát âm đúng, sửa sai kịp thời cho các em và cho các

em luyện đọc lại từ sai nhiều lần Nếu thời gian của tiết học không đủ thì giáo viên có thể tranh thủ cho các em luyện đọc thêm vào giờ giải lao 5 hoặc 10 phút Dặn các em về nhà đọc lại bài, có thể đọc tham khảo thêm một văn bản, một bài tập đọc khác có nội dung phù hợp và quan trọng là giáo viên phải kiểm tra và nhận xét đánh giá việc đọc ở nhà của các em để động viên khuyến khích kịp thời Bên cạnh đó, thỉnh thoảng một hoặc hai tuần giáo viên có thể đến nhà gặp phụ huynh học sinh để xem cách học ở nhà của các em như thế nào, nếu thấy cần thiết thì giáo viên đưa ra biện pháp giúp đỡ

Giáo viên động viên học sinh xuống thư viện mượn truyện thiếu nhi, truyện cổ tích đọc vào giờ nghỉ giải lao Giáo viên nên dành thời gian để các em thể hiện giọng đọc của mình, đọc câu chuyện trước lớp cho các bạn nghe, cho các bạn nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của các em sau mỗi tuần Làm được điều này, ta

sẽ tạo được niềm tin nơi các em rất nhiều, là động lực thúc đẩy các em say mê rèn đọc

Ngày đăng: 19/08/2014, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w