1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Trình bày tính tất yếu trong quản trị đa văn hóa của hãng thời trang thể thao ADIDAS

24 824 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 208,24 KB

Nội dung

Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng.Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mựcđược thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp..

Trang 1

Trình bày tính tất yếu trong quản trị đa văn hóa của hãng thời trang thể

thao ADIDAS

Trang 2

MỤC LỤ

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

1 Giới thiệu về doanh nghiệp đa văn hóa – Adidas 3

2 Tính tất yếu của Quản trị đa quốc gia với Adidas 5

3 Đa văn hóa, Quản trị Đa văn hóa, tính tất yếu của Quản trị Đa văn hóa 6

3.1 Khái niệm văn hóa 6

3.2 Khái niệm đa văn hóa 6

3.3 Khái niệm quản trị đa văn hóa 7

3.4 Tính tất yếu của Quản trị Đa văn hóa 7

4 Thực trạng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội hiện nay của các Doanh nghiệp Việt nam Biện pháp để giải quyết các thực trạng đó 8

4.1 Thực trạng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội hiện nay của các Doanh nghiệp Việt nam 8

4.2 Biện pháp để giải quyết các thực trạng đó 9

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

TABLE OF CONTENT YTABLE OF CONTENT 2

INTRODUCTION 3

RESEARCH OF CONTENT 4

1 Introduction to multicultural businesses - Adidas 4

2 The inevitability of Intercultural Management 5

3 Intercultural, Intercultural Management, the inevitability of Intercultural Management 7

3.1 The concept of culture 7

3.2 The concept of Intercultural 7

3.3 The concept of Intercultural Management 7

3.4 The inevitability of Intercultural Management 8

Trang 3

4.1 Be present reality of business ethics and social responsibility of the enterprise in

Vietnam, now 9

4.2 Measures to resolve this reality 10

CONCLUSION 12

LIST OF REFERENCES 13

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, làmột tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sựkhác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp Bên cạnh đó, với

sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc cácdoanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo vàthay đổi cho phù hợp với thực tế

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồnlực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, gópphần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệpphải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúcđẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức -

đó là văn hóa doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa,tri thức thì khó đứng vững được Văn hóa doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vìvậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh như ta thườngnghĩ Văn hóa doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo đượctreo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng.Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mựcđược thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau Cấp dễ thấynhất thể hiện ngay trong công việc hàng ngày nhưng cách báo cáo công việc, giữ gìntài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các thủ tụchành chính… Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành độngcủa mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không Đây là điềuLãnh đạo doanh nghiệp mong muốn nhận được ở nhân viên và phải xây dựng dầntừng bước Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suynghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trongdoanh nghiệp Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá trị và hành độngcủa mỗi thành viên Văn hóa kinh doanh trong một tổ chức đã tiến đến mức độ caonhất, trở thành một thứ Đạo, mà từ thế hệ này tới thế hệ khác tôn sùng và làm theo

Trang 5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Giới thiệu về doanh nghiệp đa văn hóa – Adidas

Đứng trước một thị trường cạnh tranh khốc liệt trong ngành thể thao thì mongmuốn mở rộng thị phần đã thúc đẩy tập đoàn adidas trở thành một trong những thươnghiệu trang phục và dụng cụ thể thao khổng lồ, nổi bật nhất và lớn nhất trên thế giới.Với việc cam kết vững chắc là tài trợ cho thể thao và hỗ trợ từ phía sau, adidas đangxây dựng và phát triển cho thương hiệu ngày càng vững chắc dựa trên những gì mànhãn hiệu adidas đang có với những gì đã đầu tư vào các cơ quan truyền thông khácnhau và những gì công ty đạt được như là một sự hứa hẹn chắc chắn đối với lĩnh vựcthể thao mà họ đang kinh doanh

Sinh ra tại làng Herzogenaurach ở Bavaria và là con trai của một thợ sửa giày,Adi Dassler đã làm ra chiếc giày thể thao đầu tiên của mình vào những năm 1920.Dassler đã cùng với anh trai là Rudi thành lập công ty ‘Gebr der DasslerSchuhfabriken’ Với niềm đam mê thể thao, Adi Dassler đề ra mục tiêu là thiết kế raloại giày thỏa mãn nhiều yêu cầu phần nào giúp các nam, nữ vận động viên giànhđược chiến thắng và mục tiêu cốt yếu này của thương hiệu đã được giữ vững đến ngàynay Vào năm 1948, Rudi và Adi tách công ty ra và adidas ra đời adidas tồn tại dưới

sự quản lý của gia đình Dassler cho đến năm 1989 Sáu năm sau đó, adidas đã trởthành công ty được công chúng biết đến trên sàn giao dịch chứng khoán

Vào năm 1997, việc adidas thâu tóm tập đoàn Salomon là một thông điệp về ýđịnh xâm nhập vào một lĩnh vực mới Đổi tên công ty thành adidas-Salomon AG, họ

có được một thị trường truyền thống của adidas kết hợp với thị trường quần áo và giàythám hiểm, trượt tuyết và trượt băng nghệ thuật của Salomon Việc sát nhập này cònmang đến cho adidas một mảng thị trường đồ may sẳn cho những người chơi gôn(golf) đang cạnh tranh bởi Mavic và ván trượt tuyết cạnh tranh với nhãn hiệu Bonfire

Từ khi Adi Dassler qua đời, công ty của ông đã đạt thêm được hơn 700 bằngsáng chế và quyền sở hữu công nghiệp khác để đáp lại công sức ông xây dựng thươnghiệu thành thương hiệu tiên tiến dẫn đầu với nhiều sản phẩm thiết kế đầu tay như loạtgiày đinh thể thao đầu tiên trên thị trường

Mong ước trở thành công ty hàng đầu đã thôi thúc adidas thận trọng tìm cách

để đảm bảo cho thương hiệu adidas giữ được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này một

Trang 6

cách nhanh chóng Trong suốt những năm 1980, adidas đã chứng tỏ được rằng mìnhrất xuất sắc bằng việc lập những chiến dịch bán hàng rất tinh vi cho những sản phẩmgiày mà họ đã thiết kế ra.

Việc quảng bá hình tượng của công ty một cách hiệu quả, luân chuyển vốn và

vị trí của cổ phiếu cho thấy adidas không chỉ đã trở thành người dẫn đầu trên thịtrường về trang phục thể thao mà còn trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất vàocuối những năm 1990 Cùng lúc đó một chiến dịch chu đáo nhằm xây dựng lại mộthình tượng tươi trẻ và hợp thời trang đã giúp adidas bước vào thể kỷ 21 với tư cách làmột thương hiệu trẻ và hội nhập nhanh nhất

Hiện nay, adidas nhắm đến 3 nhóm khách hàng chính tiêu thụ thời trang thểthao, bộ phận Sport Performance nhắm đến các vận động viên ở mọi cấp độ, bộ phậnSport Heritage thì nhắm đến thời trang thể thao theo cảm hứng trang phục dạo phố và

bộ phận Sport Style tập trung vào những khách hàng trẻ thích những sản phẩm trangphục thể thao hợp thời trang và sang trọng

Có một cách tuyệt vời để đánh vào thị hiếu khách hàng là thông qua thể thao

Sự hâm mộ đối với các vận động viên nổi tiếng như cầu thủ David Beckham vàZinedine Zidane của bóng đá, Sergio Garcia của golf, Ian Thorpe của môn bơi lội vàMaurice Greene của môn chạy nước rút, và thông qua những vận động viên này đãgiúp cho thương hiệu adidas cùng bước lên bậc thành công ở đỉnh cao của họ thôngqua rất nhiều những chương trình đồng hành với các đội bóng đá trong và ngoài nước

Vào năm 2004, adidas thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu lớn nhấttrong vòng sáu năm bằng việc in cụm từ ‘không có gì là không làm được’ (Imposible

is nothing) bên cạnh nhãn hiệu của mình, để cho rất nhiều vận động viên nổi tiếng củamọi thời đại trong làng thể thao trên khắp thế giới mang nó trên trang phục hoặc dụng

cụ của họ và đã gặt hái thành công vang dội Adidas cũng là nhà tài trợ dài hạn choliên hiệp tổ chức giải bóng đá thế giới, giải vô địch Châu Âu UEFA và nhà tài trợchính thức cho giải điền kinh Olypic 2004 và cung cấp toàn bộ trang phục cho 22quốc gia thành viên tham dự giải Olympic Từ việc làm nhà tài trợ chính cho đến việcthực hiện những hoạt động quảng cáo bình thường, các phương tiện truyền thông đãchiếm tất cả những nơi dễ thấy ở nhà ga, trên xe khách để quảng cáo nhằm đảm bảorằng công việc quảng cáo thương hiệu adidas cũng góp phần vào sự thành công tươngđương với chất lượng hàng hóa mà công ty sản xuất ra

Trang 7

2 Tính tất yếu của Quản trị đa quốc gia với Adidas

Trong cuộc sống luôn diễn ra những xu thế nhất định như công nghiệp hóa –hiện đại hóa hoặc toàn cầu hóa Chính vì vậy, mà bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt độngcũng theo quy luật của cuộc sống Một doanh nghiệp sau một quãng thời gian nhấtđịnh sẽ lớn dần lên, phát triển lên Doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất kinhdoanh, mở rộng thị trường tiêu thụ Doanh nghiệp phải tìm kiếm một thị trường mới( những thị trường từ khu vực đến các vùng lân cận ra đến thị trường nước ngoài)nhằm tăng thị phần, doanh thu cũng như lợi nhuận Khi doanh nghiệp phát triển thànhcông ty đa quốc gia thì thị trường kinh doanh mở rộng, kéo theo đó là thị trường vốn

mở rộng Doanh nghiệp tham gia vào quá trình quản trị Doanh nghiệp sẽ phát triểnsản xuất, mở rộng thị trường nhân sự, thuê các chuyên gia nước ngoài về tư vấn nguồnnhân lực Như vậy, doanh nghiệp sẽ có sự tham gia của nhiều người nước ngoài, cónền văn hóa khác nhau Do vậy, quản trị đa văn hóa là điều tất yếu đối với doanhnghiệp đa quốc gia Quản trị đa quốc gia là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,

rà soát, đánh giá và điều chỉnh nếu cần để đạt được mục tiêu của tổ chức trên cơ sởcác nguồn lực nhất định ( con người, công việc, tài chính)

Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là một bộ phậnlàm nên quá trình phát triển nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanhnghiệp mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại Doanh nghiệp đóng góp cho xãhội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiềumặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa,

xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ Thông qua các hoạt độngnhân đạo và văn hóa, hình ảnh doanh nghiệp sẽ trở nên tốt đẹp hơn, uy tín của doanhnghiệp được nâng cao đáng kể

Không ngừng sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu, không chỉ cho các chiếnlược tiếp thị mà còn cho cả dòng sản phẩm của Adidas Các môn chơi đồng đội nhưbóng đá và bóng rổ sẽ luôn luôn là một phần cơ bản của các cuộc tranh tài thể thao.Tuy nhiên, ngày nay các môn thể thao tự do, cá nhân như trượt tuyết, lướt ván vànhững môn như golf, leo núi giờ cũng đang phát triển rất nhanh, trở thành một phầncủa những môn thể thao chính thống

Để không bị bỏ rơi trong các cuộc đua, hàng năm adidas cho ra đời trung bìnhkhoảng 60 mẫu giày thể thao mới tạo cảm giác thoải mái ở chân Adidas có phương

Trang 8

châm sản xuất những sản phẩm cực kỳ vừa vặn và mang lại chất lượng luyện tập caonhất Chính vì thế, các sản phẩm của adidas luôn có mặt tại các cửa hàng cao cấp vàcác cửa hiệu chuyên bán đồ thể thao chuyên nghiệp Khi đối thủ chính Nike có hệthống cửa hàng NikeTown khắp nơi ở Mỹ, Châu Âu và Úc, adidas cũng không kémcạnh khi bắt tay vào hệ thống siêu cửa hàng adidas-Solomon, khai trương tại Parisnăm 2001, tận dụng mức độ nhận biết thương hiệu tại đây; hơn nữa đội tuyển quốc giaPháp đã liên tục giành cúp vô địch ở World Cup 1998 và cúp Châu Âu năm 2000.Nhiều người tin rằng sắp tới đây adidas sẽ áp dụng hình thức này tại nhiều thành phốkhác ở Châu Âu và Mỹ.

Với mục tiêu chiến lược hàng đầu của Adidas là đánh bật đối thủ truyền kiếpNike, giành thị phần và trở thành hãng thể thao số một thế giới Adidas đầu tư rất lớnvào việc cải tiến và đổi mới các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng tốt hơn khách hàngcủa mình và đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra Trong thế giới ganh đua gay gắtcủa các hãng sản xuất đồ thể thao, adidas đã hồi sinh và trở thành một đối thủ đánggờm về mặt sáng tạo qua các chiến lược tiếp thị sắc sảo Các sản phẩm của adidas sẽcòn tiếp tục là người bạn đồng hành thân thiết của những ai say mê luyện tập thể thao

3 Đa văn hóa, Quản trị Đa văn hóa, tính tất yếu của Quản trị Đa văn hóa

3.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một tập hợp các giá trị, chuẩn mực mà các thành viên trong cộngđồng, trong tổ chức và trong xã hội thu nhỏ, tuân thủ một cách tự nguyện Điều nàythường đúng với các nước phát triển Để có những giá trị, những chuẩn mực này.Những giả định phải tuân thủ theo thời gian, những giả định này được gọt giũa, trởthành những chuẩn mực định hướng

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạovà tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa conngười với môitrường tự nhiên và xã hội

3.2 Khái niệm đa văn hóa

Đa văn hóa là sự đa dạng về văn hóa của các thành viên trong một tổ chức, đơn

vị hay mở rộng ra là một cộng đồng nào đó Đối với nhân loại tính đa dạng văn hóacũng giống như tính đa dạng trong giới tự nhiên là một điều kiện không thể thiếu đểduy trì sự cân bằng của sự sống Tính đa dạng là di sản chung của loài người Tính đadạng văn hóa có hai tầng bậc, một là đa dạng trên phạm vi thế giới, đó là đa dạng về

Trang 9

văn hóa các dân tộc Hai là trong phạm vi một dân tộc văn hóa cũng đa dạng, khôngchỉ đa dạng về sắc tộc, mà đa dạng về các hình thức biểu hiện đa dạng theo các loạichủ thể Văn hóa ngoại biên của các quần thể dân cư là biểu hiện nổi bất của tính đadạng và hình thức biểu hiện trong một nền văn hóa dân tộc.

Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện nhữngmối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiệncác đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó Nhờ có tính hệ thống

mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiệnđược chức năng tổ chức xã hội Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của

xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tựnhiên và xã hội của mình

3.3 Khái niệm quản trị đa văn hóa

Quản trị đa văn hóa là quá trình quản trị một tổ chức bình thường kết hợp vớikhai thác các yếu tố đa văn hóa một cách hiệu quả nhất Đây là quá trình lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá và điều chỉnh nếu cần thiết để kết hợp một cáchtốt nhất các cá nhân có nền văn hóa khác nhau và còn phát huy tối đa năng lực, phẩmchất của họ, hạn chế các đặc điểm có tính tiêu cực của mỗi một nền văn hóa

Mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét chung là “con người” đều thừa nhận

và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hoá với con người Văn hoá và conngười là hai khái niệm không tách rời nhau Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá.Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo khôngngừng để làm nên giá trị văn hoá Một trong số những giá trị văn hoá được con ngườisáng tạo ra ấy chính là bản thân con người – con người có văn hoá Con người sángtạo ra văn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hoá

3.4 Tính tất yếu của Quản trị Đa văn hóa

Khi nói đến quản trị đa văn hóa là nói đến giá trị của con người trong tổ chứchoặc doanh nghiệp Thực hiện quản trị đa văn hóa nhằm hướng đến mục tiêu chung làkhông những kết hợp được mọi thành viên trong tổ chức mà còn phát huy được tối đanăng lực cũng như nỗ lực của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong tổ chức Hơn nữa,mỗi một cá nhân hoặc mỗi một thành viên trong tổ chức đều có văn hóa khác nhau, cóhoàn cảnh và điều kiện khác nhau, có năng lực làm việc khác nhau, có tôn giáo khácnhau Mỗi một cá nhân có một giá trị riêng, một hiểu biết riêng

Trang 10

Văn hoá trong kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt độngkinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quátrình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ.Việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho kinhdoanh và chủ thể kinh doanh một sử mạng cao cả Đó là sứ mệnh phát triển con người,đem lại sự giàu có, hạnh phúc cho mọi người, sự phồn vinh và vững mạnh của đấtnước, sự vẻ vang của dân tộc Nhận thức được sứ mệnh ấy con người sẽ hay say laođộng, không ngại khó khăn gian khổ, thậm chí hy sinh cả lợi ích riêng của mình đónggóp vào lợi ích chung vì xã hội Do đó, văn hoá trong kinh doanh là bộ phận cấu thànhcủa nền văn hoá dân tộc, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh

4 Thực trạng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội hiện nay của các Doanh nghiệp Việt nam Biện pháp để giải quyết các thực trạng đó.

4.1 Thực trạng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội hiện nay của các Doanh nghiệp Việt nam

Việc phát triển kinh tế-xã hội đi kèm theo nó là sự gia tăng khai thác, sử dụngcác nguồn tài nguyên thiên nhiên Hệ quả là số lượng rác thải công nghiệp cũng nhưrác thải sinh hoạt tăng mạnh Con người ngày càng thải vào môi trường nhiều thứkhông cần cho sự sống, làm cho không khí, nguồn nước, đất đai bị ô nhiễm, gây nênnhiều hiệu tượng như hiệu ứng khí nhà kính, phá hủy nghiêm trọng tầng ozone Nhiềucon sông bị bức tử, nhiều thành phố không khí bị ô nhiễm nặng nề, gây nguy hại chosức khỏe của con người, cho hệ sinh thái tự nhiên

Các hoạt động vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra trên nhiều lĩnh vực,dưới nhiều hình thức, tính chất ngày càng nghiêm trọng và phức tạp; thủ đoạn, hìnhthức vi phạm ngày càng tinh vi, đa dạng Những vi phạm về môi trường đã và sẽ gâyảnh hưởng sâu sắc đến phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến sứckhỏe, tài sản, quyền lợi của người dân Cụ thể như vụ Công ty VEDAN Việt Nam,Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì xả nước thảikhông qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộngđộng dân cư; vụ Công ty Huyndai Vinashin (Khánh Hòa) thải ra hàng trăm nghìn tấnhạt xỉ đồng và các loại chất thải thải độc hại khác, gây bức xúc trong dư luận xã hộithời gian qua Theo đánh giá của Trung tâm Con người và Thiên nhiên: Hệ quả của

sự đánh đổi không cân xứng giữa phát triển và môi trường đang dần bộc lộ, với hàng

Trang 11

loạt vụ việc xâm phạm môi trường trên diện rộng cùng với sự xuất hiện của 37 “làngung thư” trên cả nước Thông tin từ Bệnh viện K, trong 5 năm gần đây trung bình mỗinăm cả nước có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện, trong đó cókhoảng 70.000 người chết vì căn bệnh này.

Mặc dù ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật và

tử vong, nhưng cơ chế khiếu kiện trong lĩnh vực môi trường còn chưa rõ ràng, dẫn đếnthiếu khả thi trong thực tế Điều này dẫn đến người dân bị đẩy vào tình thế bắt buộcphải gây áp lực nhằm đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình Những vụ việc ngườidân tự ý lấp cống xả thải Khu công nghiệp Thụy Vân ở Phú Thọ, vụ Nhà máy sản xuấttấm lợp Fibro xi măng ở Phả Lại, vụ Nicotex Thành Thái ở Thanh Hóa đã ngày càngtrở nên phổ biến hơn, làm ảnh hưởng đến sản xuất và gây mất an ninh trật tự xã hội

4.2 Biện pháp để giải quyết các thực trạng đó.

Giải pháp đầu tiên là tuyên truyền về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp thông qua các công cụ giáo dục và đào tạo như các hội thảo hội nghị về tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dành cho các doanh nhân, người lao động,

và người tiêu dùng, mà còn cho thế hệ mai sau để hiểu sâu sắc về vai trò quan trọngcủa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Ngoài ra, các phương tiện thông tin đạichúng dường như cũng là một nguồn hữu hiệu nhằm tăng cường các lợi ích thực sựcủa các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, giải pháp thứ hai liên quanđến các sáng kiến tăng cường các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpđược các nhà chức trách hỗ trợ và tài trợ trong sự hợp tác chặt chẽ với các hiệp hộikinh doanh và các tổ chức phi chính phủ

Muốn đảm bảo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhà nước cần phảikhuyến khích và phát triển các cơ chế “xã hội dân sự” ở địa phương, để làm đối trọngvới doanh nghiệp Đối trọng với doanh nghiệp không có nghĩa doanh nghiệp luôn luônxấu Thực ra, doanh nghiệp có tính trung lập trong khía cạnh họ luôn thích ứng vớimôi trường chính trị, pháp lý, xã hội

Tạo ra đối trọng ở đây có nghĩa tạo ra cơ chế xã hội đủ sức mạnh để giám sáttrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tự cơ chế xã hội ở từng địa phương sẽ cho phépngười dân có tiếng nói trọng lượng hơn đối với doanh nghiệp trước những tác độngtiêu cực doanh nghiệp có thể gây ra, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của cộng đồngđược tôn trọng Điều đó giúp giảm khối lượng công việc và chi phí cho hệ thống các

Trang 12

cơ quan quản lý hành chính của nhà nước từ trung ương xuống địa phương trong việcgiám sát và quản lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp vẫncòn chưa ngộ ra rằng phát triển bền vững là phương thức tối đa hóa lợi nhuận mộtcách hiệu quả nhất, thì việc xây dựng một cơ chế khuyến khích dư luận đứng ra tựbảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình và những biện pháp chế tài hợp lý sẽ lànhững điều tối cần thiết để hình thành ý thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpViệt Nam

Tất cả các nhà sản xuất phải được tuyên truyền về trách nhiệm xã hội, cũngnhư sản xuất thực phẩm sạch và một kênh phân phối hiệu quả cho thực phẩm sạch làyêu cầu bắt buộc Các chiến dịch giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức là các hoạtđộng quan trọng để thúc đẩy hơn nữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở mọi tầnglớp trong xã hội, đặc biệt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên được khắc sâu vàotâm trí của các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp tương lai và người lao động (Ởkhía cạnh này, vai trò của chính phủ dưới sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ làhướng dẫn họ để thực thi hành động thông qua pháp luật: Bộ Luật lao động, Luật bảo

vệ môi trường, v.v.);

Quản lý nhà nước tập trung hoàn thiện luật và tính hiệu lực trong thực thi luật.Đối với các trách nhiệm ngoài luật (đạo đức, từ thiện), cần khuyến khích cơ chế tựnguyện vì đó là sự tương tác giữa doanh nghiệp và xã hội Nhà nước chỉ nên gián tiếptác động thông qua các cơ chế “xã hội dân sự” như NGOs, hiệp hội, mạng lưới cộngđồng, giáo dục, nâng cao ý thức người dân

Ngày đăng: 02/11/2017, 13:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5) A handbook for corporate leaders, Nguyen Hong Minh, 2014 6) http://voer.edu.vn/ Link
1) Lecture courses Intercultural Management, Dr. Dang Ngoc Su, 2014 Khác
2) The business culture of enterprise, Chu Minh Khang, 2014 Khác
3) business strategy of multinational corporations, Phan Cuong, 2014 Khác
4) Violation of ethical business now, Le Thu Hang, 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w