Xử lý số liệu và viết báo cáo

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học cá (Trang 28 - 30)

Việc phân tích và xử lý số liệu thu thập đƣợc trên thực địa để đƣa ra báo cáo chi tiết đòi hỏi tính chính xác và khả năng tổng hợp, phân tích một cách có khoa học, việc này thƣờng do các nhà nghiên cứu hoặc cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm. Hiện nay, nhiều nơi đã có hệ thống máy tính và phần mềm cơ sở dữ liệu nên việc cập nhật và phân tích số liệu rất thuận tiện.

1. Tổng hợp và phân tích số liệu

Sau mỗi đợt điều tra, quan trắc, ngoài số mẫu vật thu đƣợc, có hàng loạt các số liệu và các ghi chép từ các phiếu điều tra, sổ nhật ký, ảnh tƣ liệu,…các dữ liệu này cần đƣợc sắp xếp, tổng hợp và phân tích để viết báo cáo hay viết bài công bố trên các tạp chí. Các công việc cụ thể sau khi tiến hành khảo sát hiện trƣờng thƣờng bao gồm:

Bƣớc 1: Tập hợp các tài liệu tham khảo có liên quan để tiến hành so sánh và thảo luận khi viết báo cáo hoặc công bố kết quả.

Bƣớc 2: Kiểm tra kết quả định loại mẫu vật và xây dựng danh lục thành phần loài (xắp xếp theo các taxon).

Việc xây dựng danh lục các loài cá cũng theo trình tự tiến hóa từ thấp lên cao, gồm các cột: số thứ tự, tên khoa học, tên tiếng Việt v.v.

Danh lục các loài cá ở khu vực điều tra TT Tên khoa học Tên tiếng Việt Loại

hình thủy vực T nh trạng bảo t n Giá trị sử dụng 1 2 3 4 5 6 Ghi chú:

29 2: Các đơn vị phân loại (taxon) từ thấp đến cao. Trong mỗi Lớp/ bộ, sắp xếp các họ và giống theo thứ tự A-Z

3: Tên thƣờng gọi, tên dân tộc. Tên thƣờng gặp nhất để đầu tiên 4: Kí hiệu cho các dạngĐNN nội địa, ven biển hoặc vùng biển:

5: Theo phân loại của IUCN; Sách đỏ Việt Nam (2007) hoặc Nghị định 32, Nghịđịnh 160, CITES

6: Giá trị sử dụng (thực phẩm, làm cá cảnh v.v.)

Bƣớc 3: Đánh giá thông tin có liên quan về các loài bắt gặp: sốlƣợng, giới tính, hình dáng, màu sắc, hoạt động, các đặc điểm về sinh cảnh sống. Việc xác định các loài có liên quan đến bảo tồn (loài bị đe dọa, loài đặc hữu) có thể tham khảo các văn bản pháp luật hoặc tài liệu tham khảo nhƣ các Nghị định của Chính phủ (Nghị Định 32/2006/NĐ-CP, Nghị Định 160/2013/NĐ-CP), Phụ lục CITES (cập nhật hàng năm), Danh lục Đỏ IUCN (cập nhật hàng năm) và Sách Đỏ Việt Nam (2007).

Bƣớc 4: Nhập và lƣu trữ dữ liệu vào máy tính (cơ sở dữ liệu).

Bƣớc 5: Thống kê và phân tích số liệu thô, đƣa ra lời đánh giá, bình luận hoặc nhận xét. Có một số phần mềm thống kê miễn phí có thể dùng nhƣ PAST Statistics hoặc đơn giản dùng Excel. Trích suất số liệu và trình bày số liệu thành biểu bảng phù hợp. Phân loại các biểu bảng theo nhóm thông tin, theo thời gian, theo khu vực, theo kiểu sinh cảnh, theo loài,…

Bƣớc 6: Xây dựng các bản đồ/sơ đồ phân bố các loài, đặc biệt là các loài cá quan trọng (đặc hữu, quý hiếm) là đối tƣợng quan trắc ĐDSH sau này ở khu vực nghiên cứu; các bản đồ/sơ đồ phân bố sản lƣợng, năng suất đánh bắt các nhóm (cá đáy, cá nổi...), các loài cá... Việc xây dựng bản đồ thƣờng do chuyên gia GIS thực hiện tuy nhiên nhóm nghiên cứu cần cung cấp thông tin về vị trí bắt gặp hoặc khu vực có sinh cảnh phù hợp đối với vùng phân bố của loài. Ngoài ra, có thể xây dựng bản đồ/sơ đồ chỉ ra các vị trí cần ƣu tiên bảo tồn (loài, sinh cảnh) trong khu vực nghiên cứu để phục vụ quản lý và quy hoạch bảo tồn của khu vực điều tra, nghiên cứu.

Bƣớc 7: Viết báo cáo kết quả điều tra, quan trắc và đƣa ra các đề xuất kèm theo.

. Viết báo cáo khoa học

Mục tiêu của việc viết báo cáo khoa học là truyền đạt các kết quả điều tra, khảo sát đến các nhà quản lý hoặc các đồng nghiệp, và tƣờng trình những phƣơng pháp hay cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Báo cáo đƣợc viết theo một cấu trúc đặc thù mà ngƣời viết phải tuân theo để đạt đƣợc hiệu ứng truyền tải thông tin cao nhất. Do đó, các ngƣời viết phải nắm đƣợc kĩ năng viết báo cáo.

30 Cho tới nay, chƣa có khuôn mẫu thống nhất về một báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học. Các nội dung cơ bản của Báo cáo về kết quả điều tra, khảo sát hay quan trắc đa dạng sinh học, thƣờng đề cập đến các vấn đề sau:

- Thành phần loài ghi nhận

- Hiện trạng quần thể của loài quan trắc tại thời điểm điều tra - Đánh giá xu hƣớng biến đổi của quần thể qua các kỳđiều tra

- Đánh giá các yếu tốtác động (của tự nhiên, của con ngƣời) đến khu hệ và quần thể của loài là đối tƣợng điều tra

- Bình luận các vấn đề có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu, khu vực điều tra, nghiên cứu, hay phƣơng pháp thực hiện

- Kết luận, đề xuất và kiến nghị - Tài liệu tham khảo

- Các phụ lục kèm theo

Khung đề mục các nội dung chính của Báo cáo kết quả của chuyến điều tra ĐDSH đề xuất nhƣ sau:

1. Mởđầu

2. Tài liệu và phƣơng pháp điều tra

2.1. Địa điểm, thời gian và phạm vi điều tra 2.2. Phƣơng pháp điều tra tại thực địa.

2.3. Phƣơng pháp phân tích, định loại vật mẫu và xử lý số liệu trong PTN. 2.4. Các kỹ thuật sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Sơ lƣợc về điều tự nhiên và kinh tế-xã hội ở khu vực điều tra 3.2. Thành phần loài

3.3. Đặc điểm phân bố/số lƣợng (theo không gian: các hệ sinh thái, sinh cảnh, nơi cƣ trú, thƣợng lƣu-hạ lƣu; theo thời gian: mùa khí hậu…), đặc biệt các loài quý, hiếm, có giá trị kinh tế, cần ƣu tiên bảo tồn

3.4. Tính đa dạng sinh học

3.5. Một số các yếu tốtác động tới ĐDSH

4. Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học cá (Trang 28 - 30)