1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của bảo hiểm xã hội – nghiên cứu tại bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh

126 1,8K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 204,82 KB

Nội dung

Xuất phát từ tầm quan trọngcủa vấn đề kết họp với việc tiếp cận với chất lượng thông tin kế toánkhu vực công bằng một nghiên cứu thực nghiệm tại một đơn vị hànhchính sự nghiệp, cụ thế là

Trang 1

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG SANG

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI- NGHIÊN cứu TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài

“Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của Bảo hiểm xã

hội - Nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

phân tích số liệu và kết quả được nêu trong luận văn

là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ mộtcông trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Lê Hồng Sang

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG PHỤ

BÌA LỜI CAM

ĐOAN MỤC

LỤC

DANH MỤC TỪ NGỮ VIÉT

TẮT DANH MỤC BẢNG

BIỂU, sơ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu 2

2.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa thực tiễn 3

6 Ket cấu đề tài 4

CHUƠNG 1: TỒNG QUAN NGHIÊN cứu 5

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 5

1.2 Các nghiên cứu trong nước 10

1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu 15 1.3.1 Nhận xét tổng quan về các nghiên cứu trước 15

1.3.2 Khe hổng nghiên cứu 16

CHUƠNG 2: Cơ Sở lý thuyết 18

2.1 Tổng quan về chất lượng thông tin 18

2.1.1 Khái niệm về thông tin 18

Trang 4

2.1.2 Khái

niệm về chất lượng 19

2.1.3 Khái niệm về chất lượng thông tin 19

2.2 Tổng quan về BCTC khu vực công 21

2.2.1 Khái niệm và mục đích của Báo cáo tài chính khu vực công 21 2.2.2 Phân loại thông tin BCTC 21

2.2.3 Đối tượng sử dụng thông tin 22

2.3 Chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính 22

2.3.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế -IASB 23 2.3.2 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB 24

2.3.3 Quan điểm của CMKT Việt Nam 26

2.3.4 Đặc tính thông tin trình bày trên BCTC của khu vực công 26 2.4 Giới thiệu cơ quan BHXH và kế toán áp dụng của cơ quan BHXH 30

2.4.1 Khái quát về BHXH 30

2.4.2 Các quy định pháp lý liên quan tới kế toán BHXH .34 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của cơ quan BHXH 37

2.6 Một số lý thuyết nền ứng dụng trong nghiên cứu 41

2.6.1 Kinh tế học thể chế 41

2.6.2 Lý thuyết thông tin hữu ích 43

2.6.3 Lý thuyết ủy nhiệm 43

2.6.4 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 45

CHƯONG 3: PHƯONG PHÁP NGHIÊN cứu 48

Trang 5

3.1 Giới thiệu 48

3.2 Quy trình nghiên cứu 48

3.3 Phương pháp nghiên cứu 49

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 49

3.3.2 Phương pháp định lượng 51

3.4 Xây dựng thang đo 52

3.4.1 Thang đo cho biến phụ thuộc 53

3.4.2 Thang đo cho Biến độc lập 54

3.5 Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định 56

3.6 Mầu nghiên cứu định lượng 56

Trang 6

7 7

3.6.1 Phương pháp chọn mẫu 56

3.6.2 Xác định định cỡ mẫu 56

3.7 Đối tượng khảo sát 57

3.8 Phạm vi khảo sát 57

3.9 Công cụ thu thập dữ liệu 57

3.10 Phân tích và xử lý dừ liệu 57

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN 59

4.1 Mầu nghiên cứu định lượng 59

4.2 Đánh giá thang đo bằng Crobach Alpha 60

4.2.1 Nhân tố Nhà quản lý đơn vị 60

4.2.2 Nhân tố Trình độ nhân viên kế toán 60

4.2.3 Nhân tố Hệ thống pháp lý 61

4.2.4 Nhân tố Ung dụng CNTT 62

4.2.5 Nhân tố Chế độ kế toán 62

4.2.6 Nhân tố Hoạt động thanh tra, giám sát 63

4.2.7 Nhân tố Chất lượng thông tin kế toán 63

4.3 Phân tích khám phá nhân tố EFA 65

4.3.1 Phân tích EFA cho các biến độc lập 65

4.3.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc 70

4.4 Kiếm định mô hình nghiên cứu 71

4.4.1 Phân tích tương quan 71

4.4.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ngiên cứu 72

4.4.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 72

4.4.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 74

4.5 Ket luận kết quả hồi quy và kết quả nghiên cứu 74

Trang 7

7 7

KÉT LUẬN CHƯƠNG 4 76CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 775.1 Ket luận chung

Trang 8

5.2 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trênBCTC tại cơ quan

BHXH TP HCM 785.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý 785.2.2 Đấy mạnh vai trò nhà quản trị đơn vị 785.2.3 Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của nhà nước

79

5.2.4 Xâydựng một chế độ kế toán cho cơ quan BHXH 805.2.5 Nângcao trình độ nhân viên 815.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 815.4.1 Hạn chế của đề tài 815.4.2 Hướngnghiên cứu tiếp theo 82TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC TỪ NGỮ YIÉT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, sơ ĐỒ

Bảng 2.1 Bảng tổng họp nhân tố của các nghiên cứu liên quan 39

Bảng 3.1 CLTT - Thang đo CLTT trên BCTC của BHXH 53

Bảng 4.1 Đối tuợng khảo sát 59

Bảng 4.2 Cronbach Alpha của nhân tố Nhà quản lý đon vị 60

Báng 4.3 Cronbach Alpha của nhân tố Trình độ nhân viên kế toán .60

Bảng 4.4 Cronbach Alpha của nhân tố Hệ thống pháp lý 61

Bảng 4.5 Cronbach Alpha của nhân tố ứng dụng CNTT 62

Bảng 4.6 Cronbach Alpha của nhân tố Chế độ kế toán 62

Bảng 4.7 Cronbach Alpha của nhân tố Hoạt động thanh tra, giám sát

BCTC Báo cáo tài chính

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

CLTT Chất lượng thông tin

CMKT Chuẩn mực kế toán

CNTT Công nghệ thông tin

CNVC Công nhân viên chức

DN Doanh nghiệp

FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài

chính Hoa Kỳ

HCSN Hành chính sự nghiệp

IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc

tế

IPSAS Chuẩn mực kế toán công quốc tế

TTKT Thông tin kế toán

Trang 10

Bảng 4.8a Cronbach Alpha của nhân tố Chất luợng thông tin kế toán .64

Báng 4.8b.Cronbach Alpha của nhân tố Chất luợng thông tin kế toán (đã loại CLTT6) 64

Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Barlett 65

Bảng 4.10 Bảng phuơng sai trích 67

Bảng 4.11 Ma nhận nhân tố xoay 68

Bảng 4.12 Ket quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc 70

Báng 4.13 Ma trận hệ số tuơng quan 71

Bảng 4.14 Tóm tắt mô hình 72

Bảng 4.15 Phân tích phuơng sai (ANOVA) 73

Bảng 4.16 Trọng số hồi quy 73

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu 49

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế đang không ngừng phát triến và cạnh tranhngày càng gay gắt, bất kỳ một tố chức kinh tế hoạt động vì lợi nhuậnhay phi lợi nhuận đều cần những thông tin tài chính đáng tin cậy đểlàm cơ sở cho việc ra quyết định Và thông tin kế toán được xem như làngôn ngữ của kinh doanh cùa một tổ chức, nó đóng vai trò truyền đạtthông tin về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của đơn vịthông qua các báo cáo tài chính, không chỉ cho các đối tượng bên trongnội bộ mà còn cho các cá nhân, đơn vị bên ngoài tố chức có nhu cầu sửdụng có thể nắm bắt thông tin kịp thời Mặc khác, thông tin kế toán chỉ

có giá trị ra quyết định khi nó đảm bảo những yêu cầu cơ bản về chấtlượng Hơn thế nữa, chất lượng thông tin kế toán không chỉ là vấn đềriêng của doanh nghiệp mà còn là vấn đề hiện đang được các cơ quan,

tổ chức đoàn thể trong khu vực công rất quan tâm, thậm chí yêu cầuchất lượng thông tin trong lĩnh vực công còn đòi hỏi cao hơn vì nókhông chỉ tạo dựng niềm tin đối với công chúng và còn mang tầm ảnhhưởng quốc tế, làm tăng sức cạnh tranh của quốc gia Robert o Opanyi(2016) cũng nêu rõ vai trò quan trọng của chất lượng BCTC khu vựccông khôngchỉ là trách nhiệm giải trình của Chính phủ đối với côngdân mà còn thể hiện được cách thức chính phủ đó quản lý tài chính củaquốc gia mình Một số nhà nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã khaithác đề tài minh bạch thông tin tài chính đối với khu vực công nhưnghiên cứu của Seyoum và Manyak (2009), Khan (2010) WorldBank(2012) cũng cho rằng việc thiếu minh bạch thông tin trong tài chínhcông là một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra tham nhũng.Việt Nam hiện nay đã gia nhập nhiều tố chức kinh tế mang tính chất

Trang 12

khu vực và thế giới như APEC, ASEAN, TPP , việc nâng cao tínhminh bạch của thông tin kế toán ở khu vực công đòi hỏi ngày càng cao.Tuy nhiên, các tố chức cá nhân bên ngoài lại gặp nhiều vấn đề khókhăn trong việc tiếp cận thông tin trên BCTC của các cơ quan đơn vịtrong khu vực công, do đó không thế xem xét, phân tích và đánh giáviệc sử dụng nguồn

Vốn ngân sách nhà nước của các đơn vị này vấn đề này dẫn tới việc cóthể sử dụng ngân sách nhà nước không đúng mục đích, sai quy định,gây ra tình trạng lãng phí và tham nhũng Xuất phát từ tầm quan trọngcủa vấn đề kết họp với việc tiếp cận với chất lượng thông tin kế toánkhu vực công bằng một nghiên cứu thực nghiệm tại một đơn vị hànhchính sự nghiệp, cụ thế là cơ quan Bảo hiếm xã hội (BHXH), tôi quyết

định chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính tại Bảo Hiếm Xã Hội - Nghiên cứu tại cơ quan BHXH TP HCM” nhằm xác định những yếu tố có tác động tích

cực đến việc đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC của cơ quan bảohiểm xã hội TP HCM Từ dó, luận văn cũng xin đề xuất một số giảipháp đế cải thiện chất lượng thông tin kế toán trên BCTC khu vựccông

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Trang 13

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Có những nhân tố nào tác động đến chất lượng thông tin trên BCTC tại cơ quan BHXH

- Mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thông tin trên BCTC

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 14

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn hướng tới nghiên cứu đối tượng lànhững nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tàichính của cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung và cơ quan BHXHnói riêng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ở các cơ quan bảo hiếm xã hội cácquận, huyện trên địa bàn TP HCM vào khoảng thời gian từ tháng10/2016 đến tháng 04/2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là định tính vàđịnh lượng đế xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC ở

cơ quan BHXH TPHCM

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng đế tiến hành tìm hiếu, hình thànhthang đo, cố gắng giải thích sự tương quan có ý nghĩa từ các thang đo,

từ kết quả này xây dựng nên bảng câu hỏi chính thức sao cho phù họpvới mặt ý nghĩa của thang đo và đối tượng lấy mẫu

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Tiến hành khảo sát thực nghiệm bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặcgửi mail các kế toán trường và kế toán tống hợp của các cơ quan bảohiếm xã hội tại địa bàn TPHCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát Sau

đó tiến hành phân tích kết quả thu được bằng phần mềm SPSS nhằmxác định mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng thông tintrên BCTC của cơ quan BHXH - Nghiên cứu tại BHXH TP HCM

Thang đo nghiên cứu: Sử dụng thang đo Lirket 5 cấp độ đánh giá.

5 Ý nghĩa thực tiễn

về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các đơn vị hànhchính sự nghiệp nói chung và cơ quan BHXH nói riêng có thể nhận

Trang 15

diện được những nhân tố tác động đến chất lượng thông tin trên BCTC.Những giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu cũng được kỳ vọng sẽđem lại hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng thông tin kế toán tại cơquan BHXH, từ đó giúp cho người sử dụng nắm bắt được tình hìnhhoạt

Trang 16

động cùng với các chính sách quản lý, những vấn

đề phát sinh trong đơn vị Hơn thế nữa, mô hìnhđược xây dựng trong bài nghiên cứu cũng có thểvận dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệpkhác

6 Ket cấu đề tài

Nội dung bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:Chương 1: Tổng quan

nghiên cứu Chương 2: Cơ

sở lý thuyết Chương 3:

Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Ket quả nghiên

cứu và bàn luận Chương 5:

Kết luận và kiến nghị

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN NGHIÊN cứu

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu The factor affecting the implementation of internation

public sector accounting standards in Kenya của s Hamisi Kutitập

trung vào việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứngdụng IPSAS ở Kenya Tác giả đã thực hiện mô tả mức độ áp dụngIPSAS ở Bộ Tài chính, tập hợp dữ liệu sơ cấp lẫn thứ cấp để tiến hànhphân tích Trong đó, dữ liệu sơ cấp được chính tác giả thu thập, còn dữliệu thứ cấp được kế thừa từ các bài nghiên cứu trước Phương phápthống kê mô tả, mô hình hồi quy để xác định mức độ tương quan củacác biến nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng thực sự đến việc ápdụng Chuẩn mực kể toán công quốc tế ở Kenya Ket quả nghiên cứucho thấy những nhân tố như: sự thất bại trong việc giải quyết nhữngvấn đề kế toán cụ thể, thiếu sự hỗ trợ của công nghệ và thiếu sự hỗ trợtài chính của chính phủ có ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng chuẩnmực kế toán công quốc tế ờ Kenya Nghiên cứu cũng đưa ra những vấn

đề cơ bản trong việc giảm hiệu suất và hiệu quả của việc sử dụngIPSAS là mức độ sử dụng công nghệ thấp, việc cải cách và áp dụng cácchu trình quản trị tài chính công hiện đại còn yếu, thiếu khung pháp lý

và chính trị yếu kém là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự thất bại củaviệc áp dụng IPSAS ở Kenya Ngoài ra, việc thiếu cán bộ được đào tạo

và có thẩm quyền trong việc áp dụng IPSAS vào báo cáo tài chính khuvực công cũng được xem là một nhân tố ảnh hưởng Nghiên cứu cũngđưa ra được một số kiến nghị nhằm xây dựng một khung pháp lý vữngchắc về việc áp dụng IPSAS

Nghiên cứu The Impact Of International Public Sector Accounting

Standard (IPSAS) On Reliability, Credibility And Integrity Of

Trang 18

Financial Reporting In State Government Administration In Nigeria

của Ijeoma, N.B tập trung vào việc xác định những tác động của IPSASvào độ tin cậy, độ tín nhiệm và tính đầy đủ của Báo cáo tài chính thuộc

cơ quan quản lý chính phủ ở Nigeria Và kết quả nghiên cứu cho tathấy IPSAS không chỉ nâng cao độ tin cậy, độ tính nhiệm và tính đầy

đủ của BCTC của cơ quan quản lý chính phủ ở Nigeria mà còn giúpnâng cao hiệu quả của kiếm soát nội bộ cũng như quản trị tài chính khuvực công ở Nigeria Ngoài ra, việc ứng dụng IPSAS cũng nâng caomục tiêu của chính phủ Liên bang trong việc cung cấp các dịch vụ côngngày càng hiệu quả hơn Trách nhiệm giải trình không bị nghi ngờ làdấu hiệu cho thấy đây là một chính phủ tốt, nếu Nigeria muốn trở thànhmột trong 20 nước có nền kinh tế phát trien nhất thế giới vào năm 2020thì thủ trưởng đơn vị khu vực công, công dân và các bên liên quan kháccần tuân thủ tính minh bạch, đầy đủ và trách nhiệm giải trình trongquản lý tài chính khu vực công Tác giả cũng đưa ra kết luận rằng việc

áp dụng IPSAS sẽ nâng cao độ tin cậy, độ tính nhiệm và tính đầy đủ màcũng góp phần mở đường cho việc thành lập một quy chuẩn chung chobáo cáo tài chính của ba cấp trong chính quyền Nigeria hiện nay

Nghiên cứu Conceptual framework issues: perspectives of Australian

public sector stakeholderscủã Kalph Kober, Janet Lee và Juliana Ng

nhằm mục tiêu xem xét những vấn đề cần quan tâm trong việc pháttriển các khái niệm, định nghĩa và các nguyên tắc sao cho phù họp vớikhuôn khố khu vực công Bằng nghiên cứu thực nghiệm ở úc, các tácgiả đã tiến hành khảo sát các bên liên quan về báo cáo tài chính khuvực công, kết quả cho thấy được mức độ đồng ý khác nhau đối vớinhững câu hỏi liên quan đến mục tiêu của BCTC, giới hạn của BCTC

và các yếu tố thuộc BCTC Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát

Trang 19

đều có chung quan điểm không ủng hộ việc đưa ra một khuôn mẫu duynhất để áp dụng cho cả khu vực công và khu vực tư Ngoài ra, nghiêncứu này cũng dựa trên thực tiễn của một số quốc gia khác để phân tích

và có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này Từ đó, các tác giả nhấn mạnhnhững thách thức còn tồn tại trong việc thiết lập tiêu chuấn và sự cầnthiết trong việc phát triển một khuôn khố khái niệm đề đáp ứng nhu cầucủa khu vực công

Nghiên cứu Quality of Financial Reporting in Public Sector của

Kristina Rudzioniene & Toma Juozapaviciute nhằm mục đích tạo ra môhình tông quát nhằm đánh giá chất lượng báo cáo tài chính khu vựccông Sau khi phân tích về chất lượng BCTC và đặc điểm chất lượngthông tin kế toán, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu có chứa cả cácyếu tố định tính và các yếu tố đánh giá định lượng Theo đó, mô hìnhđánh giá chất lượng báo cáo tài chính khu vực công bao gồm: hai yếu

tố quan trọng nhất tác động đến BCTC khu vực công là chế độ kế toán

và chính sách kế toán, các đặc tính chất lượng thông tin (phù hợp, kịpthời, dễ hiếu, trung thực, có thế kiếm chứng và có thế só sánh được) vàcác chỉ số tài chính (chang hạn như khả năng thanh toán hiện hành, tỷlên nợ/vốn chủ, ) được sử dụng để đo lường chất lượng thông tin kếtóan, mục đích của việc tạo ra thông tin kế toán chất lượng - sự thỏamãn nhu cầu của người sử dụng đế ra quyết định Ước lượng định tínhđược phân tích dựa trên toàn bộ tố chức trong khu vực công thuộcLithuania và những đánh giá định lượng được tạo ra bằng nghiên cứuthực nghiệm của một tố chức cụ thê Những đánh giá định tính và địnhlượng đều được sử dụng đế đo lường chất lượng của BCTC

Nghiên cứu Factors Affecting Quality of Local Government Financial

Statements to Get Unqualified Opinion (WTP) of Audit Board of the

Trang 20

Republic of Indonesia (BPK)của Dadang Suwanda nhằm mục tiêu kiếm

tra các nhân tố làm cho BCTC chính quyền địa phương không đạt chấtlượng theo ý kiến đánh giá của ban kiếm toán nhà nước Indonesia, cácyếu tố đó bao gồm Chuẩn mực kế toán chính phủ, Chất lượng nguồnnhân lực, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Cam kết của tố chức và Việc ứngdụng CNTT Tác giả đã thực hiện khảo sát 10 vùng của tỉnh Tây Java,

áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích và phân tích hồi quy đabiến Kết quà nghiên cứu cho thấy cả 5 yếu tố đều có ảnh hưởng đếnchất lượng BCTC chính quyền địa phương, nhưng mức độ tác động củacác yểu tố này là khác nhau Trong đó, Chuấn mực kế toán công chínhphủ và Cam kết tố chức là hai yếu tố tác động mạnh hơn so với các yếu

tố còn lại Tuy nhiên, kết quả này chưa thể kiểm chứng được vì chưa cónghiên cứu nào tương tự trước đây

Nghiên cứu Factors influencing the quality of financial reporting and

its implications on good government governance (Research on Local Government Indonesia)của Nunuy Nur Afiah và Dien Noviany

Rahmatika lại xuất phát từ tầm nhìn quản trị chính phủ là bao gồm việclập được một báo cáo tài chính chính phủ tốt Từ kết quả của nhữngnghiên cứu trước của Ban kiểm toán nhà nước, không phải tất cả tổchức chính quyền đều có thê hoàn thành báo cáo tài chính công theochuân mực kế toán công Nghiên cứu này được thực hiện năm 2014nhằm chỉ ra ảnh hưởng thực tế của Năng lực bộ máy và Kiếm soát nội

bộ đến chất lượng thông tin của báo cáo tài chính Nghiên cứu này đãtiến hành ở 70 tố chức công của 7 bộ máy chính quyền ở một số tỉnh ờIndonesia Dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên bảng câu hỏi Kết quảnghiên cứu cho thấy: (1) Từ kết quả của kiếm định Krusskal Wallis,không có sự khác biệt đáng kê giữa Năng lực bộ máy tô chức và Kiếm

Trang 21

soát nội bộ, chất lượng báo cáo tài chính và quản trị chính quyền tốt ở 7

bộ máy chính quyền được khảo sát (2) Năng lực bộ máy tố chức vàKiếm soát nội bộ có tác động đến chất lượng BCTC từng phần và toàn

bộ Chất lượng BCTC cũng có tác động đến việc quản trị chính quyềntốt

Nghiên cứu The Effect of Adoption of International Public Sector

Accounting Standards on Quality of Financial Reports in Public Sector

in Kenya của Robert o Opanyinêu rõ vai trò quan trọng của chất lượng

BCTC khu vực công, nó khôngchỉ là trách nhiệm giải trinh của Chínhphủ đối với công dân mà còn thế hiện được cách thức chính phủ đóquản lý tài chính của quốc gia mình Việc giới thiệu IPSAS nhằm mụctiêu đáp ứng yêu cầu minh bạch trong trách nhiệm giải trình tài chínhcủa chính phủ, và nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cải cáchtheo xu hướng toàn cầu hóa kể toán khu vực công Do đó, nghiên cứunày tập trung đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng IPSAS đế nângcao chất lượng báo cáo tài chính Thiết kế khảo sát mô tả với đối tượngnghiên cứu là 19 bộ trong chính phủ Kenya, dữ liệu thu thập được phântích bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả và kiểm định T-test để chỉ ra được sự khác biệt giữa việc áp dụng và không áp dụngIPSAS Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc áp dụng IPSAS làmtăng các đặc tính chất lượng như tính so sánh, phù hợp, kịp thời vàtrung thực, trong khi đó tính dễ hiếu bị giảm Tuy nhiên, kết quả nghiêncứu cũng cho thấy áp dụng IPSAS không tạo sự khác biệt đáng kê liênquan đến tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, do đó mục tiêu banđầu của chính phủ có thể không hoàn toàn đạt được Cuối cùng, nghiêncứu kết luận rằng có tồn tại sự khác biệt giữa BCTC theo chuẩn mực kếtoán cũ và theo IPSAS, việc áp dụng IPSAS được đánh giá là có ảnh

Trang 22

hưởng ở mức độ vừa phái đến BCTC trong khu vực công, góp phầntăng tính hữu ích trong chất lượng thông tin kế toán trên BCTC

Nghiên cứu Enhancing Malaysian public sector transparency and

accountability: lesson and Issues của Nur Barizah Abu Bakar, Zakiah

Saleh và Muslim Har Sani Mohamad tập trung vào cơ hội và thách thứccủa Malaysia khi tiến hành việc thực hiện chế độ kế toán như các nướcphát triến Bài nghiên cứu cũng cho rằng mục tiêu của các sáng kiến đolường hiệu suất sẽ không thúc đẩy tính minh bạch và tạo ra trách nhiệmgiải trình lớn hơn nếu sự phát triến của họ không được mở rộng thôngqua việc công bố thông tin Việc công bố thông tin này có thế hỗ trợnhững bên liên quan đe có tỷ lệ là xếp hạng xứng đáng của các cơ quanchính phủ trong lĩnh vực của mình Bài nghiên cứu cũng cho rằng việcminh bạch hơn trong khu vực công đang có xu hướng đáng khích lệ,điều này có thế được tăng cường hơn nữa thông qua việc cải thiệnchính sách lỗi thời của chính phủ

Nghiên cứu The role of technology in enhancing transparency and

accountability in public sector organization of Pakistan của Sirajul

Haque và Pairote Pathrannarakul tập trung vào việc nghiên cứu tácđộng của công nghệ điện tử trong chính phủ đến việc tăng cường sựminh bạch và trách nhiệm giải trình trong các tổ chức công Bài nghiêncứu cũng đưa ra hai giả thuyết liên quan đến sự minh bạch và tráchnhiệm giải trình, về sự minh bạch bài nghiên cứu đưa ra việc truy cậpthông tin một cách nhanh chóng tác động tích cực đến việc tăng tínhminh bach của tổ chức Còn về trách nhiệm giải trình, bài viết đưa ragiả thuyết rằng việc trao quyền cho nhân viên làm tăng đáng kể tínhtrách nhiệm trong tổ chức

Nghiên cứu Application of IPSAS Standards to the Vietnamese

Trang 23

Government Accounting and Financial Statements của Lê Thị Nha

Trang này tập trung vào việc trả lời câu hỏi kế toán chính phủ ViệtNam có chính xác khi áp dụng IPSAS hay không, nếu có thì mức độ ápdụng sẽ như thế nào trong điều kiện của Việt Nam hiện nay để có thểtận dụng được lợi thế cũng như vượt qua những thách thức khi áp dụngIPSAS Mục đích của nghiên đánh giá một cách toàn diện tính hữu ích

và tính khả thi của việc áp dụng IPSAS trong kế toán và lập báo cáo tàichính khu vực công ở Việt Nam Nghiên cứu sử dụng phương phápđịnh lượng với các công cụ nghiên cứu cụ thế là phương pháp phân tích

dữ liệu và sử dụng bảng câu hỏi nghiên cứu Dữ liệu được phân tíchbao gồm bài báo, bài nghiên cứu, sách quản trị tài chính công, kế toánkhu vực công và chuẩn mực kế toán công quốc tế, hệ thống pháp lýViệt Nam hiện hành liên quan tới quản lý tài chính khu vực công, chế

độ kế toán, các báo cáo liên quan tới cải cách quản lý tài chính khu vựccông và biên bản các cuộc họp liên quan Bảng câu hỏi sẽ được gửi tớicác nhà quản lý và giảng viên trong lĩnh vực kế toán công đế lấy dữliệu, quan điếm, nhận thức về áp dụng IPSAS vào kế toán và lập báocáo tài chính khu vực công ở Việt Nam

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu Vận dụng IPSAS đê hoàn thiện BCTC trong đơn vị hành

chính sự nghiệp có thu của Đào Thị Kim Yến đã nêu lên thực trạng của

các báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ tập trungvào cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý các cấp mà chưa chú trọngđến việc công bố thông tin minh bạch cho các đối tượng có liên quan.Tác giả cũng cho rằng IPSAS đã và đang đáp ứng điều này đe hoànthiện BCTC trong đơn vị sự nghiệp có thu Tác giả có nêu ra một số mô

Trang 24

hình BCTC công ở một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra bài học kinhnghiệm cho Việt Nam và định hướng nghiên cứu trong tương lai Quanđiếm của tác giả cho rằng cơ sở kế toán của việc ghi nhận các yếu tốtrên BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán Tuy nhiênnhững nhận định của tác giả vẫn là mang ý nghĩa định tính và chưa quakiếm định thực tế

Nghiên cứu Hệ thống kế toán công ở Việt Nam - Thực trạng và kiến

nghị của Ngô Thanh Hoàng nhằm nghiên cứu lý luận cơ bản về hệ

thống kế toán công, hệ thống pháp luật kế toán điều chỉnh hệ thống kếtoán công ờ Việt Nam hiện hành và đánh giá những tồn tại của hệthống kế toán công trên các phương diện như: so sánh với các chuânmực kế toán quốc tế, tính hiệu quả của thông tin kế toán công đối vớilãnh đạo quản lý và quản trị; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoànthiện hệ thống kế toán công ở Việt Nam trong thời gian tới Tác giảcũng đưa ra những nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toánbao gồm hệ thống pháp lý, phương pháp quản lý và cơ chế tài chính

Còn trong Chế độ kế toán công HCSN và IPSAS: Khoảng cách và

những việc cần làm của Hà Thị Ngọc Hà cho rằng BCTC của đơn vị

HCSN hiện nay chỉ là một bộ phận cấu thành để tống họp vào báo cáoquyết toán ngân sách nhằm phục vụ điều hành ngân sách của quốc hội.BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chưa phải là báo cáo của một đơn vịkinh tế bị kiếm soát, phục vụ cho việc họp nhất BCTC của chính phủ

đe công khai nhằm cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho tất cả công dân

có thế kiếm tra giám sát đánh giá năng lực tài chính cũng như kết quảhoạt động của quốc gia cho từng năm tài chính Do khoảng cách từ chế

độ kế toán HCSN Việt Nam tới IPSAS còn khá lớn, nên việc ban hànhmột CMKT khu vực công là việc cần làm ngay Việc ban hành này sẽ

Trang 25

cải thiện hệ thống quản lý tài chính khu vực công hiện nay và nâng caođược CLTT kế toán trên BCTC Đe làm được điều đó, theo tác giả phảithay đổi được nhận thức cũng như phương thức quản lý nguồn NSNN.Như vậy, phương thức quản lý NSNN có sự tác động đến việc cải thiệnchất lượng thông tin trên BCTC

Bài báo của Mai Thị Hoàng MinhCầ« thiết ban hành Chuân mực kế

toán công tiến hành phân tích những hạn chế của hệ thống kế toán

HCSN và những khác biệt giữa kế toán hành chính sự nghiệp Việt Nam

so với IPSAS Những khác biệt được tác giả nêu ra ở đây là: Hệ thốngBCTC; Đặc điểm của đơn vị HCSN và cách lập BCTC hợp nhất Tácgiả cũng khẳng định rằng các quốc gia phải lập BCTC hợp nhất chotoàn bộ lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất và chuân mực của kếtoán công quốc tế đế phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt độngcủa từng năm đế có sự so sánh trên phạm vi toàn cầu theo một tiêuchung nhất

Trong nghiên cửuXây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính

áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hướng chuấn mực kế toán công quốc tế, Lê Thị Cẩm Hồng tiến hành những

nghiên cứu lý luận cơ bán, tìm hiểm thực trạng về BCTC hiện nay đang

áp dụng tại các đơn vị HCSN Việt Nam Sau đó dựa trên những lýthuyết thực tiễn của kế toán Việt Nam và thế giới, tác giả đua ra nhữnggiải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng chođơn vị HCSN cùng nhiều kiến nghị hỗ trợ thêm Mục tiêu nghiên cứumuốn huớng tới là giúp nguời sử dụng BCTC khu vực công có cái nhìnđầy đủ hơn và thông tin cung cấp ngày càng trung thực, họp lý hơn hỗtrợ đắc lực cho nhà nuớc trong việc quản lý công Cuối cùng, tác giả đãnêu ra những hạn chế của bài nghiên cứu cũng nhu đua ra những

Trang 26

phuơng án khắc phục cho những nghiên cứu trong tuơng lai đế hoànthiện hệ thống BCTC khu vực công

Trong nghiên cứu Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vực công ở Việt

Namcuíi Nguyễn Thị Thu Hiền đã tập trung vào việcxác định những

nhân tố ảnh huởng tới cải cách kể toán khu vực công và đề xuất nhữnggiải pháp nhằm đảm bảo cho việc cải cách và đổi mới kế toán khu vựccông đuợc khả thi, qua đó tạo cơ sở pháp lý đế thiết lập hệ thống BCTCcho mục đích chung ờ khu vực công nói chung và kế toán hành chính

sự nghiệp nói riêng nhàm cung cấp thông tin hữu ích cho nguời sửdụng theo huớng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế và xu huớngchung của kế toán công cùa các quốc gia trên thế giới nhung lại phùhợp với môi truờng kế toán ở Việt Nam Nghiên cứu đã đua ra nhữngnhân tố tác động bao gồm:

(1) Môi truờng pháp lý: bao gồm những nhân tố Sự dân chủ; sụ giámsát chặt chẽ của cơ quan và đơn vị giám sát; Áp lục từ việc bắt buộccung cấp thông tin trên BCTC độc lập của đơn vị công; Quyền hạn sửdụng thông tin

(2) Môi truờng kinh tế: bao gồm những nhân tố Sự phát triển cùakinh tế khu vục công; Nợ công; Quy mô đơn vị công

(3) Môi truờng giáo dục nghề nghiệp: bao gồm Trình độ chuyên gia,chuyên viên kế toán; Mức độ tiếp cận với kế toán khu vực công; Tăngcuờng sử dụng CNTT

(4) Môi trường văn hóa: bao gồm những nhân tố Chủ nghĩa cá nhân

và tham nhũng; Sự đấu tranh đòi quyền sử dụng thông tin của côngchúng; Quan diêm của nhà nước; Sự nghiêm túc thực thi chuẩn mực vàđạo đức nghề nghiệp

Qua quá trình nghiên cứu và kiếm định, tác giả kết luận nhóm nhân tố

Trang 27

Môi trường pháp lý tác động nhiều nhất đến kết quả nghiên cứu, sau đó

là nhóm nhân tố môi trường chính trị, môi trường văn hóa và cuối cùng

là môi trường giáo dục nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp Từ kết quả này,tác giả đã đưa ra một số kiến nghị cho quốc hội và cơ quan quản lýhành chính nhà nước nhằm cải thiện hệ thống báo cáo tài chính khu vựccông cũng như đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Nghiên cứu Hoàn thiện hệ thong tài khoản kể toán áp dụng cho đơn vị

hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hướng tiếp cận chuân mực

kế toán công quốc tế của Đậu Thị Kim Thoa nhằm mục tiêu hoàn thiện

hệ thống TTKT áp dụng cho đơn vị HCSN ở Việt Nam trên cơ sở kếthừa những ưu điểm của hệ thống TTKT hiện tại mang lại, hoàn thiệnnhững vấn đề còn tồn tại của hệ thống này đế nâng cao chất lượng theodõi các đối tượng và cung cấp thông tin tài chính theo định hướng tiếpcận, hòa họp với IPSASs công quốc tế nhưng vẫn phù họp với đặcđiếm đặc thù của nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu cũng tiến hànhkhảo sát tại 23 đơn vị HCSN tập trung ở 3 thành phố lớn là TPHCM,Bình Dương và Đồng Tháp Đối tượng khảo sát chủ yếu là kế toántrưởng, kể toán tổng hợp đang trực tiếp làm việc tại đơn vị và một sốgiảng viên đang tiến hành giảng dạy môn kể toán công tại một sốtrường Đại học trên địa bàn Bảng câu hỏi tập trung vào việc đánh giácác vấn đề liên quan đến hệ thống kế toán mà đơn vị HCSN đang sửdụng như hệ thống pháp lý; cách phân loại và đặt tên hệ thống kế toán;vai trò của hệ thống TTKT trong việc theo dõi các đối tượng kể toán để

có thể cung cấp thông tin kịp thời; hạn chế của hệ thống TTKT hiệnnay; hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo; phần mềm kế toán Dựa trênkết quả từ việc khảo sát, tác giả đưa ra những ưu điếm cũng như hạnchế của hệ thống hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ

Trang 28

thống TTKT đơn vị HCSN

trên cơ sở của hệ thống TTKT hiện tại nhưng theo một hướng mới, tiếntới thống nhất với thông lệ kế toán công quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được đặc thù của Việt Nam

Nghiên cứu Tô chức hệ thong thông tin kế toán cho đơn vị sự nghiệp

có thu trên địa bàn TPHCM của Trần Thị Thanh Hương nhằm mục

tiêu đánh giá thực trạng thông tin trình bày trên BCTC các đơn vịHCSN tại Việt Nam Thông qua phương pháp định tính bằng cách sửdụng bảng câu hỏi để thu thập ý kiến chuyên gia, tác giả đã tiến hànhtổng họp và phân tích toàn bộ cơ sở lý luận về đặc điếm hoạt độngcùng với những quy định lập và trình bày thông tin trên BCTC củađơn vị HCSN Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng sử dụng kỳ thuật sosánh và đối chiếu các quy định về thông tin trình bày trên BCTC đơn

vị hành chính sự nghiệp với thông tin trình bày trên BCTC theoChuấn mực kế toán công quốc tế nhằm tìm ra những điếm khác biệt

và hạn chế của hệ thống BCTC đơn vị HCSN tại Việt Nam Ket quảnghiên cứu cho thấy hệ thống BCTC của đơn vị HCSN theo quyđịnh hiện hành đã cung cấp được những thông tin cơ bản về tìnhhình tài chính, đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà nước, phù họpvới Luật Ngân sách nhà nước và các chính sách quản lý tài chính củacác đơn vị HCSN Tuy nhiên, BCTC ở các đơn vị HCSN vẫn tồn tạimột số hạn chế như: BCTC được thiết lập chỉ cung cấp thông tin hữuích cho nhóm đối tượng bên trong đơn vị hoặc cơ quan nhà nước cóthẩm quyền mà bỏ qua nhu cầu sử dụng thông tin của nhóm đốitượng bên ngoài; cơ sở kế toán áp dụng không thống nhất; nội dungtrên báo cáo tài chính đơn vị HCSN chưa cung cấp được thông tin vềtình hình tài chính, thông tin còn bị trùng lắp, chưa đầy đủ và không

Trang 29

có tính so sánh giữa thực tế so với dự toán; thông tin còn khá rời rạc

và chưa có sự phân biệt thông tin theo mục đích sử dụng Thông qua

đó, tác giả đã tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này

và đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống BCTC đơn vịhành chính sự nghiệp của Việt Nam sao cho phù hợp hơn với yêucầu phát triển và hội nhập

Trong bài bấoTiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng thông tin kế toán của Nguyễn Thị Hồng Nga, tác giả đã kế

thừa kết quả các nghiên cứu có liên quan để đưa ra được các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng TTKT Ví dụ như Ahmad AI

- Hiyari & Ctg (2013) đã cho rằng chất lượng của TTKT phụ thuộc vàocác yếu tố Nhân sự, Cam kết quản lý, Hệ thống thông tin (IT), Chấtlượng dữ liệu, trong đó nhân tố chất lượng dữ liệu không có ánh hưởngđáng kể Heidi Vander Bauwhede (2001) cho rằng các nhân tố tiềmnăng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính (BCTC) bao gồm Quyết địnhcủa nhà quản lý, Cơ chế quản lý bên ngoài, Cơ chế quản trị nội bộ, Cácquy định về BCTC, Hệ thống pháp luật, cấu trúc tài chính, Sự phân tángiữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, Nhu cầu và mục tiêu củaBCTC Hay là nghiên cứu của Rapina (2014) đã kết luận các yếu tốcam kết quản lý, văn hóa tố chức và cơ cấu tô chức có ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng của TTKT

- Nguồn nhân lực kế toán và nhà quản lý: bao gồmnăng lực,trình độ

chuyên môn, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, ý thứctuân thủ pháp

- Hệ thong thông tin kế toán: bao gồmhệ thống thiết bị công nghệ

thông tin truyền thông.phần mềm quản lý, phần mềm kế toán

- Môi trường DN: bao gồm cả các yếu tố bêntrong và bên ngoài DN

như văn hóa DN, cơ cấu tố chức, chính sách đãi ngộ, áp lực côngviệc,

Trang 30

1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu

1.3.1 Nhận xét tổng quan về các nghiên cứu trước

Nhìn chung, các nghiên cứu về chất lượng thông tin trình bày trênBCTC tại các đơn vị thuộc khu vực công hiện đang được rất nhiều tácgiả quan tâm Các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề này chủ yếu tậptrung vào xu hướng vận dụng IPSAS nhằm nâng cao chất lượng củaBCTC Chẳng hạn như nghiên cứu của Ijeoma (2014) chỉ rõ tầm quantrọng của việc ứng dụng IPSAS, Kuti (2012) cũng chỉ ra những nhân tốảnh hưởng đến việc áp dụng IPSAS hay Opanayi (2016) cũng đề cậpđến vấn đề áp dụng IPS AS sẽ làm tăng chất lượng thông tin trênBCTC Kobert và cộng sự (2012) thì chỉ rõ vai trò của việc phát triềnmột khuôn khố lý thuyết riêng cho khu vực công Suwanda (2015)nghiên cứu BCTC công nói chung tại một địa phương cụ thế

Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu phân tích một vài nhân tố cóảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC khu vực công nhưAíĩah và Rahmatika (2012), Haque và cộng sự (2013), Rudzioniene vàJuozapaviciute (2013) nhưng những nghiên cứu này vẫn chỉ mới phântích một hoặc hai nhân tố mà tác giả cho là quan trọng nhất có tác động

Trang 31

Sau khi nhìn nhận một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu trong vàngoài nước, tác giả nhận thấy vẫn chưa có nghiên cứu về xây dựng môhình các nhân tố tác động đến được chất lượng thông tin trên báo cáotài chính ở một cơ quan HCSN là BHXH Do đó, đóng góp mới của đềtài là sẽ xây dựng được mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác độngđến chất lượng thông tin trên BCTC tại BHXH thông qua nghiên cứuthực nghiệm tại

BHXH TP HCM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tống quan về tình hình nghiên cứu trong vàngoài nước liên quan đến chất lượng thông tin kế toán trong khu vựccông Những nghiên cứu này đã chứng minh được vấn đề thông tin trênBCTC của các đơn vị trong khu vực công đang được nhiều quốc giaquan tâm, mục tiêu cuối cùng của hầu hết các nghiên cứu hướng tới làtìm ra được giải pháp để cải thiện thông tin kế toán trên BCTC của đơn

vị công Kết quả của những bài nghiên cứu này cũng là cơ sở để luậnvăn kế thừa và vận dụng đe xây dựng mô hình nghiên cứu tại Việt Namliên quan đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của cơ quan

Trang 32

BHXH, cụ thể cơ quan BHXH TP HCM

Chương 2, tác giả sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài

Trang 33

CHƯƠNG 2: Cơ SỞ LÝ THUYÉT 2.1 Tổng quan về chất lượng thông tin

2.1.1 Khái niệm về thông tin

Đoàn Phan Tân (2001) cho rang “Thông tin là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khải niệm trung tâm xã hội trong thời đại chúng ta Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó Như vậy, thông tin có vai trò rất quan trọng đối với mỗi tố chức, cá nhân trọng thời đại hiện nay.

Theo quan điêm triết học, thông tin là sự phản ánh sự vận động vàtương tác tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu,hình ảnh và quá trình tư duy bằng tất cả phương tiện tác động lên giácquan của con người phản ánh và tiếp nhận phản ánh, biển phản ánhthành hiểu biết, thành tri thức

Theo quan điềm kinh tế học, thông tin là những gì con người thu nhậnđược từ dữ liệu và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra sự hiểu biết, các tri thức vàđược đánh giá là có ích phục vụ cho việc ra quyết định Dữ liệu ờ đâyđược hiếu là những con số, hình ảnh hay quan sát về một sự kiện hayhoạt động nào đó còn ở hình thức lộn xộn, hoặc chưa có ý nghĩa phùhợp với người sử dụng

Theo Gelinas và Dull (2008), thông tin là những sự kiện, con số đượcthể hiện trong một hình thức hữu ích với người sử dụng để phục vụ choviệc ra quyết định Thông tin có ích với việc ra quyết định vì nó giảm sựkhông chẳc chắn và tăng tri thức về vấn đề được đề cập

Như vậy, khái niệm về thông tin rất đa dạng và tùy thuộc cách tiếp cận

mà thông tin được định nghĩa khác nhau Nguyên nhân của sự khácnhau này được cho rằng là do thông tin không thế sờ mò được, người tagặp thông tin chỉ trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừutượng của nó (Đoàn Phan Tân, 2001) Trong bài nghiên cứu này, thông

Trang 34

tin được xem xét ờ góc độ kinh tế, nên tác giả định nghĩa thông tin như

sau: thông tin là những gì con người thu nhận được từ việc thu thập dữ

liệu và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra sự hiếu biết, các tri thức và được đánh giá là có ích phục vụ cho việc ra quyết định.

2.1.2 Khái niệm về chất lượng

Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều quan điếm khác nhau

về chất lượng, tiêu biếu ớ đây là:

Trong “Sô tay quản lý chất lượng”, Juran đã định nghĩa “Chất lượng là

sự phù họp với nhu cầu” (Juran, 1988)

Deming (1968) cho rằng “Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng Neu một sản phẩm mà không đáp ứng được nhu cầukhách hàng thì dù sản phấm đó có tốt đến mấy thì cũng bị xem là sảnphấm kém chất lượng”

Theo quan điếm của Tố chức Tiêu chuấn hóa quốc tế (ISO), chất lượng

là mức độ tập họp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu Đáp ứngyêu cầu tức là đáp ứng được những mong đợi của khách hàng đối vớisản phẩm, dịch vụ

Như vậy, chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhucầu của khách hàng hay người sử dụng sản phấm, dịch vụ Sản phấmhay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi

là kém chất lượng cho dù sản phầm, dịch vụ đó được làm ra với trình độcông nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi chăng nữa Đánh giá chấtlượng từ cao hay thấp đều phải đứng trên quan điểm của người sử dụng.Tương tự đối với thông tin kế toán được tạo ra từ báo cáo tài chính đượcxem là có chất lượng khi nó đáp ứng được nhu càu ra quyết định củangười sử dụng thông tin

2.1.3 Khái niệm về chất lượng thông tin

Có nhiều quan điếm khác nhau về chất lượng thông tin, một số quan

Trang 35

điểm tiêu biểu

như:

Quan điểm của Wang và cộng sự (1999), chất lượng thông tin có thểđịnh nghĩa là thông tin phù hợp cho việc sử dụng của người sử dụngthông tin Còn quan điếm của Kahn và cộng sự (1999) thì cho rằng chấtlượng thông tin là đặc tính của thông tin đế giúp đạt được các yêu cầuhay sự mong đợi cùa người sử dụng thông tin

Bên cạnh đó, việc đo lường chất lượng thông tin cũng mang ít nhiềutính cảm tính Eppler & Wittig (2000), việc đo lường chất lượng thôngtin có tính cảm tính và sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tinđạt được càng nhỏ thì chất lượng thông tin càng cao Nhóm tác giả cũng

đã tiến hành tống hợp những nghiên cứu chất lượng thông tin trongkhoảng thời gian 10 năm từ 1989 - 1999 Ket quả tống hợp và phân tích

từ các nghiên cứu này cho thấy các tiêu chuẩn chất lượng thông tin baogồm:

- Tính kịp thời: nhấn mạnh đến tính cung cấp thông tin một cáchnhanh chóng hoặc thông tin được cập nhật đúng thời điếm theo nhu cầungười sử dụng

- Tính có thế truy cập hoặc có the đạt được: nhằm đảm bảo cung cấpthông tin nhanh chóng và ốn định mang lại các giá trị cho người sửdụng

- Tính khách quan: đảm bảo thông tin phản ánh thực tế một cáchkhách quan

- Tính thích hợp: thông tin phải thích họp cho các quyết định củangười sử dụng

- Chính xác: đây là tiếu chuẩn đòi hỏi tính rõ ràng và chắc chắn củathông tin

- Nhất quán: đây là tiêu chuẩn đòi hỏi thông tin không mâu thuẫn,

Trang 36

nhất quán về hình thức và nội dung.

- Đầy đủ: thông tin phải đảm bảo các yêu cầu nhằm phản ánh đúngthực tế

Tuy nhiên nhóm tác giả cũng chỉ rõ những hạn chế giữa một số các tiêuchuẩn chất lượng thông tin, chẳng hạn giữa tiêu chuẩn an ninh và có thểtruy cập (vì càng đảm bảo an ninh tốt thì càng khó truy cập), hoặc giữachính xác và kịp thời; giữa phạm vi tổng quát thông tin và mức độ chitiết thông tin (càng nhiều thông tin chi tiết thì càng ít mang tính tổngquát)

Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng thông tin vàmỗi quan điểm có những tiêu chuẩn khác nhau Có những tiêu chuẩnmâu thuẫn lẫn nhau, trùng lắp nhau do việc phân loại thông tin chỉ mangtính cảm tính Tuy nhiên, các tác giả đều có cách nhìn chung là thôngtin có chất lượng khi nó đảm bảo một số đặc diêm yêu cầu sao cho nóphù họp với nhu cầu và quyết định của người sử dụng thông tin

2.2 Tổng quan về BCTC khu vực công

2.2.1 Khái niệm và mục đích của Báo cáo tài chính khu vực công

Theo IPSASB (2013) thì BCTC của đơn vị công là một trình bày có cấutrúc về tình hình tài chính và hoạt động của một đơn vị Mục đíchBCTC dành cho khu vực công là cung cấp thông tin tài chính về tìnhhình hoạt động tài chính, lưu chuyến tiền của một tổ chức cho một loạtngười sử dụng trong việc đưa ra các quyết định và đánh giá phân bổnguồn lực

Theo Khuôn mẫu lý thuyết kế toán khu vực công (2013), mục đíchchính của BCTC của các tố chức khu vực công là cung cấp thông tinhữu ích cho người sử dụng cho mục đích giải trình và mục đích ra quyếtđịnh, minh bạch, giải trình

Trang 37

Theo IPSASB (2006), mục đích của BCTC khu vực công là cung cấpthông tin hữu ích cho việc ra quyết định và đế chứng minh trách nhiệmcủa đơn vị trong các nguồn lực giao phó.

IPSAs phân biệt hai loại BCTC khác nhau cho từng khu vực công bố là:Báo cáo tài chính cho mục đích chung và Báo cáo tài chính cho mụcđích đặt biệt Báo cáo tài chính khu vực công cho mục đích chung đượccông bố cho những người sử dụng nhưng không có khả năng yêu cầucác thông tin tài chính cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân riêng của

họ được gọi là báo cáo tài chính cho mục đích chung Người sử dụngtrong trường hợp này có thể là công dân, đại diện dân cử và các đốitượng công chúng khác Còn Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệtđược lập cho các đối tượng khác như cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý,

cơ quan thực hiện chức năng giám sát, những người có quyền yêu cầuBCTC phải được lập đế cung cấp những thông tin thỏa mãn nhu cầuriêng của họ

2.2.2 Phân loại thông tin BCTC

BCTC khu vực công cung cấp những loại thông tin sau: Thông tin vềtình hình hoạt động; Thông tin về tình hình tài chính; Thông tin về sựthay đối tài sản thuần; Thông tin về dòng tiền; Thông tin giải trình,thuyết minh bổ sung

Tất cả những thông tin này được trình bày trên 5 báo cáo là: Báo cáo kếtquả hoạt động, Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo sự thay đôi của tàisản thuần, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng thuyết minh BCTC.Ngoài ra, tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sửdụng (như cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện chứcnăng giám sát, những người có quyền yêu cầu BCTC phải được lập đếcung cấp những thông tin thỏa mãn nhu cầu của riêng họ) thì BCTC sẽđược lập để cung cấp thông tin phù họp, đáp ứng nhu cầu của đối tượng

Trang 38

sử dụng.

2.2.3 Đối tượng sử dụng thông tin

Đối với BCTC theo mục đích chung, đối tượng được sử dụng ở đây làcông dân, đối tượng dân cử hoặc các đối tượng dân chúng khác Còn đốivới BCTC cho mục đích đặc biệt, đối tượng sử dụng ở đây là tất cảnhững đối tượng có khả năng hoặc quyền lực yêu cầu đơn vị công cungcấp thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu sử dung thông tin riêng của họ Ví

dụ như là cơ quan thuế, cơ quan quản lý ngân sách nhà nước, đơn vị cấptrên, kiểm toán nhà nước, ngân hàng, khách hàng đặc biệt, chủ nợ hoặc

tố chức quốc tế

Tại Việt Nam hiện nay, các đơn vị công chỉ lập báo cáo tài chính chưaphân biệt báo cáo tài chính cho mục đích chung hay báo cáo tài chínhđặc biệt Báo cáo tài chính khu vực công hiện nay vừa cung cấp thôngtin cho mục đích chung vừa cung cấp thông tin cho mục đích đặc biệtnhưng phần lớn các thông tin phục vụ cho quyết toán ngân sách vàkhông công bố công rãi cho công chúng như vậy có thể tự hiểu là báocáo tài chính cho mục đích đặc biệt

2.3.Chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính

Trong lĩnh vực kế toán, CLTT được đề cập trong các báo cáo của tốchức nghề nghiệp kế toán quốc tế như AAA, FASB, IASB, CMKT ViệtNam và trong các nghiên cứu cơ bản về CLTT trên BCTC Luận văn sẽlần lượt đề cập tới từng quan điểm và sẽ tông họp các đặc tính châtlượng phù họp đê thưc hiện nghiên cứu này

2.3.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB

-Theo quan điếm của IASB, các đặc tính chất lượng của thông tin trênBCTC gồm: có thể hiểu được, thích họp, đáng tin cậy và có thể so sánh

Trang 39

được IASB cũng đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin là cân đốigiữa lợi ích-chi phí, sự kịp thời và sự cân đối giữa các đặc điêm chấtlượng.

- Có thể hiểu được: Người sử dụng phải hiểu được BCTC thì thôngtin mới hữu ích Người sử dụng BCTC được giả thiết là có một kiếnthức nhất định về kinh tế, kinh doanh và kế toán cũng như phải có thiệnchí và nỗ lực đọc BCTC Tuy nhiên thông tin về một vấn đề phức tạpnhưng cần thiết cho việc ra quyết định thì không được loại trừ ra khỏiBCTC dù nó khó hiếu đối với một số đối tượng sử dụng BCTC

- Thích họp: Thông tin được coi là thích họp khi nó giúp người đọcđánh giá quá khứ, hiện tại (tính xác nhận), tương lai (tính dự đoán) hoặcxác nhận hay điều chỉnh các đánh giá trước đây Tính thích họp chịuảnh hưởng của nội dung và tính trọng yếu của thông tin

- Đáng tin cậy: Đáng tin cậy là đặc điếm chất lượng yêu cầu thôngtin phải the hiện đầy đủ các đặc tính dưới đây

+ Phản ánh trung thực các sự kiện hay nghiệp vụ càn trình bày

+ Thông tin cần xem trọng nội dung hơn là hình thức, nghĩa là phảitrình bày phù hợp với bản chất kinh tế chứ không chỉ căn cứ và hìnhthức pháp lý

+ Thông tin trung lập, khách quan

+ Thận trọng khi thực hiện một xét đoán hay ước tính trong điều kiệnchưa rõ ràng phải đảm bảo sao cho tài sản và thu thập không bị thốiphồng, nợ phải trả không được giấu bớt

+ Thông tin phải đầy đủ trong phạm vi của trọng yếu và chi phí Một sự

bỏ sót có thể làm thông tin bị hiểu lầm hay sai lệch và do đó sẽ ảnhhưởng đến tính đáng tin cậy

- CÓ thể so sánh được: Muốn thông tin so sánh được cần sử dụng

Trang 40

nhất quán phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ Việc thuyết minh

là cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toánhoặc theo yêu cầu của chuẩn mực

IASB cũng đưa ra các hạn chế liên quan đến các đặc tính chất lượngthông tin, bao

- Cân đối giữa các đặc điếm chất lượng

2.3.2 Quan điếm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB

Theo quan đi en của FASB, chất lượng của thông tin trên BCTC đượcchia thành 2 nhóm đặc tính bao gồm: (1) Đặc tính cơ bản gồm thích họp

và đáng tin cậy, và (2) nhóm đặc tính thứ yếu là nhất quán và có thế sosánh được FASB cũng đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin làvấn đề: cân nhắc chi phí - hiệu quả; trọng yếu và thận trọng

- Thích họp: Thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp chúng ta raquyết định (người sử dụng) có thể thay đổi quyết định của mình, baogồm:

+ Có giá trị dự đoán hay đánh giá: Thông qua việc dự đoán hay đánh giálại các dự đoán trong quá khứ, người ra quyết định có thể thay đổi cáctiên đoán trước đó và do đó có thể thay đổi quyết định của mình

+ Kịp thời: Kịp thời là một đặc tính hồ trợ cho tính thích hợp của thông

Ngày đăng: 02/11/2017, 13:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Tài Chính,2006. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bảnTài Chính
9. Hoàng Trọng & Chu Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
12. Mai Thị Hoàng Minh, 2008. Can thiết ban hành chuân mực KỀ toán công. Bài báo khoa học. Tạp chí Ke toán Việt Nam Hà Nội số 69 tháng 12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Can thiết ban hành chuân mực KỀ toáncông. Bài báo khoa học
13. Ngô Thanh Hoàng, 2014. Hệ thống kế toán công ở Việt Nam — Thực trạng và kiến nghị. Tạp chí nghiên cứu Tài Chính Ke toán, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kế toán công ở Việt Nam" — "Thựctrạng và kiến nghị
15. Nguyễn Thị Hồng Nga, 2014. Tiêu chí đánh giá và các vếu tố ảnh hưởng đến chất Ỉượỉĩg thông tin kế toán. Hà Nội. Web Trung ương Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chí đánh giá và các vếu tố ảnhhưởng đến chất Ỉượỉĩg thông tin kế toán
16. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015. Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vực công ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh Te TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vựccông ở Việt Nam
19. Trần Thị Thanh Hương, 2015. Tô chức hệ thống thông tin kể toán cho đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TPHCM. Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh Te TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô chức hệ thống thông tin kể toán chođơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TPHCM
20. Nguyễn Hữu Ánh, 2013. Đóng góp của các trường phái lý thuyết kế toán và nghiên cứu kế toán đương đại trong việc xây dựng các nguyên tắc kế toán. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 194 (II) tháng 8 năm 2013, tr. 3-8.TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Ánh, 2013. Đóng góp của các trường phái lý thuyết kếtoán và nghiên cứu kế toán đương đại trong việc xây dựng các nguyêntắc kế toán. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 194 (II) tháng 8 năm2013, tr. 3-8
2. Bộ Tài Chính, 2002. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hà Nội Khác
6. Đào Thị Kim Yen. Vận dụng IPSAS đê hoàn thiện BCTC trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu Khác
7. Đậu Thị Kim Thoa, 2012. Hoàn thiện hệ thong tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hướng tiếp cận chuân mực kê toán công quốc tế. Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh Te TP. HCM Khác
8. Hà Thị Ngọc Hà, 2008. Chế độ kế toán công HCSN và IPSAS: Khoảng cách và những việc cần làm. Tạp chí Ke Toán, 5-10-2008 Khác
10. Lê Thị Cấm Hồng, 2012. Xây dựng và hoàn thiện hệ thong báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hướng chuân mực kế toán công quốc tế. Luận văn thạc sỹ, Truông Đại học Kinh tế TP HCM Khác
11. Lê Thị Nha Trang, 2012. Application of IPSAS Standards to the Vietnamese Government Accounting and Financial Statements.Master’s Thesis, University of Tampere Khác
14. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản lao động - xã hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w