1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính do công ty dịch vụ kế toán cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trên địa bàn TP hồ chí minh

127 327 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng giá phí cũng khiến chất lượng DVKT có dấu hiệu đi xuống, chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như các cấp quản lý…Bên cạnh đó các ng

Trang 1



LÊ NGUYỄN BÍCH TRÂM

CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH DO CÁC ĐƠN VỊ DỊCH VỤ KẾ TOÁN CUNG

CẤP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA -

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 2



LÊ NGUYỄN BÍCH TRÂM

CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC ĐƠN VỊ DỊCH VỤ KẾ TOÁN CUNG CẤP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHẠM QUANG HUY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017

Trang 3

trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2017

Tác giả

Lê Nguyễn Bích Trâm

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

4.2 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp mới của luận văn 3

6.1 Về mặt lý luận: 4

6.2 Về mặt thực tiễn: 4

7 Kết cấu của đề tài: 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 5

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 10

1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu 14

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 17

2.1 Đo lường chất lượng TTKT trên BCTC 17

2.1.1 Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính FASB 18

Trang 5

2.1.4 Theo quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam 21

2.2 Tổng quan về các DNNVV 22

2.2.1.Định nghĩa 22

2.2.2.Các đặc điểm của DNNVV 23

2.4 Lý thuyết nền 24

2.4.1 Lý thuyết đại diện (Angency Theory) 24

2.4.2 Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics_TCE) 26

2.4.3 Lý thuyết nguồn lực (Resource based theory_RBT) 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Thiết kế nghiên cứu 30

3.1.1 Quy trình nghiên cứu 30

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu 31

3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 35

3.2.1 Phương pháp khảo sát 35

3.2.2 Mẫu khảo sát 35

3.2.3 Đối tượng và phạm vi khảo sát 36

3.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 37

3.3.1 Mô hình nghiên cứu 37

3.3.1.1 Mô hình đo lường chất lượng TTKT trên BCTC do công ty DVKT cung cấp cho các DNNVV 37

3.3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC do công ty DVKT cung cấp cho các DNNVV 39

3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 41

3.4 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi 42

3.4.1 Thiết kế thang đo 42

3.4.1.1 Hệ thống pháp lý 42

Trang 6

3.4.1.4 Hoạt động kiểm tra, giám sát 44

3.4.1.5 Nhận thức của nhà quản lý 45

3.4.1.6 Trình độ của nhân viên kế toán dịch vụ 46

3.4.2 Xây dựng bảng câu hỏi 48

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

4.1 Đánh giá tình hình chung thực tế về chất lượng TTKT trên BCTC do các công ty DVKT cung cấp cho các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 51

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 52

4.2.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 52

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 54

4.2.2.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Hệ thống pháp lý (HTPL) 55

4.2.2.2 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công ty DVKT (MQH) 55

4.2.2.3 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Giá phí DVKT (GPDV) 56

4.2.2.4 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Hoạt động kiểm tra, giám sát (KTGS ) 56

4.2.2.5 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Nhận thức của Nhà Quản lý DNNVV (QLDN) 57

4.2.2.6 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân viên kế toán dịch vụ (KTDV) 58

4.2.2.7 Cronbach Alpha của đặc tính chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (CLTT) 58

4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) 59

4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng TTKT trên BCTC 59

Trang 7

4.2.3.3 Kết luận phân tích nhân tố khám phá EFA 63

4.2.4 Phân tích tương quan 65

4.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 67

4.2.5.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu 69

4.2.5.2 Kiểm định giả định các sai số có phân phối chuẩn 72

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 78

5.1 Bàn luận 78

5.2 Kiến nghị 82

5.2.1 Quan điểm của kiến nghị 82

5.2.1.1 Hội nhập với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam 82

5.2.1.2 Hướng đến nâng cao vai trò của các công ty DVKT 82

5.2.1.3 Tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT 83

5.2.2 Kiến nghị cụ thể 83

5.2.2.1 Tác động vào nhân tố Hệ thống pháp lý 83

5.2.2.2 Tác động vào nhân tố Nhận thức của nhà quản lý 85

5.2.2.3 Tác động vào nhân tố Trình độ KTDV 85

5.2.2.4 Tác động vào nhân tố Kiểm tra giám sát 86

5.2.2.5 Tác động vào nhân tố Giá phí DVKT 86

5.2.2.6 Tác động vào nhân tố Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Công ty DVKT87 5.3 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai 87

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

1 PHẦN TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt Chữ gốc

2 PHẦN TIẾNG ANH

Chữ viết tắt Chữ gốc bằng tiếng Anh Phiên dịch ra tiếng Việt

SMEs Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa IFRSs International Financial Report

Standards

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB International Accounting

Trang 9

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước 13

Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại DNNVV theo quy mô và khu vực 23

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các biến quan sát của biến phụ thuộc 39

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát các chuyên gia 40

Bảng 3.3 Bảng liệt kê các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên cơ sở lý thuyết 40

Bảng 3.4 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các DNNVV do công ty DVKT cung cấp 46

Bảng 3.4: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo 49

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các đối tượng khảo sát 52

Bảng 4.2 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Hệ thống pháp lý 55

Bảng 4.3 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công ty DVKT (MQH) 55

Bảng 4.4 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Giá phí DVKT 56

Bảng 4.5 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Hoạt động kiểm tra, giám sát và kiểm soát ( KTGS) 56

Bảng 4.6: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Nhận thức của Nhà Quản lý DNNVV 57

Bảng 4.7: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân viên kế toán dịch vụ 58

Bảng 4.8: Cronbach Alpha của đặc tính chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính 58

Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett 59

Bảng 4.10: Bảng phương sai trích 60

Bảng 4.11 Bảng ma trận xoay Varimax 61

Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett 62

Bảng 4.13: Bảng phương sai trích 62

Trang 10

Bảng 4.16: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc 66Bảng 4.17: Kết luận các nhân tố còn lại trong mô hình nghiên cứu sau phân tích tương quan 68Bảng 4.18: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 70Bảng 4.19 Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy đa biến ANOVAb 71Bảng 4.20 Bảng kết quả trọng số hồi quy 71

Trang 11

Hình 4.1: Đồ thị Histogram của sai số đã chuẩn hóa 73

Hình 4.2 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 74

Hình 4.3: Biểu đồ phân tán của phần dư 75

Sơ đồ 4.4: Mô hình mức độ tác động của các nhân tố 76

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ toàn cầu hoá, khi áp lực cạnh tranh tăng lên, các DNVVN buộc phải giảm chi phí và tạo ra các cơ hội mới thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực bên ngoài (Mahmoodzadeh và cộng sự, 2009) Bằng cách dựa vào các nguồn lực bên ngoài, các DNVVN có thể có được những nguồn lực cần thiết như kiến thức, kỹ năng chuyên môn (Gilley et al, 2004) Trong bối cảnh này, việc DNNVV sử dụng các DVKT chuyên nghiệp là rất quan trọng (Kamyabi and Devi, 2011; Blackburn and Jarvis, 2010) Kế toán bên ngoài có thể hỗ trợ các DNNVV hoạt động trong môi trường cạnh tranh, xây dựng các kế hoạch dài hạn (Ismail và King, 2005) để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, Việt Nam hiện đang là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành DVKT và tư vấn thuế Số lượng đại lý thuế và các công ty DVKT không ngừng tăng lên, theo Hiệp hội tư vấn Thuế Việt Nam đến 15/06/2016 trên toàn quốc có 296 đại lý thuế và tập trung chủ yếu

ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh Tuy nhiên tăng trưởng về số lượng chưa đi liền với chất lượng: nhiều công ty DVKT liên tục thay đổi về pháp nhân; nhân sự thường xuyên dịch chuyển và xáo trộn không ngừng; việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán chưa được coi trọng Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng giá phí cũng khiến chất lượng DVKT có dấu hiệu đi xuống, chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như các cấp quản lý…Bên cạnh đó các nghiên cứu về chất lượng BCTC do các công ty DVKT cung cấp cho các DNNVV tại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu định tính về thực trạng của thị trường DVKT và chưa xác định và xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng của TTKT trên BCTC khi sử dụng DVKT thuê ngoài Vì lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài: ”Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính do công ty dịch vụ kế toán cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của luận văn đặt ra ở trên, nội dung của luận văn cần trả lời được các câu hỏi sau:

Q1: Những công trình nghiên cứu trước đây đã xác định các nhân tố nào tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC do các công ty DVKT cung cấp cho các DNNVV?

Q2: Hiện nay mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC của DNNVV do các công ty DVKT cung cấp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có là như thế nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng TTKT tài chính trên BCTC của DNNVV do các công ty DVKT lập và trình bày

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian: đề tài thực hiện khảo sát tại các DNNVV và các công

ty DVKT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Trang 14

+ Phạm vi về thời gian: dữ liệu khảo sát được tháng 09/2017 đến tháng 10/2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng đồng thời 02 phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng

Phương pháp định tính: Mô tả, khái quát các lý thuyết về chất lượng TTKT Trên cơ sở tham khảo các bài báo, nghiên cứu và những bài viết có liên quan đến

đề tài, từ đó tổng hợp, phân tích và so sánh nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNVV có thuê ngoài DVKT

Phương pháp định lượng: Thông qua sử dụng phương pháp thống kê và vận dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến chất lượng TTKT trên BCTC do các đơn vị DVKT cung cấp cho các DNNVV Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 280 đối tượng là giám đốc, trưởng phòng tài chính của các DNNVV có thuê các đơn

vị DVKT bên ngoài để lập BCTC

6 Đóng góp mới của luận văn

Cùng với xu hướng thành lập, phát triển và mở rộng quy mô của các DNNVV

là nhu cầu sử dụng các DVKT tăng cao nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa bộ máy tổ chức Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu thực hiện việc đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC do công ty DVKT cung cấp cho các DNNVV Sự bỏ ngõ này đã đặt ra dấu hỏi lớn về hiệu quả kinh tế thật sự mà các công ty DVKT cung cấp cho thị trường các DNNVV Đứng trước áp lực cạnh tranh và xu thế toàn cầu hóa, các DNNVV tại Việt Nam cần tận dụng tốt mối quan hệ hợp tác với các công ty cung cấp DVKT để có được sản phẩm BCTC đáng tin cậy Qua

đó, TTKT trên BCTC giúp các DNNVV có được công cụ đắc lực cho công tác quản lý và nâng cao tính minh bạch trong thị trường Song song với nỗ lực từ phía các doanh nghiệp là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện khung pháp lý để phát triển và nâng cao chất lượng DVKT tại Việt Nam

Trang 15

6.1 Về mặt lý luận:

Nghiên cứu giúp xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam dựa trên việc kế thừa các mô hình nghiên cứu của thế giới Nghiên cứu xây dựng mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC do công ty DVKT cung cấp cho các DNNVV để làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan

6.2 Về mặt thực tiễn:

Luận văn đã xác định và đo lường các đối tượng ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC do các công ty DVKT cung cấp cho các DNNVV bao gồm hệ thống pháp lý, mối quan hệ giữa DNNVV và các công ty DVKT, giá phí DVKT, hoạt động kiểm tra, giám sát; nhận thức của NQL về vai trò của đơn vị cung cấp DVKT; trình độ của nhân viên KTDV Trên cơ sở đó luận văn đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng: NQL của các DNNVV, các công ty DVKT và các cơ quan nhà nước nhằm kiến nghị việc ban hành chính sách phù hợp và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng BCTC của DNNVV

7 Kết cấu của đề tài:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam về vai trò của DVKT thuê ngoài đối với hoạt động của các DNNVV, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DVKT thuê ngoài Trên cơ sở

đó, tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của luận văn

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

[1] Nghiên cứu của Barrar và các cộng sự (2002),” The efficiency of Accounting Service Provision” ( Business Process Management, Vol 8 No 3, 2002, pp195-217)

Nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp ở Anh và Ý nhằm xác định các doanh nghiệp nên tự thực hiện hay thuê ngoài các DVKT Nghiên cứu

sử dụng phương pháp phân tích bao số liệu (data envelopment analysis _DEA) chuyển đổi các nhân tố đầu vào và đầu ra theo một phương pháp để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp thuê ngoài DVKT và các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán nội bộ Đồng thời, nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của nhân tố quy mô và trình độ chuyên môn đến hiệu quả hoạt động của công ty khi lựa chọn thuê ngoài hay tự thực hiện công việc kế toán Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DVKT thuê ngoài giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của các DNNVV Tuy nhiên việc thuê ngoài DVKT không tạo nhiều lợi thế về hoạt động cho các doanh nghiệp có quy mô lớn Nghiên cứu cũng chỉ ra trình độ chuyên môn của kế toán viên nội bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô Thông qua việc thuê ngoài DVKT, các DNNVV đã có giải pháp hiệu quả hơn cho việc quản lý công tác kế toán so với việc tự tổ chức Các DVKT giúp các DNNVV tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo thuận lợi cho quá trình cạnh tranh Đồng thời, bằng cách chuyển đổi hoạt động có chi phí nội bộ, mang tính cố định thành hoạt động có chi phí biến đổi, các DNNVV đã chuyển đổi một bộ phận không thể quản lý thành một bộ phận

dễ được kiểm soát hơn bằng các hợp đồng thuê ngoài

Trang 17

[2] Nghiên cứu của S.Susela và R Helen (2010), “Accountants as providers of support and advice to SMEs in Malaysia” (The Association of Chartered Certified Accountant, 2010)

Nghiên cứu đã tìm hiểu các loại hình DVKT mà các công ty dịch vụ đang cung cấp cho các DNNVV ở hiện tại và các DVKT có tiềm năng khai thác trong tương lai Bên cạnh đó vì nguồn nhân lực của các đơn vị DVKT hạn chế về số lượng và năng lực, đồng thời người chủ của các DNNVV không sẵn sàng trả thêm phí cho các dịch vụ bổ sung đã gây ra khó khăn cho các đơn vị cung cấp DVKT khi làm việc với các DNNVV Nghiên cứu đã kết hợp phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp với 174 hội viên kế toán của Hiệp hội kế toán Malaysia (Malaysia Institute of Accountants) Nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích SPSS để xác định các nhân tố và mức ảnh hưởng của các nhân

tố đến hiệu quả công việc giữa đơn vị cung cấp DVKT và các DNNVV sử dụng dịch vụ Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bao gồm: năng lực của kế toán dịch vụ, mối quan hệ giữa DNNVV và đơn vị cung cấp dịch vụ, vai trò của Hiệp hội kế toán, phí dịch vụ và nhận thức của chủ DNNVV là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC do các đơn vị DVKT cung cấp

[3] Nghiên cứu của Haron và các cộng sự (2010), “ Case of successful Malaysian small land medium enterprises (SMEs): Does business advisory services help?” (Malaysian Accountancy Research and education foundation ( MAREF, 2010)

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xem xét việc sử dụng các DVKT tại các DNNVV ở Malaysia Thông qua phỏng vấn các DNNVV sử dụng thành công DVKT, các tác giả đưa ra kết luận tùy từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà sự tác động của KTDV đến chất lượng TTKT trên BCTC là khác nhau vì mỗi giai đoạn thành lập, giai đoạn phát triển nhanh, giai đoạn duy trì hoạt động và giai đoạn toàn cầu hóa doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức và khó khăn khác nhau Ngoài ra nghiên cứu cũng khẳng định các DNNVV và các công ty cung cấp DVKT nên xây dựng mối quan hệ cùng thắng

Trang 18

(win-win) cho cả hai bên vì khi DNNVV thiếu kiến thức về kế toán sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị DVKT bên ngoài trở thành nhà cung cấp dịch vụ do đó các đơn vị DVKT cần chứng tỏ được sự quan tâm của mình đối với các DNNVV Hai bên cần xây dựng mối quan hệ lâu dài để cùng thành công và phát triển Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò quan trọng của các luật lệ do nhà nước quy định đối với các công ty cung cấp DVKT đã gây khó khăn trong việc cung cấp một số DVKT cũng như khó khăn trong việc nâng cao năng lực, kiến thức của đội ngũ kế toán dịch vụ

[4] Nghiên cứu của Kamyabi và Devi (2011)” Accounting Outsourcing and Firm Performance in Iranian SMEs” (International Journal of Economics and finance, Vol.3 No.4, 2011, pp 181-192)

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 658 DNNVV ở Iran để tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc thuê ngoài DVKT và ảnh hưởng của DVKT đến hiệu quả hoạt động của công ty Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 7 mức độ

và công cụ phân tích dữ liệu SPSS để tìm ra các nhân tố tác động đến việc sử dụng DVKT của DNNVV ở Iran Nghiên cứu đã chứng minh năng lực KTDV

và kiến thức của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng các hoạt động tư vấn Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy việc thuê ngoài DVKT không có mối quan hệ với quy mô của công ty Các DNNVV khi sử dụng DVKT thuê ngoài đã nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty vì các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn về năng lực và kinh nghiệm tổ chức, quản lý và vận hành bộ máy kế toán Thông qua việc thuê ngoài các DVKT, các DNNVV vừa đảm bảo có được nhân viên kế toán có chuyên môn thực hiện các công việc của bộ máy kế toán vừa có thời gian tập trung vào các hoạt động kinh doanh nhằm tạo giá trị và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

[5] Nghiên cứu của Husin và Ibrahim (2014) “The Role of Accounting Services and Impact on Small Medium Enterprises (SMEs) Performance in Manufacturing Sector from East Coast Region of Malaysia: A Conceptual Paper” (Social and Behavioural Sciences, Vol 115, 2014, pp 54-67)

Trang 19

Nghiên cứu đã tìm hiểu vai trò và tác động của DVKT tới hoạt động của các DNNVV trong ngành sản xuất ở khu vực bờ biển phía Đông Malaysia Nghiên cứu sử dụng mô hình khoảng cách của chất lượng dịch vụ, lý thuyết tài nguyên và lý thuyết chủ sở hữu - người đại diện làm các cơ sở lý thuyết nền Các tác giả đã tiến hành khảo sát 30 DNNVV có thuê ngoài các DVKT và 30 doanh nghiệp cung cấp DVKT Nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach Alpha để xác định

độ chính xác và tin cậy của các biến Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố gồm: sự mong đợi, khả năng quản lý, kinh nghiệm, hệ thống dịch vụ và nhận thức có ảnh hưởng đến chất lượng DVKT mà các đơn vị bên ngoài cung cấp cho các DNNVV Trong khi đó các DNNVV đưa ra quyết định lựa chọn thuê các đơn vị DVKT phụ thuộc vào hiểu biết của người đại diện, năng lực và quy mô của công ty

[6] Nghiên cứu của Hoglund và Sundvik (2016), “Financial reporting quality and outsourcing of accounting tasks: Evidence from small private firms ” (Advanced in Accounting, Vol.35, 2016, pp 125-134)

Các tác giả đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của việc thuê ngoài các DVKT đến chất lượng BCTC ở các DNNVV Nghiên cứu sử dụng mô hình dồn tích của Jones (1991) để đo lường chất lượng BCTC bằng cách nhận diện các hành vi quản trị lợi nhuận Nghiên cứu được thực hiện trên 1386 DNNVV ở Phần Lan trừ các công ty cung cấp DVKT và kiểm toán trong giai đoạn từ 2010

- 2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 78% DNNVV ở Phần Lan có thuê các đơn vị bên ngoài để thực hiện các công việc kế toán, BCTC của các DNNVV ở Phần Lan do các đơn vị DVKT cung cấp có chất lượng cao hơn so với BCTC do

kế toán công ty tự thực hiện Bên cạnh đó bằng phương pháp tổng hợp và thống

kê các nghiên cứu trước đây các tác giả cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của DNNVV khi sử dụng DVKT bên ngoài bao gồm: trình độ của kế toán viên, nhận thức và hiểu biết của giám đốc về công việc kế toán, danh tiếng của công ty cung cấp DVKT thuê ngoài và mối quan hệ giữa công ty DVKT và các doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ Ngoài ra nghiên

Trang 20

cứu cũng chỉ ra các biến như quy mô DNNVV, thời gian hoạt động của công ty,

số lượng thành viên trong ban quản trị… có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của DNNVV khi sử dụng DVKT thuê ngoài

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

STT Tên nghiên cứu Tác giả Năm Phương

pháp nghiên cứu

2002 Phương

pháp phân tích, tổng hợp

- Quy mô DN -Trình độ chuyên môn của

- Năng lực của KTDV

- Mối quan hệ giữa DNNVV và công ty cung cấp dịch vụ

- Vai trò của Hiệp hội kế toán

- Phí dịch vụ

- N0hận thức của chủ DNNVV

2010 Phương

pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp

- Quan hệ giữa công ty cung cấp DVKT và doanh nghiệp

2011 Phương

pháp phân tích, tổng

- Năng lực của KTDV

- Nhận thức của NQL

Trang 21

in Iranian SMEs hợp, hồi

2014 Phương

pháp phân tích, tổng hợp, hồi quy

- Sự mong đợi của doanh nghiệp sử dụng DVKT

2016 Phương

pháp phân tích, tổng hợp, hồi quy

- Trình độ của kế toán viên

- Nhận thức của NQL

- Mối quan hệ giữa doanh nghiệp cung cấp DVKT và DNNVV

- Quy mô DNNVV

- Thời gian hoạt động của DNNVV

(Nguồn : tác giả tổng hợp)

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy các công trình nghiên cứu chuyên sâu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thực hiện khảo sát để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của DNNVV do các công ty DVKT cung cấp Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đo lường chất lượng TTKT Nếu có nghiên cứu về lĩnh vực chất lượng TTKT do công ty DVKT cung cấp thì chủ yếu là những nghiên cứu định tính trình bày về thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chứ chưa xác định

Trang 22

được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT khi thuê ngoài các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Tại Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy các công trình nghiên cứu chuyên sâu,

sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thực hiện khảo sát tại Việt Nam

để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các DNNVV do các đơn vị DVKT cung cấp Nếu có nghiên cứu về lĩnh vực chất lượng thông tin

do công ty DVKT cung cấp thì chủ yếu tập trung là những nghiên cứu mang tính định tính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chứ chưa đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT Hoặc nghiên cứu về các nhân

tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài nói chung, các nghuên cứu trên chưa tập trung vào một lĩnh vực nhất định như đề tài mà tác giả đang

nghiên cứu Một số nghiên cứu cụ thể như:

[1] Hà Thị Tường Vy (2014) “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán”_Tạp chí kế toán

Tác giả đã trình bày những kết quả đạt được khi áp dụng Quy chế kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán đối với các công ty cung cấp DVKT Thông qua việc kiểm tra chất lượng dịch vụ hàng năm đã giúp các DN cung cấp DVKT chấp hành các quy định của pháp luật, chuẩn mực kế toán, các chính sách tài chính và thuế, nâng cao đạo đức chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, các doanh nghiệp làm dịch vụ đang vấp phải sự cạnh tranh không lành mạnh từ các lực lượng kế toán hành nghề tự do, không đúng quy định của pháp luật Bên cạnh đó, giá phí mà khách hàng sẵn sàng trả cho đơn vị DVKT còn quá thấp không tương ứng với chi phí mà đơn vị DVKT phải chi trả Ngoài ra, nguồn nhân lực của các công ty dịch vụ kế toán còn hạn chế, năng lực chưa cao đã gây nhiều khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng

[2] Tạp chí Kiểm toán nhà nước (2014) “Thị trường dịch vụ kế toán ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”

Bài viết đã trình bày các loại hình DVKT tại Việt Nam hiện nay, thự trạng và định hướng phát triển cho thị trường trong thời gian sắp tới Năng lực cạnh tranh

Trang 23

của các công ty DVKT còn yếu so với các công ty 100% vốn nước ngoài như KPMG, E&Y, PWC, Deloite… Các loại hình DVKT chưa được phổ biến, lợi nhuận mang lại chưa cao Đội ngũ chuyên gia thiếu về số lượng và yếu về chất lượng trong khi các đơn vị cung cấp DVKT chưa tập trung vào công tác đào tạo

do hạn chế về kinh phí và thời gian Bài viết đã chỉ ra để thị trường DVKT phát triền cần có sự tham gia tích cực cho các nhân tố tham gia thị trường bao gồm : các cơ quan nhà nước, tổ chức Hội nghề nghiệp, các tổ chức cung cấp DVKT và

dễ dàng trả lời trong quá trình hội nhập Trước những khó khăn và thách thức đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị như : cần bổ sung một số chuẩn mực kế toán phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế ; cần xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn ngành nghề, tăng cường mở rộng việc giao lưu nghề nghiệp để tạo thuận lợi cho việc phát triền các DVKT- kiểm toán

Trang 24

[4] Đinh Công Thành và Lê Tấn Nghiêm (2016) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các Doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ” (Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2016, p.1-11)

Nghiên cứu trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài của doanh nghiệp Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ thuê ngoài và các nhân tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN thưởng sử dụng dịch vụ thuê ngoài tại Cần Thơ là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa; dịch vụ bảo vệ, thuê tài sàn và kho chiếm tỷ lệ chủ yếu trong khi đó việc thuê DVKT bên ngoài chỉ chiếm 9,9% do doanh nghiệp sợ rò rỉ các thông tin của mình ra bên ngoài Sau khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, các tác giả xác định biến quan hệ - lợi ích là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến mức độ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cần chứng minh bản thân mình là đối tác tốt, đáng tin cậy đem lại lợi ích cao và giảm thiểu các rủi ro cho các DNNVV Ngoài ra các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê ngoài cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát hoat động của bên cung ứng DVKT

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước

STT Tên nghiên cứu Tác giả Năm Phương

pháp nghiên cứu

Nghiêm

2014 Phương

pháp hồi quy, phân tích, tổng hợp

Quan hệ Lợi ích Rủi ro thuê ngoài

2 Nghiên cứu các Huỳnh 2015 Phương Sự tin cậy

Trang 25

pháp hồi quy, phân tích, tổng hợp

Sự đồng cảm Năng lực phục vụ Khả năng đáp ứng Phương tiện hữu hình

(Nguồn : tác giả tổng hợp)

1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu về các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

mà tác giả dự kiến thực hiện, tác giả nhận thấy:

 Đối với các nghiên cứu nước ngoài việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DVKT được tiến hành tại các quốc gia có khác biệt về kinh tế, chính trị, pháp luật so với Việt Nam Các quy định về hành nghề kế toán tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống và chưa có các chế tài xử phạt nghiêm khắc, việc chấp hành quy định hành nghề của các doanh nghiệp DVKT vẫn còn chưa được chú trọng trong khi các nước trên thế giới đã ban hành các quy chế về hành nghề rất chặt chẽ Do đó, việc xem xét liệu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DVKT có phù hợp với bối cảnh Việt Nam hay không và các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng TTKT tại Việt Nam là cần thiết

 Đối với các nghiên cứu về chất lượng TTKT: Việt Nam và thế giới đã có một quá trình nghiên cứu lâu dài cũng như đã xây dựng được các mô hình tác động đến chất lượng TTKT đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều công trình đo lường chất lượng TTKT khi doanh nghiệp

sử dụng các DVKT bên ngoài vì vậy chưa thể đánh giá được đầy đủ tác động của DVKT đến chất lượng TTKT của doanh nghiệp nhất là các DNNVV phải đối mặt với nhiều hạn chế về vốn và nhân lực Tại Việt Nam, tác giả chưa thấy nghiên cứu nào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các DNNVV sử dụng DVKT thuê ngoài Các nghiên cứu thường chỉ lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xem xét thực trạng về thị trường DVKT

ở Việt Nam; đưa ra các đề xuất và giải pháp để hoàn thiện hoặc nâng cao chất

Trang 26

lượng DVKT Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng lực quản trị điều hành còn non kém, công nghệ thông tin chưa hiện đại, khả năng tiếp cận vốn vay bị hạn chế liệu các DNNVV ở Việt Nam nên thuê ngoài các DVKT hay nên tự mình tổ chức

bộ máy kế toán của mình để nâng cao chất lượng TTKT của mình Vì vậy, việc

nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán do công

ty DVKT cung cấp cho các DNNVV ” và có tính thời sự đối với Việt Nam hiện

nay

Trang 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Ở chương 1 tác giả trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trong

và ngoài nước Từ đó, tác giả xác định các khe hổng nghiên cứu để làm cơ sở chứng minh tính cấp thiết khi lựa chọn đề tài nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với mục tiêu tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNVV khi thuê ngoài các công ty DVKT Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT do các công ty DVKT cung cấp bằng phương pháp định lượng để xác định

mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT và kiểm định sự phù hợp của mô hình đối với các DNNVV

Trang 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Ở chương này tác giả trình bày tổng quan chung về các khái niệm liên quan đến DNNVV, doanh nghiệp cung cấp DVKT và vai trò của các tổ chức này đối với sự phát triển của một quốc gia Sau đó tác giả trình bày tổng quan chung về chất lượng TTKT, các lý thuyết nền vận dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Cuối cùng tác giả dựa vào những nghiên cứu trước đây và đặc điểm nghiên cứu của đề tài để đưa ra mô hình nghiên cứu

2.1 Đo lường chất lượng TTKT trên BCTC

Mục tiêu chính của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích có chất lượng cao liên quan đến các chủ thể kinh tế, tình hình tài chính của doanh nghiệp để giúp người sử dụng ra quyết định kinh tế (FASB, 1999 IASB, 2008) Thông tin BCTC chất lượng cao là rất quan trọng vì các thông tin này sẽ ảnh hưởng đáng

kể tới các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định phân bổ nguồn lực của các nhà cung cấp vốn và các bên liên quan khác (IASB, 2006 IASB, 2008)

Cả FASB và IASB đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của BCTC có chất lượng cao, tuy nhiên một trong những vấn đề quan trọng là làm sao để thực hiện và đo lường được chất lượng BCTC Nhiều mô hình đã được xây dựng để đo lường chất lượng của thông tin trên BCTC, trong đó có những mô hình tập trung vào đo lường chất lượng thu nhập hay một số yếu tố đặc biệt trên BCTC thường niên như mô hình dồn tích (Accrual Models), mô hình các giá trị liên quan (Value relevance literature), mô hình đo lường các yếu tố đặc biệt (Specific elements in annual report) và một số mô hình khác lại tìm cách đo lường các đặc điểm chất lượng ảnh hưởng đến BCTC (Qualitative characteristics) Tuy nhiên chỉ có mô hình các đặc điểm chất lượng của thông tin là đo lường trực tiếp BCTC, các mô hình khác chỉ đo lường một cách gián tiếp hay các đặc điểm đo lường chưa mang tính toàn diện cho BCTC

Nghiên cứu của Võ Văn Nhị (2013) cho thấy đối tượng sử dụng TTKT của DNNVV tập trung vào chủ sở hữu và các nhà cho vay Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm đến khả năng sinh lời, lợi nhuận từ vốn nên các thông tin trên

Trang 29

BCTC có vai trò quan trọng giúp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và

có lợi nhất Đối với các nhà cho vay, việc đưa ra quyết định cho vay vốn phụ thuộc vào khả năng thanh toán và trả nợ của doanh nghiệp vì vậy các thông tin trên BCTC có vai trò quan trọng trong việc phân tích các yêu cầu trước khi đưa

ra quyết định cho vay Trong bài nghiên cứu của tác giả, tác giả lựa đo lường chất lượng TTKT trên BCTC dựa trên các đặc điểm chất lượng ảnh hưởng đến TTKT trên BCTC theo quan điểm của các Hiệp hội kế toán nghề nghiệp và chọn lọc các đặc điểm chất lượng TTKT phù hợp với nội dung của bài nghiên cứu

2.1.1 Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính FASB

Theo quan điểm của FASB, chất lượng của TTKT trên BCTC được chia làm 2 nhóm bao gồm: (1) nhóm các đặc điểm thông tin cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy; và (2) nhóm các đặc điểm thông tin thứ yếu gồm tính nhất quán và có thể so sánh được

Thích hợp: TTKT thích hợp là thông tin giúp người ra quyết định (người sử

dụng) có thể thay đổi quyết định của mình TTKT thích hợp khi có giá trị dự đoán hay đánh giá và kịp thời

Đáng tin cậy: TTKT đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực, không có

sai sót hoặc thiên lệch trong phạm vi có khả năng kiểm chứng Thông tin đáng tin cậy bao gồm 3 đặc điểm: trình bày trung thực, có thể kiểm chứng và trung lập hay khách quan

Khả năng so sánh được và nhất quán

- So sánh được: TTKT giúp người sử dụng có thể nhận thấy sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế

- Nhất quán: TTKT giữa các kỳ báo cáo là thống nhất không bị thay đổi thủ tục

và chính sách kế toán Trường hợp áp dụng phương pháp kế toán mới cần có thêm phần thuyết minh giải trình thích hợp để đảm bảo khả năng so sánh được của thông tin

Trang 30

Các đặc điểm chất lượng TTKT trên trong nhiều tình huống không thể thực hiện đầy đủ, do đó FASB đã đưa ra các hạn chế liên quan tới chất lượng TTKT, bao gồm:

- Quan hệ chi phí - lợi ích: lợi ích có được từ việc sử dụng thông tin cần được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để cung cấp thông tin đó

- Trọng yếu: việc bỏ sót hay trình bày sai thông tin mà trong một hoàn cảnh nhất định nào đó làm ảnh hưởng tới việc xét đoán làm thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin

- Thận trọng: là phản ứng thận trọng với các tình huống chưa rõ ràng để đảm bảo các tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng được xem xét một cách đầy đủ

2.1.2 Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB

Theo quan điểm của IASB (2010), các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích bao gồm: các đặc điểm thông tin cơ bản và đặc điểm thông tin bổ sung

- Đặc điểm thông tin cơ bản

+ Thích hợp (relevance): thông tin tài chính phù hợp tạo ra sự khác biệt

trong các quyết định của người dùng Thông tin tài chính có thể tạo ra sự khác biệt trong các quyết định nếu nó có giá trị dự đoán, giá trị xác nhận hoặc cả hai Thông tin tài chính có giá trị dự đoán nếu nó có thể được sử dụng như dữ liệu đầu vào cho người sử dụng dự đoán kết quả tương lai Thông tin tài chính

có giá trị xác nhận nếu nó cung cấp các thông tin phản hồi về các đánh giá trước đó Giá trị dự đoán và giá trị xác nhận của thông tin tài chính có liên quan đến nhau

+ Trình bày trung thực (faithful presentation): thông tin được trình bày

trung thực nếu được mô tả đầy đủ (complete), trung lập (neutral) và không mắc lỗi (free from error) Thông tin đầy đủ bao gồm các thông tin, mô tả, giải thích cần thiết cho người sử dụng Thông tin trung lập khi không có sự thiên

vị trong việc lựa chọn hoặc trình bày, không bị thiên lệch nhằm đặt đến một

Trang 31

kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một thái độ cá biệt Thông tin trình bày trung thực không có nghĩa là chính xác trong tất cả các khía cạnh mà đảm bảo phản ánh mà đảm bảo mô tả một cách rõ ràng, bản chất và hạn chế các sai lệch có thể xảy ra

- Đặc điểm thông tin bổ sung

+ Có thể so sánh được: thông tin tài chính của doanh nghiệp hữu ích hơn

nếu nó có thể được so sánh với các thông tin tương tự cảu doanh nghiệp khác hoặc các kỳ báo cáo khác nhau của cùng một doanh nghiệp Có thể so sánh cho phép người dùng phân biệt sự khác nhau hoặc giống nhau về các khoản mục Có thể so sánh liên quan đến sự nhất quán trong đó nhất quán là điều kiện để đạt được mục tiêu có thể so sánh được

+ Có thể kiểm chứng: thông tin có thể kiểm chứng đảm bảo với nguwofi

sử dụng về việc trình bày trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Khi những người sử dụng thông tin có đủ năng lực và độc lập khác nhau vẫn có thể đạt được sự đồng thuận

+ Kịp thời: thông tin kịp thời là những thông tin có sẵn cần thiết cho người

sử dụng ra quyết định đúng lúc

+ Có thể hiểu được: Thông tin có thể hiểu được nếu nó được phân loại, mô

tả và trình bày rõ ràng, súc tích đảm bảo những người sử dụng có kiến thức nhất định trong lĩnh vực kế toán có thể phân tích và đánh giá thông tin

2.1.3 Quan điểm hội tụ IASB - FASB

Vào năm 2004, dự án hội tụ IASB và FASB đã được tiến hành và xác định được hai đặc điểm chất lượng cơ bản, bốn đặc điểm chất lượng bổ sung và hai hạn chế của chất lượng thông tin

Đặc điểm chất lượng cơ bản của thông tin:

Thích hợp: là thông tin giúp người sử dụng có thể thay đổi quyết định bằng

cách cung cấp đầu vào cho quá trình dự đoán triển vọng tương lai và xác nhận hoặc điều chỉnh các đánh giá trước đó

Trang 32

Trình bày trung thực: thông tin trên BCTC phải trình bày trung thực về các

nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp Mọi thông tin đều được trình bày đầy đủ và không có các sai lệch trọng yếu ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng

Các đặc điểm chất lượng bổ sung:

Có thể so sánh: yêu cầu các phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ và

trong kỳ phải được trình bày nhất quán để giúp người sử dụng nhận thấy sự khác

biệt và tương tự giữa các hiện tượng kinh tế

Có thể kiểm chứng: thông tin đạt được mức đồng thuận giữa những người sử

dụng có kiến thức và độc lập về việc trình bày và các phương pháp ghi nhận

Tính kịp thời: thông tin được cung cấp kịp thời cho người ra quyết định trước

khi nó mất khả năng ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng

Có thể hiểu được: thông tin được phân loại, diễn giải và trình bày một cách rõ

ràng và súc tích

2.1.4 Theo quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Theo điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 có đưa

ra các yêu cầu đối với thông tin trình bày trên BTCTC như sau:

- Thông tin trình bày trên BCTC phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót

+ Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết

để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục

+ Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức

Trang 33

độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính

+ Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính

- Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính

dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế

- Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc

cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể

- Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu

- Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các

kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau

2.2 Tổng quan về các DNNVV

2.2.1.Định nghĩa

Căn cứ mục 1, điều 3, nghị định số 56/2009/NÐ-CP về việc “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” ngày 30/06/2009 thì DNNVV ở Việt Nam là cơ

sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật và được chia làm

ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp hoặc số lao động bình quân năm (trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Trang 34

Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại DNNVV theo quy mô và khu vực

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến

300 người III Thương

mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến

- Thứ nhất, DNNVV chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2015 số lượng DNNVV chiếm 98,01% tổng số doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ chiếm 72,82%; doanh nghiệp nhỏ chiếm 23,45% và doanh nghiệp vừa chiếm 1,74%

- Thứ hai, DNNVV có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Điều này đã

Trang 35

cản trở không nhỏ đến việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh của công ty

- Thứ ba, DNNVV phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn cũng như giữa các DNNVV với nhau

- Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các DNNVV thường tập trung vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp

- Thứ năm, theo nghiên cứu của Võ Văn Nhị (2013) đối tượng sử dụng TTKT của DNNVV tập trung vào chủ sở hữu, chủ nợ hiện tại và tiềm năng Vì vậy nghĩa vụ pháp lý công bố thông tin tài chính của các doanh nghiệp này có những giới hạn nhất định và đơn giản hơn so với công ty đại chúng Bên cạnh đó,

vì nguồn lực và yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán có giới hạn nên việc đầu

tư vào trang thiết bị, nguồn lực cho công tác kế toán còn nhiều hạn chế Ngoài ra lĩnh vực kinh doanh của các DNNVV thường tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính không có nhiều nghiệp vụ phức tạp xảy ra Các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh trong doanh nghiệp này thường là những nghiệp vụ cơ bản gắn liền với hoạt động kinh doanh chủ yếu Các quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp thường hiếm xảy ra Những đặc điểm này ảnh hưởng quan trọng đến việc ban hành các quy định kế toán áp dụng cho DNNVV

2.4 Lý thuyết nền

2.4.1 Lý thuyết đại diện (Angency Theory)

Theo Susan P Sapiro (2005) lý thuyết đại diện bắt nguồn từ những năm 70 sau đó được phát triển bởi Alchian & Demchetz năm 1972, Jensen & Meckling năm 1976 Lý thuyết đại diện đề cập đến việc người ủy nhiệm lựa chọn người thừa hành để thay mặt họ thực hiện một số nhiệm vụ và người thừa hành phải đưa ra các lựa chọn mang lại kết quả tốt hơn cho người ủy nhiệm Mối quan hệ

Trang 36

này được đưa vào hợp đồng để đảm bảo trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có hiện tượng thông tin không đầy đủ và bất cân xứng thông tin khi người đại diện nắm bắt những thông tin mà người ủy quyền không thể tiếp cận được Chính thông tin bất tương xứng và lợi ích cá nhân đã ngăn cản sự hợp tác giữa người ủy quyền và người đại diện Do đó để giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích của các bên liên quan Constant Djama (2010) cho rằng cần thiết lập các hệ thống kiểm soát để giảm thiểu các chi phí phát sinh từ sự mâu thuẫn

Quan hệ giữa công ty DVKT và DNNVV là mối quan hệ win – win vì vậy trường hợp các công ty DVKT chỉ thực hiện các công tác kế toán dựa vào các chứng từ do các DNNVV cung cấp mà không nắm được tình hình hoạt động thực

tế của doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc ghi nhận sổ sách, lập và trình bày BCTC thiếu trung thực, hợp lí Khi NQL của DNNVV thiếu kiến thức, chuyên môn về

kế toán sẽ khó quản lý được các TTKT trên BCTC mà công ty DVKT cung cấp Mặt khác, vào thời điểm cuối năm các công ty DVKT có nhiều khách hàng nhưng thiếu nguồn lực nên dễ dẫn đến việc các TTKT trên BCTC không được cung cấp kịp thời và đầy đủ Vì vậy các DNNVV khi kí hợp đồng sử dụng DVKT cần quy định rõ trách nhiệm và các điều khoản xử phạt khi vi phạm hợp đồng để giúp giảm thiểu các rủi ro khi thuê ngoài DVKT Mặt khác các DNNVV cần xây dựng các quy chế giám sát hoạt động của công ty DVKT đảm bảo thực hiện đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng giúp nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC Về phía nhà nước và các Hiệp hội nghề nghiệp việc đưa ra các quy định

rõ ràng về nghề nghiệp, các quy định về BCTC giúp DNNVV giảm thiểu chi phí đại diện khi sử dụng DVKT

Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu: các nhà nghiên cứu Bell& Carcello (2000), Ambaer & Neely (2007) đã đề cập đến nhân tố hoạt động kiểm tra, giám sát Nghiên cứu của Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013) đề cập đến nhân

tố khung pháp lý Nghiên cứu của Haron và các cộng sự (2010), Hoglund và

Trang 37

Sundvik (2016) đã đề cập đến nhân tố mối quan hệ giữa công ty DVKT và DNNVV

2.4.2 Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics_TCE)

Lý thuyết chi phí giao dịch được Ronald Harry Coase đưa ra lần đầu tiên vào năm 1937 dùng để giải thích lí do tại sao một số hoạt động trong doanh nghiệp được tự tổ chức và một số hoạt động lại được doanh nghiệp thuê các công ty bên ngoài thực hiện Lý thuyết TCE là lý thuyết chiếm ưu thế được sử dụng để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài (ví dụ: Masten, 1984, Walker

và Weber, 1984) Theo Williamson (1985) quyết định thuê ngoài hoặc tự thực hiện phụ thuộc vào chi phí giao dịch so sánh; nghĩa là chi phí cho việc vận hành dịch vụ, bao gồm cả chi phí đàm phán hợp đồng và chi phí giám sát trước và phản hồi Theo Jones & Hill (1998) lý thuyết TCE đánh giá sự lựa chọn giữa tự sản xuất và thuê ngoài bằng cách so sánh chi phí nội bộ và chi phí "sử dụng" thị trường Đối với từng doanh nghiệp, quyết định kinh doanh dựa trên những tiêu chí lợi ích và chi phí Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thuê ngoài khi tự thực hiện các hoạt động sản xuất Ngược lại, chi phí tự thực hiện sẽ gia tăng khi

tỷ lệ hoạt động “tự sản xuất” quá lớn Quyết định mua hay tự thực hiện sẽ là một quyết định tối ưu giữa việc thuê ngoài hay tự tổ chức sao cho chi phí là thấp nhất

Lý thuyết TCE đã được sử dụng trong việc giải thích quyết định gia công phần mềm trong các lĩnh vực như thuê ngoài các chức năng kế toán (Everaert et al., 2010), các hoạt động kiểm toán nội bộ (Carey và cộng sự, 2006) và nguồn nhân lực (Gilley et al , 2004) Everaert et al (2010) lưu ý rằng các nhiệm vụ kế toán

có thể được thuê ngoài bao gồm cả các công việc thường xuyên và các công việc không thường xuyên Công việc thường xuyên có thể bao gồm việc nhập hóa đơn

và ghi chép sổ sách hằng ngày cũng như tính thuế GTGT Trong khi đó các nhiệm vụ kế toán không thường xuyên bao gồm thực hiện báo cáo thuế, lập BCTC Nghiên cứu cho thấy tần suất thực hiện các công việc kế toán càng nhiều thì doanh nghiệp càng có xu hướng tự tổ chức bộ máy kế toán để tiết kiệm chi phí Ngoài ra do tính chất tính đặc thù của công việc kế toán phụ thuộc nhiều vào

Trang 38

kỹ năng chuyên môn và phần mềm kế toán nên trong trường hợp hoạt động kinh doanh càng phức tạp công ty càng có xu hướng tự mình theo dõi các hoạt động

kế toán Bên cạnh đó khi các DNNVV không dự đoán được khối lượng công việc liên quan đến hoạt động kế toán thì việc tự tổ chức bộ máy kế toán sẽ khó khăn

và tốn kém do đó, doanh nghiệp nên thuê ngoài các DVKT để dễ kiểm soát và tiết kiệm chi phí

Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu: các nhà nghiên cứu S.Susela và R Helen (2010) và Haron và các cộng sự (2010) đã đề cập đến giá phí dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC

2.4.3 Lý thuyết nguồn lực (Resource based theory_RBT)

Lý thuyết RBT được Birger Wernerfelt xây dựng lần đầu tiên năm 1984 Lý thuyết đã kết hợp các quan điểm truyền thống về chiến lược liên quan đến những năng lực đặc biệt và sự không đồng nhất trong năng lực của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp sử dụng lý thuyết này trong hoạt động của mình sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thông qua đa dạng hóa nguồn lực Lý thuyết tập trung vào việc kết hợp các nguồn lực để tạo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV

Lý thuyết RBT tập trung vào bốn đặc điểm chính để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bao gồm: nguồn lực có giá trị, hiếm, khó bị bắt chước và khó

bị thay thế Từ đó lý thuyết đưa ra mô hình VRIO (Valuable, Rare, In-Imitable, Organization) giúp doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh Mô hình đặt

ra các câu hỏi về giá trị: liệu doanh nghiệp có thể khai thác hiệu quả cơ hội hay kiểm soát được các mối đe dọa từ bên ngoài; câu hỏi về sự khan hiếm: liệu doanh nghiệp có kiểm soát được nguồn lực từ bên ngoài; câu hỏi về sự bắt chước: liệu doanh nghiệp có gặp khó khăn hay tốn chi phí nếu tìm cách sở hữu các nguồn lực; câu hỏi về tổ chức: liệu doanh nghiệp có sẵn sàng hay có sẵn nguồn lực để tận dụng hay sở hữu các nguồn lực mới? Thông qua việc trả lời các câu hỏi trên một cách chính xác, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về việc nên thuê

Trang 39

ngoài hay tự tổ chức các công việc trong công ty để tạo lợi thế cạnh tranh cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Marriott và cộng sự (2008) cho rằng trong môi trường các DNNVV lý thuyết RBT rất hữu ích trong các nghiên cứu về việc thuê ngoài các chức năng kế toán

và cung cấp cơ sở để xem xét các yếu tố tác động đến quyết định thuê ngoài các công ty DVKT bao gồm kiến thức NQL, trình độ của kế toán viên dịch vụ, quy

mô doanh nghiệp Lý thuyết RBT đã được Everaert và các cộng sự (2006) sử dụng để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thuê ngoài các DVKT của DNNVV ở Bỉ Nghiên cứu cho thấy các DNNVV chủ yếu thuê ngoài bởi vì họ thiếu nguồn lực thích hợp trong công ty để thực hiện các công việc kế toán Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Beaumont và Sohal (2004),

"tiếp cận với các kỹ năng mà họ không có" là lý do chính mà các DNNVV thuê ngoài các DVKT Theo lý do của Gilley et al (2004b), thuê ngoài DVKT mang lại lợi thế về sự linh hoạt, để các DNNVV có thể thực hiện một khối lượng công việc không ổn định bằng cách ký hợp đồng với công ty cung cấp DVKT có trình

độ chuyên môn và các nguồn lực vượt trội

Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu: các nhà nghiên cứu Barrar và các cộng sự (2002) và Kamyabi và Devi (2011) đã đề cập đến nhận thức của NQL, trình độ nhân viên KTDV là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC

Trang 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã cung cấp những cơ sở lý thuyết về DNNVV, doanh nghiệp cung cấp DVKT và các tiêu chuẩn đo lường chất lượng TTKT đồng thời đưa ra các lý thuyết nền phục vụ cho đề tài nghiên cứu Bên cạnh đó, dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả đã trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT dành cho các DNNVV sử dụng các DVKT thuê ngoài

Trên cơ sở nền tảng lý luận này, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng về chất lượng TTKT của các DNNVV khi sử dụng DVKT bên ngoài và đo lường các nhân tố ảnh hưởng chất lượng TTKT của các DNNVV thuê ngoài DVKT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT và đưa ra bàn luận cũng như đề xuất các giải pháp tác động vào các nhân tố đó nhằm nâng cao chất lượng TTKT của DNNVV khi thuê ngoài các công ty DVKT ở các chương tiếp theo

Ngày đăng: 20/05/2018, 22:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w