LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định: "Đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
Trang 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định: "Đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành "
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người đòi hỏi nhà trường nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng phải quan tâm trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh biến tri thức thành hành động, thái độ thành hành vi, kỹ năng để sống an toàn, khỏe mạnh, thành công và hiệu quả
Thực tế, xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao trong thời đại Công nghệ -Thông tin, tất cả lĩnh vực phát triển như vũ bão, các em được học tập và sinh hoạt trong các môi trường khá đầy đủ và tiện nghi nên học sinh có những hiểu biết khá phong phú, ngoài ra thông qua các kênh thông tin, đặc biệt là nhờ truy cập Internet Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâm trong thời gian qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp, kĩ năng sống trong cuộc sống của giới trẻ - trong đó
có học sinh - còn nhiều hạn chế Các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống Hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống, trong giao tiếp Đặc biệt kỹ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cuộc sống như: kỹ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách từ chối, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyết định, tự chăm sóc sức khỏe bản thân còn gặp nhiều khó khăn lúng túng Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ cho đến tuổi trưởng thành
Giáo dục kĩ năng sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt
ở lứa tuổi Tiểu học Bởi vì lửa tuổi này đã hình thành những hành vi các nhân, tính cách và nhân cách Việc làm quen với các môn học để hình thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm,… sẽ giúp các em tự tin, chủ động biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ hình thành và tập dượt cho các em những hành vi, thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống
Trang 2Kỹ năng sống chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người đặc biệt là lứa tuổi các em Kỹ năng sống không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh ở tiểu học trong những năm qua đã
có nhiều chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng sống còn đơn điệu về nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải còn cứng nhắc, chưa phù hợp và hiệu quả rèn luyện chưa cao Việc thực hiện giáo dục KNS chủ yếu thông qua việc lồng ghép trong các tiết học, các môn học, trong việc tổ chức các hoạt động học tập, các bài học tích hợp Theo tôi đóng một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong việc giáo dục KNS cho HSTH,
đó là giáo dục KNS cho các em thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của điều đó, ở phạm vi của bài
viết này, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp Năm thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
1.2 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Thực tế đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, những đề tài nghiên cứu về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua HĐGDNGLL còn ít nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động GDNGLL” nhằm:
Tìm ra một số biện pháp tích cực, tối ưu qua HĐNGLL góp phần nâng cao sự hình thành, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, để từ đó học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật… và có đủ khả năng tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những
kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời
Đề tài còn mong muốn đem lại cho học sinh vốn tự tin ban đầu, giúp các em có được các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự chăm sóc, tự bảo vệ và tự phục vụ; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin…; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung
1.3 PHẠM VI ÁP DỤNG:
Đề tài này đã được áp dụng là khối lớp Năm ở trường tiểu học
Trang 32 PHẦN NỘI DUNG:
2.1 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP NĂM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY.
Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao
Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy kĩ năng sống của học sinh rất nhiều hạn chế Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực, chưa có các kĩ năng thích nghi, thích ứng, hợp tác Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế
2.1.1 Những thuận lợi, khó khăn khi rèn kĩ năng sống cho học sinh:
Trong quá trình rèn kĩ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, bản thân đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện: Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp GV thuận lợi cung cấp cho các em hình ảnh, thông tin thiết thực để tăng cường giáo dục KNS qua các bài học, môn học
Trong quá trình theo dõi thực tế sinh hoạt và việc tham gia các hoạt động của các em học sinh tại trường thông qua quan sát thực tế thì về cơ bản các em học sinh đều ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, cha mẹ, lắng nghe và tiếp thu khá tốt những nội dung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện của giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, nội qui, quy định của nhà trường
Các em tham gia khá nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa, văn nghệ …Đa số các em biết vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn thương tích
Trang 4* Khó khăn
Đối với học sinh
Trong thực tế một số em còn có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện các nội dung, biết lí thuyết nhưng không biết, không có thói quen vận dụng thực hành Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “ Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì?” thì các em đều trả lời được là “không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường …” tuy nhiên thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả lời
Một số em ăn quà xong bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi… tương
tự như vậy trong việc thực hiện Luật giao thông đường bộ, khi hỏi các em là “
Em hãy cho biết đi bộ tham gia giao thông như thế nào là đúng?” , các em trả lời đúng hết và rất nhanh tuy nhiên khi ra các đường các em vẫn đi theo hàng hai, hàng ba, đùa nghịch trên đường…
Một số em đi vệ sinh bỏ giấy không đúng nơi quy định, không xả nước khi
đi vệ sinh xong …
Một số em còn mua những đồ chơi nguy hiểm để chơi mà các em không biết được sự nguy hiểm khi chơi các trò chơi này ví dụ như súng bắn đạn cao su, kiếm, gươm… hoặc những loại có thể gây thương tích, mất an toàn khi chơi Một
số em còn mua các loại bánh kẹo màu mè, không có nhãn mác của Trung Quốc hoặc của những cơ sở không đảm bảo chất lượng Các em chưa có khả năng nhận biết để bảo vệ sức khỏe bản thân
Học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng hiện nay kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế Qua tìm hiểu và tiếp xúc trực tiếp với học sinh bản thân tôi nhận thấy:
Phần lớn học sinh thiếu tự tin, rụt rè trong giao tiếp, có những vấn đề các
em biết nhưng các em không mạnh dạn trình bày ý kiến trước đông người, có những điều các em còn băn khoăn nhưng không giám bày tỏ cùng ai
Nhiều em chưa có kĩ năng giải quyết các vấn đề gặp phải một cách tích cực, không nhận dạng được những tình huống nguy cơ có hành vi tiêu cực, gây rủi ro
Chưa có kĩ năng rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng tránh tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác
Học sinh ngày càng thực dụng, ỉ lại và lười hoạt động
Đối với giáo viên
Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh, điều này được thể hiện rất đầy đủ trên hồ sơ, giáo án… Nhưng do chưa được tập huấn, chưa được hướng dẫn cụ thể nên khi thực hành, phần lớn giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động các bài học có nội dung giáo dục KNS cho học sinh Thông qua các hoạt động giáo dục thích hợp, giáo viên
Trang 5chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang lại hiệu quả Một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh, nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa hiểu đầy đủ rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kĩ năng cho học sinh
Trong quá trình giáo dục giáo viên phần lớn chỉ quan tâm tới việc dạy chữ
mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học sinh Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó đối với các em Một số giáo viên chưa chú trọng đến kĩ năng thực hành, chủ yếu hình thành trên
lí thuyết
Chưa lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống vào các bài học, các môn học một cách triệt để
Giáo viên TPT Đội có tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động này còn ít, trong đó việc xác định mục tiêu rèn luyện kĩ năng sống chưa được chú trọng đúng mức
Một số giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm đúng mức đến công tác chủ nhiệm lớp, mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau vì thế cũng coi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh
Đối với phụ huynh học sinh
Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm Toán thì lo lắng một cách thái quá! Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết… Một số phụ huynh kĩ năng giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm
Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa, nên thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ Đây chính là điều kiện dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu các em thiếu đi các kĩ năng sống, thiếu sự quản lí chặt chẽ của nhà trường - gia đình - xã hội
2.1.2 Nguyên nhân của những thực trạng nói trên:
Hiện tượng trẻ em chưa linh hoạt khi phải xử lí những tình huống của cuộc
sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định rằng, trước hết do giáo dục Nhiều vấn đề của xã hội hiện đại tác động đến trẻ chưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường, bản thân nhận tôi thấy học sinh chưa biết giao tiếp, chưa biết ứng xử, chưa có các kĩ năng thích nghi, thích ứng, hợp tác, chưa biết ứng phó tự bảo vệ mình khi có tình huống xảy ra… là do sự
Trang 6giáo dục của gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực của cuộc sống Giáo viên và người lớn chưa thật coi trọng việc GD KNS cho các em
Việc rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi còn chưa được chú trọng Công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thực hiện giáo dục KNS cho các em chưa nhiều
Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục
Qua tiến hành khảo sát một số kĩ năng sống cơ bản của học sinh lớp Năm (50 học sinh) đầu năm học – lần 1 kết quả như sau:
BẢNG THỐNG KÊ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN
TT Kĩ năng sống cơ bản
của học sinh lớp Năm Kĩ năng tốt
Có hình thành kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
1 Tự nhận thức của bản
thân
Các kĩ năng khác các em cũng còn thể hiện rất nhiều hạn chế
Kết quả trên cho thấy, số học sinh có kĩ năng tốt ít và số học sinh
có kĩ năng chưa tốt còn nhiều Chính vì vậy mà việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan tâm
Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn nêu trên, trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi đưa ra một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này
2.2 CÁC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP NĂM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP:
Trang 7Nội dung “rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh” là một trong 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” , đồng thời đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được tích hợp vào các môn học và kết hợp giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Tổng phụ trách Đội là nòng cốt chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Các lực lượng phối hợp gồm Công đoàn, Đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh, một số các ban ngành đoàn thể của xã Các tổ khối trưởng có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp
Biện pháp 1: Tổ chức hiệu quả rèn luyện kĩ năng sống thông qua các chủ đề ở tài liệu Sống đẹp.
Tài liệu sống đẹp giúp các em hình thành các năng lực, phẩm chất nhứ: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Giải quyết vấn đề trong cuộc sống …; Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường, yêu quê hương, đất nước; … Các loại hình hoạt động trong sách rất đa dạng, phong phú Sách được biên soạn theo 6 chủ đề, được chia thành 2 tập các chủ đề đó lại được xây dựng xoạy quanh cuộc sống hằng ngày của các em Các chủ đề đó lại được cấu trúc đồng tâm, thống nhất và xuyên suốt từ lớp Một đến lớp Năm, phù hợp tâm lí lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của học sinh:
1 Em là bong hoa nhỏ
của quê hương
Kĩ năng nhận thức của bản thân:
Học sinh tự nhận thức khả năng của bản thân thông qua các hoạt động của tỉnh, thành phố, quê hương
2 Ước mơ của em Kĩ năng xác định mục tiêu:
Học sinh rèn kĩ năng xác định mục tiêu thông qua
3 Em phòng chống
xâm hại tình dục
Kĩ năng bảo vệ bản thân:
Học sinh rèn kĩ năng bảo vệ bản than tránh khỏi nạn xâm hại tình dục
4 Em và quê hương Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm:
Học sinh ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương thong qua các hoạt động cộng đông
5 Lời hay, ý đẹp Kĩ năng giao tiếp:
Học sinh rèn kĩ năng giao tiếp thể hiện ở việc nói lời hay, ý đẹp, hành động văn minh, lịch sự
6 Em ứng phó với căng
thẳng
Kĩ năng bảo vệ bản thân:
Học sinh rèn kĩ năng giảm thiểu và kiểm soát tình
Trang 8trạng căng thẳng xảy ra trong cuộc sống.
Giáo dục kĩ năng sống phải tuân thủ các nguyên tắc:
Tương tác Thời gian môi trường giáo dục Trải nghiệm
Tiến trình Thay đổi hành vi
Tương tác: Thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong
nhà trường, nhiều KNS sẽ được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề ) Do đó, tổ chức các hoạt động giáo dục có tính tương tác, HS sẽ có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá
và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác
Trải nghiệm: Chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua
các tình huống thực tế HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế
Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục có tính chất trải nghiệm trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả
Tiến trình: Giáo dục KNS đòi hỏi phải có cả quá trình:
Nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi Đây là một quá trình
mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới
Do đó, nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì khâu nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ
Thay đổi hành vi: Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định
hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình Thay đổi hành vi, thái độ
và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước
Thời gian - môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện càng
sớm càng tốt đối với học sinh Môi trường giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo
cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống "thực" trong cuộc sống Giáo dục KNS được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy
cô giáo, là bạn cùng học hay các thành viên trong cộng đồng Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trong các giờ học, trong các hoạt động
Trang 9lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác
Biện pháp 2: Thực hiện kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn cho học sinh.
Do điều kiện tự nhiên huyện Lệ Thủy có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc, lượng nước thay đổi theo mùa Lũ lụt thiên tai xảy ra thường xuyên Nhiều địa bàn là vùng chiêm trũng của huyện Lệ Thủy thường bị ngập lụt dài ngày, nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước trong học sinh cao
Việc phổ cập dạy bơi, dạy các kĩ năng an toàn dưới nước cho học sinh là một trong những giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn đuối nước Bởi vậy phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho phụ huynh học sinh về thực hiện các biện pháp để kiểm soát, hạn chế tình trạng tai nạn đuối nước nhằm tạo môi trường học tập, vui chơi an toàn cho học sinh; giáo dục học sinh nắm chắc các kĩ năng, kĩ thuật bơi an toàn khả năng sống sót trong môi trường nước
Môn bơi lội được phổ cập rộng rãi như một môn học trong nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sống sót khi gặp trường hợp nguy cấp trong môi trường nước
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch Phổ cập bơi cho toàn thể học sinh và phụ huynh học sinh trong việc tiến tới phổ cập bơi
Vận động phụ huynh tự dạy bơi cho con em mình (trong đó có yêu cầu phụ huynh cam kết về đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tập bơi) Đây
là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất
Luyện tập thông qua liên kết với Trung tâm TDTT huyện Lệ Thủy
Luyện tập thông qua Giáo dục kĩ năng an toàn dưới nước ở nhà trường
Biện pháp 3: Tổ chức việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa.
Truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” , “ Lá lành đùm lá rách” … Là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thực hiện tốt hoạt động này góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của các em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời hình thành nhân cách cho các em Qua đó các em ý thức hơn về vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động xã hội, đồng thời qua hoạt động này rèn luyện cho các em kỹ năng đồng cảm, chia sẻ
Phát động phong trào xây dựng quỹ Đội nhằm giáo dục được ý thức tiết kiệm cho học sinh.: Trước đây xây dựng bằng hình thức nộp tiền nay thay bằng việc quyên góp giấy vụn, vỏ lon bia, lon nước ngọt, …
Vào những ngày kỷ niệm như thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, thương binh liệt sĩ 27/7 …để nhớ ơn công lao của các anh hùng liệt sĩ, những thế hệ cha anh đi trước tổng phụ trách đội tuyên truyền ý nghĩa các ngày
Trang 10này dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền trong sinh tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp … Sau khi tuyên truyền thì trường tổ chức cho một số lớp tới thăm gia đình thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng trong xã Qua cách tổ chức này thì đã phối hợp giữa giáo dục qua tuyên truyền với việc các em có hành động thực tế để thể hiện lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh đi trước
Để tổ chức tốt hoạt động GDKNS qua các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa cho học sinh thì phải phối hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền vận động kết hợp với hành động thực tế
Biện pháp 4: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí nhằm hình thành
kỹ năng sống cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Đối với trường dạy hai buổi/ngày thì vai trò của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em càng quan trọng hơn vì phần lớn thời gian trong ngày là các em ở trường, tiếp xúc trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm
Là trường dạy 100% hai buổi/ngày thì có thể nói đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho các em
Giáo viên chủ nhiệm sau khi nhận lớp phải tạo sự gần gũi và gắn kết giữa giáo viên và học sinh Động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những
sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em Đây là hoạt động giúp giáo viên, học sinh hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện - Nơi "Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các
em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình" Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò
bó và áp đặt
Đặc biệt GV cần thay đổi hình thức sinh hoạt lớp: Là giáo viên chủ nhiệm lớp thì giờ sinh hoạt cuối tuần là thời gian quan trọng nhất, bởi tiết này không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc nhận xét ưu, khuyết điểm Người thầy chủ nhiệm cần lắng nghe các em học sinh trình bày, cần cảm thông và tin tưởng các em trong những trường hợp, hoàn cảnh mà các em phải phạm lỗi Khi hiểu được các
em, giáo viên chủ nhiệm dễ hướng dẫn, tư vấn cho các em sửa chữa lỗi lầm, hướng các em đến các biện pháp giải quyết vần đề tích cực hơn Đặc biệt trong giờ sinh hoạt này, GVCN cần lấy các tấm gương điển hình về học tập, giúp đỡ bạn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để tuyên dương, khen ngợi phần này được nhấn mạnh hơn, phần tồn tại chỉ nhắc nhở không quá khắt khe có như vậy các em mới tự giác thực hiện tốt