Nếu như ở lớp 1 và đầu lớp 2 việc dạy cho học sinh học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10 lớp 1, trong phạm vi 20 Lớp 2 sẽ giúp cho các em thực hiện kĩ năng cộng trừ một cách dễ dàng,
Trang 11 PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Xuất phát từ đặc điểm , vị trí môn học
Dạy học sinh học thuộc bảng nhân chia có tầm quan trọng đặc biệt trong việc dạy học toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng Bởi vì trong bậc Tiểu học thì kiến thức ở lớp 2 là nền móng cho các lớp 3, 4 và 5 sau này Bởi vậy nếu kiến thức toán lớp 2 các em nắm không chắc thì sẽ rất khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức môn toán ở các lớp trên Nếu như ở lớp 1 và đầu lớp 2 việc dạy cho học sinh học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10( lớp 1), trong phạm vi 20( Lớp 2) sẽ giúp cho các em thực hiện kĩ năng cộng trừ một cách dễ dàng, có hiệu quả thì sang học kì II lớp 2việc dạy cho học thuộc bảng nhân chia cũng rất cần thiết giúp các thực hiện tốt
kỹ năng nhân chia sau này
Chính vì vậy khi dạy đến phần toán bảng nhân chia, mỗi giáo viên chúng ta cần tìm mọi biện pháp để giúp tất cả học sinh học thuộc và nắm chắc bảng nhân chia nhằm giúp các em biết vận dụng bảng nhân chia vào tính toán và giải các dạng toán
có hiệu quả
2 Xuất phát từ định hướng về việc đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học vừa phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung dạy học môn toán ,vừa phụ thuộc vào đặc điểm cấp học Tiểu học là cấp học nền tảng cho các cấp học trên, vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học môn toán có tác dụng kết hợp lớn đối với việc học toán của các em
Vậy đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới những gì ? Đó là đổi mới cách điều hành, tổ chức các hoạt động học của học sinh giúp các em tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực vốn có của các em
Trang 2Trước đây trong dạy học chúng ta chỉ chú ý đến truyền thụ tri thức thuần túy.Từ khi thực hiện phương pháp dạy học chúng ta đã chú trọng đến lòng say mê, tích cực tìm tòi khám phá để tự chiếm lĩnh kiến thức của người học Giáo viên đóng vai trò là người điều hành, tổ chức Học sinh muốn học tốt bảng nhân( chia) thì dưới sự hướng dẫn của thầy tự mình lập được bảng nhân chia, nắm bắt được đặc điểm của bảng nhân( chia), nắm được bản chất của phép nhân, phép chia , nắm được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia rồi từ đó mới học thuộc và vận dụng Chứ không phải
có sẵn bảng nhân, bảng chia nhìn vào đó rồi học thuộc Do vậy đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết đặt ra mà đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viênTiểu học trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay
3 Xuất phát từ thực trạng dạy học môn toán ở Tiểu học và học sinh học thuộc bảng
nhân chia hiện nay.
Việc dạy học sinh học thuộc bảng nhân( chia) còn có nhiều hạn chế với nhiều
nguyên nhân khác nhau : Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học; chưa chịu khó tìm ra những hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho mảng kiến thức này Có giáo viên chưa xác định được đầy đủ tầm quan trọng của việc dạy học sinh học thuộc bảng nhân(chia) Thậm chí có giáo viên bỏ qua giai đoạn cho học sinh tự lập bảng nhân( chia) vì sợ mất thời gian mà chỉ cho học sinh đọc thuộc bảng nhân(chia) là được Do vậy có em trong thời gian đang học bảng nhân chia thì thuộc nhưng đến hè hoặc lên lớp trên thì quên gần hết
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh
nghiệm:“ Rèn kĩ năng học thuộc bảng nhân (chia) cho học sinh lớp hai”.
II/ Lý do chọn đề tài:
Đối với môn Toán lớp 2, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào
Trang 3cuộc sống hằng ngày một cách thực tế.Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh còn nhiều hạn chế khi vận dụng nhân, chia vào quá trình học
Từ những lí do trên và thực tiễn, qua thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm : " RÌn kÜ n¨ng häc thuéc b¶ng nh©n, chia cho
häc sinh líp 2"
III/ Điểm mới của sáng kiến:
Được áp dụng rộng rãi trong chương trình thay sách giáo khoa mới hiện nay, giáo viên dễ dàng áp dụng khi dạy các bảng nhân,chia;vận dụng để làm các phép tính có nhân chia từ 2 đến 5 ở lớp 2
III/Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Đối với mạch kiến thức :"nhân, chia", là một trong những mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học Thông qua nhân, chia các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng nhẩm, tính nhanh, đúng Nhân, chia đúng, nhanh
là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác
Đối với đề tài “RÌn kÜ n¨ng häc thuéc b¶ng nh©n, chia” tôi chỉ
giới hạn ở chương trình lớp Hai
Trang 42 PHẦN NỘI DUNG
2.1 Điều tra thực trạng rèn học sinh lớp 2 học thuộc bảng nhân, chia
Qua nhiều năm được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 2 theo chương trình và sách giáo khoa đổi mới, qua việc tìm hiểu cách dạy bảng nhân, chia và rèn học sinh học thuộc bảng nhân, chia của đồng nghiệp, bản thân tôi rút ra những nhận định chung như sau:
Ưu điểm
Thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học hiện nay phần lớn các giáo viên đã ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy môn toán nói riêng
- Nhiều giáo viên đã biết sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán 2 vào dạy bảng nhân chia một cách phù hợp giúp cho học sinh có chỗ dựa tư duy khi xây dung các công thức nhân, chia
- Nhiều giáo viên đã ứng dụng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học như cho học sinh tự lập bảng nhân chia rồi học thuộc theo nhóm đôi, nhóm 4,…
- Đa số giáo viên đã thực hiện dạy học theo đối tượng, học sinh chưa nhanh được quan tâm nhiều hơn
- Đa số học sinh yêu thích học môn toán, thích học bảng nhân chia, nhiều em học thuộc và nắm chắc bảng nhân chia rất tốt
Tồn tại
• Về giáo viên:
- Một số giờ dạy bảng nhân chia đạt hiệu quả chưa cao Giáo viên còn lúng túng trong cách tổ chức cho học sinh các hoạt động tự lập bảng nhân( Chia), chưa giúp các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập
• Về học sinh:
- Một số em chưa có hứng thú học bảng nhân chia, chưa biết cách học chỉ biết
Trang 5học vẹt thuộc lòng theo sự bắt buộc phải học dẫn đến học thuộc rồi chóng quên.
Có trường hợp học bảng nhân 2 xong thì thuộc, sau một thời gian học sang bảng nhân 5 thì quên bảng nhân 2 Vì vậy qua thực tế kiểm tra hàng ngày kĩ năng giải toán có liên quan đến thực hiện nhân chia thì số em đó thực hiện rất chậm và sai
Từ nhu cầu thực tế đặt ra, tôi thấy việc “ Rèn cho học sinh lớp 2 học thuộc
bảng nhân, chia “l à vô cùng cần thiết.
* Kết quả khảo sát của lớp 2A trước khi thực hiện giải pháp mới:
TS
HS
Điểm 1-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm9-10 Điểm TB
Ts % Ts % Ts % Ts % Ts % Ts %
23 2 0,8 5 21,7 7 30,4 6 26 3 13 16 69,5
2.2.Tìm hiểu vai trò, tác dụng và 1 số yêu cầu cơ bản của việc rèn học sinh lớp 2 học thuộc bảng nhân, chia.
a Vai trò, tác dụng của việc rèn học sinh lớp 2 học thuộc bảng nhân, chia
Môn Toán là một môn khoa học tự nhiên trong nhà trường , nó có vị trí quan trọng trong đời sống và khoa học hiện đại Nó góp phần đào tạo học sinh phát triển toàn diện đáp ứng được nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của việc giảng dạy toán trong nhà trường nhằm đào tạo những con người có trình độ văn hóa và kĩ thuật hiện đại, có đủ đức đủ tài để bước vào kĩ nguyên mới thì yêu cầu việc dạy toán ngày càng cao hơn
Trong môn toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng thì việc dạy học sinh học thuộc bảng nhân chia là một nội dung quan trọng Đặc biệt kĩ năng học thuộc, ghi nhớ và ứng dụng bảng nhân, chia có ứng dụng thiết thực trong đời sống của các
em bây giờ và cả suốt cuộc đời
b Một số yêu cầu cơ bản của việc rèn học sinh lớp 2 học thuộc bảng nhân, chia
* Quan niệm đúng đắn về việc dạy học sinh lớp 2 học thuộc bảng nhân chia
- Phải xác định được “ Rèn cho học sinh lớp 2 học thuộc bảng nhân , chia “ là một
Trang 6việc làm thiết thực và cần thiết bởi các lý do sau:
+ Ở lớp 2 mới bắt đầu dạy - học bảng nhân chia , do đó việc dạy cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia làm nền tảng cho các lớp trên
+ Không thuộc và nắm chắc được bảng nhân, chia thì không ứng dụng vào giải các bài toán có liên quan đến phép nhân, phép chia được
+ Học ở lớp 2 mà không thuộc bảng nhân, chia( từ bảng nhân, chia 2 đến bảng nhân chia 5 ) thì lên các lớp trên không tiếp thu kịp kiến thức dẫn đến kiến thức, kĩ năng
về nhân chia sẽ rất hạn chế
+ Không thuộc bảng nhân, chia thì khi bước vào thực tế cuộc sống việc tính toán rất khó khăn Ví dụ : Người nông dân khi làm ruộng cũng cần tính toán diện tích ruộng đất, tính tiền khi mua bán nông sản,… mà tất cả việc tính toán nào cũng liên quan đến thực hiện phép nhân, phép chia Bởi vậy nếu thực hiện tính toán không được hoặc sai thì phải chịu sự thua thiệt
*Dạy học sinh học thuộc bảng nhân chia phải phù hợp với từng đối tượng
- Phải xác định được rằng : Dạy học sinh học thuộc bảng nhân chia phải phù hợp với từng đối tượng là rất cần thiết Bởi vì mỗi đối tượng có mức độ tiếp thu nhanh, chậm khác nhau nhất là về việc ghi nhớ, mà học thuộc bảng nhân, chia thì cần độ ghi nhớ cao Đối với những em nhanh chỉ nhẩm qua vài lần đã nhớ và lại nhớ rất bền còn những em chưa nhanh đã nhớ rất chậm lại chóng quên
2.3 Khai thác và sử dụng biện pháp rèn học sinh lớp 2 học thuộc bảng nhân, chia
Biện pháp 1: Nắm chắc mục tiêu dạy học môn Toán
Tìm hiểu và nắm chắc mục tiêu dạy học môn Toán toàn cấp Tiểu học nói chung
và lớp 2 nói riªng Ở lớp 2 cần nắm mục tiêu cần đạt của từng nội dung và của từng tiết học Cần nắm nội dung cần đạt của của việc dạy học sinh học bảng nhân, chia + Đối với dạng bài mới( Bảng nhân 2, bảng nhân 3,… bảng chia 2, bảng chia 3,…) yêu cầu cần đạt là:
+ Lập được bảng nhân(chia)
Trang 7+ Nhớ được bảng nhân( Chia)
+ Biết giải bài toán có một phép nhân( chia) trong bảng nhân chia vừa học
+ Biết đếm thêm 2(3; 4;5)
- Đối với dạng bài luyện tập, ôn tập:
+ Thuộc bảng nhân(chia)
+ Biết vận dụng bảng nhân(chia) vào tính và giải toán
Biện pháp 2: Dạy học theo đối tượng học sinh
Để thực hiện dạy học theo đối tượng học sinh khi rèn cho các em học thuộc bảng nhân chia, ngay từ đầu năm nhận lớp, giáo viên cần lập sổ theo dõi học sinh , phân loại học sinh theo đối tîng: nhanh, chưa nhanh, Xác định được học sinh nào chưa nhanh môn gì? học sinh nào chưa nhanh môn Toán thì có hình thức dạy học và rèn học thuộc bảng nhân chia phù hợp với từng đối tượng
Việc dạy học sinh nhanh học thuộc bảng nhân chia thì dễ dàng hơn nhưng đối với đối tượng học sinh chưa nhanh thì rất khó khăn Do vậy giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh này, vì đây là đối tượng học sinh lâu nhớ, chóng quên lại ít tập trung trong giờ học nên giáo viên cần chú ý:
- Tổ chức các trò chơi học tập tạo hứng thú học tập cho các em giúp các em thích học môn Toán hơn
- Tạo điêù kiện cho các em tham gia hoạt động nhiều hơn các bạn khác ví dụ : Được trả lời câu hỏi, được tự làm phiếu toán để học,…
- Kết hợp cho đôi bạn cùng tiến 1H nhanh kèm 1 em chưa nhanh tự lập bảng nhân, chia và kiểm tra phiếu toán cùng nhau trong giờ học, ở nhà, đầu giờ truy bài,…
- Đặc biệt động viên, khích lệ các em kịp thời( Dù các em có một ít tiến bộ hoặc chỉ ở mức đạt yêu cầu) nhằm tạo hứng thú cho các em học tốt hơn, nhớ được lâu hơn
- Kết hợp với gia đình để phụ huynh nhắc nhở các em luyện đọc bảng nhân, chia thêm lúc ở nhà
Trang 8Biện pháp 3: Giúp HS nắm chắc 1 số quy tắc, thao tác khi lập bảng nhân chia và vận dụng
Bước 1: Lập bảng nhân , chia
Giáo viên giúp học sinh tự lập được bảng nhân, chia với sự trợ giúp đúng mức của đồ dùng trực quan( Các tấm bìa có chấm tròn ở bộ đồ dùng dạy học toán lớp 2)
-Đối với bảng nhân:
Trước hết giáo viên phải cho học sinh thực hiện thao tác“ Lấy thêm mấy lần” để hiểu ra cách tìm kết quả của phép tính giúp các em tự phát hiện ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn gợi ý của giáo viên
* Ví dụ: Khi dạy bảng nhân 2: Học sinh chuẩn bị 10 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn, và thực hiện các thao tác sau:
+ Một tấm bìa có 2 chấm tròn, lấy một tấm bìa Có nghĩa là được lấy một lần, viết thành : 2 x 1 = 2
+Một tấm bìa có 2 chấm tròn, lấy 2 tấm bìa Có nghĩa là 2 được lấy 2 lần, viết thành :
2 x 2 = 4
Tương tự như vậy học sinh tự thao tác để tính ra kết quả các phép tính còn lại trong bảng nhân;
2 x 3 = 6
2 x 4 = 8
2 x 5 = 10
2 x 6 = 12
2 x 7 = 14
2 x 8 = 16
2 x 9 = 18
2 x 10 = 20 Như vậy dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sự trợ giúp của đồ dùng trực quan học sinh đã lập được bảng nhân 2
Trang 9* Khi dạy các bảng nhân 3,4,5: Giáo viên có thể giúp học sinh không quá lạm dụng đồ dùng trực quan khi lập bảng nhân mà có thể dựa vào phép nhân đã học( đã biết) để lập phép nhân chưa biết
: Cho học sinh nhận xét từ phép nhân 2 x 5 = 10 và 5 x 2 = 10 để thấy:
2 x 5 = 5 x 2 ( vì đều bằng 10) Như thế khi biết 2 x 5 = 10 thì biết ngay kết quả :
5 x 2 = 10 Lặp đi lặp lại nhiều lần đối với phép tính tương tự như trên dần dần học sinh nhận ra được:
“ Nếu đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi “
Từ đó các em lập được phép tính trong bảng nhân theo cách trên vừa nhanh vừa dễ nhớ
Đối với bảng chia: Ngoài việc giúp các em sử dụng đồ dùng trực quan để tìm ra
kết quả phép tính, giáo viên cho các em nhận xét để từ bảng nhân lập được bảng chia
Ví dụ : Từ phép nhân 2 x 5=10 Ta có: 10 : 2 = 5
10 : 5 = 2
Lặp đi lặp lại nhiều lần như thế học sinh cũng hiểu được“ Lấy tích chia cho thừa
số này thì được thừa số kia“ Và cũng qua cách lập phép chia này học sinh được củng
cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Tóm lại, khi lập bảng nhân – chia , nếu học sinh nêu cách tính khác nhau để tìm ra kết quả phép tính đúng mà hợp lý thì giáo viên phải động viên khuyến khích nhằm phát huy tính sáng tạo của các em, tuyệt đối không bắt buộc các em phải theo một cách nào
Bước 2: Rèn trí nhớ( Học thuộc bảng nhân, chia)
Đây là bước tiếp theo ngay sau khi lập xong bảng nhân( chia) và cũng là bước theo suốt cả quá trình học bảng nhân, chia ở lớp 2
a Sau khi lập xong bảng nhân( Chia):
- Giáo viên cho học sinh nhận ra đặc điểm của bảng nhân, chia đó để dễ nhớ và dễ thuộc hơn
Trang 10Ví dụ : Bảng nhân 3:
3 x 1 = 3
3 x 2 = 6
3 x 3 = 9
3 x 4 = 12
3 x 5 = 15
3 x 6 = 18
3 x 7 = 21
3 x 8 = 24
3 x 9 = 27
3 x10= 30
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của bảng nhân 3: thừa số thứ nhất đều là 3, thừa số thứ hai theo thứ tự từ 1 đến 10, tích từ 3 đếm thêm 3 cho đến 30
- Đồng thời hướng dẫn thêm cho các em kết hợp nghe - nhìn - đọc - viết để học thuộc từng phép tính
+ Thuộc thông qua nhìn: Quan sát cô giáo viết phép tính, thuộc phép tính đó giống như nhớ lại hình ảnh trên một bức tranh sau khi được xem
+ Thuộc thông qua nghe : Nghe cô giáo, nghe bạn đọc phép tính thuộc phép tính đó như nhớ lại một bài hát sau khi nghe
+ Thuộc thông qua đọc: Đọc to, đọc thầm - Nhìn vào phép tính để đọc và nâng cao dần không nhìn vào phép tính
+ Thuộc thông qua viết: Viết vào bảng con, giấy nháp , phép tính vừa nhẩm được , phép tính cô giáo đọc, bạn đọc
b Rèn suốt cả quá trình : Phải kết hợp song song giữa đọc và hiểu: Nếu thuộc lòng một cách máy móc( học vẹt) mà không hiểu, không nắm chắc phép tính thì sẽ chãng quên và sẽ không giúp ích gì cho việc giải toán trước mắt cũng như việc phát triển tư duy toán học sau này Còn nếu hiểu mà không thuộc thì sẽ khó vận dụng trong khi tính toán cũng như khó vận dụng vào cuộc sống và khó tiếp thu kiến thức ở