1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (khóa luận tốt nghiệp)

57 1,9K 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 14,88 MB

Nội dung

Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (khóa luận tốt nghiệp) Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (khóa luận tốt nghiệp) Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (khóa luận tốt nghiệp) Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

LOI CAM ON

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khĩa luận này tơi khơng khỏi lúng túng và bỡ ngỡ Nhưng dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Đỗ Huy Quang, tơi đã từng bước tiến hành và hồn thành khĩa luận với đề tài Rèn kĩ năng kế chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thay

Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cơ trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cơ trong khoa Ngữ văn và các thầy cơ giáo trường Đại

học Sư phạm Hà Nội 2, cùng các thầy cơ giáo và học sinh trường Tiểu học

Trưng Nhị - Phúc Yên đã giúp đỡ tơi hồn thành khĩa luận tốt nghệp này Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi Các số

liệu, căn cứ, kết quả nêu trong luận văn là trung thực

Đề tài chưa được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác

Sinh viên

Trang 3

MUC LUC

PHAN MO DAU ssssssssssssssscsecssscsscsssscsessssessecnssscscsecncsecussesseeseessseseesees 5 1 LY do chon 6 taic.c.cccccccccessccscscscssecessecsssescacscecsessnsvavasaceasevevsvacacanensevevanas 5

2 Lich sty var G6 ccccceccececceccscecceccscesceccecescecsacsacsecacecussscescascateseaceaeereessaees 6

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu c5 2 +s+szs+xzxe 7 A001 0((9: 6.34 5a 8 7

h0 02:83: 0 7

ð03i10i1589)7)9831401>i 0i 010 8 7 Giả thuyết nghiên CỨU - - - xxx SE 33v TT Hy re, 8 8 Cầu trúc khĩa luận . 5+ 2t2tExt+xtE tre 8

3:7 8./9)8)1)0.1025.ẳằ 10

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA KE CHUYEN BANG LOI CUA NHAN VAT TRONG PHAN MON

K CHUYỆN BẬC TIỂU HỌỌCC - «<< << << £s£ssesesessesesess 10

1.1 Cơ sở lý luận - 5° 2 <2 S2 sEsEsEsEESEEEEeESESESESEsEsEstsssssetssseses 10

1.1.1 Kê chuyện ở tiểu hỌC G Gv 1S 1g cưng nh cư 10 1.1.2 Phân biệt “chuyện” và “truyện” Đặc điễm thể loại truyện 13

1.1.3 Ngơn ngữ dạng nĩi và ngơn ngữ dạng viết Phân biệt đọc truyện, {90,2 i0 16

1.1.4 Chuyên đối ngơi kế khi kể chu yỆn 5 + + xxx SE veEsEserecxe 18 1.2.Co SO thre 8n 20 1.2.1 Chuong trinh ké chuyén lop 3 ccccccccceesecscsceceseseseeceseseessssnesenenes 20

1.2.2 Những kỹ năng kể chuyện ở lớp 3 + xxx vs veEseserecxe 22

1.2.2.1 Kỹ năng I: Dựa vào tranh, quan sắt tranh dé ké lai cau chuyện 22

Trang 4

1.2.2.4 K¥ nang 4: Ké phan vai oo .cecceeeceescssesceseceseecesseesssescsseseavsnentesaneess 25

1.2.2.5 Kỹ năng 5: Sắp xếp lại tranh theo đúng trình tự rồi kễ 26

1.2.2.6 Kỹ năng 6: Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện rồi kể lại từng đoạn 27

1.2.2.7 Kỹ năng 7: Kể lại câu chuyện bằng lời của em -¿ - c+ss¿ 27 1.2.3 Các bước rèn kĩ năng kế chuyện ở lớp 3 - - + - 5s cxzx+ezszxd 28 1.2.4 Khảo sát thực tiễn dạy kế chuyện bằng lời của nhân vật cho HS lớp

3 ở trường tiểu học Trưng Nhi, thị xã Phúc Yên -c< << <<: 29 1.2.4.1 Khảo sát từ giáo viên và học sinh << c c2 29 1.2.4.2 Khảo sát qua chất lượng dạy và học - cv rveservekd 31 CHUONG 2: BIEN PHAP REN Ki NANG KE CHUYEN BANG LỜI CỦA NHÂN VẬT CHO HỌC SINH LỚP 3 32

2.1 Thực hành xác định cách xưng hơ khi kể chuyện bằng lời của nhân vật 32

2.2 Tập kế từng đoạn theo cách xưng hơ mới đề kê bằng lời của nhân vật 34

2.3 Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời một nhân vậi 37

2.4.Tập giao tiếp với người nghe khi kể chuyện + - se +xs£veeered 40 2.5 Tập nhập vai khi kê chuyện bằng lời của nhân vật - 5: +ss¿ 41 2.6 Tập nĩi ra ý nghĩa của câu chuyỆn «<< << SSSsssssssseeess 43 2.7.Học sinh tập kế chuyện bằng lời của nhân vật theo quy trình sau: 44

2.8 Tập viết lại câu chuyện vừa 45

2.9 Kế câu chuyện bằng lời một nhân vật trong buơi ngoại khĩa 48 CHƯƠNG 3: THỤC NGHIỆM SƯ PHẠM -<< «5< <<ss<2 50

PHÁN KẾT LUẬN - 5-5 << <5 << E4 93s EeEEsEsEzEesesesssee 57

Trang 5

PHAN MO DAU 1 Ly do chon dé tai

Mon Tiéng Việt ở Tiểu hoc gồm nhiều phân mơn: Tập đọc, kể chuyện,

luyện từ và câu, chính tả, tập viết, tập làm văn Cùng với nhiều mơn học khác, Tiếng Việt gĩp phần hình thành kĩ năng nghe, nĩi, đọc, viết cho học sinh Để

hình thành những kĩ năng đĩ mỗi phân mơn cĩ vai trị, vị trí riêng Trong đĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của phân mơn kể chuyện là hình thành phát triển kĩ năng nĩi, nghe cho học sinh Bên cạnh đĩ là sự phát triển vốn ngơn ngữ và tư

duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn văn hĩa, tạo niềm vui trẻ

thơ thơng qua những câu chuyện giàu ý nghĩa

Trong trường tiểu học, kể chuyện là một kiểu bài học nhằm phát triển

lời nĩi cho học sinh, bồi đưỡng cho các em những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, cung cấp những kiến thức về vốn sống và văn học, nêu những tắm gương cĩ tác dụng giáo dục Vì vậy rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân

vật cho học sinh là một việc làm cần thiết của mỗi giảo viên Trên thực tế, vì

nhiều lý do khác nhau, đa số các em học sinh kể chuyện chưa hay và khơng xem trọng phân mơn kể chuyện Xác định được tầm quan trọng của kể chuyện trong việc giáo dục đạo đức cũng như kĩ năng sống cho học sinh tơi quyết định chọn kể chuyện làm đề đài nghiên cứu Trong rất nhiều tài liệu, các nhà

khoa học đã quan tâm đến dạy kể chuyện ở tiểu học, làm sao cho các em biết

chuyển đổi ngơi kể, kể thuộc lời, nằm nội dung câu chuyện Nhung dé cap

đến sự sáng tạo (đặc biệt kê bằng lời của nhân vật) trong khi kể chuyện ở lớp

Trang 6

chuyện bằng lời của nhân vật cho hoc sinh lớp 3” Mong sao các em sé

ham thích thực hành nhập vai nhân vật, trải nghiệm câu chuyện, phát triển thêm vốn từ, mạnh dạn nĩi trước đơng người, bạn bè để các em tự tin, mạnh dạn hịa nhập vào xu thế mới

2 Lịch sử vẫn đề

Tất cả các sách văn học về dạy kế chuyện trong nhà trường nĩi chung và dạy kể chuyện ở trường tiểu học nĩi riêng đều đề cập đến việc dạy kể chuyện cho hoc sinh Chang hạn như quyến: “Sơ /hảo ]ý luận văn học” của

Nguyễn Lương Ngọc, các bộ sách lý luận văn học của trường Đại học sư

phạm và trường Đại học Tổng hợp thập kỉ 60 Tuy nhiên, các giáo trình trên chỉ nĩi đến ngơi kể khi phân tích phương thức tự sự của văn học trong đĩ cĩ việc kế chuyện bằng lời của nhân vật

Kế chuyện là một trong những phân mơn quan trọng ở Tiểu học Vì vậy, phân mơn kế chuyện đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu Trong số đĩ, nổi bật nhất phải kể đến tác giả Chu Huy với cuỗn Dạy kể chuyện ở trường Tiếu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000 Cuốn sách giúp chúng ta nhận thức đúng về phân mơn kể chuyện, các biện pháp hướng dẫn dạy kế chuyện rất phong phú, là cầm nang cho nhiều giáo viên Song các biện pháp trình bày trong sách chỉ phù hợp với tiết kế chuyện được dạy theo phương pháp cũ

(thầy kẻ, trị nghe, ghi nhớ và kể lại), khơng phù hợp với phương pháp đạy

hiện nay

Hiện nay, chương trình Tiểu học mới, phân mơn kể chuyện được giảng dạy theo phương pháp mới, ở đĩ học sinh được chủ động kể chuyện đưới sự hướng dẫn của giáo viên chứ khơng thụ động nghe, ghi nhớ và kế lại như trước nữa Với phương pháp này, giáo viên trở về đúng vị trí chủ đạo của

mình và học sinh thực sự là người tự giác, tích cực và tự lực trong học tập

Trang 7

gân đây, nĩ cịn khá mới mẻ Do đĩ, các cơng trình nghiên cứu cịn chưa nhiễu

Đề cập đến kể chuyện bằng lời của nhân vật, tác giả Nguyễn Minh

Thuyết (chủ biên) cuỗn Hỏi đáp về dạy học mơn Tiếng Việt 3, NXB GD, 2003 đã nêu lên các mức độ của kể chuyện bằng lời của nhân vật Song do giới hạn của cuốn sách nên tác giả mới chỉ nĩi được cái chung mà chưa ổi vào cụ thê từng biện pháp Vẫn đề kể chuyện cịn được đề cập ở một số cuỗn sách khác như: Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng

Việt 3, NXB Đại học sư phạm, 2004 Nguyễn Trí, Luyện tập văn kê chuyện ở

Tiểu học, NXB GD, 2001

Nhìn chung các cuốn sách đã đề cập đến việc giảng dạy phân mơn kể chuyện, tuy nhiên vẫn đề kế chuyện bằng lời của nhân vật cịn ít được chú ý 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chương trình Tiếng Việt và hoạt động dạy học phân mơn kê chuyện ở tiểu học

Các tài liệu phương pháp dạy học Tiếng Việt, Tâm lý học, Ngơn ngữ học, Lý luận văn học, Thị pháp học v.v cĩ liên quan tới đề tài

Phạm vi điều tra, khảo sát ở lớp 3 trường Tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

4 Mục đích nghiên cứu

Xác định được thế nào là kế chuyện băng lời của nhân vật, ý nghĩa và các yêu cầu đối với kê chuyện băng lời nhân vật trong quá trình kể chuyện

Đề xuất phương pháp (gồm các bước) rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời

của nhân vật cho học sinh lớp 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

1- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về kể chuyện và kể chuyện bang

Trang 8

2- Xác định giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho việc giảng dạy kể

chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 ở một số trường tiểu học

thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

3- Tiến hành dạy thực nghiệm một số bài để đánh giá tính khả thi và

hiệu quả thực tiễn của đề xuất trong khĩa luận

6 Phương pháp nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã sử dụng một số phương pháp sau:

1- Phuong pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu cĩ liên quan đến kế chuyện bằng lời của nhân vật

2- Phương pháp quan sát: Được cụ thể bằng các hình thức phỏng vấn, đọc giáo án, dự giờ đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở lớp 3 phần kế chuyện bằng lời của nhân vật, khảo sát hứng thú và khả năng tiếp nhận loại bài này của học sinh

3- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát chương trình sách giáo khoa phương pháp chuyên gia, thống kê, so sánh

4- Phương pháp thực nghiệm: Để đánh giá và rút ra kết luận cụ thê về phương pháp hướng dẫn học sinh chuyền đổi ngơi kế trong giờ kế chuyện

7 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu khĩa luận rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 được nghiên cứu trọn vẹn và xử lý đây đủ, thì nhận thức của giáo

viên về kỹ năng kể chuyện này được chính xác hơn, chất lượng dạy kể chuyện

bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 được nâng cao hơn

8 Cau tric khĩa luận

Trang 9

Chương 1: Co sé ly luan va thuc tién cua ké chuyén bang loi cua nhan

vat trong phan mơn Ké chuyén 6 bac Tiéu hoc

Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng kế chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3

Trang 10

PHAN NOI DUNG CHUONG 1

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA KE CHUYEN BANG LOI CUA NHAN VAT TRONG PHAN MON

KE CHUYEN BAC TIEU HOC

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Kế chuyện ở tiểu học a, Khái niệm kế chuyện

Kế chuyện khơng chỉ là một phương thức của sinh hoạt đời sống mà từ

lâu nĩ đã trở thành một phương thức của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là văn học

Kế là một động từ biểu thị hành động nĩi Theo từ điển tiếng Việt (Văn

Tân chủ biên) giải thích, kể là nĩi rõ đầu đuơi, và nêu ví dụ: kể chuyện cơ tích Khi ở vị trí một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa

sau:

1- Chi loai hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình,

loại hình kịch) - cịn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết

2- Chỉ tên một phương pháp nĩi trong diễn giảng

3- Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong mơn Tập làm văn

4- Chỉ tên một phân mơn được học ở các lớp trong trường Tiểu học b, Vai trị của kế chuyện

Kế chuyện là một hình thức thơng tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngơn ngữ dạng nĩi Mặc dù đã cĩ các phương tiện thơng tin đại chúng hiện đại như tỉ vi, đài phát thanh, rađiơ người ta vẫn thích nghe kế chuyện bằng

miệng Theo định nghĩa rộng, thuật ngữ “kế chuyện cĩ thể bao hàm tồn bộ

Trang 11

ngơn ngữ nĩi trong sinh hoạt hàng ngày của con người Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy “Tiếng nĩi là thứ của cải vơ cùng lâu đời và vơ cùng quỷ báu Chúng ta phải biết quý trọng nĩ, giữ gìn nĩ, phát triển nĩ” Nhờ cĩ tiếng nĩi và lao động mà con người thốt khỏi đời sống động vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên Bầy người nguyên thủy quây quanh đám lửa trại nướng thịt thú rừng, nướng quả, hạt thường kể những chuyện săn bắt, hái lượm cho nhau nghe Đĩ cũng là khởi đầu của sự tích lũy tri thức khoa học và kế chuyện ở đây mang chức năng thơng tin Khi ngơn ngữ ngày càng phát triển, số lượng từ cơ bản tăng lên, đời sống vật chất và tỉnh thần ngày càng phong phú thì kể chuyện khơng chỉ dừng ở mức độ thơng tin nữa mà thêm chức năng giải trí, hay cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật Nhờ vậy mà kho tàng đồ sộ truyện cơ dân gian hết sức giàu cĩ, hết sức đa dạng được truyền lại đến ngày nay bằng hình thức kê

Đối với trẻ thơ, mỗi câu chuyện kể giúp cho trẻ cĩ thêm những ước mơ bay bổng Chúng cĩ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tồn diện của trẻ nhỏ

Mỗi câu chuyện kế đều cĩ thể đánh thức ước mơ của trẻ, làm cho trẻ nhận

thức được thế giới xung quanh, cĩ biểu tượng về thực tế xã hội, từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống

Kế chuyện cĩ một vai trị giúp trẻ nhỏ nhận thức thế giới khơng chỉ bĩ hẹp ở những câu chuyện trong nước, mà cịn những câu chuyện nước ngồi

được chọn vào chương trình tiểu học Kể chuyện giúp các em hồn thiện nhân

Trang 12

của sa mạc với cát vàng, của thác nước trắng xĩa, của núi đồi hun hút và sâu

thăm Mỗi câu chuyện là một bức tranh rộng lớn về con người về cảnh đẹp

thiên nhiên, đem đến nhận thức đầu đời và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lịng

của mỗi đứa trẻ

c, Kế chuyện ở tiểu học

Kế chuyện giúp học sinh tiếp xúc sớm với tác phẩm văn học Các câu chuyện mở ra trước mặt học sinh thế giới muơn màu sắc Các em gặp trong

đĩ tử phong tục, tập quán, đến cảnh sắc thiên nhiên, từ cách phục sức đến các kiến thức nhà ở, từ cách cư xử của con nguoi đến cách tơ chức xã hội, tổ chức

nhà nước và quốc gia Nĩi cách khác, các câu chuyện kê giúp học sinh tăng vốn hiểu biết về thế giới và xã hội lồi người xưa và nay

Học sinh khơng chỉ được “nghe” va được “kể” trong một số giờ nhất định trong nhà trường mà hàng ngày các em cịn được nghe kế chuyện trên

đài phát thanh, kể chuyện ở nhà, đọc các truyện trên báo chí, bao gồm các truyện như cơ tích, truyện anh hùng, truyện danh nhân, truyện đời thường

Đứng về mặt giao tiếp thì kể chuyện là một hoạt động giao tiếp trực tiếp mà ở đĩ cĩ người phát, người nhận, người kể, người nghe Nội dung thơng tin là tồn bộ các sự việc xảy ra trong đời sống của con người

Đứng về mặt sáng tác, yếu tơ kế chuyện là yếu tố cĩ mặt ở hầu hết các thể loại như: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và đường như là một yếu tố bắt buộc Vì vậy kế chuyện đã trở thành yếu tơ của thi pháp Bởi vì xét ở một

mặt nào đĩ, nghệ thuật trần thuật của nhả văn buộc phải sử dụng đến yếu tổ

kế chuyện

d, Kế chuyện ở lớp 3

Chương trình kể chuyện lớp 3, mỗi tuần đều được học phân mơn Kể

chuyện với 3l câu chuyện trên 35 tuần thực học và cĩ 4 tiết ơn tập Kê chuyện là tiệt liên kê của bài tập đọc ở đâu tuần của mơi chủ điêm Phân mơn

Trang 13

Ké chuyện chỉ khác phân mơn Tập đọc ở chỗ hình thức day học và mục tiêu cần hướng đến Một bên là rèn học sinh đọc đúng, đọc hiểu theo các mức độ

khác nhau, một bên là rèn ngơn ngữ nĩi theo nội dung của bài tập đĩ bằng những kỹ năng khác nhau như kể theo tranh, kê từng đoạn, kể phân vai hoặc các kiểu bài kể khác nhau Thời lượng kế chuyện dành cho lớp 3 khơng được dạy riêng một tiết mà ghép chung với phân mơn Tập đọc với thời lượng dành cho tập đọc là 1,5 tiết, kể chuyện là 0,5 tiết

So với lớp 2, những câu chuyện học ở lớp 3 cĩ nội dung rộng hơn và tình tiết phức tạp hơn Bên cạnh những truyện về tình cảm gia đình, thầy trị,

bạn bè, làng xĩm, học sinh cịn được học về ương chiến đâu của các anh

hùng liệt sĩ trong lịch sử, gương lao động của các nhà khoa học, các nghệ sĩ,

các vận động viên thể thao, về tỉnh hữu nghị của các dân tộc, về cơng cuộc

chinh phục thiên nhiên và bảo vệ mơi trường Qua những câu chuyện này, học sinh cĩ thêm vốn từ phong phú, đa dạng hơn, hiểu biết và năng lực suy nghĩ của các em cũng được nâng lên một mức cao hơn

1.1.2 Phân biệt “chuyện” và “ruyện” Đặc điểm thể loại truyện

Chuyện là tất cả sự việc xảy ra trong đời sống, đĩ là gốc tạo nên tất cả các tác phẩm văn học Nghĩa là khơng cĩ chuyện thì khơng thể viết được một tác phẩm hay lưu lại một thơng tin nào đĩ trong đời sống, khơng trao đổi cho

nhau những kinh nghiệm trong thực tại Chuyện là sự việc được kể hoặc nĩi

ra (Ví dụ: tơi cĩ chuyện muốn nĩi hoặc đi xa về cĩ chuyện gì khơng) Một

câu nĩi hay một câu hỏi và được trả lời tức là một chuyện Czzyện là một sự việc nhưng nếu sự việc ay được thuật lại cĩ mở đầu, cĩ diễn biến, cĩ kết thúc

thì cũng là chuyện nhưng ở mức độ cao hơn Đĩ là chuyện để kê lại cho nhau

nghe bằng lời nĩi miệng như là dẫn chuyện, kể chuyện, đưa chuyện Những

Trang 14

Truyện là tên gọi một tắc phẩm thuộc thê loại tự sự (truyện cơ tích,

truyện ngụ ngơn, truyện cười, truyện danh nhân ) Như đã nĩi trên /ruyện cũng là một sản phẩm từ ngơn ngữ nĩi ghi chép lại thành văn bản Trong truyện cĩ chuyện, ngược lại từ chuyện qua viết mà thành truyện Nguồn gốc cua truyén như một nghệ thuật vốn nảy sinh trong đời sống hàng ngày từ sinh hoạt của nhân dân đã phát triển, từ hình thái sơ khai đến hình thái phức tạp Truyện bắt nguồn từ đời sống hàng ngày trong sinh hoạt tinh thần và tình cảm của con người Truyện viết bao giờ cũng cĩ tình tiết tức là cĩ một câu chuyện làm nịng cốt, trong đĩ cĩ những sự việc đang xảy ra, đang diễn biến cĩ sự tham gia của con người với những hành động ngơn ngữ, tâm trạng, tính cách

của họ trong mỗi quan hệ với hồn cảnh, với thiên nhiên, với xã hội và trong

mỗi quan hệ lẫn nhau Tình tiết làm cho sự việc ngẫu nhiên hàng ngày kết

tỉnh ngưng đọng lại Tình tiết là yếu tố hàng đầu khơng thẻ thiếu trong truyện

- Đĩ chính là cốt truyện, tức là phải cĩ một câu chuyện nào đĩ diễn biến theo thời gian, diễn biễn qua các chặng ta gọi là các biến cỗ, ở mỗi chặng được kê

chi tiết để làm rõ các biến cố Yếu tơ tạo ra chuyện gọi là tình huống truyện Những câu chuyện cĩ diễn biến là sự việc chứa đựng trong đĩ những mâu thuẫn xung đột, những điều khác thường

* Đặc điểm thể loại truyện bao gồm cốt truyện, nhân vật và lời kế

Cốt fruyện là một sự việc cĩ mở đầu cĩ diễn biến cĩ kết cục và nĩ phải

mang một ý nghĩa nào đĩ với đời sống Về mặt ý nghĩa xã hội, những việc trong cốt truyện là những sự việc bao giờ cũng liên quan đến một người, một giai đoạn hay một mối quan hệ nào đĩ nhưng nĩ lại cĩ ý nghĩa cho mọi

người, cho xã hội Do đĩ mỗi câu chuyện để lại một lời khuyên Lời khuyên

đĩ là những kinh nghiệm sống, những bài học đúng đắn giáo dục học sinh làm theo hoặc đĩ là những lời khuyên những bài học giáo dục học sinh khơng nên

làm theo Cốt truyện thường được phân ra từng đoạn Ở mỗi đoạn cĩ kề, cĩ tả,

Trang 15

cĩ đối thoại và cĩ bàn luận, tức là được thể hiện bằng những phương thức biểu đạt khác nhau Người đọc truyện phải nhận ra các phương thức biểu đạt

của đoạn Đề thể hiện nội dung của đoạn cĩ các chỉ tiết: chi tiết về thời gian,

khơng gian màu sắc âm thanh, về thiên nhiên, về con người (lời nĩi của con người, hành động của con người, tình cảm của con người) Kế chuyện hay, hấp dẫn, phải nhớ các chỉ tiết, từ các chỉ tiết ấy cho ta biết điều gì diễn ra trong đời sống và từ đĩ, rút ra ý nghĩa, bài học nhân sinh

Yếu tổ thứ hai phải kể đến đĩ là nhân vật Nhân vật là linh hồn của

truyện nên khi đặt tên truyện cĩ thê lay tén nhan vat nhu truyén Thach Sanh, truyén Tam Cam, truyện Thánh Giĩng Nhân vật của truyện cĩ thê là người, là con vật, lồi vật, đồ vật được nhân hĩa Trong truyện ngụ ngơn, nhân vật

thường là lồi vật, đồ vật nhưng cũng như con người, là người nhưng mang

lốt lồi vật Nhân vật cĩ thể cĩ tên hoặc khơng cĩ tên Nhân vật trong truyện

thường được phân theo các tuyến nhân vật Trong truyện cơ tích thường cĩ

tuyến nhân vật thiện - ác, tốt - xấu Những câu chuyện hiện đại cũng cĩ thể

chia theo các tuyến nhưng khơng phải tuyến nhân vật này với nhân vật kia mà là cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu trong mỗi con người, là mâu thuẫn trong một con người Nhân vật thường được miêu tả đầy đủ về ngoại hình bên ngồi lẫn tính cách bên trong, thể hiện qua lời nĩi, ý nghĩ, hành động, qua việc cư xử các mỗi quan hệ trong những ý nghĩa cảm xúc, tình cảm, tâm

trạng Nhân vật trong truyện cịn được phân loại thành nhân vật chức năng, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Nhân vật trong truyện cơ tích thường là

nhân vật chức năng

Đã là truyện thì phải cĩ /ởi kế Lời kể là hình thức để con người truyền

Trang 16

mặt khác cũng lại là phương tiện để biểu lộ thái độ tình cảm sự đánh giá của

tác giả đối với cuộc sống Gắn liền với người kể thường cĩ hai vị trí: kể theo ngơi thứ ba hoặc kế theo ngơi thứ nhất Kể theo ngơi thứ ba là người viết câu chuyện hoặc người chứng kiến câu chuyện kẻ lại Kê theo ngơi thứ nhất tức là

một nhân vật của câu chuyện tự kể Lời kể về mặt kết cầu được chia thành ba

phân mở đầu, diễn biến, kết thúc Câu chuyện hay hay khơng hay phụ thuộc nhiều vào cốt chuyện hay lời kế đặc biệt là lời kể

1.1.3 Ngơn ngữ dạng nĩi và ngơn ngữ dạng viết Phân biệt đọc truyện, kế chuyện

* Ngơn ngữ dạng viết

- Ngơn ngữ viết được thê hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp

nhận bằng thị giác, cho nên muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các qui tắc chính tả, các qui tắc tổ chức văn

bản Mặt khác khi viết, người viết cĩ điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo Cũng nhờ sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngơn ngữ viết đến được với đơng đảo người đọc trong phạm vi khơng gian rộng lớn và thời gian lâu đài

- Ngơn ngữ viết tuy khơng cĩ ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố

hỗ trợ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ nhưng nĩ được sự hỗ trợ của hệ thống

dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh họa, các bản biểu, sơ

đề

- Trong ngơn ngữ viết, từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên cĩ điều kiện

đạt được chính xác Đồng thời, tùy thuộc vào phong cách ngơn ngữ của văn bản mà người viết sử đụng tần số cao các từ ngữ phù hợp với từng phong cách Nhìn chung, trong văn bản viết, người ta tránh dùng những từ ngữ mang tính khâu ngữ, các từ ngữ địa phương, các tiếng lĩng, tiếng tục Về câu, trong ngơn ngữ viết thường cĩ những câu dài, nhiều thành phần nhưng được

Trang 17

tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sắp xếp các thành phần phù hợp

*Đặc điểm ngơn ngữ nĩi

- Ngơn ngữ nĩi là ngơn ngữ âm thanh, là lời nĩi trong giao tiếp hàng ngày, ở đĩ người nĩi, người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, cĩ thể luân phiên nhau trong đĩng vai nĩi và nghe Do đĩ, trong giao tiếp bằng ngơn ngữ nĩi, người nghe cĩ thể phản hồi để người nĩi điều chỉnh, sửa đổi Mặt khác, đo cĩ sự giao tiếp bằng ngơn ngữ nĩi diễn ra tức thời, mau lẹ nên người nĩi ít

cĩ điều kiện lựa chọn, gọt giữa các phương tiện ngơn ngữ, và người nghe

cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít cĩ điều kiện suy ngẫm phân tích kĩ

- Ngơn ngữ nĩi rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nĩi cĩ thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng Ngữ điệu là yếu tỗ quan trọng gĩp phân bộc lộ và bố sung thơng tin Đồng thời trong ngơn ngữ nĩi cịn cĩ sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện hỗ trợ

như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của nguoi noi

- Trong ngơn ngữ nĩi, từ ngữ được sử dụng khá đa dạng cĩ những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, cĩ cả những từ ngữ địa phương, các tiếng lĩng, các

biệt ngữ, các trợ từ, nhĩm từ, các từ ngữ đưa đây, chêm xen Về câu, ngơn ngữ nĩi thường dùng các hình thức tỉnh lược, thậm chí chỉ cịn một từ (nhất là

trong đối thoại), nhưng nhiều khi câu nĩi lại rườm rà, cĩ yếu tố dư thừa, trùng

lặp, vì lời nĩi được tạo ra tức thời, khơng cĩ điều kiện gọt giũa, hoặc do người

nĩi cơ ý lặp lại để người nghe tiếp nhận, lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp Cần phân biệt nĩi và đọc (thành tiếng) một văn bản Đọc (thành tiếng) cũng phát ra âm thanh để mọi người nghe, nhưng lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu chấm, dẫu phẩy Cho nên đọc chỉ là một hành động phát âm một văn bản viết, nhưng người đọc cố gắng tận dụng những ưu thế của ngơn ngữ nĩi

Trang 18

* Phân biệt giữa đọc truyện và kế chuyện

+ Đọc: Người đọc sử dụng mọi sắc thái giọng của mình và các phương

điện đọc biểu cảm khác làm cho tác phẩm cất tiếng nĩi Cơng việc của người đọc hết sức nghiêm túc, thể hiện giọng đọc phải chính xác nguyên văn từng chữ trong văn bản, khơng được thêm cũng như bớt một từ nào trong văn bản

đọc Thể hiện một văn bản đọc đều phải đảm bảo SỐ lượng từ, đọc chính xắc

khơng được thốt ly văn bản

Đọc truyện phải đọc nguyên văn, phải trung thành, khơng cĩ điều kiện sáng tạo như kể chuyện

+ Kể cũng dùng âm thanh, các sắc thái ngữ điệu khác nhau để thể hiện một văn bản Nhưng khi kể so với đọc thì hồn tồn khác về mặt biểu cảm, bởi khi kể chuyện người kể khơng cần phải kế đúng từng từ từng chữ trong

văn bản Điều quan trọng, người kế làm sao thé hiện được hết nội dung câu

chuyện đĩ bằng ngữ điệu, giọng điệu kê làm cho người nghe hiểu được hết nội dung văn bản

Chuyện là sự việc được ké lại bằng lời nĩi miệng

Kế là nĩi cĩ đầu đuơi theo trình tự diễn biến sự việc để cho người khác biết

Vậy kể chuyện là nĩi cĩ đầu cĩ đuơi sự việc cho người khác biết bằng

lời nĩi miệng

1.1.4 Chuyển đổi ngơi kế khi kế chuyện

* Chuyển đổi ngơi kế là một biện pháp nghệ thuật và sư phạm

Sự chuyển đối ngơi kế sẽ tạo nên những sự thay đơi trong điểm nhìn câu chuyện, giữa người kế với tác giả Nĩi cách khác, sử dụng biện pháp này

sẽ tạo nên những phiên bản khác nhau của một câu chuyện, tạo ra nhiều sự

bất ngờ, lý thú cho người nghe Nĩi, chuyển đổi ngơi kể là một biện pháp

nghệ thuật sáng tạo chính là ở khía cạnh này

Trang 19

Chuyển đổi ngơi kể là một biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm văn kể chuyện, trong đĩ cĩ kỹ năng nhập vai vào nhân vật trong truyện Để viết được truyện Trận bĩng đưới lịng đường theo lời của

nhân vật Vũ, em học sinh phải đọc kĩ truyện, sau đĩ em sẽ tưởng tượng mình

là Vũ, đưa được những cảm xúc, ý nghĩ của nhận vật vào bài kê

* Chuyển đối ngơi kế là chuyển cách nhìn tồn bộ câu chuyện, là nhận ra những điểm nhắn mới trong các tình tiết của truyện trên cơ sở khơng được thay đổi cốt chuyện và ý nghĩa câu chuyện

Trong truyện “ Trận bĩng đưới lịng đường” nêu chuyễn từ lời kê của tác giả sang lời kể của nhân vật Vũ, điểm nhắn cũ của truyện (sự lo lăng sợ

sệt của Long) bị bỏ qua, điểm nhẫn mới của truyện (tâm trạng, cảm nhận của

Vũ) được làm rõ Cũng như vậy, nếu kế lại chuyện “ Cuộc chạy đua trong rừng” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80) theo lời kế của Ngựa Con thì điểm nhẫn mới sẽ xuất hiện (tâm trạng của Ngựa Con trước ngày thi, sự ăn năn, hỗi hận của Ngựa Con khi khơng nghe lời khuyên của cha ) Xét về mặt lý luận, sự thay đơi ngơi kể dẫn tới sự thay đổi mối quan hệ, sự thay đổi khoảng cách

giữa người kế với tồn bộ câu chuyện, với từng nhân vật và chi tiết trong

chuyện

Sự thay đổi điểm nhấn trong chuyện khi chuyển đổi ngơi kể cĩ thể là sự thay đổi các yếu tố sau:

- Thay đơi cách xưng hơ của các nhân vật, thay đối thái độ, tình cảm

trước các sự kiện được miêu tả, thuyết minh, giới thiệu trong truyện

- Thay d6i khơng gian và thời gian

Tuy nhiên, điều quan trọng là khơng được thay đổi cốt truyện và ý nghĩa của truyện Khơng được kê lại truyện Cuộc chạy đua trong rừng theo kết cục Ngựa Con chiến thắng muơng thú trong rừng trong cuộc chạy đua

Trang 20

kết cục cụ già bị bĩng rơi vào đầu ngã chao đảo khơng ai ra giúp Bởi thay đổi

như vậy sẽ phá vỡ tồn bộ câu chuyện và tạo ra một câu chuyện mới

* Chuyển đổi ngơi kế cĩ lúc phải sắp xếp lại bố cục của truyện và phải lựa chọn ngơn ngữ kế, giọng kế cho phù hợp với ngơi kế

Do mỗi nhân vật cĩ vị trí khác nhau trong truyện cho nên khi chuyển đổi ngơi kế cĩ lúc phải sắp xếp lại bố cục của truyện

Một khía cạnh khác nữa là, khi chuyền đơi ngơi kê phải lựa chọn ngơn

từ cho phù hợp với ngơi kế mới Kê chuyện Cuộc chạy đua trong rừng khơng

thê để Ngựa Con cĩ lời kế bực bội, khĩ chịu vì thua cuộc được Theo mạch truyện, lúc đầu Ngựa Con rất hào hứng, thích thú sửa soạn cho cuộc đua với

niềm tin chắc chăn mình sẽ đành vịng nguyệt quế Cuộc thi diễn ra, Ngựa Con đành chịu thua vì đã chủ quan khơng kiểm tra bộ mĩng trước cuộc đua và Ngựa Con vơ cùng ân hận khơng nghe lời cha Vì thế, khi kế hết câu chuyện, ngựa con phải nĩi ra ý nghĩa của câu chuyện, bài học, lời khuyên từ câu chuyện Ví dụ: “Ta cuộc lần này tơi vơ cùng ân hận vì đã khơng nghe lời cha, vì đã chủ quan khơng kiểm tra bộ mĩng trước cuộc dua”

Kê chuyện băng lời của nhân vật cịn phải thay đổi cách xưng hơ, người kế phải nhập vai, đĩng vai nhân vật, và kế như đang giao tiếp với người nghe

Ví dụ, kế bằng lời Ngựa Con thì phải xưng hơ là “/ơ7? để kể lại câu chuyện 1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Chương trình kế chuyện lớp 3

* Mục tiêu chung về chương trình tiểu học được xác định trong diéu 25 của Luật giáo dục như sau:

“Giáo đục tiêu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thắm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”

*Nhiém vụ của phân mơn Kê chuyện ở lớp 3 được xác định

Trang 21

- Phát triển kỹ năng nĩi và nghe cho học sinh bao gồm:

Kỹ năng độc thoại: Kê lại câu chuyện đã đọc hay đã nghe theo những

mức độ khác nhau

Kỹ năng độc thoại được rèn luyện qua loại bài tập kể lại câu chuyện đã

học trong giờ tập đọc Các mức độ kế chuyện đĩ là:

+ Kê từng đoạn hoặc tồn bộ câu chuyện

+ Kể theo lời van trong bài tập đọc, kê bằng lời của mình hoặc kế cĩ

chỉ tiết tưởng tượng thêm

Kỹ năng đối thoại: Tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau,

bước đầu biết sử dụng các yếu tơ phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ )

Kỹ năng nghe: Theo dõi được câu chuyện bạn ké, dé ké tiép, néu duoc

y kién b6 sung nhan xét

- Củng cơ mở rộng và tích cực hĩa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình

tượng và tư duy logic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội

dung câu chuyện

- Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau đồi hứng thú đọc và kế chuyện, đem

lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập mơn Tiếng Việt

*Yêu cấu chung của mơn Tiếng Việt lớp 3

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nĩi, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các mơi trường hoạt động cho lứa tuổi Thơng qua việc đạy - học mơn tiếng Việt gĩp phân rèn luyện các thao tác của tư duy

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, những

hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hĩa văn học của

Trang 22

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thĩi quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt, gĩp phần hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa

*Thời lượng

Nội dung câu chuyện cũng là một bài tập đọc trước đĩ, nhưng tiết kể

chuyện ở lớp 3 cĩ thời lượng là 0,5 tiết được ghép với 1,5 tiết được dạy cho

bài tập đọc

* Văn bản

Nội dung văn bản kể lớp 3 được mở rộng hơn về quan hệ bạn bè, thầy cơ cha mẹ, ơng bà Cụ thể là từ các chủ điểm, gan với bài tập đọc của chủ điểm là mỗi câu chuyện kể Ví dụ: chủ điểm Bắc, Trung, Nam nĩi về tình bạn

của thiếu nhi giữa hai miền Nam Bắc cĩ câu chuyện “Năng phương Nam”, hay chủ điểm Quê hương, yêu quý, gìn giữ mảnh đất của ơng cha cĩ truyện: “Đất quý đất yêu ”

Cũng là các chủ điểm nhưng văn bản kể lớp 3 cĩ dung lượng nhiều hơn

lớp 2, nhằm giáo dục về trách nhiệm của bản thân các em đỗi với gia đình, đối

với nhà trường và xã hội

1.2.2 Những kỹ năng kế chuyện ở lớp 3

Kế chuyện ở lớp 3 chỉ gồm một kiểu bài, kể lại câu chuyện đã được học trong giờ tập đọc để tập trung rèn cho học sinh nhiều kỹ năng khác nhau, từ kỹ năng đơn giản nhất đến những kỹ năng địi hỏi học sinh đạt đến sự sáng

tạo

1.2.2.1 Kỹ năng 1: Dựa vào tranh, quan sát tranh đề kế lại câu chuyện Ở dạng kê chuyện theo tranh cĩ 2 yêu cầu cơ bản là dựa vào tranh để

kế lại một đoạn truyện và dựa vào tranh để kế lại tồn bộ câu chuyện Đây là

kiểu bài đơn giản nhất mà học sinh nào cũng cĩ thê kê lại được Các em phải

quan sát tranh, nhớ lại nội dung bài tập đọc đã được học Hầu hết học sinh

Trang 23

trong lớp đều đạt được mức tối thiểu khi thực hiện kỹ năng này Trong kể chuyện theo tranh cịn cĩ kiểu bài yêu cầu ở mức độ cao hơn để phát triển tư duy cho các em, để các em nhớ diễn biến cốt truyện, đĩ là sắp xếp các bức

tranh theo nội dung câu chuyện rồi kế lại

1.2.2.2 Kỹ năng 2: Dựa vào câu hỏi hoặc dàn ý để kế lại câu chuyện

Kế chuyện ở lớp 3 cĩ 7 bài rèn cho học sinh kỹ năng này Đĩ là Chiếc

áo len, Nắng phương Nam, Đơi bạn, Hội vật Đỗi với học sinh lớp 3 cùng

với kể chuyện theo tranh cịn cĩ một kiểu bài địi hỏi sự nhạy bén của học

sinh, đĩ là kể chuyện bằng gợi ý Ở dạng này, để kể được học sinh phải đựa

vào dàn ý hoặc câu hỏi, nhớ lại nội dung và diễn biến câu chuyện, roi ké lai

Kỹ năng này địi hỏi học sinh phân biệt hai dạng Dựa vào dàn ý để kê lại câu chuyện Học sinh phải suy nghĩ theo dàn bài, phải cĩ trí nhớ tốt, nhớ các nhân vật, nhớ diễn biến câu chuyện đề kể lại Đây là kiểu bài khĩ đối với học sinh yếu và với học sinh cĩ vốn ngơn ngữ ít như những trẻ ở vùng sâu, vùng xa Ví dụ: bài Đới bạn (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 132) học sinh phải kê tồn bộ câu chuyện theo gợi ý đưới đây:

a Đoạn 1: Trên đường phĩ - - Bạn ngày nhỏ

- Pon ban ra choi

b Doan 2: Trong cong vién - Cơng viên

- Ven hồ - Cứu em

c Đoạn 3: Lời của bố

Trang 24

Cũng trong kỹ năng này cịn cĩ một dạng bài khơng theo dàn ý mà theo

câu hỏi Học sinh phải tập trung kể theo câu hỏi, ví dụ: bài Chiếc áo len

(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 21) Dựa vào gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện:

a Đoạn 1: Chiếc áo len

- Mùa đơng năm ấy lạnh như thế nào?

- Áo len của bạn Hịa đẹp và âm ra sao?

- Lan nĩi gì với mẹ?

b Đoạn 2: Dỗi mẹ

- Mẹ nĩi gì khi Lan địi mua chiếc áo ấm đắt tiền? - Lan trả lời ra sao?

- Lan dỗi mẹ như thế nào?

1.2.2.3 Kỹ năng 3: Kế chuyện theo lời một nhân vật trong truyện

Kế chuyện ở lớp 3 cĩ 11 bài rèn cho học sinh kỹ năng này, gồm: Ciếc do len, Bai tập làm văn, Trận bĩng dưới lịng đường, Các em nhỏ và cụ già, Người con của Tây Nguyên, Cuộc chạy đua trong rừng, Buối hoc thé duc, Bác sĩ Y éc xanh, Người đi săn và con vượn, Cĩc kiện trời Với số lượng bài nhiều như vậy chứng tỏ đây là kỹ năng cơ bản, cĩ nhiều ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Đối với kỹ năng này, ngồi việc nắm bắt nội dung câu chuyện,

địi hỏi học sinh phải cảm thụ được câu chuyện, kể như sống với câu chuyện

Học sinh phải biết chuyển đổi ngơi kể trong cách xưng hơ Tức là tùy theo ngơi mà học sinh kể chuyện Nếu kể bằng lời của tác giả, ở ngơi ba, học sinh khơng cần phải chuyển ngơi Cịn nếu kế theo lời nhân vật - kể ở ngơi thứ nhất hoặc ngơi thứ hai của câu chuyện, lập tức học sinh phải chuyển ngơi và hầu hết là xưng “ơi” hoặc “chứng tơi” theo nhân vật đang kể Trong truyện cĩ bao nhiêu nhân vật thì cĩ bây nhiêu lời kê

Trang 25

Vi dụ: Bài Người con của Tây Nguyên, kê theo lời của anh Núp học

A999

L

sinh phải xưng hơ là “77” cĩ thê kể như sau:

Tháng ba năm ấy, tỉnh cĩ giấy kêu tơi đi dự đại hội thi đua: Tơi bèn nĩi

với anh Thế: “Tơi thấy nên để Pok pa di dự đại hội vì Pok pa kế được nhiều

việc hơn tơi” Nghe vậy anh Thế cười và nĩi với Tơi: “Khơng, tỉnh kêu anh đi đấy Đi để học mà ”

Những câu chuyện cĩ hai, ba nhân vật thì học sinh cĩ thể kế hai, ba lời

kẻ

Ví dụ: bài Trận bĩng dưới lịng đường (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 55) cĩ 4 nhân vật: Long, Quang, Vũ hay Bác đi xe máy thì cĩ 4 cách kể khác nhau

Đối với kỹ năng này học sinh cần biết xưng hơ và năm vững lời thoại

Cĩ thê nĩi, học sinh kể chuyện ở ngơi thứ nhất, là kể về chính mình hoặc cĩ

thể mình đã chứng kiến và ít nhiều mình cĩ tham gia 1.2.2.4 Kỹ năng 4: Kế phân vai

Kế chuyện ở lớp 3 cĩ 2 bài rèn cho học sinh kỹ năng này, đĩ là Người

mẹ, Nhà bác học và bà cụ Phân vai dựng lại câu chuyện là chia cho mỗi học

sinh một vai để diễn đạt lại câu chuyện

Ví dụ: Câu chuyện Người mẹ Khi phân vai đựng lại câu chuyện cần cĩ

6 học sinh (một người dẫn chuyện và 5 vai, vai bà mẹ, vai Thần đêm tối, vai

bụi gai, vai hồ nước và vai Thần chết) Hình thức phân vai dựng lại câu chuyện rèn cho học sinh kỹ năng đỗi thoại trực tiếp, kỹ năng tham gia hợp tác, phân cơng cùng tham gia hoạt động Các bước dựng lại câu chuyện cĩ thể là:

- Xác định số lượng nhân vật trong câu chuyện để phân vai (khơng

Trang 26

- Ban luận về từng nhân vật để xác định giọng nĩi, vẻ mặt, hành động của nhân vật

- Từng nhĩm phân cơng người đĩng vai rồi tập kể, dựng lại câu

chuyện như diễn kịch

- Thi phân vai dựng lại câu chuyện - bình chọn nhĩm kể hấp dẫn sinh

động nhất

Phân vai khơng phải là yêu cầu khĩ đối với trẻ nhỏ Nếu so sánh với kỹ

năng kế theo lời của mình, một học sinh kể một lời so với một học sinh kể

nguyên câu chuyện thì lời nĩi của nhân vật giảm đi rất nhiều, độ khĩ cũng giảm đáng kể Nhưng học sinh phải quan sát bạn nhập vai và thể hiện đúng lời của mình dùng cử chỉ, điệu bộ để thể hiện vai cho thật hấp dẫn đúng với

tính cách của nhân vật

Cĩ thể nĩi, yêu cầu này rất phù hợp với học sinh lớp 3 vì đĩ là hoạt động thỏa mãn nhu cầu trị chơi đĩng vai hình thành ở trẻ ngay từ khi trước tuơi đến trường

Cần hiểu thêm, ở trình độ cao hơn, cả nhĩm phải phối hợp ăn ý nhịp

nhàng với nhau Mỗi em phải thật sự nhập vai, nĩi lời nhân vật một cách biéu

cảm, kết hợp lời nĩi với cử chỉ động tác Bằng cách này, câu chuyện sẽ trở

thành một hoạt cảnh sinh động, hấp dẫn, thú vị, thể hiện sự sáng tạo riêng cho

mỗi em Kỹ năng kể chuyện này cịn nhằm rèn cho mỗi học sinh kỹ năng đối

thoại, hợp tắc, phần cơng củng tham gia thực hiện một hoạt động

1.2.2.5 Kỹ năng 5: Sắp xếp lại tranh theo đúng trình tự rồi kế

Kế chuyện ở lớp 3 cĩ 4 bài yêu cầu học sinh rèn kỹ năng này, gồm: Bài tập làm văn, Đất quỷ đất yêu, Hđ bạc người cha, đối đáp với vua Kỹ năng này yêu câu học sinh biết cách sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho

đúng với nội dung câu chuyện, sau đĩ kể lại Trước hết học sinh phải năm được nội dung, diễn biên của câu chuyện mình sẽ kê, năm được các nhân vật,

Trang 27

tình tiết xoay quanh các nhân vật trong truyện Từ đĩ mới sắp xếp lại tranh theo đúng trình tự của cốt truyện Đây là kỹ năng kể chuyện khơng chỉ rèn cho học sinh khả năng tư duy mà cịn huy động vốn kiến thức sẵn cĩ của các em

1.2.2.6 Kỹ năng 6: Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện rồi kế lại từng đoạn

Kể chuyện ở lớp 3 cĩ 2 bài rèn cho học sinh kỹ năng này gồm: Ơng fổ nghề thêu, Sự tích lễ hội Chứ Đơng Tử Ư kỹ năng này học sinh phải đặt tên

cho từng đoạn của câu chuyện sau đĩ mới ké lai từng đoạn và tồn bộ câu

chuyện Ví dụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ơng fổ nghề thêu và kê lại một đoạn của câu chuyện Đỗi với kỹ năng này học sinh phải nắm bắt được nội dung chính của câu chuyện, biết cách khái quát nội dung, ý nghĩa

của đoạn bằng một tên gọi

1.2.2.7 Kỹ năng 7: Kế lại câu chuyện bằng lời của em

Kế chuyện ở lớp 3 cĩ hai bài rèn cho học sinh kỹ năng này, gồm: 4i cĩ lỗi, Gặp gỡ ở Lúc xăm bua Ở kỹ năng này khi kể chuyện học sinh phải

chuyển đơi ngơi kể, từ ngơi một, tức là từ lời kế của một nhân vật, các em phải kể theo ngơi ba Các em như người biết câu chuyện roi ké lai Nhu vay,

các em khơng phải là nhân vật trong truyện nên khơng thể xưng “2ơ?” hoặc “chúng tơi” Các em phải kể bằng lời của mình, nghĩa là kể một cách khách quan, như một người ngồi cuộc biết về chuyện xảy ra giữa các nhân vật

trong truyện Học sinh cần biết cách xưng hơ giữa các nhân vật, dựa vào vốn từ của mình kể lại bằng lời của mình Ví dụ, trong câu chuyện 4¡ cĩ lỗi, nhân vật En ri cơ kê sự việc diễn ra với Cơ rét ti Khi học sinh được giao nhiệm vu

Trang 28

va Co ret ti ngoi học cạnh nhau Một lần, En ri cơ dang viết thì bị Cơ rét tỉ

chạm vào khuỷu tay làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu ” 1.2.3 Các bước rèn kĩ năng kế chuyện ở lớp 3

Tập cho học sinh kề từng đoạn và kê trong nhĩm a, Bước chuẩn bị

Giúp học sinh nắm vững, hiểu và cĩ cảm xúc đối với câu chuyện sắp

kể Nhờ vậy các em sẽ hứng thú, tự tin, mạnh dạn, chủ động và cĩ nhu cầu kể

chuyện Đây là một nhân tỗ quan trọng quyết định sự thành cơng của học sinh khi tham gia kể chuyện

Phải tạo cho học sinh tâm thế muốn được kể chuyện cho cơ, cho bạn

nghe, khơng ngượng ngùng, rụt rè Điều này càng cĩ ý nghĩa quan trọng đỗi với học sinh Tiểu học vì các em cịn nhỏ, chưa quen giao tiếp trước đơng người, thiếu tự tin Lời động viên của cơ giáo, khơng khí thi đua giữa các tổ,

nhĩm, sự trang trí hoặc bố trí lớp học gợi khơng khí câu chuyện là những

cách thức cĩ hiệu quả tạo tâm thế mong muốn được tham gia kể chuyện trong

tiết học

b, Bước tập kế từng đoạn câu chuyện và kế trong nhĩm

Học sinh Tiểu học cịn nhỏ tuổi, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý cĩ

những hạn chế Vì thế lúc đầu nên để các em tập kể từng đoạn câu chuyện

Khi tập kê từng đoạn, do dung lượng ngăn, học sinh cĩ điều kiện tập vận

dụng các kỹ năng thích hợp với nội dung từng đoạn truyện Đối với lớp 3, giáo viên cần hướng dẫn các em cách nhẫn giọng, đổi giọng, kéo đài giọng

khi kê, hướng dẫn các em sử dụng một vài động tác hoặc điệu bộ (nét mặt, cử

chỉ của tay ) minh họa cho diễn biến của đoạn truyện Lên lớp trên, giáo viên hướng dẫn các em luyện cách mở đầu câu chuyện, luyện cách ngừng nghỉ một cách nghệ thuật để gây hứng thú (hồi hộp, mong chờ ) cho người

nghe, luyện cách sử dụng các hình ảnh minh họa, các đồ dùng dạy học

Trang 29

Khi dạy học sinh tập kể từng đoạn, giáo viên khơng gị ép các em rap khuơn theo cách kể của thầy, nên để các em tự kể theo giọng điệu riêng, theo

cách thê hiện riêng, xuất phát từ cách cảm, cách hiểu của mình Chỉ khi nào

các em quên hoặc khơng kế được, giáo viên hãy gợi ý và hướng dẫn thêm Từ đĩ giáo viên hướng dẫn học sinh kể trong nhĩm

c, Bước tập kế lại tồn bộ câu chuyện

Đây là bước luyện tập ở mức độ cao So với cách kể từng đoạn, cách kê

tồn truyện địi hỏi người kê phải cĩ trí nhớ tốt, chủ động trong cách kể Song nĩ cũng cho phép người kề sáng tạo và thể hiện khả năng của mình

Ở lớp 3, thường cuối tiết học, giáo viên mới cho một, hai học sinh khá

ké lại tồn truyện Lên lớp 4 và 5, nếu trình độ kể của học sinh đã khá tốt,

phan tập kể từng phan của câu chuyện cĩ thể thu ngắn lại, thời gian chủ yếu

đành cho việc tập kể lại tồn bộ câu chuyện

Ở bước này, học sinh cần luyện tập theo cả hai yêu cầu: kể đúng và kê hay Dé kế đúng, các em cần năm vững nội dung câu chuyện Để kê hay, các em phải luyện tập nhiều để đạt trình độ thành thục hơn

1.2.4 Khảo sát thực tiễn dạy kế chuyện bằng lời của nhân vật cho HS lớp 3 ở trường tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên

1.2.4.1 Khảo sát từ giáo viên và học sinh

- Hầu hết giáo viên ở trường Tiều hoc Trưng Nhị hiểu kể chuyện bằng

lời của nhân vật là mượn lời một nhân vật để kể lại câu chuyện Khi kể, người

kế cĩ thể thêm từ ngữ vào cho câu chuyện kể thêm hấp dẫn, làm cho câu chuyện thêm cụ thể hơn Nhưng họ chưa hiểu rằng kể chuyện bằng lời của

nhân vật cũng là một kiểu đĩng vai Chỉ cĩ điều, đĩ là đĩng vai để kể lại cả

Trang 30

- Néu giờ học kê chuyện mà học sinh được kê bằng lời của nhân vật thì

chất lượng giờ dạy chắc chắn sẽ nâng lên rõ rệt Điều này cũng phù hợp với mục đích khĩa luận đang hướng đến

+Uu điểm

Hình thức dạy học tự nhiên ở trường Tiểu học Trưng Nhị đạt chất

lượng, hiệu quả tốt, học sinh thực hành nhiều để tự năm kiến thức Chương trình mới của năm học đã bước đầu mang lại hiệu quả Đặc trưng của tiết dạy

kế chuyện lớp 3 là chú trọng đến phương pháp luyện tập, rèn kỹ năng diễn đạt bằng ngơn ngữ nĩi được đặt lên hàng đầu Qua một thời gian làm việc với giáo viên ở trường, tơi thấy hầu hết giáo viên đều chú trọng tới yêu cầu thực hành để rèn luyện cho học sinh cách nĩi, cách diễn đạt bằng lời trước thây cơ

và bạn bè

Giáo viên lớp 3 ở trường Tiểu học Trưng Nhị hầu hết đã trải qua lớp tập huấn về chương trình mới, am hiểu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học

Học sinh ở khối lớp 3 hầu hết các em thích học phân mơn Ké chuyén,

thích được kể lại câu chuyện đã được học ở phân mơn Tập đọc bằng lời của nhân vật Mơi trường học tập của các em cĩ nhiều thuận lợi

+ Hạn chế

Tuy đạt được một số kết quả nêu trên, chúng tơi vẫn thấy cịn khá nhiều

hạn chế như sau:

Khi thực hiện chương trình mới, khơng phải tất cả giáo viên đều cĩ năng khiếu dạy kể chuyện, vì phân mơn này cần đến nhiều yếu tố, trong đĩ cĩ cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu, diễn xuất là điều khĩ đỗi với giáo viên Nhiều người cho rằng nếu chỉ thực hiện đúng quy trình giáng dạy mà khơng cĩ năng khiếu kẻ, thì tiết đạy đĩ xem như khơng đạt yêu cầu

Trang 31

Trình độ giáo viên khơng đồng đều, bản thân giáo viên chưa chuẩn bị

kỹ bài giảng, chưa thật sự đầu tư cho việc dạy kê chuyện bằng lời của nhân

vật, thiếu sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp

Kỹ năng kể chuyện của học sinh cũng cịn nhiều hạn chế, vốn sống của

các em cịn ít, chưa trải nghiệm nhiều, hạn chế cách diễn đạt về ngơn ngữ

Các em chưa hiểu về yêu cầu kể chuyện băng lời của nhân vật, chưa biết cách thay đối cách xưng hơ cho các nhân vật trong truyện

Giáo viên chưa biết áp dụng nhiều hình thức học tập cho nhiều dạng bài tập khác nhau, để phát huy tính tích cực tự giác của học sinh

1.2.4.2 Khảo sát qua chất lượng dạy và học

Chất lượng giờ dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Người dạy, các biện pháp áp dụng giảng dạy (sử dụng phối hợp các phương pháp khi giảng đạy), mơi trường học tập Kể chuyện thực chất là một quá trình giao tiếp đựa

trên nền một văn bản kế nhằm làm sống lại văn bản đĩ qua hình thức sản

Trang 32

CHUONG 2

BIEN PHAP REN Ki NANG KE CHUYEN BANG LOT CUA NHAN VAT CHO HOC SINH LOP 3

2.1 Thực hành xác định cách xưng hơ khi kế chuyện bằng lời của nhân vật Kế chuyện trong chương trình tiểu học, cĩ dạng đề yêu cầu chuyển từ ngơi thứ ba (tác giả - ước lệ) sang ngơi thứ nhất (tơi) và ngược lại, chuyển từ

ngơi nhất sang ngơi ba (ví dụ, câu chuyện 4; cĩ lỗi, vỗn được kể bằng lời của nhân vật En ri cơ Nhiệm vụ trong tiết kể chuyện là: Ké lai từng đoạn của câu

chuyện Ai cĩ lỗi bằng lời của em) Kế băng lời của nhân vật cĩ thể cĩ những

lựa chọn khác nhau, bởi vì trong câu chuyện, cĩ bao nhiêu nhân vật sẽ cĩ

bấy nhiêu sự lựa chọn Mỗi nhân vật đứng ra kể chuyện sẽ dẫn tới điểm nhìn

câu chuyện khác nhau và khơng gian nghệ thuật cũng cĩ sự khác nhau Khi kế chuyện băng lời của nhân vật, điều đầu tiên phải xác định là đại từ xưng hơ gồm xưng hơ của nhân vật kể chuyện và xưng hơ của nhân vật kể chuyện với các nhân vật khác Nếu câu chuyện đang được kể ở ngơi thứ ba, chuyển sang

kế ở ngơi thứ nhất dưới hình thức “mượn Idi” mét nhân vật nào đĩ trong chuyện, thì nhân vật kê (người kể) cĩ thê xưng: tơi, mình, tớ, em và “hổ” gọi các nhân vật khác là: Anh ay, ba, chi, no thy thudc vao vi thế của minh va

mối quan hệ (tình cảm hay khơng tình cảm) đối với các nhân vật khác

Vi dụ 1: Kế lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già (Tiếng Việt 3, tập 1,

trang 63) theo lời một em nhỏ Cĩ thê kê như sau:

v “Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây Đàn sếu đang sải cảnh

trên cao Sau một cuộc đạo chơi, chúng tơi ra về”

v_ “Bơng chúng tơi dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven

đường Trồng cụ thật mệt mỏi, cấp mát lộ ro ve uu sau”

Trang 33

Chuyện gì xảy ra với ơng cụ thể nhỉ? Tơi hỏi

Vi du 2: Ké lai cau chuyện Newoi di san va con vuon (Tiéng Viét 3, tap

2, trang 114) theo lời bác thợ săn Cĩ thể kể như sau:

v_ “Tơi là người săn bắt rất tài Nếu con thú nào khơng may gặp tơi thì hơm ấy coi như ngày tận số ”

v “Một hơm, tơi xách nỏ vào rừng Tơi thấy một con vượn lơng xám đang ngơi ơm con trên tảng đá, tơi nhẹ nhàng rút mũi tên ban trúng vượn

me ”

Kế theo lời của nhân vật cĩ hai trường hợp:

- Nếu trong văn bản truyện được kể bằng ngơi ba thì khi kể phải

chuyển thành ngơi thứ nhất, tức mượn lời của một nhân vật nào đĩ trong

truyện đề kế lại

- Nếu trong văn bản truyện đã được kể bằng ngơi thứ nhất thì khi kê

cĩ thể theo lời nhân vật ay hoặc chọn lời các nhân vật khác đề kẻ

Kẻ chuyện bằng lời của nhân vật, học sinh phải biết mở đầu câu chuyện

bằng lời tự giới thiệu về nhân vật mình đĩng vai và biết thay đổi tình tiết câu chuyện Các em phải biết tưởng tượng, cĩ thể tự thêm chỉ tiết và biết kết thúc câu chuyện sao cho hấp dẫn Các em phải biết kể chuyện tự nhiên, biết phối

hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội

dung câu chuyện, biết sáng tạo lời kể

Kế bằng lời của nhân vật là kể theo ngơi thứ nhất Người kể xuất hiện trong ngơi thứ nhất hiểu rõ câu chuyện diễn ra và thường xưng “?ơi” hay “chúng tơi” Những câu chuyện kế theo ngơi thư nhất là kể chuyện của chính mình, kể những gì xảy đến với mình hoặc xa hơn một chút thì là chuyện mà mình chứng kiến và ít nhiều mình cĩ tham gia Kê theo ngơi thứ nhất (dùng

Trang 34

- Tơi là người chứng kién: “767” xuat hién chi la dé chimg thuc viéc

A 99

này là cĩ thực, “ơi” tận mắt trơng thấy và đương nhiên chuyện đĩ cĩ liên quan tới “/ơi” và “tơi” kê lại

- Tơi là nhân vật phụ: “727” đã tham gia vào câu chuyện và trở thành nhân vật khơng thẻ thiếu trong câu chuyện, nhưng sự tham gia của “2ơ?” rất nhỏ, chỉ là “ph giúp” cho câu chuyện với “nhân vật chính” nội bật lên mà thơi

- Tơi là nhân vật chính: “7ĩ7” đứng ở vị trí trung tâm của câu chuyện Lời kể của tồn câu chuyện là của tơi và chuyện cũng là chuyện cua “tdi”

Đơi khi cũng cĩ nhân vật khác xuất hiện nhưng “¿ĩ7? vẫn là nhân vật chính,

nhân vật trung tâm

2.2 Tập kế từng đoạn theo cách xưng hơ mới để kế băng lời của nhân vật

Sau khi xác định cách xưng hơ, tức là nhân vật mượn lời xưng tơi và cách hơ gọi các nhân vật khác cho phù hợp, học sinh cần được tập luyện cho

quen với cách xưng hơ mới theo hình thức nhập vai, đĩng vai Thao tác đơn giản nhất để hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn theo cách xưng hơ mới là thay tên nhân vật mượn lời trong văn bản kế thành “ĩ7”

Ví dụ, đây là đoạn mở đầu truyện Chiếc áo len “Năm nay mùa đơng đến sớm Giĩ thối từng cơn lạnh buốt Đã hơn một tuân nay, Lan thấy Hịa cĩ chiếc ảo len màu vàng rất đẹp Áo cĩ dây kéo ở giữa, lại cĩ cả mũ để đội khi cĩ giĩ lạnh hoặc mưa lất phất Lan đã mặc thử, ấm ơi là ấm Đêm ấy em nĩi

với mẹ là em muốn cĩ một chiếc áo len như của bạn Hịa” Nếu kê lại đoạn

này theo lời của Lan, học sinh chỉ cần thay những chữ “Lan” và “em” thành “tơi” Vi du “Da hơn một tuần nay, tơi thấy Hịa cĩ cĩ chiếc áo len màu vàng

rất đẹp Tơi đã mặc thử, ấm ơi là ấm Đêm ấy tơi nĩi với mẹ tơi là tơi muốn

cĩ một chiếc ảo len như của bạn Hịa” Khi nào các em quen với cách xưng

hơ mới này, các em sẽ thốt ly văn bản, kê như lời tâm sự, chia sẻ, diễn tả câu

Trang 35

chuyện của mình với người nghe, kể cĩ diễn xuất Hãy đặt một số tình huơng để các em tập thể hiện

Giả định kế trong buổi biểu diễn văn nghệ (trên sân khấu) để các em

khi kế cĩ thể mơ phỏng lời nĩi động tác của nhân vật, tức là các em vừa cĩ

giọng kể, vừa đĩng vai nhân vật khi kê

Ví du: Học sinh kế đoạn 1 chuyện Hđ bạc của người cha (Tiếng Việt 3,

tập 1, trang 22) Khi kể, học sinh cĩ thể giả giọng của cha nĩi với con trai mình Lúc đĩ cần hạ thấp giọng và nĩi ngắt quãng:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt, con kiếm nổi bát cơm Con hãy đi

làm và kiểm tiên về đây! (cao giọng)

Học sinh cĩ thể kể lại từng đoạn với những từ ngữ, những câu lên giọng, xuống giọng, tram bổng nhắn giọng với những âm lượng khác nhau

như đang diễn xuất Qua ánh mắt của học sinh thể hiện trong cử chỉ, nét mặt

hành động của nhân vật khác nhau, người nghe cĩ cảm giác là người kê đĩng

vai nhân vật đĩ, người kể là nhân vật đĩ đang kể câu chuyện của mình

Điều quan trọng là phải thê hiện được tình cảm, cảm xúc của mình với

câu chuyện và phải truyền đạt đến người nghe tình cảm, cảm xúc đĩ Khi kể phải tự nhiên, hồn nhiên bằng giọng điệu, cảm xúc của mình Học sinh cĩ thể sáng tạo, thêm vào câu chuyện một số câu chữ của mình nhưng cũng cĩ thé

chỉ nĩi lại nguyên văn câu chuyện đã học thuộc lịng, và chỉ thay tên nhân vật

bằng “/ợ” Giáo viên cần tránh cách hiểu máy mĩc dẫn đến sai lầm là khuyến khích học sinh thay những từ (chốt) đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác

Bước đầu khi kể chuyện bằng lời của nhân vật các em gặp rất nhiều bỡ ngỡ Vì thế, để xĩa tan điều đĩ, giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích

từng lời nĩi, cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật đề giúp học sinh hiểu, và điển

Trang 36

này, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn theo cách xưng hơ mới:

- Loi ké, cách kể, trình tự kể phải phù hợp với nhân vật mà mình

mượn lời Cĩ khi kế theo trình tự các sự kiện như trong văn bản, cĩ khi phải

bắt đầu từ một sự kiện nào đĩ trong câu chuyện (sắp xếp lại trình tự lời kể)

Ví dụ, kế câu chuyện Cơ chủ khơng biết quý tình bạn bằng lời của Chĩ con thì

phải bắt đầu câu chuyện từ lúc Chĩ con xuất hiện rồi Cơ chủ mang Vịt con sang đơi lấy Chĩ con

- Phân tích nhân vật, thâm nhập vào tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân

vật mình chuyển ngơi Huy động vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh để các

em hiểu kỹ về nhân vật, để các em sang tạo lời kể, sáng tạo động tác diễn xuất

khi kê

- Các đoạn chuyển ý, đặc biệt là từ lời “znào đầu” đến “vào chuyện” cần ăn nhập đoạn trước với đoạn sau

(Chú ý tránh nhầm lẫn vai và phải nhất quán trong cách dùng đại từ nhân xưng)

Sau đĩ giáo viên cho học sinh tập kể từng đoạn theo cách xưng hơ mới qua một số câu hỏi gợi ý từng đoạn

Yêu cầu của câu hỏi:

+ Câu hỏi phải gợi ra nhiều phương án trả lời

+ Câu hỏi phải gợi học sinh bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ với nhân vật và tác

phẩm

+ Câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng phát huy ĩc sáng tạo của học sinh

+ Câu hỏi nhắc lại nội dung (chỉ tiết, từ ngữ, hình ảnh) (nếu cần)

Sau khi nêu một vài câu hỏi gợi ý từng đoạn, giáo viên mới yêu cầu học

sinh kể từng đoạn theo lời nhân vật Một lưu ý khi thực hiện giờ kế chuyện

Trang 37

theo hình thức này là nên tạo hướng mở, cho phép học sinh lựa chọn nhân vật nào mình thích để nhập vai Lúc đĩ, giáo viên sẽ tùy vào sự lựa chọn của học sinh mà cĩ hướng dẫn cụ thé hon Ví dụ, kể câu chuyện Chiếc áo len, các em cĩ thể chọn nhân vật mượn lời là Lan, Tuấn hoặc mẹ Khi đĩ, lời của Lan

phải rất khác lời kể của mẹ

Cịn một điều nữa phải hướng dẫn kỹ cho học sinh khi kể bằng lời của

nhân vật là nhân vật đĩ chỉ kể những chuyện mình biết, mình tham gia, tức là

những chuyện xảy đến với mình, những hành động của mình, cả những ý nghĩ, tình cảm, những động cơ tâm lý của hành động của mình Cịn những sự kiện xảy ra với các nhân vật khác mà mình khơng trực tiếp chứng kiến thì

phải kế theo đạng dự đốn, cĩ thé dy đốn cả động cơ tâm lý hành động của

nhân vật khác Ví dụ, kế chuyện Trận bĩng đưới lịng đường theo lời của

Quang, khi cậu bé sút bĩng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua

đường, cậu kể lại trong nỗi sợ hãi: “Tơi bàng hồng khi nhìn thấy ong cu Ido dao, ơm đâu, ngã khuyu xuống Tơi vơ cùng sợ hãi, hồi hận, cảm thấy như mình đã phạm phải một tội ác Lúc ấy tơi khơng kịp nghĩ gì, người tơi run lên, lạnh ngắt” Cịn đây là lời kể của Sẻ non trong câu chuyện Con Sẻ Sẻ non chỉ kế những gì thuộc về nĩ, những gì nĩ thấy, nĩ làm mà khơng theo trình tự

như trong văn bản truyện “Một lần tơi nhồi khỏi tổ và giĩ thối làm tơi rơi

xuong dat Nam trên mặt đất, tơi thấy một con vật to lớn, chân cĩ mĩng vuốt đang chậm rãi tiễn lại phía tơi Tơi nép sát mình xuống đất và run lên vì khiếp sợ Con vật kia sắp ăn thịt tơi Bơng từ trên cây cao, mẹ tơi lao xuống như

mot mui tÊn

2.3 Dựa vào tranh, kế lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời một nhân vật

Dựa vào tranh, dựa vào gợi ý dưới mỗi bức tranh dé ké lai tung doan va

tồn bộ nội dung câu chuyện là kỹ năng học sinh đã được làm quen tử lớp 2

Trang 38

biết sắp xếp các bức tranh theo trình tự của câu chuyện trước khi kế để các em nhớ diễn biến của cốt truyện Biết kết hợp kể theo tranh và kể theo lời của một nhân vật trong câu chuyện là kỹ năng các em được rèn luyện ở lớp 3 Đến lớp 3, các em phải biết khai thác giá trị của tranh trên 2 phương điện: tranh là điểm tựa để nhớ lại nội dung câu chuyện và tranh là trực quan để bổ sung cho

lời kê

Với các bài tập kê chuyện theo tranh minh họa, học sinh phải quan sát

tranh khi làm bài tập Hệ thống tranh màu in trong sách giáo khoa đủ giúp học sinh ở mọi vùng miễn thực hiện tốt yêu cầu này Tuy nhiên nếu cĩ điều kiện, giáo viên cũng cĩ thể phĩng to các tranh trong sách giáo khoa dé hướng dẫn cả lớp cùng quan sát tranh trên bảng để nhớ điễn biến của câu chuyện và để

minh họa cho câu chuyện khi kê

-_ Ở lớp 3 cĩ 13 bài tập kế chuyện theo tranh, trong tơng số 31 bài Các bức tranh này được thê hiện theo 3 hình thức, tranh cĩ lời gợi ý, tranh khơng cĩ lời gợi ý, tranh chưa được sắp xếp theo trình tự diễn biến của câu chuyện

Tranh khơng cĩ lời gợi ý: Mục đích giúp học sinh nhớ lại lời kể trong

văn bản để kể lại

Tranh chưa được sắp xếp theo trình tự diễn biến của câu chuyện: Mục

đích giúp học sinh nhớ diễn biến câu chuyện, sắp xếp lại thứ tự các tranh theo

trình tự câu chuyện diễn ra để học sinh cĩ ý thức hơn về cốt truyện

Ví dụ: Dựa vào tranh minh họa, kế lại một đoạn truyện Cĩc kiện Trời theo lời của một nhân vật trong truyện

Theo lời của Cáo cĩ thê kê như sau từ bức tranh 1: “Ngày xưa, cĩ một

nam nang hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muơng khát khơ cả họng Tơi thấy nguy quá, nhưng chưa biết phải làm thế nào Một hơm, tơi thấy anh Cĩc dẫn đầu một đồn gơm anh Cua, anh Gấu, anh Cọp, và cơ

Trang 39

Ong di qua Moi người rủ tơi cùng lên thiên đình kiện Trời mét phen, thé la toi di cung ”

Tranh minh họa cho câu chuyện được xem là trọng tâm của hoạt động

kế theo tranh

Đề hình thành ở học sinh kĩ năng quan sát và biết kể bằng ngơn ngữ

của mình, sau khi học sinh quan sát, giáo viên cĩ thê đặt câu hỏi gợi ý: Bức tranh vẽ những nhân vật nào, mỗi nhân vật đang làm gì, nĩi gì, ở đâu, khi nào? Dựa vào từng câu trả lời, cắc em năm được nội dung câu chuyện trong

từng tranh vẽ

Sau khi nắm được nội dung tranh thì tiến hành cho các em tập kể Yêu

câu đặt ra cho các em là phải làm chủ nội dung câu chuyện và kê lại bằng

giọng kê và lời nĩi của nhân vật mà mình đã chọn để mượn lời Cần khuyến

khích các em kể bằng suy nghĩ, cảm nhận, niềm hào hứng của mình về câu chuyện đĩ Cĩ thể các em kể như thuộc lịng văn bản trong bài tập đọc Điều đĩ khơng cĩ gì là sai, nhưng phải hướng dẫn để các em biết nĩi bằng ngữ điệu kể, khơng phải ngữ điệu đọc Vì vậy giáo viên cần kiên trì, tỉ mi hướng dẫn

các em luyện tập cá nhân, luyện tập theo nhĩm, tơ chức thành trị chơi để các

em thi đua luyện tập cĩ kết quả Đây cũng là bước đầu giúp học sinh biết

dùng lời nĩi của nhân vật, diễn tả nội dung cốt truyện qua tranh

Ví dụ: Trong tiết kể chuyện bài: Bác sĩ Y - éc - xanh (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 107), yêu cầu học sinh “Dựa vào các tranh kế lại câu chuyện Bác sĩ Y éc xanh theo lời của bà khách”

Giáo viên cho học sinh quan sắt từng bức tranh và gợi ý, trong tranh vẽ

ai, dang làm gì, ở đâu? Sau đĩ tơ chức cho các em thảo luận theo nhĩm đề nĩi

nội dung chính trong mỗi bức tranh

Câu trả lời của các em sau khi thảo luận sẽ là :

Trang 40

Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y - éc - xanh thật giản dị Tranh 3: Cuộc trị chuyện giữa hai người

Tranh 4 : Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y - éc - xanh

Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn các em chuyển những từ “bà khách”, “bà” thành “2ơ”, đổi từ “họ” ở cuỗi bài thành “chứng tơi” hoặc “ơng và tơi” Như vậy, đoạn 1 các em sẽ kế “Tồi ao ước được gặp bác sĩ Y éc xanh vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tị mị Tơi muốn biết điêu gì khiến ơng chọn cuộc sống nơi chân trời gĩc biển này để nghiên cứu

những bệnh nhiệt đới `

Đây là bài tập yêu cầu học sinh kế đúng theo thứ tự các tranh và tập kê bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện Khi các em đã biết sáng tạo lời kế mới, giáo viên lại phải hướng dẫn để các em biết thuyết minh cho tranh khi

kê chuyện, hoặc để nhân vật mượn lời khoe với người nghe về những nơi mình đã đến, đã xảy ra sự việc và diễn biễn sự việc Học sinh sẽ rất hào hứng vi gid ké chuyện trở thành giờ thi đĩng vai như một cuộc chơi thú vi

2.4 Tập giao tiếp với người nghe khi kế chuyện

Kê chuyện là người kể đang giao tiếp với người nghe, nhằm chuyền nội dung, diễn biến của câu chuyện sang người nghe Người nghe được quyền đánh giá lời kế như vậy đã hay, đã hấp dẫn lơi cuốn hay chưa Vì thế, người kế chuyện bao giờ cũng phải xác định rõ, kể cho ai nghe Xác định được như vậy thì học sinh sẽ cĩ cách dùng từ, dùng câu cho hợp lý Giáo viên cĩ thể đưa ra các giả định về người nghe như kể cho ơng, bà nghe, kể cho anh chị nghe, kế cho các bạn nghe, đĩng vai cơ giáo để kể, kế cho búp bê nghe

Các em sẽ cĩ giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, động tác khi kê thay đối cho phù hợp với người kể, người nghe Vì thế, trước khi kể chuyện và sau khi kê xong

câu chuyện phải cĩ lời chào, lời giới thiệu, lời cam on, vi du "Chao các bạn,

Ngày đăng: 04/09/2014, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w