TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- ĐỖ NGỌC TRUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
ĐỖ NGỌC TRUNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Hà Nội – 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
ĐỖ NGỌC TRUNG
KHÓA: 2015 - 2017
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD và CN
Mã số: 60.58.02.08
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN ĐỨC LỘC
Hà Nội – 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học Thạc Sỹ Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô ở khoa Sau Đại học Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Đề hoàn thành luận văn của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Đức Lộc, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm luận văn này
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp tại cơ quan, các bạn cùng lớp đã có những đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn Xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác,, với vốn kiến thực được học và qua tìm hiểu, nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau, tôi đã lựa chọn đề tài luận vặn tốt nghiệp thạc sỹ với tiêu đề “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại ban quản lý dự án huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.”
Vì thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của quý thầy cô cũng như quý đồng nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư xây dung để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Ngọc Trung
Trang 4
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Ngọc Trung
Trang 5
MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài 1
* Mục đích nghiên cứu 2
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
* Phương pháp nghiên cứu 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
* Kết cấu của luận văn 3
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN GIA LÂM 4
1.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm và tình hình đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Gia Lâm 4
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 4
1.1.2 Cơ cấu tổ chức 5
Trang 61.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại
Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm 15
1.2.1 Thực trạng quản lý chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 15
1.2.2 Thực trạng quản lý chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu trong giai đoạn thi công xây dựng công trình 31
1.2.3 Thực trạng quản lý chất lượng trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng 42
1.3 Đánh giá công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm 45
1.3.1 Các kết quả đã đạt được 45
1.3.2 Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban QLDA huyện Gia Lâm khi thực hiện dự án 45
1.3.3 Các nguyên nhân gây nên những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm 47
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 49
2.1 Cơ sở pháp lý 49
2.1.1 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 49
2.1.2 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 51
2.1.3 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 51
2.1.4 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ 52
2.1.5 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ 52
2.1.6 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ 53
2.1.7 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ 53
2.1.8 Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND TP Hà Nội 54
Trang 72.1.9 Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND thành
phố Hà Nội 54
2.2 Cơ sở khoa học 54
2.2.1 Một số khái niệm về chất lượng, chất lượng công trình xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng 54
2.2.2 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 58
2.2.3 Nguyên tắc, đặc điểm của quản lý chất lượng công trình xây dựng 60
2.2.4 Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng 62
2.2.5 Một số biện pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ 71
CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ 71 DỰ ÁN HUYỆN GIA LÂM 71
3.1 Định hướng giải pháp nâng cao quản lý chất lượng tại Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm 71
3.2 Giải pháp hoàn thiện bộ máy nhân sự Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm 72
3.3 Giải pháp đối với giai đoạn khảo sát, thiết kế 78
3.3.1 Giải pháp quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế 78
3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình 81
3.4 Giải pháp đối với giai đoạn thi công xây dựng 83
3.4.1 Giải pháp đối với nhà thầu tư vấn giám sát 83
3.4.2 Giải pháp đối với nhà thầu thi công 85
3.4.3 Giải pháp về quản lý hợp đồng sau đấu thầu 87
3.4.4 Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng 88
Trang 83.4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CLCTXD của chủ sử dụng công trình 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận 91 Kiến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTC - TDT Bản vẽ thi công – Tổng dự toán
CLDAĐTXD Chất lượng dự án đầu tư xây dựng CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng,
biểu Tên bảng, biểu
Bảng 1.1 Một số dự án trọng điểm thực hiện trên địa bàn Huyện Gia Lâm,
giai đoạn 2013-2015 Bảng 1.2 Tổng hợp chất lượng các dự án nghiên cứu ở giai đoạn khảo sát Bảng 1.3 Tổng hợp chất lượng các dự án nghiên cứu ở giai đoạn thiết kế Bảng 1.4 Tổng hợp chất lượng các dự án nghiên cứu ở giai đoạn thi công
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA huyện Gia Lâm
Trang 111 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ngành xây dựng và các nghành kinh tế khác đã phát triển với nhịp độ khá nhanh Hàng năm, các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng GDP của cả nước Theo đó, số lượng các công trình xây dựng ở mọi quy mô được triển khai cũng ngày một gia tăng
Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất, cần được các bên tham gia quản lý hết sức quan tâm; bởi lẽ, nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đời sống con người và sự phát triển chung của toàn
xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những bước phát triển trên, trong hoạt động xây dựng cơ bản vẫn còn những hạn chế về chất lượng đáng để chúng ta quan tâm Trước đây, khi nói đến dự án đầu tư xây dựng, người ta thường đặt vấn
đề về quản lý, sử dụng nguồn vốn và tiến độ thi công lên hàng đầu, sau đó mới đến quản lý chất lượng công trình Những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng công trình đã trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng Đây là sự thay đổi góp phần tạo ra sự chuyển biến nhận thức cho chính những người làm công tác quản lý trong ngành xây dựng
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh khác trong cả nước Gia Lâm tập trung vào đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội Đẩy mạnh đầu tư các công trình giao thông đường bộ, những cụm công nghiệp, các công trình công cộng,… Mặc dù vậy, một số công trình không đảm bảo chất lượng do Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm làm Chủ đầu tư vẫn diễn ra Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều cấu kiện, bộ phận hạng mục công trình không đảm bảo an toàn, kém chất
Trang 12công trình tiềm ẩn sự kém chất lượng chưa được kiểm tra, nhanh chóng xuống cấp
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, để góp phần tìm giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý xây dựng tại địa phương, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban quản lý
dự án huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp cao học của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các mối quan hệ giữa những chủ thể trong công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm, giai đoạn 2013 – 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính về các mối quan hệ trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua việc phân tích, đánh giá những thông tin, số liệu, tài liệu được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
Trang 13Về ý nghĩa khoa học, luận văn đã góp phần hoàn thiện mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng phù hợp với quy định mới của pháp luật
Về ý nghĩa thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm
Chương 2: Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về quản lý chất lượng các
dự án đầu tư xây dựng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm
Trang 14Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 15Kết luận
Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến rất nhiều các chủ thể Để nâng cao chất lượng công tác quản lý các
dự án đầu tư xây dựng bao gồm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề này là rất khó khăn Do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là các công trình thường được đầu tư xây dựng trong thời gian dài, trong khi các cơ chế chính sách của Nhà nước thường hay thay đổi, vì vậy nên công tác phân tích đánh giá các dự án đầu tư gặp rất nhiều khó khăn
Qua nội dung nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác Quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm, thanh phố Hà Nội” tác giả đã tập trung giải quyết một số nội dung chính sau:
- Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với công tác quản
lý đầu tư và xây dựng nói chung và quản lý các dự án đầu tư xây dựng ở BQLDA huyện Gia Lâm nói riêng trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước, các văn bản của Huyện, UBND TP Hà Nội và các quá trình của chu kỳ đầu tư để phân tích nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của CĐT và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng dự án Thông qua các tài liệu, các kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
- Trên cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư để phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư và xây dựng các công trình ở BQLDA huyện Gia Lâm
để thấy được những tồn tại, những vấn đề còn hạn chế về môi trường pháp lý,
hệ thống tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn cũng như năng lực điều hành
Trang 16công tác quản lý dự án đầu tư, các giải pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến quá trình quản lý dự án của các CĐT Các giải pháp đó bao gồm:
1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn đối với Ban quản
lý dự án huyện Gia Lâm
2 Giải pháp quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế
3 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình
4 Giải pháp đối với nhà thầu tư vấn giám sát
5 Giải pháp đối với nhà thầu thi công
6 Giải pháp về quản lý hợp đồng sau đấu thầu
7 Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng
8 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CLCTXD của chủ sử dụng công trình
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu tương đối rộng nên luận văn còn một số hạn chế và còn một số vấn đề cần được nghiên cứu tiếp
Kiến nghị
- Đối với công tác quản lý nhà nước: Các văn bản pháp quy nên có hướng dẫn chi tiết kịp thời Cần có những quy định cụ thể chi tiết về trách nhiệm đối với từng tổ chức cá nhân khi tham gia dự án; ban hành các chính sách khuyến khích tổ chức thực hiện và có chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO ở tất cả các khâu từ quản lý văn phòng đến thực địa; đẩy mạnh việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN9001-2008 tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; rà soát và xem xét
Trang 17theo tỷ lệ % giá trị dự toán thi công, các công trình từ dự án nhóm B trở lên tính theo năng lực và giải pháp kỹ thuật của thiết kế
- Quản lý chặt chẽ những công việc dễ gây ảnh hưởng đến công tác chất lượng như công tác điều tra khảo sát, công tác thiết kế, giám sát thi công, quản lý thi công tại hiện trường